Đặc điểm của các dự án ngành đồ gỗ và yêu cầu trong công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank-Hải phòng (Trang 44 - 55)

án ngành đồ gỗ

3.2.1.Đặc điểm của những dự án ngành đồ gỗ

Để có thể thẩm định có hiệu quả đối với các dự án ngành đồ gỗ,việc nắm rõ các đặc điểm của các dự án ngành này có vai trò rất quan trọng.Chỉ có trên cơ sở hiểu rõ về đặc điểm của các dự án ngành đồ gỗ,công tác thẩm định mới có thể đánh giá đầy đủ,toàn diện và chính xác trên tất cả các khía cạnh có liên quan đến tính khả thi của dự án.Sau đây là những đặc điểm cơ bản của các dự án ngành đồ gỗ:

*Thứ nhất,về thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ:

Sản phẩm đồ gỗ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.Sản phẩm đồ gỗ được tiêu thụ rộng rãi tại cả thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.Sản xuất – kinh doanh ngành gỗ có tính chu kỳ cao, thường vào giai đoạn cuối năm, nhu cầu về sản phẩm gỗ là rất lớn.

-Thị trường nội địa:

Đang có nhiều cơ hội từ thị trường trong nước cho ngành gỗ vì sức mua cao.Thị trường bất động sản cả nước đã có những chuyển động trở lại, cùng với hàng loạt dự án nhà ở và văn phòng được khởi công sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất gỗ công nghiệp và xây dựng phát triển.Hiện tượng hàng Trung Quốc bị người tiêu dùng Việt Nam quay lưng lại thời gian gần đây cũng chính là cơ hội lớn cho ngành gỗ trong nước

-Thị trường xuất khẩu:

Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam được xuất khẩu tới hầu hết các quốc gia trên thế giới,trong đó có cả những thị trường khó tính như Hoa Kì,Nhật Bản,EU… Nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới ngày càng tăng cao, trong khi đồ gỗ Việt Nam mới chiếm khoảng 0,78% tổng thị phần thế giới, nên cơ hội xuất khẩu là rất lớn.Bên cạnh các thị

trường truyền thống như Mỹ,Nhật,EU thì các thị trường mới như Nga,Đông Âu,Trung Đông cũng được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng cho sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam.

Thị trường Mỹ:

Những thuận lợi của thị trường này là:

• Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm.Mỹ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới

• Thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩm đã cũ đối với bang này nhưng lại rất bán chạy khi chuyển đến bang khác.

Bên cạnh những thuận lợi,việc xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Mỹ cũng gặp phải những khó khăn nhất định:

• Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất gay gắt và nước có lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhập khẩu của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%).

• Cách phân phối hàng thường kết hợp giữa việc bán hàng trên mạng và phân phối tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nên các nhà nhập khẩu thường yêu cầu đối tác có khả năng cung cấp số lượng lớn và rút ngắn thời gian giao hàng

Thị trường EU:

Thuận lợi của thị trường này là:

• Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rất rộng lớn và hấp dẫn. Đây là một thị trường thống nhất, cho phép hàng hóa, vốn, dịch vụ và con người có thể di chuyển một cách tự do giữa các nước thàh viên

• Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế SGP với mức thuế suất 0% (một số mã chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU

Việc xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường EU gặp phải các khó khăn sau:

Ở hầu hết các nước trong khối EU, người tiêu dùng có yêu cầu cao về chất lượng cũng như sự tiện dụng.Bên cạnh đó, giá cả cũng là yếu tố thiết yếu.Ngoài ra, người tiêu dùng rất quan tâm đến nhãn mác FSC (chứng chỉ rừng) đảm bảo rằng đồ nội thất được làm từ nguồn nguyên liệu bền vững, nguyên liệu có lợi cho môi trường.Do đó,để xuất

khẩu được sản phẩm vào EU,doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn hết sức khắt khe.

Thị trường Nhật Bản:

Thị trường Nhật Bản có các thuận lợi cơ bản sau:

• Nhật Bản là một thị trường mở,quy mô lớn với số dân 127 triệu người có mức sống khá cao (GDP theo đầu người năm 2001 là 32.585 USD) và GDP năm 2001 là 4,413 tỷ USD.Nhưng do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu.

• Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm…

Khó khăn khi xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường này:

Đồ gỗ Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này phải cạnh tranh với đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, và đồ gỗ cao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ.

Phân đoạn thị trường sản phẩm đồ gỗ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho tới nay, với người tiêu dùng thế giới thì hàng gỗ Việt Nam vẫn đi vào phân khúc thị trường giá trung bình và đây là lợi thế của Việt Nam là phù hợp túi tiền của người tiêu dùng thế giới vốn đang dè sẻn trong chi tiêu do khó khăn.Các sản phẩm khác biệt như hàng đồ gỗ kết hợp với kim loại để phong phú mẫu mã, kết hợp mây tre lá vốn là thế mạnh của thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Những sản phẩm loại này, vừa độc đáo, vừa có tính cạnh tranh cao và dễ đi vào thị trường "ngách". Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng của thị trường đồ gỗ thế giới từ đồ nội thất cao cấp sang hạng trung bình là cơ hội đối với ngành gỗ Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam,vốn có lợi thế trong phân khúc thị phần này. Do đó, về dài hạn, tiềm năng phát triển của ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là rất lớn.

Sản phẩm của các dự án ngành đồ gỗ là các sản phẩm đồ gỗ với chủng loại khá phong phú và đa dạng,bao gồm các sản phẩm dân dụng phục vụ sinh hoạt như đồ mộc trong nhà ,đồ mộc ngoài trời,các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm phục vụ cho sản xuất công nghiệp như sản phẩm dăm gỗ,ván gỗ các loại…Nhu cầu của khách hàng về mẫu mã, tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm cũng ngày càng gắt gao hơn. Để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, vòng đời của sản phẩm đồ gỗ ngày càng giảm nhanh, nên mẫu mã cũng phải thay đổi liên tục để có tính cạnh tranh trên thị trường.

*Thứ ba,về nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho dự án:

Để thực hiện được các dự án ngành đồ gỗ phải có nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.Trong đó:

-Gỗ là nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho ngành chế biến gỗ, chiếm 60-70% trong giá thành sản phẩm.Tuy nhiên,hiện nay nguồn nguyên liệu gỗ trong nước mới chỉ đáp ứng 20 % nhu cầu,còn lại nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 80 %.Việt Nam hiện đang nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 4 thị trường lớn là Malaysia, Mỹ, Lào và Trung Quốc.Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 4 thị trường lớn này chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của cả nước. Về giá cả:giá gỗ nguyên liệu chiếm tới 70 % giá thành sản phẩm đồ gỗ.Hiện nay,giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu còn cao,tuy nhiên có xu hướng giảm trong thời gian tới.Đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành này

-Nguyên vật liệu phụ bao gồm:Đinh vít,bu lông,các loại hóa chất dùng trong sản xuất đồ gỗ…Nói chung,các loại vật liệu này khá phong phú về chủng loại,và được sản xuất phổ biến ở trong nước.Do vậy,doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường

*Thứ tư,về công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị:

Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất đồ gỗ hầu như đều phải nhập khẩu,chủ yếu là từ Trung Quốc và Đài Loan,một số ít từ Đức, Ý,Nhật..

*Thứ năm,về quy trình sản xuất và cách tính giá thành sản phẩm:

Ngành sản xuất đồ gỗ là ngành sản xuất theo quy trình rời rạc,có nhiều công đoạn sản xuất.Do đó,với những doanh nghiệp bắt đầu sản xuất từ nguyên liệu là gỗ tròn thì việc tính giá thành sẽ được chia thành các công đoạn chính: giá thành cho gỗ xẻ, giá thành cho gỗ sấy và giá thành cho thành phẩm cuối cùng.Như vậy trước tiên là phải tính giá thành thực tế cho gỗ xẻ, giá thành này sẽ là đầu vào cho việc tính giá thành của gỗ

sấy và giá thành của gỗ sấy sẽ là đầu vào cho giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh sau cùng.Đơn vị tính chuẩn và đơn vị tính dùng cho công tác kế toán của nguyên liệu gỗ hoặc các bán thành phẩm (gỗ xẻ, gỗ sấy) là m3. Tuy nhiên trên thực tế nguyên liệu hay bán thành phẩm lại được quản lý theo lóng, kiện hay thanh

*Thứ sáu,về lao động trong các dự án ngành gỗ:

Việt Nam là một trong quốc gia có cơ cấu lương ngành nghề thấp nhất trên thế giới. Lực lượng nhân công rẻ, lành nghề và dồi dào là một thế mạnh rõ nét của ngành đồ gỗ Việt Nam

*Thứ bảy,về các đối thủ cạnh tranh với ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam:

Với những lợi thế về nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ… châu Á hiện đang nổi lên là các nhà cung cấp đồ nội thất ngày càng quan trọng đối với thị trường thế giới.Sự chuyển dịch nhu cầu nhập khẩu từ hầu hết các thị trường cho thấy đồ nội thất châu Á đang là sự lựa chọn của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay.Đồ gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu....

=>Từ những đặc điểm trên,có thể thấy các dự án ngành đồ gỗ có những ưu điểm sau:

-Thị trường tiêu thụ rộng lớn,nhiều tiềm năng

-Thuế nhập khẩu không áp dụng cho gỗ, trừ 10% thuế VAT, khoản thuế này không phải trả nếu sản phẩm cuối cùng được tái xuất.Do đó sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm,nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ.

-Lao động dồi dào,chi phí nhân công khá cạnh tranh

-Cơ sở hạ tầng sản xuất hàng nội thất, hiện tại được xây dựng rất tốt, tạo ra một hỗ trợ hậu cần trọng yếu cho sự phát triển của ngành. Chín cảng ở Vịnh Bắc Bộ và biển Hải Nam Trung Quốc tạo ra cho các nhà sản xuất một vị trí sẵn sàng và dễ tiếp cận tới luồng tàu bè quốc tế. Lợi thế này không chỉ hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm gỗ mà còn nhập khẩu những nguyên liệu như gỗ xẻ, gỗ dán, máy móc thiết bị cần thiết để hỗ trợ một trung tâm sản xuất gỗ và nội thất.

-Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng

hoá vào thị trường các nước. Chi phí giảm là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường

-Chính phủ Việt Nam đã đưa ngành hàng đồ gỗ vào những chương trình xúc tiến trọng điểm của quốc gia.Do đó,các dự án đồ gỗ sẽ được hỗ trợ tích cực về thị trường đầu ra cho sản phẩm

3.2.2.Yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm định dự án ngành đồ gỗ

Xuất phát từ đặc điểm của các dự án ngành đồ gỗ,công tác thẩm định các dự án ngành này phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

*Thứ nhất,trong việc thẩm định khía cạnh thị trường:

Để có thể đánh giá đầy đủ và chính xác tính khả thi về mặt thị trường của các dự án ngành đồ gỗ đòi hỏi công tác thẩm định phải đánh giá được các nội dung sau:

-Đánh giá tổng quan về thị trường đồ gỗ trong nước và thế giới,so sánh mức độ thoả mãn cung-cầu để từ đó đánh giá khái quát về sự cần thiết phải đầu tư của dự án,xem quy mô của dự án có phù hợp không

-Sản phẩm của dự án:vì chủng loại các sản phẩm đồ gỗ rất đa dạng nên khi thẩm định,phải xác định rõ xem sản phẩm cụ thể của dự án là gì,dự án có một hay nhiều sản phẩm,đặc điểm của các sản phẩm của dự án và nhu cầu thị trường về các sản phẩm đó.Nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường khó tính và có những quy định rất khắt khe,cần phải đánh giá xem sản phẩm đó có đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng,mẫu mã và điều kiện xuất khẩu hay không

-Phải dự báo được những thay đổi về thị hiếu,xu hướng tiêu dùng của thị trường.Bởi sự thay đổi đó quyết định đến sự thay đổi về chất lượng và mẫu mã sản phẩm,từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Địa điểm thị trường tiêu thụ:sản phẩm của dự án tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu,hay kết hợp cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.Yêu cầu của từng thị trường đối với loại sản phẩm đồ gỗ của dự án

-Phải xác định được khả năng cạnh tranh của dự án với các đối thủ trong và ngoài nước.Xác định rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với sản phẩm của dự án là ai,lợi thế cũng như điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.Trên cơ sở đó,đánh giá về tính hợp lí của chiến lược cạnh tranh mà dự án đưa ra

-Đối với những dự án sản xuất đồ gỗ xuất khẩu,sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu là rất lớn.Do đó,trong quá trình thẩm định,phải dự báo được những rủi ro từ thị trường của nước nhập khẩu có thể xảy ra:Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng,hay rủi ro từ việc ban hành các đạo luật,sắc thuế,quy định mới ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam

*Thứ hai,trong việc thẩm định về nguồn nguyên vật liệu của dự án:

Nguyên vật liệu,nhất là nguyên liệu gỗ là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với các dự án ngành đồ gỗ.Chất lượng cũng như giá cả nguyên vật liệu sẽ quyết định đến chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm.Do đó,khi thẩm định về nguồn nguyên vật liệu của dự án,phải đánh giá được các vấn đề sau:

-Dự án cần những nguyên vật liệu gì,mức độ khan hiếm hay phổ biến của các loại nguyên vật liệu đó.

-Phải xác định được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án và tính hợp pháp của nguồn cung cấp đó.Dự án sử dụng nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu, đối tác cung cấp nguyên liệu cho dự án

-Phải đánh giá được tính ổn định về nguồn nguyên vật liệu cho dự án,nhất là sự ổn định về nguồn nguyên liệu gỗ

-Phải đánh giá được chất lượng cũng như giá cả của nguồn nguyên vật liệu,sự phù hợp của loại nguyên vật liệu đó trong việc sản xuất sản phẩm của dự án

*Thứ ba,trong việc thẩm định về công nghệ và máy móc thiết bị của dự án:

Do các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất đồ gỗ hầu như đều phải nhập khẩu,do đó khi thẩm định về công nghệ và máy móc thiết bị của dự án cần đánh giá được các vấn đề sau:

-Dự án áp dụng quy trình công nghệ nào,mức độ hiện đại cũng như sự phù hợp của quy trình công nghệ đó trong việc sản xuất sản phẩm của dự án.Việc sử dụng quy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank-Hải phòng (Trang 44 - 55)