1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa

125 712 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức sau này là các cuốn sách sử của Quốc sử quán triều Nguyễn đều nhắc đến xứ Mô Xoài là vùng đất đầu tiên người Việt đến tụ cư rồi sau này đi tiếp về

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Hà Nội – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

ĐẶNG NGỌC HÀ

KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI:

DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn 5

Chương 1 XỨ MÔ XOÀI: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

7

1.1.2 Sự thay đổi tên gọi Mô Xoài và ý nghĩa địa danh Mô Xoài 11

1.3.2 Mô Xoài trong quá trình mở đất của các chúa Nguyễn ở thế kỷ

XVII

21

1.3.3 Quá trình thiết lập đơn vị hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

trang

Bảng 1.3 Các làng thuộc tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng

Bảng 1.4 Các làng thuộc tổng Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng

Bản đồ 1.1 Plan Topographique de la Province de Baria cuối thế kỷ XIX 33

Bảng 2.1 Diện tích ruộng đất vùng Mô Xoài trước và sau đạc điền 1836 40

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ ruộng công và ruộng tư ở thôn Long Hương,

Biểu đồ 2.2 Quy mô sở hữu ruộng tư ở vùng trung tâm Mô Xoài năm 1836 43

Bảng 2.2 Phân bố quy mô sở hữu ruộng tư ở các thôn

trung tâm Mô Xoài năm 1836

44

Bảng 2.3 Sở hữu theo dòng họ tại các thôn vùng Mô Xoài

Bảng 2.4 Sở hữu của chủ nữ ở các thôn trung tâm Mô Xoài

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ sở hữu ruộng đất của chủ nữ ở vùng Mô Xoài năm 1836 49

Bảng 2.6 Diện tích, số mảnh và diện tích trung bình ruộng muối

Biểu đồ 2.7 Quy mô sở hữu theo dòng họ về ruộng muối ở Phước Lễ năm

1837

53

Biểu đồ 3.1 Dân số trong các xã phường của thị xã Bà Rịa (2008-2010) 66

Bảng 3.4 Dòng họ trong địa bạ tại các thôn vùng Mô Xoài

Trang 6

trước 1836 và 1836 68

Biểu đồ 3.2 Số dòng họ và số người trong dòng họ ở trung tâm Mô Xoài

năm 1836

69

Bảng 3.6 Chủ sở hữu phụ canh ở các thôn vùng Mô Xoài đầu thế kỷ XIX 72

Bảng 2.8 Lịch trình lễ hội Cầu an (Kỳ yên) đình Long Hương

Ảnh 3.1 Dấu tích hiện nay của lũy Phước Trung 87

Sơ đồ 3.1 Lũy Mô Xoài (Phước Tứ) trên bản đồ Wikimapia

Trang 7

ĐHQG Đại học Quốc gia

KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn

TGLV Tác giả luận văn

Trang 8

Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức sau này là các cuốn sách sử của Quốc sử

quán triều Nguyễn đều nhắc đến xứ Mô Xoài là vùng đất đầu tiên người Việt đến tụ

cư rồi sau này đi tiếp về Đồng Nai và theo các nhánh sông xuống đồng bằng sông Cửu Long

Xứ Mô Xoài là vùng đất có vị thế địa-chính trị đặc biệt Vào thế kỷ XVII đây

là vùng đất hoang vu nằm giữa Chân Lạp và Champa Mô Xoài có dải đồng bằng thuận lợi cho nông nghiệp, cộng với vùng ven biển giàu có thuận lợi cho khai thác nhiều sản vật Đó là cửa ngõ của Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận lợi để tiến vào trung tâm Nam Bộ Với vị thế ấy, Mô Xoài là nơi đầu tiên được người Việt khai mở rồi chúa Nguyễn thiết lập thành tiền đồn để làm bàn đạp cho quá trình khai phá Nam Bộ và xác lập chủ quyền Đàng Trong

Xứ Mô Xoài ngày nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà vùng lõi là thành phố Bà Rịa Luận văn tìm hiểu về tiến trình phát triển liên tục của vùng đất Mô Xoài từ thế

kỷ XVII với ý nghĩa là một không gian văn hóa, đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình khai phá đất đai, xác lập chủ quyền của người Việt cùng với hoạt động kinh tế, đời sống xã hội và văn hóa nhằm làm rõ đặc tính của miền đất địa đầu trong kỳ công

mở cõi Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn: “Không gian văn hóa

xứ Mô Xoài – Diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tụ cư, khai phá và phát triển kinh tế của cư dân Nam Bộ Có thể kể đến một số công trình của người nước ngoài

như: Li Tana (Australia), Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ

XVII và XVIII (1999); Li Tana, Paul A Vanduke (Australia), Southeast Asia`s Water Frontier in the 18th Century: New Data and New Lights (2004) Và nhiều

công trình nghiên cứu khác của Trần Kinh Hòa (Hong Kong, 1958) về họ Mạc ở Hà Tiên; Luận án Tiến sĩ của Tsai Maw Kuey (Pháp, 1968) về người Hoa trên đất Nam Bộ Bên cạnh đó có nhiều tài liệu hồi ký, nhật trình du hành của người phương Tây

đến Nam Bộ như Frernand Mendez Pinto (Bồ Đào Nha), Les voyages aventureux de

Frernand Mendez Pinto (1629) ; John White (Anh), Voyage to Cochinchina (1823);

C Borri (Ý), Xứ Đàng Trong năm 1621 Những công trình trên nghiên cứu một

phần hoặc toàn diện quá trình khai phá Nam Bộ, Mô Xoài cũng được nhắc đến trong một số nghiên cứu này Những công trình này cung cấp nhiều tư liệu và nhận định về quá trình tụ cư, đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần ở Nam Bộ nói chung và

Trang 9

ở xứ Mô Xoài nói riêng Tuy nhiên, chưa có học giả quốc tế nào khảo cứu chuyên sâu về vùng đất Mô Xoài

Trước năm 1975, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu về lịch sử tụ cư của người Việt trên đất Đồng Nai – Gia Định Trong đó cũng có một

số công trình nghiên cứu riêng về vùng đất Biên Hòa, Bà Rịa và có nhiều công trình khi nghiên cứu quá trình nam tiến đã đề cập đến Mô Xoài Có thế kể đến các công

trình như: Monographic de la province de Ba Ria et de la Ville du Cap Saint (1902); Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong (1967); Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử

nội chiến Việt Nam (1970); Phù Lang Trương Bá Phát, Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam (1970); Lê Hương, Sử Cao Miên (1970); Lương Văn Lựu, Biên Hòa sử lược toàn biên (1971)

Từ sau năm 1975, quá trình nghiên cứu vùng đất Nam Bộ được đẩy mạnh Trong xu thế đó, việc nghiên cứu về quá trình nam tiến của người Việt trên từng chặng tiến xuống Nam Bộ đã thu được nhiều thành tựu Tuy chưa có một công trình chuyên khảo riêng nào về xứ Mô Xoài trong quá trình tụ cư của người Việt và quá trình kinh tế, văn hóa nhưng một số công trình nghiên cứu tổng hợp đã phần nào phác họa được địa điểm Mô Xoài trong diễn trình lịch sử của cuộc nam tiến Có thể

kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Đình Đầu, Chế độ công

điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh (1992); Nhiều tác

giả, Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ (1982); Nhiều tác giả, Di dân của người

Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX (1994); Lâm Hiếu Trung (cb), Biên Hòa – Đồng Nai, 300 năm hình thành và phát triển (1998); Sở Văn hóa Thông tin tỉnh

Bình Dương, Thủ Dầu Một – Bình Dương, 300 năm hình thành và phát triển (1998); Nhiều tác giả, Nam Bộ xưa và nay (1998); Huỳnh Lứa, Góp phần tìm hiểu

vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX (2000) Năm 2007, GS Phan Huy Lê

chủ nhiệm đề án khoa học cấp nhà nước về Quá trình hình thành và phát triển vùng

đất Nam Bộ Trong đề án có đề tài Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS Nguyễn Quang Ngọc chủ trì đã có nhiều đột phá

khi nghiên cứu vùng địa đầu của công cuộc khai phá Nam Bộ là Mô Xoài Đề án đã

in được một số cuốn sách tham khảo rất quan trọng về lịch sử Nam Bộ đó là: Lịch

sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Một số vấn đề về lịch sử vùng đất Nam Bộ thời cận đại Đến

năm 2011, đề án trên hoàn thành đã đem lại nhiều nhận thức khoa học mới về quá trình khai phá Nam Bộ, trong đó có Mô Xoài

Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu riêng về Mô Xoài, chuyên khảo tổng

hợp về tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Có thể kể đến: Trần Trung Chính, Bà Rịa Vũng Tàu (1994); Nguyễn Thị Tuyết (cb), Bà Rịa Vũng Tàu đất và người (1999); Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh (cb), Địa chí Bà Rịa Vũng Tàu (2005); Nguyễn Đình Thống, Xứ Mô Xoài – vùng đất đầu tiên người Việt khai phá ở Nam Bộ (2009)… Đến năm 2012, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội thảo khoa học Từ xứ Mô Xoài

xưa đến Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay

Trang 10

Tất cả những nghiên cứu trên có giá trị quan trọng khi tìm hiểu về vùng đất

Mô Xoài, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tổng hợp về diễn trình lịch sử,

xã hội và đời sống văn hóa vùng đất này Ngay cả cuốn sách có tính tổng hợp cao

như Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu mặc dù nghiên cứu tổng thể theo lối địa chí những

chưa nghiên cứu, tập hợp đầy đủ tư liệu về vùng Mô Xoài, chưa chỉ rõ trung tâm

Mô Xoài ở đâu, vùng đất Mô Xoài tồn tại như thế nào trong không gian Bà Rịa –

Vũng Tàu, diễn trình phát triển của Mô Xoài ra sao Hội thảo khoa học Từ xứ Mô

Xoài xưa đến Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay có nhiều đóng góp trong việc nhận thức

về vùng đất Mô Xoài nhưng chưa có cái nhìn tổng thể về tiến trình phát triển của vùng đất này trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác về vùng Mô Xoài chưa được giải quyết thấu đáo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là quá trình hình thành của xứ Mô Xoài từ thế kỷ

XVII, hoạt động kinh tế cùng đời sống xã hội và văn hóa Luận văn đi tìm hiểu diễn

trình lịch sử của Mô Xoài là những vấn đề lịch sử diễn ra trong đời sống của cư dân

vùng này Đối tượng là những vấn đề liên quan đến tụ cư để khai phá đất đai, phát triển sản xuất; tổ chức không gian hành chính trong không gian có tên gọi dân gian

là Mô Xoài; những hoạt động kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề làm muối, khai

thác thủy-hải sản, lâm sản, mạng lưới chợ… Đối với đời sống xã hội và văn hóa,

luận văn chỉ đi tìm hiểu tình hình xã hội và văn hóa truyền thống có ảnh hưởng đến hiện tại với những nét cơ bản nhất về dân cư, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, một số di tích tiêu biểu chứ không tìm hiểu toàn bộ các vấn đề liên quan đến xã hội, văn hóa

từ xưa đến ngày nay ở xứ Mô Xoài và Bà Rịa-Vũng Tàu

Phạm vi không gian của luận văn là xứ Mô Xoài với trung tâm là thành phố

Bà Rịa hiện nay Đối tượng chủ yếu sẽ là phạm vi không gian của thành phố Bà Rịa, nhưng các mối liên hệ lịch sử, xã hội và văn hóa đều diễn ra không chỉ bó hẹp trong một phạm vi trung tâm xứ Mô Xoài, do đó nghiên cứu này vẫn phải liên hệ với cả vùng Mô Xoài rộng lớn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Giới hạn thời gian của diễn trình lịch sử vùng Mô Xoài chủ yếu từ thế kỷ

XVII đến thế kỷ XIX Đến thế kỷ XIX, tên gọi Mô Xoài không còn nữa, người ta thường gọi với cái tên là Bà Rịa Do đó, giới hạn thời gian của phần lịch sử sẽ từ thế

kỷ XVII đến XIX Đối với vấn đề đời sống xã hội và văn hóa, mục tiêu chỉ nhằm

phác họa có tính chất tổng hợp về đời sống xã hội và văn hóa truyền thống không đi vào chi tiết từng dạng thức, đồng thời phần này có giới hạn thời gian từ quá khứ đến một số vấn đề xã hội và văn hóa truyền thống đang có ảnh hưởng đến đời sống hiện tại

4 Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau nhằm phục dựng được chân dung của bức tranh lịch sử, văn hóa và xã hội của ở Mô Xoài

Nguồn tư liệu thứ nhất là các sử liệu ở thế kỷ XVIII, XIX đề cập đến Mô

Xoài, các nguồn tư liệu này được luận văn khai thác triệt để Đó là tác phẩm Phủ

Trang 11

biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức

Nguồn sử liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn hết sức phong phú, đa dạng, luận văn

đã tận dụng triệt để các bộ sách chính sử này như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất

thống chí, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm Định tiễu bình Nam Kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí… Trong quá

trình triển khai luận văn, chúng tôi không chỉ sử dụng tài liệu dịch mà khi cần đã sử dụng cả nguyên bản chữ Hán nhằm đối chiếu, so sánh với văn bản đã được dịch

Nguồn tư liệu thứ hai là địa bạ, đây là nguồn tư liệu rất quan trọng để tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội Địa bạ ở Nam Bộ xuất hiện năm 1836 dưới thời Minh Mệnh Việc khai thác địa bạ trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử ở Nam Bộ chưa nhiều Nguyễn Đình Đầu đã có công tập hợp tư liệu địa bạ của 6 tỉnh Nam Kỳ nhưng đó chỉ là những số liệu chung ở tờ đầu tiên của địa bạ không phải là số liệu chi tiết nên khi khai thác tập hợp địa bạ này có nhiều bất cập Xứ Mô Xoài trong thời kỳ thiết lập địa bạ 1836 thuộc đơn vị hành chính là huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, trung tâm nằm ở các làng thuộc tổng An Phú Hạ

Nguồn tư liệu thứ ba là một số tài liệu bằng tiếng Pháp của các học giả người Pháp và người Việt Những tài liệu này được viết ở cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX Tài liệu này bổ sung cho sự thiếu hụt tư liệu từ chính sử nhà Nguyễn

Nguồn tư liệu thứ tư là bản đồ Chúng tôi khai thác triệt để nguồn tài liệu bản

đồ Nam Kỳ, Bà Rịa được vẽ ở thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XIX hiện lưu trữ trong các trung tâm lưu trữ Quốc gia Việt Nam Nguồn tư liệu này khá phong phú với phương pháp vẽ chính xác là tài liệu tốt để xác định vị trí địa danh và nhiều vấn đề khác để tìm hiểu về vùng Mô Xoài

Nguồn tài liệu thứ năm là các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước Các công trình này một mặt cung cấp những nhận xét, cách đánh giá về vấn đề Mô Xoài Mặt khác cũng chỉ dẫn nhiều nguồn tài liệu quan trọng về Mô Xoài

Nguồn tài liệu thứ sáu là tài liệu điền dã Tác giả luận văn đã có thời gian 2 tháng đến vùng Mô Xoài vào tháng 12/2009 và tháng 6/2012 để sưu tầm tài liệu, trải nghiệm địa bàn Nguồn tư liệu này rất quan trọng, không chỉ giúp tác giả luận văn nhận diện địa bàn còn bổ sung nhiều tư liệu chưa từng được đề cập cũng như cung cấp nhiều điều lý thú mà xem bản đồ hay đọc tư liệu viết rất khó nhận ra

5 Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn

- Phương pháp liên ngành: Đề tài sử dụng phương pháp liên ngành để khai thác

tất cả các nguồn tư liệu liên quan, đồng thời tiến hành phân tích, kết hợp các dữ kiện để làm nổi bật và nghiên cứu toàn diện về khu vực Mô Xoài Mô Xoài là một khu vực, do

đó tự thân nó phải yêu cầu phương pháp liên ngành để kết hợp nhiều tri thức khoa học

nhằm nhận thức rõ nét và tổng thể Sử dụng phương pháp liên ngành đảm bảo tính hệ thống, logic, làm nổi bật đối tượng, liên hệ được nhiều tri thức phục vụ cho nghiên cứu đối tượng

Trang 12

- Phương pháp nghiên cứu sử học: Do nhận thức về xứ Mô Xoài trong diễn

trình lịch sử, văn hóa và xã hội nên phương pháp sử học được sử dụng để nhận thức đối tượng trong quá khứ

- Phương pháp điền dã: Phương pháp điền dã hết sức quan trọng để bổ khuyết

những vấn đề chưa được miêu tả tường tận trong sử liệu Đồng thời, phương pháp này nhằm tiến hành quan sát thực tế về một đối tượng và qua đó có cơ sở để sử dụng hệ

thống các phương tiện nghiên cứu liên ngành

Mục đích của luận văn nhằm phục dựng lại diện mạo vùng đất Mô Xoài trong lịch sử với các vấn đề về quá trình hình thành, hoạt động kinh tế, văn hóa và

xã hội Đồng thời làm rõ vị trí, vai trò của xứ Mô Xoài trong diễn trình lịch sử - văn hóa Nam Bộ

Luận văn là một nghiên cứu khu vực học Đây cũng là một nghiên cứu trường hợp về diện mạo lịch sử, kinh tế, văn hóa và xã hội của một vùng đất trong quá trình khai phá, xác lập chủ quyền Việt Nam ở Nam Bộ

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1 Xứ Mô Xoài: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và quá trình hình thành Luận văn đã định vị không gian của xứ Mô Xoài và xác định trung tâm

của xứ Mô Xoài là thành phố Bà Rịa Các đặc trưng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên có vai trò quan trọng trong diễn biến lịch sử, văn hóa của vùng đất này Đồng thời phục dựng quá trình hình thành của xứ Mô Xoài trong diễn trình lịch sử, đó là hình ảnh của Mô Xoài trước thế kỷ XVII, quá trình khai phá hình thành xứ Mô Xoài cùng với việc thiết lập các đơn vị hành chính và diễn biến thay đổi hành chính vùng

Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX

Chương 2 Đời sống kinh tế xứ Mô Xoài Nội dung trong chương này tìm

hiểu hoạt động kinh tế truyền thống ở xứ Mô Xoài từ thời kỳ mở đất ở thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX Các nội dung về kinh tế được làm rõ gồm hoạt động nông nghiệp, làm muối, khai thác thủy-hải sản và lâm sản, mạng lưới chợ và việc thu thuế của nhà Nguyễn Đây cũng là một phần của diễn trình lịch sử, đó là lịch sử của đời sống kinh tế ở xứ Mô Xoài

Chương 3 Đời sống xã hội và văn hóa xứ Mô Xoài Chương này tìm hiểu

đời sống xã hội và văn hóa truyền thống của cư dân Mô Xoài Đó là những vấn đề

về dân cư, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội và các di tích tiêu biểu Nội dung của chương không tìm hiểu chi tiết đời sống xã hội, văn hóa hiện đại mà chỉ phác họa những yếu tố thuộc về truyền thống hay cổ truyền nhưng có tác động đến hiện tại, một số mục có liên hệ với hiện tại để làm rõ một số biến đổi của xã hội và văn hóa

Trang 13

Bộ Với việc kết hợp nhiều nguồn tư liệu đã có thể xác định xứ Mô Xoài xưa là vùng đất rộng lớn tương đương với khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó trung tâm nằm ở thành phố Bà Rịa

Địa danh “Mô Xoài” xuất hiện sớm nhất trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý

Đôn vào giữa thế kỷ XVIII Năm 1756, đứng trên đỉnh cao của kỳ công mở cõi vị tướng Nguyễn Cư Trinh đã nói với chúa Nguyễn Phúc Khoát: “Đời trước lập Gia

Định, tất trước mở xứ Mô Xoài 1

, rồi mở xứ Đồng Nai, để cho quân dân hoàn tụ, rồi

mở xứ Sài Gòn, thế là lấy ít đánh nhiều, lần dần như tằm ăn” [44, tr 159] Nhưng,

sự kiện sớm nhất nhắc đến tên Mô Xoài diễn ra vào năm 1658 Theo Gia Định

thành thông chí, vua Chân Lạp xâm phạm biên giới Đàng Trong, chúa Nguyễn sai:

“3 ngàn quân đi trong 2 tuần đến thành Mô Xoài của nước Cao Miên, phá thành và bắt vua Nặc Ong Chăn giải về Quảng Bình” [48, tr 109] Đại Nam thực lục cũng

nhắc đến sự kiện này nhưng không chép là Mô Xoài mà thay bằng tên địa danh được sử dụng từ cuối thế kỷ XVIII là Hưng Phúc, theo đó quân chúa Nguyễn: “đem

3000 quân đến thành Hưng Phúc (bấy giờ gọi là Mô Xoài 2

, nay thuộc huyện Phúc Chính, tỉnh Biên Hòa [chú thích của Quốc sử quán triều Nguyễn3]) đánh phá được, bắt Nặc Ông Chân” [99, tr 72]

Vào thế kỷ XVII, địa danh Mô Xoài tồn tại phổ biến, là vùng đất địa đầu phía bắc của Nam Bộ, Trịnh Hoài Đức cho biết rất rõ: “Lúc ấy địa đầu của Gia Định

là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên Hòa [chú thích của Trịnh Hoài Đức]) tại hai xứ ấy đã có dân của nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất” [48, tr 109]

Như vậy, vùng đất Mô Xoài nằm ở phía bắc của Nam Bộ ngày nay Vị trí của nó nằm cạnh vùng Đồng Nai, và vùng Sài Gòn Lời nói của Nguyễn Cư Trinh

“nay”: có nghĩa là thời gian Quốc sử Quán triều Nguyễn viết Đại Nam thực lục tiền biên vào giữa thế kỷ

XIX, tuy nhiên chú thích này chưa chính xác, Mô Xoài nằm ở huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa chứ không phải huyện Phúc (Phước) Chính

Trang 14

cho biết xứ Mô Xoài là vùng đất được khai mở đầu tiên sau đó đến Đồng Nai và Sài Gòn Trong quan niệm dân gian ở thế kỷ XVII - XIX, Đồng Nai một mặt để chỉ chung toàn bộ vùng Nam Bộ, mặt khác chỉ tên của trấn Biên Hòa rồi tỉnh Biên Hòa; còn Sài Gòn nhằm chỉ vùng đất Phiên An, sau là tỉnh Gia Định: “theo cư dân ở đây thường nói thì chỉ gọi đất Biên Hòa là Đồng Nai, Bà Rịa; đất Phiên An là Bến Nghé, Sài Gòn” [48, tr 39] Hơn nữa, những người Việt khi xuống Nam Bộ khai phá đất đai họ phải đi bằng thuyền để vượt qua lãnh thổ Champa, khi xuống Nam

Bộ địa điểm họ sinh sống đầu tiên phải đảm bảo tiêu chí là vùng đồng bằng để thuận lợi cho khai phá ruộng đất trồng lúa Dựa vào quan niệm dân gian về cách gọi tên vùng đất này mà Trịnh Hoài Đức cho biết, cùng hai tiêu chí định cư là giáp biển,

có đồng bằng thì có thể đoán định khái quát Mô Xoài là vùng đồng bằng giáp biển nằm ở phía bắc tỉnh Gia Định và nằm ngang với Biên Hòa – Đồng Nai

Kết hợp nhiều nguồn tư liệu có thể xác định được vị trí chính xác của xứ Mô

Xoài xưa Hoàng Việt nhất thống dư địa chí được viết vào thập niên đầu thế kỷ XIX

khi nói đến trạm Mô Xoài ở trấn Biên Hòa đã cho biết một chi tiết rất quan trọng:

“Cầu sông Mô Xoài, cầu dài 22 tầm, tục gọi là cầu Mô Xoài, lệ bắt dân hai thôn

phường Long Hương và Phước Lễ làm cầu” [42, tr 85] Gia Định thành thông chí

có viết về sông Hương Phước ở trấn Biên Hòa đầu thế kỷ XIX cũng cho biết: “tức

là sông Mô Xoài, là nơi 2 thôn Long Hương và Phước Lễ cùng đài thọ lính trạm” [48, tr 37] Xác định được thôn Long Hương, Phước Lễ cũng có nghĩa xác định được vị trí của vùng Mô Xoài

Cũng trong tác phẩm Gia Định thành thông chí, ở phần “Cương vực chí” của

trấn Biên Hòa, Trịnh Hoài Đức cho biết Long Hương và Phước Lễ là tên hai thôn thuộc tổng An Phú huyện Phước An [48, tr 140] Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, tổng An Phú được chia thành An Phú Thượng và An Phú Hạ, trong đó Long Hương và Phước Lễ thuộc tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, phủ Phước Long [1;2;3;4;5]

Tư liệu địa bạ triều Nguyễn thiết lập vào giữa những năm 30 của thế kỷ XIX

đã khẳng định rõ ràng trung tâm Mô Xoài là các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên Trong các thôn của tổng An Phú Hạ chỉ có 4 thôn này được ghi chép là đất đai thuộc xứ Mô Xoài Trong địa bạ có nhắc đến các xứ đất, đó là tên gọi dân gian về một khu vực nhất định, phản ánh lịch sử lâu dài của một địa phận, khu vực

Địa bạ thôn Long Hương, Phước Lễ cho biết thôn chỉ có một xứ là Mô Xoài [1, tờ 3b; 4, tờ 1b] Địa bạ thôn Long Kiên cho biết thôn này có 3 xứ là Mô Xoài, Bưng Kỳ, Thị Định [2, tờ 1b] Địa bạ thôn Long Xuyên cho biết thôn có 2 xứ là Mô Xoài và Khách xứ [3, tờ 1b]

Gắn liền với vùng đất Mô Xoài còn có đạo Mô Xoài hay đạo Hưng Phúc, ở các đạo này có thủ Mô Xoài (thủ Hưng Phúc) để đảm nhận các vấn đề an ninh Việc xác định vị trí của thủ này sẽ góp phần xác định không gian xứ Mô Xoài Thủ Hưng Phúc đã được đổi tên thành thủ Long An năm 1824 nhưng đến năm 1833 vẫn còn

Trang 15

kho của đạo Hưng Phúc Bằng chứng là khi đánh dẹp quân khởi nghĩa Lê Văn Khôi, Minh Mệnh lệnh cho các quan ở Biên Hòa: “Lại sức khám xét số thóc hiện chứa ở kho đạo Hưng Phúc cạnh trạm Biên Long” [88, tr 34] Trạm Biên Long nằm ở thôn Long Hương huyện Phước An [98, tr 78] Chính địa bạ của thôn Long Hương đã xác nhận kho đạo Hưng Phúc nằm trong thôn này: “đất thổ phụ (đất gò) có 3 khoảnh, trong đó một khoảnh là kho đạo Hưng Phúc, một sở có dân cư” [1, tờ 3a]

Năm 1837, phủ Phước Tuy thành lập bao gồm huyện Phước An [98, tr 44]

Nhìn trên Phước Tuy phủ đồ [86, tr 190] năm 1838 huyện Phước An tương đương với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay Bản đồ Plan topographique de

L`arrondissement de Baria vẽ vào năm 1881 cho biết tổng An Phú Hạ thuộc huyện

Phước An nằm ở phía tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [139] Bốn thôn trung tâm của xứ Mô Xoài xưa gần tương đương với thành phố Bà Rịa hiện nay

Tên của ngọn núi, dòng sông ở xứ Mô Xoài hoàn toàn khớp với các địa danh thuộc thành phố Bà Rịa ngày nay Cuối thế kỷ XIX, một đoạn sông từ trung tâm làng Phước Lễ lúc đó là thủ phủ tỉnh Bà Rịa trở ngược lên phía bắc được ghi trong

bản đồ Plan topographique de L`arrondissement de Baria là: “Rach Mo Koai”, tức

là sông Mô Xoài, còn từ trung tâm Phước Lễ trở ra biển được ghi là sông Dinh

[139] Sông Dinh chảy qua thành phố Bà Rịa trước kia tên là Mô Xoài, Hoàng Việt

nhất thống dư địa chí cho biết sông Mô Xoài còn gọi là Vàm Dinh [42, tr 311] Núi

Trấn Biên từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX được gọi theo tên dân gian là núi Mô Xoài [48, tr 36; 98, tr 54] Đến cuối thế kỷ XIX núi này thường được gọi là núi Dinh: “Núi Dinh: tên núi lớn ở phủ Phước Tuy, tục kêu là núi Mô Xoài” [35, tr 236] Ngày nay, ngọn núi lớn ở thành phố Bà Rịa thuộc các phường Kim Dinh, Long Hương, Phước Hưng vẫn mang tên núi Dinh

Tại thành phố Bà Rịa ngày nay tên của các làng cổ Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên không còn giữ được như như trước, duy chỉ còn tên làng

cổ Long Hương nay được đổi thành phường Long Hương và phường Kim Dinh Dựa trên bản đồ địa hình, hành chính có thể thấy thôn Phước Lễ bị chia cắt thành nhiều phường là: Phước Hiệp, Phước Hưng, Long Tâm, Phước Nguyên, Phước Trung, Long Toàn, trong đó trung tâm của thôn trước kia nay là phường Phước Hiệp Thôn Long Kiên hiện nay là một phần của phường Phước Hưng, Long Tâm,

xã Hòa Long Thôn Long Xuyên hiện nay tương đương với xã Tân Hưng, xã Hòa Long, một phần xã Long Phước [144; 153; 25]

Mặc dù trung tâm của xứ Mô Xoài nằm ở một số làng thuộc tổng An Phú Hạ nhưng phạm vi của xứ Mô Xoài rộng lớn hơn nhiều gồm các làng thuộc tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng, Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng của huyện Phước

An thế kỷ XIX Huyện Phước An ngày nay tương đương với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Các làng bao quanh trung tâm Mô Xoài về phía bắc gồm có Đại Thuận, Long Hiệp, Long Lập thuộc tổng An Phú Hạ; phía đông gồm các làng An Nhất, An Ngãi, Hắc Lăng, Long Điền, Long Nhung, Long Thạnh, Phước Tỉnh, trong đó Long Điền nằm cạnh làng Phước Lễ, làng này có nhiều dấu tích quan trọng của thời kỳ mở cõi,

Trang 16

khai phá đất đai từ thế kỷ XVII Các làng thuộc các tổng Phước Hưng Hạ và Phước Hưng Thượng nằm xa hơn cũng có vai trò quan trọng trong quá trình khai phá, xác lập chủ quyền Việt Nam dưới thời chúa Nguyễn, các làng này ngày nay thuộc huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Châu Đức của Bà Rịa – Vũng Tàu

Trung tâm của Mô Xoài nằm khá xa biển và kín đáo trong khu vực giáp với vùng nước lợ ở phía nam của sông Dinh Nhưng vùng Mô Xoài lan rộng hơn nhiều

so với trung tâm, giáp với khu vực nam Trường Sơn và kéo dài ra biển Cách thành phố Bà Rịa khoảng 10 km, nằm giáp biển có hai làng Phước Hải và Phước Tỉnh, đây là cửa ngõ để người Việt từ thế kỷ XVII tiến vào trung tâm Mô Xoài Chính điều này tạo nên địa thế liên hoàn của vùng Mô Xoài với các hệ thống sông, biển và thuận lợi cả về giao thông đường bộ

Sơ đồ 1.1 Không gian xứ Mô Xoài và trung tâm Mô Xoài

1.1.2 Sự thay đổi tên gọi Mô Xoài và ý nghĩa địa danh Mô Xoài

1.1.2.1 Diễn biến thay đổi tên gọi Mô Xoài

Địa danh Mô Xoài bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII, tồn tại đến nửa đầu thế

kỷ XIX, từ nửa sau thế kỷ XIX tên gọi này phai nhạt dần trong ký ức dân gian và từ đầu thế kỷ XX thì gần như đã biến mất trong ký ức dân gian

Tên gọi vùng đất Mô Xoài bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII như các bằng chứng đã được phân tích ở phần trên cho thấy tên gọi này rất phổ biến Sang thế kỷ XVIII và khoảng 20 năm đầu thế kỷ XIX tên gọi Mô Xoài vẫn hết sức phổ biến, và vùng đất thành phố Bà Rịa lúc này vẫn được gọi là vùng đất Mô Xoài, Trịnh Hoài Đức đã biên chép rất nhiều địa danh liên quan đến tên gọi Mô Xoài như: tên của núi Trấn Biên được gọi là núi Mô Xoài, sông Hương Phước là sông Mô Xoài, trận Mô

Trang 17

Xoài, lũy Mô Xoài, ngoài ra còn rất nhiều lần đề cập đến sông Mô Xoài, đồn Mô Xoài…

Từ những năm 20 của thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XIX tên vùng đất Mô Xoài cũng như các địa danh về Mô Xoài vẫn được sử dụng nhưng ít dần Các sử quan triều Nguyễn từ giữa thế kỷ XIX đã sử dụng rất ít tên địa danh Mô Xoài Thành Mô Xoài ở sự kiện 1658 được sử quan triều Nguyễn biên chép thành tên

Hưng Phúc [99, tr 72], lời tâu của Nguyễn Cư Trinh được Phủ biên tạp lục và Gia

Định thành thông chí chép là “Mô Xoài” cũng bị đổi thành “Hưng Phúc” [99, tr

166] Thủ Mô Xoài được thành lập từ thế kỷ XVII đều được chép là thủ Hưng Phúc [99, tr 154,230,251] Ngay cả trung tâm Mô Xoài là huyện lỵ Phước An cũng bị chép thành địa danh Hưng Phúc: “huyện lỵ Phước An ở đạo Hưng Phúc” [99, tr 856]

Trên mảnh đất Mô Xoài còn có địa danh Bà Rịa, địa danh này xuất hiện lần đầu tiên năm 1693, lúc đó có một người Thanh cùng với một người Chăm ở Thuận

Thành (gần Bình Thuận) nổi loạn giết binh lính chúa Nguyễn: “Cai đội dinh Bà Rịa

tên là Dực và thư ký là Mai (không rõ họ) đem quân đến cứu viện, đều chết cả” [99,

tr 107] Giữa thế kỷ XVIII, địa danh Mô Xoài và Bà Rịa cùng tồn tại trong một thời kỳ: “Thủ Quảng Hóa 5 đội, mỗi đội 3 thuyền, cộng 15 thuyền, mỗi thuyền 48 người,

cộng 720 người; thủ Tuyên Uy, thủ Bà Rịa, thủ Mô Xoài, đều như thế” [44, tr 248]

Trong một đoạn sử liệu khác cũng không có sự phân biệt giữa Bà Rịa và Mô Xoài,

năm 1793: “[Nguyễn Ánh] sai Hình bộ Nguyễn Văn Nghị đi Bà Rịa thay coi bộ thuộc, hiệp cùng cai cơ chi Túc oai là Nguyễn Văn Lợi quản quân dân đạo Hưng

Phúc [Mô Xoài]” [99, tr 291]

Vào cuối thế kỷ XIX, học giả Huỳnh Tịnh Của viết trong Đại Nam quốc âm

tự vị: “Bà Rịa: tên xứ ở tại Hắc Lăng, bây giờ là tiếng kêu chung của cả hạt Phước

Tuy” [35, tr 870] Thực tế, khi triều Nguyễn lập địa bạ vào nửa đầu thế kỷ XIX, xứ

Bà Rịa tồn tại trong một số địa bạ ở các làng ven trung tâm Mô Xoài Lúc này, trung tâm của Mô Xoài là các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên còn xứ Bà Rịa là tên xứ đất nằm ở 4 làng thuộc tổng Phước Hưng Thượng gồm An Thới, Phước Hưng Đông, Phước Liễu và Phước Trinh [7, tờ 2a; 6, tờ 2a; 8,

Từ nửa sau thế kỷ XIX, tên gọi của vùng đất Mô Xoài cùng các địa danh liên quan đến Mô Xoài phai nhạt dần trong ký ức dân gian Sau khi chiếm xong miền Đông Nam Bộ, thực dân Pháp đã lấy tên Bà Rịa đặt cho cả vùng huyện Phước An tỉnh Biên Hòa mà trước kia được gọi là xứ Mô Xoài Sau khi thiết lập tỉnh Bà Rịa,

Trang 18

cuốn địa chí của người Pháp viết về vùng đất này ra đời với tên gọi Monographie de

la Province de Bà-Rịa et de la Ville du Cap Saint-Jacques đã không hề nhắc đến

lịch sử của tỉnh Bà Rịa trước kia tên là Mô Xoài mà chỉ nhắc đến tên một người phụ

nữ tên là Rịa được coi như người khai phá vùng đất này [137, tr 5] Và từ đầu thế

kỷ XX trở đi, tên của vùng đất Mô Xoài cùng các địa danh liên quan đến Mô Xoài biến mất trong tâm thức của cư dân nơi đây Đến nay, ở thành phố Bà Rịa ngay cả các cụ cao niên cũng không biết vùng đất này trước kia tên là Mô Xoài

Có thể khái quát các lớp địa danh dân gian chỉ cả vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay đi từ địa danh Mô Xoài đến Hưng Phúc, Bà Rịa Địa danh dân gian

Mô Xoài là từ thuần Nôm xuất hiện đầu tiên, sau đó chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn thay tên địa danh này thành Hưng Phúc là từ Hán Việt mặc dù tên địa danh Mô Xoài vẫn còn trong ký ức dân gian Sau đó cả tên Hưng Phúc và Mô Xoài biến mất dần trong tâm trí dân gian và địa danh Bà Rịa thay thế cho vùng đất trước kia có tên Mô Xoài – Hưng Phúc

1.1.2.2 Ý nghĩa địa danh Mô Xoài

Theo thống kê của chúng tôi có ít nhất 16 từ chỉ địa danh Mô Xoài, gồm có:

Mô Xoài, Mỗi Xoài, Mỗi Suy, Mỗi Xuy, Mỗi Xui, Môi Xuy, Môi Xui, Mọi Xoài,

Mỏ Xay, Mũ Xuy, Mỏ Xoài, Mũi Xuy, Mũi Xoài, Mũi Xôi, Mũi Xúy, Mai Xoi…Có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: thứ nhất do hạn chế của ký tự Hán, Nôm trong việc ghi âm tiếng Việt; thứ hai vì việc biên chép từ “Mô Xoài” khác nhau trong các nguồn sử liệu chữ Hán đã dẫn đến tình trạng khi dịch ra âm quốc ngữ cũng rất khác nhau; thứ ba địa danh Mô Xoài đã phai nhạt dần trong ký ức dân gian từ thế kỷ XIX nên không thể biết được cư dân địa phương đã gọi địa danh này là gì

Để giải quyết vấn đề về địa danh Mô Xoài cần phân tích nguyên nhân thứ hai

và nguyên nhân thứ ba Phân tích, giải quyết được hai nguyên nhân này sẽ giúp hiểu cặn kẽ tên chính xác của vùng Mô Xoài cũng như giải quyết được phần nào ý nghĩa của nó

Vấn đề thứ nhất, cần phân tích các ký tự Hán Nôm của địa danh Mô Xoài

Những nguồn sử liệu Hán Nôm xưa nhất về Mô Xoài là Phủ biên tạp lục, Gia Định

thành thông chí, Đại Nam thực lục… Những tác giả viết nên những thư tịch này là

người sống cùng thời đại khi tên Mô Xoài còn được phổ biến

Tác giả luận văn làm công việc khảo cứu từ Mô Xoài trong các thư tịch Hán Nôm Qua việc tiến hành khảo sát 10 văn bản Hán Nôm của 8 đơn vị tư liệu có chứa địa danh Mô Xoài sẽ tìm hiểu cách ký tự địa danh này Các văn bản Hán Nôm được

khảo cứu gồm: Phủ biên tạp lục (2 bản) [11;13]; Gia Định thành thông chí (2 bản) [16,17]; Đại Nam thực lục tiền biên [14]; Hoàng Việt nhất thống dư địa chí [10];

địa bạ của bốn thôn Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên được lập năm

1836, 1837 [1;2;3;4;5]

Kết quả cho thấy có 5 cách ký tự địa danh Mô Xoài Cách thứ nhất và là ký

tự phổ biến nhất: 每 � [1, tờ 3b; 3, tờ 1b; 4, tờ 1b; 16, quyển 3, tờ 3b; 17, quyển 3,

Trang 19

tờ 4a; 11, quyển 2, tờ 44a]; cách ký tự thứ hai là: 每 吹 [14, quyển 3, tờ 23a]; cách

ký tự thứ ba như sau: 每 [16, quyển 4, tờ 26b; 17, quyển 6, tờ 26b]; cách ký tự thứ tư: 梅 � [11, quyển 2, tờ 89b]; và cách ký tự thứ năm: � � [13, quyển 2, tờ 27a]

Trong năm cách ký tự địa danh Mô Xoài trên, cách thứ nhất ký tự 每 � có tần số xuất hiện nhiều nhất trong đó xuất hiện trong văn bản có giá trị hết sức quan trọng là địa bạ vùng này năm 1836 Đây là cách ký tự tin tưởng nhất vì chính những người địa phương sống ở các làng trung tâm Mô Xoài biên chép địa bạ; trong địa bạ

ở vùng Mô Xoài những người có trách nhiệm phải điểm chỉ vào văn bản này là trưởng thôn, dịch mục, tả bạ, họ là người biên chép cũng là người địa phương Do

đó, cách ký tự 每 � là đúng nhất vừa ghi âm, vừa ghi được một phần ý nghĩa của địa danh này

Mô Xoài đã tồn tại từ thế kỷ XVII, trải qua nhiều biến cố tên gọi này phai nhạt dần trong ký ức dân gian do đó khi đọc sử liệu Hán Nôm đã có rất nhiều cách dịch tên vùng đất Ngày nay tại thành phố Bà Rịa, rộng hơn là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân không còn nhớ đến tên Mô Xoài, trong khi đó Bà Rịa là tên cổ nổi tiếng được lưu giữ ở vùng này Như vậy, để giải quyết tên chính xác của vùng đất này có phải là “Mô Xoài” hay không cần sử dụng tư liệu của những người đã từng sống ở vùng đất này vào thời gian tên địa danh vẫn còn được sử dụng

Vào thế kỷ XIX, nhà bác học người Nam Bộ là Trương Vĩnh Ký ghi chép rõ

ràng và thống nhất vùng đất này là “Mô Xoài” bằng chữ quốc ngữ Tác phẩm Petit

cours de géographie de la basse – Cochinchine xuất bản năm 1875, Trương Vĩnh

Ký ghi chú huyện Phước An thuộc phủ Phước Tuy là “Mô Xoài” [140, tr 14]; tác

phẩm Cours D`histoire Annamite, a l`usage, des écoles de la basse – Cochichine xuất bản 1877 cũng được ông cho biết: “Its s`étaient groupés à Mô Xoài (Baria) et à

Đồng Nai (province de Biên Hòa)” [141, tr 136] Sự thống nhất trong tên gọi Mô Xoài còn được Trương Vĩnh Ký đề cập khi nói về cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi

trong Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs như sau: “Biên – hòa, Bà – rịa et Mô – xoài de l`autre, se soumirent au chef des insurges” [142, tr 58] (Biên

Hòa, Bà Rịa, và Mô Xoài thuộc miền Đông đều quy thuận kẻ cầm đầu nổi loạn [Lê Văn Khôi])

Bài thơ Nôm Cổ Gia Định phong cảnh vịnh xuất hiện đầu thế kỷ XIX do

Trương Vĩnh Ký sưu tầm, khi dịch ra Quốc ngữ ông dịch vùng đất này với tên Mô

Xoài: “Lợi đất thinh thinh xóm Vườn Mít/Bầu trời vòi vọi núi Mô Xoài [Trấn Biên,

Dinh]” [129, tr 261]

Huỳnh Tịnh Của là học giả nổi tiếng ở thế kỷ XIX sinh ra ở huyện Phước

An, tỉnh Biên Hòa (nơi ông sinh hiện nay là làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) Vì sinh ra và lớn lên ở huyện Phước An nên ông hiểu rõ nhiều địa

danh trong vùng Trong tác phẩm Đại Nam Quấc âm tự vị ấn bản vào cuối thế kỷ

XIX khi nhắc đến núi Dinh, Huỳnh Tịnh Của cho biết đây là: “Tên núi lớn ở phủ

Phước Tuy, tục kêu là núi Mô Xoài (Mọi Xoài)” [35, tr 236] Vậy là, tên vùng đất

Trang 20

có ngọn núi Dinh phải được gọi là Mô Xoài, sở dĩ Huỳnh Tịnh Của chú thích còn từ

khác là “Mọi Xoài” vì “每” là âm Hán, Nôm có thể đọc là mỗi, mọi, từ mọi ở đây

không có nghĩa chỉ tộc người thiểu số

Vương Hồng Sển là một học giả đi nhiều, biết nhiều về vùng đất Nam Bộ, bằng sự tra cứu cẩn trọng và công phu về vùng đất phương nam ông đã xuất bản

cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam Trong cuốn sách này ông đã khẳng định tên núi

Trấn Biên phải là Mô Xoài chứ không thể dịch khác được và ông thốt lên rằng:

“Đây là núi then chốt miền Nam nên gọi Trấn Biên Sơn Các dịch giả không cẩn thận nên viết lại nhiều tên lầm vậy, thật đáng buồn cho Nho học cận kim” [106, tr 461]

Tóm lại, ký tự 每 � chỉ có thể đọc là Mô Xoài vì đây là tên dân gian quen thuộc của nhân dân vùng này Thế kỷ XIX địa danh Mô Xoài còn phổ biến trong dân gian và chính những học giả nổi tiếng sống ở thời kỳ này họ đã chép lại từ “Mô Xoài” bằng chữ Quốc ngữ là cách gọi quen thuộc của người dân nơi đây

Ý nghĩa của địa danh Mô Xoài cũng là một vấn đề thú vị khi tìm hiểu vùng đất này Hiện nay về cơ bản các ý kiến đều thống nhất âm “Xoài” trong cụm từ Mô Xoài [每 �] có nghĩa là quả xoài, đây là một loại thực vật mọc nhiều ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu [59, tr 154; 120, tr 84; 57, tr 110-113; 67, tr 382-386] Thành tố

“Mô” gây ra nhiều sự tranh luận hơn Lê Hương cho rằng Mô Xoài là “ngọn đồi nhỏ trồng xoài” [59, tr 154] Bùi Đức Tịnh cho rằng phải gọi là Mọi Xoài và thành

tố “Mọi” ở đây nhằm chỉ cộng đồng dân tộc thiểu số đã từng sống ở Bà Rịa – Vũng Tàu trước kia [120, tr 84] Trong một nghiên cứu khác, Lê Trung Hoa cũng cho rằng phải đọc là “Mọi Xoài” và thành tố “Mọi” nhằm chỉ cộng đồng tộc người Châu

Ro [57, tr 113]

Nếu 每 � phải đọc là Mọi Xoài thì chắc chắn không thể đúng Bởi lẽ, như đã

trình bày ở phần trên, những học giả lớn sinh sống ở thời kỳ địa danh này còn tồn tại họ đều thống nhất ghi tên Quốc ngữ của địa danh này là “Mô Xoài” Do đó, việc coi thành tố “Mọi” là chỉ cộng đồng tộc người thiểu số ở phía bắc Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay là không chính xác, “Mô” chứ không thể là “Mọi”

Thành tố “Xoài” trong cụm từ Mô Xoài nhằm chỉ đối tượng là một loài thực vật – quả xoài Ở trên núi Dinh hiện nay vẫn còn có nhiều cây xoài, xã Long Phước thuộc thành phố Bà Rịa trước kia có rất nhiều xoài tai tượng Hiện tượng lấy tên thực vật đặt cho địa danh không có gì lạ, GS Trần Quốc Vượng gợi ý thú vị rằng phần nhiều các tên cửa ô (hoặc là cửa nước) của Hà Nội đều mang tên thực vật (Dừa, Bưởi, Muống, Dền….) [128, tr 629], Diệp Đình Hoa đã tổng kết và cho rằng:

“Đứng ở góc độ đân tộc thực vật học, một phạm trù còn lưu giữ được nhiều kiến thức dân gian nhất, chúng ta có thể hiểu được phần nào sự bảo tồn của triết lý dân gian qua tên gọi” [56, tr 12] Như vậy, tên của một loài thực vật gắn liền với địa danh không phải là hiện tượng xa lạ

Thành tố “Mô” trở nên phức tạp hơn vì rất khó đoán định ý nghĩa của nó

Xét về mặt tổ chức không gian việc gọi “mô” và “gò” có những giá trị ý nghĩa như

Trang 21

nhau Do đó, việc sử dụng đối tượng của thiên nhiên làm thành tố để gọi địa danh

cũng là hiện tượng khá phổ biến Đã có nhiều địa danh có thành tố “mô” và “gò” Ở

vùng Mô Xoài lại có núi Dinh là ngọn núi lớn ở Nam Bộ cho nên việc sử dụng đối tượng thiên nhiên trên vùng đất này gọi tên địa danh cũng là điều dễ hiểu

Cũng cần đặt ra giả thiết rằng, có thể địa danh Mô Xoài mang âm Việt nhưng

đã được biến đổi từ một âm của người Mạ vốn là tộc người bản địa ở vùng này trước khi người Việt đến hoặc được biến đổi từ một địa danh của người Khmer

Tóm lại, địa danh Mô Xoài có yếu tố thực vật trong một thành tố của địa danh Địa danh Mô Xoài xuất hiện sớm để nhằm chỉ một vùng đất có nhiều cây xoài

và địa danh này cũng gắn liền với các yếu tố thiên nhiên, địa hình Tuy nhiên, việc tìm hiểu đích nghĩa của địa danh này nhằm giải quyết triệt để ý nghĩa của nó vẫn còn là vấn đề có ý nghĩa khoa học

1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

1.2.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước kia là xứ Mô Xoài nằm ở phía đông khu vực Đông Nam Bộ Diện tích tự nhiên của Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.975,14km2 Vị trí địa

lý được chia làm hai phần: đất liền và hải đảo

Phía bắc của Bà Rịa-Vũng Tàu giáp Đồng Nai, phía đông giáp Bình Thuận, tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía nam và đông nam giáp biển Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng cận xích đạo, lãnh thổ được giới hạn trong tọa độ địa lý với điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 100

05’ Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 100

48’ Bắc; điểm cực Đông có kinh độ 1070

Đông, điểm cực Tây có kinh độ 1070035’ Đông [86, tr 33]

Với vị trí địa lý thuận lợi, xứ Mô Xoài xưa nằm ở vị thế địa chính trị chiến lược Trước thế kỷ XVII, đây là ranh giới của Chân Lạp và Champa, có ý kiến cho rằng đây là vùng “trái độn” giữa hai vương quốc [51, tr 87] Đến thế kỷ XVII, XVIII đây là vùng địa đầu, cửa ngõ để người Việt tiến vào trung tâm Nam Bộ Cuối thế kỷ XVIII là vùng tranh chấp quyết liệt của Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn Đến những năm 30 của thế kỷ XIX, đây lại là chỗ yết hầu trên con đường tiến quân của quân nhà Nguyễn vào thành Phiên An đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Vị trí địa lý của vùng Mô Xoài có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai phá đất đai của người Việt cũng như nhiều biến thiên của lịch sử vì đây là vị trí đắc địa về giao thông Phia bắc của vùng Mô Xoài giáp với khu vực của người Chơ Ro

mà sau này người Pháp thường gọi là Mọi Bà Rịa, ở đây có con đường thượng đạo

để xuống Mô Xoài Phía đông của Mô Xoài có cửa sông Xích Lam, từ cửa sông này

sẽ đến được sông Mô Xoài ở vùng trung tâm Phía đông nam của Mô Xoài có cửa Lấp (Tắc Khái) và Vũng Tàu, đây là huyết mạch về đường biển Cửa Tắc Khái còn gọi là cửa Giếng Bộng, cửa Lấp là con đường huyết mạch và tiện lợi nhất để vào trung tâm Mô Xoài sau đó ra nhập hệ thống sông liên hoàn nối với sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và vào trung tâm Nam Bộ Vũng Tàu là tiền đồn ở ven biển của Mô Xoài, từ đây theo đường biển có thể vào trung tâm Mô Xoài hoặc trực tiếp qua vịnh

Trang 22

Gành Rái để vào cửa Cần Giờ và vào trung tâm Nam Bộ Phía tây nam vùng Mô Xoài là cửa Cần Giờ, cửa này không chỉ là cửa ngõ giao thông vào vùng Sài Gòn còn là nơi có rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi biển cho cuộc sống của người dân

Mô Xoài Phía tây của Mô Xoài là núi Thị Vãi, đây là khu vực quan trọng với hệ thống sông ngòi liên hoàn từ Đồng Môn đến ngã ba Nhà Bè và có con đường Thiên

lý đi qua để xuống trung tâm Mô Xoài Đường Thiên lý từ trung tâm Mô Xoài tiến vào Nam Bộ từ thế kỷ XVII khi còn là con đường mòn đã có vai trò quan trọng trong hoạt động quân sự, chiếm giữ được vùng Mô Xoài cũng có nghĩa kiểm soát được con đường bộ vào trung tâm Nam Bộ

Mặc dù trung tâm Mô Xoài có diện tích không lớn, nhưng Mô Xoài có diện tích lớn hơn nhiều, điều này đã tạo cho Mô Xoài có vị trí chiến lược quan trọng trên con đường giao thông đường thủy và đường bộ vào trung tâm Nam Bộ

1.2.2 Điều kiện tự nhiên

1.2.2.1 Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng

Cách đây từ 18.000 đến 11.000 năm do ảnh hưởng của cuộc biến tiến đã hình thành nên các địa thềm của vùng Nam Bộ Xứ Mô Xoài nằm ở miền Đông của Nam

Bộ là khu vực lớn của miền đồng bằng cổ có ảnh hưởng của núi lửa phun trào Đây

là khu vực đất đai cao, rộng hơn so với miền đồng bằng sông Cửu Long: “Quá trình phong hóa theo những vết nứt trong đá khá mạnh, làm chúng đổ vỡ ra thành những khối tảng khổng lồ nằm lổn nhổn từ chân núi lên đến đỉnh núi” [114, tr 226]

Khu vực Mô Xoài xưa, nay là Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ Địa hình của vùng này không cao lắm và không bị chia cắt mạnh Phổ biến ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 3 dạng địa hình gồm: miền đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ và đồng bằng ven biển Miền đồi núi thấp có độ cao từ 100 đến 300m là bộ phận cuối của miền núi và cao nguyên đất

đỏ Đông Nam Bộ chạy xuống, vùng này nằm ở phía bắc Bà Rịa – Vũng Tàu Bậc thềm phù sa cổ tạo nên miền đất bằng phẳng, vùng này nằm ở ven biển phía đông Đồng bằng ven biển là cảnh quan phổ biến dọc theo ven biển Vũng Tàu, thành phố

Bà Rịa, Long Điền [28, tr 6] Những dạng địa hình này phân bố từ cao xuống thấp theo hướng tây bắc – đông nam [61, tr 23]

Xứ Mô Xoài nằm ở vùng địa hình phù sa cổ xen lẫn đồi núi thấp Một dải đất phù sa kéo dài từ vùng Long Sơn đến Long Hải thuộc huyện Long Điền Phía nam

là dải đất cát cộng với bãi lầy sú vẹt Phía đông thành phố Bà Rịa là vùng đất cao nơi tiếp giáp với khu vực đồi núi thấp Phía bắc là địa hình đồi núi thấp với ngọn núi Dinh cao 504m

Nhiệt độ trung bình của vùng từ 260C đến 270

C Tháng tư là tháng nóng nhất

ở Bà Rịa-Vũng Tàu với nhiệt độ trung bình lên đến 280

C, tháng Giêng nhiệt độ thấp nhất với 24.50C Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 Gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào cộng với tính nóng ẩm gây mưa lớn với lượng mưa trung bình lên đến 1600mm [28, tr 8] Với lượng mưa này Bà Rịa – Vũng Tàu được xếp vào vùng mưa ít [61, tr 10] Mùa nóng khô bắt đầu từ tháng 11

Trang 23

đến tháng 4 năm sau do ảnh hưởng của gió Đông bắc có khi mạnh đến cấp 5, cấp 6 Trước kia ở thế kỷ XVII khi xuôi thuyền vượt biển có lẽ người Việt đã chọn mùa khô để vào vùng Mô Xoài

Tài nguyên đất Bà Rịa - Vũng Tàu rất đa dạng và phong phú, có tất cả các nhóm đất ở miền Đông Nam Bộ, có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, với

24 loại đất Các nhóm đất chính: đất cát (21.658ha); đất mặn (536ha); đất phèn (19.463ha); đất phù sa (8.198ha); đất xám (31.539ha); đất đen (11.133ha); đất đỏ vàng (82.233ha); đất dốc tụ (8.897ha); phần còn lại là đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 7.095ha [86, tr 51] Nhóm đất mặn ở Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 1/5 diện tích đất mặn ở Đông Nam Bộ, diện tích này chạy dọc ven biển của tỉnh [61, tr 36]

Bảng 1.1 Các loại đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu [86, tr 51]

Nhóm đất xói mòn và trơ sỏi đá 3,01%

Trong nhóm đất đỏ vàng, đất trên đá bazan chiếm diện tích lớn nhất khoảng 75,5% trong tổng diện tích đất đỏ vàng Điều này nói lên ưu thế của Bà Rịa - Vũng Tàu so với các tỉnh khác trong việc phát triển các loại cây công nghiệp Tóm lại, đất

ở Bà Rịa-Vũng Tàu thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp vì có dải đồng bằng nằm ở thành phố Bà Rịa và huyện Long Điền

1.2.2.2 Mạng lưới sông ngòi

Sông Dinh hay còn gọi là sông Mô Xoài là hệ thống sông lớn nhất chảy qua toàn bộ xứ Mô Xoài trước kia, nay là thành phố Bà Rịa Hệ thống sông Dinh có lưu vực rộng 310km2 là nguồn nước ngọt quan trọng cho xứ Mô Xoài trước kia và hiện nay là thành phố Bà Rịa Phía nam của thành phố Bà Rịa có sông Cỏ May là con sông lớn nối giao thông từ biển Vũng Tàu vào xứ Mô Xoài Hệ thống nước liên hoàn gồm sông Mô Xoài, sông Cỏ May và nhiều con sông khác chảy qua xứ Mô Xoài đổ ra biển đã tạo thuận lợi cho vùng đất này về giao thông thủy và là con đường đưa người Việt vào tụ cư

Mạng lưới sông ngòi ở Bà Rịa - Vũng Tàu không dày đặc như ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Sông ngòi ở đây có đặc điểm ngắn, bề mặt không rộng, gồm hai nhóm sông chính: nhóm thứ nhất, đổ ra vịnh Gành Rái: gồm những con sông lớn, ít phù sa bồi lắng, có độ sâu, kín gió, gần bờ biển quốc tế, thuận lợi cho việc xây dựng cảng và giao thông đường thủy; nhóm thứ hai, sông nước ngọt gồm 2 con sông: sông Dinh và sông Ray, cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp Đặc điểm của sông ngòi ở Bà Rịa - Vũng Tàu là có cửa sông rộng và độ sâu hơn 10m, triều cường mạnh nên đã tạo lợi thế cho Bà Rịa -Vũng Tàu xây dựng cảng nước sâu

Tuy Bà Rịa - Vũng Tàu không có nhiều sông rạch, nhưng bù lại có hệ thống

Trang 24

suối rất đa dạng với 200 con suối Các con suối này phối hợp với sông tạo nên một nguồn cung cấp nước ngọt lớn Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có rất nhiều hồ chứa nước lớn như Kim Long, Đá Đen, Châu Pha, Đá Bàn, Sông Xoài, Lồ Ồ,… cùng với hàng loạt hồ chứa nước nhỏ khác hằng năm cung cấp một khối lượng nước tương đối lớn … [86, tr, 33-34]

Với sự tiện lợi về giao thông thủy, Mô Xoài là vùng đầu tiên tiếp nhận người Việt khai phá đất đai, đồng thời là vị trí chiến lược trong thương mại đặc biệt trong

tổ chức quân sự

Đầu thế kỷ XIX, một nhà thám hiểu người Anh là John White đến vùng Nam

Bộ để thám hiểu đường thủy đã vẽ lại con đường thủy từ Vũng Tàu (Cape St James, Cap Saint Jacques) qua trung tâm Mô Xoài đến Sài Gòn Bản đồ này cho thấy vị trí chiến lược trong đường thủy của Mô Xoài với vai trò cửa ngõ của Nam

Bộ Trong lược đồ của John White, có hai đường thủy vào Mô Xoài, đường thứ nhất qua cửa Lấp xuôi vào trung tâm Mô Xoài, đường thủy thứ hai phải vòng qua Vũng Tàu rồi men theo đường biển để vào trung tâm Mô Xoài [157]

Những năm 30 của thế kỷ XIX, vì tầm quan trọng của đường thủy ở Mô Xoài mà Minh Mệnh cũng nhận định rằng đường biển vào trung tâm Mô Xoài thuận lợi nhất đi theo hai đường, đường thứ nhất từ thủ Long Hưng (cửa Lấp) đi men theo rạch Cửa Lấp vào, đường thứ hai từ cửa biển Phước Thắng (Vũng Tàu) men theo phía đông vịnh Gành Rái rồi vào cửa sông Mô Xoài [89, tr 35]

Vào thế kỷ XIX, từ trung tâm Mô Xoài, có hai hải trình quan trọng trong giao thông đường thủy Hải trình thứ nhất từ cửa sông Mô Xoài (sông Dinh) chảy theo hướng đông đến cửa Lấp (Tắc Khái) Hải trình thứ hai từ trạm sông Mô Xoài đến ngã ba Nhà Bè Đây chỉ là hai hải trình cơ bản, còn có nhiều hướng khác nhau

và có thể đi vào nhiều sông, rạch trong một vùng đất sông, rạch đan xen khá chằng chịt

Hải trình thứ nhất từ cửa sông Mô Xoài đến cửa Lấp hoặc ngược lại Đây là con đường quan trọng về phát triển kinh tế cũng như an ninh vùng biển Trước đây,

có lẽ những lưu dân người Việt vào vùng đất Mô Xoài cũng chủ yếu đi theo con đường này, đây là con đường ngắn nhất vào trung tâm Mô Xoài đồng thời là con đường an toàn nhờ tránh được gió Con đường thủy đi qua Vũng Tàu xa hơn con đường này rất nhiều Từ cửa sông Mô Xoài: “xuống hướng đông, 10.345 tầm đến cửa Tắc Khái” [42, tr 311], tức là khoảnh 20 km Trên hải trình này qua nhiều sông, rạch như rạch Cỏ May, rạch Vũng Diễn, rạch Cái Tranh (sông Chanh)…

Hải trình thứ hai từ trạm sông Mô Xoài đến ngã ba Nhà Bè Đây là hải trình quan trọng từ vùng sông Mô Xoài lên sông Nhà Bè và vào hệ thống sông ngòi dày đặc ở vùng Sài Gòn Hải trình này kéo dài 33.315 tầm [42, tr 80], tức là khoảng gần

70 km Con đường này cũng đi qua nhiều sông, rạch như rạch Mũi Lụi, rạch Ma Mũi, rạch Vũng Cẩm… Từ trung tâm Mô Xoài theo hệ thống đường thủy này sẽ lên đến tỉnh lỵ Biên Hòa trong vòng “hai ngày đường thủy” [90, tr 16; 91, tr 51] Đây

là con đường lưu dân người Việt sử dụng để di chuyển từ Mô Xoài vào trung tâm

Trang 25

Nam Bộ Đường thủy có ý nghĩa quan trọng về an ninh, kiểm soát được nó cũng có nghĩa kiểm soát được con đường tiến vào tỉnh Gia Định ở thế kỷ XIX, điều mà trước kia trong cuộc chiến chống Lê Văn Khôi được Minh Mệnh rất quan tâm

Ngoài hai con đường thủy này, hệ thống sông ngòi ở Mô Xoài cũng nối kết nhiều khu vực thuận lợi cho giao lưu kinh tế Từ trung tâm Mô Xoài có thể ngược sông Mô Xoài lên vùng thượng nguồn là nơi sinh sống của cộng đồng tộc người thiểu số: “đến các sách Man ở cùng nguồn sông Mô Xoài” [42, tr 80] Ngược dòng sông Xích Lam cũng lên được vùng tộc người thiểu số, đây là nơi: “thác đá trùng điệp, ghe thuyền khó đi” [48, tr 38]

Vào thế kỷ XIX, trên đường thủy ở Mô Xoài có hai trạm làm nhiệm vụ chuyển công văn, giấy tờ của triều Nguyễn Trước năm 1822 chỉ có trạm Mô Xoài nằm ở trung tâm xứ Mô Xoài, đến 1822, Minh Mệnh cho lập thêm trạm Biên Lễ [98, tr 78] nhằm hoàn thiện hơn hệ thống dịch trạm đường thủy cho vùng Mô Xoài Năm 1841 trên hải trình từ trung tâm Mô Xoài lên tỉnh Gia Định được đặt thêm 1 trạm nữa là Biên Lộc: “Trạm sông Biên Lễ tỉnh Biên Hòa, đường chia 2 ngã, lại cùng cách xa tỉnh hạt, lựa đặt làm 1 sở trạm phụ Biên Lộc ở địa phận thôn Trường Lộc huyện Long Thành” [84, tr 187]

Tóm lại, mạng lưới sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển Đây là vùng đất cửa ngõ đường thủy của Nam Bộ, có vai trò quan trọng vì nằm trên hệ thống sông nối vào trung tâm Nam Bộ và có nhiều cửa biển quan trọng thuận lợi về giao thương

1.3 Quá trình hình thành xứ Mô Xoài

1.3.1 Mô Xoài trước thế kỷ XVII

Trước thế kỷ XVII, trên mảnh đất Mô Xoài đã có sự tồn tại của cộng đồng

cư dân bản địa Giai đoạn này có thể chia thành hai thời kỳ, thời kỳ trước thế kỷ VII khi nhà nước Phù Nam còn tồn tại và sau thế kỷ VII nhà nước Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm

Trước thế kỷ VII, sự tồn tại của các di tích khảo cổ học đã minh chứng cuộc sống sôi động của con người ở đây Hình thức cư trú trên nhà sàn diễn ra phổ biến với các di tích như Bưng Bạc1, Bưng Thơm2

Tại Bưng Bạc, các nhà khảo cổ học đã: “nhận diện di tích này như một ngôi làng cổ” [58, tr 79] với các kiến trúc nhà sàn, công cụ sản xuất

Tại thành phố Vũng Tàu thuộc vùng ven Mô Xoài người ta còn phát hiện được trống đồng có đường kính mặt 62cm, niên đại của trống khoảng thế kỷ III, II T.CN, và có đoán định rằng đây là sản phẩm của hiện tượng giao lưu văn hóa cống nạp [51, tr 62] Cũng có quan điểm lại nhìn nhận chiếc trống này mặc dù có cội nguồn từ truyền thống Đông Sơn nhưng có nhiều biểu hiện khác về kỹ thuật, biểu hiện, do đó: “có thể nghĩ đến ở lưu vực sông Đồng Nai (và có thể cả vùng châu thổ Cửu Long) hẳn đã tồn tại một loại hình riêng trong truyền thống chung của văn hóa

Trang 26

Đông Sơn” [41, tr 164] Sự tồn tại của trống đồng ở vùng Mô Xoài là biểu hiện của một trình độ kỹ thuật đúc đồng cao của cư dân trong vùng hoặc do sự giao lưu văn hóa từ rất sớm của các cộng đồng dân cư bản địa với các cư dân trong vùng và khu vực

Sau thế kỷ VII, Chân Lạp xâm chiếm Nam Bộ nhưng không thể quản lý được vùng đất này, cư dân Mô Xoài cũng như nhiều khu vực khác ở Nam Bộ vẫn tiếp tục phát triển với nền văn hóa riêng của mình Theo bia đá dựng ở đền Prah Khan cho biết thế kỷ XIII Chân Lạp đã cho dựng 121 trạm nghỉ chân kéo dài từ miền Đông giáp Xiêm đến Champa, trong đó có 57 trạm từ kinh đô Angkor đến kinh đô của Champa [59, tr 104]1, con đường qua Mô Xoài chính là con đường huyết mạch trong quan hệ bang giao giữa Chân Lạp và Champa Vì vậy, đã có nhận định rằng vùng Mô Xoài là vùng đất “trái độn” giữa Chân Lạp và Champa, cho nên

có thể nằm trên con đường hành quân của các cuộc chiến tranh giữa hai vương quốc [51, tr 87]

Thế kỷ XIII, Châu Đạt Quan cho biết ở Chân Lạp có hơn chín chục tỉnh, ông chỉ liệt kê 10 tỉnh, trong đó có Chân Bồ, Ba Giản thuộc vùng Nam Bộ Việt Nam Châu Đạt Quan cho biết: “Dọc theo bờ biển từ Chân Bồ2

và Ba Giản3, người ta làm muối bằng cách nấu nước biển” [87, tr 84] Khu vực bờ biển Cần Giờ đến Vũng Tàu thuộc xứ Mô Xoài ngay từ thế kỷ XIII đã nằm trên con đường giao thương quan trọng Do đó, học giả nổi tiếng L Malleret đã từng đoán định Chân Bồ là thị trấn biển Kattigara theo sách địa lý của Ptoleme đã từng miêu tả [51, tr 110] Năm

1550, giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz đi theo chuyến hải trình từ Malacca đến Hà Tiên, sau đó đến Bà Rịa và đi Quảng Châu [76, tr 193], điều này khẳng định suốt nhiều thế kỷ vùng Mô Xoài nằm trên hải trình quan trọng ở khu vực Đông Nam Á

Trước thế kỷ XVII, Mô Xoài đã là một khu vực có nhiều điểm tụ cư của những cư dân bản địa Hoạt động sản xuất muối đã được phát triển ở đây từ rất sớm Bên cạnh đó, Mô Xoài là một cửa ngõ giao thương, là vị trí đường biển quan trọng nối với trung tâm Nam Bộ cũng như ngược sông Cửu Long lên Chân Lạp Mô Xoài cũng nằm ở vị trí thuận lợi trên hải trình đường biển của khu vực

1.3.2 Mô Xoài trong quá trình mở đất của các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII

1.3.2.1 Hoạt động khai phá đất đai

Sau khi kết hôn với vua Chân Lạp là Chey Chetta II, công chúa Ngọc Vạn4con chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã đem theo nhiều người Việt đến ở kinh đô Chân Lạp, trong đó có nhiều người làm quan trong triều Chân Lạp Ngoài ra còn nhiều người khác tham gia các hoạt động sản xuất thủ công, thương nghiệp [39, tr 25]

Công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vị quốc vương Chân Lạp đã đánh dấu việc

mở ra cho người Việt một sự đảm bảo về vùng lãnh thổ mới, do đó chắc chắn có nhiều người Việt bắt đầu xuống khai phá vùng Nam Bộ

Trang 27

Đến năm 1623, vua Chân Lạp đã đồng ý cho chúa Nguyễn mở sở thuế tại

vùng Sài Gòn, một tập Niên giám viết tay ở Thư viện Hoàng gia Campuchia cho

biết: “Năm 2169 Phật lịch, tức là năm 1623 dương lịch, một sứ giả của vua Annam dâng lên vua Cao Miên Chey Chetta một phong thư, trong đó vua Annam ngỏ ý mượn của nước Cao Miên xứ Prey Nokor và xứ Kas Krobey để đặt làm nơi thâu quan thuế Vua Chey Chetta sau khi tham khảo ý kiến của đình thần đã chấp nhận lời yêu cầu trên và phúc thư cho vua Annam biết Vua Annam bèn ra lệnh cho quan chức đặt Sở quan thuế tại Prey Nokor và Kas Krobey và từ đó bắt đầu thâu quan thuế” [59, tr 154] Các nghiên cứu từ trước đến nay đều khẳng định Prey Nokor và Kas Krobey là khu vực Sài Gòn [131, tr 50; 62, tr 310; 50, tr 28] Tuy nhiên, lại

có ý kiến cho rằng cùng với Sài Gòn thì ở Mô Xoài cũng thành lập khu dinh điền vào 1623 [85, tr 23] Thực tế, hoàn toàn không có tư liệu nào nói đến việc có dinh điền ở Mô Xoài vào năm 1623, do đó quan điểm của tác giả luận văn, 1658 là năm đầu tiên sử liệu nhắc đến Mô Xoài, ngay cả đến 1658 cũng chưa thể có dinh điền được mà chỉ có những người Việt vẫn khai phá Mô Xoài từ đầu thế kỷ XVII

Người Việt xuống khai phá Mô Xoài chủ yếu bằng đường biển Có ý kiến cho rằng, khi người Việt xuống Nam Bộ: “Thượng đạo là con đường tối ưu đối với các lưu dân” và con đường này có thể tránh được Champa đang chiếm cứ vùng ven biển [56, tr 16-17] Lưu dân người Việt khó có thể đi theo con đường thượng đạo, chỉ có con đường thủy là tối ưu nhất

Giao thông đường thủy thuận lợi hơn đường bộ, bởi vì vùng Thuận Quảng là các đồng bằng nhỏ hẹp tựa lưng vào cao nguyên, hướng ra biển và cách nhau bằng các đèo Nước Champa từng tồn tại trên lãnh thổ Thuận Quảng trước kia được các

nhà nghiên cứu như O.W Wolters đánh giá là một cấu trúc mandala điển hình ở

Đông Nam Á do sự chi phối của địa hình, cảnh quan mà được chia thành nhiều tiểu quốc nhỏ hơn và tương đối biệt lập do sự khó khăn trong đi lại giữa các tiểu quốc mặc dù nằm sát cạnh nhau trên diện tích không quá rộng lớn Do địa hình, cảnh quan đặc trưng của khu vực Thuận Quảng nên có rất nhiều hải cảng, và người ta đi lại chủ yếu bằng đường thủy, năm 1621, C.Borri đã cho biết: “Còn về hải cảng thì thật là lạ lùng, chỉ trong khoảng hơn một trăm dặm một chút mà người ta đếm được hơn sáu mươi cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền” [34, tr 91], Thích Đại Sán cũng ghi lại điều này năm 1695 như sau: “các thị trấn ở đây thường quay lưng vào núi và mặt ngó ra biển, không có đường giao thông giữa hai phủ với nhau Ở bất cứ đâu, khi người ta vào một hải cảng là bước vào một phủ Nếu muốn

từ một phủ này tới một phủ khác, người ta bắt buộc phải rời cảng mình đang ở, xuống thuyền ra biển dọc theo núi và vào một hải cảng khác” [64, tr 67]

Giao thông đường bộ đi từ trấn Thuận Hóa vào địa giới phủ Phú Yên mất 14 ngày rưỡi nếu đi liên tục [44, tr 152], nếu vào tới Mô Xoài thì phải mất từng ấy ngày nữa, cho nên đi đường bộ mất nhiều thời gian Lê Quý Đôn đã hỏi một thương nhân tên là Trùm Châm quê ở thôn Chính Hòa, châu Bố Chính về tình hình Gia Định, thương nhân này cho biết, ông ta đã thực hiện hơn mười chuyến đi buôn vào

Trang 28

Gia Định Thường vào tháng 9, 10 âm lịch thuyền nhổ neo vào Gia Định và đến tháng 4, 5 âm lịch thì lại về quê Nếu thuận gió, không quá 10 ngày đêm từ cửa biển Nhật Lệ sẽ đến được Gia Định [44, tr 160] Con đường này thuận lợi nhất là đi vào mùa gió Đông bắc, bởi lẽ vào mùa gió Nam thổi lên rất khó cho việc đi lại, ngay cả khó đưa thuyền cập bến vào đất liền, thủy quân của triều Nguyễn khi tiến vào Nam

Bộ đã gặp mùa gió Nam, nước đập làm vỡ thân thuyền và không thể nào neo được vào bến [90, tr 32] Do đó, đi đường biển men theo bờ là con đường thuận tiện, nhanh nhất từ Thuận Hóa vào Gia Định

Hơn nữa, không thể đi qua vùng Bình Thuận được, khu vực này là lãnh thổ của Champa Do đó chỉ còn cách nhanh nhất là đi bằng thuyền men bờ biển Tận năm 1693, Đàng Trong mới sáp nhập được vùng đất cuối cùng của Vương quốc Champa và đổi thành phủ Bình Thuận Do đó một thời gian dài ở thế kỷ XVII người Việt phải đi thuyền và cập bến vùng đất địa đầu của Nam Bộ là Mô Xoài Khu vực các làng Phước Hải, Phước Tỉnh gần biển là nơi đầu tiên lưu dân người Việt cập bến, sau đó họ đi vào cửa Lấp rồi theo hệ thống sông rạch vào trung tâm Mô Xoài

Năm 1658, vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Ponnhea Chan) xâm lấn lãnh thổ phía nam Đàng Trong, chúa Nguyễn đã cử quân đội đến Mô Xoài rồi bắt vua Chân Lạp về Quảng Bình [48, tr 109] Sự việc này đánh dấu: “Chân Lạp bắt đầu thần thuộc chúa Nguyễn, và phải để người Việt đến làm ăn trên đất mình” [62, tr 350]

Sự kiện này mở ra cho người Việt một khu vực mới đã an toàn để vào khai phá đất đai vì khi quân chúa Nguyễn tiến đến vùng này chứng tỏ thực tế Đàng Trong đã xác lập chủ quyền của họ tới Mô Xoài Và điều này đảm bảo cho người Việt một vùng đất đã được chúa Nguyễn cam kết đó là vùng đất có quân đội chúa Nguyễn bảo vệ, cho nên từ đây người Việt sẽ xuống khai phá nhiều hơn ở Mô Xoài

Mô Xoài là địa đầu của vùng Nam Bộ nên chúa Nguyễn đã khai mở vùng đất này đầu tiên, sự kiện 1658 đánh dấu bước đầu tiên của việc xác lập chủ quyền ở xứ

Mô Xoài, sau đó người Việt tiếp tục đẩy mạnh khai phá đất đai và hướng về vùng Đồng Nai, Sài Gòn Như vậy, việc tiến dần về phương nam theo lộ trình tuần tự,

“lấn dần như tằm ăn” là chính sách đã được định hình và theo đuổi quyết liệt của các chúa Nguyễn

Không phải ngẫu nhiên vào năm 1669, Nguyễn Phúc Tần ra định lệ nếu có người tự khai phá những chỗ rừng rú bỏ hoang thành ruộng sản xuất thì công nhận

đó là ruộng tư [44, tr 161] Điều này cho thấy các vùng đất mới đã được đảm bảo

để dân chúng khai thác tự do và xác lập sở hữu tư Và thời điểm những năm 70 của thế kỷ XVII, dân cư người Việt đã khai thác vùng đất mới Nam Bộ để sản xuất nông nghiệp, nhà nước hợp thức hóa bằng việc công nhận sở hữu tư

Các nhóm cư dân đến khai phá xứ Mô Xoài thời kỳ đầu rất đa dạng Người Việt là những người khai phá chủ yếu để sản xuất nông nghiệp Nhưng trong cộng đồng những người Việt khai phá Nam Bộ đầu tiên cũng đa dạng về nguồn gốc và thành phần Trong khi phân tích tên của các làng xã thì: “Một điều đáng chú ý nữa

Trang 29

là không thấy có sự liên kết giữa tên làng quê hương của những người lập ấp với tên làng quê hương mới Hiện tượng đó cho phép giả định rằng nhóm người lập ấp không phải cùng đồng hương với nhau và làng cũ ở miền Trung, miền đồng bằng sông Hồng, nếu có, không có vai trò trong việc lập thôn ấp mới ở đồng bằng Đồng Nai, Cừu Long” [119, tr 99-100] Sở dĩ đi đến kết luận này, vì có 3 cách đặt tên Nôm các thôn, ấp Nam Bộ: cách thứ nhất là từ việc quan sát mà gọi tên theo đặc điểm tồn tại của địa bàn thôn xã, ví dụ như núi Ba Ba vì thế núi giống con ba ba, Vườn Trầu vì có nhiều cây trầu, chùa Cây Mai ; cách thứ hai là dùng tên những vị Tiền hiền Hậu hiền mà gọi địa danh, ví dụ như rạch Bà Nghè, rạch Ông Cỏi, giồng Ông Mẫn ; thứ ba là gọi theo tên vốn có từ trước của địa phương Điều này phản ánh nguồn gốc đa dạng của người Việt khi khai phá vùng đất Mô Xoài

Đến nửa sau thế kỷ XVII số di dân người Việt đến Mô Xoài đã khá đông, trong đó có cả những di dân Thiên Chúa giáo trốn chạy việc cấm đạo Những người này đã lập ra một họ đạo ở Xích Lam gần Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) [31, tr 69]

Bên cạnh người Việt, có cả người Khmer tham gia khai phá đất đai, họ sống đan xen cùng người Việt, hoặc là di chuyển đi chỗ khác khi người Việt đến: “Lúc

ấy, địa đầu của Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên Hòa) tại hai xứ

ấy đã có dân của nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất Người Cao Miên rất khâm phục uy đức của triều đình, họ đem nhượng đất ấy rồi kéo nhau tránh đi nơi khác, chẳng dám tranh chấp điều gì” [48, tr 109]

Long Hương nằm ven sông Mô Xoài là một trong những trung tâm của xứ

Mô Xoài đã được khai phá từ sớm Vào thời kỳ này: “buổi đầu chỉ có một nhóm không hơn 100 người đi thuyền từ biển đến Rạch Dừa vượt sông Ba Cói đến định

cư trên bờ sông Dinh về phía xóm Lăng chuyên nghề đánh bắt cá, dần dần có những nhóm dân đến lập nghiệp khúc trên bờ sông Dinh về phía xóm Đình, cũng có nhóm khác theo đường bộ từ Bàn Lân (Đồng Nai) đến xóm Đồng, trong số này có những người Hoa biết làm ruộng” [21, tr 15-16] Ngoài Long Hương, còn có làng Phước

Lễ ven sông Mô Xoài Các làng khác đã có cư dân sinh sống như Long Thạnh, An Ngãi, Phước Tỉnh, Phước Hải, Long Điền, Long Lập, Long Kiên… làng Núi Nứa trên đảo Long Sơn cũng được hình thành tương đối sớm

Trong thời kỳ khai phá vùng Mô Xoài, người dân luôn phải đối mặt với bệnh tật, nguy hiểm Địa danh Sùng Sình Ba Sọ được người Long Hương kể lại ẩn chứa

sự khó khăn và chết chóc trong công cuộc khai phá Câu chuyện nhắc đến 3 người đàn ông vào khu rừng phía bắc Long Hương để khai thác lâm sản, nhưng không thấy trở về; khi những người khác vào rừng thì phát hiện thấy ba bộ sương nham nhở vì đã bị thú rừng ăn hết xác [21, tr 12-13]

Thế kỷ XVII, người Việt đã đặt chân lên vùng đất Mô Xoài và bước đầu đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai Được sự bảo trợ của nhà nước bằng các lực lượng quân đội, Mô Xoài đã trở thành vùng đất do chúa Nguyễn quản lý Và người Việt từ khu vực xứ Quảng đã xuống đây để khai phá sản xuất và làm bàn đạp cho công cuộc nam tiến vào trung tâm Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

Trang 30

Năm 1698, Nguyễn Hữu Kính vào kinh lý vùng đất Nam Bộ để lập nên các đơn vị hành chính Lúc này khu vực Mô Xoài, Đồng Nai, Sài Gòn ước tính có tới 4 vạn hộ sinh sống, và có người dự đoán là 200.000 dân

Thế kỷ XVII là thời kỳ khai phá đất đai, đẩy mạnh phát triển sản xuất ở vùng đất Mô Xoài Mô Xoài có thể coi là khu vực yết hầu để vào miền trung tâm Nam Bộ qua đường biển và đường bộ Thế kỷ XVII là thời kỳ đầu tiên và hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình khai phá Nam Bộ, quá trình ấy được mở đầu bằng việc khai

mở xứ Mô Xoài

1.3.2.2 Hoạt động quân sự bảo vệ quá trình khai phá

Trong các thế kỷ XVII, XVIII, chúa Nguyễn có nhiều hoạt động quân sự trên vùng đất Mô Xoài Các hoạt động quân sự này có thể chia làm loại Loại hoạt động thứ nhất là việc đưa quân đánh lại Chân Lạp vì gây hấn ở biên giới, tấn công đất đai của người Việt, hoạt động này để thiết lập và bảo vệ chủ quyền trên vùng đất mới Hành động thứ hai, đem quân ở Mô Xoài chống nổi loạn tại các khu vực khác

Hành động quân sự thứ nhất, chúa Nguyễn hai lần điều động quân đội tấn công quân Chân Lạp Có hai nguyên nhân dẫn đến các cuộc tấn công này vì Chân Lạp gây hấn ở biên giới và nguyên nhân chính quyền Chân Lạp lục đục chia năm sẽ bảy nên đã có phe cánh nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn Mục tiêu của các hoạt động quân sự này nhằm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ cư dân khai phá đất đai và tuyên bố với chính quyền Chân Lạp chủ quyền của chúa Nguyễn là bất khả xâm phạm đối với vùng đất Mô Xoài đang khai mở

Năm 1658, Chân Lạp tấn công lãnh thổ phía nam Đàng Trong Chúa Nguyễn

cử lực lượng quân sự chống lại Lực lượng này đã tiến đến Mô Xoài, bắt sống vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân cùng voi ngựa, khí giới và giải về dinh Quảng Bình [44,

tr 72]

Các nguồn sử liệu đều nói rằng nguyên nhân của sự kiện này vì: “Nặc Ông Chăn xâm phạm biên giới” [48, tr 109] Lúc này, phía nam của Đàng Trong là Champa, khi Alexandre de Rhodes ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII ông đã xác nhận tỉnh Phú Yên (Ranran) là cực nam của Đàng Trong và giáp giới với Champa:

“Le Roy a Pluficuis galeres du cofté de Ranran [Phú Yên] pour empelcher les inuafions de Champa qui eft limittrophe de cette Prouince” (Về phía tỉnh Phú Yên, chúa có nhiều thuyền chiến để chống nước Champa xâm lăng ở ngay biên giới [19,

tr 100]) Như vậy có hai giả thuyết được đưa ra: thứ nhất, quân Chân Lạp dùng thủy quân tấn công Đàng Trong; thứ hai quân Chân Lạp kéo đến vùng Mô Xoài mà lúc này chúa Nguyễn đã coi là thuộc phần đất Đàng Trong rồi Giả thuyết thứ hai quan trọng hơn vì trước đó hơn 30 năm đã có sở thuế của người Việt ở Sài Gòn nên vùng Mô Xoài là phía bắc của Sài Gòn đã có nhiều người Việt đến sinh sống, khai phá đất đai Chúa Nguyễn đưa quân đến Mô Xoài nhằm bảo vệ quá trình khai phá của người Việt

Lực lượng quân đội của chúa Nguyễn đã đi bằng đường biển từ biên giới với Champa và tiến quân đến Mô Xoài Thủy quân chúa Nguyễn đi trong 20 ngày từ 9

Trang 31

bị giải về dinh Quảng Bình

Chúa Nguyễn sau đó đồng ý thả vua Chân Lạp về nhưng nói với Nặc Ong Chăn một điều kiện quan trọng rằng: “không được xâm lấn cư dân ở ngoài biên” [48, tr 109] Điều đó cho thấy vào giữa thế kỷ XVII, vùng đất Mô Xoài đã có rất nhiều cư dân người Việt, và đã trở thành vùng đất địa đầu phía nam của Đàng Trong

Hành động quân sự năm 1658 là sự phản ứng nhanh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúa Nguyễn Đồng thời cũng bảo vệ người Việt đang khai phá ở mảnh đất

Mô Xoài Đây là tiền đề quan trọng để từ đây người Việt từ Đàng Trong tiếp tục xuống khai phá Mô Xoài

Đến năm 1674, chính quyền Chân Lạp lục đục, vua Nặc Nộn (Ang Non) sợ hãi chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở dinh Thái Khang, chúa Nguyễn cử quân đội

từ dinh Thái Khang chia làm hai đạo tấn công Chân Lạp Đội quân này từ Thái Khang tiến xuống phía nam, đi qua Mô Xoài phá hủy các lũy ở Sài Gòn, Bích Đôi rồi tấn công thẳng sang thành Oudong là kinh đô Chân Lạp Kết quả vị quan tiếm quyền ở Chân Lạp phải đầu hàng, chúa Nguyễn cho dòng vua đích làm vua chính đóng ở thành Oudong, Nặc Nộn là vua thứ hai đóng ở thành Sài Gòn, cả hai vị này cùng làm vua Chân Lạp và thực hiện triều cống hàng năm cho chúa Nguyễn [99, tr 89]

Trịnh Hoài Đức đã bổ sung một số chi tiết quan trọng, đó là vị vương thứ hai đóng đô ở Sài Gòn là Bô Tâm do sợ quân chúa Nguyễn xuống đánh nên đã đắp một lũy đất ở vùng địa đầu Mô Xoài để phòng thủ Sau đó quân chúa Nguyễn xuống đánh thắng quân Chân Lạp ở lũy Mô Xoài rồi tiến xuống Sài Gòn Sau khi thắng trận ở lũy Mô Xoài thì mới gọi là lũy Phước Tứ3, tức là được ban phước [48, tr 231-232]

Trang 32

Hành động quân sự năm 1674 có hình thức là sự can thiệp nhằm ủng hộ một lực lượng của chính quyền Chân Lạp Qua hành động này, một mặt chúa Nguyễn đã thiết lập được một lực lượng chính quyền Chân Lạp thân chúa Nguyễn là vị thứ vương Nặc Nộn đóng đô ở Sài Gòn Mặt khác khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài và bảo vệ dân cư khai phá đang tiến dần vào trung tâm Nam Bộ

Hành động quân sự thứ hai là các hoạt động chống cướp bóc, nổi loạn ở trong vùng Hành động này nhằm bảo vệ an ninh cho quá trình khai phá đất đai, đồng thời củng cố chủ quyền lãnh thổ ở vùng Mô Xoài

Đầu năm 1694, ở Bình Thuận có nổi loạn, viên quan cai đội ở dinh Bà Rịa đem quân tấn công lên Bình Thuận để chống nổi loạn, nhưng sau đó ông bị giết [99,

tr 107] Hai tháng sau đó, Nguyễn Hữu Kính mới dẹp loạn được khu vực này Khi

Cù lao Phố bị Lý Văn Quang nổi loạn chiếm các cơ sở kinh tế, giết quan binh thì Cai cơ Đại thắng hầu Tống Phước Đại ở đạo Mô Xoài đã dẫn quân lên hỗ trợ chống lại kẻ nổi loạn [48, tr 29]

Trong việc phòng thủ, khu vực Mô Xoài rất quan trọng, đây là cửa yết hầu của vùng biển và đồng bằng tiến vào trung tâm Nam Bộ Trịnh Hoài Đức đã cho thấy tầm quan trọng của vùng đất này: “Đất này dựa lưng vào núi, mặt trông ra biển, rừng rậm, tre dầy, trên có sở tuần để vẫy gọi dân man mọi đến đổi chác, vùng dưới có trạm cửa bể để xem xét thuyền bè lúc đi ra biển, đường trạm thủy bộ giao tiếp Việc cung nộp sơn, lâm, thổ sản, chế ngự Đê, Man, bắt giữ phòng ngừa đạo tặc, đã có đặt huyện, nha, đạo, thủ, chia giữ nhiệm vụ, chính là nơi xung yếu, bận rộn, khó nhọc bậc nhất Có nhiều cửa quan hiểm yếu, di chỉ của các thành trì xưa đến nay hãy còn để lại, khác gì quốc đô của các vương giả” [48, tr, 39] Mô Xoài có cửa biển rất quan trọng là cửa Lấp (Tắc Khái), từ cửa này sẽ thông lên các hệ thống sông Bến Nghé, ngã ba Nhà Bè, xuống miền tây Gia Định hay lên sông Đồng Nai,

do đó giữa thế kỷ XVIII, quân lính ở cửa Tắc Khái được sắp xếp thành 3 đội thuyền1, mỗi đơn vị có 3 chiến thuyền, tổng cộng 9 thuyền, mỗi thuyền gồm 40 lính, như vậy có 360 lính bảo vệ cửa Tắc Khái [44, tr 247]2

Ngoài ra, xứ Mô Xoài có có hai thủ khác là thủ Bà Rịa, và thủ Mô Xoài Mỗi thủ này được tổ chức giống như các đơn vị lính ở cửa Tắc Khái, mỗi đơn vị gồm

360 lính bảo vệ với 9 thuyền [44, tr 248]

Tóm lại, hoạt động quân sự ở Mô Xoài nhằm xác lập và bảo vệ chủ quyền của chúa Nguyễn ở Nam Bộ Vì Mô Xoài là địa đầu của biên giới phía nam Đàng Trong thế kỷ XVII, nên vùng này thường diễn ra các hoạt động quân sự của chúa Nguyễn chống lại quân Chân Lạp Các hoạt động quân sự ở Mô Xoài đã xác lập được chủ quyền của chúa Nguyễn và bảo vệ chủ quyền ấy, điều này làm cơ sở để lưu dân khai hoang vào vùng Mô Xoài khai phá, lập cư và tiếp tục xuống trung tâm

Trang 33

Gia Định Bên cạnh đó, quân đội cũng làm nhiệm vụ chống trộm cướp, chống nổi loạn để bảo vệ dân cư khai phá đất đai ở Mô Xoài

1.3.2.3 Vị trí của Mô Xoài trong quá trình khai phá Nam Bộ

Mô Xoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình khai phá, xác lập chủ quyền Việt Nam ở Nam Bộ Có thể phân chia quá trình khai phá, xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn thành 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất tiến sâu vào trung tâm Nam Bộ; giai đoạn thứ hai sáp nhập Hà Tiên; giai đoạn thứ ba sáp nhập Tầm Phong Long và đây là chặng cuối của quá trình khai phá Nam Bộ Mỗi giai đoạn có ảnh hưởng, vị trí và vai trò khác nhau trong toàn bộ tiến trình mở đất nhưng giai đoạn đầu có ý nghĩa then chốt nhất là khởi đầu cho toàn bộ quá trình lâu dài hơn 100 năm

từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII và hoàn tất sáp nhập Nam Bộ vào Đàng Trong Trong giai đoạn đầu, Mô Xoài là vùng đất tiền đồn cho toàn bộ quá trình mở đất của người Việt

Nhiều nghiên cứu đánh giá rất cao vai trò của Hà Tiên trong công cuộc khai phá Nam Bộ Bởi vì “sự tháp nhập đất Hà Tiên của Mạc Cửu đã tạo thành thế gọng kìm, khiến cuộc nam tiến trở thành bước nhảy vọt” [77, tr 268] để rồi vùng đất Đông Nam Bộ gắn nhập với Hà Tiên vào năm 1757 khi vùng đất Tầm Phong Long:

“nhập vào với lũy tre xanh ngàn đời để tô đắp thêm cho giang sơn thanh tú của nòi Hồng Lạc” [55, tr 10] lúc đó hoàn thành quá trình khai phá và xác lập chủ quyền vùng Nam Bộ Với việc sáp nhập Hà Tiên, vùng đất Nam Bộ đã nhanh chóng trở thành lãnh thổ của Đàng Trong Nếu: “Hà Tiên phải được coi là mẫu mực và cũng

là điểm quyết định thành công của chính sách khai phá đất đai, xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên đất Nam Bộ” [72, tr 83] thì Mô Xoài cũng giống như Hà Tiên nhưng không phải ở thế kỷ XVIII mà ở thế kỷ XVII, thậm chí hoàn cảnh của

Mô Xoài còn khó khăn hơn Hà Tiên

Mô Xoài có vai trò kép trong quá trình khai phá của lịch sử Việt Nam Thứ nhất, là gọng kìm tạo điều kiện thuận lợi để chúa Nguyễn sáp nhập Champa vào Đàng Trong Thứ hai, là tiền đồn để mở ra cửa ngõ tiến vào trung tâm Nam Bộ

Khi khai phá Mô Xoài, người Việt đã tiến hành một “bước nhảy” vượt qua

biển Champa để vào địa đầu Nam Bộ Lúc này vùng đất Nam Bộ hoang vu, vô chủ nhưng vẫn là vùng thuộc ảnh hưởng của Chân Lạp Bằng quá trình lao động bền bỉ của người Việt cộng với các hoạt động quân sự của chúa Nguyễn thì thế kỷ XVII

Mô Xoài đã trở thành vùng biên giới của Đàng Trong với Chân Lạp trong khi Champa vẫn còn ở dải đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay Và khi hoạt động khai phá ở đây diễn ra mạnh mẽ, người Việt trở nên đông đảo thì chúa Nguyễn sáp nhập Champa vào Đàng Trong, lúc này miền biên viễn phía nam Đàng Trong đã liền một dải đến xứ Mô Xoài

Câu nói của Nguyễn Cư Trinh tâu với chúa Nguyễn Phúc Khoát đã thể hiện đầy đủ vị thế, vai trò và tầm vóc lớn lao của xứ Mô Xoài Chỉ có thể khai phá rồi sáp nhập Mô Xoài vào Đàng Trong thì từ đây mới có thể khai phá được vùng Đồng Nai rồi tiến vào trung tâm Nam Bộ là vùng Sài Gòn Kế “tằm thực” của các chúa

Trang 34

Nguyễn chính là thiết lập một cơ sở hoàn bị với cư dân, làng mạc đông đảo rồi từ tiền đồn Mô Xoài tiến vào khai phá Nam Bộ như con tằm ăn lá dâu cứ từ từ, từng bước một và loang dần ra cả Nam Bộ

Mô Xoài là tiền đồn, là vị trí chiến lược là chỗ trú chân, là điểm giao chuyển của người Việt để tiến vào Nam Bộ Từ Mô Xoài, cộng đồng cư dân Việt Nam mở dần địa bàn khai phá, men theo các con sông để tiến dần vào vùng đồng bằng sông Cửu Long Có được Mô Xoài là thế đứng chân vững chắc cho mọi hoạt động khai phá Nam Bộ sau này

Mô Xoài là điểm cổ họng để chúa Nguyễn đưa quân đội vào Nam Bộ tiến hành bảo vệ người khai hoang, thực thi chủ quyền và can thiệp vào tình hình Chân Lạp khi cần thiết

Trong chiến lược của các chúa Nguyễn đã mưu tính sớm và lâu dài để mở rộng cương vực Có thể nói cuộc chiến với chúa Trịnh ở phía bắc Đàng Trong đã

làm công cuộc mở rộng phía nam của chúa Nguyễn chậm lại Cuốn Nam triều công

nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm không hề viết về công cuộc mở rộng lãnh

thổ, chỉ đề cập đến các cuộc chiến liên miên chống chúa Trịnh đã cho thấy chúa Nguyễn phải vất vả với cuộc chiến ở phía bắc Đàng Trong như thế nào Chính vì vậy theo quan điểm của Trịnh Hoài Đức: “Các tiên hoàng liệt thánh triều ta [các chúa Nguyễn] chưa rảnh để mưu tính việc xa nên tạm để đất này [Gia Định tức Nam Bộ] cho Cao Miên ở, đời đời xưng là Nam Phiên, lo việc triều cống không bao giờ dứt” [48, tr 109]

Một phần cuộc chiến ở phía bắc đã làm lực đẩy để các chúa Nguyễn mưu tính công việc phương nam Mặc dù phải chống chọi với chúa Trịnh nhưng các chúa Nguyễn vẫn luôn luôn để tâm, có chiến lược mở rộng về phương nam Năm 1626:

“Sãi Vương [Nguyễn Phúc Nguyên] từng muốn giao phó cho Chiêu Vũ [Nguyễn Hữu Dật] việc lớn mở mang cõi bờ, nhưng vì còn thiếu người hãy tạm thời cất nhắc

sử dụng để chờ đợi trong ngoài” [27, tr 145], chi tiết này cho thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên từ sớm đã muốn tiến vào Nam Bộ nhưng thời cơ chưa chín muồi Và năm 1658, chậm hơn 30 năm sau thời điểm chúa Nguyễn Phúc Nguyên có ý định

mở mang vào Nam Bộ thì người con là chúa Nguyễn Phúc Lan đã thực hiện ý định này của cha bằng việc đưa quân đội vào vùng Mô Xoài Như vậy, có lẽ sự kiện Mô Xoài đã diễn ra sớm hơn từ 1626 nhưng rồi cũng diễn ra vào 1658 Và với cửa ngõ

Mô Xoài đã được mở, người Việt tiếp tục tiến xuống phía nam để mở rộng địa bàn khai phá

Tóm lại, Mô Xoài là cửa ngõ, tiền đồn để người Việt tiến xuống Nam Bộ

Mở được cửa ngõ ở Mô Xoài cũng có nghĩa mở ra một quá trình to lớn để người dân đi trước, chính quyền chúa Nguyễn theo sau khai phá và xác lập chủ quyền ở Nam Bộ Mô Xoài chính là điểm then chốt, điểm đầu tiên cho toàn bộ quá trình mở đất ở Nam Bộ

Trang 35

1.3.3 Quá trình thiết lập đơn vị hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX

1.3.3.1 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu XIX

Mô Xoài là địa danh dân gian, trong quá trình hình thành và phát triển, vùng

Mô Xoài có diễn biến hành chính khá phức tạp Từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu XIX có thể chia diễn biến tổ chức hành chính ở vùng Mô Xoài thành hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ cuối thế kỷ XVII đến cuối XVIII, đây là thời kỳ chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh ở Nam Bộ; thời kỳ thứ hai bắt đầu khi nhà Nguyễn thành lập đến thời điểm thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam Kỳ

Thời kỳ thứ nhất, trong thực trạng chung nền hành chính ở Nam Bộ chưa được tổ chức quy củ thì đơn vị hành chính ở Mô Xoài cũng chưa được thiết lập hoàn bị

Giữa thế kỷ XVII, người Việt đã tập trung nhiều ở Mô Xoài nhưng các đơn

vị hành chính chưa được thiết lập Lúc này, các làng xã của người Việt ở xứ Mô Xoài chưa thuộc đơn vị hành chính của Đàng Trong Đến năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền đất Gia Định là mốc đánh dấu quá trình thiết lập tổ chức hành chính của chúa Nguyễn ở Nam Bộ, cũng là thời kỳ khẳng định chủ quyền chính thức của chúa Nguyễn Lúc này chính quyền Đàng Trong: “lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay1), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Binh (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay)” [99, tr 111] Cuối thế kỷ XVII, vùng Mô Xoài thuộc không gian hành chính của huyện Phước Long

Khi Nguyễn Ánh ở Nam Bộ trong cuộc chiến với Tây Sơn, ông đã chia địa giới ở Nam Bộ thành các đơn vị hành chính mới Năm 1779, Nguyễn Ánh: “xem đồ bản các dinh đất Gia Định, chia vạch địa giới ba dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ khiến cho liên lạc nhau Dinh Trấn Biên lãnh 1 huyện (Phước Long), có 4 tổng (Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phước An)” [99, tr 207] Lúc này, huyện Phước Long gồm 4 tổng, tổng Phước An chính là vùng Mô Xoài Đây có thể xem là một bước hoàn thiện mới trong quá trình thiết lập các đơn vị hành chính ở Nam Bộ

Bên cạnh đơn vị hành chính được thiết lập ở Mô Xoài, từ thời chúa Nguyễn

đã thiết lập đạo Mô Xoài (đạo Hưng Phúc) chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh nhưng cũng kiêm cả công việc hành chính Năm 1747, lần đầu tiên sử liệu nhắc đến đạo Hưng Phúc khi một thương nhân người Hoa là Lý Văn Quang đánh úp dinh Trấn Biên: “Lưu thủ Nguyễn Cường đem binh của dinh đàn ở bờ bắc, gửi hịch báo

Cai cơ đạo Hưng Phúc là Tống Phước Đại hợp quân đánh dẹp [Lý Văn Quang]”

[99, tr 154] Nhiều lần, Nguyễn Ánh sai chở lương thực, tiền đến kho của đạo Hưng Phúc: “Chở 3.000 phương gạo và 7.000 quan tiền ở Gia Định đem chứa ở đạo Hưng Phúc” [99, tr 403] Kho của đạo này nằm ở thôn Long Hương như đã phân

1

Những chú thích trong ngoặc này của Quốc sử quán triều Nguyễn

Trang 36

tích ở trên, điều này cho biết trung tâm của đạo Hưng Phúc chính là trung tâm của

Đầu năm 1808, dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, trong đó tổng Phước An được nâng lên thành huyện [99, tr 716] Khu vực xứ Mô Xoài lúc này thuộc đơn vị hành chính là huyện Phước An Thời điểm này, huyện Phước An gồm

2 tổng là An Phú và Phước Hưng với 43 thôn, xã, phường Vùng Mô Xoài nằm trải dài trên địa phận các làng thuộc tổng An Phú và tổng Phước Hưng Trong tổng An Phú có các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên, đây chính là trung tâm của xứ Mô Xoài

Bảng 1.2 Danh sách các làng thuộc huyện Phước An đầu thế kỷ XIX

[48, tr 140-141]

Tổng An Phú Tổng Phước Hưng

1.Xã Long Hòa 12 Thôn Long Hiệp 1 Thôn Phước Thái 12 Thôn Hòa Mỹ

2 Thôn Long Thắng 13 Thôn Phước Đức 2 Thôn Phước Liễu 13 Thôn Tân An

3 Thôn Long Lập 14 Thôn Long

Xuyên

3 Thôn Long Hưng 14 Thôn Phước Hưng

4 Thôn Long Kiên 15 Thôn Long Nhuận 4 Thôn Thới Thạnh 15 Thôn Long Trinh

5 Thôn Phước Thạch 16 Thôn An Nhứt 5 Xã Phước An Trung 16 Thôn Phước Hiệp

6 Ấp Hắc Lăng 17 Thôn Phước Thiện 6 Thôn Long Thới 17 Phường Phước Lộc

Thượng

7 Thôn Long An 18 Thôn Long Điền 7 Thôn Phước Lợi 18 Thôn Long Hòa

8 Thông Long Thạnh 19 Thôn Long

Hương

8 Thôn Phước Hòa 19 Thôn Gia Thạnh

9 Thôn Phước Lễ 20 Ấp Phú Xuân 9 Thôn Phước Hải 20 Thôn Phú Thạnh

10 Thôn Trúc Phong 21 Thôn Hưng Long 10 Thôn Long Hải 21 Long Sơn

11 Thôn Giếng Bọng 11 Thôn Long Mỹ

Long Xuyên, Kiên Giang, Đông Khẩu, Đồng Môn, Hưng Phúc, Trấn Giang thuộc

về địa giới huyện nào thì không phải đặt huyện nha nữa, vẫn cho quản đạo kiêm lý công việc của huyện” [99, tr 738] Thời điểm này, nha huyện ở Phước An chưa được thành lập mà lực lượng quân đội ở đạo Hưng Phúc chịu trách nhiệm quản lý công việc Buổi đầu thế kỷ XIX, do những đặc trưng quan trọng về cư dân, hành

chính và an ninh nên tính chất quân quản đã diễn ra ở Mô Xoài Theo đó, đạo Hưng

Phúc kiêm công việc quản lý hành chính ở huyện Phước An

Trang 37

Đến năm 1813, bộ máy hành chính ở Phước An mới dần được định hình:

“bắt đầu đặt tri huyện các huyện Gia Định mỗi huyện 2 người (…) huyện lỵ Long Thành ở Đồng Môn, huyện lỵ Phước An ở đạo Hưng Phúc” [99, tr 856], thời gian này có 2 người phụ trách công việc tại huyện nha huyện Phước An

Năm 1832, trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa [101, tr 384] Với

sự thiết lập các đơn vị hành chính mang tên tỉnh đã đánh dấu bước phát triển trong

hệ thống hành chính thống nhất của nước Đại Nam dưới thời Minh Mệnh Việc thiết lập các tỉnh ở Nam Bộ cho thấy sự phát triển vượt bậc của việc quản lý thống nhất dưới triều Minh Mệnh Đến lúc này, các đơn vị hành chính được phân tách rõ ràng hơn, các cấp chính quyền cũng được chia nhỏ

Khi thành lập tỉnh Biên Hòa, huyện Phước An tương đương với xứ Mô Xoài thuộc sự quản lý của phủ Phước Long Đến năm 1837, huyện Phước An thuộc phủ Phước Tuy, lỵ sở của phủ nằm tại Phước An

Vào thời điểm này, tổng An Phú của huyện Phước An được phân thành tổng

An Phú Hạ và An Phú Thượng, tổng Phước Hưng được tách thành Phước Hưng Hạ

và Phước Hưng Thượng Vùng đất Mô Xoài thuộc huyện Phước An có trung tâm thuộc tổng An Phú Hạ Tư liệu địa bạ năm 1836 đã xác nhận tên các làng thuộc 4 tổng của huyện Phước An như sau:

Bảng 1.3 Các làng thuộc tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng huyện Phước An

năm 18361

Tổng An Phú Hạ Tổng An Phú Thượng

canh

1.Thôn Long Hương 202.2.14.3.0 1.Thôn Long Điền 95.0.05.7.0

2 Thôn Phước Lễ 53.4.04.2.0 2 Thôn An Ngãi 25.5.02.0.0

3 Thôn Long Kiên 59.8.13.8.0 3 Xã An Nhứt 215.3.06.3.0

4 Thôn Long Xuyên 42.2.04.2.0 4 Phường Long Nhung 42.9.06.2.0

5 Thôn Phước Long 99.1.09.5.0 5 Thôn Long Thạnh 1.2.13.9.0

8 Thôn Long Hiệp 36.4.07.9.0 8 Xã Hắc Lăng 5.3.07.5.0

1

Tập hợp tư liệu địa bạ huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa năm 1836

Trang 38

Bảng 1.4 Các làng thuộc tổng Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng

huyện Phước An năm 18361

Tổng Phước Hưng Hạ Tổng Phước Hưng Thượng

thực canh

thực canh

1.Thôn Phước Lộc Thượng 24.8.02.0.0 1.Thôn Phước Trinh 36.5.08.0.0

2 Thôn Phước Hiệp 49 7.04.9.0 2 Thôn Phước Liễu 126.0.01.1.0

3 Thôn Phước Bảo 24.9.08.0.0 3 Thôn An Thới 2.8.06.0.0

4 Thôn Long Thới 11.7.03.8.0 4 Thôn Phước Hưng Đông 23.7.07.4.0

5 Xã Phước An Trung 0.8.03.5.0 5 Thôn Lạc Thuận -

6 Thôn Gia Thạnh 41.4.07.9.0 6 Xã Phước Hải 7.7.08.1.0

7 Thôn Long Hưng 142.8.08.7.0 7 Thôn Long Mỹ Tây 67.4.00.4.0

8 Thôn Phước Lợi 41.5.07.5.0 8 Thôn Toàn Mỹ 88.5.07.3.0

9 Thôn Thạnh Mỹ 25.2.01.5.0 9 Thôn Tân An 2.7.00.0.0

10 Thôn Phước Xuân 49.3.02.4.0 10 Thôn Long Hải -

11 Thôn Hiệp Hòa 0.5.05.0.0

12 Thôn Hưng Hòa 2.8.07.6.0

Bản đồ 1.1 Plan Topographique de la Province de Baria cuối thế kỷ XIX

[152]

Có thể định vị các tổng của huyện Phước An trên bản đồ được thành lập vào cuối thế kỷ XIX như sau:

Tổng An Phú Hạ nằm phía bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao quanh núi

Mô Xoài (núi Dinh) gồm huyện Tân Thành, thành phố Bà Rịa, huyện Châu Đức; tổng An Phú Thượng kéo dài từ thành phố Vũng Tàu lên đến huyện Long Điền; tổng Phước Hưng Hạ kéo dài từ huyện Đất Đỏ đến huyện Xuyên Mộc; tổng Phước

1

Tập hợp tư liệu địa bạ huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa năm 1836

Trang 39

Hưng Thượng nằm ven biển từ huyện Long Điền qua huyện Đất Đỏ lên huyện Xuyên Mộc

Hai bảng trên không cho phép đoán định diện tích của các tổng thuộc huyện Phước An Tuy nhiên căn cứ vào ruộng đất thực canh có thể cho phép suy luận được một phần về diện tích của các tổng này Tổng có diện tích thực canh lớn nhất

là An Phú Hạ với hơn 500 mẫu ruộng đất; hai tổng An Phú Thượng và Phước Hưng

Hạ có diện tích khá tương đương nhau với khoảng 400 mẫu; tổng nhỏ nhất có lẽ là Phước Hưng Thượng chỉ có khoảng 350 mẫu

Diện tích trung bình của các làng thuộc tổng An Phú Hạ lớn nhất so với các làng khác thuộc huyện Phước An, đây là tổng có diện tích ruộng đất canh tác lớn nhất nhưng chỉ có 8 làng Trong khi các tổng khác đều có trên 10 làng

Khi mới thành lập huyện Phước An, lỵ sở của huyện đặt ở thôn Long Điền tổng An Phú Thượng Đến năm 1837, lỵ sở huyện Phước An được chuyển về thôn Phước Lễ tức là trung tâm của Mô Xoài Lý do di chuyển huyện lỵ là: “vì ở đây có

kho Hưng Đạo” [98, tr 49] Đại Nam nhất thống chí đã chép lầm chi tiết này,

không phải là kho Hưng Đạo mà là kho đạo Hưng Phúc Trung tâm của xứ Mô Xoài cũng chính là trung tâm của huyện Phước An ở thế kỷ XIX Việc nhà Nguyễn di chuyển trung tâm hành chính huyện Phước An từ thôn Long Điền về Phước Lễ cho thấy việc quay lại nhìn nhận đúng vị trí của trung tâm Mô Xoài, nơi mà thế kỷ XVIII đã là trung tâm của đạo Mô Xoài (đạo Hưng Phúc)

Về quy mô, khi huyện Phước An còn thuộc phủ Phước Long thì phủ này

được chính quyền nhà Nguyễn xếp vào hạng có quy mô nhỏ, thuộc loại giản khuyết

Năm 1831, các quan triều Nguyễn sắp xếp các phủ, huyện có vị trí xung yếu, các tiêu chí được đưa ra là: thứ nhất, nằm khu vực ven biển, ven núi hiểm trở là nơi giặc cướp dễ dàng lập căn cứ để cướp bóc; là nơi tiếp giáp các tộc người thiểu số hoặc nơi biên giới; thứ hai, nơi có đường cái quan đi qua, có nhiều cầu cống; thứ ba, nằm trên đường đi của sứ thần [101, tr 204] Với các tiêu chí này, triều Nguyễn đã chia các phủ, huyện ra làm 4 loại: tối yếu khuyết, yếu khuyết, trung khuyết và giản khuyết Phủ Phước Long gồm huyện Phước An trong đó chỉ được coi thuộc loại giản khuyết cùng với 20 phủ, 72 huyện, 40 châu được xét trong loại này [101, tr 205-206] Đến cuối năm 1832, các phủ được phân chia thành 6 loại, trong đó phủ Phước Long thuộc loại thứ 6 là những phủ trung khuyết hoặc giản khuyết trong đó tri phủ Phước Long kiêm lý huyện Phước Chính và thống hạt các huyện Bình An, Phước An và Long Thành [101, tr 437-439] Việc phân chia này phản ánh nhận thức của chính quyền trong việc xác định phủ, huyện có vai trò quan trọng hay không quan trọng với vấn đề an ninh

Các tổng thuộc huyện Phước An đều là các tổng nhỏ với quy mô dân số và quy mô đất đai không rộng Trong tổ chức chính quyền, 4 tổng của huyện Phước An vào những năm 30 của thế kỷ XIX chỉ có 1 cai tổng [80, tr.239] Theo quy định của chính quyền, những tổng có số đinh từ 5000 trở lên, số điền 1000 mẫu trở lên có nhiều công việc bận hoặc các tổng có đường đi 2 đến 3 ngày hoặc 4 đến 5 ngày thì

Trang 40

mỗi tổng có 1 cai tổng, 1 phó tổng còn lại chỉ có 1 cai tổng [80, tr 236] Như vậy, các tổng của huyện Phước An đều có quy mô số đinh dưới 5000 người và quy mô đất đai chỉ dưới 1000 mẫu ruộng

1.3.3.2 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài nửa cuối thế kỷ XIX

Khi Pháp xâm lược xong miền Đông Nam Bộ, tổ chức hành chính ở vùng

Mô Xoài bị thay đổi và phân tách Năm 1862, Pháp chiếm xong miền Đông Nam

Bộ, thời gian đầu, các đơn vị hành chính của triều Nguyễn ở vùng Mô Xoài vẫn được giữ với tên huyện Phước An và 4 tổng như thời điểm năm 1832 Nhưng đến

năm 1865, chính quyền thực dân thành lập các sở tham biện, lúc này huyện Phước

An bị đổi thành Sở tham biện Bà Rịa; đến năm 1892 đơn vị hành chính huyện Phước An trước kia bị đổi thành Hạt Bà Rịa [86, tr 93-94] Và đến năm cuối cùng của thế kỷ XIX, thực dân Pháp thành lập tỉnh Bà Rịa tương đương với địa giới huyện Phước An thời Nguyễn, khu vực Vũng Tàu trở thành thành phố Cap Saint Jacques [86, tr 95]

Vùng Mô Xoài trước kia đã bị đổi thành đơn vị hành chính tên là tỉnh Bà Rịa Khi thực dân Pháp đặt tên cho đơn vị hành chính Phước An đã không lấy tên

Mô Xoài mà thay vào đó là tên Bà Rịa Lúc này, tên Mô Xoài đã phai nhạt dần trong ký ức dân gian, chính quyền thực dân cổ vũ cho tên gọi Bà Rịa vì tin vào truyền thuyết bà Nguyễn Thị Rịa là người lập ra vùng đất này và không hề biết về quá khứ tên gọi Mô Xoài Bắt đầu từ thế kỷ XX, tên Mô Xoài đã bị loãng trong ký

ức dân gian để rồi không còn ai nhớ đến tên gọi ban đầu của vùng đất này nữa

Cuối thế kỷ XIX, từ 4 tổng của huyện Phước An, chính quyền thực dân đã phân tách thành 7 tổng, tên của 4 tổng cũ vẫn còn cùng với 3 tổng mới là Long Xương, An Trạch và Long Cơ Toàn bộ vùng Mô Xoài thuộc huyện Phước An được chia thành 62 làng Lúc này trung tâm Mô Xoài vẫn nằm ở tổng An Phú Hạ

Khác với thời điểm trước năm 1861, khi đó tổng An Phú Hạ có số làng ít nhất, đến cuối thế kỷ XIX tổng An Phú Hạ có tới 15 làng và là tổng có số làng nhiều nhất tỉnh Bà Rịa Sự xuất hiện của nhiều làng là bằng chứng của quá trình chia tách, di chuyển các làng từ tổng này sang tổng khác hoặc thiết lập thêm các làng mới từ quá trình khai phá ruộng đất Tổng Long Cơ có ít làng nhất với 5 làng, đây là các làng mới được chia tách, thiết lập, tên của các làng này không xuất hiện ở thời điểm trước khi thực dân Pháp xâm lược

Bảng 1.5 Các làng thuộc tỉnh Bà Rịa cuối thế kỷ XIX [137, tr 13-15]

1.Tổng An Phú Hạ 2 T An Phú Thượng 3 T Phước Hưng Hạ 4 T.Phước Hưng Thượng

1.Núi Nứa 1 Long Điền 1 Giã Thành 1 An Thới

2.Hội Bài 2 Long Thạnh 2 Hiệp Hòa 2 Hội Mỹ

3 Long Lập 3 Long Hải 3 Long Hưng 3 Lộc An

4 Long Hương 4 An Ngãi 4 Long Thới 4 Long Mỹ

5 Long Kiên 5 An Nhứt 5 Phước Bửu 5 Phước Hải

6 Long Hiệp 6 Hắt Lăng 6 Phước Hiệp 6, Phước Trinh

7 Long Nhung 7 Phước Trinh 7 Phước Lợi 7 Phước Hưng

Ngày đăng: 16/03/2015, 17:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Địa bạ thôn Long Hương, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15581 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn Long Hương, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
2. Địa bạ thôn Long Kiên, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15584 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn Long Kiên, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
3. Địa bạ thôn Long Xuyên, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15586 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn Long Xuyên, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
4. Địa bạ thôn Phước Lễ, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15595 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn Phước Lễ, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
5. Địa bạ ruộng muối thôn Phước Lễ, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1837), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15593 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ ruộng muối thôn Phước Lễ, tổng An Phú Hạ, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
6. Địa bạ thôn Phước Hưng Đông, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15590 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn Phước Hưng Đông, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
7. Địa bạ thôn An Thới, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15557 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn An Thới, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
8. Địa bạ thôn Phước Liễu, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15591 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn Phước Liễu, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
9. Địa bạ thôn Phước Trinh, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa, (1836), TTLTQG I, Hà Nội, KH: Q 15596 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa bạ thôn Phước Trinh, tổng Phước Hưng Thượng, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa
10. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, (bản chữ Hán) Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí
Tác giả: Lê Quang Định
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2005
11. Lê Quý Đôn (1972), Phủ biên tạp lục (bản chữ Hán), Thư viện Khảo cổ Sài Gòn, KH: PQ-H.23, Phủ Quốc vụ Khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ biên tạp lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Năm: 1972
12. Lê Quý Đôn tuyển tập (2007), tập 2: Phủ biên tạp lục (phần 1) (bản chữ Hán), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Quý Đôn tuyển tập
Tác giả: Lê Quý Đôn tuyển tập
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
13. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục (bản chữ Hán), Thư viện Quốc gia Pháp, KH: VIÊTNAMIEN A.18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ biên tạp lục
14. Quốc sử quán triều Nguyễn (1961), Đại Nam thực lục tiền biên (bản chữ Hán), Keio Institute of Linguistic Studies, Mita, Siba, Minato-ku, Tokyo, Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam thực lục tiền biên
Tác giả: Quốc sử quán triều Nguyễn
Năm: 1961
15. Sắc thần đình thần Long Hương (1851), ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc thần đình thần Long Hương
16. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí (bản chữ Hán), Thư viện Viện Sử học, KH: HV.151 (1-6), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia Định thành thông chí
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí (bản chữ Hán), Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia Định thành thông chí
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2005
18. AJ.L.Taberd (2004), Dictionarium Anamitico – Latinum, (ấn bản lần đầu năm 1838), Nxb Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dictionarium Anamitico – Latinum
Tác giả: AJ.L.Taberd
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
19. Alexandre de Rhodes (1994), Hành trình và truyền giáo (Hồng Nhuệ dịch), Ủy ban đoàn kết công giáo thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình và truyền giáo
Tác giả: Alexandre de Rhodes
Năm: 1994
20. Đoàn Long An (2008), Long Hòa cổ tự, Di sản văn hóa Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 21. Võ Văn Ấn (1985), Truyền thống xã Long Hương, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa Bà Rịa-Vũng Tàu", số 11 21. Võ Văn Ấn (1985), "Truyền thống xã Long Hương
Tác giả: Đoàn Long An (2008), Long Hòa cổ tự, Di sản văn hóa Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 21. Võ Văn Ấn
Năm: 1985

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w