PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Trang 86 - 88)

- Bón thúc 86,36 69,56 77,78 2Tỷ lệ hộ bón phân theo loại đất54,5539,13 46,

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, đề tài có các kết luận như sau:

(1) Chương trình là tổ hợp các dự án, các hoạt động được quản lý một cách phối hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạt được những đã định trước. Các chương trình có tính chất định hướng các cơng việc chính cần làm để đạt được mục tiêu của kế hoạch. Đánh giá tác động của là một trong những hoạt động quan trọng của quá trình thực hiện chương trình nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu của chương trình đã đặt ra và những tác động của chương trình đối với những đối tượng hưởng lợi hoặc đối tượng liên quan trực tiếp tới chương trình từ đó đưa ra những quyết định thực hiện trong thời gian tới.

(2) Theo kết quả đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện cho thấy:

Chương trình đã tác động mạnh mẽ tới kết quả hoạt động của cơng ty Apatit Việt Nam. Chương trình trở thành cầu nối giữa nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty và nhu cầu sử dụng sản phẩm của người dân, từ đó sản lượng tiêu thụ và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của cơng ty đạt cao hơn. Ngồi ra, thông qua các đợt tham gia tâp huấn cùng người dân nên hình ảnh của cơng ty được quảng bá rộng rãi hơn.

Hộ nông dân là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chương trình hỗ trợ. Chính sách ban hành đã đem lại những tác động lớn trong nhiều lĩnh vực:

Số lượng phân bón sử dụng của hộ sau khi có chính sách tăng lên 71 tấn, chiếm 15,82%. Do giảm được một phần chi phí đầu tư nên hộ tăng đầu tư lượng phân bón vào sử dụng cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó kéo theo lao động trong nhành trồng trọt tăng lên 8,51%, đặc biệt góp phần tạo cơng ăn việc làm cho nhiều hộ nông dân nghèo, giúp ổn định sản xuất.

Mặt khác, thơng qua các mơ hình trình diễn và các đợt tập huấn mà tỷ lệ các hộ áp dụng đúng các kỹ thuật sử dụng phân bón vào trong sản xuất tăng lên đáng kể làm cho năng suất và thu nhập của hộ tăng cao. Cụ thể: sau khi chương trình triển khai tổng GTSX tăng 5,17% TNHH tăng 3,42%, giá trị gia tăng đã tăng lên 6,05%.

Ngồi các tác động đến kinh tế thì chương trình cũng có những tác động tích cực và tiêu cực tới mơi trường. Việc sử dụng phân bón hợp lý góp phần bổ sung các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho đất, nếu kết hợp với các biện pháp cải tạo đất sẽ làm thay đổi tính lý hóa của đất theo hướng tốt lên từ đó tăng khả năng tận dụng của đất và khả năng che phủ đất.

(3) Qua nghiên cứu tìm hiểu, đề tài đã chỉ ra các yếu tố tác động ảnh hưởng đến tình hình thực hiện và hiệu quả của chính sách như: Bản thân chính sách, cơng ty Apatit Việt Nam, hộ nơng dân sử dụng phân bón của chương trình và một số yếu tố khác.

(4) Để giảm thiểu và khắc phục những khó khăn khi thực hiện chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện cần thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp về: Hoạch định chính sách, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ và người dân và các giải pháp kỹ thuật khác. Cụ thể như: Điều chỉnh lại đối tượng hưởng lợi của chương trình phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của huyện, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà tạo điều kiện cho người dân tham gia đơn giản nhất. Bên cạnh đó, chương trình nên đưa thêm các đợt tập huấn nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả sử dụng phân bón cho người dân.

5.2 KIẾN NGHỊ

Hoạch định lại đối tượng và mức hỗ trợ của chính sách phù hợp với mục tiêu của chương trình, nhu cầu của người dân và ngân sách của huyện.

Cần ban hành thêm một số chính sách đi kém như: Chính sách tín dụng, tư vấn nghề nghiệp… nhằm thu hút các đối tượng tham gia, đặc biệt là hộ có hồn cảnh khó khăn.

Tăng cường liên kết với một số cơng ty phân bón khác: Phân đạm, phân kali… hay các vật tư sản xuất khác nhằm đa dạng hóa loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân.

5.2.2 Đối với ban quản lý chương trình

Thường xuyên kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở kịp thời tình hình thực hiện chương trình trên địa bàn huyện.

Tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ về lợi ích của chương trình. Đảm bảo thơng tin về chương trình được phổ biến rộng rãi trên toàn huyện. Ngồi ra, tăng cường hơn nữa các mơ hình tập huấn kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho người dân.

Thành lập và đẩy mạnh hoạt động ban kiểm dịch nông nghiệp, hạn chế rủi ro trong sản xuất làm giảm khả khả năng thanh toán của người dân.

5.2.3 Đối với cơng ty Apatit Việt Nam

Cơng ty cần có chiến lược lược phát triển lâu dài về kinh tế và mơi trường. Phát triển chương trình tăng lên về số lượng đồng thời kết hợp với hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường.

Cần có những chính sách bình ổn giá cả đầu vào giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ tham gia chương trình.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Trang 86 - 88)