Kinh nghiệm đánh giá tác động dự án của các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Trang 31 - 34)

Công tác đánh giá tác động của dự án từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động của các nước phát triển. Hộ đã đưa ra hoạt động này trở thành một trong những ngành học được đào tạo phổ biến trong các trường đại học nổi tiếng. Bởi vậy những dự án phát triển của các nước từ khi triển khai đều đem lại hiệu quả cao và đặc biệt là tính bền vững.

a. Nhật Bản

Công tác đánh giá dự án ở Nhật Bản được thực hiện hết sức cẩn thận và chuyên nghiệp, rất nhiều dự án đã được hủy bỏ ngay khi mới chỉ xuất hiện trên giấy tờ bởi những ảnh hưởng tới mơi trường xung quanh nó. Đặc biệt là các dự án liên quan đến việc khai thác lấy gỗ vì dựa vào đánh giá tổng quan thì giá trị kinh tế của việc nhập gỗ thấp hơn nhiều đối với những thiệt hại của việc khai thác gỗ và giá trị du lịch. Chính vì vậy mà hiện nay nước ở Nhật những cánh rừng lớn vẫn tồn tại và trở thành địa điểm du lịch lý tưởng đem về cho đất nước những khoản thu không hề nhỏ.

b. Malaysia

Ở Malaysia vốn ODA được quản lý tập trung vào đầu mối là văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực của người dân. Văn phòng Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp trung ương, chịu trách nhiệm

phê duyệt chương trình dự án và quyết định phân bổ nguồn ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.

Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo.

Malaysia cơng nhận rằng họ chưa có phương pháp đánh giá chuẩn mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào cơng tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ khi lập kế hoạch dự án và khi triển khai dự án.

Malaysia còn đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách và viện chiến lược, nâng cao cơng tác hồn thiện và chú trọng vào kết quả.

Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên. Malaysia cho rằng công tác theo dõi đánh gia không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh bạch và đặc biệt là giảm lãng phí.

c. Canada

Kinh nghiệm của tập đoàn RSW Canada trong hơn 30 năm tham gia thiết kế, xây dựng, quản lý, giám sát thi công, thực hiện nhiều dự án trên thế giới có cơng suất đến 6.300 MW và tổng cơng suất lên đến hơn 25.000 MW cho thấy: Đối với những cơng trình chiến lược, mức độ phức tạp cơng nghệ cao, quy mô lớn, thời gian dài mà Việt Nam đang và sẽ triển khai thì việc lựa chọn đối tác thực hiện giám sát từ những tập đồn có năng lực trên thế giới, cũng như phương thức tổ chức giám sát là những yếu tố thiết yếu và quý báu để đạt được mục tiêu để ra.

Để tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong suốt quá trình xây dựng, lắp đặt, khai thác cơng trình, đảm bảo khách quan của quá trình thực hiện giám sát thì đối tác đã cung cấp một phần hoặc toàn bộ dịch vụ: Tư vấn, chuẩn bị dự án, thiết kế kỹ thuật, thẩm định thiết kế kỹ thuật sẽ khơng tham gia vào q trình giám sát xây dựng cơng trình.

Trong tổ chức giám sát các dự án thủy điện có quy mơ lớn trên thế giới mà Tập đoàn RSW Canada đã tham gia, phương thức sử dụng Ban kiểm soát kỹ thuật độc lập (Independent Techninal Review Board – TRD) luôn được các chủ đầu tư đánh giá cao. Ban TRD gồm các chuyên gia kỹ thuật cao cấp, có chức năng đánh giá định kỳ cho mọi khía cạnh của thiết kế và xây dựng, giúp chủ đầu tư giải quyết những vấn đề liên quan kỹ thuật, hợp đồng, khác phục những chậm trễ tiến độ hoặc các vấn đề có thể dẫn đến bội chi ngân sách. TRD cung cấp các thông tin cập nhật, khách quan, độc lập về tình hình và tiến độ xậy dựng giúp chủ đầu tư chỉ ra các giải pháp để sớm giải quyết các vấn đề phát sinh về và xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình, tiết kiệm thời gian và tài chính cho doanh nghiệp.

Một cách tiếp cận khác cũng có vai trị quan trọng trong các dự án lớn đó là thành lập một Ban kỹ thuật nội bộ (TRD) bao gồm các kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm được lựa chọn từ đội ngũ kỹ sư của chủ đầu tư. Ban kỹ thuật sẽ định kỳ xem xét tiến trình và các vấn đề phát sinh, làm việc với các nhà thầu, tư vấn và các đối tác nước ngoài giúp chủ đầu tư giải quyết kịp thời những vướng mắc hay phát sinh trong quá trình thực hiện.

Phân bổ nguồn lực thích hợp là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí. Trong đoạn đầu xây dựng khi hết thầu các hạng mục mới chỉ liên quan đến các cơng trình dân dụng ban kiểm sốt kỹ thuật có thể chỉ bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực kết cấu đập và dân dụng và thủy lực học. Trong giai đoạn sau ban kiểm soat kỹ thuật cần bao gồm các chuyên gia thiết bị cơ khí hạng nặng và thiết bị điện ngoại vi và các chuyên gia vận hành

thử. Công tác đánh giá thực địa của ban kiểm soát kỹ thuật phù hợp với lịch trình và điều chỉnh theo tiến độ xây dựng. Ban kiểm sốt kỹ thuật có thể làm việc với các thành viên cao cấp của chủ đầu tư và trình bày báo cáo cũng như những khuyến cáo của ban. Khi phát sinh vấn đề khẩn cấp, chủ đầu tư và ban kiểm soát thực hiện cơ chế làm việc giữa các đợt đánh giá định kỳ.

Đảm bảo tính khách quan của tổ chức giám sát xây dựng, thiết lập, vận hành hiệu quả Ban kiểm soát kỹ thuật TRD độc lập và Ban kiểm soát kỹ thuật nội bộ, phân bổ hợp lý nguồn lực kỹ thuật cao cấp là một số biện pháp hữu hiệu giúp các dự án thủy điện lớn của Việt Nam đạt được mục tiêu, đáp ứng tiến độ xây dựng và tuân thủ dự toán.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w