Lập dự phòng phải thu khó đò

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Châu (Trang 85)

IV, Số khấu hao phải trích trong

3.2.5.Lập dự phòng phải thu khó đò

Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Châu

3.2.5.Lập dự phòng phải thu khó đò

Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Châu là một doanh nghiệp thương mại, sản phẩm kinh doanh của công ty chủ yếu là các mặt hàng đồ gia dụng. Cũng như các mặt hàng khác, đây cũng là một loại hàng hóa rất dễ nhạy cảm đối với nhu cầu,

Mai

thiết yếu của thị trường giá của những mặt hàng này cũng thường xuyên thay đổi. Trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát của nước ta tăng cao, giá cả các mặt hàng tăng cao nên kế toán công ty không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tuy nhiên do phương thức bán hàng chưa thu tiền ngay tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Châu có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng. Bên cạnh đó việc thu hàng gặp nhiều khó khăn và trường hợp này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp.

Vì vậy công ty nên tính đến khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Hơn nữa, số lượng khách hàng của công ty tương đối nhiều, vì vậy khó tránh khỏi trường hợp nợ phải thu khó đòi. Do đó, công tác lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng nên được kế toán của công ty tiến hành ngay.

* Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng

- Trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh. Đây là nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

- Thời điểm trích lập và hoàn nhập: Cuối kỳ kế toán năm.

- Doanh nhiệp phải lập hội đồng thẩm định mức trích lập dự phòng (riêng mức trích lập dự phòng phải bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng).

* Điều kiện:

+ Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Nếu không đủ điều kiện trên phải xử lý như một khoản tổn thất.

+ Có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu khó đòi.

Mai

 Trường hợp 2: Chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

- Phương pháp lập dự phòng:

+ Trường hợp 1: Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 30%:Khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng - dưới 1 năm. 50%: Khoản nợ phải thu khó hạn từ 1 năm – dưới 2 năm. 70%: Khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 – dưới 3 năm. 100%: Khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để lập dự phòng

- Xử lý các khoản dự phòng: Ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Xử lý tài chính với các khoản nợ không có khả năng thu hồi:

+ Các khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng thu hồi bao gồm:

 Đối với các tổ chức kinh tế: - Khách nợ đã giải thể, phá sản. - Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả.

 Đối với cá nhân: phải có một trong các tài liệu sau:

- Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế.

- Xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.

- Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.

Mai

+ Tổn thất thực tế = Nợ phải thu ghi trên sổ kế toán – số tiền thu hồi được.

+ Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Các khoản nợ phải thu này, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ngoài bảng cân đối kế toán tối thiểu 10 năm, tối đa 15 năm kể từ ngày xử lý, nếu thu hồi được, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

- Phải lập hồ sơ bao gồm:

+ Biên bản của hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp.

+ Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, các tài liệu khách quan khác có liên quan chứng minh được số nợ tồn đọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được.

+ Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc.

Mai

KẾT LUẬN

Kinh tế ngày càng hội nhập đặt ra cho các doanh nghiệp không ít những thách thức,khó khăn.Để có thể tồn tại và không ngừng phát triển doanh nghiệp cũng không ngừng cải tiến và có những quyết định đúng đắn. Kế toán với vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới để giúp cho doanh nghiệp quản lý được tốt hơn mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là đối với doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, việc hoàn thiện quá trình kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Không những thế việc này còn là yếu tố tiên quyết trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thời gian thực tập ở phòng kế toán Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Châu, em đã đi vào tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, qua đó thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.

Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đại Châu và với kiến thức được tiếp thu trong quá trình giảng dạy của các thầy cô giaó trong trường, em đã nêu lên một số ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty. Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những sai lầm, thiếu xót, kính mong các thầy cô trong bộ môn và các bạn đóng góp thêm ý kiến để bài khóa luận của em được hoàn thiện thêm.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán, đặc biệt là cô giáo PGS-TS Đinh Thị Mai và các cô chú phòng kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Mai

Vũ Thị Hướng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Châu (Trang 85)