NGUYÊN THỊ VÂN
BOI CANH VÀ CHÍNH SÁCH NGON NGU 0 MALAYSIA
Trang 3MỤC LỤC Lời giới thiệu Mo dau Chương! GIOL THIEU VAL NET VE LIEN BANG MALAYSIA
1 Vài nét về tự nhiên của Malaysia
9, Vài nét về chính trị xã hội của Malaysia 3 Về kinh tế Chương TH: BỘI CẢNH NGÔN NGỮ Ở MALAYSIA 1 Hệ thống đa ngữ ở Malaysia 1 Những nhân tố thúc đẩy hệ thống đa ngữcua Malaysia
1.1 Sự thâm nhập ngôn ngữ vào Malaysia
qua con đường tôn giáo
1.2 Sự thâm nhập ngôn ngữ vào Malaysia
theo con đường đế quốc chủ nghĩa
1.3 Sự thâm nhập của các ngôn ngữ vào
Malaysia qua con đường di cư
Trang 4IH Những đặc điểm của ngôn ngữ quốc gia - Bahasa Malaysia 1 Đặc điểm tiếng Malaysia 1.1 Về mặt ngữ pháp 1.2 Về mặt từ vựng 1.3 Về mặt ngữ âm 2 Tính gián tiếp trong ngôn ngữ nói của người Malaysia 9.1 Nói quanh co 2.2 Sử dụng hình tượng 9.3 Nói ngược
9.4 Sử dụng người đại diện
Chương ÍHI : CÁC CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA
NHÀ NƯỚC MALAYSIA
1 Cơ sở lí thuyết về chính sách ngôn ngữ
1 Khái niệm
2 Ban chất của chính sách ngôn ngữ - những
mâu thuẫn lớn mà các nước Đông Nam Á
phải giải quyết
II Các chính sách ngôn ngữ của nhà nước Malaysia 1 Chính sách ngôn ngữ của nhà nước Malaysia (giai đoạn từ 1957 - 1967) 1.1 Môi trường sử dụng tiếng Anh và tiếng Melayu
1.3 Các chính sách của nhà nước để tiếng
Melayu thay thế tiếng Anh
1.8.1 Các mục đích cơ bản uà nhiệm vu chính
Trang 54.2 Vai trò của ` Hội đồng ngôn ngữ va van
học" uà “Viện Ngôn ngữ` đổi uới việc thi
hành chính sách ngôn ngữ
1.3.3 Chính sách nhằm truyền bá, phát triển
tiếng Melayu trong lĩnh uực giáo dục
2 Chính sách ngôn ngữ của nhà nước
Malaysia (giai đoạn từ 1967 đến nay)
2.1 Trong lĩnh vực giáo dục
2.2 Lĩnh vực thông tin đại chúng
3 TÌ độ của các cộng đồng dân tộc Malaysia
đổi với việc thi hành chính sách ngôn ngữ 3.1 Cộng đồng người Hoa
3.3 Cộng đồng người Ấn Độ
3.3 Người Melayu với việc thi hành chính
sách ngôn ngữ và việc lựa chọn ngôn ngữ quốc gia
III Chuan hoa ngôn ngữ: Tính cấp thiết và sự
lựa chọn ở Malaysia
1 Ngôn ngữ chuẩn và những nhân tố trong sự
lựa chọn ngôn ngữ chuẩn ở Malaysia
1.1 Vai trò của các nhân tố xã hội trong việc phát triển phương ngữ thành ngôn ngữ chuẩn 1.1.1 Vai trò của tầng lớp thống trị
112 Vai trò của các tổ chức chính trị uà quản lí điều hành
1.13 Nền giáo dục hiện đại 1.1.4 Yêu cầu của giới trí thức
Trang 62.1 Sự thay đổi hệ thống chính tả ở Mialavsia 109 2.2 Dac diém cha hé thong chinh ta mdi 114
Chương IV : MỘT VÀI LIÊN HỆ VỀ CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ CỦA VIỆT NAM VÀ CHÍNH
SÁCH NGÔN NGƯỞ MALAYSIA 121
I Ngôn ngữ quốc gia và sự lựa chọn ở Việt
Nam và Malaysia 121 1 Khái niệm ngôn ngữ quốc gia và vai trò của nó 121
9 Tiêu chuẩn lựa chọn ngôn ngữ quốc gia 123 3 Tiếng Việt và tiếng Melayu trong sự lựa chọn là
ngôn ngữ quốc gia ở Việt Nam và Malaysia 125 4 Vai trò của tiếng Melayu và tiếng Việt với tư
cách là ngôn ngữ quốc gia 181 4.1 Vai trò của tiếng Việt va tiéng Melayu trong
lĩnh uực giáo dục 132
4.2 Trong linh vue van hoc nghé thuat 133 4.3 Trong ngành luật pháp 137 4.4 Trên các phương tiện thông tin đại chúng 139
II Việc chuẩn hoá và hiện đại hoá bản ngữ ở
Việt Nam và Malaysia 141 1 Xác định chuẩn mực ngữ âm của tiếng Việt và
tiếng Melayu 144
3 Vấn để chuẩn hoá chính tả được đặt ra ở Việt
Nam và Malaysia như thế nào?
II Vấn đề song ngữ ở V ệt Nam và Malaysia
1 Giáo dục song ngữ ở Việt Nam và Malaysia
1V Việt Nam cần đến các ngôn ngữ thế giới
Trang 7LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay chúng ta đều biết, Việt Nam sinh ra và lớn lên trong khu vực Đông Nam Á có nhiều quan hệ cội nguồn và tiếp
xúc lâu đời, có chung một thân phận nô lệ có chung một cuộc
đấu tranh lâu dài chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược vì độc lập
tự do, và, ngày nay cùng có chung một ngu vọng và lợi ích là
xây dung mét ASEAN hoà bình và phát triển bền vững
Vậy mà trong vốn kiến thức của người Đông Nam Á (trong
đó có Việt Nam) từ phổ thông đến đại học lại trống vắng về Dong Nam A Điều này dẫn đến hai hậu quả tiêu cực: một 1a, vi ít biết về người nên cũng khó hiểu sâu về mình; hai là, gặp khó khăn trong việc hợp tác, thiếu biểu biết để xây dựng lòng tin
Ngày xưa cụ Nguyễn Du có một câu thơ về tình yêu nhưng nó
mang ý nghĩa phổ quát trong các mối quan hệ xã hội và quốc tế:
#Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”
Không hiểu biết nhau sâu sắc làm sao tính cuộc vuông tròn? Đó là một nghịch lí mà ngày nay các thế hệ chúng ta đang ra
sức lập lại cân bằng: chúng ta đã và đang xây dựng ngành Đông
Nam Á học của Việt Nam và đưa nó vào giảng dạy đại học
Tổ bộ môn Đông Nam Á học, khoa Đông phương học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hừ Nội), dang thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ về lĩnh vực
quan trọng và bức thiết này Vì vậy việc nghiên cứu và biên soạn các giáo trình, cáe tài liệu tham khảo về Đông Nam Á là
công việc hàng đầu của các thầy cô giáo ở khoa Nó vừa là con
đường tự học tự đào tạo, vừa giảng dạy và nghiên cứu, vừa góp phần vào sự hiểu biết chung của toàn xã hội
Trang 8Vì những lẽ trên mà chúng tôi rất vui mừng giới thiệu với
các bạn sinh viên cuốn sách "Bối cảnh và chính sách ngôn
ngữ ở Malaysia” của chị Nguyễn Thị Vân - một cán bộ trẻ của
khoa Đông phương học
Với một khối lượng kiến thức và tư liệu ngôn ngữ học cần và đủ về tiếng Melayu, với một thời gian học tập và nghiên cứu ở Malaysia, tác giả đà giới thiệu với chúng ta toàn cảnh về đất nước con người và tiếng nói của một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ (khoảng 80 ngôn ngữ) trong đó tiếng Melayu là ngôn ngữ quốc gia với những đặc điểm cơ bản về ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp và ngữ dụng Đó là những cơ sở khoa học để nhận điện chính sách ngôn ngữ của nhà nước Malaysia Hệ thống
chính sách này nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống hiện đại, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chữ viết quốc gia với ngôn ngữ chữ viết các dân tộc ít người, đưa tiếng Melayu lên địa vị chủ thể thay thế dân tiếng Anh trong các lĩnh vực của đời sống và dưa tiếng Anh thành ngôn ngữ quan trọng thứ hai Tác giả cũng đã giới thiệu quá trình và những vấn đề của việc chuẩn hoá tiếng nói và chữ viết tiếng Melayu
Cuối cùng tác giả so sánh chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam
và Malaysia, tìm ra những nét khu biệt và những kinh nghiệm
quý báu
Qua cuốn sách này, người đọc có thể hình dung được bức
tranh ngôn ngữ của Liên bang Malaysia - một quốc gia da dân tộc có những nét tương đồng với Việt Nam, nhưng có nhiều nét
khu biệ
Một là cơ cấu dân tộc ở Malaysia, ngoài một vài nhóm dân
tộc thiểu số bản địa, còn có các cộng đồng dân tộc ở ngoài như
cộng đồng người Hoa (36% dân số), cộng đồng người Ấn (8%dân
số); họ còn có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế xã hội nhưng
lại là dân tộc ít người Do đó, việc đưa người MaLai ban dia
thành dân tộc chủ thể cùng với ngôn ngữ quốc gia là một sự
nghiệp không đơn giản và chỉ được thực hiện khi Malaysia đã giành được độc lập (1957)
Trang 9
Hai là, nếu như ở Việt Nam đã giải quyết xong chức năng xã hội của tiếng Pháp, vốn là ngôn ngữ thống trị thời chủ nghĩa thực dân nay trở thành một ngoại ngữ quốc tế ở Việt Nam (như tiếng Anh tiếng Nga ) thì ở Malaysia vị trí tiếng Anh vẫn là
ngôn ngữ làm việc của quốc hội, ngôn ngữ của các sắc lệnh, các
đạo luật của chính phủ Đặc biệt là ngôn ngữ để xét xử ở toà án,
ngón ngữ dạy ở trường Đại học khoa học, kĩ thuật và kinh doanh, vv và được xếp là ngôn ngữ thu hai sau tiéng Melayu
Tuy nhiên, việc thay thế tiếng Anh của tiếng Melayu - với tư
cách là ngôn ngữ quốc gia trên thực tế không phải đễ dàng, vì tiếng Melayuthiếu thuật ngữ khoa học, đa phần các cán bộ trí
thức của các ngành đều được đào tạo bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn hơn là tiếng Melavu Chính phủ đã có kế hoạch
đưa tiếng Melayu thay thế tiếng Anh nhưng vẫn phải có những chính sách mềm dẻo và các bước đi thích hợp Việc thành lập Hội đồng ngôn ngữ và văn hoá đã góp phần tích cực thực hiện
chính sách ngôn ngữ Mặc dù còn có những sự chống đối của các
cộng đồng dân cư, nhất là người Hoa, vì họ sợ bị Mẫlai hố,
nhưng vì lợi ích của chính họ mà số người sử dụng tiếng Melayu ngày càng tăng (Người Hoa từ 37% đến 78%, người Ấn từ 50%
đến 81% số người biết sử dụng tiếng Melayu)
Ba là, để khẳng định vai trò ngôn ngữ quốc gia của tiếng
Melayu nhà nước Malaysia đã phải có những chính sách hoàn
thiện tiếng Melayu để nó có thể đảm nhận được chức năng xã
hội của nó Nếu như tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam, thì tiếng Melayu và chữ viết của nó còn là một
ngôn ngữ khu vực Ngôn ngữ Melayu là ngôn ngữ quốc gia của bốn nude: Indénéxia, Malaysia, Brunei, va Singapore Cho dén
nay việc hồn thiện ngơn ngữ này, nhất là vấn đề thống nhất
chính tả được 4 nước trên quan tâm Người ta đã thành lập Hội
đồng ngôn ngữ của Inđônêxia, Malaysia, Brunei để thống nhất
ngôn ngữ và chính tả Họ chọn phương ngữ Johor - Riau lam ngôn ngữ chuẩn và xây dựng bộ chữ chuẩn Khác với tiếng Việt,
bộ chữ của tiếng Melayu trải qua một quá trình biến đổi liên tục 9
Trang 10từ sau khi các quốc gia hải đảo sử dụng tiếng Melayu, từ bỏ con
chữ Arập để La tỉnh hố: Indơnêxia theo cách ghỉ Hà Lan,
Malaysia theo cách ghi Anh, thời Nhật thuộc người ta yêu cầu
phải thống nhất theo hệ thống Fajar Asia và cuối cùng các nước lấy bộ chữ Malindo (Malaysia, Inđônêxia) và dùng cho cả
3 nước,
Qua sự đối chiếu so sánh, chúng ta hiểu được
Nếu như ở Việt Nam việc xác định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia không gặp trở ngại gì và người Việt phải đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ của 54 dân tộc anh em, tRì người Malaysia
gặp nhiều trở ngại trong việc xác định tiếng Melayu là ngôn ngữ
quốc gia và họ phải giải quyết tốt mối quan hệ với những cộng
đồng không phải người bản địa (người Hoa, người Ấn )
Nếu như ở Việt Nam tiếng Việt đã được phát triển và hoàn thiện để đảm nhiệm một cách đây đủ vai trò ngôn ngữ quốc gia
nhưng người Việt lại kém ngoại ngữ và gặp khó khăn trong giao
dịch quốc tế, thì người Malaysia có thuận lợi là trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) khá tốt nhưng trình độ tiếng Melayu chưa phát
triển đây đủ để đảm nhận vai trò ngôn ngữ quốc gia
Nếu như tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ quốc gia của một nước (nước Việt Nam) thì tiếng Melayu với chữ viết của nó lại là ngôn
ngữ và văn tự của 4 quốc gia - tức là ngôn ngữ vùng: Indônêxia Malaysia, Brunei, Singapore, nó được sử dụng rộng rãi và có sự
phối hợp để thống nhất cả khu vực hải đảo Đó là công cụ chủ yếu để hội nhập khu vực Tất cả những điều trên đây giúp cho
người đọc nhận được bức tranh ngôn ngữ và chính sách ngôn
ngữ của Malaysia và Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc
GS.TS Phạm Đức Dương
Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á của Việt Nam
Trang 11MỞ ĐẦU
Mấy chục nãm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới vấn để
xảy dựng chính sách ngôn ngữ đã trở thành vô cùng cấp bách,
đặc biệt là ở những nước thế giới thứ ba nơi mà sau khi giành
được độc lập đã phải lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp chung cho toàn xã hội Vấn để ngôn ngữ quốc gia chuẩn hố ngơn ngữ văn
học, vấn đề thuật ngữ, chính sách đối với ngôn ngữ các dân tộc
ít người là thực tế cần phải giải quyết Các nước ở khu vực
Đông Nam Á, kể cả Malaysia đều ở vào tình trạng trên
Ngày nay, Việt Nam cũng như Malaysia và nhiều nước
trong khu vực Đông Nam Á đã đi vào ổn định, đang xây dựng và
phát triển nền kinh tế đất nước Để trở thành một nước mạnh, “một con rồng châu Á” chính phủ Việt Nam cũng như Malaysia
đã và đang thi hành chính sách mỏ cửa nhằm tiếp nhận các tiến
bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế đất
nước, đồng thời tiếp nhận được những cái hay, cái đẹp, cái tiến
bộ trong đời sống văn hoá xã hội ở khắp nơi trên thế giới Trong
công cuộc đó, vai trò của ngôn ngữ đổi với sự phát triển của xã liội hiện đại-là cực kì to lớn Ngôn ngữ đóng góp trực tiếp vào
những tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại, nó là cơ sở của động lực phát triển xã hội và sự giao lưu quốc tế rộng rãi
Là một trong mười nước ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia
là một quốc gia đa đân tộc, đa ngôn ngữ với ba cộng đồng dân
tộc chính là người bản xứ Melayu chiếm 48%, người Ấn Độ và người Hoa chiếm gần 50% dân số Vì vậy, ngôn ngữ cũng là vấn để gay gắt trong quá trình củng cố khối đoàn kết dân tộc cùng
mhư phát triển quốc gia Không những vậy, việc thi hành chính
Trang 12
sách ngôn ngữ ở Malaysia còn có rất nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu và giải quyết
Sau khi phân tích và đánh giá sự phát triển của các nhánh ngôn ngữ ở Malaysia, những chương trình kế hoạch thực hiện chủ trương chính sách ngôn ngữ như vấn đề chuẩn hố ngơn
ngữ, các chính sách nhằm truyền bá phát triển tiếng Melayu
người viết tìm ra những mặt được và chưa được, từ đó liên hệ với chính sách ngôn ngữ của Việt Nam để rút ra được những
kinh nghiệm bổ ích góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát
triển, chuẩn hoá tiếng Việt và tiếng Malaysia xứng đáng với vai trò là ngôn ngữ quốc gia Bởi vì, việc tìm hiểu rộng tình hình và
chính sách ngôn ngữ ở các nước đang phát triển trong khu vực giúp ta xác định rõ hơn tình hình phát triển ngôn ngữ ở nước ta
đang ở mức độ nào và rút ra được những bài học thiết thực cho
sự phát triển của ngôn ngữ nước nhà
Để đảm bảo tính chuyên khảo, nội dung cuốn sách này chỉ khảo sát chính sách ngôn ngữ của Malaysia và Việt Nam từ sau
khi giành được độc lập Người viết cố gắng tập trung phân tích
những yếu tố tác động đến hệ thống đa ngữ ở Malaysia, từ đó làm tiền dé đi sâu vào chính sách ngôn ngữ của nhà nước Malaysia đối với vấn để ngôn ngữ
Khi tổ chức các ý tưởng cho nội dung cuốn sách, chúng tôi thấy rằng phải để riêng ra một chương đầu để giới thiệu sơ lược về đất nước và con người Malaysia, làm cơ sở cho các chương tiếp nối
Tiếp đó, phân tích các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hoá liên quan đến việc hình thành hệ thống đa ngữ và tìm ra những
nguyên nhân thúc đẩy hệ thống đa ngữ ở Mala chúng tôi
cũng đưa ra được những nét khái quát về các nhóm ngôn ngữ
của đất nước này và những đặc điểm của ngôn ngữ quốc gia - Bahasa Malaysia
Trang 13
Trước hết cần phải kháng định rằng Malaysia là một quốc gia, một xã hội sử dụng nhiều ngôn ngữ Cho đến nay vẫn chưa
có eon số chính xác về số lượng ngôn ngữ dang hiện diện trên đất nước này, nhưng người ta ước tính số lượng ngôn ngữ của
nước này chỉ đứng ở vị trí sau “lượng ánh nắng của Malaysia”, khoảng 80 ngôn ngữ Trước khi có những cuộc đi cư của người
Nam Á và sự thâm nhập của tiếng Arập, tiếng Hán, tiếng Ấn Độ thì bán đảo Malaysia đã là "ngôi nhà chung của vô số ngôn ngữ a” Hệ thống ngôn ngữ bản địa của Malaysia được tăng
lên vào năm 1963 khi mà Sabah và Sarawak sát nhập với
Malaysia để hình thành nên nhà nước Malaysia bây giờ Sự có mật của những dân tộc mới gần đây đã làm tăng thêm mức độ
đa ngữ ở quốc gia này Vậy thì sự du nhập của những ngôn ngữ
ngoại lai vào Malaysia bằng những con đường nào? Theo nghiên
cứu của chúng tôi, các nhân tố thúc đẩy hệ thống đa ngữ ở
Malaysia được phân chia theo 3 cách: theo con đường tôn giáo
(đó là trường hợp tiếng Arập); theo con đường của chủ nghĩa đế quốc (như tiếng Xiêm hay tiếng Thái, tiếng Bồ Đào Nha và
tiếng Anh); Và qua con dường di cư đã làm xuất hiện các
phương ngữ của tiếng Hán, các thứ tiếng Ấn Độ (như tiếng
Tamil, Telegu, Malayaham, Beng gali, Hindi, Punjabi trong đó
tiếng Tamil chiếm gần 90% dân số người Ấn Độ ở Malaysia) Có thể nói các ngôn ngữ bản xứ (tiếng Melayu và ngôn ngữ của các
đân tộc ít nguéi nhu tiéng Jawa, Iban, Bidaynh, Ashehn,
Mandailing ) hinh thanh nén nhanh ngôn ngữ cơ bản trong hệ
thống đa ngữ ở Malaysia Các thứ tiếng đến sau này như tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Arập, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hán, các
thứ tiếng Ấn Độ tạo nên các nhánh thứ cấp mới hơn Tuy nhiên,
các ngôn ngữ này không được xem xét như là một thứ ngôn ngữ đồng nhất ban
Trang 14thống kê năm 1970 toàn bộ dân cư biết dọc việt là 64 %, đến năm 1980 con số tăng lên 75%) Phạm vi mở rộng tiếng Melayu không chỉ ở trong các cộng đồng người nước ngoài như người
Hán, người Ấn Độ mà còn ở các dân t: ùng ngữ hệ Malayo -
Polinedian và các nhóm dân tộc khác Đây là kết quả của chính sách quy định tiếng Melayu không chỉ là ngôn ngữ quốc gia mà
còn là ngôn ngữ chính thức duy nhất Điều này làm cho mọi dân
tộc (dù muốn hay không muốn học ngôn ngữ này) đều phải học ngôn ngữ quốc gia để có thể giao tiếp và tham gia vào hệ thống giáo dục của đất nước
Tiéng Melayu 1a “lingua franca” cua thé gidi Ma Lai bao gồm nhiều ngôn ngữ quốc gia hiện dại: Tiếng Malaysia 6 Malaysia, tiếng Indônêsia ở Inđônêsia, tiếng Melayu Ủ
Singapore và Brunei Darusalam Tiếng Melayu nói chung hay
Bahasa Malaysia nói riêng thuộc ngữ hệ Malayo - Polinedian
(Nam đảo hay Mã lai đa đảo), mang đặc điểm là một ngôn ngữ
đơn lập, đa tiết chắp dính, không thanh điệu khá điển hình
Các nước Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng đều
có một nền văn minh nông nghiệp lúa nước được hình thành và
phát triển từ rất sớm Vì vậy họ sống phụ thuộc lẫn nhau, rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong cộng đồng Người Malaysia có một bộ các quy tắc về ngôn ngữ
xã hội và văn hoá giải thích tường tận về “có“ và “không” Họ
luôn luôn dùng những hình ảnh hay lời nói lịch sự khéo léo để từ chối một việc gì đó mà mình không đồng ý Để là người có
giáo dục, trong lời nói của mỗi người không được mang tính trực tiếp, có nghĩa là bất cứ điều gì mà họ muốn truyền đạt tới người khác đều phải nói một cách gián tiếp, b › ý định của nó là gì Cách nói gián tiếp trong tiếng Malaysia được phân thành 4
dang khác nhau, đó là: nói quanh co, sử dụng hình tượng, nói
ngược và sử dụng người đại diện
Trang 15
Sau khi có được những hiểu biết cơ bản về bức tranh ngôn ngữ ở Malaysia, chúng tôi đã xây dựng chương II thành chương
trọng điểm nhằm đi sâu vào chính sách ngôn ngữ của Malaysia
Chúng tôi cho rằng đụng đến vấn đề chính sách ngôn ngữ
cũng có nghĩa là đụng đến vấn đề chính sách dân tộc của một nhà nước Cho nên phải làm rõ được các khái niệm, vai trò và
bản chất của chính sách ngôn ngữ Từ đó mới có đủ cơ sở lí luận
day đủ để phân tích chính sách của nhà nước Malaysia đối với
ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh - ngôn ngữ quan trọng thứ
hai.Van đề chuẩn hố ngơn ngữ, vấn để lựa chọn song ngữ là những vấn để không đơn giản mà khá phức tạp ở Malaysia
Việc thực hiện chính sách ngôn ngữ ở Malaysia được chia
ta hai thời ki:
Giai đoạn đầu từ 1957-1967
Giai đoạn thứ hai từ 1967 đến nay,
Trong giai đoạn đầu, tiếng Melayu được tuyên bố là ngôn ngữ quốc gia và là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh là ngôn ngữ
chính thức thứ hai cho thời kỉ quá độ dùng trong 10 năm (1957- 1967) Chính sách ngôn ngữ quốc gia có hai mục đích là thống nhất và đoàn kết dân tộc khi đưa tiếng Melayu lên làm ngôn
ngữ quốc gia duy nhất Chính sách ngôn ngữ được chia làm hai
phương hướng: Đẩy mạnh phát triển tiếng Melayu trong các
khu vực dân cu hông nói tiếng Melayu bởi vì tiếng Melayu là phương tiện đoàn kết, thống nhất quốc gia; cố gắng để tiếng Melayu có thể thay thế tiếng Anh trong mọi lĩnh vực của đời sống Ở đây phải kể đến vai trò rất lớn của “Viện ngôn ngị
ăn học” đã có công lao rất lớn trong việc truyền bá và phát triển tiếng Melayu như đào tạo giáo viên, xây
Hội đồng ngôn ngữ và
dựng hệ thuật ngữ khoa học bằng tiếng Melayu, tổ chức các
cuộc thì viết văn đành cho những người không phải là người
Trang 16Melayu Mac dù đã đưa ra những giải pháp như vậy, nhưng
thực tế quyền được ưu tiên là tiếng Anh Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc ở quốc hội toàn liên bang và nghị viện các bang: tiếng Anh là ngôn ngữ của các đạo luật, sắc lệnh, nghị quyết và các
lĩnh vực khác như kinh doanh tài chính, luật pháp, khoa học
Tiếng Melayu chỉ được dùng trong phạm vi hẹp, trong việc trao
đổi thư từ giữa các eơ quan nhà nước với cáe xí nghiệp tư nhân,
trong việc giảng dạy ở các trường phổ thông cơ sở, truyền đạt thông tin và tin tức trên đài Tiếng Anh chiếm ưu thế ở thành phố, còn tiếng Melayu chủ yếu ở nông thôn
Như vậy trong 10 năm chuyển tiếp này chính sách ngôn
ngữ đã không đưa ra được nhiều giải pháp tích cực để tiếng Melayu có thể thay thế tiếng Anh, nhưng chính phủ Malaysia cũng đã đề ra các biện pháp hướng tới mục đích làm cho tiếng Melayu ngang tầm tiếng Anh và ưu tiên phát triển tiếng Melayu chứ không phải tiếng Trung và tiếng Tamil
Sau khi kết thúc 10 năm thời kì quá độ, vào ngày 1-9-1967
chính phủ đã thông qua hiến pháp tuyên bố: tiếng Melayu là
ngôn ngữ quốc gia và là ngôn ngữ chính thức duy nhất Như
tiếng Anh bị mất vị trí là ngôn ngữ chính thức thứ hai Tuy nhiên điều này đã không xảy ra và trên thực tế, dịa vị của tiếng Anh vẫn tiếp tục được khẳng định trong môi trường xã hội
Malaysia Dự thảo luật ngôn ngữ 1967 dã không mang lại
những thay đổi quan,trọng về địa vị của tiếng Melayu đối với tiếng Anh Tiếng Anh được phép dùng ở thượng nghị viện và Hạ
nghị viện các bang Tiếng Anh là ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ
giảng dạy ở cấp trung và cao Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ
xét xử ở toà án Như vậy mục tiêu mà nhà nước Malay
la “ Đạt được sự thống nhất dân tội thống nhất của mọi người dân trên cơ sở ngôn ngữ quốc gia có nghĩa là tiếng
Trang 17hiện dược Bởi vì, các cộng đồng người nước ngoài đặc biệt là
người Hoa lại muốn đòi hỏi tiếng Hoa phải có địa vị cao hơn, sử
dụng như là một ngôn ngữ để giảng dạy ở trường phổ thông (dã
biệt phải kể đến cuộc xung đột dân tộc lớn nhất trong lịch sử
Malaysia giữa người Melayu và người Hoa làm nhiều người chết
và bị thương).Vì vậy, nếu nhà nước Malaysia không thi hành chính sách ngôn ngữ một cách khéo léo, sử dụng tiếng Melayu một cách nóng vội thì sẽ xảy ra sự căng thẳng trong quan hệ giữa các dan toc Nhung sau năm 1962, các quan điểm tẩy chay tiếng Malaysia đang dược thay đổi Mọi người dân Malaysia đều
phải học ngôn ngữ này vì lợi ích của chính bản thân họ và vì lợi
ích quốc gia Vì vậy phạm vi mở rộng tiếng Melayu ngày càng tăng, không chỉ trong cộng đồng người nước ngoài mà còn ở các dan toe thiểu số ở Malaysia
Đối với Malaysia vấn đề chuẩn hoá chính tả được đặt ra từ rất sớm, từ năm 1957 khi Malaysia sắp giành được độc lập từ
tay người Anh Đề nghị về một hệ thống chính tả mới nảy sinh từ một thực tế là ở Malaysia đã tổn tại rất nhiều bộ chữ khác nhau: Bộ chữ Wilkinsson, bộ chữ Jawa, bộ chữ của Quốc hội và thậm chí là kết hợp của các loại hệ thống này Vào năm
1972, một hệ thống chính tả chung thống nhất giữa Malaysia và
Inđônôsia ra đời, được xây dựng trên 4 nguyên tác: Thiết thực, đơn giản, hài hoà và linh hoạt Hệ thống chính tả mới đã tạo ra sự phát triển mạnh trong tiếng Melayu và đã kéo nền văn hoá
của thế giới Melayu lại gần nhau hơn
Có thể nói rằng chương IV là kết quả nghiên cứu rút ra từ
hai chương đầu Bởi vì nhiệm vụ chính của chương này là tìm ra
dược những mặt thành công và những mặt còn tồn đọng trong
việc thi hành chính sách ng ngữ ở Mãlnÿ: RA lién hệ và so sánh với chính sch ngôn ngữ của Việt Nam: để trút ra
được những kinh nghiệm tring v + thi LG h chính sách nyôn
ngữ của hai nước | t
Trang 18
Ở các nước đa dân tộc, công việc đầu tiên của chính sách
ngôn ngữ là lựa chọn và khẳng định ngôn ngữ giao tiếp giữa các
dân tộc Việc Việt Nam lựa chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc trong cả nước rất tự nhiên (vì người Việt
chiếm tới gần 90% dân số) Đối với Malaysia, vấn đề trở nên khó khăn hơn do không có một dân tộc nào chiếm quá 50% dân số
Khi đã lựa chọn được ngôn ngữ giao tiếp trong phạm vi ca nude
thì vấn đề phổ biến ngôn ngữ này như thế nào là rất quan
trọng Ví như ở Malaysia, mặc dù Bahasa Malaysia là ngôn ngữ quốc gia nhưng vai trò của tiếng Anh vẫn giữ một vị trí quan
trọng, lấn át vị trí ngôn ngữ quốc gia
Việc chuẩn hoá và hiện đại hoá bản ngữ là vấn dé quan trọng thứ hai của chính sách ngôn ngữ của những nước mới
giành được độc lập Do bị kìm ham lâu dài trong các thời kì thực
dân nên tiếng Việt cũng như tiếng Malaysia đều thiếu sự chuẩn bị về mặt ngôn ngữ học, điều đó phải áp dụng các biện pháp ngôn ngữ học để đẩy nhanh việc phát triển, làm súc tích và chuẩn hoá chúng Bổ sung từ vựng của chúng bằng các từ mới
và thuật ngữ Vấn đề này ở Việt Nam cũng như Malaysia đã và đang được đặt ra Tuy nhiên ở Malaysia, việc chuẩn hoá chính
tả và các thuật ngữ khoa học đã được giải quyết và được sự đồng tình của người dân So với Malaysia vấn đề chuẩn hoá chính tả ở Việt Nam chưa được đặt ra một cách chính thức Mặc dù cũng đã có nhiều cuộc tranh luận, nhiều hội nghị bàn bạc về vấn đề này nhưng cho đến nay còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất và phổ cập trong toàn quốc Điều đó ảnh hưởng đến sự học tập,
phát triển, chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt
Nếu như giáo dục song ngữ : tiếng Việt - ngôn ngữ các dân
tộc thiểu số (cho đồng bào các dân tộc thiểu số) là một bộ phận
quan trọng, một khâu mấu chốt trong việc thực hiện chính sách ngôn ngữ của Đảng và nhà nước ta thì ở Malaysia giáo dục song
Trang 19
ngữ tiếng Anh - tiếng Melayu cũng được đặt ra từ rất sớm
Chính sách ngôn ngữ của Malaysia có hai mục đích thống nhất
và đoàn kết dân tộc khi đưa tiếng Melayu thành ngôn ngữ
quốc gia duy nhất nhưng cho đến nay tiếng Anh vẫn giữ một vai
trò rất lớn, nhất là trong nền giáo dục Malaysia Ở Việt Nam, mặc dù đã dạt được rất nhiều thành công nhưng việc dạy tiếng
Việt cho đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được chú ý đúng
mức Các chữ dân tộc chưa thực hiện được các chức năng của
mình trong đời sông văn hoá, xã hội của cộng đồng dân tộc Điều đó đòi hỏi phải có các biện pháp nâng cao chất lượng học
tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ đối với đông bào các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
Đối với các nước đang phát triển, ngoại ngữ có một vai trò
vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước Đối với
Malaysia, vấn dé nay không phải xem xét nhiều vì tiếng Anh
dược coi như ngôn ngữ thứ hai Còn ở Việt Nam, trong quá khứ
cả ngàn năm người Việt dã phấn đấu liên tục để phát triển ngôn
ngữ dân tộc qua trạng thái song ngừ Việt - Hán rồi Việt - Pháp hay đúng hơn là Việt - Hán - Pháp Nhưng hiện nay nền giáo
dục của chúng ta cần phải cải tiến lại phương pháp dạy và học
ngoại ngữ Bởi vì việc học ngoại ngữ không những cần thiết để giao địch với nước ngoài, học tập và theo dõi được các thành tựu
khoa học, văn hoá của nước ngoài mà còn lợi cho sự phát triển của tiếng Việt, làm giàu lời nói tiếng Việt Chúng ta tin rằng,
với chính sách đổi mới về ngoại ngữ, chắc chắn việc học ngoại
ngữ ở nước ta sẽ ngày càng tốt hơn, phổ cập hơn
Với cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu và
tìm hiểu về mọi vấn để của chính sách ngôn ngữ của hai nước Việt Nam và Malaysia từ trước đến nay, mà chúng tôi chỉ khảo
sát chính sách ngôn ngữ của Malaysia từ sau khi giành được
độc lập, trên cơ sở đó liên hệ với chính sách ngôn ngữ ở Việt
Trang 20Nam Chúng tôi mong đây sẽ là một đóng góp nho nhỏ vào việc tìm hiểu các ngôn ngữ của những người láng giềng gần gũi bên
ta Đây cũng có thể coi như là một chuyên khảo đã được tác giả
lưu tâm nghiên cứu và thực hành giảng dạy
Nhân cuốn sách ra đời, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
GS Lê Quang Thiêm, G§ Nguyễn Thiện Giáp, GS Phạm Đức
Duong, PGS Tran Trí Dõi và PGS Mai Ngọc Chừ cùng các thầy
cô, bạn bè đồng nghiệp và các em sinh viên khoa Đông phương học, Khoa Ngôn Ngữ, Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam,
Viện Đông Nam Á, Viện ngôn ngữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bản thảo và in ấn
Trang 21Chương I
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ LIÊN BANG MALAYSIA
1, Vài nét về tự nhiên của Malaysia
Liên bang Malaysia là một quốc gia trẻ nhất ở khu vực
Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 16/9/1963 với tổng di
tích 339.959 km” và gần 5000 km bờ biển [76] Lãnh thổ nước
này nằm gần xích dạo giữa 1 đến 7 vĩ độ bắc và trải dài từ 100
đến 119 độ kinh đông Thủ đô Kuala - Lumpur, trung tâm kinh
tế, chính trị văn hoá xã hội nằm ở phía tây Malaysia Đất nước
Malaysia bao gồm 2 bộ phận [77] rõ rệt:
y Malaysia (nam trên ban dao Malacca) có diện tích 131.200 km” với 83% dân số, gồm 11 bang trong đó có 9 bang
Hoi giao (Johor, Selangor, Megri - Sembilan, Perak, Pahang,
Perlis, Kedah, Trenganu va Kelantan)
Đông Malaysia nằm ở phía Bắc và đông bán đảo
Kalimantan (con được gọi là đảo Borneo) với diện tích 200.600
km” tập trung 17 % dân số, gồm 2 bang Sabah và Sarawak
Hai vùng lãnh thổ này bị chia cắt bởi vùng biển nam Trung Hoa rộng khoảng 750 km Phía tây Malaysia có chung biên giới dục địa) với Thái Lan, eo biển Malacea là ranh giới giữa Malaysia và Indonexia trên đảo Sumatra, còn eo biển Jokhor là
7
ranh giới của Malaysia với Singapore Về phía đông, Malaysia
có chung biên giới với Indonexia và Brunei Biển Xôlô ở phía đông, phân đông Malaysia với nước láng giềng là Philippin
Vị trí địa lí của Malaysia không chỉ quan trọng trên tuyến dường biển nối liền các trung tâm kinh tế Âu - Á mà còn có ý
Trang 22dân tộc này Malaysia là địa bàn giao lưu của nhiều nền văn mình cổ đại, nhất là nền văn minh Ấn Độ Malaysia còn là nơi
lui tới của các thương gia Ấn
Cận Đông và đế quốc La Mã Theo sử sách để lại, hàng ngàn
năm trước công nguyên trên mảnh dất Malays
sinh sống Trong các hang déng 6 bang Sarawak ngudi ta da tim thấy những di tích của con người sống cach day 35 nghin nam
Còn ở vùng bán đảo Malacca, con người sinh sống từ gần 10 nghìn năm trước Các nhà khoa học cho rằng, vào thời kì đồ da
cũ, trên lãnh thổ bán đảo Malaeea có dân tộc Negro - Australoid
sinh sống và vào khoảng 1000 - 3000 năm trước công nguyên có
bộ lạc Môn-Khơme và Malayo-Polinesian đi eư đến đây ộ, Trung Quốc, các đế quốc Trung 1a đã có cư dân
Là một đất nước mà diện tích đổi núi và rừng chiếm tới
3/4 Núi và cao nguyên tập trung ở phía bắc và giữa bán đảo, chạy theo hướng bắc nam, cao 1500-2000m Phía Nam có nhiều
đổi thấp rải rác Dãy núi chính ở đây là dãy trung tâm hay còn
gọi là núi Kerbau Dãy núi này kéo dài từ phía Thái Lan và chia
lãnh thổ Malaysia ra thành hai phần từ Bắc xuống Nam Bồ
biển phía Tây rộng, thấp bằng phẳng, là nơi tập trung phần lớn
dan cư của bán đảo Đông Malaysia cũng được tạo thành bởi các day nui Kapuas ở Sarawak va Croker 6 Sabah Dinh Kinabalu cao 4171m ở Sabah là đỉnh núi cao nhất Đông Nam A Nui 6
Sarawak cũng rất nổi tiếng vì là một trong những hang động
thiên nhiên lớn nhất thế giới
Hệ thống sông ngòi ở Malaysia rất dày đặc, nhưng đều ngắn (do đặc điểm địa hình quy định) Sông Rajang (560km) là
con sông dài nhất Malaysia Ngoài ra còn có các sông chính như
Baram (500km), Lupar (227km), Kinabatangan (551km), Pahang
(320km), Perak (270km)
Đất đai ở Malaysia cũng phân hoá chủ yếu theo địa hình, nhưng có thể nói ở Malaysia chủ yếu là đất đỏ và laterit rất
Trang 23thích hợp cho nhiều loại cây trồng có giá trị như cây cao su, cây
có đầu, đừa, ca cao Tại các đồng bằng thấp ven biển, đất có sunft chua chiếm khoảng 100.000 ha và phải được cải tạo thì
mới có thể trồng trọt được
Khí hậu Malaysia mang tính nhiệt đới điển hình với hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mỗi mùa được đánh dấu bằng các loại gió mùa, Gió mùa Đông Bác thổi từ tháng 11 đến tháng 3, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 Nhiệt độ trung bình 26C với mức giao động không đáng kể Lượng 500mm thay đổi theo địa hình 6 các vùng sâu trong nội địa lượng mưa có ít hơn, bờ phía đông
ban đảo mưa nhiều hơn (trên 3000mm/năm) Khí hậu nhiệt đới
đã mang đến cho Malaysia một thế giới thực vật vô cùng phong
phu Ring mưa nhiệt đới xanh tốt quanh năm với nhiều loại gỗ
mưa trung bình hàng năm là ƒ
quý có giá trị công nghiệp lớn Gỗ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng thứ 3 của Malaysia, chiếm gan 9% tổng giá trị xuất khẩu ›hong phú và da dạng, góp một phần rất lớn vào sự phát triển của nền của cả nước Giới thực vật và động vật cũng hết sức Ninh tế đất nước
Là một đất nước rất giàu tài nguyên khoáng sản có trữ
lượng cao như thiếc khoảng 1.200.000 tấn (đứng thứ ba ở khu
vực Đơng Nam Á) Ngồi ra đất nước này còn có nhiều tài
nguyên quý giá khác như đầu mỏ và hơi đốt, bốexít, sắt và vàng
2 Vài nét về chính trị, xã hội của Malaysia
Do đặc điểm của vị trí địa lí, nằm trên đường giao lưu giữa
An Độ Dương và Thái Bình Dương nên từ thời xưa vùng bán đảo
Malacea da s
”m tiếp xúc với 2 nền van minh lớn của thời kì đó là Trung Quốc và Ấn Độ Malaeea là điểm dừng chân lí tưởng
cho cäe nhà hàng hải đường dài, là nơi tập kết hàng hoá, là nơi
Trang 24Ấn Độ, Trung Quốc, Arập Các cuộc viễn dương của các nhà
hàng hải Ấn Độ và Trung Quốc đến Malacca không chỉ để lại ảnh hưởng về văn hoá của các nước này đối với dân chúng ở đây
mà còn kèm theo việc di dân từ hai nước này đến bán dảo
này[73, tr.15-16] Chính điều đó đã góp phần hình thành nên
các quốc gia đầu tiên được xây dựng theo kiểu Ấn Độ, đó là
vương quốc Malacca (khoảng từ thế kỷ 13-15) Sự hưng thịnh của vương quốc Malacca đã chấm dứt cùng với sự hiện diện của các nước thực dân Phương Tây ở khu vực Đông Nam Á Người Bồ Đào Nha đã đến xâm lược và thống trị đất nước này trên 100
năm (từ 1511-1641) Vào thời kì này, hai bang Sabah và
8arawak vẫn thuộc quyển kiểm soát của Vương quốc
Brunei.Vào năm 1641, Hà Lan thay chân Bồ Đào Nha Mặc dù
người Hà Lan đã đến Kedah vào năm 1602 nhưng phải đến năm
1941, sau một cuộc bao vây kéo dài, pháo đài kiên cố Phamora ở
Malacca đã thất thủ sau 130 năm người Bồ Đào Nha làm chủ ở
đây Năm 1824 qua một hoà ước trao đổi giữa Anh và Hà Lan,
Malacca trở thành thuộc địa của Anh và đến 1888 Anh thiết lập chế độ bảo hộ đối với Sabah và Sarawah [54, tr.138-140] Nhân đân Malaysia phải trải qua một cuộc đấu tranh gian khổ và lâu
dài (gần 100 năm) để cho đến ngày 31/8/1957 giành được độc lập từ tay người Anh Vào ngày 16/9/1963 Malaysia, Singaporo,
Sabah, Sarawah hợp nhất thành Liên bang Malaysia Năm
1965, Singapore tách khỏi liên bang thành lập một quốc gia
riêng theo chế độ quân chủ lập hiến kiểu Anh
Về dân tộc và dân cư: Theo con số thống kê năm 1998, dân
số Malaysia là 20,1 triệu người Ba cộng đồng dân tộc chính là
người bản xứ, người Hán và người Ấn Độ
- Cộng đồng người bản xứ (có tên gọi theo tiếng Melayu là
Bumiputra) chiém 56% dân số gồm đa phần là người Melayu
Trang 25(chiếm 47% dan số cả nước) và các tộc người bản địa khác như
người Jakun người Xenoi Xemang Kelabit, Katasan,
Klemantan, Iban
Cu dan người Melayu sống chủ yếu ở các vùng nông nghiệp
lạc hậu về kinh tế ở vùng bán đảo Malacca (đông nhất ở phía
bắc và đông ), dac biét 1A G 5 bang: Trenggan, Kelantan
(92%), Perlis (78%) Kedah (68%) Pakhang (54%) Ở các bang còn lại người Melayu trở thành thiểu số Ngoài ra, người Melayu còn cư trú ở vùng duyên hải bắc Kalimantan- các vùng
nông nghiệp lạc hậu ở Sabah và Sarwak Đa phần họ làm nghề
nông, sống quần tụ theo làng xóm (Kampong) nằm dải theo
thung lũng các con sông và vùng duyên hải trong đó cư đân m tới hơn 15% [10] Người Melayu cũng như các
dân tộc thiểu số khác là những chủ nhân thực sự của đất nước này, song cuộc sống thường nghèo khổ hơn Thu nhập bình quân của một gia đình người Mã lai chỉ bằng hơn một nửa so với một gia đình người Hoa Và đây chính là một trong những
nguyên nhân gây bất ổn về chính trị xã hội ở Malaysia Từ đầu
thập niên 70 trở lại đây, nhất là những năm gần đây tỉ lệ người
Bumiputra ngày càng tăng lên lấn át cộng đồng người Hán và
người Ấn Độ
miền núi ch
- Cộng đồng người Hán: Tính đến năm 1983 có khoảng 5
triệu người, nghĩa là chiếm khoảng 35% dân số Malaysia Người Hoa sinh sống chủ yếu ở phía Tây, phía Nam bán dao
Malacca và tập trung ở các thành phố, các trung tâm khai thác
thiếc (gần như cư dân người Hoa sống ở thành phố chiếm 58%số đân đô thị trên bán đảo), Ở một số bang như bang Penang, Selangor, Perak, Nhegri - Sembilan ngudi Hoa chiém tit 1/2 dén 3/5 tổng số dân cư Các bang Perlis và Kedah số người Hoa không đáng kể còn ở các bang Trengan và Kelantan hầu như
không có Người Hoa có một vai trò rất lớn trong sự phát triển
Trang 26
của nền kinh tế Malaysia Người Hoa không chỉ là những nhà tư sản cỡ lớn và vừa, nắm giữ nhiều xí nghiệp, hầm mỏ, công tỉ vận tải, ngân hàng các đồn điền mà còn chiếm số đông trong
giai cấp vô sản công nghiệp và khai khoáng
~ Cộng đồng người Ấn Độ: Mặc dù chỉ chiếm khoảng hơn 8% dân số nhưng cộng đồng người Ấn Độ sinh sống cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị, nhưng vùng tập trung chính là ở vùng bờ bién phia Tay ban dao Malacca - nơi có nhiều đồn điển cao su
[22, tr.90-93] So véi ngudi Hoa, vai trò của người An Độ không
lớn lắm nhưng người Ấn lại hoà nhập với cư dân bản địa mạnh
hơn Người Ấn có đại diện trong mọi tầng lóp người Malaysia,
trong giai cấp vô sản công nghiệp và vô sản nông nghiệp
Những người di cư từ Nam Ấn (công xã Ấn Ðộ) đến phía tây Malaysia sống chủ yếu ở khu vực Kuala Lumpur, Malaeea,
Penang và Kedah Số người này đến năm 1978 là 1.120.000 người Hơn 1⁄3 trong số đó trở thành những người dân thành
phố
Ngoài những nhóm dân tộc chính này, ở bien gidi giap Thai
Lan có khoảng gần 30.000 người Thái sinh cơ lap’ nghiệp ở do, O
các thành phố ven bién cua Malacca có người Arập, người Aphran (tức là người Apganixtan), người Pooetugan (tức người
Bồ Đào Nha) Ngoài ra có một vài cộng đồng nhỏ cư dân người Nhật (khoảng trên 1000 người) cư trú ở Kuala Lumpur Những
người Anh cũng cư trú ở những khu vực có đồn điền Ngôn ngữ
thân thuộc của họ là tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ Nhìn chung toàn bộ người châu Âu đều là cư dân của những thành phố lớn và
những khu công nghiệp phát triển
Mặc dù thành phần đân cư của Malaysia tương đối phức tạp dẫn đến nhiều khác biệt trong sinh hoạt cũng như trong
hoạt động kinh doanh giữa 3 cộng đồng lớn nói trên, nhưng cả 3 cộng đồng cư dân cơ bản này cũng duy trì nhiều sắc thái riêng
Trang 27
biệt, góp phản làm phong phú thêm bản sắc văn hoá và phong
Lục tập quản của Malaysia
Một đặc điểm nữa cũng cần phải nhắc đến, đó là sự mất
cần đối nghiêm trọng trong phân bố dân cư ở Malaysia Những
khu vực phát trién kinh tế ở bờ biên phía tây có dân cư đông dúc nhất, tại đó tập trung 83,5% toàn bộ dân cư trong nước Những khu vực nội địa của bản đảo cư dân thưa thớt nhất Hai hang Sabah va Sarawk chiém hơn 60% tổng diện tích của
Malaysia nhung cu dan thi khéng hon 16% số dân cả nước [70] Có thể nói trình độ thành thị hoá là đặc trưng đối với Malaysia
Cu dan thành thị tăng còn cư dân nông thôn giảm xuống Hiện
nay, cư đân thành thị chiếm 38,59% đân số (1983) Gần 90% toàn
bộ dân cư thành thị sống tại miền duyên hải phía Tây Người ta
chia dân cư ở Malaysia ra làm 4 loại: 1 Dân cư thành thị
3 Dân cư Kamnông (thường gọi là làng mới)
3 Dân cư các nhóm công nhân các đồn điền
4 Dân cư các mỏ
Do sự đa đạng về dân tộc nên ở Malaysia hiện nay có nhiều
ngôn ngữ đang được sử dụng Theo hiến pháp năm 1967 của
Liên bang Malaysia độc lập tiếng Melayu (Bahasa Melayu) được công nhận là ngôn ngữ quốc gia và là ngôn ngữ chính thức
được dạy trong nhà trường Tiếng Anh được coi như là ngôn ngữ
thứ 3 được dùng khá rộng rãi trong nhân dân Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ khoa học và giao dịch quốc tế Ngoài ra tiếng Hoa, tiếng Tamil được sử dụng phổ biến ở cộng đồng Hoa Kiều và Ấn Kiểu Các dân tộc thiểu số có ngôn ngữ riêng nhưng đa số
những ngôn ngữ này đều mang màu sắc Mã Lai nên có thể giao
tiếp được
Cư dân Malaysia không đồng nhất không chỉ về dân tộc,
Trang 28Hồi giáo, người Malaysia đã có tôn giáo nguyên thuỷ của mình
là tôn giáo vật linh, có tục thờ cúng tổ tiên và cúng khấn các
thành hoàng [71] Đạo Hồi đã chiếm địa vị bá chủ ở Malaysia từ thế kỷ 15 và cho đến nay gần như toàn bộ người Melayu theo
đạo Hồi, chiếm khoảng 50% số dân cả nước Vào đầu nghìn năm thứ nhất trước công nguyên, Ấn Độ giáo, Phật giáo đã từ Ấn Độ xâm nhập vào Malaysia qua Sumatra Phần lớn người Hoa theo đạo Phật còn người Ấn Độ theo Ấn Độ giáo là chủ yếu Ngoài ra,
đạo Thiên chúa, đạo Khổng cũng có mặt ở đây Theo Hiến pháp Malaysia, đạo Hồi là quốc giáo ở đất nước này Sự tự do thờ cúng đối với các nhóm theo Đạo được bảo đảm bằng hiến pháp Tuy nhiên, theo đạo luật của các bang buộc phải hạn chế sự truyền bá học thuyết theo đạo khác trong số những người theo đạo Hồi Tại Malaysia, người ta tuân thủ một cách khắt khe nghỉ lễ của ngày lễ cắt bì, kiêng ăn thịt heo nhưng khác hẳn
với đại đa số các dân tộc theo đạo Hồi, trong dân Malaysia
không có nữ tu sĩ
Về chế độ nhà nước: Malaysia là một liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến gồm 13 bang độc lập có hiến pháp và quốc hội
riêng Trong đó 9 bang Hồi giáo (Johor, Selangor, Megri-
Sembilan, Perak, Pahang, Perlis, Kedah, Trenganu va
Kelantan) do cac tiéu vuong Héi giáo đứng đầu và 4 bang còn
lai Penang, Malacca, Sabah, Sarawak do théng đốc cai quản
“Theo hiến pháp, đứng đầu nhà nước là quốc vương còn được gọi là thủ lĩnh tối cao (Vang Dipertuan Agong) do hội nghị các tiểu vương Hồi giáo bầu ra trong số các tiểu vương với nhiệm kì 5 năm Quốc hội liên bang là cơ quan lập pháp gồm 3 viện:
Thượng nghị viện gồm 58 nghị sĩ, nhiệm kì 6 năm, Hạ nghị viện gồm 144 nghị sĩ do Hội đồng lập pháp các bang bầu ra nhiệm kì
5 năm Nội các là cơ quan hành pháp do thủ tướng dung dau,
các thành viên nội các do nhà vua chỉ định So với nhiều vị quốc
Trang 29
vương khác trên thế giỏi quyền lực của quốc vương Malaysia bị
hạn chế nhiều [50 tr.100-105] 3 Về kinh tế
Kể từ khi được trao trả độc
ậ Lién bang Malaysia
dã khóng ngừng vươn lên Là một đất nước có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú và da dạng: Khống sản, nơng, lâm hai
sản; một cơ sở hạ tảng kinh tế và xã hội khá phát triển khi
giành được độc lập từ tay người Anh; một vị trí thuận lợi năm ở
n đường hàng
hải và hàng không quốc tế, Đây là những điều kiện vô cùng
trung tâm Đông Nam A, thuận tiện cho các tu
quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế của đất nước
Cho đến nay Malaysia đã có gần 40 năm để phát triển nền
kinh tế của mình Trong những năm 50, Malaysia da chon con
c chú trọng đầu tư cho nông
ay công nghiệp dài
Và hiện nay, đất nước này đã được thị
dường phát triển kinh tế bằng vị nghiệp, với trọng tâm là phát triên các loại ngày để xuất k trường thế giới biết với sản lượng xuất khẩu 62% cao su dần cọ và 45% thiếc của thế giới Ngoài ra, Malaysia còn là nước
đứng đầu thế giới trong xuất khẩu gỗ, song mây, đầu mỏ và hạt
tiêu với số lượng lớn Ngoại tệ đo xuất khẩu chiếm 70% GDP Vì „ người ta gọi nền kinh tế Malaysia là nền kinh tế theo
hướng xuất khẩu Những năm gần dây, công nghiệp chế tạo
của Malaysia đã thay thế nông nghiệp chiếm 25% GDP, với các sản phẩm điện tử như linh kiện bán dẫn (hiện đang đứng đầu thế giới), sản xuất máy điều hoà nhiệt độ, phương tiện giao
thông, xi măng, hàng đệt, Malaysia cũng là một trong những đất nước ưu tiên phát triển ngành du lịch, thu nhập trong
ngành du lịch đứng thứ ba trên thế giới
Vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản, đất đai phì nhiêu và
khí hậu nhiệt đới, nhiều sản phẩm nông nghiệp và công
Trang 30nghiệp đã tạo điều kiện cho Malaysia có một tiềm năng để
phát triển kinh tế Chính phủ Malaysia đã biết khai thác mọi lợi thế của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nhanh nền kinh tế như khai thác thiếc, dầu và khí thiên nhiên , phát huy lợi
thế các cây công nghiệp như cao su, đầu cọ, ca cao Bên cạnh
đó cũng có nhiều mặt bất lợi Miền Tây và miền Đông cách nhau
750km qua eo biển Đông, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt; là
một nướ
Malaysia có ít lợi thế hơn các nước trong khu vực [78, tr.6] Tuy
vậy, chỉ cần nhìn vào tỉ lệ tăng trưởng GDP trung bình 8%/năm (trước thời kì điễn ra khủng hoảng kinh tế) không thể không ghi nhận một điều: đất nước này đã đạt được một tốc độ phát triển
khá kinh ngạc trong khoảng 10 năm trở lại Trong 3 thập
kỷ tăng trưởng và phát triển kinh tế Malaysia đã trỏ thành một
quốc gia cường thịnh, đứng thứ 2 của hiệp hội ASEAN sau
Singapore Từ một nền kinh tế gần như độc canh, nông nghiệp
cực kì lạc hậu nhưng từ sau khi giành được độc lập liên bang
Malaysia đã từng bước cải tạo cơ cấu kinh tế, tiến lên thành
một nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người
Trang 31Chương II BOI CANH NGON NGU O MALAYSIA Trong họ các ngôn ngữ Austronesian thì các ngôn ngữ
thuộc chỉ nhánh phía tây Indônôsia là nhánh những ngôn ngữ
có số người sử dụng đông nhất Thuộc chỉ nhánh này người ta
hay kể đến tiếng Melayu và hiện nay nó được dùng làm ngôn
ngữ quốc gia ở một số nước vùng Đông Nam Á hải đảo (trừ
Philippin) [17, tr.43-47]
Các quốc gia ở Đông Nam Á hải đảo bao gồm Indénésia,
Malaysia, Sigapore, Philippin va Brunei Darusalem đều có
những đặc điểm chung nhất là đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đều
chịu sự đô hộ kéo dài của thực dân phương Tây Thời kì đô hộ
đã để lại dấu vết rất đậm nét trong cảnh huống ngôn ngữ ở các quốc gia này Tiếng Melayu đã trở thành ngôn ngữ quốc gia ở các nước này (trừ Philippin, ngôn ngữ quốc gia là tiếng Tagalog)
và có một vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, nhất là ở Inđônêsia Tuy cùng là tiếng Melayu nhưng do
những điều kiện phát triển và tiếp xúc văn hoá khác nhau mà
chúng đã khác nhau ít nhiều Tiếng Melayu ở Indônêsia được
gọi là tiếng Inđônêsia, ở Malaysia được biết đến với tên gọi tiếng
Malaysia còn ở Brunei và Singapore thì nó được gọi là tiếng
Melayu
Trong lịch sử loài người, từ xa xưa ngôn ngữ được ý thức như một đặc trưng của dân tộc Ngôn ngữ can dự tích cực vào mọi hoạt động của con người như kinh tế, văn hoá, chính trị,
giáo dục và được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của con người Về mặt chính trị, ngôn ngữ là công cụ điều hành
Trang 32mọi hoạt động của một quốc gia Xã hội nào cũng có xu hướng
vươn lên và giữ gìn bản sắc đân tộc và văn hoá của mình Trong
khung cảnh xã hội đa chủng tộc, đa dân tộc, đa tôn giáo như ở
lệc công nhận tiếng } Melayu trở thành ngôn ngữ quốc
gia là một việc làm vô cùng cần thiết để tiến tới sự hoà hợp các
dân tộc trên quốc gia này Mỗi một ngôn ngữ ở nước Malaysia,
kể cả tiếng Melayu là truyền thống được kế thừa và là nhân tố để duy trì và giữ gìn bản sắc cho mỗi tộc hoặc dan tộc ở
Malaysia [72] Mặc dù tiếng Melayu đã trở thành ngôn ngữ
quốc gia nhưng vị trí của mỗi ngôn ngữ ở Malaysia vẫn được đành cho những cơ chế bảo đảm phát triển
1 Hệ thống đa ngữ ở Malaysia
Malaysia là một quốc gia, một xã hội sử dụng nhiều ngôn
ngữ Theo nhà ngôn ngữ học xã hội nổi tiếng của Malaysia
(Asmah Haji Omar), 6 lượng ngôn ngữ của nước này chỉ đứng ở
vị trí sau "lượng ánh nắng của Malaysia" Cho đến nay cũng
chưa có con số chính xác về số lượng ngôn ngữ đang hiện diện
trên đất nước này, nhưng người ta ước tính "khoảng 80 ngôn
gữ" [63, tr.7] Con số này là chưa kể đến các tiếng nước ngoài như Pháp, Đức, Nhật đang được dạy ở các trường phổ thông,
đại học và viện kỹ thuật Mata ở Malaysia Ở đây, chúng ta chỉ
xét tới tiếng Melayu (Bahasa Melayu ), các ngôn ngữ bản xứ và không thuộc bản xứ như tiếng Arập, tiếng Anh, tiếng Thái
Ngoài ra còn có các ngôn ngữ phức hợp như ngôn ngữ kết hợp
giữa tiếng Trung Hoa - Mã Lai, tiếng Bồ Đào Nha - Mã Lai Theo nhiều nhà nghiên cứu, con số 80 ngôn ngữ là một số lượng
đã cũ, đặc biệt là khi tính tới các ngôn ngữ vùng Sabah và Sarawak là khu vực trước đây được coi là có ngôn ngữ không
chuẩn thì bây giờ lại là những ngôn ngữ hỗn tạp
Trang 33
a ra dời là kết quả của rất
m Trước khi có những cuộc di cu của những người Nam A thi dat nước này đã sử dụng
nhiều ngôn ngữ Thậm chí trước khi có sự thâm nhập tiếng
Xrập tiếng Hán, tiếng Ấn Độ thì bán dao Ma Lai da 1a Hệ thông đa ngữ của Malay nhiều sự kiện và quá trình phát triể
nhà chung của vô số ngôn ngữ bản địa" Thực sự, Mal:
ảnh hưởng nhiều nhất bởi các ngôn ngữ này Ở những khu vực hẻo lánh hay vùng cao, còn tôn tại các thứ tiếng của người
Orang Asli (tue la thé dan Mã lai) Ngày nay chỉ còn khoảng 20
bộ tộc nhưng có thể trước đây con số đó lớn hơn rất nhiều Hệ thống ngôn ngữ bản địa của Malaysia được tăng lên vào năm
1963 khi mà Sabah và Sarawak sát nhập với Malaysia để hình thành nên nhà nước Malaysia bây giờ Hai bang này đã trở
thành ngôi nhà chung của rất nhiều ngôn ngữ không đồng nhất
Chúng cùng với các ngôn ngữ Melayu và Orang Asli đã hình
thành nên hệ thống da ngữ ở Malaysia Sự phát triển của hệ thống da ngữ này là kết quả của quá trình mang tính lịch sử
Có thể nói rằng, khu vực hình thành nên Malaysia ngày
nay đã tổn tại rất nhiều cộng đồng nói các ngôn ngữ không đồng nhất trước khi có người nước ngoài vượt biển đến định cư ở đây
Sự có mặt của những dân tộc mới gần đây rõ ràng đã làm tăng thêm mức độ đa ngữ ở quốc gia này
1 Những nhân tố thúc đẩy hệ thông đa ngữ của Malaysia
Như trên đã nói, trước khi có sự thâm nhập của các cộng đồng người nước ngoài thì Malaysia đã là ngôi nhà chung của vô
số ngôn ngữ bản địa Nhưng, phải nói rằng sự có mặt của các
dân tộc mới đã làm tăng thêm mức độ đa ngữ của Malaysia
Cách thức thâm nhập của các ngôn ngữ bên ngoài vào
Malaysia như tiếng Arập, Anh, Hán, Ấn Độ, Thái rất đa dạng
cùng như chính bản thân ngôn ngữ đó Theo chúng tôi, cách xâm
Trang 34nhập đó có thể phân loại như sau: qua con đường tôn giáo, theo
con đường của chủ nghĩa đế quốc và qua các cuộc di cu
1.1 Sự thâm nhập ngôn ngữ uào Malaysia qua con đường lôn giáo Đạo Hồi du nhập vào Malaysia từ rất sớm và cho đến thế kỉ 15, Hồi giáo đã chiếm địa vị bá chủ, được công nhận là quốc giáo ở đất nước này Cho đến nay, gần như toàn bộ người Melayu theo đạo Hồi, chiếm 1⁄2 dân số cả nước
Tiếng Arập đến Malaysia thông qua đạo Hồi Mặc dù
những người Hồi giáo đầu tiên (từ Arập hay Ấn Độ) đến
Malaysia là những nhà buôn, nhưng tiếng Arập không được
truyền bá cho người Mã Lai thông qua buôn bán mà là qua tôn
giáo Nó là phương tiện để truyền bá đạo Hồi, thông qua các
thầy tu và các trường truyền giáo thường được gọi là Suro,
Pondok hay Madrasah Do đó, những gì được dạy cho người Mã
Lai chỉ là thứ ngôn ngữ trong các cuốn kinh, là thứ ngôn ngữ Arập cổ điển chứ không phải là tiếng Arập mà người Arập giao tiếp hàng ngày Ngoài ra mục đích chính của việc học tiếng
Arập là để hiểu kinh Côran, kinh thánh Mbhamet và tất cả
những lời giáo huấn của đạo Hồi Điều này đã để lại đấu ấn sâu đậm trong tâm trí người Mã Lai về bản chất và chức năng của tiếng Arập, bởi vì các phương thức diễn đạt ngữ pháp chủ yếu lấy từ kinh Côran Nói chung, đối với người Melayu, tiếng Arập chủ yếu là ngôn ngữ của tôn giáo Đó là lí do để giải thích tại
sao mà phương pháp giáo dục kiểu "Pondok" đã không tạo ra
được một cộng đồng nói tiếng Arập như là một ngôn ngữ thứ
hai, mặc dù "Pondok" đã có một quá trình lịch sử khá dài
Ngay từ khi thâm nhập vào Malaysia, tiếng Arập luôn được
người Malaysia sùng kính nhưng nó chưa bao giờ chiếm địa vị
cao mà luôn bị đẩy vào vị trí không quan trọng Vì những lí do
đó mà việc dạy tiếng Arập không bao giờ làm cho nó trở thành
Trang 35ngôn ngữ giao tiếp trong xã hội một cách đầy đủ Chính vì thế
ia nhat 1a Kelantan va Kedah -
không một nơi nào ở Mai:
những nơi có rất nhiều trường Pondok mà người ta lại nghe thấy thứ tiếng Arập bồi
1.3 Sự thâm nhập ngôn ngữ vao Malaysia theo con
đường để quốc chủ nghĩa
Đó là trường hợp của tiếng Xiêm hay tiếng Thái, tiếng Bỏ
Đào Nha và tiếng Anh
Ở Malaysia cùng như ở một số nước khác trên thế giới chủ nghĩa đế quốc không chỉ áp đặt ngôn ngữ của kẻ mạnh đối với
các xã hội thuộc địa mà còn làm cho ngôn ngữ thực dân chiếm
địa vị cao ở vùng đất mới này
1.2.1, Anh hưởng của giới quân phiệt Thái Lan đối với vùng Kêdah (bao gồm cả vùng Perlis) có thể thấy qua sự có mặt của
cộng đồng nói tiếng Thái ở vùng bắc Kedah
Ngay từ thế kỉ 19, ở Thái Lan đã có chính sách Đại Thái
tộc Chính sách này dựa vào những nét chung về văn hoá,
phong tục tập quán, dựa vào sự thống nhất về nguồn gốc ngôn
ngữ và cũng dựa vào mối quan hệ lịch sử của các dân tộc Thái trên lãnh thổ Thái Lan và các vùng biên giới xung quanh Vào
năm 1939 (tên gọi nước Xiêm đổi thành nước Thái Lan), phái
quân phiệt Thái Lan muốn dùng chính sách Đại Thái tộc để mở
rộng lãnh thổ sang các nước khác Kết quả của chính sách Đại
Thái tộc làm cho một số người không thuộc hệ Thái như Môn- Khơmer, Hán, Melayu bị “Thái hoá" Chính điều đó đã lí giải
được sự có mặt của cộng đồng nói tiếng Thái ở vùng Kedah Theo số liệu thống kê năm 1970, con số người Thái sống ở giáp
biên giới Thái Lan là khoảng 25.000 người l
Các thành viên của cộng đồng này sử dụng tiếng Thái như là ngôn ngữ thứ nhất Thứ tiếng Thái được nói ở đây cũng khác
Trang 36
so với tiếng Thái ở Băng cốc Một nhà thuyết trình người Thái từ Băng cốc, sau một hồi trao đổi với một người Mã Lai ở Kedah (người này nói loại tiếng Thái ở Kedah) đã thừa nhận có sự khác biệt giữa hai thứ tiếng Thái này Và người ta cho rằng chỉ khi nghiên cứu tiếng Thái ở Kedah mới có thể xác định được đó là tiếng Thái ở miền Nam hay là một thứ tiếng pha tạp
Không như tiếng Arập, tiếng Thái đã đôi lần đạt được vị trí cao, mặc dù chỉ giới hạn ở bang Kedah Ở bang này, tiếng Thái đã từng là ngôn ngữ của hoàng gia, bởi vì trước đây Kedah là
chư hầu của Xiêm và thời kì đó có một quan hệ khá gần gũi giữa hoàng tộc Xiêm với hoàng tộc Kedah
1.9.2 Thực dân Bồ Đào Nha đã để lại đấu vết về ngôn ngữ dưới dạng một thứ tiếng pha với tiếng Bồ Đào Nha ở Malacca Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ này đưa ra ý kiến cho rằng, ngôn ngữ này được hình thành từ tiếng Bồ Đào Nha "bồi" được sử dụng ở các thuộc địa của Bồ Đào Nha, ở châu Á và châu
Phi thế kỉ 15
Vào thời kì hoàng kim của đế chế Bồ Dao Nha 6 Malacca, tiếng Bồ Đào Nha chắc hẳn được sử dụng trong nội bộ giai cấp thống trị Ngày nay ở Malacca, chỉ có những người được gọi là
"hậu duệ của người Bồ Đào Nha” - những người có mang một
chút gốc gác của người Bồ Đào Nha mới nói thứ tiếng có pha
tiếng Bỏ Như vậy có thể kết luận rằng, nguồn gốc của tiếng Bồ
Đào Nha "bồi" là thứ tiếng chỉ được sử dụng bởi những người Bồ Dao Nha định cư ở Malacca và những người Bồ Đào Nha kết hôn với những người ở các cộng đồng khác (nhất là người Trung Quốc và Ấn Độ) Điều này có nghĩa là, tiếng Bồ Đào Nha pha
tạp đó đã không lan truyền sang các cộng đồng khác ở Malacca
như là một ngôn ngữ chung cho toàn xã hội
Mặc dù có mặt ở Malaysia trước người Anh nhưng người Bồ
Trang 37hưởng của người Anh với tiếng Anh - thứ tiếng mà sau này trở
thành một đi sản có giá trị của người Malaysia Điều này là do
phương thức cai trị của hai đế quốc này có sự khác nhau Người
Bỏ Đào Nha đến Malaeca, tiến hành chiến tranh và phế truất
đế vương Sultan Họ là những kẻ đi chỉnh phục theo đúng nghĩa
của nó Họ không có ý định giáo dục người dân đi theo những mục tiêu của họ Mặc dù người Bồ Đào Nha đã truyền bá đạo “Thiên Chúa, đặc biệt là cơ đốc giáo La mã cho người Malacea
nhưng nền giáo dục phổ thông không đi theo trật tự của thời
đại Vì vậy, tiếng Bồ Đào Nha không thể nắm địa vị vững chắc ở
Malacca
1.2.3 Trong số thực dân phương Tây đến Malaysia thì thực đân Anh xuất hiện muộn màng hơn cả Tuy vậy, kẻ đến sau này lại là kẻ thống trị lâu nhất và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử
Malaysia
Ngay từ ban đầu, tiếng Anh đã chiếm địa vị độc tôn Để
làm được điều này, người Anh đã rất khôn khéo trong việc đưa ngôn ngữ thống trị của mình vào mọi tầng lớp nhân dân mà
thiết thực nhất là vào hệ thống giáo dục ở Malaysia Chính điều này tiếng Arập, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hà Lan không làm
được
Người Anh đã mang đến Malaysia một nền giáo dục thế tục, thông qua các trường dạy bằng tiếng Melayu và bằng các thứ tiếng bản xứ Trong khi những người Anh đầu tiên có thiện ý muốn giúp đỡ người Melayu tạo ra một thứ tiếng Mã Lai
chuẩn mực thì những người Anh sau này lại nuôi đưỡng để tạo
ra một bối cảnh ngôn ngữ ở Malaysia, mà những ảnh hưởng này vẫn còn thấy cho đến ngày nay
Với hệ thống trường công dạy bằng tiếng Anh được coi như
là một thứ mốt, họ còn lập ra các trường học dành riêng cho
Trang 38Lai nói tiếng Anh ra đời Không những vậy, người Anh còn trợ cấp toàn phần cho con cháu của hoàng gia được sang Anh học Trao học bổng ở mức rất hạn chế cho các học sinh ưu tú ở các trường công, khuyến khích họ vào học eác trường cao cấp hơn ở Anh Chỉ với nền giáo dục bằng tiếng Anh, người dân thuộc mọi chủng tộc mới có thể hi vọng kiếm được một vị trí làm việc với mức lương cao của chính phủ Tất cả những điều này đã đóng góp vào việc làm cho tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ có vị trí quan trọng ở Malaysia
Có thể nói, ngay từ ban đầu tiếng Anh đã chiếm địa vị độc tôn Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của người giàu, người nổi tiếng, người trong hoàng tộc và những người quyền thế Phần lớn người nghèo học các trường dạy bằng tiếng Melayu và tiếng Tamil (được miễn học phí) hoặc các trường dạy bằng tiếng Hán (học phí chỉ mang tính danh nghĩa) Người nghèo khó có khả năng theo học trường tiếng Anh, không phải vì họ không có khả năng mà chính là không đủ tiền trả học phí Thêm vào đó, các trường dạy bằng tiếng Anh chủ yếu là ở thành phố lớn Trẻ em nông thôn muốn vào học các trường này nhất định phải có một
trí tuệ tốt để nhận được trợ cấp dưới dạng học bổng Một đứa trẻ
được học bằng tiếng Anh là một biểu hiện về uy thế và là giấy bảo lãnh cho cha mẹ, anh chị em của nó Tương lai của nó sẽ rất sáng sủa Chắc chắn kh: trưởng thành, nó sẽ có một công việc với một mức lương ổn định, ít nhất nó cũng có thể trở thành một
"tok kerani" (thư ký) một công việc hơn hẳn các bạn của nó -
những người không biết tiếng Anh
Tiếng Anh chiếm một vị trí quan trọng đến mức mà những người đứng đầu đạo Hồi, (các Alma), trước đây đã cho con cái theo học tiếng Arập để trở thành các thầy truyền đạo thì bây giờ cũng đã hướng chúng sang học tiếng Anh Bởi vì, họ không muốn con cháu mình bị thua thiệt Vả lại, đạo Hồi cũng là tôn
Trang 39giáo khuyến khích các tín đồ học hỏi kiến thức từ các nước khác và điều này cũng không trái với lời răn của giáo chủ Môhamét
Do đó, chúng ta cũng chẳng thấy có gì đáng ngạc nhiên khi thấy con cháu của Ulma học tiếng Anh và những kiến thức mà ngôn
ngữ này mang lại Và chúng ta cũng chẳng lạ gì khi thấy con
cháu của họ không có hiểu biết gì về tiếng Arập, thứ ngôn ngữ mà tổ tiên họ bắt buộc phải học Họ chỉ sử dụng tiếng Arập khi
đọc kinh Côran và trong những buổi cầu nguyện Tác giả Fudith Nagata cho biết rằng, trong số người Melayu theo học các trường dạy bằng tiếng Anh trong thời kì thuộc địa thì con cháu của những nhà đứng đầu tôn giáo chiếm một vị trí đáng kể
Những năm gần đây, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn Điều đó có thể giải thích được là nhờ vào chính sách giáo dục mới của đất nước này, coi tiếng Anh là "ngôn ngữ quan trọng thứ hai" Có nghĩa là, tiếng Anh trở thành một môn
học bắt buộc trong các trường phổ thông và cao đẳng Nhưng có
một điều nghịch lí là, trong khi tỉ lệ người biết nói tiếng Anh tăng rất nhanh trong khoảng 10 năm (từ 1970-1980) thì số người biết đọc và viết tiếng Anh thông thạo tăng lên không dáng kể Vậy thì, tại sao tỉ lệ người biết đọc-viết không tương ứng với tỉ lệ người nói ngôn ngữ này Điều này đặt ra một vấn để đối với chính phủ Malaysia phải nghiên cứu các phương
pháp dạy tiếng Anh một cách nghiêm túc hơn Người dân cũng
yêu cầu phải tìm ra một phương pháp giáo dục thích hợp, đưa
tiếng Anh vào đúng vị trí và phát huy được vai trò của nó trong
xã hội Malaysia Trình độ thông thạo tiếng Anh giảm xuống là
vì những lí do tự nhiên Việc tập trung vào Bahasa Malaysia
như là một công cụ chủ yếu đã khiến quy mô sử dụng tiếng Anh có chiều giảm xuống Điều này khác với những năm trước và
sau khi giành được độc lập khi mà tiếng Anh được dạy như là ngôn ngữ thứ nhất và là phương tiện giảng dạy chính ở các
trường đạy bằng tiếng Anh đào tạo nhân viên cho các công sở
Trang 40Có cảm giác rằng, trình độ thông thạo của những người
Malaysia, kể cả các quan chức hàng đầu có giản: xuống Trong
các công đổ, một sự thật đáng buồn là ngày nay các quan chức
chính phủ cũng không có đủ khả năng làm việc, giao dịch (một cách thông thạo) bằng tiếng Anh so với eác vị tiền nhiệm của họ Nhìn chung, điều này không phải là vấn để lón nữa vì hoạt động trong các bộ máy của chính phủ sử dụng tiếng Melayu Tuy nhiên,khi giao dịch với thế giới bên ngoài,ngay cả với các nước ASEAN anh em gần nhất thì Malaysia vẫn phải sử dụng tiếng Anh
Những người Malaysia được giáo dục tại các trường dạy
bằng tiếng Anh truyền thống, hầu hết nay đã ở tầng lớp trung niên Theo Platt và Weber, thứ tiếng Anh mà những nhóm người này nói là thứ ngôn ngữ rất giống với tiếng Anh chính thống Người ta gọi là "tiếng Anh của người Mã lai" hay là "tiếng Anh Malaysia loại 1” (MED [81] Ngày nay ở Malaysia, đặc biệt ở khu vực thành thị, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp, sử dụng song song cùng với tiếng Melayu nhưng phần
lớn thứ tiếng Anh được dùng bây giờ mức độ kém chuẩn xác hơn
thứ tiếng MEI Platt và Weber đã gọi thứ tiếng Anh không
chuẩn mới là tiếng Anh Malaysia loại 2 (MEID So với tiếng
Anh chính thống, tiếng MEII tỏ ra có nhiều lỗi sai hơn tiếng MEI Nhưng đó không phải là điểm khác biệt duy nhất giữa hai thứ tiếng mà còn khác nhau ở quy mô số lượng người sử dụng Tiếng MEI có số lượng người nói ít hơn so với MEII bởi vì một điểu dé hiểu là tiếng MEI hình thành và phát triển ở vị trí cao cấp, - trong khi tiếng MEII là tiếng Anh dành cho tất cả mọi người
Platt và Weber [82] khẳng định rằng: tiếng Anh của người
Malaysia không phải là tiếng Anh "bồi" mà là loại tiếng Anh được phát triển từ hệ thống trường học, nhưng chủ yếu là các trường ở thành thị Các trường học và người dân ở nông thôn