4.2.4.1 Khắc phục các điều kiện khó khăn liên quan đến thời tiết khí hậu
Xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước và hệ thống kênh mương vừa cung cấp nước tưới, vừa là hệ thống tiêu úng cho cây trồng. Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam, các hỗ chứa nược, hệ thống thủy lợi, hệ thống mương, hệ thống cống,...làm nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, dẫn nước từ nơi thừa đến nơi thiếu. Ngược lại, vào mùa mưa khi đồng ruộng bị ngập úng, các trạm bơm, hệ thống thủy lợi lại làm nhiệm vụ tiêu nước.
Để giảm thiểu tác hại cho cây trồng vật nuôi do rét đậm, rét hại gây ra cần đẩy mạnh công tác phòng chống rét đậm, rét hại khi vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc gây nên. Đối với cây trồng, người dân cần dùng nilon loại trong suốt che phủ tạo hiệu ứng nhiệt, giữ ấm cho các vườn cây trồng, đặc biệt diện tích mạ mới gieo; hàng ngày tưới đủ ấm, phủ gốc bằng mùn, rơm, rạ để giữ ấm và giữ ẩm cho cây.
Đối với vật nuôi thì các ban ngành cần hướng dẫn nông dân huy động mọi nguồn thức ăn có thể của địa phương, đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng không để trâu, bò bị đói; đồng thời nhốt trâu bò tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống dưới 12 oC và cho gia súc nghỉ làm việc. Ngoài ra, chuồng trại phải được giữ khô che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ ấm, tạo nguồn nhiệt (đốt trấu, củi) sưởi ấm cho trâu, bò kết hợp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý gia súc chết và chất thải vật nuôi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra, khi phát hiện gia súc bị bệnh phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
4.2.4.2 Giải quyết các vấn đề về thành phần dân tộc, trình độ dân trí và phong tục tập quán
Làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động đồng bào tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện được mục tiêu cơ bản về xóa đói, giảm nghèo, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận, động, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho người nghèo, cho các cộng đồng nghèo và lực lượng cán bộ các cấp có liên quan đến điều hành, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Các tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh...), trong đó già làng, trưởng bản là lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Tăng thêm cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cho vùng đồng bào dân tộc; thường xuyên tập huấn cho đội ngũ này để có năng lực tiếp cận thực tiễn, có năng lực chuyên môn, hiểu biết phong tục tập quán, ngôn ngữ và văn hóa của đồng bào để hướng dẫn cho đồng bào thuần thục kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, vật nuôi. Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật; tổ chức tham quan học tập, xây dựng mô hình trình diễn để đồng bào "mắt thấy, tai nghe", khuyến khích đồng bào vươn lên thoát nghèo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị Quyết 30a đến từng người dân, trong đó cần xác định rõ chính sách 30a là sự huy động tổng thể các nguồn lực, trong đó có sự huy động đóng góp quan trọng từ phía cộng đồng dân cư, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện chương trình.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện; làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo. Xác định công tác giảm nghèo nhanh và bền vững là nội dung, mục tiêu lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, là trách nhiệm của mọi người dân, nhất là người nghèo, xã nghèo động viên để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội trong việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện chương trình tại địa phương cơ sở, từ đó xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện sát thực với địa phương và cơ sở.
Xác định rõ trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia đóng góp, tổ chức thực hiện và giám sát chương trình, không ỷ lại, trông chờ từ nguồn vốn ngân sách, thông qua đó vận động nhân dân tích cực, chủ động tham gia đóng góp các nguồn lực cho chương trình và lựa chọn các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ cơ chế lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, với nguồn vốn của Chương trình 30a trên địa bàn các huyện nghèo để nhân dân thực hiện và tham gia quản lý và giám sát. Các xã phải chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho người dân.
4.2.4.3 Giải pháp thuộc về chính sách
a) Giải pháp về cơ chế chính sách
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a, theo đúng quy định và hướng dẫn theo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ – CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, có văn bản kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung các chính sách và mô hình tổ chức sản xuất, cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Qua quá trình điều tra
nghiên cứu, người dân địa phương có đề xuất một số kiến nghị đề nâng cao hiểu quả việc thực hiện chính sách, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.12 Kiến nghị của người dân về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
STT Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu (%)
1 Tăng thêm đối tượng hỗ trợ 1 1,67
2 Hỗ trợ kinh phí để sản xuất 6 10,00 3 Hỗ trợ thêm giống gia súc, gia cầm chất lượng cao 18 30,00 4 Hỗ trợ thêm giống cây trồng, phân bón 8 13,33
5 Hỗ trợ thêm cá 22 36,67
6 Hỗ trợ mô hình chăn nuôi 1 1,67
7 Không 4 6,67
8 Tổng 60 100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra & phân tích của tác giả, 2014)
Trong quá trình điều tra phỏng vấn người dân được hưởng chính sách và không được hưởng chính sách thì trong 60 hộ gia đình điều tra gồm có 6 kiến nghị về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó kiến nghị hỗ trợ thêm cá nhiều nhất chiếm 22 hộ, chiếm cơ cấu 36,67%, đây là nhóm người điều tra sinh sống tại xã Dồm Cang, người dân ở đây có nhiều ao nuôi cá nhưng với diện tích ao nuôi nhỏ, tuy vậy họ không có tiền để mua cá về nuôi nên họ xin hỗ trợ cá nhiều. Chiếm vị trí cao thứ 2 là kiến nghị về hỗ trợ thêm giống gia súc, gia cầm chất lượng cao có 18 hộ đề xuất ý kiến này, chiếm cơ cấu 30,00%, kiến nghị này chủ yếu nhóm người dân điều tra ở xã sốp cộp, do chất lượng con giống khả năng chống chịu kém nên họ đề xuất ý kiến này để có thể nâng cao năng suất chăn nuôi, đạt hiệu quả cao, phù hợp hơn với tình hình của xã Sốp Cộp. Kiến nghị về hỗ trợ mô hình chăn nuôi và tăng thêm đối tượng hỗ trợ chiếm ít nhất, mỗi kiến nghị có 1 hộ, chiếm cơ cấu 1,67%. Ngoài ra còn có thêm các ý kiến khác như: hỗ trợ thêm kinh phí để sản xuất chiếm cơ cấu 10,00%, hỗ trợ thêm giống cây trồng, phân bón chiếm cơ cấu 13,33%. Chính vì vậy, các cơ quan cấp trên cần xem xét ý kiến người dân và
tình hình địa phương để hỗ trợ cho người dân những sản phẩm mà họ cần và có thể giúp họ phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia giúp đỡ các huyện nghèo phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp như: Hỗ trợ vật tư, phương tiện, nguồn vốn, nhân lực phục vụ phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo.
Tổ chức cho các đoàn cán bộ của huyện nghèo đi học đi học tập kinh nghiệm ở một số huyện, tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng nhưng đã thành công và có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Chương trình 30a, đặc biệt đã thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngu nghiệp.
b) Giải pháp về nhân lực và tổ chức thực hiện
(1) Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp
UBND huyện tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp phân công rõ trách nhiệm cho từng phòng, ban chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo các phòng, ban giao rõ trách nhiệm cho ít nhất một cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác tham mưu, đề xuất, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Nghị Quyết 30a trên địa bàn huyện.
Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở xã, bản về nghiệp vụ chuyên môn, về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Chương trình 30a và kỹ năng quản lý các dự án nông, lâm, ngư nghiệp thuộc 30a trên địa bàn, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ mới được giao nhiệm vụ.
(2) Giải pháp về huy động các nguồn lực tài chính
Thống nhất về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện, thực hiện theo đúng quy và thống nhất, tiết kiệm và hợp lí.
Tập trung nguồn lực đầu tư vào các hoạt động ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn, đối tượng nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, hộ dân tộc ít người.
Tiếp tục đề nghị với các bộ ngành Trung ương: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc Phòng giới thiệu các Tổng công ty, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính giúp đỡ các xã nghèo của huyện. Tăng cường tiếp cận, tìm kiếm các doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho huyện.
Chuẩn bị đủ nguồn vốn vay cho hộ đủ điều kiện hưởng chính sách, đồng thời thông báo rộng rãi các thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi để hộ hưởng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
(3) Giải pháp trong chỉ đạo điều hành
Ủy ban nhân dân huyện và các phòng ban liên quan tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những sai phạm, tồn tại gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách; trong đó tập trung xử lý dứt điểm những sai phạm đã được Kiểm toán Nhà nước kết luận và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh năm 2012. Tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo đúng quy định.
Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp từ tỉnh đến cơ sở về thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Chương trình 30a trên địa bàn các xã nghèo, bản nghèo. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của từng ban, ngành, đoàn thể trong việc tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện Chương trình Nghị Quyết 30a trên địa bàn.
Chỉ đạo kiên quyết, sát sao công tác tuyên truyền thông tin đến các bản, xã trên địa bàn huyện, báo cáo phải đảm bảo nội dung và thời gian quy định.
Chỉ đạo, đôn đốc phòng tài chính kế toán giải ngân, thanh toán đối với vốn sự nghiệp đã hỗ trợ thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đối với các đơn vị cung ứng và UBND các xã. Đấy nhanh tiến độ trồng rừng bảo đảm cơ cấu, chất lượng, đủ diện tích theo kế hoạch được giao, chỉ đạo nhân dân chăm sóc tốt diện tích rừng trồng mới, diện tích khoanh nuôi bảo vệ và chăm sóc đàn gia súc đã được đầu tư hỗ trợ.
Chỉ đạo các huyện tập trung thực hiện việc đăng ký nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và các nhu cầu hỗ trợ khác tới các xã, bản và hộ dân; đôn đốc các xã triển khai thực hiện tốt công tác giám sát, tổ chức bình xét, lựa chọn đối tượng thụ hưởng, bảo đảm nguyên tắc công khai dân chủ, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung theo quy định.
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ