1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở việt nam

182 466 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 28,87 MB

Nội dung

Trang 2

TRẦN TRÍ DÕI

CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ

VĂN HỐ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

NHỮNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CT: (Chữ Thái) cải tiến DT: Dân tộc DTNT: Dân tộc nội trú ĐH: Đại học GGBSVH: Giữ gìn bản sắc văn hoá HTTV: Học tốt tiếng Việt HLLC: Học lên lớp cao HTKH: Hội thảo khoa học

Trang 4

Mục lục Trang Những quy định uiết tat 4 Muc luc 5 Lời nói đầu 11 Mở đầu 13 Chuong 1

Giao tiếp bằng ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ

trong đời sống xã hội 18

1.1 Nhắc lại các chức năng của ngôn ngữ 18

1.1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của xã hội và là công cụ tư duy của con người 18 1.1.9 Phát triểà ngôn ngữ trong xã hội các dân tộc thiểu

số thực chất là góp phần phát triển đời sống các

dân tộc thiểu số 25

1.2 Cộng đồng xã hội và cộng đồng ngôn ngữ

trong địa bàn các dân tộc thiểu số ở nước ta 34

1.2.1 Ngôn ngữ thứ nhất trong cộng đồng xã hội

của mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta là tiếng mẹ

Trang 5

1.2.2 _ Trong cộng đồng xã hội các dân tộc thiểu số nướic

ta tiếng Việt có vai trò quan trọng nhất đối với

sự phát triển xã hội 42

Chương 2

Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề ngôn

ngữ văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam 47

2.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin với vấn đề ngôn

ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số 47 2.1.1 Ý kiến của V.I Lênin về vai trò ngôn ngữ trong

việc đoàn kết các đân tộc ở một quốc gia

đa dân tộc 49

2.1.2 Ý kiến của V I Lênin về quyền sử dụng tiếng

mẹ đẻ của các dân tộc trong một quốc gia đa

dân tộc, đa ngôn ngữ 52

2.1.3 Ý kiến của V.L Lênin về ngôn ngữ quốc gia

trong quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ 54

9.1.4 _ Tư tưởng của Lênin và vấn đề ngôn ngữ văn

hoá dân tộc trong thời đại hiện nay 59

2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về

vấn đề ngôn ngữ văn hoá các dân tộc

thiểu số 61

9.2.1 Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước:

ta về ngôn ngữ giao tiếp giữa cộng đồng các

dân tộc trong quốc gia đa dân tộc 63

2.2.2 Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số 6õ

Trang 6

Chương 3

Tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông qua cách nhìn nhận của người dân tộc thiểu số ở nước ta

31 Tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số và nhu cầu gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc

3.1.1 Nhà nước ta trong những năm trước đây đã tổ

chức dạy tiếng mẹ đẻ cho đồng bào dân tộc

thiểu số

3.1.2 Những thảo luận xung quanh tình hình giáo dục tiếng mẹ đẻ cho đồng bào dân tộc

trong thời gian qua

3.1.3 Ý kiến của đồng bào dân tộc thiểu số về việc

đạy và học tiếng mẹ đề của họ

3.2 Về nhu cầu học tiếng Việt của các dân tộc thiểu số ở nước ta 3.9.1 Về nhu cầu giáo dục tiếng Việt của người dân tộc thiểu số 3.2.2 Mục đích học tiếng Việt của đồng bào các dân tộc thiểu số

3.2.3 Một vài nhận xét về nhu cầu và mục đích học

tiếng Việt của người dân tộc thiểu số

3.3 Tiểu kết

Chương 4

Trang 7

41 Vấn đề chữ viết ở những dân tộc chưa có chữ viết 9399 4.1.1 Nên hiểu quyển có chữ viết của các dân tộc như thế nào 919 4.1.2 _ Những ngôn ngữ chưa có chữ viết và vấn đề chữ viết Latinh 10122 4.2 Vấn đề chữ viết ở những dân tộc đã có chữ viết cổ truyền thống 10)66 4.2.1 Về tình hình sử dụng chữ viết của những

dân tộc có chữ cổ truyền thống trong

thời gian vừa qua 10)63

4.9.2 _ Vấn đề sử dụng chữ cổ truyền thống của các

dân tộc 11122

4.3 Chính sách ngôn ngữ văn hố và vấn đề ngơn ngữ của những dân tộc thiểu số có số người quá ít 1220) 4.3.1 Tình hình ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số có số người quá ít 1220) 4.3.2 Vấn đề đảm bảo sự bình đẳng trong chính sách ngơn ngữ văn hố 12283 4.4 — Tiểu kết 13322 Chuong 5

Về chính sách ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của một

số quốc gia trên thế giới và khu vực 13333

5.1 Chính sách ngôn ngữ của Ốtxtrâylya 13344

5.1.1 Lý do lựa chọn trường hợp Ốtxtrâylya để

Trang 8

5.1.2 Những kinh nghiệm

5.2 Chính sách ngơn ngữ văn hố các dân tộc thiểu số của một vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

5.2.1 _ Kinh nghiệm ở Malaixia

5.2.2 Trường hợp quốc gia Singgapor

5.2.3 Đôi nét về chính sách ngôn ngữ ở Thái Lan

5.3 Một vài ví dụ về chính sách ngôn ngữ

dân tộc ở Trung Quốc

5.3.1 Những đặc điểm về bối cảnh ngôn ngữ

Trang 9

Lời nói đầu

Cuốn giáo trình này soạn thảo theo chương trình của Khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Đối tượng phục vụ của Giáo trừnh là sinh viên năm thứ ba, sau khi các em đã học xong hai giáo trình khác là Ngôn ngữ học xã hội và Nghiên cứu ngôn ngữ

các dân tộc thiểu số Việt Nam Đồng thời, do nội dung đề cập

đến nhiều vấn để của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, giáo trình này cũng có thể phục vụ cho sinh viên thuộc những chuyên ngành khác của trường như Nhân học, Dân tộc học và Khoa học quản lý xã hội v.v «

Những vấn đề chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc mà

chúng tôi biên soạn ở đây chỉ thu hẹp trong phạm ui ngơn ngữ

uấn hố của các dân tộc thiểu số, là đối tượng khoa học mà Bộ

môn Ngôn ngữ uăn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam của khoa

Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đảm trách Cũng nội dung này nhưng nếu là áp dụng cho cả quốc gia thì các vấn để của nó sẽ đa dạng hơn, phức tạp hơn và có phạm vi rộng lớn hơn Sự phân biệt này rất cần thiết, chúng

tôi xin nêu rõ để tránh không lẫn lộn phạm vì xử lý những vấn đề

Trang 10

biết ơn vì sự giúp đỡ quý báu ấy Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Văn Khang, Trưởng Phòng Ngôn ngữ học xã hội Viện Ngôn ngữ học đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến vấn dé này Giáo trình mà chúng tôi biên soạn đã được GS.TS Lê Quang Thiêm, PGS.TS Vương Toàn, PG8.T8 Nguyễn Thị Việt Thanh, Th.8 Nguyễn Văn Hiệu đọc và đóng góp cho nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng và rất hữu ích khi nghiệm thu ở cấp độ Bài giảng Nhân đây xin bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi về việc cung cấp tư liệu và những góp ý trên tỉnh thần khoa học ấy Chúng tôi cũng xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình tới tất cả những người đã giúp đỡ chúng tơi biên soạn

và hồn thành tài này

Với mong muốn có được tài liệu đầy đủ phục vụ việc học tập của sinh viên Khoa Ngôn ngữ học nói chung và sinh viên theo hướng Ngơn ngữ uăn hố các dân tộc thiểu số nói riêng, chúng tôi đã mạnh đạn tập hợp các vấn đề theo nhận thức của mình Chắc chắn những công việc ấy sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Vì thế, chúng tôi sẽ rất biết ơn các nhà nghiên cứu, các thay giáo cô giáo, các cán bộ quản lý xã hội trong lĩnh vực này cũng

như các em sinh viên và bạn đọc góp cho những ý kiến quý báu

để bổ sung, sửa chữa cuốn sách trong tương lai Xin cảm tạ trước những sự góp ý chân thành ấy

Khỏi thảo tại Hà Nội ngày 26! 1! 2001

Hoàn thành tại Quảng Châu ngày 26 tháng 11 năm 2002 Sửa chữa uà bổ sung trong xuân Quý Mùi năm 2003 Tác giả

Trang 11

Mở đầu

1 Trong thời đại hiện nay, vấn để dân tộc mà trong đó

trước hết là uấn đê ngôn ngữ uăn hoá dân tộc đã, đang và sẽ là

vấn đề nóng bổng của nhiều quốc gia khác nhau Để đảm bảo cho được sự phát triển bền vững trong tương lai, mỗi dân tộc hay mỗi một quốc gia nhất thiết phải xây dựng chiến lược phát triển ngơn ngữ văn hố dân tộc của riêng mình Chiến lược phát triển ấy, rõ ràng, một mặt phải phù hợp với bản sắc riêng của từng dân tộc và của từng quốc gia, mặt khác phải phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn nhân loại trong từng giai đoạn

lịch sử cụ thể

Nước ta là nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung

sống Vì thế, có được một chính sách ngơn ngữ uăn hố dân tộc hợp lý vừa là một nhiệm vụ thực sự cấp bách, vừa là một công

việc không ít khó khăn Bởi lẽ, ác dân tộc rất đa dạng về mặt

dân số, trình độ phát triển xã hội không đồng đều nhau, điều kiện tự nhiên nơi các dân tộc anh em cư trú lại rất khác nhau Trong khi đó, mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của Nhà nước ta lại đòi hỏi các dân tộc phải phát triển như nhau Đây chính là những nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách cũng như việc thực thi các nhiệm vụ để hiện thực hố chính sách ngơn ngữ văn hoá dân tộc

Trang 12

Xuất phát từ mục tiêu phát triển bình đẳng các dân tộc anh em trong một quốc gia đa dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người, với sự nhạy cảm tỉnh tế về chính trị và xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam từ rất sớm đã hoạch định cho

mình một chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc Những nội

dung khác nhau của chính sách đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, được ghi trong Hiến pháp và trong các văn bản có tính pháp quy của Nhà nước và Chính phủ Các văn bản ấy bổ sung cho nhau, lập nên một hệ thống những quan điểm có tính nguyên tắc cũng như những chủ trương lớn để thực hiện chiến lược phát triển ngôn ngữ văn hoá dân tộc nhằm phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh trên toàn lãnh thổ Việt Nam Đây chính là những điều mà sinh viên ngôn ngữ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhất là những sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn hoá dân tộc cần được trang bị chu đáo và nắm bắt đây đủ để sử dụng trong hoạt động nghề nghiệp của mình

Để đạt được mục đích đó, một nhiệm vụ đặt ra cho người biên soạn tài liệu này là phải làm sao hệ thống được tất cả những vấn đề thể hiện chính sách ngơn ngữ văn hố dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Nhưng đây vừa là một vấn để mới, lại liên quan đến một phạm vi rộng nên những gì mà chúng tôi tập hợp lại ở giáo trình này chưa thể được coi là đầy đủ Vì

thế, để có được một quan điểm toàn diện, người sử dụng tài

liệu này rõ ràng cần phải được bổ sung thêm kiến thức từ

nhiều nguồn tài liệu khác nữa Có như vậy chúng ta mới có

điểu kiện tiếp cận vấn để chính sách ngôn ngữ dân tộc của Dang và Nhà nước một cách hoàn chỉnh, để rồi từ đó thực thi những công việc trong thực tiễn nhằm đem lại những hiệu quả tích cực trong phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số, một

Trang 13

địa bàn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

9 Trước khi đi vào những vấn dé chỉ tiết, chúng tôi xin trình bày cách hiểu nội dung một số thuật ngữ mà chúng tôi sử

dụng trong Giáo trình này

“Trước hết, đó là thuật ngữ ngơn ngữ uăn hố dân tộc Nội

hàm của khái niệm này bao gồm ý chính là ngôn ngữ uăn hoá và dan tộc Nội dụng dân tộc được sử dụng ở đây là các dân tộc

thiểu số ö nước ta, do đó vấn đề chính sách ngôn ngữ văn hóa

đân tộc thực chất là vấn đề chính sách ngôn ngữ văn hóa các dân tộc thiểu số Trong thực tế, vấn dé chính sách ngôn ngữ văn hóa các dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân tộc không bao giờ tách rời chính sách ngôn ngữ văn hóa của dân tộc với tư cách là dân tộc của một quốc gia Tuy nhiên, ở cấp độ các dân tộc thiểu số, chính sách này vẫn có những đặc thù riêng của nó Cho nên, chính sách ngôn ngữ uăn hoá dân tộc cần và có thể được xem xét một cách riêng lẻ Còn nội dung ngơn ngữ uăn hố được sử dụng ở đây theo quan niệm ngôn ngữ như là một công cu của 0ăn hóa và sau đó ngôn ngữ chính là một thành tố của van hoa Ching tôi không đặt cách hiểu của thuật ngữ ngôn ngữ uăn hố theo nghĩa ngơn ngữ và văn hóa hay ngôn ngữ văn hóa là ngôn ngữ đã đạt đến trình độ cao của một nền văn minh, là cơ sở cho việc giảng đạy trong nhà trường [84;172] Cách hiểu thứ ba này có nội hàm rộng hơn hoặc khác với nội hàm mà chúng tôi sử dụng và vì thế không phải là đối tượng thảo luận trong giáo trình này

Khi đã hạn định khái niệm ngôn ngữ văn hóa như trên, chúng tôi cho rằng chính sách ngôn ngữ uăn hóa có cái cốt lõi là chính sách ngôn ngữ nhưng nó gắn liền với thực tiễn xã hội hơn, đo đó nó gắn liền với văn hóa dân tộc hơn Điều này cũng có nghĩa là phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số chính là

Trang 14

góp phần phát triển văn hóa của họ ở khía cạnh là công cụ của văn hóa và phát triển một thành tố quan trọng của văn hóa Nội dung và cách hiểu mà chúng tôi sử dụng trong giáo trình là như vậy

Thuật ngữ thứ hai mà chúng tôi cần phải trình bày là ngón ngữ quốc gia Í tiếng quốc gia (langue nationale) và cùng với nó là tiếng phổ thông (langue usuele / langue populaire) Tiếng quốc gia là ngôn ngữ chính thức của một quốc gia đa ngôn ngữ được luật pháp của nước đó xác định và quy định, do đó nó có những ràng buộc pháp lý cụ thể Con đường để một ngôn ngữ trong một quốc gia đa ngôn ngữ trở thành hay được lựa chọn làm ngôn ngữ quốc gia là khá đa dạng ở các quốc gia khác nhau, vị thế của nó cũng sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể của mỗi nước Tiếng phổ thông là ngôn ngữ dùng chung trong một quốc gia đa ngôn ngữ theo nhu cầu xã hội của chính quốc gia đa ngôn ngữ đó Cho đến hiện nay, như chúng tôi phân tích cụ thể trong nội dung của giáo trình, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho cả nước theo nhu cầu của toàn xã hội, và trong thực tế tiếng Việt đã đáp ứng được vai trò xã hội này Vì thế trong một vài trường hợp, người ta cấp cho tiếng Việt vị thế của ngôn ngữ quốc gia chứ bản thân nó chưa chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý Đây là một trường hợp cũng khá riêng biệt của Việt Nam so với một số quốc gia đa ngôn ngữ khác Chính vì lý do ấy, ở Việt Nam khi người ta nói ngôn ngữ phổ thông ( tiếng phổ thông có nghĩa là người ta nói tới tiếng Việt, ngôn ngữ dùng chung cho toàn xã hội và đã được xã hội chấp nhận và thừa nhận Vị thế này của tiếng Việt không phải bây giờ mới có mà nó đã được hình thành lâu dài trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam

Cùng với thuật ngữ tiếng phổ thông, trong giáo trình này,

chúng tôi có sử dụng thuật ngữ ứiếng phổ thông uùng Đây chính

Trang 15

la ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam được một số dân tộc khác nhau cùng sử dụng trong một uùng lãnh thổ xác định Sự lựa chọn này là theo nhu cầu xã hội của cư dân vùng lãnh thổ ấy Như vậy, tiếng phổ thông vùng sẽ khác với tiếng phổ thông và sự khác biệt ấy thể hiện ở hai điểm chính Tiếng phổ thông là ngôn ngữ dùng chung cho cả nước, còn tiếng phổ thông vùng là ngôn ngữ dùng chung ở một lãnh thổ cụ thể hẹp hơn Ở trường hợp tiếng Việt, tiếng phổ thông là ngôn ngữ đa số, còn tiếng phổ thông vùng là ngôn ngữ của dân tộc thiểu số trong

một quốc gia đa ngôn ngữ

Trong giáo trình này, chúng tôi cũng sử dụng thuật ngữ

chữ cổ hay chữ cổ truyền thống Đương nhiên, chữ cổ ở đây là

nhằm phân biệt với những kiểu chữ mới được xây dựng trong thời gian gần đây, do đó chữ cổ thường là loại văn tự đã có một lịch sử khá dài và nó đã được dùng để ghi chép nhiều nội dụng khác nhau trong quá khứ của một dân tộc mà kiểu chữ mới không có được 6 Việt Nam, các dân tộc Chăm, Khome,

Thái, Tày, Nùng và Dao là những dân tộc đã có chữ cổ Các

chữ cổ này đã được dùng để ghi chép nhiều vấn để lịch sử, văn hóa, xã hội trước đây của các đân tộc nói trên Sự phân biệt này là cần thiết để tránh tình trạng lẫn lộn, chẳng hạn để phân biệt chữ Thái cổ với loại chữ Thái mới, vì cả hai đều đùng đạng văn tự ghỉ âm Xanxcorit

3 Giáo trình mà chúng tôi xây dựng là một giáo trình thuộc địa hạt ngôn ngữ học xã hội Vì thế khi viết, chúng tôi gắng gắn những vấn đề lý thuyết với từng nhiệm vụ xã hội cụ thể Sự gắn kết này xuất phát từ kinh nghiệm của cá nhân qua

nhiều năm nghiên cứu thực tế ở vùng dân tộc thiểu số trong thời

gian gần đây Đồng thời, sự gắn kết này cũng xuất phát từ quan

niệm chung của người viết coi như cầu của đối tượng thụ hưởng

chính sách như là một động lựe quan trọng để hoạch định và thực hiện chính sách

Trang 16

Chương 1

Giao tiếp bằng ngôn ngữ và vai trò của

ngôn ngữ trong đời sống xã hội

Trước khi tìm hiểu những vấn đề chính sách ngơn ngữ văn hố dân tộc ở nước ta, chúng tôi thấy rằng cần phải nhắc lại vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển xã hội, nhất là đối với các dân tộc thiểu số Việc làm này là cần thiết, vì nó sẽ giúp cho chúng ta cơ sở để nhận biết tốt hơn những chính sách của một quốc gia nhằm phát triển ngôn ngữ văn hoá dân tộc đã phù hợp với bản chất xã hội của ngôn ngữ hay chưa Chúng ta biết rằng một chính sách mà phù hợp với thực tế khách quan sẽ có những tác động quan trọng đến việc phát triển xã hội Ngược lại, nếu chính sách để ra chưa đúng đắn, chưa phù hợp với bản chất của đối tượng, chính sách đó sẽ không phát huy được tác dụng để thực hiện mục tiêu mà nó đề ra

1.1 Nhắc lại các chức năng của ngôn ngữ

1.1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất

của xã hội và là công cụ tư duy của con người

Cho đến hiện nay và trong tương lai, không ai lại có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ là

Trang 17

phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất và là công cụ tư duy của son người Vấn đề còn lại là trên cơ sở những chức năng ấy, con người phải biết làm thế nào để ngôn ngữ góp phần vào sự phát triển xã hội Trong trường hợp cụ thể ở đây là góp phần vào phát triển đời sống xã hội của những dân tộc thiểu số đang ở trình độ kém phát triển như các dân tộc thiểu số ở nước ta

1.1.1.1 Để truyền đạt uà bảo quản thông tin, con người đã sử

dụng ngôn ngữ như một phương tiện chính

Chức năng thứ nhất và quan trọng nhất của ngôn ngữ là con người đã sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện chính để truyền đạt và bảo quản thông tin Điều đó đã được khẳng định khi V.L Lênin viết rằng: “Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng nhất trong sự giao thiệp giữa người với người” [36;18] Vì thế chúng ta có thể nói rằng chức năng chính của ngôn ngữ là

chức năng giao tiép

Ngoài chức năng chính nói trên, ngôn ngữ còn có một đặc trưng khác nữa là chức năng phản ánh Chúng ta biết rằng con người phản ánh thế giới xung quanh mình chủ yếu bằng hình

thức ngôn ngữ Mà sự phản ánh (hay nhận biết) thế giới chính

là tư duy của con người Cho nên, cũng có thể nói một cách khác, ngôn ngữ còn có một chức năng thứ hai là công cụ, là phương tiện của tứ duy của con người Theo cách nói của V.B Kasevich “ chức năng của ngôn ngữ là sản sinh (hình thành)

thông tin” [33; 19]

Trang 18

phương tiện khác Nhưng sự phản ánh ấy nhất thiết phải được thông báo, phải được truyền đạt và được trao đổi trong các

thành viên khác nhau của một cộng đồng người Để thực hiện

được những hoạt động trao đổi ấy, rõ ràng chỉ có thể thực hiện được thông qua ngôn ngữ Vì thế, chính chức năng giao tiếp

phải là chức năng chính, chức năng thứ nhất Còn chức năng

phần ánh có được là do chức năng giao tiếp quy định

Như vậy, những điều mà chúng ta vừa nói lại ở trên

thuộc về bản chất của ngôn ngữ và chính nhờ đó ngôn ngữ có một vai trò quan trọng trong xã hội loài người

1.1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển xã hội khi xem xét ở khía cạnh giao tiếp

Một xã hội muốn phát triển, tất nhiên nền kinh tế của xã hội ấy phải phát triển Có như vậy, nền kinh tế mới cung cấp đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của xã hội Đặt vấn dé trong mối tương quan như vậy, chúng ta sẽ thấy việc phát triển kinh tế có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển xã hội Và đó là điều mà ai cũng dễ dàng đồng ý và chấp nhận

Trang 19

thương mại phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và nhờ đó của cải sản xuất ra sẽ ngày càng nhiều, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội

Rõ ràng, tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho

xã hội nhưng ngôn ngữ, với tư cách là công cụ giao tiếp giữa

những người sản xuất, có một giá trị nhất định trong nền sản xuất và do đó có vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội Chính vì thế, không phải ngâu nhiên mà Lênin, trong toàn bộ hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, đã quan tâm không ít đến van dé ngôn ngữ Giáo sư Trần Văn Giầu đã giải thích hiện tượng này như sau; “Sự quan tâm của Lênin đối với ngôn ngữ không phải chỉ vì bản thân ngôn ngữ là một đối tượng của triết học Với Lênin điều quan trọng không kém là ngôn ngữ gắn bó rất chặt chẽ với các vấn đề dân tộc, các vấn đề văn hoá và nhiều 3 hội khác” [36;10] Qua cách nhận xét của Giáo su Trần Văn Giầu như vừa nêu trên về sự quan tâm của Lênin đối với ngôn ngữ, chúng ta thấy rằng nhà lý luận sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã xác nhận vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong sự phát triển của xã hội với tư cách là một phương tiện giao tiếp giữa người với người Vai trò đó không chỉ là công cụ giao tiếp thông thường mà là công cụ có chức năng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và do đó góp phần vào thúc đẩy sự phát triển xã hội

1.1.1.3 Ở khía cạnh là công cụ, là phương tiện tư duy của con người, ngôn ngữ tác động như thế nào đối uới sự phát triển của xã hội?

Ở trên, chúng ta đã nói tới vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển xã hội khi phân tích giá trị là công cụ thông tin của mó trong sản xuất và trong thương mại Với tư cách là phương tiện tư duy của con người, ngôn ngữ lại có một đóng góp khác cho sự phát triển của xã hội

Trang 20

Trong ngôn ngữ học, chúng ta đã được nghe nói nhiều về một giả thuyết có liên quan đến vấn đề ngôn ngữ và tư duy được nhiều người quan tâm với tên gọi là giả thuyết Sapir - Whorƒ: Theo như diễn giải của Kasêvich về nội dung của giả thuyết này thì theo đó “tư duy con người bị quy định bởi ngôn ngữ mà anh ta nói và nó không thể vượt ra khỏi phạm vi của ngôn ngữ đó, bởi vì tất cả các biểu tượng của con người về thế giới đều được thể hiện thông qua tiếng mẹ đẻ của anh ta” [33;14] Có thể thấy với cách đặt vấn đề như vậy, rõ ràng giả thuyết Sapir - Whorf đã đưa người ta đến chỗ ghi nhận vai trò to lớn, thậm chí mang tính quyết định của ngôn ngữ trong quá trình hình thành tư duy của con người và do đó nó sẽ có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội

Trang 21

đân tộc cụ thể, nó có ảnh hưởng đến cách nói năng và do đó có tác động đến suy nghĩ, thói quen của dân tộc ấy Nói một cách

khác, ở một chừng mực nhất định, ngôn ngữ bao giờ cũng mang

trong nó đấu ấn văn hoá của một dân tộc Như vậy ngôn ngữ có ảnh hưởng tới uăn hoá của dân tộc sử dụng nó Điều đó cũng có nghĩa là khi chúng ta nhìn ở khía cạnh là công cụ tư duy, ngôn ngữ có uai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội

Như trên đã phân tích, nếu như nói rằng đặc thù của ngôn ngữ quy định đặc thù của tư duy trong một xã hội nói

chung là phiến diện thì đối uới từng cá thể của con người trong

Trang 22

của tập thể, của một dân tộc đang xét đã được kết tỉnh lại ”{33;16] Rõ ràng, nhìn ở khía cạnh này, chúng ta sẽ thấy rõ vai trò quan trọng của ngôn ngữ đối với tư duy của con người là như

thế nào

Kinh nghiệm xã hội của một tập thể, của một dân tộc nào đó bao giờ cũng được chứa đựng dưới vỏ hình thức là ngôn ngữ Những câu tục ngữ của người Việt kiểu như "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" là những dạng thức như vậy Chính những dạng thức ngôn ngữ như thế cho phép từng con người cụ thể hay một xã hội làm giàu tri thức của mình Mặt khác, trong quá trình tiến hoá về sản xuất và trong nhận thức của một tập

thể hay của một dân tộc, khi xã hội đòi hỏi phải có một khái

niệm mới thì ngôn ngữ mà họ đang sử dụng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó Người ta hoặc là lựa chọn những ngôn từ có sẵn và cấp cho nó một sự điều chỉnh về ngữ nghĩa, hoặc là tạo ra một từ mới theo quy luật của ngôn ngữ mà họ đang sử dụng Điều đó có nghĩa là vào thời điểm ấy ngôn ngữ đã tham gia vào quá

trình tác động đến tư duy “Lúc này ngôn ngữ bắt đầu phục vụ

không chỉ cho những nhu cầu của sự tiếp xúc sơ đẳng, mà với sự phát triển của cá nhân, (nó) còn phục vụ cả những hình thức

biểu đạt phức tạp ” [33;17]

Như vậy, nhìn nhận giả thuyết Sapir - Whorf ở những khía cạnh vừa phân tích, chúng ta sẽ thấy cái hạt nhân hợp lý của nó, và như vậy chúng ta sẽ thấy uới tư cách là công cụ của tư duy, ngôn ngữ có một uai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển uăn hoá của từng cá nhân con người trong một tập thể, trong một dân tộc Khi đó, nó là phương tiện hữu hiệu để phát triển nhận thức của từng cá nhân trong tập thể, trong một dân tộc Và chính uiệc thúc đẩy cho sự phát triển của mỗi cá nhân, đến lượt nó, sẽ góp phân thúc đẩy sự phát

triển xã hội nói chưng

Trang 23

Rõ ràng, nhìn ở khía cạnh là công cụ tư duy, ngôn ngữ

sũng có một vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội Chúng tôi

cho rằng vai trò đó sẽ càng quan trọng hơn khi ngôn ngữ hành chức trong một xã hội còn chưa phát triển như xã hội các dân tộc thiểu số ở nước ta

1.1.2 Phát triển ngôn ngữ trong xã hội các dân tộc

thiểu số thực chất là góp phần phát triển đời

sống các dân tộc thiểu số

6 trên, chúng tôi đã phân tích một cách chung nhất vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển xã hội con người khi nó là công cụ giao tiếp, là công cụ tư duy của xã hội Trong xã hội các dân tộc thiểu số ở nước ta, ngôn ngữ không những có tác động mang tính thông lệ chung ấy mà còn đóng một vai trò hết sức quan trọng Bởi lẽ, khi đi vào tình hình cụ thể, vùng dân tộc thiểu số nước ta có những nét đặc thù riêng do cảnh huống ngôn ngữ chỉ phối

1.1.2.1 Trước hết, do xã hội các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang ở trình độ phát triển rất thấp

Đây là một sự thực hiển nhiên mà bất cứ một ai quan

tâm đến xã hội các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều nhận thấy

Để minh chứng cho tình hình đó, chúng ta có thể nêu ra một vài dẫn chứng sau đây Chẳng hạn, theo công bố của Nguyễn Sinh Cúc về tình trạng đói nghèo của nông thôn hiện

nay, tỷ lệ hộ nghèo vùng nông thôn ở Đông Nam Bộ trong năm

1999 là 7,4%, năm 2000 là 6,2% thì ở Tây Nguyên (vùng dân ộc) trong năm 1999 là 26,6% và năm 2000 1a 25,0% [10;50] Dé là tình trạng kinh tế trong hai năm gần đây Trình độ văn hoá thì cũng có tình trạng như vậy Chúng ta lấy trường hợp huyện

Trang 24

Kỳ Sơn ở Nghệ An làm ví dụ Nơi đây, người Kinh tuy chỉ chiếm có 2% dân số toàn huyện nhưng có tới 22,2% số học sinh Trung

học phổ thông (THPT) là người Kinh Trong khi đó, người Mông có tới 38% dân số thì chỉ có 29,1% học sinh THPT là ngươi Mông

và người Khơmú chiếm 39% dân số nhưng chỉ có 11,3% số học sinh THPT của huyện là người Khơmú Hay theo số liệu của Cư Hoà Vần: “Số người mù chữ của cả nước là 16% thì vàng dân tộc thiểu số là 41% (trong đó có đân tộc như Mông là 90%)” [76;96] Kinh tế đói nghèo, văn hoá thấp do trình độ học vấn thấp là

những dấu hiệu của một xã hội kém phát triển

Người ta có thể cho rằng tình trạng nói trên là đồng thời do nhiều nguyên nhân khác nhau Nhưng trong số đó có một vài nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, đông bào các dân tộc thiểu số nước ta cư trú chủ yếu trên phần miễn núi biên giới, với điện tích tự nhiên khoảng 230 ngàn km? Phần lãnh thổ này là một địa bàn có điều biện tự

nhiên hết sức khó khăn, có địa hình phức tạp gây cản trỷ không

nhỏ trong uiệc phát triển xã hội uùng lãnh thổ Trong trường hợp không thể mô tả tình hình địa lý của toàn vùng dân tộc

thiểu số để minh hoạ cho điều vừa nói, chúng ta có thể nêu ra

Trang 25

trong đó có trên 80% diện tích là đổi núi có độ đốc trên 239 Với vị trí địa lý như trên, Sơn La vừa là tỉnh nằm sâu trong lục địa (Trung tâm của tỉnh là thị xã Sơn La cách Hà Nội 320km theo quốc lộ 6), vừa là tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ không thuận lợi do các triển núi cao và sông sâu hồ rộng (sông Đà và hồ Hoà Bình) ngăn cách

Địa hình lãnh thổ Sơn La rất phức tạp, bao gồm các

thung lũng ven sông và cao nguyên bằng phẳng xen trong các

đãy núi, có độ cao trung bình 600 - 800m so với mặt nước biển, tạo nhiều dạng đứt gãy có địa thế hiểm trở với nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm núi sâu Dãy núi phía Bắc bắt nguồn từ đỉnh

Nam Khan (Quynh Nhai) qua Mudng La, Bắc Yên, Phù Yên với

độ cao xấp xỉ 3000m xuống đến 1000m, thậm chí xuống đến 150m làm thành ranh giới giữa Sơn La với Lao Cai, Yên Bái và Phú Thọ Dãy núi thứ hai bắt đầu từ đỉnh Thu La (Thuận Châu) qua Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu cao trung bình 1000m - 1500m với đỉnh Khao Canh là 1653m, sườn Đông Bắc đổ xuống sông Đà Thung lũng sông Đà chính là nơi tụ thuỷ của hai dãy núi nói trên có độ dài 250km vừa hẹp lại có dạng chữ V Dãy núi thứ ba bắt đầu từ đỉnh Tà Con (Thuận Châu) cao 1817m chạy qua Mai Sơn, Mộc Châu (với đỉnh Phu Song), cao trung bình 1200m - 1800m là đường phân thuỷ giữa sông Đà và sông Mã Giữa hai dãy núi thứ hai và thứ ba này là eao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La - Nà Sản tương đối bằng phẳng, rộng trung bình 25km Dãy núi thứ tư nằm sát bờ Tây Nam sông Mã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao

trung bình 1300m - 1800m, cùng với dãy núi thứ ba làm thành

Trang 26

biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào Có thể thấy, với nhiều dãy núi cao chạy từ Tây Bắc xuống Đông hay Đông Nam như vậy, địa hình tỉnh Sơn La bị chia cắt ra thành nhiều tiểu vùng rất khác nhau, do đó giao thông nối liền chúng lại với nhau cũng rất khó khăn

Do địa hình đa dạng như trên, chế độ khí hậu ở Sơn La có sự thay đổi phức tạp theo độ cao của mặt đất Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi, mang tính chất lục địa với hai mùa rõ rệt Kết hợp với khí hậu từng mùa, lãnh thổ của tỉnh chia thành những vùng tiểu khí hậu rất chỉ tiết Chẳng hạn ở Mộc Châu, các xã đọc quốc lộ 6 và vùng lân cận, những tháng rét có nhiều ngày nhiệt độ trung bình là 109C, trong khi đó ở những khu vực còn lại thuộc lòng hồ sông Đà phổ bién 1a 15°C - 20°C Hay như huyện Mai Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 20°C nhưng trung

bình thấp có khi là 8°C - 12°C, còn trung bình cao từ 25°C -

30°C Vào mùa đông, những xã dọc sông Mã của huyện rét buốt, nhiệt độ về đêm thậm chí xuống 0°C, trong khi đó những xã ở dọc đường 6 lại ấm áp nhưng khô cằn và có sương muối Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh là 20°C - 22°C Cũng do tính chất phức tạp của địa hình, lượng mưa cũng như cường độ mưa ở Sơn La cũng thay đổi theo nhiều vùng Trong 6 tháng, từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 98% lượng mưa của

cả năm, những tháng khác còn lại lượng mưa không đáng kể

Trang 27

xuất hiện vào tháng 11, tháng 19 hàng năm Ở một vài huyện có zió Lào thối vào đầu mùa hệ Chẳng hạn như huyện Yên Châu só năm có tới 34 ngày gió Lào thổi, gây khô hạn cục bộ Như

vậy, Sơn La có khí hậu đặc trưng, mùa hè nóng đến sớm và mưa

nhiều, mùa đông tương đối ít lạnh và khô

Hệ thống sông suối của tỉnh Sơn La khá dày đặc (mật độ từ 1,2km - 1,8km/km?) nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở những vùng thấp, còn vùng núi cao thì thưa hơn Toàn tỉnh có hai hệ thống lưu vực sông chính là sông Đà và sông Mã với 97% diện tích tự nhiên Sông có trắc diện hẹp, độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh, giao thông đi lại không thuận tiện Sông Đà chảy qua tỉnh dài 253km với tổng diện tích lưu vực khoảng 9871km?, thu nhận nước từ 24 chỉ lưu lớn nhỏ Sông Mã chảy qua tỉnh dài 93km, có lưu vực 2800km?, thu nhận nước từ

11 chi lưu §

Những gì mà chúng ta biết về địa lý tự nhiên, khí hậu, sông ngòi tỉnh Sơn La cho thấy, nơi đây ngoại trừ hai cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản điều kiện tương đối thuận lợi, những vùng khác còn lại có địa hình hết sức phức tạp và có thể nói khí hậu tương đối khắc nghiệt Sự phức tạp về địa hình ở những vùng này làm cho giao thông giữa những điểm cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh rất khó khăn, dẫn đến nhiều điểm cư trú trở thành biệt lập Tình trạng khí hậu khắc nghiệt gây không ít khó khăn trong sản xuất Rõ ràng,

đặc điểm địa lý tự nhiên nói trên có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân, uì thế nó có ảnh hưởng không tốt đến uấn đề phát triển uùng lãnh thổi

Trang 28

Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và các tỉnh Tây

Nguyên, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú, sự biệt lập

giữa các tiểu vùng khác nhau cũng giống như ở Sơn La Ai đá từng có dip đi qua những vùng địa lý mà chúng ta vừa nhắc đến ở trên mới thấy hết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số gặp phải do điều kiện tự nhiên mang đến cho họ Đây thực sự là một yếu tố khách quan thách thức sự phát triển xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta

Nguyên nhân ¿hứ hai có thể nói đến là do chính lịch sử xã

hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số Trước đây khi nước nhà chưa giành được độc lập, chính quyền thực dân phong kiến chưa làm gì để phát triển xã hội của vùng đân tộc miền núi này Đến khi có được độc lập, chính quyền nhân dân chưa kịp bat tay

xây dựng và phát triển xã hội vùng miền núi dân tộc đã phải huy

động sức người sức của để bảo vệ nền độc lập của đân tộc trong, suốt 30 năm Đất nước hoà bình, độc lập và thống nhất nhưng những khó khăn về kinh tế khiến cho nhà nước chưa có đầu tư

thích đáng để phát triển xã hội ở vùng lãnh thổ này Trong tình

hình lịch sử như vậy, các dân tộc thiểu số nước ta hiện ở tình trạng phát triển thấp kém là một thực tế không tránh khỏi

ào

Rõ ràng, trong những điều kiện như thế, vùng dân tộc miền núi còn một khoảng cách khá xa mới có thể hoà nhập vào sự phát triển của xã hội nói chung Để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta có quá nhiều công việc phải làm, trong đó nhất định phải có việc thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ ở vùng lãnh thổ quan trọng này

1.1.2.2 Đông bào các dân tộc thiểu số ở nước ta uừa cư trú phân

tán uừa cư trú đan xen

Trang 29

án là một thực tế trong vùng đồng bào các dân tộc miền núi Chẳng hạn, ở miền tây Quảng Bình với một vùng núi rộng 566.701ha (khoảng 5.667km”?), chỉ có khoảng 12.826 người sinh sống nhưng phân tán trong 99 điểm tụ cư (làng, bản hoặc điểm cư trú riêng lẻ) Hay như ở Lào Cai, trong tổng diện tích tự nhiên 8.045 km? có khoảng 269.900 người dân tộc cư trú ở rải rác 1.428 thôn, bản của 180 xã, phường Ở địa bàn một tỉnh phía nam như Đắc Lắc cũng có tình trạng tương tự như vậy Trong tổng số dân cư 1.563.551 người (số liệu năm 1998) của toàn tỉnh, chỉ có 464.468 người là các dân tộc thiểu số với mật độ đân số toàn tỉnh là 78 người/km? Hơn nữa, đại bộ phận cư dân là người dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, biệt lập với những vùng khác

Nếu ở địa bàn cấp tỉnh, sự phân bố dân cư của các dân tộc

thiểu số là phân tán thì ở địa bàn một huyện, thậm chí trong

một xã cũng có tình hình tương tự Chẳng hạn, huyện Tương Dương thuộc tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi dân tộc có diện tích tự nhiên là 3072km? Trong tổng số 63.871 người (số liệu năm 1996) của toàn huyện, người dân tộc thiểu số là 57.335

người cư trú trong 179 làng bản của 21 đơn vị hành chính xã

Hay như huyện Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu (gồm cả huyện Tam Đường hiện nay), với diện tích tự nhiên 1.700kmể chỉ có khoảng 96.000 cư dân (số liệu năm 2000) của 17 dân tộc anh em sinh sống Những con số nói trên cho thấy địa bàn một huyện

toàn dân tộc thiểu số cũng đã có tình trạng phân tán khá nhỏ,

lẻ Ngoài ra, đặc điểm cư trú phân tán không chỉ có thực trong địa bàn một tỉnh, một huyện hay một xã dân tộc mà ngay trong chính một dân tộc cũng có hiện tượng phân tán ấy Chúng ta

thấy trường hợp dân tộc Dao là một ví dụ điển hình nhất của

Trang 30

người Dao cư trú trên địa bàn 1.035 xã thuộc hầu hết các tỉnh miền núi, trung du của miền Bắc Việt Nam

Cư trú phân tán dẫn đến tình trạng sống đan xen lấn nhau giữa các dân tộc là một điểm nổi bật của xã hội các dân tộc thiểu số ở nước ta Tình trạng này thể hiện ở chỗ trong địa bàn một tỉnh có rất nhiều các dân tộc anh em cùng sinh sống; trong địa bàn một huyện, các dân tộc khác nhau ở xen kẽ với nhau; trong địa bàn một xã cũng đan xen các làng bản của các dan tộc khác nhau; thậm chí ngay trong một bản hay một làng, các gia đình thuộc các dân tộc khác nhau cũng sống đan xen Chẳng hạn ở tỉnh Tuyên Quang, theo số liệu của Mặt trân Tổ quốc tỉnh (số liệu năm 1996), trong tổng số 675.658 người dân, ngoài 349.066 là người Kinh (chiếm 50,63%) có tới 8 dân tộc với số dân từ gần 500 người trở lên là Tày (163.066 người, chiếm

24,13%), Dao (71.044 người, chiếm 10.51%), Cao Lan (51.210

người chiếm 7.ð8%), Nang (13.411 người, chiếm 2,06%), Hoa

(12.535 người, chiếm 1,86%), Mông (10.198 ngudi), San Diu

(9.701 người) và Pà Thẻn (486 người) Các xã thuộc tỉnh Tuyên Quang cũng có tình hình tương tự Chẳng hạn xã Lang Quán thuộc huyện Yên Sơn với diện tích tự nhiên 7.169 ha, chỉ có dân số 5036 người (số liệu năm 1999) nhưng thuộc thành phần của 6

dân tộc là Kinh, Dao, Tày, Cao Lan, Mông và Hoa, trong đó

Trang 31

nam 1994 [58], 6 Hà Giang có trên 20 dân tộc anh em cư trú đan

xen bên nhau Trong một điện tích tự nhiên rộng 7813km” với

số diân là 507.973 người, có 14 dân tộc có số đân từ 400 người trở lên Đó là đân tộc Mông (153.967 người, chiếm 30,31%), Tày

(130.000 người, chiếm 95,59%), Dao (75.317 người, chiếm 14,82%), Kinh (54.876 người, chiếm 10,80%), Nùng (49.200 người, chiếm 9,68%) Giáy (10.580 người, chiếm 2,08%), La Chí (7.990 người, chiếm 1,57%), Pà Thẻn (3.430 người, chiếm

0,67%, Cơ Lao (1.500 người), Hoa (1.424 người), Lô Lô (1.147

người) Bố Y (432 người), Phù Lá (350 người, Pu Péo (332 người) Những con số nói trên rõ ràng cho chúng ta thấy cư trú đan xen là một thực tế khách quan trong vùng sinh sống của các dan tệc thiểu số miền núi và đây chính là một khó khăn không dễ vượt qua khi chúng ta triển khai những vấn để liên quan đến

ngơn rgữ văn hố, chẳng hạn như vấn đề giáo dục ngôn ngữ Đặc điểm cư trú vừa phân tán vừa đan xen của đồng bào các clâa tộc thiểu số miền núi nước ta rõ ràng có ảnh hưởng đến vấn để phát triển xã hội Mà ảnh hưởng này trước hết là do vấn để n;gên ngữ Bởi vì, trong một môi trường đa dạng như vậy, vấn để ngén ngữ giao tiếp sẽ là vấn để nổi lên hàng đầu, nếu như không nói là vấn để mang tính quyết định Vấn đề là người ta phải sử dụng ngôn ngữ nào trong số nhiều ngôn ngữ khác nhau ấy để làm công cụ giao tiếp chung giữa các dân tộc Từ lôgíc: này, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số miển núi nước ta và do đó vấn đề chính sách ngơn ngữ văn hố sẽ là một vấn để hết sức quan trọng Rõ ràng ở đây phát triển ngôn ngữ hợp lý chính là cung cấp cho xã hội một phương tiện hữu hiệu để thúc đẩy xã hội phát triển Một mối liên hệ, thoạt nhìn tưởng như rết xa vời nhưng về thực chất lại có tác động trực tiếp và khăng khít với nhau

Trang 32

Như vậy, trong một xã hội đang ở trình độ phát triển quá thấp, nhu cầu phát triển ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp và là công cụ tư duy để phục vụ phát triển xã hội là một đòi

hỏi cấp bách Vì thế, có thể nói phát triển ngôn ngữ trong xã hội

các dân tộc thiểu số miển núi ở nước ta thực sự góp phần phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc

1.2 Cộng đồng xã hội và cộng đồng ngôn ngữ trong địa bàn các dân tộc thiểu số ở nước ta

1.2.1 Ngôn ngữ thứ nhất trong cộng đồng xã hội của mỗi

dân tộc thiểu số ở nước ta là tiếng mẹ đẻ của họ

Ở Việt Nam hầu hết các dân tộc thiểu số đều sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong giao tiếp hàng ngày Tuy nhiên đo các dân tộc khác nhau về dân số, về địa bàn cư trú và trình độ xã hội ở thời điểm hiện nay nên ngôn ngữ thứ nhất, tức tiếng mẹ đẻ của họ, có sự khác nhau nhất định về mặt chức năng giao tiếp và do đó cũng có sự khác nhau ở chức năng là công cụ tư duy của dân tộc Phân tích sự khác nhau này sẽ cho ta thấy sự rõ nét đặc thù của tiếng mẹ đẻ ở từng dân tộc, giúp cho chúng ta nhận thấy vai trò khác nhau của chúng trong đời sống xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta và từ đó tìm thấy những sự thích ứng khác nhau trong việc thực hiện chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước

1.2.1.1 Trong dia bàn các dân tộc thiếu số ở nước ta, có những

ngôn ngữ chỉ được sử dụng để giao tiếp trong nội bộ cộng đồng

Trang 33

một địa bàn cụ thể, ngôn ngữ của họ không được sử dụng để

ziao tiếp khi các cộng đồng thiểu số tiếp xúc với nhau Nói một ‹ách khác, tiếng của họ chỉ thuần tuý là công cụ giao tiếp trong nội bộ cộng đồng ấy Khi tiếp xúc với xã hội ngoài cộng đồng của mình, họ phải dùng tiếng nói khác với tiếng mẹ để mà mình đang sử dụng

Ở địa bàn các dân tộc thiểu số ở nước ta, số lượng ngôn ngữ ở diện này không phải là ít Ngôn ngữ đó có thể là ngôn ngữ

của một đân tộc, cũng có thể là ngôn ngữ của một tộc người

Chẳng hạn chúng ta có thể nói dén tiéng Mang 6 vang Tay Bac Theo số liệu thống kê năm 1989, người Mảng chỉ có 3.434 người Họ cư trú rải rác ở Mường Tè, Sìn Hồ và Mường Lay, tỉnh Lai Châu Đây là địa bàn mà những người Thái, người Mông, người Hà Nhì cùng cư trú với họ Vì thế khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài cộng đồng người Mảng, họ phải dùng hoặc tiếng Thái hoặc tiếng Mông để giao tiếp Điều này cũng có nghĩa là rất ít khi những người Thái sống cạnh người Mảng lại dùng tiếng Mảng để giao tiếp với người Mảng láng giềng của mình Tình hình cũng tương tự như vậy đối với tiếng Xá Phó, một nhóm địa phương của dân tộc'Phù Lá Tiếp xúc với người Xá Phó ở bản Nậm Rịa ở xã Hợp Thành, Cam Đường (Lào Cai) chúng ta thấy ngôn ngữ của người Xá Phó chỉ sử dụng trong thôn bản của họ hoặc khi người Xá Phó gặp gỡ nhau Khi trao đổi với người Tày và người Giáy ở những thôn bản bên cạnh cùng xã Hop Thành, họ sẽ dùng ngôn ngữ của người Tày hay người

Giáy để giao tiếp Do ở vào tình thế trên, những người Xá Phó

ở Nậm Rịa là những cư dân đa ngữ, ngoài tiếng mẹ đề họ còn sử dụng ít nhất một ngôn ngữ khác nữa, nếu không họ sẽ bị biệt lập trong môi trường khép kín mà không thể giao tiếp được với môi trường bên ngoài

Trang 34

Trong số ngôn ngữ các dân tộc, tộc người ở nước ta, ngồi hai ngơn ngữ mà chúng tôi vừa phân tích, có thể kể thêm tiếng Arem của người Arem ở Bố Trạch, Quảng Bình, tiếng Chit cia người Chứt cũng ở Quảng Bình, tiếng Mã Liểng của người Mã Liểng ở Quảng Bình và Hà Tĩnh, tiếng Cơ Lao của người Cơ Lao ở Hà Giang, tiếng Bố Y của người Bố Y ở Hà Giang, tiếng La Ha của người La Ha ở Sơn La và Lào Cai, tiếng Lô Lô của người Lô

Lô ở Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu, tiếng Cống của người

Cống ở Lai Châu, tiếng Si La của người S¡ La ở Lai Châu, tiếng Pu Péo của người Pu Péo ở Hà Giang, tiếng Brâu của người Brâu ở Kon Tum, tiếng Rơ Măm của người Rơ Măm 6 Kon Tum Đó là những ngôn ngữ đại thể chỉ được sử dụng trong nội bộ cộng đồng của chính dân tộc Đặc điểm chung của những ngôn ngữ này thường là ngôn ngữ của dân tộc hay tộc người có số lượng người sử dụng quá ít, cộng thêm địa bàn cư trú của họ lại hết sức phân tán Ví dụ như người Lô Lô, theo số liệu thống kê năm 1989 có 3134 người nhưng lại cư trú ở địa bàn ba tỉnh miền núi phía Bắc là Cao Bằng (1.565 người), Hà

Giang (1.068 người), Lai Châu (441 người) và 22 người sinh

sống ở những tỉnh khác Sự quá thiểu số về đân số và tính cư trú quá phân tán này là môi trường xã hội bất lợi, nhưng có thực, khiến cho ngôn ngữ của họ không có vai trò giao tiếp trong địa bàn các dân tộc thiểu số khác, thậm chí còn có nguy cỡ không được lưu giữ

Với một thực tế như vậy, khi xây dựng một chính sách để phát triển ngôn ngữ văn hoá dân tộc, người ta không thể không

quan tâm đến tình trạng như vừa phân tích Nhưng cụ thể và

Trang 35

một chính sách để chứng minh chính sách ấy là phù hợp, là

shính xác trong môi trường khách quan Có thực hiện tốt chính sách trong thực tế chúng ta mới có quyển hy vọng có đóng góp

:hực sự vào sự phát triển xã hội của đồng bào các đân tộc thiểu

số Điều này cũng có nghĩa là trong việc xây dựng và thực hiện 2hính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc, những hiểu biết đúng thực tế về vùng lãnh thổ là hết sức quan trọng

1.2.1.2 Những ngôn ngữ uừa được sử dụng giao tiếp trong nội bộ cộng đồng, uừa được sử dụng giao tiếp giữa các dân tộc

khác nhau ở mức độ khác nhau

Những ngôn ngữ thuộc nhóm thứ hai này là những ngôn

ngữ của các dân tộc mà trong một vùng lãnh thổ hay một địa

bàn cụ thể, tiếng nói của họ được các đân tộc khác sử dụng trong giao tiếp giữa các đân tộc khác nhau Trong một tài liệu khác, chúng tôi gọi những ngôn ngữ này là điếng phổ thông uùng

[16], tức là nó có vai trò làm ngôn ngữ chung cho một vùng có

nhiều dan tộc, tộc người nói các ngôn ngữ khác nhau sinh

sống Khác với những ngôn ngữ chỉ được giao tiếp trong nội bộ cộng đồng, những ngôn ngữ này vừa là tiếng mẹ để của một dân tộc, vừa là ngôn ngữ thứ hai (hoặc thứ ba) của một đân tộc khác ở trong vùng

Ỏ phần lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiếng Thái, Mông, Tày, Nùng và Mường là những ngôn ngữ có vai trò là tiếng phổ thông vùng Chẳng hạn tiếng Thái vừa là tiếng mẹ đẻ của người Thái cư trú ở miền Tây Nghệ An, Thanh Hố, các tỉnh Hồ Bình, Sơn

La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, vừa là ngôn ngữ chung cho các

Trang 36

tiếng Thái cũng là ngôn ngữ dùng chung trong các dân tộc

Kháng, Mảng, Xinh Mun, Hà Nhì, La Hủ v.v Ổ Hà Giang hay Tuyên Quang, tiếng Tày và Nùng một mặt là tiếng mẹ đẻ của người Tày, người Nùng, mặt khác là ngôn ngữ giao tiếp ngoài xã hội của các dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Giáy, dân tộc La Chí, dan tộc Bố Y, dân tộc Lô Lô v.v

Ỏ phần lãnh thổ phía Nam, người ta cũng có thể nói đến tiếng Kơ Ho ở Tây Nguyên, tiếng Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà v.v là những ngôn ngữ có vai trò tiếng phổ thông vùng Tiếng Chăm không chỉ là tiếng mẹ đẻ của người Chăm mà còn là ngôn ngữ của người Raglây, Chu Ru ở những tỉnh nói trên sử dụng để giao tiếp với nhau Tiếng Kơ Ho ở địa bàn Lâm Đồng được người Mạ, người Mnông sử dụng để giao tiếp giữa những dân tộc khác nhau trên địa bàn này

Khi nói đến điếng phổ thơng úng, người ta cũng sẽ thấy có những ngôn ngữ được sử dụng trong một phạm vi lãnh thổ khá rộng (chẳng hạn như tiếng Thái được một số dân tộc ở nhiều tỉnh khác nhau sử dụng) Nhưng cũng có những ngôn ngữ lại có phạm vi sử dụng rất hẹp (như trường hợp tiếng Măng Cong của dân tộc Bru-Vân Kiều chỉ được người Arem ở địa bàn huyện Bố Trạch, Quảng Bình sử dụng) Ở trường hợp thứ hai này, tiếng Măng Cong được những người Arem sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ dùng để giao tiếp khi họ tiếp xúc với người Măng Cong, người Trì trong vùng Như vậy so với địa bàn tiếng Thái của người Thái được các dân tộc khác sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai, địa bàn tiếng Măng Cong được dân tộc khác sử dụng là rất hẹp, thậm chí là không đáng kể

Trang 37

ngôn ngữ có số người nói đông, áp đảo các dân tộc sống đan xen với họ trên cùng một địa bàn cư trú ấy Chúng ta lấy trường hợp

tiếng Thái so sánh với tiếng Khơ Mú làm ví dụ So với người Thái (1.040.549 người, số liệu năm 1989), người Khơ Mú có số

lượng ít hơn (42.853 người, số liệu năm 1989) Ngay cả địa bàn hẹp hơn như ở miền Tây Nghệ An, người Thái có số lượng 213.604 người, trong khi người Khơ Mú ở vùng này cũng chỉ có

19.441 người, tức là ít hơn 11 lần Có lẽ chính sự khác biệt về số lượng người sử dụng như phân tích ở trên là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có tác động đến vai trò xã hội khác nhau trong giao tiếp Cùng với sự chênh lệch về số lượng người nói, thứ đến người ta cũng thấy có lẽ trình độ văn hoá xã hội của các dân tộc thiểu số có tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp Đây là trường hợp tiếng Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hoà Chúng ta biết rằng số người nói tiếng Chăm ở ba tỉnh nói trên (63.023 người, số liệu năm 1989) chỉ xấp xỉ người nói tiếng Raglây ở cùng địa bàn (71.696 người, số liệu năm 1989) Tuy nhiên khi hai dân tộc này tiếp xúc với nhau, tiếng Chăm thường sẽ được lựa chọn để làm công cụ giao tiếp chung 6 trường hợp này, rõ ràng số lượng cư dân sử dụng ngôn ngữ hình như chưa đủ để giải thích vì sao người ta lại lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp chung là tiếng Chăm Người ta có thể viện dẫn thêm đến truyền thống văn hoá đã ảnh hưởng tới vấn đề này Về thực chất người Chăm hiện nay ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà là đi duệ trực tiếp của một nền văn hoá rất phát triển trước đây: nền văn hoá Chăm Pa Nền văn hố ấy khơng chỉ được lưu giữ lại bằng nghệ thuật kiến trúc với hệ thống tháp Chàm đồ sộ mìàà còn được ghi lại bằng cả văn tự xuất hiện rất sớm và không phải dân tộc nào hiện nay ở Việt Nam đều có Ưu thế này cũng có thể viện dẫn để giải thích tình trạng người Mông hay người Dao ở Hà Giang khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp ngoài xã hội

Trang 38

trên địa bàn sinh sống thường dùng tiếng Tày, tiếng của cư dân có số lượng người nói ít hơn trong phạm vì cư trú của họ Như vậy có thể thấy, cái ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ phổ thông vùng trong một địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hình như hoặc có nét trội về số lượng người sử dụng, hoặc có nét trội nào đó về mặt văn hoá, hoặc đồng thời bao gồm cả hai đặc trưng nói trên

1.2.1.3 Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho tất cả các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việc tiếng Việt trở thành tiếng phổ thông dùng chung cho tất cả các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không phải chỉ là hiện tượng hiện nay mới có Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, vai trò là công cụ giao tiếp của tiếng Việt trong đời sống xã hội của một đất nước chung, với tư cách là một dân tộc thống nhất đã được xác lập Người ta có thể thấy rằng dưới chế độ phong kiến, các dân tộc thiểu số trong các triều đại khác nhau đã cùng người Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc và họ cũng đã sát cánh bên nhau xây dựng một cuộc sống yên bình Như vậy nhìn theo tiến trình lịch sử, vai trò là tiếng nói phổ thông cho các dân tộc của tiếng Việt là một truyền thống

Trong một nghiên cứu mới đây của chúng tôi, khi tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận giáo dục tiếng Việt để sử dụng trong đời sống hàng ngày, đồng bào dân tộc ở ba tỉnh Nghệ An, Sơn La và

Tuyên Quang đã cho biết vai trò rất quan trọng của tiếng Việt

đối với họ Với 6365 người dân tộc thuộc đủ các tầng lớp xã hội và lứa tuổi khác nhau được phỏng vấn, có tới 99,1% trả lời có nhu cầu học tiếng Việt để sử dụng trong nhiều mục đích khác

nhau, trong đó mục đích nổi trội nhất vẫn là mục đích nâng cao

trình độ nhận thức của dân tộc và dùng tiếng Việt để giao tiếp

với nhau Tình hình đó đã khẳng định vai trò quan trọng, khóng

Trang 39

thể thiếu được của tiếng Việt trong đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn phát triển đất

nước hiện nay

Như vậy, trong môi trường xã hội như trên, cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là một cộng đông song ngữ Trong cộng đồng ấy, ngôn ngữ thứ nhất của các dân tộc là tiếng mẹ đẻ của họ, là ngôn ngữ được giao tiếp trong nội bộ cộng đồng, còn ngôn ngữ thứ hai đối với tất cả các dân tộc, là tiếng Việt của người Kinh, một đân tộc có số lượng người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra, còn có những dân tộc do điều kiện địa lý của mình lại sử dụng thêm tiếng nói của một dân tộc khác, ngoài tiếng mẹ dé và tiếng Việt, như một ngôn ngữ thứ hai Trong những cộng đồng ấy, người ta nhận thấy có sự khác nhau về chức năng, về phạm vì giao tiếp của mỗi một ngôn ngữ mà họ sử dụng Đây chính là lý do yêu cầu chúng ta phải nhận biết rõ trong thực tế mối tương quan về

các chức năng trong cộng đồng song ngữ là như thế nào để có

cách ứng xử hợp lý Nếu không, rất có thể chúng ta sẽ đề xuất ra cái mà các dân tộc thiểu số không cần và ngược lại, cái mà

các đân tộc thiểu số cần thì chúng ta lại không cung cấp cho họ

Khi khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Dao ở hai huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) [29] và

người Mông ở ba huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, Đồng Văn, Yên

Trang 40

ấy Cũng theo nghiên cứu nói trên, ngay như người Mông cũng có tới gần 25% không dùng tiếng Mông mà dùng tiếng phổ thông, hoặc tiếng Quan Hỏa, hoặc tiếng Tày trong bối cảnh ngôn ngữ tương tự) Những con số mà hai tác giả nêu trên đưa ra tuy chỉ là số liệu ở địa bàn cụ thể nhưng đã phản ánh đặc

trưng song ngữ có thực mà chúng ta vừa trình bày ở trên

1.2.2 Trong cộng đồng xã hội các dân tộc thiểu số

nước ta, tiếng Việt có vai trò quan trọng nhất

đối với sự phát triển xã hội

Qua những gì chúng tôi trình bày ở mực 1.1 trên đây, rõ ràng nó đã xác nhận vai trò quan trọng nhất của tiếng Việt đối với sự phát triển xã hội các dân tộc thiểu số Ở đây chắc chắn sẽ có một số câu hỏi được đặt ra Đó là liệu cái mà người ta vừa nêu ra có thể là một vấn để phản ánh một thực tế khách quan trong đời sống các dân tộc thiểu số hay không Muốn trả lời hay muốn giải thích được điều đó, có lẽ chúng ta phải quay lại phân tích chức năng của tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, một cộng đồng song ngữ như vừa được mô tả Hình như chính sự khác nhau về chức năng trong xã hội giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai làm cho trách nhiệm góp phần phát triển xã hội đôn gánh nặng vào ngôn ngữ thứ hai, tức là tiếng Việt, trong cộng đồng song ngữ này

1.2.2.1 Ở chức năng là công cụ giao tiếp trong xã hội, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số thường hạn chế trong môi trường gia đình uà sinh hoạt uăn hoá truyền thống; trong khi đó ngôn ngữ thứ hai được sử dụng trong môi trường xã hội rộng hơn

Ngày đăng: 26/01/2015, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w