30a của một số huyện tỉnh Sơn La
2.2.1.1 Huyện Mường La
Tổng vốn giao năm 2013 là 14.388,314 triệu đồng, đã thực hiện là 14.388,314 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn giao (Lũy kế từ đầu chương trình đến thời điểm báo cáo, số vốn đã thực hiện là 47.348,314 triệu đồng). Cụ thể như sau:
Trong trồng trọt đã hỗ trợ một lần 109.101 cây giống ăn quả, 80.364 tấn phân lân hỗ trợ cho 1.448 hộ dân, trị giá 3.940 triệu đồng, với diện tích cải tạo vườn tạp
200,9 ha (Gồm: 47.580 cây cam; 32.789 giống cây xoài và 28.534 cây mít). Hỗ trợ một lần giống lúa và phân bón cho 765 hộ tại các xã Ngọc Chiến, Nậm Păm, Pi Toong gồm: Giống lúa thuần nếp 87 là 5.330 kg; hỗ trợ phân bón 30.594 kg (phân đạm 9.328 kg, phân lân 16.790, phân kaly 4.477 kg) gieo trồng được 53,3 ha, giá trị hỗ trợ 393,914 triệu đồng. Hỗ trợ 35.000 kg giống khoai tây Hà Lan cho 637 hộ dân tại xã Mường Bú, Nậm Păm và thị trấn Ít Ong để gieo trồng 25 ha, trị giá 1.159,4 triệu đồng và 29.500 kg phân bón (Phân đạm 8.250 kg, phân lân 15.000 kg, phân kaly 6.250 kg).
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi: Cung ứng và bàn giao 1.461 con lợn nái Móng cái, 245 con dê bách thảo đạt 100% kế hoạch, tổng giá trị thực hiện 8.895 triệu đồng, cho 1.706 hộ dân. Hỗ trợ tiêm phòng vacxin: Đã tiến hành điều tra thống kê gia súc của hộ nghèo tại 16 xã, thị trấn với 284 bản, 5.371/8.610 hộ nghèo, đã tiêm phòng chống dịch bệnh cho tổng số 14.780 con trâu, bò và 16.620 con lợn với tổng kinh phí thực hiện là 490,4 triệu đồng. (Lũy kế từ đầu Chương trình đến nay đã thực hiện l81.125 liều vacxin, với tổng kinh phí 1.390,389 triệu đồng).
Hỗ trợ cán bộ Khuyến nông thôn bản: phối hợp với UBND các xã xây dựng kế hoạch và mở 10 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 600 lượt nông dân tham gia, tiếp tục vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập hộ gia đình. Tổng kinh phí được giao năm 2013 là 3.736,746 triệu đồng. Số người được bố trí là 32 cán bộ khuyến nông xã và 263 khuyến nông viên thôn bản, năm 2013 đã thực hiện là: 3.736,746 triệu đồng. Trong đó chi phụ cấp lương là 3.536,745 triệu đồng, chi tập huấn kỹ thuật cho nông dân: 200 triệu đồng (lũy kế từ đầu chương trình đến nay đã thực hiện là 6.495,370 triệu đồng).
Chỉ đạo, vận động nhân dân tiếp tục thực hiện nhận khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a với tổng diện tích 24.160,05 ha tại 7 xã (Mường Bú, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Hua Trai, Chiềng Lao, Chiềng San, Chiềng Muôn). Chăm sóc rừng trồng (Diện tích năm 2011 và năm 2012) với tổng số 460 ha, trong đó: Rừng trồng phòng hộ 360 ha tại các xã: Ngọc Chiến, Hua Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Lao; Chăm sóc rừng trồng sản xuất là 100 ha tại xã Ngọc Chiến, Mường Bú.
2.2.1.2 Huyện Bắc Yên
Hỗ trợ giống, vật tư để thực hiện dự án trồng mới cải tạo chè shan tuyết đặc sản Tà Xùa: kinh phí giao là 300 triệu đồng. Trong năm đã triển khai thực hiện trồng được 13,2 ha với 46 hộ nông dân tham gia, số lượng cây giống 157.800 bầu
giải ngân thanh toán đạt 100% so với kế hoạch vốn giao. Hỗ trợ giống cây trồng, với tổng số tiền 150 triệu đồng: đã thực hiện hỗ trợ 30 tấn dong riềng cho 39 hộ gia đình tại Hang Chú, Mường Khoa và Hua Nhàn, trồng được 12 ha, bình quân mỗi hộ 0,3 ha với số tiền 150 triệu đồng, giải ngân thanh toán đạt 100% so với kế hoạch vốn. Hỗ trợ giống cây thảo quả chuyển hướng sản xuất thay thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, với tổng số tiền 700 triệu đồng: đã thực hiện hỗ trợ 175.000 cây thảo quả cho 211 hộ gia đình tại Xím Vàng, Hang Chú, Làng Chếu, Tà xùa và Háng Đồng trồng được 105,5 ha, bình quân mỗi hộ 0,5 ha với số tiền 700 triệu đồng, giải ngân thanh toán 100% so với kế hoạch vốn. Hỗ trợ trồng cỏ VA06 với 553 triệu đồng, đã nghiệm thu được 42,4639 ha, giải ngân thanh toán hỗ trợ cho các hộ gia đình với số tiền là 84.927.800 đồng đạt 15,3% so với kế hoạch vốn.
Hỗ trợ chuồng trại cho hộ nghèo đến nay đã được tổ chức triển khai, thực hiện, nghiệm thu được 427/553 chuồng trại, đã giải ngân 427 triệu đồng/553 triệu đồng, đạt 77,21% so với kế hoạch. Hỗ trợ giống bò cái vàng sinh sản, đến nay đã tổ chức cung ứng được 323/553 con bò cái vàng sinh sản cho 323 hộ gia đình trong các bản của 7 xã Phiêng Ban, Pắc Ngà, Phiêng Côn, Hồng Ngài, Hang Chú, Làng Chếu và Thị Trấn đã giải ngân thanh toán được 2.783 triệu. Hỗ trợ tiêm phòng cho toàn bộ gia súc trên toàn huyện: 550 triệu đồng. Trong năm đã triền khai tiêm phòng cho gia súc, gia cầm của 16 xã, thị trấn được 123.776 liều vacxin, giải ngân thanh toán là 394,380 triệu đồng, đạt 78% so với kế hoạch giao.
Hỗ trợ giống cây Sơn tra để trồng rừng với diên tích 300,5 ha, 365 hộ tham gia (thuộc 5 xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Hua Nhàn) giải ngân thanh toán là 620 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch vốn. Hỗ trợ khoán khoanh nuôi bảo vệ và chăm sóc rừng trồng: kinh phí phân bổ 4.642 triệu đồng, gồm khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng 1.200 triệu đồng, chăm sóc rừng trồng 997 triệu đồng, hỗ trợ gạo cho hộ nghèo nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng 1.545 triệu đồng, kinh phí lập hồ sơ thiết kế, chi phí quản lý bảo vệ rừng 900 triệu đồng: trong năm đã triển khai chăm sóc 298 ha; bảo vệ rừng là 6.996 ha ước giải ngân thanh toán đạt 100% so với kế hoạch vốn; hỗ trợ gạo cho hộ nghèo nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng là 124.627 kg cho 7.350 nhân khẩu, giải ngân thanh toán là 1.544 triệu đồng, đạt 99,9% so với kế hoạch vốn.
2.2.2 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a của một số huyện tỉnh Nghệ An
Đồng bào các dân tộc của 3 huyện: Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn vốn chăn nuôi, sản xuất theo tập quán lạc hậu, thiếu kiến thức, kinh nghiệm về khoa học kĩ thuật. Do vậy, việc xây dựng đề án, mô hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững là đòi hỏi cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào. Thế nhưng, thực tiễn đặt ra là mô hình theo nguồn vốn của Chương trình 30a thì nhiều, nhưng điểm lại cho thấy mô hình đem lại hiệu quả thiết thực chỉ đạt ít. Trong khi đó, theo báo cáo của các huyện, mô hình nào cũng đang phát triển tốt.
Theo báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 30a (từ năm 2009 – 2011) và báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Nghị quyết 30a năm 2012 của huyện Tương Dương và Quế Phong, đã đạt được nhiều thành quả, bởi đây là những nỗ lực rất lớn của địa phương, với mục đích tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Qua 4 năm thực hiện Chương trình 30a, năm 2012 các địa phương chú trọng thực hiện 5 mô hình hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế nhiều nhất. Huyện Quế Phong, năm 2012 thực hiện 5 mô hình phát triển kinh tế, và nhiều chương trình hỗ trợ chăn nuôi sản xuất, với tổng kinh phí phê duyệt hơn 12 tỷ đồng. Huyện Tương Dương, năm 2012 thực hiện 61 mô hình chăn nuôi, sản xuất, trong đó 34 mô hình lợn đen, 4 mô hình gà Lương Phượng, 9 mô hình trồng chuối tiêu, 2 mô hình trồng lạc, 1 mô hình trồng chanh leo, 3 mô hình trồng cà chua quả to, 1 mô hình nuôi bò Mông, 7 mô hình nuôi gà đen. Ngoài ra, còn đầu tư tổ chức hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp về giống cây trồng, giống cá, mây nếp... Tổng kinh phí được UBND tỉnh phê duyệt cho huyện Tương Dương trong năm 2012 về xây dựng mô hình và hỗ trợ sản xuất là hơn 14 tỷ. Thế nhưng đánh giá một cách khách quan, thì số mô hình được đồng bào áp dụng, nhân ra diện rộng còn ít. (Dẫn theo Xuân Hoàng, 2013).