- Bón thúc 86,36 69,56 77,78 2Tỷ lệ hộ bón phân theo loại đất54,5539,13 46,
1 Bổ sung dinh dưỡng cho đất 48 80 Tăng lên rất nhiều6 26,
4.1.2.3 Đánh giá chung về tác động của chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
a. Những mặt tích cực
Quyết định 237/QĐ-UBND huyện Bảo Thắng ban hành vào tháng
1/2010 đã có tác động tích cực và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của Cơng ty Apatit Việt Nam. Chương trình là cầu nối giữa nhu cầu sử dụng phân bón của người dân và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty Apatit Việt Nam. Thơng qua chương trình, sản lượng tiêu thụ phân bón của cơng ty Apatit Việt Nam đã tăng lên nhờ hình ảnh của cơng ty được quảng bá đến từng địa phương, chất lượng phân bón được kiểm nghiệm từ đó ngày càng tăng lịng tin của người dân vào sản phẩm của công ty. Mặt khác thơng qua q trình tiếp xúc trực tiếp với người dân trong triển khai mơ hình tấp huấn, các cán bộ kỹ thuật của công ty đã nắm bắt được rõ hơn về nhu cầu cũng như những thắc mắc về sản phẩm trên cơ sở đó ngày càng hồn thiện về sản phẩm.
Bên cạnh đó, Quyết định 237/QĐ-UBND cũng có những tác động tích cực đến các hộ trồng trọt trên địa bàn huyện.
Thứ nhất, chương trình tác động lớn đến lực lượng lao động trong lĩnh vực, tạo sự đồng tình hứng khởi, thu hút được một bộ phận lao động trong các ngành nghề khác vào sản xuất nên số lượng lao động tham gia trồng trọt tăng lên đáng kể, mức tăng bình quân đạt 8,51%.
Thứ hai, một trong những kết quả quan trọng nữa là số lượng phân bón sử dụng của nơng hộ tăng lên do khi tham gia chương trình hộ đã giảm được một khoản chi phí đáng kể cho đầu tư sản xuất ban đầu nên hộ mở rộng quy mơ sản xuất, tăng đầu tư về phân bón và nguồn lực lao động từ đó làm tăng kết quả và hiệu qua kinh tế của hộ trồng trọt.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, chủ tịch Hội nông dân huyện Bảo Thắng cho biết, sau 4 năm triển khai và thực hiện chương trình đã đạt được kết quả to lớn: Huyện đã giải ngân được 1,1 tỷ đồng hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, góp phần tạo tâm lý phẩn khởi cho bà con nông dân. Kết quả này khơng chỉ góp phần giải quyết được tình trạng bỏ hoang đất, giảm kết quả trồng trọt của huyện mà còn giúp cho hộ trồng trọt ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lực lượng lớn lao động.
Nhìn chung, trong thời gian qua huyện và các địa phương đã tích cực nỗ lực khắc phục những khó, khăn chỉ đạo triển khai tốt chương trình hỗ trợ nơng dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện. Đồng thời, chương trình đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ trong hộ nơng dân, khuyến khích các hộ trồng trọt mở rộng quy mơ, tăng đầu tư vào sản xuất, đáp ứng đúng mục tiêu của chương trình đề ra. Bên cạnh đó, chương trình đã tạo được những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập hộ và đảm bảo ổn định cuộc sống cho hộ nông dân hoạt động trồng trọt.
b. Những vấn đề tồn tại
Quyết định 237/QĐ-UBND của huyện Bảo Thắng đã có những tác động
tích cực trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình cũng bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập cần phải giải quyết.
Qua kết quả thu thập ý kiến của người dân cho thấy: Việc hỗ trợ đã có sự tham gia, phối hợp giữa nhiều cơ quan, ban, ngành nhưng việc thực hiện vẫn cịn rất khó. Trước hết là giá phân bón của chương trình ln cao hơn giá thị trường từ 10.000 đồng – 15.000 đồng do trong chương trình phân bón ln kèm theo các dịch vụ như chuyển chở phân bón đến tận trung tâm thơn, bản nơi thuận tiện nhất cho người dân và sử dụng phân bón trả sau khơng tính lãi. Ngồi ra, thời gian giao và nhận phân bón của chương trình vẫn cịn chưa linh hoạt do sự phân cấp trong thực hiện còn rườm rà, kéo dài thời gian làm hạn
chế về đa dạng cơ cấu cây trồng của người dân. Việc tuyên truyền, phổ biến chương trình cịn hạn chế nên vẫn chưa thực sư thu thút hết các đối tượng của chương trình, đặc biệt là các nơng hộ sâu xa.
Một khó khăn nữa là khả năng thanh tốn chi phí mua phân bón của người dân cịn bấp bênh do sản xuất thường chịu rủi do về thiên tai – thời tiết, đây cũng là một trở ngại về khả năng sử dụng phân bón của người dân và sự e ngại cho vay phân bón của huyện cũng như cơng ty Apatit Việt Nam.
Từ thực trạng và bất cập trên, cấp Ủy, chính quyền và địa phương cần sớm đề ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập để khai thác hiệu quả và bền vững hơn nữa thế mạnh của của vùng.