Đánh giá chất lượng công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank-Hải phòng (Trang 103 - 110)

- Sơ chế gỗ và lâm sản (cưa, xẻ ): Đầu tư các Nhà máy mới có quy mô và công

2010 2011 2012 2013 2014 1Chi phí tiền

3.6. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ

3.6.1.Những kết quả đạt được

Thứ nhất,ngân hàng GP Bank-Hải Phòng đã xây dựng được một hệ thống văn

bản hướng dẫn,quy định về trình tự,phương pháp và nội dung thẩm định dự án một cách khá đầy đủ và chi tiết,bao gồm:Quy chế cho vay,quy chế về bảo đảm tiền vay,hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư,hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án…Nhờ vậy,cán bộ thẩm định có cơ sở thống nhất để thực hiện công tác thẩm định theo đúng các yêu cầu và quy định của ngân hàng.Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định các dự án đầu tư nói chung và dự án ngành đồ gỗ nói riêng.

Thứ hai,về nội dung thẩm định:

Các nội dung thẩm định các dự án ngành đồ gỗ khá đầy đủ và chi tiết,trên cơ sở đó có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án.Điều này được thể hiện rõ trong các báo cáo thẩm định dự án đầu tư trình cấp lãnh đạo phê duyệt.Trong các báo cáo thẩm định,cán bộ thẩm định đã trình bày đầy đủ theo các nội dung cần thẩm định theo quy định tại hướng dẫn thẩm định của ngân hàng:thẩm định về khách hàng vay vốn;thẩm định về dự án vay vốn bao gồm các khía cạnh về pháp lí,thị trường,kĩ thuật,tài chính và khả năng trả nợ;thẩm định về bảo đảm tiền vay.

Thứ ba,về phương pháp thẩm định:

Các phương pháp thẩm định đã được vận dụng khá hiệu quả và tương đối linh hoạt trong việc thẩm định các dự án ngành đồ gỗ,góp phần tăng độ chính xác của các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định.Nhờ vậy đem lại hiệu quả cao trong công tác thẩm định,góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện cho vay.

Cán bộ thẩm định đã sử dụng khá tốt phương pháp này trong việc thẩm định các nội dung liên quan trực tiếp đến tính khả thi của dự án như khía cạnh thị trường,kĩ thuật và tài chính.Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng phổ biến để thẩm định tính chính xác của tổng mức đầu tư,chi phí khấu hao,công suất dự án,giá bán sản phẩm… bằng cách so sánh các chỉ tiêu mà dự án đưa ra với các dự án tương tự,các văn bản quy định của nhà nước.

-Phương pháp triệt tiêu rủi ro cũng đã được cán bộ thẩm định sử dụng để đánh giá về những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra,ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án.Trên cơ sở đánh giá những rủi ro có khả năng xảy ra đối với dự án,từ đó giúp cho việc đánh giá hiệu quả của dự án được chính xác và toàn diện hơn.Đối với các dự án đầu tư ngành đồ gỗ,các rủi ro có thể xảy ra như:rủi ro về môi trường do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh ngành này là có tạo ra chất thải trong quá trình sản xuất,rủi ro về giảm giá hàng tồn kho,rủi ro trong thanh toán của các khách hàng.Đồng thời cũng đã đưa ra các biện pháp khắc phục:đối với rủi ro môi trường,công ty thường xuyên kiểm tra mức độ chất thải và khí thải phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường;đối với rủi ro thanh toán,công ty thực hiện duy trì công nợ cho các khách hàng truyền thống có mối quan hệ ổn định và lâu dài;đối với rủi ro về giảm giá hàng tồn kho,công ty áp dụng chính sách nhập trước xuất trước trong quản lí kế toán nên khả năng ứng phó nhanh với tình trạng biến động giá trên thị trường.

-Khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy,cán bộ thẩm định không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của các biến số đến các chỉ tiêu hiệu quả mà còn phân tích,đánh giá để đưa ra các giả định về các phương án lạc quan và phương án xấu có thể xảy ra đối với dự án.

Thứ tư,do số lượng dự án ngành đồ gỗ xin vay vốn tại GP Bank chiếm một tỷ

trọng khá lớn trong tổng số các dự án xin vay vốn,nên các cán bộ thẩm định đã tiến hành thẩm định khá nhiều các dự án trong lĩnh vực này.Qua quá trình thẩm định,các cán bộ thẩm định đã rút ra nhiều kinh nghiệm khi thẩm định các dự án ngành đồ gỗ

Với những kết quả đạt được như trên,chất lượng công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ tại ngân hàng GP Bank-Hải Phòng đã được nâng cao rõ rệt,thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất,số lượng các dự án ngành đồ gỗ được thẩm định và cho vay ngày càng nhiều.Quy mô vốn của các dự án được cho vay ngày càng tăng,phù hợp với xu thế mở rộng và phát triển mạnh mẽ của ngành này.

Bảng 31.Số lượng dự án ngành đồ gỗ được thẩm định và cho vay

Năm 2006 2007 2008 Số dự án được thẩm định và cho vay 10 11 13 Tổng số tiền xin vay (tỷ đồng) 51 60 80,6

Giá trị vay trung bình/1 dự án (tỷ

đồng)

5.1 5.45 6.2

(Nguồn:Báo cáo thẩm định GP Bank-Hải Phòng)

Thứ hai,chất lượng của các dự án ngành đồ gỗ được cho vay vốn cũng ngày càng được nâng cao.Điều này thể hiện rõ ở tình trạng nợ xấu đối với các dự án ngành đồ gỗ giảm đi rõ rệt.Có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 32.Tỷ lệ nợ xấu các dự án ngành đồ gỗ

Năm 2006 2008 2009

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2 1.8 1.5

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh GP Bank-Hải Phòng) 3.6.2.Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được,công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ còn tồn tại một số hạn chế sau:

Tại GP Bank-Hải Phòng,công tác thẩm định dự án do các cán bộ tại phòng khách hàng doanh ngiệp đảm nhận mà chưa được tổ chức thành một bộ phận riêng biệt.

Thứ hai,về nội dung thẩm định:

Mặc dù trong quá trình thẩm định,cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét và đánh giá trên đầy đủ tất cả các nội dung có liên quan đến tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án,tuy nhiên trong việc phân tích cụ thể từng nội dung vẫn còn tồn tại một số những hạn chế sau đây:

-Khi thẩm định khía cạnh thị trường của dự án,cán bộ thẩm định chưa đánh giá về thị phần của dự án mà mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm là lớn hay nhỏ.Ngoài ra,việc phân tích thị trường tiêu thụ mới chỉ chung chung mà chưa đi vào phân tích đặc điểm và tiềm năng tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường tiêu thụ chủ yếu của dự án.Bên cạnh đó,cán bộ thẩm định cũng chưa chú ý tới việc đánh giá tính hợp lí và hiệu quả của chiến lược cạnh tranh mà dự án đưa ra cũng như các biện pháp tiếp thị sản phẩm cho dự án.Trong khi đó,đặc điểm của các dự án ngành đồ gỗ là có mức độ cạnh tranh khá cao,các nhà sản xuất trong nước không những chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài.

-Khi tính toán giá bán sản phẩm để tính toán doanh thu của dự án,cán bộ thẩm định thường quy chung một mức giá cho các sản phẩm.Trong khi đó,do chủng loại sản phẩm đồ gỗ khá đa dạng,mỗi sản phẩm có các đặc tính,chất lượng và giá cả khác nhau.Bên cạnh đó,đối tượng tiêu dùng các sản phẩm đồ gỗ cũng rất khác nhau.Bởi vậy,việc quy chung mức giá cho các sản phẩm mặc dù thuận lợi cho việc tính toán nhưng sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả của dự án khi có sự biến động về thị trường và giá cả.Nếu các sản phẩm của dự án phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như nhu cầu sinh hoạt,sản xuất công nghiệp trong nước hay xuất khẩu,nếu có sự biến động về tỷ giá dẫn tới ảnh hưởng đến giá cả của các sản phẩm xuất khẩu,nhưng các sản phẩm tiêu thụ trong nước sẽ không chịu ảnh hưởng bởi biến động đó.Có lúc mặt hàng này tăng giá thì mặt hàng kia lại giảm giá,như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc dự tính về doanh thu của dự án.Nhất là khi tiến hành phân tích độ nhạy sẽ không đánh giá hết ảnh hưởng của sự biến động giá đến các chỉ tiêu hiệu quả.

-Chất lượng và giá cả nguyên liệu gỗ quyết định phần lớn (từ 60 % đến 70%) tới chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm đồ gỗ.Tuy nhiên,việc thẩm định về

nguồn nguyên vật liệu của dự án mới chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn cung cấp,uy tín của các nhà cung cấp và tính ổn định của nguồn nguyên vật liệu mà chưa chú ý đến chất lượng và sự biến động giá cả của nguồn nguyên vật liệu đó.

-Khi thẩm định về máy móc thiết bị của dự án,cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp.Công tác thẩm định chưa chú ý tới việc xem xét sự phù hợp của loại máy móc thiết bị đó trong việc sản xuất ra các sản phẩm của dự án mà mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định về nguồn cung cấp và giá cả của máy móc thiết bị.

-Việc thẩm định khía cạnh tổ chức quản lí dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xét về quy mô lao động mà chưa chú ý đến chất lượng lao động,trình độ,tay nghề của công nhân.

-Trong việc thẩm định khía cạnh tài chính của các dự án ngành đồ gỗ:Khi tính toán chi phí điện nước của dự án,cán bộ thẩm định giả định là chi phí điện nước của dự án hàng năm không thay đổi mà chưa chú ý đến mối quan hệ giữa chi phí điện nước với công suất hàng năm của dự án.Tuy nhiên,trên thực tế khối lượng điện nước sử dụng có thể thay đổi do công suất thực tế thực hiện của dự án thay đổi qua các năm hoặc do sự thay đổi của đơn giá điện,nước dẫn tới thay đổi chi phí điện nước đã dự tính,điều này làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả

-Khi thẩm định về rủi ro của dự án,chưa đánh giá về rủi ro tỷ giá mặc dù dự án có sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.

=>Nguyên nhân:Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế trên là do:

-Thứ nhất,ngân hàng chưa xây dựng được một hệ thống quy trình,phương pháp và nội dung thẩm định riêng cho các dự án ngành đồ gỗ.Do vậy,những đặc điểm đặc thù của ngành gỗ chưa được các cán bộ thẩm định chú ý đúng mức khi thẩm định các dự án ngành này.

-Thứ hai,các cán bộ thẩm định thực hiện công việc thẩm định đối với tất cả các dự án thuộc mọi lĩnh vực mà không chuyên sâu vào bất kì một lĩnh vực nào.Do đó,họ không có đủ kiến thức chuyên sâu về ngành đồ gỗ.Điều này có thể dẫn tới các thiếu sót khi đánh giá về các dự án ngành này.Ngoài ra,mặc dù có tham khảo thông tin từ các nguồn khác nhau nhưng các cán bộ thẩm định vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp khi thẩm định dự án nên nhiều nội dung không được thẩm định đầy đủ.Hơn nữa,các cán bộ thẩm định hầu như đều tốt nghiệp tại các trường kinh

tế,do vậy,kiến thức về kĩ thuật là rất hạn chế.Điều đó đã gây khó khăn không nhỏ cho các cán bộ thẩm định khi tiến hành xem xét đánh giá về phương diện kĩ thuật của dự án.

Thứ ba,về phương pháp thẩm định:

Việc vận dụng các phương pháp trong thẩm định các dự án ngành đồ gỗ còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

-Khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong thẩm định các dự án ngành đồ gỗ:Việc thẩm định độ nhạy của dự án mới chỉ dừng lại ở việc lập bảng tính toán độ nhạy theo trường hợp một biến thay đổi và các biến số khác giữ nguyên giá trị mà chưa phân tích sự thay đổi đồng thời của nhiều biến số ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả như thế nào.Trên thực tế,không chỉ có một biến số thay đổi mà còn có thể có nhiều biến số liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả cùng thay đổi đồng thời theo các chiều hướng khác nhau,do đó nếu chỉ giả định một biến số thay đổi còn các biến số khác giữ nguyên giá trị thì chưa phản ánh hết tính hiệu quả vững chắc của dự án

-Phương pháp dự báo là một phương pháp khá quan trọng.Tuy nhiên,việc vận dụng phương pháp này khi thẩm định các dự án đầu tư ngành đồ gỗ tại ngân hàng GP Bank-Hải Phòng còn hạn chế.Phương pháp này mới chỉ chủ yếu được sử dụng để dự báo về sự thay đổi của các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả khi phân tích độ nhạy của dự án,và dự báo định tính về những rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra khi thực hiện dự án.Việc sử dụng phương pháp dự báo để dự báo về xu hướng thay đổi của giá cả sản phẩm đầu ra,giá cả nguyên vật liệu đầu vào chưa được cán bộ thẩm định đề cập tới trong báo cáo thẩm định.

=>Nguyên nhân:

-Thứ nhất,trong hướng dẫn thẩm định hiệu quả tài chính và tính toán khả năng

trả nợ của dự án do ngân hàng GP Bank-Hải Phòng ban hành mặc dù có đề cập tới việc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy nhưng mới chỉ dừng lại ở hướng dẫn phân tích độ nhạy một chiều mà chưa đề cập tới phân tích độ nhạy nhiều chiều.Do đó,trong quá trình thẩm định dự án,các cán bộ thẩm định mới chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy khi một biến ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả thay đổi.

-Thứ hai,phương pháp dự báo là một phương pháp không dễ vận dụng,việc vận dụng phương pháp này đòi hỏi phải thu thập được đầy đủ các thông tin về đối tượng dự báo và có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia.Tuy nhiên,việc thu thập thông tin

phục vụ thẩm định chủ yếu do cán bộ thẩm định tự thực hiện nên sẽ rất khó để thu thập được đầy đủ thông tin.Hơn nữa,việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia đòi hỏi chi phí khá tốn kém.

Thứ tư,về quy trình thẩm định:

Mặc dù các dự án ngành đồ gỗ chiếm một tỷ lệ khá cao trong các dự án được thẩm định và cho vay tại GP Bank-Hải Phòng nhưng ngân hàng chưa có một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành này.Việc thẩm định các dự án ngành đồ gỗ trên thực tế vẫn được thực hiện theo quy trình thẩm định chung.

=>Nguyên nhân:Hiện nay,quy trình thẩm định tại ngân hàng đang được áp dụng

chung cho tất cả các dự án thuộc mọi lĩnh vực,mọi ngành nghề.

Thứ năm,về thông tin:

Việc thu thập và xử lí thông tin phục vụ cho công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ hầu như do các cán bộ thẩm định tự thực hiện trên cơ sở tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau mà chưa có sự hỗ trợ của hệ thống cung cấp và xử lí thông tin chuyên nghiệp tại ngân hàng.Do đó,các thông tin thu thập được nhiều khi không đầy đủ hoặc phải mất rất nhiều thời gian để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thẩm định Điều này là một trong những nguyên nhân làm kéo dài thời gian thẩm định các dự án.

=>Nguyên nhân:Ngân hàng chưa xây dựng được một bộ phận chuyên cung cấp

và xử lí thông tin phục vụ cho công tác thẩm định các dự án đầu tư.

Thứ sáu,về cán bộ thẩm định:

Các cán bộ thẩm định tại ngân hàng hầu hết đều tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế nên hiểu biết về kĩ thuật còn rất hạn chế.Họ là những người rất năng động,nhiệt tình với công việc nhưng do còn trẻ nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thẩm định dự án nói chung và các dự án ngành đồ gỗ nói riêng.Bởi vậy,việc thẩm định các dự án nhiều khi vẫn còn mắc phải một số sai sót

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank-Hải phòng (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w