Giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 95 - 96)

Chuyển dần các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp cho người dân nghèo, tăng các chính sách khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo; cần có chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, nghiên cứu dài thời gian thụ hưởng chính sách đối với hộ mới thoát nghèo để đảm bảo giảm nghèo bền vững.

Cần bổ sung một số chính sách đặc thù đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, nhóm dân tộc ít người để ổn định đời sống như chính sách hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo giáp biên giới, cho người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không có khả

năng tạo sinh kế, thoát nghèo; đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tư liêu sản xuất, vay vốn và tiếp cận thị trường.

Tập trung chỉ đạo cơ sở thực hiện kịp thời, đúng đối tượng các chính sách giảm nghèo; ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo, kinh phí đầu tư cho các công trình hạ tầng tác động đến nhiều đối tượng hưởng lợi, đầu tư dứt điểm, tập trung, không kéo dài và dàn trải; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp trên địa bàn.

Ngoài công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho người dân nghèo để nâng cao hiểu biết, nhận thức cho người dân nghèo, cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc tập huấn hơn về các phương thức kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt mới, về nội dung chính sách, để người dân nghèo có thể áp dụng sử dụng kĩ thuật mới vào giống hỗ trợ để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w