PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 41 - 122)

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đáp ứng tốt thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã được chú trọng phát triển mạnh mẽ, nhưng kết quả đạt được chưa cao do còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn và kĩ thuật, nhờ có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nên tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có bước chuyển biến tích cực.

Nghiên cứu này tập trung tại địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, lấy 2 thí điểm là: xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang làm 2 xã điển hình để so sánh kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp theo nghị quyết 30a. Xã Sốp Cộp đại diện cho xã có điều kiện kinh tế xã hội cao hơn và đạt được kết quả thấp hơn trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Xã Dồm Cang là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, được hưởng hỗ trợ nhiều hơn nhưng việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cao hơn

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp là những dữ liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, giúp cho người nghiên cứu sử dụng lại cho các nghiên cứu của mình. Từ đó có thể phân tích, đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường của huyện Sốp Cộp, các thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Nguồn thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập

STT Thông tin Tài Liệu Nguồn thu thập

1 + Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về tình hình chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp các huyện ở tỉnh Sơn La

+ Các giáo trình và bài giảng: chính sách phát triển, chính sách nông nghiệp, cẩm nang đánh giá tác động.

+ Các bài báo, các bài viết từ các tạp chí

+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu

+ Thư viện

+ Thư viện, internet

+ Thư viện, internet

2 + Số liệu về tình hình chung của huyện và tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở huyện

+ Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết 30a qua các năm 2009 – 2013, báo cáo kiểm toán giải trình 30a, đề án 30a, báo cáo kết quả lâm nghiệp 30 a trong 5 năm.

+ Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 – 2012 trên địa bàn huyện Sốp cộp + Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho các xã, huyện; tình hình kinh tế xã hội huyện

+ Phòng NN &PTNT huyện Sốp Cộp, UBND huyện Sốp Cộp, ban quản lý dự án 661, phòng tài chính – Kế hoạch + Phòng LĐTBXH, Phòng dân tộc huyện Sốp Cộp + UBND xã Sốp Cộp, UBND xã Dồm Cang, UBND huyện,

Tài liệu thứ cấp liên quan đến vùng nghiên cứu đã được thu thập bằng cách: 1, Liệt kê tài liệu thông tin có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung 2, Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin

3, Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp

4, Kiểm tra tình hình thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

(1) Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ:

* Chọn mẫu điều tra:

− Theo phiếu điều tra. Điều tra phỏng vấn ở 2 xã: Xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang với tổng 2 xã là 60 hộ, mỗi xã điều tra 30 hộ để làm rõ thực trạng xản suất nông, lâm, ngư nghiệp phân thành các nhóm hộ:

− Phân theo phân loại hộ: Hộ được hưởng chính sách hỗ trợ và hộ không được hưởng chính sách hỗ trợ

− Phân theo hướng sản xuất: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp * Nội dung điều tra:

− Những thông tin cơ bản về hộ điều tra: Nông nghiệp (phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi, tiêm phòng), lâm nghiệp (diện tích trồng rừng, kinh phí hỗ trợ, mức gạo hỗ trợ), ngư nghiệp (giống thủy sản) trước và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

− Ý kiến của người dân tình hình phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trước và sau khi thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a

(2) Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp điều tra nhanh bằng các công cụ: trao đổi và tiếp xúc trực tiếp với các cán hộ huyện, xã, các hộ nông dân khảo sát nhanh về một số nét về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Kết quả của đợt điều tra nhanh thu được thông tin cơ bản để xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết và phương pháp thu thập số liệu.

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được tổng hợp, xử lý bằng các phần mềm như SPSS, Excel, máy tính bấm tay và các công cụ xử lý số liệu khác. Chủ yếu sử dụng phần mềm Excel để phân tích, xử lý các số liệu liên quan đến các thông tin cần thiết đã sử dụng trong phiếu điều tra như: xử lý thông tin các hộ điều tra; biến động diện tích rừng; tỷ lệ hộ nghèo qua các năm; thu nhập từ nông nghiệp, thủy sản; ý kiến của người dân về tác động của chính sách đến đời sống.

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh: Nghiên cứu tình hình sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp của huyện Sốp Cộp trước và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ (số lượng, kinh phí). So sánh biến động các chỉ tiêu về giá trị sản xuất các năm 2008- 2013, hay tình hình sử dụng đất năm 2008 với năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2010-2013. So sánh thu nhập giữa các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề - dịch vụ khác.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo (KIP): Kip là một nhóm người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó, nó đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau với những điều kiện kinh tế khác nhau. Số người lý tưởng trong một nhóm kip bao gồm từ 7 – 15 người, bao gồm nhiều đối tượng. Không phải lúc nào người điều tra cũng có điều kiện để tham khảo ý kiến của mọi người, trong khi đó, họ luôn phải chịu sức ép là làm thế nào để đảm bảo những thông tin thu thập là đáng tin cậy, vì vậy cần phải tìm cách tham khảo một số ít người nhưng vẫn đảm bảo mức độ thông tin thu được là đáng tin cậy.

Trong quá trình đi điều tra, người điều tra cần ấn định ngày giờ và địa điểm thảo luận và xác định các thông tin cần thu thập như: tác động của chính sách đến vốn sản xuất và đời sống nhân dân, những khó khăn, thuận lợi gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách, hay những kiến nghị đối với chính sách đối với một nhóm người gồm có người hưởng chính sách, không hưởng chính sách, cùng bản hay khác bản để người dân có thể đưa ra các ý kiến, đối thoại dân chủ, cởi mở, từ những đặc điểm nổi bật của cộng đồng thu thập thông tin cần thiết.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu

(1) Những chỉ tiêu phán ánh tình sử dụng đất sản xuất của các hộ Tổng diện tích đất (m2, ha, sào, mẫu...)

− Tỷ lệ đất sử dụng trong các ngành: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, ngành nghề - dịch vụ (%)

Diện tích dùng cho các ngành Tỷ lệ đất trong các ngành (%) =

Tổng diện tích quỹ đất

− Số lượng và giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích. (2) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế

− Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành

− Tốc độ phát triển: so sánh sự phát triển của các ngành kinh tế của huyện giữa các thời điểm, theo khoảng thời gian nhất định.

(3) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả giảm nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo, số hộ tái nghèo, số hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ thoát nghèo theo thời gian, theo nguyên nhân thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn ở nhà tạm

(4) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả môi trưởng

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁTTRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀ TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN

4.1.1 Thực trạng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a

4.1.1.1 Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009 -2013

a) Hỗ trợ khoán chăm sóc và bảo vệ rừng

Trong công tác hỗ trợ khoán chăm sóc và bảo vệ rừng, các cơ quan đã tổ chức triển khai thực hiện gồm có Ban Quản lý dự án 661 giao 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam kha, Mường Và). Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên giao 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh). Hàng năm huyện đã làm tốt việc ký hợp đồng khoán chăm sóc, bảo vệ rừng đến từng chủ rừng (bên nhận khoán là các hộ gia đình, cá nhân, hoặc cộng đồng bản trên địa bàn huyện).

Trong công tác triển khai thực hiện chính sách, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện được giao thực hiện việc thẩm định địa bàn trồng rừng, danh sách, diện tích các hộ tham gia nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng. Hàng năm UBND huyện căn cứ diện tích, kế hoạch tổ chức phân bổ vốn để tổ chức triển khai thực hiện. Năm 2010, 2011, UBND huyện giao phòng Lao động TBXH huyện tổ chức hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (không phê duyệt diện tích, chỉ phê duyệt danh sách, số khẩu, số tháng thiếu lương thực.

Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất: hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng với tổng diện tích hàng năm (2010 – 2013) là 12.814 ha, số hộ tham gia của 2.801 lượt hộ, kinh phí 10.707,56 triệu đồng, trong đó:

Huyện không triển khai thực hiện khoán chăm sóc và bảo vệ rừng và trồng rừng vào năm 2009. Hiện nay trên địa bàn huyện chưa giao khoán khoanh nuôi bảo vệ đến hộ gia đình mà chỉ mới giao đến cộng đồng. UBND huyện đang trình UBND

tỉnh uỷ quyền cho huyện phê duyệt diện tích hỗ trợ theo Công văn 705/CV-TTg. Huyện đã giao 12.814 ha khoán chăm sóc và bảo vệ rừng vào năm 2010. Trong đó Ban quản lý dự án 661 giao 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam Kha, Mường Và), số hộ tham gia 299 hộ, kinh phí 1.683,6 triệu đồng; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên giao 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh), số hộ tham gia 1.729 hộ, trong đó hộ nghèo trực tiếp tham gia bảo vệ rừng là 779 hộ, kinh phí 1.161,06 triệu đồng; Hỗ trợ hộ nghèo tạo đất sản xuất lương thực 10 hộ, diện tích 10 ha, tổng số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng.

Huyện đã giao 12.814 ha khoán chăm sóc và bảo vệ rừng vào năm 2011. Trong đó Ban Quản lý dự án 661 đã giao 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam Kha, Mường Và),số hộ tham gia 299 hộ tham gia, kinh phí 1.683,6 triệu đồng; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đã giao 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh). Số hộ tham gia 1.729 hộ, trong đó hộ nghèo trực tiếp tham gia bảo vệ rừng là: 799 hộ, kinh phí 1.161,06 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện đã giao 12.814 ha khoán chăm sóc và bảo vệ rừng vào năm 2012. Trong đó: Ban Quản lý dự án 661: 7.584 ha tại 03 xã (Mường Lèo, Sam Kha, Mường Và),số hộ tham gia 299 hộ tham gia, kinh phí 1.683,6 triệu đồng; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: 5.230 ha tại 03 xã (Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh). Số hộ tham gia 1.849 hộ, kinh phí 1.161,06 triệu đồng.

Đến năm 2013: Huyện tiến hành hỗ trợ khoán chăm sóc rừng đặc dụng (Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng): Cho 7.180 ha với 2.502 hộ tham gia (trong đó hộ nghèo là 1.482 hộ) với tổng kinh phí là 1.644,66 triệu đồng.

b) Hỗ trợ trồng rừng, chăm sóc rừng

Trong 5 năm thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, huyện đã tiến hành giao đất trồng hai lọai rừng: rừng sản xuất đã trồng đạt 540 ha, hỗ trợ cho 500 hộ với kinh phí 2.347,6 triệu đồng; rừng phòng hộ đã trồng mới 900 ha rừng với kinh phí 6.300 triệu đồng. Số hộ, diện tích và kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất của huyện được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.1: Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của huyện Sốp Cộp Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 2013 11/10 12/11 13/12 BQ Số hộ Hộ 124 191 88 97 154,03 46,07 110,22 92,10 Diện tích ha 140 200 100 100 142,86 50,00 100,00 89,39 Kinh phí Tr.đ 546 852,4 451,2 498 156,11 52,93 110,37 96,96

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp, 2010 – 2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, Số hộ hỗ trợ trồng rừng sản xuất của năm 2011/2012 tăng 54,03%; Số hộ được huyện hỗ trợ trồng rừng sản xuất của năm 2012/2013 giảm 53,93%; Số hộ được huyện hỗ trợ trồng rừng sản xuất của năm 2013/2012 tăng 10,22%; Bình quân số hộ được hỗ trợ rừng trồng sản xuất có xu hướng biến động giảm 7,9%. Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của năm 2011/2010 tăng 42,86%; Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của năm 2012/2011 giảm 50,00%; Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của năm 2013/2012 không có sự chuyển biến; Bình quân diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ qua 4 năm có biến động giảm 10,61%. Tổng kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2011/2010 tăng 56,11%; Tổng kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2012/2011 giảm 47,07%; Tổng kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất năm 2013/2012 tăng 10,37%; Bình quân tổng kinh phí đã hỗ trợ cho trồng rừng sản xuất qua 4 năm giảm 3,04%.

Năm 2010 là năm đầu tiên, huyện thực hiện triển khai kế hoạch trồng rừng nên diện tích trung bình 140 ha tương ứng với 124 hộ với mức kinh phí 546 triệu đồng. Năm 2011 là năm thứ 2 huyện thực hiện việc giao khoán trồng rừng nên mức hỗ trợ tăng cao, hỗ trợ thêm 60 ha rừng trồng, cho 191 hộ với tổng diện tích hỗ trợ 200 ha và hỗ trợ 852,4 triệu đồng (tăng 306,4 triệu đồng), đây là năm huyện chú trọng đầu tư phát triển mạnh việc trồng rừng để tăng thu nhập cho người dân, người dân mới thực hiện trồng rừng nên còn nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2012 và năm 2013, huyện tiến hành thực hiện trồng mới rừng nên diện tích rừng và kinh phí giảm, đồng thời khi hỗ trợ trồng rừng, người dân sẽ được hỗ trợ cây giống, phân bón

và một phần nhân công với mức hỗ trợ từ 02 -05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể tùy thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai, mức độ khó khăn khi thi công, giá giống của từng địa phương và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định). Năm 2012 giao trồng mới 100 ha cho 88 hộ với mức kinh phí 451,2 triệu đồng. Năm 2013 giao trồng mới 100 ha cho 97 hộ với mức kinh phí 498 triệu. Ngoài ra còn chăm sóc rừng sản xuất với tổng diện tích 650,8 ha rừng sản xuất, trong đó năm 2011 là 140 ha, năm 2012 là 289,4 ha, năm 2013 đạt 221,4 ha.

Rừng phòng hộ được huyện tiến hành trồng muộn hơn 1 năm so với trồng rừng sản xuất, do rừng phòng hộ theo kế hoạch thực hiện được tiến hành trồng mới toàn bộ, do có sự tham gia của cả cộng đồng bản nên diện tích rừng được giao trồng nhiều hơn. Mỗi bản sẽ chia thành các đội, thay nhau đi kiểm tra tình hình rừng, tầm

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 41 - 122)