Tác động của chính sách hỗ trợ sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp đến

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 53 - 85)

nhập và đời sống xã hội người dân

4.1.2.1 Tác động của chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến nguồn lực sản xuất và thu nhập người dân

a) Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Trong quá trình điều tra nghiên cứu đã tiến hành điều tra thông tin cá nhân về đặc điểm giới tính, trình độ học vấn, và phân loại hộ,của người dân tại 2 xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang. Kết quả điều tra về thông tin cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

STT Diễn giải ĐVT Số lượng(n=60) Cơ cấu (%)

1 Giới tính Nam Người 43 71,70 Nữ Người 17 28,30 2 Trình độ Mù chữ Người 10 16,70 Cấp 1 Người 18 30,00 Cấp 2 Người 23 38,30 Cấp 3 Người 8 13,30

Cao đẳng, dạy nghề Người 1 1,70

Đại học Người 0 0

3 Loại hộ

Hộ nghèo được hỗ trợ Hộ 37 61,70 Hộ không nghèo được hỗ trợ Hộ 7 11,70 Hộ không được hỗ trợ Hộ 16 26,70

Theo giới tính của chủ hộ: Đã tiến hành điều tra một cách ngẫu nhiên 60 hộ dân tại hai xã là xã Sốp cộp và xã Dồm Cang. Mỗi xã tiến hành điều tra phỏng vẫn chia làm hai bản, mỗi bản điều tra 15 hộ dân gồm hộ được hưởng chính sách và hộ không được hưởng chính sách. Xã sốp Cộp tiến hành điều tra hộ dân ở bản Nà Lốc và bản Co Phồng. Xã Dồm Cang tiến hành điều tra hộ dân ở bản Bằng Tạng và bản Cang. Đây là 4 bản có nhiều hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ. Trong quá trình điều tra, chủ hộ chủ yếu là nam giới có 43 người chiếm 71,70 %, chủ hộ là nữ giới có 17 người, chiếm 28,3 %. Tổng số chủ hộ là nam giới gấp đôi chủ hộ là nữ giới. Điều này cho thấy, trong gia đình người đàn ông vẫn giữ vị trí quan trọng, là người chủ của gia đình, có quyền hành và chịu trách nhiệm tham gia vào hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chính của gia đình. Người phụ nữ chiếm số ít trong việc làm chủ gia đình, họ thường phụ thuộc chủ yếu vào ý kiến của người chồng trong gia đình.

Theo trình độ văn hóa của chủ hộ: Theo số liệu điều tra, số chủ hộ có trình độ cao như đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỉ lệ ít nhất. Tỉ lệ học cao đẳng, dạy nghề chiếm 1,70 %. Trình độ người mù chữ ở mức bình thường chiếm 16,70 %. Trình độ học vấn của các chủ hộ tại nhóm điều tra phần lớn là học hết cấp 1 và cấp 2. Đây là nhóm người nằm giao động trong độ tuổi từ 40-70 tuổi, họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và ngành nghề chính chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và họ cũng là những người đã sử dụng nhiều kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt.

Theo phân loại hộ: Tiến hành điều tra phỏng vấn trên 3 đối tượng là hộ nghèo được hỗ trợ, hộ không nghèo được hỗ trợ, hộ không được hỗ trợ. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ chiếm 61,70 %, hộ không nghèo được hỗ trợ chiếm 17,70 %, hộ không được hỗ trợ chiếm 26,70 %. Tập trung điều tra chủ yếu hộ được hỗ trợ để so sánh được lợi ích giữa hộ được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất và hộ không được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất nhằm đánh giá tác động đến thu nhập và đời sống người dân thu được từ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Vì trong chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Nghị quyết 30a thì đối tượng được hỗ trợ chủ yếu là hộ nghèo và một phần nhỏ hộ không nghèo (hộ bình thường) nên tập trung điều tra, phỏng vấn kĩ hai nhóm hộ dân này.

b) Tác động đến nguồn lực sản xuất

(1) Đất sản xuất

Từ khi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thì tình hình đất sản xuất nông nghiệp có nhiều thay đổi. Đặc biệt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tác động nhiều và chủ yếu vào những hộ nghèo có hoàn cảnh cực kì khó khăn, những hộ nghèo có ít đất trồng trọt sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ đất khai hoang tạo nương và đất phục hóa. Huyện đã thực hiện khai hoang cố định vào năm 2010, 2011 và 2013 với tổng diện tích là 98,46 ha, hỗ trợ cho 532 hộ trên địa bàn với kinh phí 984,635 triệu đồng. Và huyện đã thực hiện phục hóa vào năm 2010, 2011, 2013 với tổng diện tích là 97,16 ha, hỗ trợ cho 812 hộ trên địa bàn với tổng kinh phí 484,5 triệu đồng. Những hộ được hỗ trợ là những hộ cực nghèo tại các bản nghèo nhất của các xã. Ngoài ra chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất còn tác động trực tiếp đến những hộ dân nghèo, cận nghèo có ao nuôi cá, hoạt động nuôi trồng thủy sản, vì những hộ được hỗ trợ giống cá và kinh phí cải tạo ao nuôi thì có xu hướng đầu tư hơn vào nuôi trồng thủy sản, mở rộng quy mô, diện tích ao nuôi cá, một số hộ làm thêm ao nuôi cá. Diện tích đất giao khoán và bảo vệ rừng cũng tập trung hỗ trợ cho người nghèo, diện tích trồng rừng mới thường là những hộ có điều kiện hơn và có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi trồng trọt.

Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngoài giống cây trồng, vật nuôi là những tư liệu sản xuất quan trọng, thì đất đai là nguồn lực không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng. Tại các xã của huyện Sốp Cộp, người dân chủ yếu gieo trồng, chăn nuôi trên diện tích đất nương của hộ gia đình mình, ngoài ra một số ít được hỗ trợ đất khai hoang, phục hóa, diện tích đất nương trên đồi của các hộ tương đối nhiều. Năm 2008, người dân tự do sử dụng đất hộ gia đình để gieo trồng những loại cây trồng sử dụng lâu năm như trồng lúa, ngô, lạc, sắn. Nhưng từ năm 2009 đến 2013, sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diện tích đất đã được quy hoạch lại. Hộ gia đình trồng trọt một phần theo kế hoạch của Nghị Quyết 30a. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của người dân có nhiều thay đổi và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiêp qua các năm Đơn vị tính: ha/hộ STT Diễn giải Số hộ (n=60) Sản xuất nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản 2008 2013 2008 2013

1 Theo điều kiện kinh tế

Hộ nghèo 37 0,284 0,315 0,441 0,492

Hộ cận nghèo 7 0,262 0,284 0,62 0,74 Hộ không nghèo 16 0,238 0,193 0,69 0,94 2 Theo hướng sản xuất

Nông nghiệp 25 0,276 0,334 0.02 0.02 Nông nghiệp – Lâm nghiệp 7 0,16 0,21 0.06 0.09 Nông nghiệp – Ngư nghiệp 14 0,123 0,167 0.89 0.94 Nông, lâm, ngư nghiệp 13 0,178 0,192 0,356 0,564 Dịch vụ – ngành khác 1 0,06 0,06 0,00 0,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra & tính toán của tác giả, 2014)

Theo điều kiện kinh tế thì đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra có xu hướng tăng. Điều này cho thấy, trước khi thực hiện Nghị Quyết 30a, tình hình đất vẫn ở mức bình thường, hộ gia đình vẫn sử dụng đất chủ yếu để chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng ngư nghiệp với quy mô nhỏ, ở mức hộ gia đình, nhưng khi thực hiện nghị quyết 30a thì diện tích đất sản xuất được quy hoạch lại để trồng cây cà phê và tiến hành hỗ trợ đất khai hoang phục hóa cho hộ nghèo. Theo bảng trên ta thấy, diện tích đất của hộ nghèo tăng nhiều nhất, sau đó đến điện tích đất của hộ cận nghèo, diện tích đất của hộ không nghèo. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của hộ nghèo năm 2008 đạt 0,284 ha/hộ, năm 2013 đạt 0,315 ha/hộ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân năm 2013 tăng 0,031 ha/hộ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của hộ cận nghèo năm 2008 đạt 0,262 ha/hộ, năm 2013 đạt 0,284 ha/hộ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 tăng 0,022 ha/hộ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của hộ không nghèo năm 2008 là 0,238 ha/hộ, năm 2013 là 0,193 ha/hộ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 0,045

ha/hộ. Khi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a, do có chính sách hỗ trợ diện tích khai hoang phục hóa nên diện tích đất hỗ trợ nhiều cho các hộ nghèo, sau đó đến hộ không nghèo, hộ không nghèo họ có xu hướng phát triển thêm các ngành dịch vụ khác nên diện tích đất giảm.

Theo điều kiện kinh tế thì diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng ít. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bình quân của hộ nghèo năm 2008 là 0,441 ha/hộ, năm 2013 là 0,492 ha/hộ, tăng 0,051 ha/hộ. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bình quân của hộ cận nghèo năm 2008 là 0,62 ha/hộ, năm 2013 là 0,74 ha/hộ, tăng 0,12 ha/hộ. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bình quân của hộ không nghèo năm 2008 là 0,69 ha/hộ, năm 2013 là 0,94 ha/hộ, tăng 0,25 ha/hộ. Vào năm 2008, trước khi có nghị quyết 30a, người dân nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ, lợi dụng các con suối. Sau khi có Nghị Quyết 30a, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã hỗ trợ các loại cá giống là cá trắm cỏ, cá trôi, cá vược cho hộ dân, tùy theo diện tích ao nuôi, đồng thời hỗ trợ kinh phí cải tạo ao nuôi, chính vì thế diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhưng chưa đáng kể.

Theo hướng sản xuất thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất sản xuất thủy sản đều tăng. Chủ yếu diện tích đất sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp cao nhất, rồi đến đất sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, tiếp đến đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ít, đất sản xuất cho dịch vụ, ngành khác chiếm rất ít.

Qua bảng trên, ta thấy tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp qua các năm có xu hướng tăng ở các hộ dân điều tra. Điều đó hoàn toàn phù hợp khi người dân vẫn có xu hướng hoạt động nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua nhiều năm, trình độ chuyên môn của họ dù được đào tạo nhiều qua các khóa học đào tạo ngành nghề, có đi học thêm các lĩnh vực khác nhưng hoạt động chính vẫn trong ngành nông nghiệp. Kết quả điều tra 60 hộ gia đình, trong đó có 25 hộ hoạt động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, 7 hộ theo hướng sản xuất nông, lâm nghiệp, 14 hộ theo hướng sản xuất nông, ngư nghiệp, 13 hộ theo hướng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, 1 hộ theo hướng dịch vụ, ngành khác. Trong 4 bản tiến hành điều tra tại 2 xã Sốp cộp và xã Dồm Cang thì bản Co Phồng và Nà Lốc là 2 bản chủ yếu hoạt

động sản xuất theo hướng nông nghiệp hoặc theo hướng sản xuất nông nghiệp, thủy sản, còn 2 bản Bằng Tạng và bản Cang thì hướng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là chủ yếu.

Đối với hộ gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp vào năm 2008 có 0,276 ha/hộ đất sản xuất nông nghiệp, năm 2013 có 0,334 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng 0,058 ha/hộ so với năm 2008. Đối với hộ gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì năm 2008 có 0,16 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, năm 2013 có 0,21 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng 0.05 ha/hộ diện tích đất nông nghiệp so với năm 2008. Đối với hộ gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp thì năm 2008 có 0,123 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, năm 2013 có 0,176 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng 0,053 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì năm 2008 có 0,178 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, năm 2013 có 0,192 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng 0,014 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ gia đình theo hướng sản xuất dịch vụ, ngành khác thì năm 2008 có 0,06 ha/hộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đến năm 2013 thì diện tích đất sản xuất không nghiệp vẫn không đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo hướng sản xuất của hộ: Qua bảng số liệu điều tra ta thấy đất nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu vào những hộ theo hướng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản phân bố đều tại 2 xã Sốp cộp và xã Dồm Cang, do địa hình ở đây có nhiều con sông suối chảy qua, nên hộ gia đình ngoài đánh bắt tôm cá ở sông suối thì còn đầu tư làm các ao nuôi cá tại nhà.

Theo hướng sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2008 có 0.02 ha/hộ, năm 2013 thì diện tích đất nuôi trồng thủy sản không đổi. Theo hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì năm 2008 có 0.06 ha/hộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản, năm 2013 có 0.09 ha/hộ đất nuôi trồng thủy sản, tăng 0.03 ha/hộ đất nuôi trồng thủy sản so với năm 2008. Theo hướng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp thì năm 2008 có 0.89 ha/hộ diện tích đất nuôi trông thủy sản, năm 2013

có 0.94 ha/hộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tăng 0.05 ha/hộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản so với năm 2008. Theo hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì năm 2008 có 0.356 ha/hộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản, năm 2013 có 0.564 ha/hộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tăng 0.208 ha/hộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Theo hướng sản xuất dịch vụ, ngành khác thì không có diện tích nuôi trồng thủy sản.

Nói tóm lại, Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tác động tích cực làm diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều, nuôi trồng thủy sản tăng ít, trồng rừng tăng. Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, về lâu dài thì đem lại một số mặt tích cực như trong mấy năm nữa theo đề án xóa đói giảm nghèo của huyện sẽ ưu tiên phát triển nông nghiệp, đặc biệt đất ruộng để sản xuất cây lương thực, đất đồi có độ dốc thấp, tầng đất dày trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, đồng thời từng bước phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi để cải thiện việc vận chuyển, đi lại của nhân dân, phát triển sản xuất hàng hoá. Dành đất hợp lý cho phát triển thị trấn, thị tứ và xây dựng nông thôn và dành quỹ đất cho yêu cầu quốc phòng, an ninh biên giới phục vụ mục tiêu đặc biệt, và khai thác có hiệu quả diện ích đất có khả năng sư dụng vào nông, lâm, nghiệp đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó cũng có nhiều mặt tiêu cực như trong đề án diện tích đất sẽ được quy hoạch lại, điều này đồng nghĩa với việc tình hình sản xuất của người dân sẽ có nhiều thay đổi, một số hộ có thể bị mất đất để xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường, xây dựng mô hình làm chuồng trại, một bộ phận ít hộ dân vì cái lợi trước mặt chặt phá rừng để trồng sắn hoặc lấn sang đất trồng rừng.

(2) Vốn sản xuất

Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thì có chính sách hỗ trợ lãi suất cho người nghèo. Chính sách hỗ trợ lãi suất tập trung cho hỗ trợ hộ nghèo, tác động chủ yếu vào những hộ nghèo có nhu cầu muốn vay vốn để trồng rừng sản xuất, hay những hộ nghèo muốn vay vốn về để đầu tư phát triển sản xuất bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng tại chăn nuôi, những hộ này sẽ được hỗ trợ lãi suất 50% lãi suất tiền vay ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 53 - 85)