1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Thái Lan

12 459 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 9,28 MB

Nội dung

Bà Kassama Worawan na Ayutthaya, thư kí của Ủy ban giáo dục bậc cơ sở của Thái Lan cho rằng, “Ratchabandittayasathan Cơ quan làm việc của quốc gia liên quan đến việc làm và soạn từ điển

Trang 1

Siriwong Hongsawan'`

1 CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ THÁI LAN

Tiếng Thái là ngôn ngữ quốc gia của dân Thái và các dân tộc khác ở trên đất nước Thái Lan Ngôn ngữ Thái thuộc họ ngôn ngữ Thái - Kađai (Tai - Kadai) Có ý kiến phỏng đoán rằng nhóm ngôn ngữ này có nguồn gốc từ phía Nam của Trung Quốc Cũng có một số nhà Thái ngữ học lại cho rằng, tiếng Thái có thể liên quan

đến họ ngôn ngữ Nam A (Austroasiatic), Nam Dao (Austronesian) va Han - Tang

(Sino - Tibetan) Theo ban tin online của OK Nation (200?) có tiêu để là “Có tin không trên đất Thái có 70 dân tộc?“1 (9,1), có thể thấy ở Thái Lan có rất nhiều dân tộc, khoảng 70 dân tộc Nhiều cư dân Thái ở trên đất Thái ngoài nói được tiếng

Thái quốc gia còn nói được tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình Có thể phân chia các dân tộc ra các họ ngôn ngữ sau đây:

1.1 Họ ngôn ngữ Thái - Kađai (Tai - Kadai family) có tắt cả 24 nhóm ngôn

ngữ Ở Thái Lan 94% dân số nói ngôn ngữ thuộc họ này Họ ngôn ngữ này có

những ngôn ngữ như sau:

1.1.1 Tày Séc

1.1.2 Tay - Tay

1.1.3 Set

1.1.4 Tày (nhóm đông tây nam), bao gồm:

(1) Chan/ Thái Yai: đó là Lứ, Sống/ Thái đen, Khửn/ Khởn, Yuôn (Thái Bắc/

Kham Mương), Yong, Thái Ỳa

`_T§, Khoa Nhân văn, Trường Đại học Ubon Ratchthani, thành phố Ubon Ratchathani, Thái Lan Email: siriwongh@yahoo.com

Ở Thái Lan chưa có nhà nghiên cứu nào thống kê vẻ số lượng chính xác của dân tộc tại Thái Lan, cho nên bản tin online này được coi như là ban tin đầu tiên đã đặt ra vẫn đề đó

Trang 2

CẢNH HUỐNG VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở THÁI LAN

(2) Thái trung: đó là Thái nam, Thái Tạk bai, Thái Khô Rát, Thái Lơi, Lào Lồm, Lao Nghéo, Lao Ti, Lao Khrang

(3) Lào Viêng/ Lào trung: đó là Lào nam, Phú Thái, Yối, Ýo, Ka - Lớk, Lào Isan 1.2 Họ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic family) có tất cả 22 ngôn ngữ, trong

đó phần lớn là ngôn ngữ Môn - Khơ Me, chiếm khoảng 4,3 % dân số của dân cả

nước Thuộc họ ngôn ngữ này có những ngôn ngữ sau:

1.2.1 Môn - Khơ Me bắc, bao gồm:

(1) Nhóm Pa long: đó là Lá mết, Vá , Lá vứa (La vá hoặc Lụa), Pa long (Đa lá

ắng), Pa lăng (Sảm táu)

(2) Nhóm Kha mụ: đó là Kha mụ, Mai / Prai (Lúa), Ma la bri (Pi tong lưởng)

(3) Nhóm Việt: đó là Việt Nam, Số (Thá vưng)

1.2.2 Môn - Khơ Me đông, bao gồm:

(1) Nhóm Pia: đó là Chong, Ka song, Săm rê, Sá ôt

(2) Nhóm Khơ Me, là Khơ Me địa phương của Thái

1.2.3 Môn - Khơ Me nam, bao gồm:

(1) Nhóm Ka tụ: Kui / Kudi (Sudi), Yo, $6, Blu

(2) Nhóm Môn: đó là Môn, Nha kul

(3) Nhóm Aslian: đó là Ken siu /Ma nỉ (Ngó, Sa kai)

1.3 Họ ngôn ngữ Hán - Tạng (Sino - Tibetan family) có tất cả 11 nhóm

chính, và có hơn 200 ngôn ngữ Ở Thái, người nói ngôn ngữ này phần lớn sống ở miễn Bắc và Tây Những ngôn ngữ thuộc họ này bao gồm :

1.3.1 Tạng - Miễn, bao gồm:

(1) Sal: đó là Ching phó (Khá chìn)

(2) Burmese Lô lô: đó là Burmese, Kỏng (U - Kỏng), Lô lô Ích (Lô lô trung, Lô

lô nam)

(3) Tây Tạng (Himalai)

(4) Ka riêng (Karen): đó là Sa ko, Pô, Ba ve, Pa ô, Kha ya, Pa tong, Ka yo

1.3.2 Nhóm Hán (Trung Quốc)

1.4 Họ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian or Malayo-polynesian family) Chủ thể của họ ngôn ngữ này phần lớn sống ở miễn Nam của Thái Lan, chiếm

khoảng 0,3 (%?) dân số cả nước Họ ngôn ngữ này có những ngôn ngữ như sau: 1.4.1 Malayu / Yavi (Malayu địa phương của Thái)

Trang 3

1.4.2 U - Rak la v6i

1.4.3 Mo ken (Mo klen)

1.5 Họ ngôn ngữ Mông - Dao (Hmong - Mien or Miao - Yao family)

Những cư dân miền Bắc của Thái Lan hầu hết đều nói ngôn ngữ này, chiếm khoảng 0,3 % dân số cả nước Họ ngôn ngữ này có những ngôn ngữ như sau:

1.5.1 Mông - Dao, bao gồm:

(1) Mông (Meo): đó là Mông đen và Mông trắng

(2) Mien (Yao) (9,1-3)

Theo số liệu của Ủy ban thống kê Quốc gia Thái Lan (11,1), hiện nay dân số của Thái Lan có tắt cả 65,1 (triệu người?) đứng thứ 19 trên thế giới Dân Thái được đào tạo và học tiếng Thái chuẩn từ bậc mẫu giáo (bắt đầu từ 3 tuổi) hoặc từ lớp một (khoảng 5 hoặc 6 tuổi), và bắt đầu học ngoại ngữ thứ nhất là tiếng Anh từ hồi học mẫu giáo hoặc lớp 1

2 CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở THÁI LAN

2.1 Hién pháp

Thái Lan từ xưa đến nay chưa có quy định nào trong hiến pháp nói đến

chính sách ngôn ngữ Cho nên sự thay đổi của chính trị Thái không bao giờ có ảnh

hưởng đến ngôn ngữ Thái Hiện nay, người có vai trò rất lớn cho ngôn ngữ Thái là hoàng gia (vua Phumiphol hoặc vua Rama thứ 9) Thái Lan, vì vị vua này luôn luôn khuyến khích cho người Thái sử dụng tiếng Thái cho đúng ngữ pháp “Tiếng Thái

là tiếng của quốc gia, nếu dân Thái không biết giữ thì ai sẽ giữ”, “Tiếng Thái có lịch

sử rất lâu dài, điều đó thể hiện văn hóa và lịch sử lâu đời của đất nước”, v.v là

những lời hay ý đẹp của ông vẫn thường được mọi người trích dẫn Ông được

chính phủ và giới khoa học Thái ca ngợi là một người Thái sử dụng tiếng Thái rất

tinh tế Bản thân ông cũng là một nhà văn với tác phẩm nổi tiếng nhất hiện nay là

“Pramahachanok” (tạm địch là “Người đại bố”)

Dù sao hiện nay cũng có nhiều nhà khoa học và nhiều người chịu trách

nhiệm về ngôn ngữ Thái Bà Kassama Worawan na Ayutthaya, thư kí của Ủy ban giáo dục bậc cơ sở của Thái Lan cho rằng, “Ratchabandittayasathan (Cơ quan làm

việc của quốc gia liên quan đến việc làm và soạn từ điển và ngôn ngữ Thái Lan) đang chuẩn bị đưa ý kiến cho chính phủ Thái Lan về việc quy định chính sách

ngôn ngữ Thái Lan vào trong hiến pháp Tôi nghĩ là nếu có quy định về chính

sách ngôn ngữ của quốc gia thì rất tốt Ở nhiều nước cũng ủng hộ cho các trường

phổ thông và trường đại học dạy 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ địa

phương) Tôi tin rằng nếu dạy cả 2 ngôn ngữ thì trẻ em sẽ được lợi thế vì nếu trẻ

Trang 4

CANH HUỐNG VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGU Ở THÁI LAN

em ở tỉnh khác vào thành phố học, chưa quen thuộc với tiếng Thái chuẩn thì giáo

viên cũng có thể dạy tiếng Thái chuẩn đi chung với tiếng Thái địa phương Đối với tôi, tôi rất ủng hộ việc dạy tiếng Thái chuẩn chung với tiếng địa phương Trước

đây Ủy ban giáo dục bậc cơ sở đã khuyến khích việc dạy 2 ngôn ngữ, ngôn ngữ

Thái chuẩn và ngôn ngữ địa phương và đã làm rất tích cực ở miền Nam Thái Lan

và thành công rất tốt dep” (7,1)

2.2 Ngày Ngôn ngữ quốc gia Thái Lan

Dù Thái Lan chưa có hiến pháp nào nói về chính sách ngôn ngữ Thái Lan,

nhưng đã có ngày Ngôn ngữ quốc gia Thái Lan: 29 tháng 7 Vào ngày này, hội

thảo liên quan đến ngôn ngữ quốc gia Thái Lan sẽ được tổ chức hàng năm tại

Trường Đại học Chulalongkorn, trường đại học lớn nhất Thái Lan

2.2.1 Sự ra đời của Nsàu Ngôn ngữ quốc gia Thái Lan

Ngày 29/7 được chọn là Ngày Ngôn ngữ quốc gia Thái Lan vì đúng ngày này Hoàng gia Phumiphol Adulyadet làm chủ tịch hội nghị của Hội ngôn ngữ Thái tại Khoa Ngôn ngữ học Ông trao đổi với các chuyên gia tiếng Thái với chủ đề “Cách

sử dụng ngôn ngữ Thái hiện nay“ tại Trường Đại học Chulalongkorn vào ngày

29/7/1962 Việc ông báo cáo về ngôn ngữ Thái và bày tỏ lo ngại đến cách sử dụng

tiếng Thái đã làm cho báo cáo viên và những người tham dự có Ấn tượng mạnh

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử ngôn ngữ Thái được báo cáo bởi Hoàng gia Thái Vì vậy, Ủy ban bảo vệ ngôn ngữ Thái, Trường Đại học Chulalongkorn đã dé nghị chính phủ Thái (hồi đó ông Chuan Leekphai làm thủ tướng) thành lập Ngày Ngôn

ngữ quốc gia Thái Lan vào ngày 29/7 để ca ngợi và tỏ lòng biết ơn hoàng gia

Phumipol trong việc bảo vệ ngôn ngữ Thái và để khuyến khích cho các trường phổ thông, trường đại học, cơ quan trực thuộc chính phủ, phi chính phủ và dân Thái được biết đến giá trị và sự quan trọng của ngôn ngữ Thái Chính phủ Thái

Lan còn yêu cầu các cơ quan và mọi người dân trên đất Thái phải bảo vệ và giữ vững ngôn ngữ Thái, đồng thời giúp nhau sử dụng ngôn ngữ Thái đúng ngữ pháp

để thể hiện được vẻ đẹp của ngôn ngữ, văn hóa và văn minh của quốc gia Sau đó

theo quy định của chính phủ Thái Lan vào ngày 13/7/1999 ngày 29/7 hàng năm

chính thức được chọn là Ngày Ngôn ngữ quốc gia Thái Lan

2.2.2 Những hoạt động trong Ngày Ngôn ngữ quốc gia Thái Lan

Ngoài Trường Đại học Chulalongkorn là nơi thường xuyên tổ chức hội nghị lớn về ngôn ngữ Thái, các trường đại học khác, cơ quan khác (cả cơ quan trực thuộc chính phủ và phi chính phủ) cũng tổ chức các hoạt động liên quan đến

“Ngày Ngôn ngữ quốc gia Thái Lan” vào ngày 29/7 hàng năm Những hoạt động

được tổ chức bao gồm triển lãm ngôn ngữ quốc gia Thái Lan, hội nghị, hội thảo,

báo cáo khoa học, thi hùng biện tiếng Thái, thi thơ ca, đọc thơ, kể chuyện dân

gian, v.v

Trang 5

2.3 Vị trí của ngôn ngữ tại Thái Lan

2.3.1 Vị trí của tiếng Thái

Thai Lan lay ngôn ngữ của thủ đô Băng Cốc làm ngôn ngữ chuẩn (standard language) cho nên khi nói đến ngôn ngữ quốc gia Thái có nghĩa là nói đến ngôn ngữ của thủ đô và là ngôn ngữ chuẩn Thực ra ngòai ngôn ngữ chuẩn còn có ngôn

ngữ địa phương (đialects), tính theo các vùng miễn địa lí của đất nước, đó là: tiếng

địa phương miền Bắc, Đông Bắc, Trung và miễn Nam Học sinh ở mỗi miền khi

bắt đầu học mẫu giáo hoặc học lớp 1 phải sử dụng tiếng Thái là tiếng phổ thông Không được sử dụng tiếng địa phương của mình Và khi dân của 4 miễn gap

nhau, họ sẽ giao tiếp bằng tiếng Thái chuẩn vì nếu giao tiếp theo tiếng địa phương

thì sẽ không hiểu nhau Theo chính sách đó, cư dân ở miễn khác cũng được lợi thế

vì biết cả tiếng địa phương và ngôn ngữ chuẩn Dù tiếng Thái chuẩn được đào tạo

ở trường phổ thông và trường đại học từ lúc đầu, nhưng đến bây giờ tiếng địa

phương cũng được đào tạo ngay trong trường đại học Ví dụ, học sinh từ Băng

Cốc lên học ở Trường Đại học Chiêng Mai, dù họ không biết tiếng địa phương của

miễn Bắc Thái Lan nói chung và Chiêng Mai nói riêng nhưng họ cũng có thể chọn học tiếng địa phương nếu muốn

Ngôn ngữ chuẩn và ngôn ngữ địa phương ở Thái Lan có thể được tách ra như sau:

Tiếng Thái chuẩn (tiếng Băng Cóc)

Tiếng địa phương | Tiếng địa phương | Tiếng địa phương | Tiếng địa phương

miền Bắc miền Đông Bắc miền Trung miền Nam

Theo sơ đồ trên, tiếng Thái chuẩn là ngôn ngữ lớn nhất của Thái Lan Rồi dưới đó, các ngôn ngữ của địa phương được tách ra theo địa lí hoặc theo bản đồ quốc gia Đó là miễn Bắc, Đông Bắc, Trung và Nam

Tiếng Thái chuẩn (tiếng Băng Cốc) có vị trí như ngôn ngữ quốc gia, cụ thể

như sau:

a) Ngôn ngữ dùng trong phương tiện thông tin đại chúng: Hiện nay các

phương tiện thông tin đại chúng (xuất bản) trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, v.v của quốc gia đều sử dụng tiếng Thái chuẩn Còn có một số khu vực có đài phát thanh và đài truyền hình của địa phương Nhưng nói chung ngôn ngữ chuẩn

được sử dụng ở Thái Lan phổ biến hơn trên phương tiện thông tin đại chúng

b) Ngôn ngữ học nhà trường: Ở trường, giáo viên và học sinh sinh viên đều

sử dụng tiếng Thái chuẩn làm ngôn ngữ dạy và học Dù giáo viên và sinh viên là

người ở cùng miền nhưng khi lên lớp giáo viên sẽ không nói tiếng địa phương để giảng bài cho sinh viên mà sẽ giảng bài cho sinh viên bằng tiếng Thái chuẩn

Trang 6

CẢNH HUỐNG VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở THÁI LAN

Hiện nay, các nhà khoa học và nhà Thái ngữ học đã và đang cố gắng chuẩn hóa (language standardization) tiếng Thái vì nếu dùng tiếng Thái chuẩn sẽ làm cho dân Thái cả nước cảm thấy mình có uy danh (prestige) và được xã hội chấp

nhận Amara Prasithrathsint (1,146) nhà ngôn ngữ học xã hội nổi tiếng của Thái

Lan cho rằng: “Chuẩn hóa tiếng nói là cách xây dựng quy tắc ngữ pháp cho một

ngôn ngữ nào đó để làm cho xã hội chấp nhận là mình sử dụng ngôn ngữ đúng

theo quy tắc của xã hội Cách làm đó liên quan đến sự tiến hành của lịch sử, của đất nước Đất nước ồn định phải có ngôn ngữ mà xã hội cùng chấp nhận vì ngôn

ngữ là công cụ của giao tiếp của dân tộc và là biểu tượng của một cộng động dân tộc Chuẩn hóa ngôn ngữ cũng là một phần của sự phát triển của ngôn ngữ (language development).”

Hiện nay Ratchabandittayasathan của Thái Lan đã làm những hoạt động có

liên quan đến chính sách ngôn ngữ Thái Lan như sau:

(1) Quy định sự chuẩn mực của ngôn ngữ quốc gia

Bà Jintana Phanthufak, thư kí của Ratchabandittayasathan (6,22) cho rằng,

Ratchabandittayasathan có kế hoạch làm chính sách ngôn ngữ Thái Lan để quy định

và hướng dẫn việc học những ngôn ngữ tại Thái Lan, trong đó có danh sách Hội đồng làm chính sách ngôn ngữ tại Thái Lan bao gồm Ratchabandittayasathan, thành viên của chuyên ngành tiếng Thái và ngôn ngữ học của Ratchabandittayasathan và

ông Udom Warotsikkhadith là chủ tịch của hội đồng Theo kế hoạch, việc làm chính sách ngôn ngữ được tiễn hành từ trong các năm 2007 - 2009, sau đó sẽ trình chính phủ Thái Lan báo cáo về việc quy định sự chuẩn mực của ngôn ngữ quốc gia

trong thời gian sau

Chính sách ngôn ngữ đó có nội dung quan trọng theo 6 chủ để như sau:

a) Cách sử dụng ngôn ngữ Thái chuẩn và Tiếng ngôn ngữ địa phương cho

học sinh và nhân dân

Cách sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc và dân tộc thiểu số tại Thái Lan Ví dụ: tiếng Cam Pu Chia, tiếng Malayu, tiếng của Phỉ Tong Lưởng, v.v

Cách sử dụng ngôn ngữ kinh tế để làm việc hoặc trong chuyên ngành như

tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật Bản

Ngôn ngữ của người sang Thái Lan để tìm kiếm việc làm

Ngôn ngữ của người bị dị tật về thính giác, tức là không nghe thấy tiếng gì

0 Ngôn ngữ đang cần thiết hoặc đang thiếu thốn tiêu cực

Những vấn để trên chủ yếu chú trọng đến cách sử dụng ngôn ngữ trên đất Thái để làm cho tiếng Thái mạnh mẽ hơn Những ngôn ngữ và văn hóa đã có

trong đất nước được giữ vững và phát huy, đồng thời việc giảng dạy tiếng Thái ở

Trang 7

trong nước và ngoài nước cho người nước ngoài cũng được khuyến khích phát

triển Dịch vụ dịch thuật và phiên dịch phục vụ công việc khoa học, buôn bán,

chính trị và ngoại giao cũng được ủng hộ phát triển

Bà Jintana tiếp tục cho rằng, trước đây Thái Lan chưa có chính sách ngôn ngữ

rõ ràng để làm trụ cột và hệ thống hóa sự phát triển của ngôn ngữ Thái Điều đó

làm cho ngôn ngữ Thái bị thiệt thòi so với những ngôn ngữ của nước khác trên thế giới như Malaisia, Saweeden, Châu Phi, Singapore, Itsalên, v.v., là những nước đã

có chính sách ngôn ngữ rõ ràng quy định, định hướng học những ngôn ngữ trong

nước Vì vậy, để khuyến khích phát triển ngôn ngữ Thái, Ratchabandittayasathan phải làm việc rất tích cực thể hiện rõ vai trò của một cơ quan phát triển kiến thức

và tham khảo khoa học mà nhà nước dành cho Ratchabandittayasathan năm 2001

(2) Ratchabandittayasathan thành lập hội đồng nghiên cứu về vấn để ngôn

ngữ Thái Lan

Theo Báo Khom Chat Luk ngay 3/6/2008 dua tin, ngay 2/6200 ở Ratchabandittayasathan,

GS.TS Udom Warotsikkhadith, thành viên của Ratchabandittayasathan, chuyên ngành ngôn ngữ học cho rằng “Tiếng Thái ở Thái Lan hiện nay đang gặp phải một

vẫn để nghiêm trọng, đặc biệt là tiếng địa phương vì nhiều người Thái không muốn nói tiếng địa phương của mình và tiếng Thái chuẩn như tiếng chính thức

cũng dùng không đúng chính xác Vì vậy, việc làm chính sách ngôn ngữ Thái Lan

lần này có mục đích để làm cho chính phủ biết đến và coi trọng Vì nếu giữ vững tiếng Thái và có cách sử dụng rõ ràng thì sẽ rất tốt cho đất nước vì ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp Nếu giao tiếp được thì tắt nhiên việc hiểu biết lẫn nhau sẽ

không còn khó khăn gì nữa.”

Thực ra hiện nay có rất nhiều nước đã và đang quan tâm đến việc nghiên

cứu ngôn ngữ Vì vậy, Thái Lan đã có ngôn ngữ của mình từ lâu đời thì lại càng phải có chính sách ngôn ngữ rõ ràng, được quy định trong hiến pháp Theo thông

tin của UNESCO hiện nay có 125 nước trên thế giới đã có chính sách ngôn ngữ

trong hiến pháp Vì vậy, việc xây dựng chính sách ngôn ngữ quốc gia để chuẩn

hóa ngôn ngữ phục vụ cho mục đích của quốc gia dân tộc phải được tiến hành

GS.TS Suvilai Premsrirat, giám đốc của Trung tâm Giáo dục và Phát triển ngôn ngữ và văn hóa thời đại, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa để phát triển nông thôn, Trường Đại học Mahidol cho rằng: “Hiện nay ở Thái có tiếng địa phương bị mất hoặc bị chết (khoảng 10 nhóm từ 70 nhóm ngôn ngữ) vì không có

hệ thống giáo dục tốt và chỉ nhắn mạnh tiếng Thái chuẩn để làm ngôn ngữ chính thức của quốc gia Những tiếng địa phương đó bị thiệt thòi vì nhân dân không

quan tâm đến tiếng địa phương Khoảng 50 hoặc 100 năm sau nếu không ai khuyến khích việc dùng tiếng địa phương thì tiếng địa phương có thể mất đi Cách giữ vững tiếng địa phương không chỉ được làm một lần cho trẻ em biết được

Trang 8

CẢNH HUỐNG VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỨỮ Ở THÁI LAN

tiếng mà còn phải có quy định rõ ràng là trẻ em phải học tiếng mẹ đẻ (có thể là tiếng địa phương) cho tốt trước khi học ngôn ngữ khác Vì nếu trẻ em giỏi tiếng

mẹ đẻ thì cũng sẽ học tốt các ngôn ngữ khác Bà Suvilai còn cho rằng, tình hình của miền Nam Thái Lan còn nan giải là do chính phủ không coi trọng tiếng địa phương Nếu chính phủ coi trọng tiếng địa phương thì sẽ làm cho dân hiểu nhau

và thất chặt tinh thần tập thể Vì vậy, cách tốt nhất để giáo dục trẻ em là cho trẻ được học tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng địa phương của mình Việc học tiếng địa phương

là việc tôn trọng đân và làm cho trẻ em không tránh học tiếng địa phương hoặc

tiếng mẹ đẻ của mình.”

Bà Jintana Phanfak, thư kí của Ratchabandittayasathan cho rằng: “Hiện nay

Ratchabandittayasathan đang thành lập hội đồng nghiên cứu về vẫn để ngôn ngữ Thái bằng cách bắt đầu nghiên cứu ở giáo viên dạy tiếng Thái vì họ là người tìm hiểu và nhìn thấy vấn để về ngôn ngữ Và còn nghiên cứu về ngôn ngữ khác, đặc biệt là ngôn ngữ kinh tế như tiếng Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc mà phụ huynh Thái đang khuyến khích cho con em mình học vì nghĩ là những nước đó sẽ trở

thành đất nước có tiểm năng, nhưng họ chưa tìm hiểu và nghiên cứu là sau khi con cháu của họ đã tốt nghiệp rồi thì sẽ có việc làm thật hay không?”

Với họat động này, Ratchabandit đã tổ chức hội nghị quốc tế lớn với chủ đề

“Chính sách ngôn ngữ quốc gia“ từ ngày 4-5/7/2008 Hội nghị quốc tế lần này đã mời chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới tham dự để trao đổi thông tin về việc tiến hành chính sách ngôn ngữ quốc gia cho rõ ràng hơn (Ai quan tâm đến thì có

thể xem chỉ tiết thêm trên trang web www.nlp2008.com)

(3) Nhiều nhà khoa học, giáo dục học cả ở Thái Lan và từ nhiều nước trên thế

giới đã tham dự hội nghị quốc tế “Chính sách ngôn ngữ quốc gia: sự đa dạng ngôn ngữ hướng tới một cộng động quốc gia” lần đầu tiên được tổ chức tại Thái Lan

Ratchabandittayasathan của Thái Lan đã tổ chức hội nghị quốc tế về “Chính sách ngôn ngữ quốc gia: sự đa dạng ngôn ngữ hướng tới một cộng đồng quốc gia”

lần đầu tiên để xây dựng một cộng đồng về ngôn ngữ quốc gia và để xin hợp tác với các nước khác trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ quốc gia Hội nghị quốc tế lần này được tổ chức từ ngày 4-5 tháng 7 năm 2008 tại Khách sạn The Twin

Tower, Băng Cốc, Thái Lan với sự ủng hộ từ Đại sứ quán Úc, UNESCO, UNISAVE,

SIMIO, SIL International và được tài trợ từ Bộ Văn hóa của Ủy ban ủng hộ tổ chức

hội nghị và Hãng hàng không Thái Lan TS Chaianant Smutthawanit, chủ tịch của Ratchabandittayasathan đồng thời cũng là chủ tịch khai trương trong hội nghị này

cho rằng: “Chúng ta cần quan tâm đến ngôn ngữ hàng ngày Một số người nghĩ là

ngôn ngữ chỉ là công cụ của giao tiếp nhưng thực ra nó còn hơn việc giao tiếp thông thường vì ngôn ngữ là nguồn của tư duy và lôgích Ngôn ngữ là trung tâm của kiến thức về văn hóa Trong chính sách ngôn ngữ, chúng ta phải chú ý đến cả

ngôn ngữ của nhóm dân tộc thiểu số cho người di chuyển, ngôn ngữ cho người bị

Trang 9

tàn tật, ngôn ngữ cho việc dịch thuật, ngôn ngữ cho việc giảng dạy và ngoại ngữ

trong vai trò ngôn ngữ kinh tế được sử dụng để làm việc Hội nghị lần này là bước đầu của việc tiến hành làm chính sách ngôn ngữ vì đó là sân khấu để tập hợp các

nhà ngôn ngữ, cán bộ nhà nước và chuyên viên từ nhiều nước để chúng ta có thể

hiểu nhau, trao đổi với nhau sâu sắc hơn về ngôn ngữ ở Thái Lan và các nước khác”

TS Chellon Chaffer, chủ tịch của UNESCO cho rằng: “Đối với UNESCO,

ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng Ngôn ngữ là nơi tập hợp thông tin về lịch sử,

về kiến thức dân gian được tổn tại và phát triển qua nhân dân địa phương Nó

giúp giữ vững và bảo vệ sự đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa Chính sách này rất

quan trọng đối với UNESCO vi ngôn ngữ là cơ sở của chính sách thế giới về đa

dang văn hóa, đặc biệt là về tính hữu nghị trong đa dạng văn hóa và ngôn ngữ

Hội nghị này đã được tổ chức thành công tốt đẹp (Ai quan tâm đến hội nghị

này có thể liên lạc qua địa chỉ email: yuwadi@thanaburin.co.th)

(4) Chương trình thi tiếng Thái theo kiểu TOEFL

Tiếp theo việc tổ chức hội nghị ở phần 3, Ratchabandittayasathan định tổ chức chương trình thi tiếng Thái theo kiểu TOEFL của tiếng Anh để xem xét giáo viên, học sinh và sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Thái thế nào Tức là trong việc

xây dựng chính sách ngôn ngữ Thái sẽ có thêm việc thi tiếng Thái như TOEFL cho giáo viên, học sinh và sinh viên Bài thi này kiểm tra kiến thức cho dân Thái về 4 kĩ

năng sử dụng tiếng Thái Đó là: ki năng nghe, nói, đọc và viết theo kiểu TOEEL dé

làm cho dân Thái quan tâm đến việc dùng tiếng Thái và làm cho cách sử dụng

tiếng Thái của mình phát triển hơn hoặc tốt hơn Dù sao Ratchabandittayasathan

sẽ đưa việc này để giao việc cho Bộ Giáo dục của Thái Lan sau

2.3.2 Vị trí của tiếng Anh uà tiếng nước ngoài khác

Theo chính sách của chính phủ Thái Lan về việc học ngoại ngữ, tiếng Anh là ngoại ngữ đầu tiên mà học sinh được học từ hổi học mẫu giáo hoặc lớp 1 và bắt

buộc học đến lớp 12 Khi học sinh tốt nghiệp phổ thông và thi vào đại học thì học sinh chọn học chuyên ngành nào cũng bắt buộc thi tiếng Anh và tính điểm với

môn khác trong việc thi vào đại học Sau khi đỗ đại học tất cả các trường cũng bắt buộc học tiếng Anh Học ít nhất là 3 môn: tiếng Anh cơ sở 1, tiếng Anh cơ sở 2 và tiếng Anh chuyên ngành Ngoài ra còn có quy định cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thi tiếng Anh trước khi bắt đầu học hoặc sau khi tốt nghiệp Vì

vậy, đối với người Thái tiếng Anh rất quan trọng trong việc học từ hồi học mẫu

giáo đến cả bậc tiến sĩ

Từ năm 1996, Đại tướng Chatchai Chunhawan, thủ tướng Thái Lan đã có quy định về chính sách ngôn ngữ của Thái Lan là “Thay đổi sân chiến tranh trở thành

sân buôn bán” có nghĩa là đối với Thái Lan và nước láng giéng không nên gây

chiến với nhau mà nên học ngôn ngữ của nhau để cùng phát triển kinh tế Vì thế,

Trang 10

CẢNH HUỐNG VÀ CHÍNH SÁCH NGON NGU O THAI LAN

từ đó chính phủ còn khuyến khích dân Thái học thêm ngoại ngữ thứ 2, đặc biệt là ngôn ngữ “láng giềng“ như Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia Hồi đó ngôn ngữ láng giềng được nâng lên vị trí thứ 2 sau tiếng Anh Sau đây là vị trí của môn ngoại ngữ

ở Thái Lan từ năm 1996:

Vị trí Ngoại ngữ

1 Tiếng Anh

2 Ngôn ngữ của nước “láng giềng”, đặc biệt là tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng

Căm Pu Chia

3 Tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc

4 Tiếng Pháp, tiếng Đức

5 Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, v.v

Đến nay dù đã có chính sách về việc ủng hộ dân Thái học ngoại ngữ của nước láng giềng nhưng vì học sinh và sinh viên Thái vẫn thích học tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc và thêm một tiếng là tiếng Hàn Quốc nữa vì họ nghĩ rằng học những ngoại ngữ này ngoài tiếng Anh thì có thể dễ kiếm việc hơn và làm cho phụ

huynh hài lòng hơn

3 KẾT LUẬN

Bài viết đã để cập đến 2 vấn đề quan trọng là cảnh huống và chính sách ngôn

ngữ ở Thái Lan Trước đây, Thái Lan chưa có chính sách ngôn ngữ quốc gia cụ thể

và rõ ràng Ratchabandittayasathan, cơ quan làm việc của quốc gia có liên quan

đến ngôn ngữ quốc gia đã lên kế hoạch làm chính sách ngôn ngữ quốc gia Thái Lan trong vòng 3 năm, từ năm 2007 đến 2009 Và năm 2010 đã đệ trình chính phủ

Thái Lan để báo cáo cho dân cả nước biết về chính sách ngôn ngữ đó Trong chính sách ngôn ngữ Thái có 6 chủ đề quan trọng là: Cách sử dụng ngôn ngữ Thái chuẩn

và ngôn ngữ địa phương cho học sinh và nhân dân, Cách sử dụng ngôn ngữ của

các dân tộc và dân tộc thiểu số tại Thái Lan Ví dụ: tiếng Căm Pu Chia, tiếng

Malayu, tiếng của Phỉ Tong Lưởng, v.v Cách sử dụng ngôn ngữ kinh tế để làm việc hoặc trong nghề nhiệp như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật Bản, Ngôn ngữ của người sang Thái Lan để tìm kiếm việc làm, Ngôn ngữ của người bị

đị tật về thính giác,và Ngôn ngữ nguy cấp

Còn tiếng Anh và ngoại ngữ khác, hiện nay tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất

và quan trọng nhất trong việc học của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Còn ngoại ngữ thứ 2 trước đây từ năm 1996, chính phủ Thái Lan

Ngày đăng: 19/03/2015, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w