Vì vậy, khi nghiên cứu cảnh huống của một ngôn ngữ nào đó cần phải được đặt trong một vùng cụ thể và cần được khảo sát trong mối quan hệ chặt chẽ với các đặc điểm về điều kiện văn hóa, x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHNN: Cảnh huống ngôn ngữ VTNN: Vị thế ngôn ngữ
UBND: Ủy ban nhân dân CP: Chính phủ
THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở TT: Thị trấn
XHCN: Xã hội chủ nghĩa PL: Phụ lục
MQH: Mối quan hệ DTTS: Dân tộc thiểu số PTBV: Phát triển bền vững ĐB: Đông Bắc
CTTĐ: Công thức tính điểm
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
1.1 Giá trị thời sự của đề tài 1
1.2.Giá trị khoa học của đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
2.1 Trên thế giới 4
2.1.1 Quan điểm phủ quyết trong nghiên cứu ngôn ngữ DTTS 4
2.1.2 Quan điểm ủng hộ nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS 5
2.2 Ở Việt Nam 6
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận án 10
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
4.1 Đối tượng nghiên cứu 11
4.2 Phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Tài liệu 13
7 Đóng góp mới của luận án 14
7.1 Về phương diện khoa học 14
7.2 Về mặt thực tiễn 15
8 Cấu trúc của luận án 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ VÀ DÂN TỘC TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC 16
1.1.Những vấn đề lý luận về CHNN 16
1.1.1 Khái niệm CHNN 16
Trang 61.2 Bản chất và vai trò của việc tìm hiểu CHNN Tày 28
1.2.1 Bản chất của việc tìm hiểu CHNN Tày 28
1.2.2 Vai trò của việc tìm hiểu CHNN Tày 28
1.3 Phương pháp nghiên cứu CHNN dân tộc Tày vùng ĐB 31
1.3.1 Phương pháp đánh giá VTNN 31
1.3.2 Phương pháp khảo sát thực tiễn 33
1.3.3 Cơ sở tiếp cận giải pháp duy trì và nâng cao vị thế tiếng Tày Vùng ĐB 38
1.4 Khái quát vùng ĐB và người Tày vùng ĐB 41
1.4.1 Địa giới hành chính 41
1.4.2 Đặc điểm về địa hình, khí hậu 41
1.4.3 Người Tày vùng ĐB 42
Tiểu kết chương 1 44
CHƯƠNG 2: VỊ THẾ TIẾNG TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 45
2.1 Sự chuyển giao ngôn ngữ giữa các thế hệ 45
2.1.1 Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 46
2.1.2 Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 51
2.1.3 Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 55
2.2 Sự tiếp nhận của cộng đồng trong các lĩnh vực mới 58
2.2.1 Trong lĩnh vực giáo dục 58
2.2.2 Trong lĩnh vực xã hội 67
2.2.3 Trong lĩnh vực tín ngưỡng 71
2.2.4 Trong lĩnh vực truyền thông 74
Tiểu kết chương 2 81
CHƯƠNG 3: CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ DÂN TỘC TÀY VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM 83
3.1 Các yếu tố tạo nên CHNN dân tộc Tày 83
3.1.1 Yếu tố dân tộc - nhân khẩu 84
3.1.2 Yếu tố xã hội 87
Trang 73.1.3 Yếu tố văn hóa 97
3.1.4 Yếu tố thể chế 106
3.2 Vị thế của tiếng Tày đối với sự PTBV vùng ĐB 113
3.2.1 Vị thế tiếng Tày với sự phát triển kinh tế bền vững 113
3.2.2 Vị thế của tiếng Tày với sự phát triển văn hóa 118
3.2.3 Vị thế tiếng Tày với sự phát triển giáo dục 121
3.2.4 Vị thế Tiếng Tày với sự phát triển xã hội bền vững 126
Tiểu kết chương 3 130
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO VỊ THẾ TIẾNG TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC 132
4.1.Những vấn đề thực tiễn của việc tiếp cận giải pháp duy trì và nâng cao vị thế tiếng Tày vùng ĐB 132
4.1.1 Nguyên nhân gián tiếp - Các nhân tố vĩ mô 132
4.1.2 Nguyên nhân trực tiếp - Các nhân tố vi mô 135
4.2 Các giải pháp duy trì và nâng cao vị thế tiếng Tày vùng ĐB 137
4.2.1.Duy trì, mở rộng số lượng và nâng cao trình độ sử dụng 137
4.2.2 Duy trì và gắn kết sự phát triển ngôn ngữ DTTS với phát triển kinh tế 142 và 4.2.3 Duy trì và phát huy thái độ tích cực của cộng đồng 145s 4.2.4 Duy trì và phát huy hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tày trong cộng đồng dân tộc 150
4.3 Giải pháp xây dựng mô hình duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày ở vùng ĐB 153
4.3.1 Khái niệm mô hình 154
4.3.2 Các bước xây dựng mô hình 155
4.3.3 Các dạng mô hình 155
Tiểu kết chương 4 163
KẾT LUẬN 165
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 169
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố tạo thành CHNN 23
Sơ đồ 3.1 Các nguyên nhân gây ra bỏ học ở học sinh dân tộc Tày 123
Sơ đồ 4.1 Khuyến khích sử dụng tiếng Tày trong các lĩnh vực khác nhau 139
Sơ đồ 4.2 Hoàn thiện hệ thống chữ viết và tiêu chuẩn hoá tiếng Tày 141
Sơ đồ 4.3 Phát huy truyền thống văn học, nghệ thuật dân tộc Tày 144
Sơ đồ 4.4 Nâng cao nhận thức, thái độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của người Tày 148
Sơ đồ 4.5 Chương trình dành cho người yêu quý ngôn ngữ dân tộc Tày 149
Sơ đồ 4.6 Giảng dạy ngôn ngữ Tày trong Nhà trường và ở các Trung tâm Học tập cộng đồng 153
Sơ đồ 4.7 Mô hình tổng quát ngôn ngữ dân tộc Tày 157
Sơ đồ 4.8 Các yếu tố tham gia vào mô hình duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày 159
Sơ đồ 4.9 Mô hình lan toả ngôn ngữ 160
Sơ đồ 4.10 Mô hình tập trung ngôn ngữ 162
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tìm hiểu việc các thế hệ sử dụng ngôn ngữ tại tỉnh Cao Bằng 46
Bảng 2.2a Khảo sát “Những người trong gia đình biết những ngôn ngữ nào?” 49 Bảng 2.2b Khảo sát “Thường dùng những ngôn ngữ nào để giao tiếp trong gia đình?” 49
Bảng 2.2c Khảo sát: “Ngôn ngữ nào con em ông bà học khi vừa tập nói ?”(hoặc sẽ cho con em mình học) 49
Bảng số 2.3 Tìm hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 52
Bảng 2.4 Chuyển giao ngôn ngữ ở thị xã Bắc Kạn và huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 53
Bảng 2.5 Bảng tình hình sử dụng ngôn ngữ tại Lạng Sơn 55
Bảng 2.6 Khảo sát sự chuyển giao ngôn ngữ tại Văn Lãng, Lạng Sơn 56
Bảng 2.7 Khảo sát năng lực ngôn ngữ tại trường tiểu học Nam Phong, xã Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng 60
Bảng 2.8 Khảo sát “Có hai hình thức dùng ngôn ngữ để giảng dạy trong trường bạn thích hình thức nào?” 65
Bảng 2.9 Khảo sát ngôn ngữ trong giáo dục tại thị xã Bắc Kạn và các vùng xung quanh huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 65
Bảng 2.10 Khảo sát ngôn ngữ trong giáo dục tại Văn Lãng, Lạng Sơn 66
Bảng 2.11 Việc sử dụng ngôn ngữ trong xã hội tại Bắc Kạn 68
Bảng 2.12 Việc sử dụng ngôn ngữ trong xã hội tại Cao Bằng 69
Bảng 2.13 Việc sử dụng ngôn ngữ trong xã hội tại Lạng Sơn 70
Bảng 2.14 Khảo sát “Ngôn ngữ thường dùng khi kể chuyện, 73
cầu cúng và viết thư” 73
Bảng 2.15 Khảo sát truyền thông tại Bắc Kạn 75
Bảng 2.16 Ngôn ngữ trong truyền thông tại Cao Bằng 75
Trang 10Bảng 2.17 Khảo sát về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông tại Lạng Sơn 76
Bảng 2.18 Thực trạng sử dụng tiếng Tày tính theo lứa tuổi trong các lĩnh vực khác nhau (Khảo sát theo tiêu chí 1 và 5) 79
Bảng 3.1 Thành phần dân tộc tỉnh Cao Bằng 85
Bảng 3.2 Thành phần dân tộc Lạng Sơn 86
Bảng 3.3 Thành phần dân tộc Bắc Kạn 87
Bảng 3.4 Khảo sát về thái độ của người Tày đối với việc 89
sử dụng tiếng mẹ đẻ tại Cao Bằng 89
Bảng 3.5 Khảo sát thái độ của người Tày với tiếng mẹ đẻ ở Lạng Sơn 91
Bảng 3.6 Sự thể hiện thái độ của người Tày ở Huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đối với tiếng mẹ đẻ 92
Bảng 3.7 Thái độ sử dụng ngôn ngữ tại thị xã Bắc Kạn và huyện Bạch Thông, Bắc Kạn 93
Bảng 3.8 Đánh giá việc sử dụng tiếng Tày trong tương lai 96
Bảng 3.8a Tiếng Tày sẽ mãi được sử dụng 96
Bảng 3.8b Tiếng Tày không thể bị ảnh hưởng 96
Bảng 3.9 Bảng điều tra về tác phẩm văn học yêu thích 103
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ người nói tiếng Tày qua các thế hệ 47 Biểu đồ 2.2.Vấn đề giáo dục tiếng Tày trong trường 63 Biểu đồ 2.3 Xu hướng sử dụng tiếng Tày 80
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Giá trị thời sự của đề tài
Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt của tiến trình phát triển một cộng đồng dân tộc, trong đó ngôn ngữ của dân tộc thể hiện trình độ phát triển văn hóa
và tư duy của dân tộc Ngôn ngữ đã tích tụ lưu giữ quá khứ, lịch sử truyền thống, với cái nhìn về cuộc sống, về tương lai mà từng dân tộc đã đúc kết và xây dựng nên “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, là phương tiện quan trọng nhất trong văn hoá phi vật thể của mỗi dân tộc” [39, tr.251] Tri thức của con người được mã hoá trong ngôn ngữ, vì vậy, ngôn ngữ là tài sản văn hoá của các dân tộc Khi một ngôn ngữ biến mất thì những kiến thức này cũng mất theo và điều đó đồng nghĩa với việc một phần lịch sử, văn hóa của nhân loại bị xóa sổ và nền văn hóa chung của thế giới bị nghèo đi
Theo Viện nhân chủng học và Lịch sử quốc gia Mexico, trên thế giới đang tồn tại khoảng 6700 loại ngôn ngữ khác nhau Các con số thống kê và dự báo đã chỉ ra rằng cứ khoảng hai tuần thì thế giới mất đi một ngôn ngữ và đến khoảng cuối thế kỷ XXI có đến 50% ngôn ngữ trên trái đất có thể biến mất Vấn đề đặt
ra là số ngôn ngữ có thể mất đi đó lại chủ yếu là ngôn ngữ các DTTS (dân tộc thiểu số) Sự mất mát này diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và nếu chúng ta không có những giải pháp tích cực để duy trì, mở rộng phạm vi sử dụng và có định hướng phát triển thì nguy cơ diệt vong một số ngôn ngữ các DTTS sẽ là điều không thể tránh khỏi
Việt Nam đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, vì thế những tác động
từ bên ngoài đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa trong đó có ngôn ngữ Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ và tiếp nhận một số ngôn ngữ mới đang tạo nên sức ép đối với ngôn ngữ của các DTTS ở Việt Nam và làm diện
Trang 13mạo cảnh huống của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thay đổi từng ngày Thực tế đời sống ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam cho chúng ta thấy rằng: Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc nên những ngôn ngữ nhỏ lẻ không được chính những người bản ngữ coi trọng Một số người từ bỏ phong tục và ngôn ngữ của dân tộc mình để hòa nhập với những người không cùng ngôn ngữ Kết quả là tiếng mẹ đẻ của họ dần dần bị lãng quên
và biến mất theo mức độ và thời gian hội nhập Chính vì thế vấn đề nghiên cứu CHNN (cảnh huống ngôn ngữ) của các dân tộc thiểu số cần được coi trọng và phải được toàn xã hội quan tâm trong thời đại hiện nay Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã từng khẳng định: “CHNN là một trong những nhân tố hay nói đúng hơn là những căn cứ khách quan, quan trọng đến mức có thể gây ảnh hưởng không những trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ mà còn tác động tới tất cả các khía cạnh của PTBV (phát triển bền vững) vùng mà ngôn ngữ
đó tồn tại trong thời kì hội nhập” [26, tr.7] Trên thực tế việc nghiên cứu những ngôn ngữ đang có nguy cơ bị mất đi luôn được ưu tiên hơn những ngôn ngữ đang còn “khỏe” Tuy nhiên, nghiên cứu CHNN Tày ở vùng ĐB (Đông Bắc) mang tính cấp bách trong thời kỳ hội nhập và phát triển bởi dân số người Tày không ngừng tăng nhưng việc sử dụng tiếng Tày đang bị giảm sút nghiêm trọng Chính vì thế việc lựa chọn CHNN dân tộc Tày để nghiên cứu sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế của thời kỳ hội nhập và phát triển Điều này sẽ tác động trực tiếp tới ngôn ngữ các dân tộc khác như Hoa, Dao, Nùng và nhiều ngôn ngữ thiểu số khác trước tình trạng bị thu hẹp phạm vi sử dụng
Ngôn ngữ mất đi hay trường tồn chủ yếu do tác động trực tiếp của con người Ngôn ngữ dân tộc là tiếng nói của cha ông, là một vũ khí để chứng minh nguồn gốc dân tộc và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Khi một đất nước chưa đủ mạnh về mặt quân sự thì việc dùng văn hóa để bảo vệ chủ quyền là một điều tất yếu (theo TS.Trần Thu Dung hiện đang cư trú tại Pháp) Vì vậy, việc nghiên cứu
Trang 14CHNN nhằm duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng những giá trị di sản văn hóa của cha ông và hướng tới PTBV là những công việc vừa có giá trị thực tiễn vừa
có giá trị thời sự
1.2 Giá trị khoa học của đề tài
Mỗi một tộc người trong khối cộng đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều góp sức vào quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước Trong đó, tộc người Tày là tộc người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các dân tộc khác cùng chung sống trên địa bàn Đặt vấn đề nghiên cứu CHNN Tày luận án mong muốn có thể
lý giải được tiêu chí lựa chọn của mình khi chọn “ngôn ngữ của một dân tộc đa số” trong vùng ĐB Việt Nam để tìm hiểu sự lan tỏa và mức ảnh hưởng của ngôn ngữ đó trong thời kỳ hội nhập và phát triển Cả hai tộc người Tày – Việt đã sát cánh bên nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước, xác lập nên các giá trị văn hoá mang tính bản địa để tồn tại trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán dưới thời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc Là một thành tố của văn hóa, ngôn ngữ của người Tày có tác động không nhỏ tạo nên văn hóa Việt Chính vì thế việc nghiên cứu CHNN dân tộc Tày vùng ĐB vừa có ý nghĩa thời sự, chính trị, xã hội vừa có ý nghĩa khoa học Trong tình hình hiện nay, nghiên cứu CHNN DTTS nói chung và ngôn ngữ dân tộc Tày nói riêng là một đòi hỏi cấp bách cần phải được thực hiện, đặc biệt là tìm hiểu cảnh huống một ngôn ngữ có tác động ảnh hưởng mạnh nhất tới sự phát triển xã hội ở vùng ĐB sau tiếng phổ thông - tiếng
Việt Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu CHNN dân tộc Tày ở vùng ĐB Việt Nam” cho luận án của mình
Nghiên cứu CHNN dân tộc Tày là một vấn đề khá phức tạp Theo quan điểm truyền thống, khi nghiên cứu cảnh huống của một ngôn ngữ ở một vùng cụ thể cần nghiên cứu CHNN qua chính sự tồn tại của ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao tiếp và cũng là một bộ phận cấu thành mọi cộng đồng, vì vậy
Trang 15những nghiên cứu này thường tập trung giải quyết hai vấn đề chính, đó là hình thức tồn tại của ngôn ngữ đó và các chức năng mà ngôn ngữ đó đảm nhiệm
Trên thực tế, việc nghiên cứu CHNN trước đây mới chỉ tập trung nhiều ở góc độ vi mô chứ chưa khai thác một cách toàn diện Tuy nhiên, theo Colin Williams [112, tr.56] thì ngôn ngữ cũng giống như một dạng của hệ sinh thái Sự phát triển của ngôn ngữ cũng tuân theo quy luật tiến hóa Vì vậy, khi nghiên cứu cảnh huống của một ngôn ngữ nào đó cần phải được đặt trong một vùng cụ thể và cần được khảo sát trong mối quan hệ chặt chẽ với các đặc điểm về điều kiện văn hóa, xã hội dân cư của vùng, lãnh thổ mà ngôn ngữ đó tồn tại cùng với những thay đổi của ngôn ngữ dưới sự tác động của thực tại
Những khái niệm về vùng hay khu vực đều có tính tương đối, chính vì thế, chúng tôi muốn đặt nghiên cứu của mình từ hướng tiếp cận ở góc độ vĩ mô (những chính sách, hoạch định, chuẩn hóa… liên quan tới ngôn ngữ tồn tại) cho tới góc độ vi mô (chức năng giao tiếp qui thức và không chuẩn mực, phương ngữ… trong từng giai đoạn cụ thể) Phân tích CHNN được đặt trong MQH tác động qua lại giữa yếu tố vùng và VTNN (vị thế ngôn ngữ) với sự PTBV sẽ là những lý luận ban đầu để khơi dậy một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Trên thế giới
2.1.1 Quan điểm phủ quyết trong nghiên cứu ngôn ngữ DTTS
Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc giữ lại quá nhiều ngôn ngữ trong một chừng mực nào đó sẽ làm chia cắt đất nước và là nguyên nhân của những xung đột sắc tộc và thậm chí họ còn cho rằng quá nhiều ngôn ngữ cùng được sử dụng sẽ gây trở ngại đáng kể trên con đường phát triển, cản trở việc thống nhất dân tộc Pawley [136, tr.10] đã viện dẫn bản sắc dân tộc “thường mang đến những vấn đề về chính trị cho dân tộc đó” Nhiều dân tộc ở châu Phi đã phải
Trang 16chịu những cảnh tương tự Tuy nhiên, những vấn đề này tỏ ra không đúng với các nước như Thuỵ Sĩ, Ấn Độ Những nước này đều là những cộng đồng đa ngữ, nhưng ngôn ngữ không hề ảnh hưởng tới việc chia cắt đất nước
Trước những năm 90 những bài nghiên cứu của Hill [127], Dorian [114], Fishman [117]… còn chưa thực sự chú ý tới việc phân tích CHNN thiểu số và nhiều khi coi CHNN là những hiện tượng tự nhiên thì cho đến cuối những năm
1990 đầu năm 2000 các tác giả này [115,118,131,…] đã khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ DTTS và đồng thời đề ra các phương pháp tìm hiểu CHNN hiện đang tồn tại với những biện pháp đề xuất kịp thời để duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ các dân tộc
2.1.2 Quan điểm ủng hộ nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS
Đối với mỗi một dân tộc, ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt, ngôn ngữ
đã trở thành phương tiện ghi lại kinh nghiệm lịch sử, tri thức, trí tuệ… tạo nên văn hoá của mỗi dân tộc [27, tr.137] Ở Việt Nam, ngôn ngữ chính là một trong
ba tiêu chí để xác định thành phần dân tộc: ngôn ngữ là phương tiện để đoàn kết các dân tộc, là công cụ giải quyết những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia,
là phương tiện để con người trên khắp hành tinh xích lại gần nhau, chống lại thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh Ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ nên nhiều quốc gia đã ưu tiên cho chiến lược phát triển đa dạng ngôn ngữ và xem đó
là chiến lược quốc gia Ở phương diện nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ cũng đang tìm kiếm các giải pháp để duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng các ngôn ngữ có nguy cơ biến mất đồng thời tìm kiếm sự phát triển hòa bình, dân chủ giữa các ngôn ngữ trong từng dân tộc, quốc gia và trên toàn thế giới
Những cảnh báo về sự mất đi của các ngôn ngữ thiểu số bắt đầu xuất hiện
từ những công trình nghiên cứu đầu tiên của Krauss với cuốn The World's
Languages in Crisis [131] Từ đó cho tới năm 2003 đã liên tục xuất hiện rất
nhiều các bài nghiên cứu về vấn đề này Năm 2003, UNESCO đã yêu cầu một
Trang 17nhóm các nhà ngôn ngữ học quốc tế uy tín xây dựng một khuôn khổ quy chuẩn
để đánh giá sức sống toàn diện của một ngôn ngữ nhằm hỗ trợ về mặt chính sách phát triển và xác định các nhu cầu cần thiết để đưa ra biện pháp nghiên cứu kịp thời trong cảnh huống các ngôn ngữ bị thu hẹp phạm vi sử dụng Đây là công cụ hết sức hữu hiệu cho việc nghiên cứu cảnh huống của ngôn ngữ dân tộc trong sự phát triển của nó
2.2 Ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, DTTS, văn hoá và ngôn ngữ DTTS là một bộ phận của dân tộc không thể tách rời cộng đồng dân tộc Việt Nam Cái độc đáo trong ngôn ngữ và văn hoá của từng tộc người Việt Nam là: 54 tộc người, cũng có nghĩa là
54 sắc màu văn hóa, để tạo nên diện mạo chung cho văn hoá Việt Nam một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng Vì vậy, bình đẳng giữa các dân tộc là luận điểm quan trọng bậc nhất xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam
Ngay từ năm 1935, Nghị quyết Trung ương Đảng về công tác trong các DTTS tại mục d, điều 1, phần III đã quy định “mỗi dân tộc (…) có quyền tự trị, nghĩa là được giải quyết lấy vấn đề địa phương chỉ quan hệ đến dân tộc mình được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hóa của mình”
Tiếp cận các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, để phục
vụ cho luận án của mình, chúng tôi xin được điểm qua ba hướng nghiên cứu: 1 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS Việt Nam; 2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ Tày; 3 Lịch sử nghiên cứu CHNN ở Việt Nam nói chung và trong thời kì hội nhập – phát triển nói riêng
1 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS Việt Nam
Theo hướng này, luận án đã tiếp cận các tác phẩm có giá trị của các nhà nghiên cứu Vương Toàn [79,80], Hoàng Văn Ma [49,50], Trần Trí Dõi
Trang 18[10,14,15] Những công trình này đã giúp chúng tôi thấy được thực trạng giáo dục ngôn ngữ vùng DTTS qua những giải pháp, những kiến nghị thiết thực của tác giả cho sự nghiệp phát triển giáo dục văn hoá ở vùng đồng bào DTTS Đồng thời, các nhà nghiên cứu Hoàng Thị Châu [7,8]; Bế Viết Đẳng [23]; Nguyễn Văn Lợi [44],… cho chúng tôi một cái nhìn khái quát bức tranh toàn cảnh về ngôn ngữ và văn hoá các DTTS Việt Nam Chúng tôi coi những luận điểm của các tác giả là những gợi dẫn quan trọng cho nghiên cứu của mình
2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ Tày
Chữ viết và văn học của người Tày đã được các học giả người Pháp nghiên cứu từ rất sớm Có thể kể một số công trình như: P Silve với cuốn
Grammaire Thổ; F.M Savina với cuốn Dictionnaire Tay – Annammite – Francais; Ediguet với cuốn Etude de langue Thổ; R.Darnault với cuốn Cours de dialecte Thổ 1939 Năm 1937, ông Coedès - Giám đốc Trường Viễn Đông Bác
Cổ đã cho sưu tập văn học dân gian người Tày của tỉnh Bắc Kạn, ông cho những sưu tầm được đó rất giá trị và đem lưu giữ trong kho lưu trữ của nhà trường Có hai tác giả sáng tác chữ Nôm Tày có tác phẩm để lại nhiều dấu ấn là Nông Quỳnh Văn và Bế Văn Phùng, còn tiếng Tày Latin được sử dụng để sáng tác rất thành công qua các tác phẩm của nhà thơ trào phúng Hoàng Đức Hậu (1890 - 1945) quê ở Cao Bằng, rồi sau đó là nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ (1909 - 1944) quê ở Lạng Sơn Các tác giả văn học Tày từ thời xưa đến hiện nay, trong cuộc đời văn nghiệp của mình thường sáng tác một lúc cả bằng mấy thứ tiếng,
họ không bị gò bó bởi một ngôn ngữ nào
Chúng tôi nhận thấy có ba hướng nghiên cứu ngôn ngữ Tày Thứ nhất, đó
là nghiên cứu ngôn ngữ Tày thuần túy Các nhà nghiên cứu như Nông Quốc Chấn (1960), Nguyễn Hàm Dương [20], Nguyễn Thiện Giáp [25], Hoàng Văn
Ma và Lục Văn Pảo [45,61,62], Đoàn Thiện Thuật (1972) là đại diện cho hướng này Thứ hai là hướng sưu tầm, nghiên cứu mảng thơ văn, truyện cổ tích,
Trang 19phong tục tập quán của người Tày, Nùng ở ĐB v.v với những tác giả nổi bật là Triều Ân [2,3], Lã Văn Lô và Hà Văn Thư [42]… Cuối thập niên 70 đến đầu những năm 90 xuất hiện nhiều chuyên khảo nghiên cứu về ca dao, thành ngữ, tục ngữ cũng như tiếng nói, chữ viết Tày – Nùng của tác giả Hoàng Quyết (cùng với Hoàng Triều Ân, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược,
Vương Toàn, Tuấn Dũng) [66] Ngoài ra còn phải kể đến các tác phẩm “Địa chí Cao Bằng” [91], “Văn hoá dân gian Tày” [40], “Tổng tập văn học dân gian các DTTS Việt Nam” [100, 101]… đã tổng hợp được một cách phong phú về đời
sống các dân tộc nói chung trong đó đề cập rất nhiều về đời sống văn hóa dân tộc Tày Đây thực sự là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, tạo điều kiện để đi sâu nghiên cứu mọi mặt của đời sống liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ Tày Bên cạnh đó là một số luận văn thạc sĩ gần đây cũng giúp chúng tôi có một cái nhìn sâu rộng hơn về người Tày cũng như ngôn ngữ Tày Đơn cử là luận văn thạc sĩ của Hà Huyền Nga [54], luận án tiến sĩ của Bế Văn Hậu [27]…
Mặc dù vậy, cho đến nay, những nghiên cứu về ngôn ngữ Tày ở ĐB còn tản mạn và chưa có tính hệ thống Những công trình nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung giới thiệu hay mô tả sự vận hành của trạng thái ngôn ngữ Tày trong những cảnh huống nhất định Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu chuyên khảo, song chưa sâu đặc biệt là hướng nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc Tày trong thời kì hội nhập nhằm duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ Tày vẫn chưa được đề cập đến
3 Lịch sử nghiên cứu CHNN các DTTS Việt Nam nói chung và trong thời kì hội nhập - phát triển nói riêng
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra các ngôn ngữ Việt Nam đang mất dần đi, đặc biệt là sức sinh tồn ở các ngôn ngữ tộc người Việt đang chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ chính sách dân tộc và chính sách ngôn ngữ của nhà nước Thêm vào đó, các ngôn ngữ dân tộc hiện nay cũng đang chịu sự tác động mạnh mẽ của sự phát
Trang 20triển kinh tế và môi trường văn hoá mở Những đặc điểm riêng của tình hình ngôn ngữ xã hội học ở Việt Nam đã trực tiếp ảnh hưởng tới sức sống của các ngôn ngữ
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã cảnh báo sức sống ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc người Việt đang bị suy giảm Trong nhiều bài nghiên cứu của mình, nhà ngôn ngữ học người Tày Hoàng Văn Ma đã chỉ rõ: “hiện trạng biến đổi nhanh của chúng (ngôn ngữ các dân tộc thiểu số – chúng tôi nhấn mạnh) cùng với các xu hướng phá vỡ cấu trúc tộc người trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu đã rung một hồi chuông cảnh báo các nhà nghiên cứu Việt Nam học nói chung và các nhà ngôn ngữ học Việt Nam nói riêng về số phận các ngôn ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ dân tộc đang có nguy cơ mất đi, cùng với những nền văn hoá tộc người chủ nhân” [49]
Ngoài nghiên cứu của Hoàng Văn Ma, còn có nghiên cứu của nhiều các tác giả khác như Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn
Văn Khang, Tạ Văn Thông… và những công trình [102] xuất hiện từ năm 1984
của nhóm tác giả Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài, Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo và
một số công trình khác của Viện ngôn ngữ học như: [103,105,107] Các tác giả
với bao suy tư trăn trở cùng các quan điểm đa dạng đa chiều từ các hướng tiếp cận khác nhau đã dựng nên được những đường nét cơ bản, khắc hoạ nên những nhân tố cơ bản của CHNN ở Việt Nam Những nghiên cứu này trong nhiều năm qua đã giúp cho việc thực thi chính sách, đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp cho ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam đi đúng quỹ đạo phát triển của dân tộc, khu vực và toàn cầu Các nghiên cứu đó được chúng tôi đánh giá là những tiền đề quan trọng cho nghiên cứu của chính mình Các công trình nghiên cứu từ trước đến nay đã chỉ rõ trình độ phát triển và chức năng xã hội của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số qua những trạng thái song ngữ, đa ngữ trên từng địa bàn cụ thể và
Trang 21đồng thời đã phác hoạ một cách khái quát rất nhiều vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc thiểu số Số lượng các đề tài nghiên cứu liên quan đến CHNN ngày một nhiều, được quan tâm trên nhiều bình diện nhiều cụ
thể như Cảnh huống tiếng Nùng của Hoàng Văn Ma [46], Cảnh huống tiếng Thái của Vũ Bá Hùng, Phạm Văn Hào, Hà Quang Năng [29]… và cũng có nhiều
luận văn cũng như luận án đề cập tới vấn đề này như luận văn cao học của Nguyễn Thị Thanh Huyền [33], Dương Thị Thanh Hoa [28]… Tuy số lượng nhiều nhưng dường như vẫn thiếu những nghiên cứu đề cập tới phương pháp xây dựng một cách có hệ thống để đánh giá cụ thể vị thế cũng như thực trạng cảnh huống của ngôn ngữ các DTTS trong thời kỳ hội nhập và phát triển Theo như nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Tồn đã đánh giá trong bài phát biểu tại hội
thảo Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Viện Ngôn ngữ học (Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam): “Đã đến lúc Nhà nước cần sớm nghiên cứu xây dựng ngay bộ luật về ngôn ngữ, trong đó quy định rõ vị thế của mỗi ngôn ngữ trong hệ thống giao tiếp của cộng đồng người Việt Nam theo các cấp bậc chức năng xã hội của từng ngôn ngữ” [107] Điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu vị thế của mỗi ngôn ngữ cần khác với cách truyền thống để đáp ứng được nhu cầu của thời đại Những chính sách ngôn ngữ sẽ mang lại hiệu quả cao nếu được dựa trên nghiên cứu nhằm vào những mặt yếu của ngôn ngữ DTTS và đưa ra được giải pháp khắc phục tạo điều kiện PTBV không những cho chính ngôn ngữ đó
mà còn cho vùng nơi ngôn ngữ đó tồn tại
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
Ngôn ngữ dân tộc Tày vốn là ngôn ngữ có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của vùng ĐB ở Việt Nam nhưng sức sống của ngôn ngữ này đang có dấu hiệu suy giảm Vì vậy mục đích của luận án là tìm hiểu CHNN dân tộc Tày qua việc khảo sát thực trạng của nó tại vùng ĐB để xác định tầm quan trọng của
Trang 22tiếng Tày - ngôn ngữ chủ thể vùng với sự PTBV Qua đó, luận án sẽ gióng một tiếng chuông cảnh tỉnh trước hiện tượng “xói mòn” các ngôn ngữ dân tộc và để xuất một số giải pháp duy trì và nâng cao vị thế tiếng Tày để PTBV vùng Để đạt được mục đích đã nêu ra, luận án đặt ra các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ thống về CHNN trong đó tập trung tới những vấn đề của CHNN trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, từ đó xây dựng CTTĐ (công thức tính điểm) để đưa ra giả thuyết về sự thay đổi của CHNN DTTS
- Xem xét trường hợp cụ thể để từ đó hướng tới cảnh báo về tình trạng bị thu hẹp phạm vi sử dụng của ngôn ngữ DTTS nói chung
- Tiến hành khảo sát vị thế - yếu tố chủ đạo và các yếu tố cấu thành CHNN dân tộc Tày vùng ĐB
- Đề xuất các giải pháp duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày có giá trị thực tiễn, báo động nhiều vấn đề và cũng là vấn đề
chung của ngôn ngữ DTTS
4 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về CHNN DTTS, đặc biệt là nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu VTNN - yếu tố then chốt trong CHNN
- Thực trạng sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày của các đối tượng khác nhau đang tồn tại và diễn biến đổi thay của ngôn ngữ Tày ở Vùng ĐB trong thời kỳ hội nhập
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về đối tượng và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu CHNN dân
tộc Tày thể hiện ở hai phương diện, phương diện cấu trúc ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa) và phương diện phạm vi sử dụng Tuy nhiên, do khả năng, thời gian và dung lượng cho phép, luận án chỉ tập trung nghiên cứu
Trang 23phương diện mở rộng phạm vi sử dụng tiếng Tày bao gồm phạm vi chức năng, đối tượng và địa lý hành chính của vùng ĐB, nơi tiếng Tày “ngự trị”
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp chính được sử dụng để thực hiện luận án này là thuộc về nghiên cứu dân tộc ngôn ngữ học và xã hội học - ngôn ngữ học (định tính và định lượng): phương pháp điền dã dân tộc - ngôn ngữ học; phương pháp điều tra định lượng xã hội - ngôn ngữ học; phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu kết hợp với thống kê; phương pháp đặt “mẫu nghiên cứu”
Trong vài thập niên gần đây ở Việt Nam, phương pháp điều tra xã hội học
- ngôn ngữ học tộc người đã được sử dụng tương đối phổ biến khi nghiên cứu những vấn đề đương đại trong ngôn ngữ học Việc sử dụng các tài liệu định tính thu thập được bằng phương pháp điền dã dân tộc - ngôn ngữ học (quan sát - tham dự, thảo luận nhóm với người dân, ghi chép và mô tả) tạo thế mạnh cho nghiên cứu tổng thể Vì vậy phương pháp này đã được áp dụng triệt để để sử dụng trong Chương hai bởi CHNN chung của vùng ĐB được ghép nên từ cảnh huống của các vùng khác nhau CHNN của từng vùng với những nét đa dạng sẽ tạo nên bức tranh chung đầy màu sắc nhưng cũng thực sự khó đánh giá nếu không dựa trên cơ sở điều tra áp dụng giống nhau cho từng tỉnh, thống nhất về
số lượng và các tiêu chí điều tra để dựa vào đó đi dến kết luận chung cho cả vùng ĐB Thêm vào đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra định lượng của xã hội học - ngôn ngữ học tộc người để nghiên cứu về phương diện xã hội của tiếp xúc ngôn ngữ, nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể và nêu những dự báo
về sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa của tộc người Tày trong tiến trình phát triển
ở Việt Nam Chúng tôi cho rằng nghiên cứu trên quan điểm tổng thể và phân tích trên các cứ liệu cụ thể sẽ giúp chúng tôi đánh giá được các vấn đề đang tồn
tại để có những giải pháp kịp thời duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng và phát triển ngôn ngữ dân tộc Tày Chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ Tày trong MQH
Trang 24tổng thể với các ngôn ngữ khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, cũng như trong MQH với các hiện tượng xã hội khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc với nhận diện người Tày trong một phạm vi cư trú có trình độ phát triển kinh
tế, văn hóa - xã hội khá cao Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tuân theo quan điểm
cụ thể để xem xét hiện tượng phát triển ngôn ngữ Tày theo các nhóm xã hội của cộng đồng cư dân ở các vùng để thấy được trình độ phát triển ngôn ngữ trong
nội bộ của tộc người Tày
Ngoài ra , luận án còn sử dụng các phương pháp : miêu tả , so sánh đối chiếu kết hợp với thống kê Các phương pháp này được sử dụng trong chương
ba nhiều hơn cả đặc biệt với vấn đề tìm hiểu CHNN dân tộc Tày trong sự phát triển bền vững vùng ĐB Việt Nam Còn với phương pháp so sánh đối chiếu, chúng tôi đã dùng phổ biến trong việc khảo sát so sánh từ vựng của tiếng Tày và tiếng Việt để tìm hiểu sự mai một của tiếng Tày
Đặc biệt là chúng tôi tạm đặt ra một mẫu nghiên cứu để làm viê ̣c: sau khi
xác lập mục đích và hướng nghiên cứu cụ thể “Mẫu” nghiên cứu được sử dụng trong luận án dựa trên mật độ cư trú của cư dân (nơi người Tày cư trú tập trung
và nơi họ sống xen kẽ với tộc người khác); theo nhóm xã hội - nghề nghiệp (cán
bộ, công nhân, nông dân và học sinh); theo lứa tuổi thay cho cách khảo sát thông thường phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ
6 TÀI LIỆU
Để thực hiện đề tài này, luận án đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau Nguồn tài liệu chủ yếu là các tài liệu điền dã dân tộc học, được thu thập qua các hình thức:
Phỏng vấn bằng bảng hỏi (an - ket) đối với nhiều đối tượng ở khu vực
ĐB Bộ (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên…) Tuy nhiên chúng tôi tập trung chủ yếu vào ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn với nhiều mẫu hỏi khác nhau
Trang 25Một số bản tin phát thanh của Đài phát thanh địa phương vào các năm
2005, 2007, 2011 và tờ rơi (viết bằng chữ Tày) của cơ quan Tư pháp tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn; những bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước từ trước đến nay trên các sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học về sự phát triển ngôn ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, biến đổi ngôn ngữ trong sự biến đổi văn hóa DTTS, kể cả những bài viết về vấn đề giáo dục ngôn ngữ DTTS, song ngữ và chính sách ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng được chúng tôi sử dụng
Bên cạnh các tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước còn có nguồn tài liệu điều tra thực địa được chúng tôi tiến hành trong nhiều năm với nhiều hình thức để tạo nên nguồn tư liệu có giá trị nhằm làm sáng tỏ các giả thuyết nghiên cứu của luận án Trước tình hình chung cho rằng tiếng Tày có vị thế tương đối
an toàn, số người sử dụng ổn định thì chúng tôi đưa ra giả thuyết cho rằng diện mạo CHNN vùng ĐB đang thay đổi, vị thế của tiếng Tày cũng đang giảm sút và ảnh hưởng không nhỏ tới sự PTBV vùng
Để tìm hiểu CHNN tiếng Tày vùng ĐB có thực sự an toàn hay cũng đang thay đổi trong thời kỳ hội nhập, chúng tôi xin đề xuất một hướng nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết để có được những nhận định ban đầu về CHNN dân tộc Tày Thêm vào đó, chúng tôi xây dựng CTTĐ để xác định độ nguy cấp của ngôn ngữ được lựa chọn nghiên cứu Những khảo sát tiếp theo sẽ làm sáng tỏ giả thuyết mà chúng tôi đặt ra Kết quả nghiên cứu CHNN sẽ giúp chúng tôi đánh giá sơ bộ vị thế các ngôn ngữ DTTS chung và chỉ ra sự thay đổi của CHNN mà chúng tôi lựa chọn, qua đó sẽ xác định được ảnh hưởng của giá trị ngôn ngữ dân tộc tới việc PTBV vùng
7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trang 26Luận án là công trình khoa học giải quyết vấn đề về CHNN của một dân tộc trong thời kỳ hội nhập trên phương diện xã hội học và ngôn ngữ học Đó là
sự tổng kết mang tính hệ thống về các vấn đề liên quan đến sự tồn tại của ngôn ngữ trong mối liên quan chặt chẽ tới PTBV vùng trên cơ sở nhìn nhận các kinh nghiệm của thế giới Vì vậy, nghiên cứu chúng tôi thật sự có những đóng góp
nhất định về phương diện khoa học cũng như thực tiễn
7.1 Về phương diện khoa học
Luận án có đóng góp trên phương diện khoa học sau: hệ thống hóa các
quan điểm và làm rõ lý luận về CHNN và tập hợp xây dựng các tiêu chí đánh giá VTNN; chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi CHNN; xây dựng phương pháp tính điểm để áp dụng được với tất cả các ngôn ngữ DTTS trong việc đưa ra các giả thuyết khoa học về độ nguy cấp của ngôn ngữ DTTS
Đóng góp về mặt khoa học của luận án được thể hiện cụ thể qua việc xác định những quan niệm về CHNN; xây dựng phương pháp đánh giá VTNN và các yếu tố cấu thành CHNN Tày ở vùng ĐB; phân tích các nguyên nhân gián tiếp ở tầm vĩ mô và những nguyên nhân trực tiếp trong tầm vi mô để chỉ ra những nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến vị thế tiếng Tày và nhằm cảnh báo những nguy cơ tác động của nó tới sự PTBV ngôn ngữ Tày vùng ĐB trong sự hội nhập quốc tế Những đóng góp này sẽ tạo điều kiện cho các ngôn ngữ DTTS được sử dụng và phát triển vì lợi ích lâu dài của dân tộc
7.2 Về mặt thực tiễn
Dựa trên kết quả khảo sát từ 2007 – 2012 tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, luận án đưa ra được những đóng góp có giá trị thực tiễn: kết quả khảo sát là một thư mục có giá trị cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ DTTS; nhận thức được giá trị của ngôn ngữ DTTS trong PTBV vùng; đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn để phát huy vai trò của các ngôn ngữ DTTS trong phát triển bền
Trang 27vững góp phần vào sự cố gắng chung của cộng đồng trong việc bảo vệ ngôn ngữ dân tộc Tày nói riêng và ngôn ngữ các DTTS nói chung
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách ngôn ngữ giúp các ngôn ngữ dân tộc vừa được sử dụng, vừa được phát triển để nâng cao vị thế và phát huy vai trò của nó
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục luận án gồm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận CHNN và dân tộc Tày vùng ĐB
Chương 2: Vị thế tiếng Tày vùng ĐB trong bối cảnh hội nhập và phát
triển ở Việt Nam
Chương 3: CHNN dân tộc Tày với sự PTBV vùng ĐB Việt Nam
Chương 4: Giải pháp duy trì và nâng cao vị thế tiếng Tày vùng ĐB
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ VÀ
DÂN TỘC TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC 1.1 Những vấn đề lý luận về CHNN
1.1.1 Khái niệm CHNN
Trang 28Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt có MQH mật thiết với cuộc sống con người Ngôn ngữ là phương tiện để chuyên chở văn hóa và là dấu hiệu
để nhận ra dân tộc Nước ta có 54 dân tộc (tộc người) anh em, mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng (ngôn ngữ, lễ nghi, phong tục tập quán…) tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Việt, đó là sự tiếp xúc nhiều chiều, tạo nên những “đường đồng quy, những cơ chế văn hóa – tộc người đa thành phần” [21, tr.40] Chính vì thế, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp nhận giữa các tộc người Để ngôn ngữ phát triển không ngừng và phục vụ tốt mọi phạm
vi giao tiếp của xã hội, trước tiên phải xác định rõ CHNN của từng vùng trong cả nước, một nước đa dân tộc, đa ngữ, đa sắc màu văn hóa Nghiên cứu CHNN được xác định nằm trong ba phạm trù chính: nghiên cứu hình thức (language form), ngữ nghĩa (language meaning) và bối cảnh ngôn ngữ (language in context)
Các hoạt động đầu tiên được biết đến trong ngôn ngữ học mô tả đã có từ
500 trước Công nguyên, nhưng mãi đến đầu thế kỷ 19, nhà nghiên cứu người
Mỹ gốc Đức, Franz Boas với các bài viết về sự mất đi của các ngôn ngữ thổ dân
Mỹ đã tập trung được sự chú ý của các nhà nghiên cứu
Từ 2003, sau khi UNESCO cho ra đời bộ công cụ nghiên cứu để đánh giá tình hình ngôn ngữ trong từng địa phương, từng quốc gia, hầu hết tất cả các châu lục trên thế giới đều tập trung nghiên cứu về vấn đề này Phản ánh thực tế này là rất nhiều bài viết liên quan đến CHNN trong thời kỳ phát triển có sử dụng bộ
công cụ như một sự chỉ dẫn.Tại châu Âu đó là “CHNN tại Latvia 2004 – 2011” [135], “CHNN ở Thụy Điển” [137],… Tại châu Phi: CHNN ở Jamaica [113], CHNN ở Uganda [130]… Tại châu Á: Sự hòa trộn ngôn ngữ trong cảnh huống
đa ngữ ở Malaysia [138], CHNN tại Philippines [111], CHNN ở Thái Lan
[140]… Mỗi nhà nghiên cứu nhìn nhận CHNN theo một hướng tiếp cận khác nhau Trong khi ở Latvia, chỉ chọn sự chuyển giao ngôn ngữ giữa các thế hệ để nghiên cứu thì tại Malaysia, nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu xu hướng tồn tại
Trang 29của các ngôn ngữ hiện có trong vùng, vì ở Malaysia, do thực tế sự chuyển đổi
ngôn ngữ cũng như ảnh hưởng nhiều của tiếng Anh và tiếng Malaysia
CHNN từng được diễn đạt là: bối cảnh ngôn ngữ (language context), ngữ
cảnh ngôn ngữ (language situation), tình hình ngôn ngữ (language vicissitude)… nhưng nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường sử dụng từ CHNN để nói lên những hình thức tồn tại và hình thức thể hiện của các ngôn ngữ đang được sử dụng trên một lãnh thổ nhất định
Có nhiều định nghĩa khác nhau khi nói đến CHNN Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Н А Баска́ков [147] đã cho rằng CHNN thường được quyết định bởi những nhân tố dân số học, xã hội kinh tế hiện hành và những nhân tố thuần ngôn ngữ học CHNN không những bị thay đổi cùng với sự thay đổi của chế độ xã hội, mà còn dần hoàn thiện trong quá trình phát triển của một xã hội Mặt khác
Н А Баска́ков cũng nhấn mạnh tới sự tác động của luật pháp, chế độ xã hội, giai cấp hoặc tầng lớp thống trị tới CHNN Còn В.Ю Михальченко đã khẳng định: “CHNN là sự phân bố đã được hình thành trong suốt một thời gian dài trên một lãnh thổ nhất định nhưng hình thức tồn tại khác nhau (ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ, các phương ngữ) và những hình thức thể hiện khác nhau (nói và viết) của các ngôn ngữ hành chức trên lãnh thổ này” [145] Tuy nhiên Ulrich Ammon
(1989) trong cuốn “Status and Function of Languages and Language Varieties”
(Vị thế và chức năng của ngôn ngữ và những biến thể của ngôn ngữ) đã nhận định rằng: “CHNN là vị thế và chức năng của các ngôn ngữ và sự biến thể của các ngôn ngữ này trong một khu vực cụ thể” [108] Theo Ulrich Ammon và В.Ю Михальченко mặc dù hình thức có thể khác nhau nhưng nội dung của hai quan niệm không mấy khác xa nhau
Ở Việt Nam, khi nói tới CHNN thì Nguyễn Như Ý đã cho rằng: “Toàn bộ các ngôn ngữ hoặc toàn bộ các hình thức tồn tại của một ngôn ngữ có các quan
hệ tương hỗ về mặt lãnh thổ và xã hội, có sự tác động qua lại với nhau về mặt
Trang 30chức năng trong phạm vi một vùng địa lý hoặc một thể thống nhất về chính trị -
hành chính nhất định” [87, tr.26] Tác giả Nguyễn Văn Lợi trong “Một số vấn đề
về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc” [43] cũng nêu quan điểm tương tự Tác giả của môt số luận văn, luận án: Dương Thị Thanh Hoa [28],
Nguyễn Thị Vân [86],… lại cùng thống nhất đưa ra ý kiến: “CHNN chính là các chức năng và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với các
điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa của đất nước” Còn trong cuốn “Mấy vấn đề
về cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam - Thực trạng và triển vọng”,
Hoàng Văn Hành đưa ra cách hiểu CHNN một cách khái quát nhất: “CHNN là
phạm trù khái niệm thuộc văn hóa tinh thần (hay là văn hóa phi vật thể) của cộng đồng tộc người hay liên cộng đồng tộc người, định hình trong tiến trình lịch sử lâu dài trên một vùng lãnh thổ (một quốc gia hay một khu vực) phản ánh trạng thái tồn tại và các hình thái thể hiện sự hành chức của ngôn ngữ, quan hệ giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn và loại hình, sự tiếp xúc và tác động qua lại giữa các ngôn ngữ với nhau…” [26, tr.7] Còn Nguyễn Đức Tồn lại khẳng định rõ: Nét nổi bật của CHNN được tập trung nghiên cứu theo sự tác động của nhiều nhân tố xã hội trong đó phải kể đến số lượng người bản ngữ, sự phân bố dân cư, chữ viết, truyển thống sử dụng ngôn ngữ, ý thức giác ngộ dân tộc ngôn ngữ của người bản ngữ, nhu cầu xã hội sử dụng tiếng mẹ đẻ và hiện tượng song ngữ hoặc
đa ngữ của từng vùng [107, tr 69 - 70]
Như vậy, cách diễn đạt khái niệm CHNN tuy có khác nhau nhưng nhìn một cách tổng thể có thể hiểu: CHNN là chức năng và hình thức tồn tại của một
hay nhiều ngôn ngữ trong các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa… khác nhau
Nó được phân loại dựa theo các tiêu chí liên quan đến định lượng, định chất và định giá Khi nói tới CHNN, phải xem xét tới các yếu tố bên trong và bên ngoài ngôn ngữ cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong các môi trường khác nhau có thể đưa tới sự tồn tại của ngôn
Trang 31ngữ Nhìn chung, CHNN bao gồm bốn yếu tố: dân tộc học - nhân khẩu, ngôn ngữ học, vật chất và con người Những nhân tố này có liên quan mật thiết đến VTNN và cơ cấu địa lí cũng như tài nguyên nhân văn (cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, lực lượng lao động, văn hóa - lịch sử…) của một vùng lãnh thổ hay một khu vực nào đó Những ngữ cảnh xã hội trong thời gian gần đây có xu hướng được cho là những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ có khả năng thể hiện bản sắc của
cá nhân và của xã hội và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cộng đồng Theo Ulrich Ammon thì CHNN trong cộng đồng đa ngữ thường bị thay đổi theo những biến đổi của xã hội [108]
Vì vậy nếu nhìn một cách tổng thể từ các tư liệu đã nghiên cứu và
[26,36,87,107,145], trong luận án này, chúng tôi quan niệm: bản chất của CHNN của một vùng lãnh thổ có thể hiểu là VTNN đang được sử dụng và toàn
bộ các nhân tố liên quan trong khu vực đó
1.1.2 VTNN - yếu tố chủ đạo hình thành CHNN
Các nhà nghiên cứu trên thế giới khi đề cập đến CHNN đều dựa theo vị
thế, chức năng của ngôn ngữ và một số phạm trù khác nữa Tuy nhiên, họ tập trung vào việc tìm hiểu các dạng ngôn ngữ cùng tồn tại trên một vùng, một khu vực hơn là những yếu tố liên quan khác Các bài nghiên cứu [115,118,126] hướng đến hai mục đích chính: Một là tìm hiểu những lý thuyết và phương pháp liên quan tới sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa các ngôn ngữ theo định tính, định lượng và định giá Hai là những dạng chức năng liên quan tới bối cảnh
đa ngữ Trong những bài nghiên cứu đầu tiên của mình, Sausse (1992) đã đề ra mục đích cho việc mô tả CHNN: đó là việc tóm tắt và so sánh những yếu tố quan trọng về ngôn ngữ xã hội học Ông thừa nhận: điều khó nhất trong nghiên cứu CHNN có thể bị bỏ qua là tính đa dạng của các phương ngữ, khối lượng đa ngữ, song ngữ của từng địa phương, sự khác nhau giữa ngôn ngữ nhập cư và ngôn ngữ bản địa, những bản chất cơ bản của hệ thống chữ viết và mức độ biết
Trang 32đọc biết viết của cộng đồng [139] Việc giải quyết các vấn đề đã nêu không phải
là một vấn đề đơn giản Trong khuôn khổ của đề tài luận án , nghiên cứu này nhằm tập trung vào việc tìm hiểu chức năng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội của ngôn ngữ Trên thực tế, VTNN được quyết định bởi chức năng trong giáo dục, tôn giáo, học vấn, phương tiện truyền thông… Vì vậy, luôn luôn phải xác định được ngôn ngữ nào được sử dụng cho chức năng nào và sử dụng ở mức độ nào Chức năng và vị thế luôn luôn liên hệ chặt chẽ với nhau bởi
vị thế chính là sự tổng hợp của tất cả các chức năng để sử dụng và là chỉ số quan trọng của chức năng Nếu một ngôn ngữ được sử dụng có nhiều chức năng hơn ngôn ngữ khác điều đó có nghĩa là vị thế của nó cao hơn những ngôn ngữ khác
Vị thế càng cao thì ngôn ngữ càng đảm nhận nhiều chức năng vì một ngôn ngữ
có nhiều dạng chức năng thì mạng lưới xã hội mà ngôn ngữ kiểm soát sẽ càng nhiều [108] Sự kiểm soát này của ngôn ngữ không chỉ trong một cộng đồng hay
một nhóm nào đó mà còn có sức kiểm soát giữa các cộng đồng hay giữa các nhóm với nhau Điều này tạo nên sự liên kết xã hội để trở thành những mạng kết nối cho các chính sách được thực hiện một cách nhanh chóng Rõ ràng là trong CHNN thì VTNN đảm nhận vai trò là trung tâm hạt nhân và song hành với nó là những yếu tố vùng gắn liền với nhân khẩu học, xã hội, văn hóa và thể chế
VTNN gắn với uy tín và chức năng của ngôn ngữ trong một vùng hay một khu vực nhất định Tìm hiểu VTNN chính là làm rõ chức năng của ngôn ngữ trong cộng đồng hay trong khu vực đan xen trong mối tương quan với các thực thể ngôn ngữ khác Tại Việt Nam VTNN các dân tộc không những chịu tác động ảnh hưởng của yếu tố vùng mà còn của chính các ngôn ngữ trong vùng tạo nên
Do trình độ phát triển, áp lực dân số, cách phân bố dân cư và điều kiện kinh tế
xã hội của các tộc người ở Việt Nam khác nhau, nên VTNN của từng tộc người cũng khác nhau Thông thường ngôn ngữ có vị thế cao lấn át tiếng mẹ đẻ, đưa ngôn ngữ các dân tộc vào tình trạng mất dần người sử dụng và thay đổi thực
Trang 33trạng của vị thế ngôn ngữ hiện có Tiếng Việt là ngôn ngữ có vị thế cao hơn cả
so với ngôn ngữ của 53 DTTS còn lại Tiếng Việt giữ vai trò là phương tiện giao tiếp chung giữa tất cả các cộng đồng tộc người ở Việt Nam Sau tiếng Việt, một
số thứ tiếng được coi là ngôn ngữ vùng vì được người thuô ̣c các dân tô ̣c sống trong vùng cùng sử du ̣ng nên có số lượng người nói tương đối đông Những cộng đồng người nói ngôn ngữ này giữ vai trò quan trọng về kinh tế xã hội trên những địa bàn rộng lớn của đất nước, như tiếng Tày ở vùng ĐB, tiếng Thái ở vùng Tây Bắc, tiếng Chăm ở Nam Trung Bộ, tiếng Ê đê ở Tây Nguyên…
Luận án cho rằng CHNN chính là VTNN được tồn tại trong mối tương
quan với các ngôn ngữ khác trong khu vực với bốn yếu tố cơ bản tác động lẫn nhau và tác động trực tiếp tới VTNN ở các cấp độ khác nhau Sự có mặt của các yếu tố này luôn thay đổi theo thời gian và không gian Chính vì vậy, để tìm hiểu
CHNN chúng ta cần xác định vị trí và vai trò của yếu tố chủ đạo trong CHNN
rồi qua đó xem xét các yếu tố liên quan khác
1.1.2.1 Các chức năng để khẳng định vị thế ngôn ngữ
Chức năng chủ yếu của ngôn ngữ gồm: chức năng công cụ, chức năng tích hợp, chức năng giao tiếp
Chức năng công cụ phụ thuộc rất nhiều vào ảnh hưởng và tầm quan trọng
của ngôn ngữ đó với giáo dục, cơ hội nghề nghiệp, ổn định xã hội và phát triển
về kinh tế với các giá trị thực khác trong xã hội cùng với việc tạo ra sự hội nhập của cộng đồng với toàn xã hội
Chức năng tích hợp bao gồm những biểu tượng quan trọng của ngôn ngữ
cho việc đoàn kết, giữ gìn bản sắc về văn hóa xã hội trong khu vực, quốc gia với các nhóm ngôn ngữ khác nhau Nó sẽ là tác nhân quan trọng cho việc lựa chọn ngôn ngữ phát triển và thúc đẩy các ngôn ngữ khác trong vùng
Trang 34Chức năng giao tiếp đươc xác định qua vai trò của ngôn ngữ với tư cách
là ngôn ngữ vùng, khu vực hay được đặt trong sự giao tiếp giữa các nhóm với nhau
Ba chức năng trên được đảm nhận bởi một hay nhiều ngôn ngữ, điều đó phụ thuộc vào cộng đồng ngôn ngữ và ngữ cảnh xã hội của nó Trong cảnh huống đa ngữ thường là nhiều ngôn ngữ cùng thực hiện những chức năng này vì vậy chức năng của ngôn ngữ phụ thuộc nhiều vào CHNN Trong nhiều cảnh huống rất khó xác định chức năng cụ thể của ngôn ngữ bởi vì nó chịu sự tác động của bốn yếu tố chính sau: xã hội, văn hóa, thể chế, nhân khẩu
Yếu tố xã hội: CHNN đề cập đến qui mô và các tổ chức tồn tại trong cộng
đồng ngôn ngữ Cộng đồng ngôn ngữ thường tồn tại các nhóm ngôn ngữ khác nhau để tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến ngôn ngữ đang sử dụng vì vậy xem xét về mặt xã hội là tính đến từng yếu tố riêng biệt theo đặc điểm ngôn ngữ tộc người dựa vào cộng đồng người bản địa hay cộng đồng người nhập cư và để tác động đến thái độ của họ trong việc sử dụng ngôn ngữ
Yếu tố văn hóa: Các tiêu chí để đánh giá CHNN có liên quan chặt chẽ tới
các mặt và các thuộc tính của chính những ngôn ngữ được sử dụng trong vùng
và kể cả yếu tố văn hóa Văn hóa được xét đến trong CHNN là văn hóa của từng
cá thể sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng với những thuộc tính riêng và sau đó cùng chia sẻ với các cộng đồng ngôn ngữ khác Giá trị văn hóa tổng thể được phản ánh qua cộng đồng ngôn ngữ như là một đơn vị tích hợp nhằm tạo nên giá trị văn hóa chung Trên thực tế ngay chính trong nội tại của một ngôn ngữ qua từng cấu trúc ngôn ngữ cũng được coi là những đơn vị văn hóa bao gồm trong
đó “những vẻ đẹp, giai điệu, âm sắc cũng như những điều lạ lẫm” của tổng hòa nhiều ngôn ngữ nhỏ lẻ được sử dụng trong khu vực [133, tr 35] Chính vì lý do
đó trong CHNN, văn hóa được xem xét dựa vào ba khía cạnh đó là tính độc đáo,
Trang 35sáng tạo và sự lan tỏa của văn hóa phi vật thể, văn hóa bản địa được thể hiện rõ
nét qua các sáng tác của đồng bào dân tộc trong vùng [31, 40]
Yếu tố thể chế tác động đến CHNN qua việc giải quyết các vấn đề tồn tại
trong vùng liên quan đến MQH về các ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ thiểu số hay ngôn ngữ nổi trội và ngôn ngữ kém nổi trội, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cũng như giải quyết những MQH về ngôn ngữ bản địa hay ngôn ngữ nhập cư được đặt trong MQH giữa các cộng đồng ngôn ngữ với nhau
Yếu tố nhân khẩu: cộng đồng ngôn ngữ liên quan đến sự tác động qua lại
giữa các yếu tố sau: Nhân khẩu học là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến VTNN và
nó bao gồm bốn yếu tố chính: (1) Số lượng người nói ngôn ngữ trong vùng; (2)
Tỷ lệ người nói ngôn ngữ đó so với dân số toàn vùng; (3) Sự phân bố ngôn ngữ trong khu vực; (4) Tỷ lệ tăng giảm dân số của người nói tiếng bản địa
Bốn yếu tố trên, có sự liên hệ mật thiết với VTNN để tạo nên CHNN của một cộng đồng Chúng tôi có thể mô tả một cách khái quát các yếu tố trong
CHNN như sơ đồ 1.1
Trang 36Sơ đồ 1.1 Các yếu tố tạo thành CHNN
1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá vị thế của ngôn ngữ
VTNN chính là vai trò của ngôn ngữ xét về mặt chức năng xã hội trong
MQH với các ngôn ngữ khác Xác định vị thế tiếng Tày, cũng chính là đánh giá
vai trò của tiếng Tày trong đời sống xã hội với các nhân tố liên quan tới: vị thế
kinh tế, vị thế xã hội và vị thế biểu tượng [107, tr.33] Các nhà nghiên cứu đã
đưa ra các tiêu chí khác nhau để đánh giá vị thế của một ngôn ngữ, nhưng về
bản chất nó đều là cách nhìn nhận về sự sinh tồn của ngôn ngữ đó Vì vậy “các
tiêu chuẩn để đánh giá sức sống của một ngôn ngữ cũng chính là những dụng cụ
cần thiết để đánh giá vị thế, chức năng xã hội của chính nó” [106, tr.141] Mục
đích của UNESCO là thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ như những công cụ của
giáo dục, văn hóa và là những phương tiện quan trọng để qua đó mọi người có
thể tham gia vào cuộc sống của cộng đồng Công trình nghiên cứu của các nhà
ngôn ngữ hàng đầu trên thế giới bắt đầu từ những năm 80 và diễn ra trong nhiều
Trang 37năm với các học giả như: Fishman Joshua, Brenzinger Matthias, Dorian, Hale Ken, Krauss Michael Tất cả đã cùng tâm huyết đưa ra những bộ công cụ hoàn hảo để mỗi nước mỗi quốc gia có thể sử dụng theo mục đích và điều kiện thực tế của mình Nhiều quốc gia ở các châu lục khác nhau đã sử dụng có hiệu quả bộ công cụ này Các tiêu chí của UNESCO hội tụ một cách toàn diện, đầy đủ các yếu tố liên quan đến vị thế của một ngôn ngữ Các yếu tố không chỉ ẩn chứa nội hàm CHNN mà còn đưa ra các tiêu chí liên quan đến nhiều mặt tồn tại của xã hội UNESCO đưa ra 9 tiêu chí Trong mỗi tiêu chí có những sự phân loại và quy chuẩn hết sức rõ ràng theo năm cấp độ khác nhau Căn cứ vào đó, chúng tôi đưa ra cách tính điểm để thấy mức độ cao hay thấp trong VTNN với thang điểm giảm dần từ 5 đến 0 tương đương với các cấp độ được phân loại của UNESCO Các tiêu chí tính điểm (PL 1A, phần 1.1.2.2) được tóm tắt như sau:
Tiêu chí 1: Sự chuyển giao ngôn ngữ giữa các thế hệ (Intergenerational
Language Transmission) Đây là tiêu chí đánh giá về sự tồn tại của một ngôn
ngữ, dựa trên cơ sở của việc truyền lại ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ khác Tiêu chí này “được sử dụng phổ biến nhất trong việc đánh giá sức sống của một ngôn ngữ Đó là vấn đề nó có đang được truyền lại cho thế hệ tiếp theo hay không và truyền lại ở mức độ nào” [118] Tiêu chí này phân ra thành năm cấp độ khác nhau với thang điểm khác nhau Thang điểm giảm dần so với mức độ chuyển giao ngôn ngữ qua các thế hệ (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 2: Số lượng người nói ngôn ngữ đó (Absolute Number of
Speakers) Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá vị thế của một ngôn ngữ Nó tính tới số người nói theo thống kê Tuy nhiên “không thể đưa
ra giá trị tuyệt đối đúng số người nói của một cộng đồng ngôn ngữ” [142] Mỗi một ngôn ngữ có thể được sử dụng ở những vùng khác nhau với số lượng khác nhau Cũng như ở vùng ĐB, không chỉ có người Tày sử dụng tiếng Tày, mà người Nùng, Dao, Hmông, Kinh… cũng sử dụng tiếng Tày, như một ngôn ngữ
Trang 38vùng hay như nhiều dân tộc không phải là Thái đã dùng tiếng Thái làm ngôn ngữ chung Trong nhiều vùng tuy có dân tộc Kinh sinh sống nhưng số dân ít thì chính người Kinh cũng dùng tiếng của dân tộc khác có số dân chiếm đa số trong vùng là phương tiện giao tiếp [107, tr 443] (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 3: Số người nói ngôn ngữ trong toàn bộ dân số trong cộng
đồng(số người nói trong thực tế)(Proportion of Speakers within the Total Population) Số người nói trên liên quan đến dân số của một nhóm là một chỉ số
quan trọng của sức sống ngôn ngữ, yếu tố quyết định cho VTNN “Nhóm có thể
là dân tộc, tôn giáo, khu vực, quốc gia mà cộng đồng ngôn ngữ xác định”[142] Tiêu chí này cũng đề cập đến số người nói trong cộng đồng, nhưng khác với tiêu chí trước Số người nói ở đây chỉ tính đến một lĩnh vực cụ thể với những đặc trưng và bản sắc riêng của cộng đồng ở những vùng nhất định trong một tình huống cụ thể và đề cập tới số người nói trên thực tế của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác Tiêu chí này giúp cho sự đánh giá khách quan và chính xác hơn, sâu sắc hơn Sự nhìn nhận ngôn ngữ trong mối tương quan so sánh với cộng đồng đã chỉ ra được vị thế của ngôn ngữ được đánh giá (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 4: Những xu hướng trong các lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ hiện có
(Trends in Existing Language Domains) Thông thường ở tiêu chí này chỉ ra mối
liên hệ giữa các người nói trong cộng đồng và luôn đề cập tới ngôn ngữ đó được
sử dụng ở đâu, với ai và trong lĩnh vực nào để đánh giá khả năng thu hẹp hay
mở rộng về chức năng của một ngôn ngữ Tiêu chí này cũng nhằm nhắc đến xu hướng của ngôn ngữ đang tồn tại thông qua việc sử dụng ngôn ngữ của các thế
hệ kế tiếp được thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực tồn tại của ngôn ngữ (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 5: Tiếp nhận của cộng đồng với những lĩnh vực mới (Response
to New Domains) Tiêu chí này được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chức năng của
Trang 39ngôn ngữ trong mọi lĩnh vực của một cộng đồng ngôn ngữ Ngôn ngữ càng đảm nhiệm nhiều chức năng trong đời sống và được cộng đồng thừa nhận thì sức sống ngôn ngữ càng lớn và vị thế của ngôn ngữ đó càng cao Tiêu chí này đánh giá vai trò và vị trí của ngôn ngữ trong việc đáp ứng những điều kiện để thay đổi cuộc sống Những người dân có thể sử dụng ngôn ngữ của mình hay lựa chọn một ngôn ngữ khác trong việc vay mượn một phần hay toàn bộ các thuật ngữ mới là do nhu cầu của xã hội (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 6: Tư liệu cho giáo dục ngôn ngữ và học vấn (Materials for
Language Education and Literacy) Giáo dục ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng
đối với việc duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ DTTS Có những cộng đồng có ý thức giữ lại truyền thồng và bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có ngôn ngữ Một số khác lại từ bỏ ngôn ngữ dân tộc mình để tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ dân tộc khác theo họ có nhiều ưu thế hơn Việc giáo dục ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở mức độ làm cho đồng bào DTTS biết đọc, biết viết bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, mà quan trọng là hình thành ở họ ý thức duy trì và
mở rộng phạm vi sử dụng giá trị tiếng mẹ đẻ Để giáo dục ngôn ngữ cho thế hệ trẻ cần phải dựa vào hệ thống tài liệu của ngôn ngữ (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 7: Thái độ và chính sách của nhà nước (Governmental and
Institutional Language Attitudes and Policies Including Official Status and Use)
Để duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ thì nhà nước trung ương và chính quyền địa phương cần có thái độ và chính sách rõ ràng đối với ngôn ngữ
đó Chính sách ngôn ngữ bao gồm quan điểm chỉ đạo và các biện pháp cụ thể để duy trì và mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ Những quy định về việc sử dụng ngôn ngữ, bao gồm quy định về địa vị ngôn ngữ, phạm vi và cách thức sử dụng ngôn ngữ trong các lĩnh vực khác nhau (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 8: Thái độ thành viên trong cộng đồng đối với ngôn ngữ chính
của họ (Community Members’ Atittude toward Their Own Language) Tiêu chí
Trang 40này dựa trên thái độ tích cực của các thành viên đối với ngôn ngữ của mình Khi
họ cảm thấy ngôn ngữ của dân tộc mình là cần thiết được phát triển thì họ sẽ sử dụng một cách tự nhiên không cần phải thúc đẩy Nhưng nếu họ cảm thấy ngôn ngữ truyền thống là một trở ngại trong cuộc sống hay có địa vị thấp kém trong
xã hội, tự bản thân họ sẽ cảm thấy xấu hổ khi sử dụng chúng, và đó là một thái
độ không tích cực đối với ngôn ngữ (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Tiêu chí 9: Số lượng và chất lượng của tài liệu (Amount and Quality of
Documentation) Những thông tin được lưu trữ và thể hiện trong tài liệu là
những tư liệu quan trọng đối với cộng đồng ngôn ngữ, cho phép những nhà ngôn ngữ có thể có những định hình rõ nét về ngôn ngữ và đưa ra những kế hoạch ngôn ngữ cụ thể Trong đó quan trọng nhất vẫn là những văn bản viết (trong đó
có tài liệu ghi chép, tài liệu dịch, sáng tác văn học) và những sao chép ngôn ngữ bằng âm thanh, hình ảnh (xem PL 1A, phần 1.1.2.2)
Có thể nói, 9 tiêu chí trên là công cụ cần thiết để đánh giá những tình huống thực tế của cộng đồng ngôn ngữ Thông qua đó, chúng ta có thể xác định được mức độ tồn tại của một ngôn ngữ, và có thể thấy được vị thế của ngôn ngữ với những chức năng của chúng ở từng khía cạnh Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng sự mô tả những nhân tố trên được đưa ra như một sự chỉ dẫn
cho hầu hết những nghiên cứu đánh giá thực trạng một ngôn ngữ hay trong việc
đưa ra chính sách đối với ngôn ngữ
1.2 Bản chất và vai trò của việc tìm hiểu CHNN Tày
1.2.1 Bản chất của việc tìm hiểu CHNN Tày
Theo tài liệu nghiên cứu [131, 144], khoảng 90% tri thức của con người được mã hóa trong ngôn ngữ, vì vậy ngôn ngữ là tài sản văn hóa của các dân tộc Bản chất của CHNN cũng chính là vị thế của ngôn ngữ trong cộng đồng với tri thức và các giá trị tinh thần ẩn chứa bên trong Đồng thời, nói về vị thế của một ngôn ngữ là nói đến vai trò của ngôn ngữ xét về mặt chức năng xã hội trong