lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a
4.1.1.1 Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009 -2013
a) Hỗ trợ khoán chăm sóc và bảo vệ rừng
Trong công tác hỗ trợ khoán chăm sóc và bảo vệ rừng, các cơ quan đã tổ chức triển khai thực hiện gồm có Ban Quản lý dự án 661 giao 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam kha, Mường Và). Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên giao 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh). Hàng năm huyện đã làm tốt việc ký hợp đồng khoán chăm sóc, bảo vệ rừng đến từng chủ rừng (bên nhận khoán là các hộ gia đình, cá nhân, hoặc cộng đồng bản trên địa bàn huyện).
Trong công tác triển khai thực hiện chính sách, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện được giao thực hiện việc thẩm định địa bàn trồng rừng, danh sách, diện tích các hộ tham gia nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng. Hàng năm UBND huyện căn cứ diện tích, kế hoạch tổ chức phân bổ vốn để tổ chức triển khai thực hiện. Năm 2010, 2011, UBND huyện giao phòng Lao động TBXH huyện tổ chức hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (không phê duyệt diện tích, chỉ phê duyệt danh sách, số khẩu, số tháng thiếu lương thực.
Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất: hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng với tổng diện tích hàng năm (2010 – 2013) là 12.814 ha, số hộ tham gia của 2.801 lượt hộ, kinh phí 10.707,56 triệu đồng, trong đó:
Huyện không triển khai thực hiện khoán chăm sóc và bảo vệ rừng và trồng rừng vào năm 2009. Hiện nay trên địa bàn huyện chưa giao khoán khoanh nuôi bảo vệ đến hộ gia đình mà chỉ mới giao đến cộng đồng. UBND huyện đang trình UBND
tỉnh uỷ quyền cho huyện phê duyệt diện tích hỗ trợ theo Công văn 705/CV-TTg. Huyện đã giao 12.814 ha khoán chăm sóc và bảo vệ rừng vào năm 2010. Trong đó Ban quản lý dự án 661 giao 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam Kha, Mường Và), số hộ tham gia 299 hộ, kinh phí 1.683,6 triệu đồng; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên giao 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh), số hộ tham gia 1.729 hộ, trong đó hộ nghèo trực tiếp tham gia bảo vệ rừng là 779 hộ, kinh phí 1.161,06 triệu đồng; Hỗ trợ hộ nghèo tạo đất sản xuất lương thực 10 hộ, diện tích 10 ha, tổng số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng.
Huyện đã giao 12.814 ha khoán chăm sóc và bảo vệ rừng vào năm 2011. Trong đó Ban Quản lý dự án 661 đã giao 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam Kha, Mường Và),số hộ tham gia 299 hộ tham gia, kinh phí 1.683,6 triệu đồng; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đã giao 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh). Số hộ tham gia 1.729 hộ, trong đó hộ nghèo trực tiếp tham gia bảo vệ rừng là: 799 hộ, kinh phí 1.161,06 triệu đồng.
Huyện đã giao 12.814 ha khoán chăm sóc và bảo vệ rừng vào năm 2012. Trong đó: Ban Quản lý dự án 661: 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam Kha, Mường Và),số hộ tham gia 299 hộ tham gia, kinh phí 1.683,6 triệu đồng; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh). Số hộ tham gia 1.849 hộ, kinh phí 1.161,06 triệu đồng.
Đến năm 2013: Huyện tiến hành hỗ trợ khoán chăm sóc rừng đặc dụng (Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng): Cho 7.180 ha với 2.502 hộ tham gia (trong đó hộ nghèo là 1.482 hộ) với tổng kinh phí là 1.644,66 triệu đồng.
b) Hỗ trợ trồng rừng, chăm sóc rừng
Trong 5 năm thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, huyện đã tiến hành giao đất trồng hai lọai rừng: rừng sản xuất đã trồng đạt 540 ha, hỗ trợ cho 500 hộ với kinh phí 2.347,6 triệu đồng; rừng phòng hộ đã trồng mới 900 ha rừng với kinh phí 6.300 triệu đồng. Số hộ, diện tích và kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất của huyện được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.1: Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của huyện Sốp Cộp Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 2013 11/10 12/11 13/12 BQ Số hộ Hộ 124 191 88 97 154,03 46,07 110,22 92,10 Diện tích ha 140 200 100 100 142,86 50,00 100,00 89,39 Kinh phí Tr.đ 546 852,4 451,2 498 156,11 52,93 110,37 96,96
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp, 2010 – 2013)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, Số hộ hỗ trợ trồng rừng sản xuất của năm 2011/2012 tăng 54,03%; Số hộ được huyện hỗ trợ trồng rừng sản xuất của năm 2012/2013 giảm 53,93%; Số hộ được huyện hỗ trợ trồng rừng sản xuất của năm 2013/2012 tăng 10,22%; Bình quân số hộ được hỗ trợ rừng trồng sản xuất có xu hướng biến động giảm 7,9%. Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của năm 2011/2010 tăng 42,86%; Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của năm 2012/2011 giảm 50,00%; Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của năm 2013/2012 không có sự chuyển biến; Bình quân diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ qua 4 năm có biến động giảm 10,61%. Tổng kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2011/2010 tăng 56,11%; Tổng kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2012/2011 giảm 47,07%; Tổng kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2013/2012 tăng 10,37%; Bình quân tổng kinh phí đã hỗ trợ cho trồng rừng sản xuất qua 4 năm giảm 3,04%.
Năm 2010 là năm đầu tiên, huyện thực hiện triển khai kế hoạch trồng rừng nên diện tích trung bình 140 ha tương ứng với 124 hộ với mức kinh phí 546 triệu đồng. Năm 2011 là năm thứ 2 huyện thực hiện việc giao khoán trồng rừng nên mức hỗ trợ tăng cao, hỗ trợ thêm 60 ha rừng trồng, cho 191 hộ với tổng diện tích hỗ trợ 200 ha và hỗ trợ 852,4 triệu đồng (tăng 306,4 triệu đồng), đây là năm huyện chú trọng đầu tư phát triển mạnh việc trồng rừng để tăng thu nhập cho người dân, người dân mới thực hiện trồng rừng nên còn nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2012 và năm 2013, huyện tiến hành thực hiện trồng mới rừng nên diện tích rừng và kinh phí giảm, đồng thời khi hỗ trợ trồng rừng, người dân sẽ được hỗ trợ cây giống, phân bón
và một phần nhân công với mức hỗ trợ từ 02 -05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể tùy thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai, mức độ khó khăn khi thi công, giá giống của từng địa phương và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định). Năm 2012 giao trồng mới 100 ha cho 88 hộ với mức kinh phí 451,2 triệu đồng. Năm 2013 giao trồng mới 100 ha cho 97 hộ với mức kinh phí 498 triệu. Ngoài ra còn chăm sóc rừng sản xuất với tổng diện tích 650,8 ha rừng sản xuất, trong đó năm 2011 là 140 ha, năm 2012 là 289,4 ha, năm 2013 đạt 221,4 ha.
Rừng phòng hộ được huyện tiến hành trồng muộn hơn 1 năm so với trồng rừng sản xuất, do rừng phòng hộ theo kế hoạch thực hiện được tiến hành trồng mới toàn bộ, do có sự tham gia của cả cộng đồng bản nên diện tích rừng được giao trồng nhiều hơn. Mỗi bản sẽ chia thành các đội, thay nhau đi kiểm tra tình hình rừng, tầm 3 ngày kiểm tra rừng một lần và tiến hành thay nhau đi kiểm tra giữa các đội, công tác kiểm tra rất chặt chẽ để tránh rủi ro và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Tổng diện tích trồng rừng phòng hộ đã trồng mới 900 ha với tổng kinh phí 6.300 triệu đồng. Trong đó, năm 2011 huyện tiến hành trồng mới 200 ha rừng phòng hộ do 08 hộ và 02 cộng đồng bản Nà Nó, Nà Sài, xã Sốp Cộp triển khai với kinh phí là 1.400 triệu đồng. Năm 2012, huyện đã tăng gấp đôi diện tích trồng mới rừng phòng hộ lên 400 ha rừng phòng hộ với kinh phí 2.800 triệu đồng. Năm 2013, huyện tiến hành trồng mới 300 ha rừng phòng hộ với kinh phí là 2.100 triệu đồng.
4.1.1.2 Chính sách hỗ trợ sản xuất nâng cao đời sống
a) Hỗ trợ giống gia súc, làm chuồng trại, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, giống gia cầm và nuôi trồng thủy sản
Huyện đã hỗ trợ giống vật nuôi cho 850 hộ,với mức hỗ trợ 750 con bò giống, nặng 6.000 kg lợn giống với mức kinh phí là 7.371 triệu đồng (hỗ trợ giống bò 6.211 triệu đồng, giống lợn 360 triệu đồng). Huyện đã hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi cho 718 hộ với mức kinh phí 718 triệu đồng (mỗi hộ hỗ trợ 1 triệu đồng để làm chuồng trại) và hỗ trợ trồng cỏ chăn nuôi với diện tích 160 ha cho 692 hộ với tổng kinh phí 320 triệu đồng.
Xét theo tình hình sản xuất và nhu cầu đăng ký giống cây trồng vật nuôi thì năm 2010 huyện đã hỗ trợ 1.560 triệu đồng, trong đó hỗ trợ cho 100 hộ 6.000 kg
giống lợn lai với tổng kinh phí 360 triệu; hỗ trợ 150 hộ 160 con bò với tống kinh phí 1.200 triệu đồng. Năm 2012 đã hỗ trợ giống vật nuôi (giống bò cái nền) cho 500 hộ hộ nghèo, định mức hỗ trợ 9,5 triệu đồng/con, quy mô hỗ trợ 500 con, kinh phí là 3.097 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2012 đã hỗ trợ được 326 con, số vốn đã thanh toán được 1.235 triệu đồng, đạt 40% kế hoạch, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/1/2013. Năm 2013 đã hỗ trợ giống vật nuôi (giống bò cái nền ở các xã chưađược hỗ trợ năm 2012) cho 174 hộ nghèo, định mức hỗ trợ 11 triệu đồng/con, quy mô hỗ trợ 174 con, kinh phí là 1.914 triệu đồng, đã giải ngân được 1.914 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
Trong 5 năm, huyện đã hỗ trợ giống thủy sản cho 1.469 hộ tương ứng 947.112 con trên 84.812 ha với tổng kinh phí là 1.696,139 triệu đồng. Năm 2010 đã hỗ trợ các hộ gia đình làm chuồng trại hoặc tạo diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 200 triệu đồng cho 200 hộ. Năm 2011 đã hỗ trợ mua giống thủy sản cho 35,6 ha (2 triệu đồng/ha), tại 06/08 xã (xã Mường Và hỗ trợ 9.5 ha, xã Mường Lạn hỗ trợ 1.1 ha, xã Nậm Lạnh 6.0 ha, xã Dồm Cang 7.0 ha, xã Púng Bánh 7.0 ha, xã Sam Kha 5,0 ha), hỗ trợ 400.000 con cá giống các loại, thực hiện hỗ trợ cho 561 hộ, tổng kinh phí 871,3 triệu đồng. Đã quyết toán vốn được 817,3 triệu đồng đạt 100%. Năm 2012 đã hỗ trợ tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, làm chuồng trại với kinh phí 318 triệu đồng cho 318 hộ, đã giải ngân được 318 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Năm 2013 đã hỗ trợ cho 908 hộ nghèo, định mức hỗ trợ 20 triệu đồng với 492,125 ha, kinh phí là 955,489 triệu đồng, đã giải ngân đạt 100% kế hoạch.
b) Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón
Huyện đã thực hiện hỗ trợ giống lúa, giống ngô cho 3.410 hộ gia đình. Số lượng giống lúa nếp 87–2 là 17.418 kg, giống ngô LVN 10 là 1.500 kg, phân bón các lọai là 338 tấn, kinh phí là 4.279,75 triệu đồng.
Giống cây cà phê thực hiện hỗ trợ cho 1.295 hộ gia đình với số lượng giống cà phê catimor là 1.785,100 cây giống, phân bón các loại là 446,3 tấn, kinh phí 7.420,884 triệu đồng. Năm 2009, huyện đã chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ 1.337,066 tỷ đồng để hỗ trợ chuyển đổi 200 ha giống lúa lai lúa thuần và phân bón. Năm 2010, hỗ trợ giống cây trồng với kinh phí là 1.238 triệu đồng (gồm lúa lai, lúa thuần chủng
có năng suất chất lượng tốt với kinh phí 678 triệu đồng, diện tích 100 ha; giống ngô lai có năng suất cao chất lượng tốt với kinh phí 560 triệu đồng, diện tích là100 ha). Năm 2012, huyện đã hỗ trợ diện tích trồng cà phê với định mức hỗ trợ 22.787,5 triệu đồng/ha, quy mô hỗ trợ 76 ha, kinh phí là 1.722,350 triệu đồng, tính đến ngày 31/12/2012 đã giải ngân được 1.722,350 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Năm 2013, huyện đã hỗ trợ diện tích trồng cà phê cho 1.273 hộ nghèo với 357,02 ha, kinh phí là 6.356,836 triệu đồng, đã giải ngân được 6.356,836 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó đã hỗ trợ phân bón diện tích trồng cà phê năm 2012 (năm thứ 2) cho 413 hộ nghèo với 76 ha, kinh phí 422,188 triệu đồng, đã giải ngân đạt 100% kế hoạch. Hỗ trợ diện tích trồng mới năm 2013 (theo QĐ 748/QĐ-UBND) cho 860 hộ nghèo với 281,02 ha, kinh phí 5.934,648 triệu đồng, đã giải ngân đạt 100% kế hoạch.
Huyện đã thực hiện hỗ trợ phân bón cho 2.452 hộ gia đình với số lượng 323,5 tấn phân bón các loại, kinh phí 4.279,75 triệu đồng. Năm 2011 đã hỗ trợ mua phân bón cho mùa vụ cho 41,4 ha, tại 03/08 xã (xã Sốp Cộp 16.4 ha, xã Dồm Cang 15 ha, xã Mường Lèo 10 ha), hỗ trợ 46.248 kg phân bón các loại, thực hiện hỗ trợ cho 361 hộ, tổng kinh phí 288,8 triệu đồng, đạt 99,9%. Năm 2012, huyện đã hỗ trợ mua phân bón (vụ mùa) với kinh phí 3.162,5 triệu đồng, hỗ trợ phân bón cho lúa 141 tấn, với 908 hộ, kinh phí 1.300 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2012 đã giải ngân được 1.209,887 triệu đồng, đạt 38% kế hoạch, dự kiến hoàn thành 31/1/2013.
c) Hỗ trợ khai hoang, phục hóa
Huyện đã thực hiện hỗ trợ khai hoang vào các năm 2010, 2011 và 2013 với tổng diện tích là 98,46 ha, hỗ trợ cho 532 hộ trên địa bàn với tổng kinh phí 984,635 triệu đồng (năm 2010 giao 61,18 ha diện tích đất hỗ trợ 167 hộ, kinh phí 618 triệu đồng. Năm 2011 giao 20,16 ha diện tích đất hỗ trợ 117 hộ, kinh phí 201,635 triệu đồng. Năm 2013 giao 16,5 ha hỗ trợ cho 248 hộ với kinh phí 165 triệu đồng)
Huyện đã thực hiện phục hóa vào các năm 2010, 2011 và 2013 với tổng diện tích là 97,16 ha, hỗ trợ cho 812 hộ trên địa bàn với tổng kinh phí 484,5 triệu đồng (Năm 2010 giao 58,8 ha đất, hỗ trợ cho 89 hộ, kinh phí 292,7 triệu đồng. Năm 2011 giao 3 ha đất, hỗ trợ cho 82 hộ, kinh phí 15 triệu đồng. Năm 2013 giao 35,36 ha đất, hỗ trợ cho 641 hộ, kinh phí 176,8 triệu đồng).
d) Hỗ trợ tiêm phòng gia súc
Tổng số hộ đã được huyện triển khai tiêm phòng là 68.683 hộ, tiêm phòng được 262.409 liều vắc xin chủ yếu như Lở mồm long móng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn, nhiệt thán trâu bò. Năm 2011 đã tiêm phòng cho 22.120 hộ với 82.464 liều vắc xin, kinh phí 393,7 triệu đồng. Năm 2012 đã tiêm phòng cho 22.708 hộ với 87.195 liều vắc xin, kinh phí 480 triệu đồng. Năm 2013 đã tiêm phòng cho 23.855 hộ với 92.750 liều vắc xin, kinh phí 512,35 triệu đồng.
4.1.1.3 Chính sách hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực
Để đảm bảo an ninh lương thực cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong hai năm 2010, 2011, huyện đã tổ chức hỗ trợ cho 1.202 hộ với 6.174 nhân khẩu, tổng số gạo hỗ trợ là 221.340 kg, tổng số tiền là 2.443,391 triệu đồng. Trong đó, năm 2010, huyện đã hỗ trợ 1.162 hộ với 5.920 nhân khẩu, số gạo hỗ trợ 212.010 kg, kinh phí hỗ trợ 2.306,24 triệu đồng; Năm 2011 huyện đã hỗ trợ cho 40 hộ với 254 nhân khẩu, số gạo hỗ trợ 9.330 kg, kinh phí hỗ trợ 137,151 triệu đồng.
4.1.1.4 Chính sách hỗ trợ lương thực cho người nghèo vùng giáp biên giới
Giai đoạn 2009 – 2013, huyện đã tổ chức hỗ trợ cho 2.203 lượt hộ (14.843 nhân khẩu) với mức gạo hỗ trợ là 495.247,5 kg và tổng số tiền là 6.343.023,800 đồng (Trong đó, năm 2009, huyện đã hỗ trợ cho 499 hộ (3.324 nhân khẩu) với mức gạo hỗ trợ là 115.355 kg và tổng số tiền là 979.367,300 đồng. Năm 2010, huyện đã hỗ trợ cho 526 hộ (3.451 nhân khẩu) với tổng số gạo 132.765 kg và số tiền 1.455,79 triệu đồng. Năm 2011 hỗ trợ 228 hộ (1.601 nhân khẩu) với mức gạo hỗ trợ là 60.225 kg và số tiền hỗ trợ là 889.717,500 đồng. Năm 2012 huyện đã hỗ trợ cho 408 hộ