PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 52)

4.1 TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NƠNG DÂN MUA PHÂN BÓN TRẢ SAU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG BÓN TRẢ SAU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG

4.1.1 Kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng

4.1.1.1 Nội dung triển khai chương trình

Đầu năm 2010, tình hình diễn biến thời tiết phức tạp: Mưa bão, hạn hán thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Thêm vào đó giá các vật tư sản xuất như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống lại tăng cao đã ảnh hưởng khơng ít đến năng suất, sản lượng sản xuất và tác động nghiêm trọng đến đời sống của các hộ nông dân. Nhiều hộ nông dân đã phải bỏ nghề để tìm việc làm mới. Trước tình hình đó UBND huyện Bảo Thắng ban hành Quyết định 237/QĐ-UBND về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản giai đoạn 2010-2012 trên địa bàn huyện Bảo Thắng. Theo chính sách quy định đối tượng và hình thức hỗ trợ như sau:

• Đối tượng được hưởng chính sách: Nơng trường, Hợp tác xã, hộ nơng dân sử dụng phân bón của chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón trả sau.

• Điều kiện hỗ trợ: Nông trường, hợp tác xã, hộ nơng dân đã hồn thành thủ tục đăng kí sử dụng phân bón của chương trình tại cơ quan đăng kí

• Hình thức hỗ trợ:

Hỗ trợ về mặt pháp lý tạo điều kiện cho Nông trường, Hợp tác xã, hộ nông dân được vay tín chấp phân phân bón của cơng ty Apatit Việt Nam với giá thỏa thuận theo hợp đồng.

Hỗ trợ về mặt tài chính với mức hỗ trợ 200 đồng/Kg phân bón. Mức hỗ trợ sẽ được trừ vào giá phân bón mà đối tượng phải thanh tốn.

4.1.1.2 Kết quả thực hiện chương trình tại huyện Bảo Thắng

a. Phạm vi thực hiện và sản lượng sử dụng phân bón của chương trình

Thực hiện Quyết định 237/QĐ-UBND của huyện Bảo Thắng, trong 3 năm qua có thể nói chương trình đã được triển khai rộng khắp trên toàn 12 xã của

huyện. Sản lượng phân bón của chương trình đã đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón của người dân.

Bảng 4.1 Phạm vi thực hiện và sản lượng phân bón sử dụng của chương trình

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (%)BQ

Phạm vi thực hiện Xã 1 3 12 12 - Tổng phân bón sử dụng Tấn 460 980 1800 1810 157,87 + Dưới 0,5 tấn Tấn/vụ 0 70 490 490 264,58 + Từ 0,5 – 1 tấn Tấn/vụ 250 480 780 775 145,81 + Trên 1 tấn Tấn/vụ 210 430 530 545 137,42

(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm, giai đoạn 2010 – 2013)

Khi bắt đầu thực hiện, chương trình chỉ tiếp cận đến một bộ phận nhỏ nông dân thuộc nông trường chè trên xã Phong Hải nên sản lượng đăng kí vụ đầu tiên ở mức 460 tấn. Theo như chương trình, nơng trường chè sẽ trực tiếp kí kết hợp đồng với công ty Apatit Việt Nam, nông dân sẽ nhận lại phân bón từ nơng trường. Với mức 1 tấn chè búp tươi người nông dân sẽ được đăng ký 1 tạ phân bón và những hộ có diện tích trên 1ha mới đủ điều kiện đăng kí. Do đó lượng đăng kí phân bón ở mức dưới 5 tạ hồn tồn khơng có và mức từ 5 tạ - 1 tấn chiếm đến 54,35%.

Đạt kết quả cao ở mùa vụ đầu tiên, năm 2011chương trình mở rộng sang 2 xã trồng chè là xã Xuân Quang và xã Phú Nhuận, cùng với sự tin tưởng của người dân nên sản lượng phân bón đăng ký tăng lên rất lớn đạt mức 980 tấn, tăng 2,1 lần so với năm đầu tiên. Ngoài ra, các hộ nghèo và các hộ khơng sản xuất chè cũng có thể đăng kí phân bón từ chương trình. Do vậy mà lượng phân bón đăng ký ở mức dưới 5 tạ/hộ đạt 70 tấn, chiếm 7,14%, còn mức từ 0,5 – 1

tấn/hộ đạt 480 tấn, tăng 1,92 lần so với cùng kì năm trước và mức trên 1 tấn/hộ đạt 430 tấn, tăng 2,05 lần so với cùng kì năm trước.

Trong năm 2012, chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón theo phương thức trả sau đã mở rộng trên toàn huyện với 12/12 xã cùng tham gia. Cùng với đó lượng phân đăng kí tăng lên đạt 1800 tấn, gấp 1,84 lần so với mùa vụ năm 2011. Đặc biệt trong năm này lượng đăng ký ở mức dưới 5 tạ/hộ tăng nhanh, gấp 7 lần so với năm 2011. Sự tăng nhanh này là do chương trình đã tiếp cận được với nhiều người dân có nhu cầu sử dụng, đặc biệt là sự tham gia nhanh của các hộ nghèo bởi chương trình giải quyết được vấn đề thiếu phương tiện chuyên trở phân bón mà hộ nghèo gặp phải cũng như chương trình đã nới lỏng được áp lực chi phí khi hộ chưa có tiền thanh tốn ngay.

So với năm 2012, lượng phân bón đăng kí năm 2013 tăng ở mức khơng đáng kể, chỉ đạt 0,55%. Nhu cầu sử dụng của người dân đã gần như mức ổn định. Tuy nhiên, lượng đăng kí mức trên 1 tấn tăng 2,83% so với năm 2012. Như vậy có thể nói chương trình khơng chỉ giải quyết được bài tốn khó khăn cho người nghèo mà đã thu hút được cả những nơng dân có quy mơ sản xuất lớn và tương đối lớn.

b. Kết quả thực hiện chương trình theo mùa vụ

Một trong những đặc trưng của nơng nghiệp là sản xuất mang tính mùa vụ. Do đó để đáp ứng nhu cầu của nơng dân trong sản xuất, chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón trả sau đã tổ chức cho nơng dân một năm được vay phân bón hai lần tương ứng với vụ chiêm và vụ mùa. Thời gian nhận phân bón vụ chiêm vào tháng 1 hằng năm và vụ mùa vào tháng 6 hằng năm. Tuy nhiên số lượng đăng ký phân bón có sự khác nhau giữa mỗi vụ.

Biểu đồ 4.1: Nhu cầu sử dụng phân bón trả sau tính theo mùa vụ năm 2013

Theo đồ thị trên ta thấy nhu cầu sử dụng phân bón của nơng dân hai xã: Trì Quang và Phong Hải giữa 2 mùa vụ có sự chênh lệch nhau tương đối lớn. Vụ chiêm nhu cầu sử dụng phân bón lớn hơn, chiếm 59% và đạt ở mức 319,5 tấn trong khi vụ mùa nhu cầu chỉ đạt 220,5 tấn, chiếm 41% tổng nhu cầu. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do cơ cấu cây trồng giữa hai mùa vụ có sự khác nhau. Đa số các cây trồng của hộ thường có thời vụ ngắn ngày và một năm trồng từ 2-3 vụ, phổ biến như: cây lúa, cây ngô, và một số cây màu... Bên cạnh đó nhiều hộ nơng dân cũng trồng các cây có thời hạn một năm và lâu năm như: cây sắn, cây công nghiệp, một số cây ăn quả… Thời vụ canh tác dài trong khi thời vụ thanh tốn phân bón ngắn do vậy đa số các nơng hộ này sử dụng phân bón trả ngay từ các đại lý. Mặt khác phần lớn các cây thời vụ lâu năm có nhu cầu sử dụng phân bón vào vụ chiêm. Do vậy lượng tiêu thụ trong vụ chiêm đạt cao hơn.

Tuy nhiên, tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy chương trình chỉ đáp ứng được 71,52% nhu cầu của nông dân trong vụ chiêm, tương ứng với 228,5/319,5 tấn phân. Như vậy thực tế cho thấy: khả năng cung cấp phân bón của chương trình thì dư thừa nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các hộ nơng

dân. Tình trạng này diễn ra là do thời hạn cho vay phân bón của chương trình quá ngắn. Theo như hợp đồng giữa Hội nơng dân đã kí kết với cơng ty cung cấp phân bón, thời hạn cho vay của chương trình là 6 tháng/vụ. Như vậy các nơng hộ có cây trồng một năm và lâu năm thường ít khi sử dụng phân của chương trình. Trước thực trạng đó nơng dân phải lựa chọn đi mua phân bón từ thị trường ngồi nếu hộ gia đình có sẵn tiền hoặc khơng sử dụng phân bón trong sản xuất. Như vậy thời hạn trả phân bón là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình.

c. Hoạt động chuyển giao khoa học – kỹ thuật của chương trình

Trong những năm gần đây quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng đã và đang chuyển sang giai đoạn mới đó là sản xuất gắn liền với khoa học – kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện môi trường của người sản xuất và cộng đồng. Theo thống kê của Hội nông dân huyện Bảo Thắng, sau khi triển khai

Quyết định 237/QĐ-UBND đến nay huyện đã liên kết với công ty TNHH Apatit

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w