Ngược lại, nó lại được tìm hiểu nhiều hơn bởi các nhà sử học, các nhà dân tộc học, các nhà văn hóa học… Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, những nhà nghiên cứu này đã cho chúng ta nhận t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
=====================
NGÔ THANH MAI
KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
======================
NGÔ THANH MAI
KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 220 113
LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TSKH NGUYỄN HẢI KẾ
Hà Nội, 2012
Trang 3MỤC LỤC
Mục lục……… 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt……… …….3
Danh mục bảng……….……… 4
Danh mục biểu đồ ……….….5
Danh mục bản đồ……… 6
LỜI MỞ ĐẦU……… …….7
1.Lý do chọn đề tài……… 7
2 Đôi nét về nguồn tư liệu liên quan……… 9
3 Lịch sử vấn đề……… 10
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……… ….13
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
6 Phương pháp nghiên cứu 14
7 Ý nghĩa của đề tài 15
8 Kết cấu của đề tài 15
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 17
1.1 Khái niệm về văn hóa và các khái niệm có liên quan 17
1.1.1 Các khái niệm về văn hóa 17
1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian 22
1.1.3 Khái niệm văn hóa làng và di sản văn hóa 24
1.1.4 Đại cương về không gian văn hóa 24
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các làng xã Vĩnh Hào 22
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 22
1.2.1.1 Vị trí địa lý ……… 22
1.2.1.2 Địa hình……… ………… 23
1.2.1.3 Khí hậu……….….……… 23
1.2.1.4 Thủy văn……… …… ………… 24
1.2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên……… … 24
1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội……….28
Trang 41.3 Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào ……….31
1.4 Ý nghĩa tên Nôm các làng ở Vĩnh Hào……… 38
Tiểu kết chương 1 42
CHƯƠNG 2 : NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HÓA SẢN XUẤT
CỦA CƯ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH 44
2.1 Nghề nông trồng lúa nước – nghề chính của nhân dân Vĩnh Hào 44
2.2 Xã Vĩnh Hào có nhiều ngành nghề phụ 47
2.2.1 Các nghề thủ công 47
2.2.1.1 Nghề đan gàu sòng, gầu dây, nong nia của làng Hồ Sen……….48
2.2.1.2 Nghề đan cót ở làng Si……… ……… 48
2.2.1.3 Nghề làm gối mây ở làng Tiên Hào……… 49
2.2.1.4 Nghề thợ mộc……… ………51
2.2.1.5 Nghề đan thuyền nan………52
2.2.1.6 Nghề làm gạch ngói và nghề thợ xây……… ………52
2.2.2 Nghề dạy học và nghề làm thuố……… 54
2.2.2.1 Nghề dạy học……… ……….54
2.2.2.2 Nghề làm thuốc………54
2.2.3 Nghề buôn bán 55
2.3 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của địa phương 58
2.3.1 Nông nghiệp 58
2.3.1.1 Ngành trồng trọt……… 58
2.3.1.2 Ngành chăn nuôi……… 62
2.3.1.3 Nuôi trồng thủy sản……… 63
2.3.2 Các nghề thủ công cổ truyền 65
Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3: NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH 71
3.1 Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Si (Vĩnh Lại) 71
3.1.1 Đình làng Si 71
3.1.2 Đền Thánh Hai 73
Trang 53.1.3 Đền đức Thánh Cả 74
3.2 Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Hồ Sen 74
3.3 Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào 76
3.4 Các công trình kiến trúc làng Tiên Hào 80
3.5 Các công trình kiến trúc làng Đại Lại 82
Tiểu kết chương 3 84
CHƯƠNG 4 : NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH 86
4.1 Vùng đất có nhiều người đi học 86
4.2 Các tín ngưỡng dân gian 93
4.2.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 94
4.2.1.1 Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi gia đình……… 95
4.2.1.2 Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi dòng họ……… 95
4.2.1.3 Thờ cúng tổ tiên ở các làng……… 97
4.2.2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng 99
4.2.3 Tín ngưỡng thờ những người có công khai phá lập làng và tổ sư các nghề 100 4.2.4 Đạo Nho 102
4.2.5 Tín ngưỡng mang màu sắc Đạo giáo 103
4.2.6 Tín ngưỡng Phật giáo 104
4.2.7 Tín ngưỡng Thiên chúa giáo dòng Tên (Jesuste)……… 106
4.3 Lễ tiết trong một năm 109
4.3.1 Lễ tiết trong phạm vi gia đình 109
4.3.2 Lễ tiết chung làng xã 110
4.3.3 Lễ tiết riêng ở một số làng 119
4.4 Nghi lễ vòng đời người 121
4.4.1 Từ sơ sinh đến trước tuổi trưởng thành 121
4.4.2 Tuổi trường thành: 122
4.4.3 Tuổi trung niên và tuổi già 126
4.4.4 Khép kín vòng đời 127
Tiểu kết chương 4 128
KẾT LUẬN 125
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHỤ LỤC 139
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Trang 7DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHỤ LỤC 139
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Trang 8Danh mục bảng
Bảng 1.1: Cơ cấu đất đai xã Vĩnh Hào năm 2010
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Hào năm 2010
Bảng 1.3: Thống kê số dân 5 làng ở xã Vĩnh Hào năm 2010
Bảng 1.4: Thống kê tên các làng ở xã Vĩnh Hào bắt đầu bằng chữ Kẻ
Bảng 1.5: Bảng thống kê các tên làng bắt đầu bằng chữ Kẻ trong huyện Vụ Bản Bảng 1.6: Bảng thống kê các tên Nôm các làng ở huyện Vụ Bản
Bảng 2.1: Hệ thống kênh mương xã Vĩnh Hào năm 2010
Bảng 2.2: Hệ thống đường cống ở xã Vĩnh Hào năm 2010
Bảng 2.3: Hệ thống đường cầu ở xã Vĩnh Hào năm 2010
Bảng 2.4: Hệ thống trạm bơm ở xã Vĩnh Hào năm 2010
Bảng 2.5: Thống kê hiện trạng các ngành sản xuất ở xã Vĩnh Hào năm 2010 Bảng 2.6: Thống kê các doanh nghiệp trên địa bản xã Vĩnh Hào năm 2010 Bảng 3.1: Tổng hợp các công trình tín ngưỡng, tôn giáo xã Vĩnh Hào năm 2010 Bảng 4.1: Thống kê Tiến sĩ và Cử nhân thời Lê Nguyễn xã Vĩnh Hào
Trang 9Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Số lao động làm việc trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010 Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ lao động làm việc trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010 Biểu đồ 2.1: Năng suất lúa bình quân qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 xã Vĩnh Hào
Biểu đồ 2.2: Tổng sản lượng lúa năm 2006, 2007, 2008, 2009 xã Vĩnh Hào
Biểu đồ 2.3: Diện tích cây màu vụ đông qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 xã Vĩnh Hào
Biểu đồ 2.4: Kết quả ngành chăn nuôi giai đoạn 2006 – 2010 xã Vĩnh Hào
Biểu đồ 2.5: Kết quả nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006 -2010 xã Vĩnh Hào
Biểu đồ 2.6: Giá trị sản xuất các loại cá giai đoạn 2006 – 2010 xã Vĩnh Hào
Biểu đồ 2.7: Tổng thu nhập từ các ngành nghề thủ công cổ truyền năm 1990, 1992,
1993
Biểu đồ 2.8: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 xã Vĩnh Hào Biểu đồ 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế xã Vĩnh Hào giai đoạn 2005 –
2010
Trang 10Bản đồ 1.5: Hệ thống kênh tưới – tiêu xã Vĩnh Hào
Bản đồ 1.6 :Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 xã Vĩnh Hào Bản đồ 1.7: Thừa Tuyên Sơn Nam trong Hồng Đức bản đồ
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Làng xã Việt Nam được các nhà nghiên cứu coi là một thực thể xã hội – một đối tượng khoa học được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm hàng trăm năm trở lại đây Mặc dù các nhà nghiên cứu có mục đích, những quan niệm và những phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng những công trình nghiên cứu về làng xã đã để lại nhiều thành tựu, cung cấp được nhiều tư liệu mới, những nhận định mới cho khoa học lịch sử, nâng cao tầm nhận thức về thực thể làng xã và
xã hội Việt Nam
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay còn hàng trăm làng xã vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể do nguồn tư liệu đã bị mất mát, nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá do chiến tranh nên việc dựng lại diện mạo của các làng xã này là tương đối khó khăn nhưng không phải vì thế mà nó ít được sự quan tâm nghiên cứu Ngược lại, nó lại được tìm hiểu nhiều hơn bởi các nhà sử học, các nhà dân tộc học, các nhà văn hóa học… Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, những nhà nghiên cứu này đã cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về làng xã Việt Nam cả trong truyền thống và hiện tại với những tích cực và những hạn chế nhất định trong nền kinh tế hiện đại
Với hướng nghiên cứu là khu vực học, chúng tôi đã lựa chọn một khu vực cụ thể để nghiên cứu Đó là vùng trũng phía nam huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản – Nam Định) theo cách tiếp cận liên ngành Đây là một vùng khá điển hình của Huyện, nghề chính vẫn là nghề trồng lúa nước, một năm hai vụ: vụ chiêm và vụ mùa, không có đất trồng màu Toàn bộ khu vực này bao gồm năm làng cổ Đó là các làng Kẻ Đại (Đại Lại), Kẻ Si (Cổ Sư, nay tục gọi là làng Si), Kẻ Tiên (Tiên Hào), Kẻ Sặt (Cựu Hào) và Ấp Sến (Hồ Sen) Ngoài nghề nông trồng lúa, mỗi làng
xã đã biết tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi để làm các nghề thủ công truyền thống như nghề đan cót, nong nia, thúng mủng, gàu, quạt, nghề làm gối mây, nghề sơn mài Ngoài ra, trong khu vực còn có nhiều người có năng lực theo đuổi những nghề mang tính nhân văn cao như nghề Đông y và nghề dạy học, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và tạo nên những đặc trưng văn hóa cho vùng đất vốn rất giàu truyền thống hiếu học này
Trang 12Là một vùng chiêm trũng “tứ thủy hồi trào” cũng giống như nhiều làng xã khác ở Vụ Bản, nơi đây là một vùng còn giữ được nhiều nét văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hơn so với các làng xã khác của huyện như bảo tồn và gìn giữ được nhiều công trình kiến trúc có giá trị, hàng năm đều tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các
vị Thần Phật trong các làng và rất nhiều phong tục mang tính truyền thống tốt đẹp của quê hương Ở các làng xã này vừa có dấu ấn của các tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và cả Ki tô giáo Các tôn giáo này đều hòa nhâp với các tín ngưỡng của cộng đồng cư dân làm nông nghiệp lúa nước Các công trình kiến trúc tôn giáo trong các làng xã Vĩnh Hào hiện nay không còn quy mô to đẹp như trước đây do chiến tranh, do thời gian nhưng nó cũng để lại dấu ấn khá đậm nét về sự đan xen văn hóa, sự dung hòa trong tiếp nhận các tôn giáo và thể hiện môt đời sống tinh thần vô cùng phong phú của nhân dân nơi đây Đặt trong tương quan với bối cảnh văn hóa của toàn huyện, vùng trũng này vừa có những nét tương đồng vừa có những điểm khác biệt Chính điều này đã tạo nên sức lôi cuốn đối với người viết đề tài này
Nghiên cứu các làng cổ ở Vĩnh Hào theo hướng liên ngành như: khảo cổ, kiến trúc, mỹ thuật, bảo tồn mới chỉ giúp chúng ta nhận biết được những nét độc đáo ở từng khía cạnh mà chưa chỉ ra được sự tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và xã hội để hình thành nên những đặc trưng của các làng vùng chiêm trũng Vĩnh Hào Việc chỉ ra những đặc trưng trội của các làng xã này trong tương quan với các làng xã khác của huyện Vụ Bản, cùng với quá trình biến đổi về xã hội và văn hóa hiện nay không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn là một đề tài có tính thực tiễn cấp thiết
Cùng với dòng chảy của thời gian, đặc biệt là từ khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa đến nay, trước những đổi thay hàng ngày đang diễn ra ở khắp các làng
xã trong cả nước do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cũng như quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, những nét đẹp truyền thống ở các làng quê đang ngày càng
bị mai một đi Chính vì lẽ đó mà tác giả luận văn muốn nghiên cứu một cách toàn diện các làng xã ở cực nam của huyện này Trên cơ sở kết quả đạt được, đưa ra những kiến nghị góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê
Trang 13hương Qua công trình nghiên cứu, chúng tôi cũng chỉ ra những biến đổi của các làng xã phía nam từ truyền thống đến hiện đại, trong không gian văn hóa chung của toàn huyện Từ đó sẽ gởi mở cho chính quyền Vĩnh Hào có những giải pháp để các làng xã này phát triển, vừa có thể theo kịp thời đại, vừa giữ được bản sắc văn hóa truyền thống địa phương, trên tinh thần hòa nhập nhưng không hòa tan trước xu thế toàn cầu hóa
2 Đôi nét về nguồn tƣ liệu liên quan
Làng xã cổ truyền và cuộc sống của người nông dân xưa hầu như không được bất kỳ một cuốn chính sử chính thức của một vương triều nào đề cập đến.[25, 17] Tuy nhiên, các nhà sử học cũng đã tìm thấy những nội dung liên quan đến làng
xã dưới góc độ cơ cấu tổ chức, luật pháp, chính trị, quân sự, văn hóa và xã hội như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục… Ngoài những bộ chính sử còn có các công trình khảo cứu của
các học giả lớn trước đây như Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Lịch
triều tạp kỷ của Nguyễn Cao Lãng, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy
Chú… Thêm vào đó còn có hệ thống sách địa lý lịch sử như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú… Viết về tỉnh Nam Định có Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên của Khiếu Năng Tĩnh và cuốn Nam Định tỉnh địa dư chí của Ngô Giáp Đậu Năm 2003, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản cuốn Địa chí Nam Định Cuốn sách này ghi
chép khá đầy đủ các phương diện về địa lý, văn hóa, lịch sử, kinh tế, giáo dục qua các thời kỳ lịch sử của Nam Định, cung cấp một nguồn tài liệu quý giá cho người viết đề tài này Thời Pháp thuộc, số lượng các tài liệu ghi chép về làng xã, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các làng xã của các quan viên đô hộ và các tác giả người Pháp cũng khá nhiều Có một cuốn sách nghiên cứu khá sâu về Đồng bằng Châu thổ
Bắc Bộ, đó là cuốn Les Paysans du Delta Tokinnois, Paris, 1936 (Người nông dân
châu thổ Bắc kỳ) của Pierre Gourou, bản, Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh xuấ bản năm 2003, đã gợi mở cho chúng tôi hướng tiếp cận đề tài này
Ngoài ra để thực hiện đề tài về các làng xã còn phải kể đến nguồn tư liệu thực địa, đó là nguồn tư liệu thư tịch được người viết tập hợp trong quá trình điều tra
Trang 14khảo sát thực địa bao gồm các thần tích, ngọc phả, sắc phong ở các đình, đền, các văn bia, đại tự, câu đối ở đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ; các sổ dòng họ văn cúng
và các ghi chép của các dòng họ còn lưu giữ từ xưa cho đến nay Thêm vào đó còn
có nguồn tư liệu vật chất bao gồm các di tích, di vật được sản sinh ra trong cuộc sống làng quê, bao gồm đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, và các di tích hoạt động tín ngưỡng chung Những làng không có đình, chùa thì có nhà thờ Các dòng họ ngoài nhà thờ Tổ, nhà thờ chung của cả dòng họ còn có nhà thờ các chi phái Trong làng, những nhà cửa, đường sá, cầu cống, công cụ sản xuất, nghề nghiệp chợ búa, các đồ gia bảo hay đồ dùng vật dụng hàng ngày từ xưa cho đến nay đều là đều là những chứng tích vật chất của làng quê [17, tr 34] Trong đề tài mà người viết lựa chọn, các tài liệu như trên tương đối phong phú Chúng tôi đã ghi lại được 5 thần phả ở các
làng xã Vĩnh Hào: Ngọc phả Bạch Đẳng Nhà Nuôi và Cao Lôi – hai tướng của Bà Trưng, Ngọc phả tướng quân Đinh Lôi thời Lý Nam Đế, Ngọc phả Đông Hải Đại
vương thời Lý Đoàn Thượng và Đức ông Mạc triều công thần ký, Đức ông Lương Kiệt Bá tướng quân tôn thần (phần này được ghi ở phần phụ lục) Qua các thần phả
này, chúng tôi nhận thấy, những làng xã ở Vĩnh Hào đã được hình thành từ rất sớm
và các làng xã này được coi là những vùng đất tương đối thuận lợi nên được ban làm trang ấp cho các vị tướng sau khi hoàn thành nhiệm vụ giết giặc Mặc dù vậy, người dân nơi đây sống bằng làm nông nghiệp là chính, những nghề thủ công sau này mới xuất hiện
Nguồn tài liệu truyền miệng bao gồm các truyện liên quan đến sự tích các ngôi chùa, đền, tên các làng… Những tài liệu này cũng góp phần làm phong phú hơn mảng văn hóa dân gian của các làng xã Vĩnh Hào
Thêm vào đó, chúng tôi còn được cung cấp các tào liệu về hiện trạng kinh tế của các làng xã Vĩnh Hào Qua đó, so sánh các ngành nghề kinh tế của địa phương trước đây để thấy được sự biến đổi của các làng xã trên các phương diện kinh tế, xã hội và văn hóa, đưa ra những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu khu vực học là vấn đề được ngành nghiên cứu Việt Nam học gần đây đặc biệt quan tâm, do đó cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu theo
Trang 15hướng khu vực học và định hướng liên ngành Chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt các công trình nghiên cứu theo hướng này trong kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Việt Nam
học lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ 3 năm 2009 Đồng thời, cuốn sách “20 năm
nghiên cứu Việt Nam học theo hướng liên ngành” do nhà xuất bản Thế giới xuất bản
năm 2009 đã ra mắt bạn đọc, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực nghiên cứu
về Việt Nam đất nước con người Đây là cuốn sách tập hợp những công trình nghiên cứu về Việt Nam theo định hướng liên ngành của các học giả trong và ngoài nước Nghiên cứu về không gian văn hóa nói chung cho đến nay, chúng ta biết đến công
trình của Giáo sư Ngô Đức Thịnh với nhan đề “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa
ở Việt Nam” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004 Đây là một công
trình khoa học tầm cỡ đã khái quát được các lý thuyết về phân vùng văn hóa của các nhà nghiên cứu nước ngoài về vùng văn hóa Trên cơ sở đó, tác giả cuốn sách này cũng đưa ra được khái niệm về vùng văn hóa và và phân chia các vùng văn hóa Việt Nam Chúng tôi cũng dựa trên cơ sở này và các tiêu chí để xác định các đặc trưng văn hóa của vùng để tiến hành nghiên cứu không gian văn hóa vùng trũng phía nam huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (qua trường hợp 5 làng ở xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)
Trên đây là đôi nét khái quát một vài công trình nổi bật trong việc nghiên cứu Việt Nam học theo hướng liên ngành và không gian văn hóa có liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến không gian văn hóa theo hướng đề tài lựa chọn đến nay cũng có rất nhiều công trình khảo cứu về các làng xã ở huyện Vụ Bản Đáng chú ý là nghiên cứu về làng Bách Cốc ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản Dự án Bách Cốc là một chương trình nghiên cứu khoa học lớn do các nhà khoa học Nhật Bản trực tiếp triển khai từ năm 1994 với sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam & Giao lưu Văn hóa nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ nhất bức tranh về đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của làng Bách Cốc, một ngôi làng cổ nhỏ bé nằm ở vùng châu thổ sông Hồng Từ đó có thể đưa ra một cách nhìn minh xác nhất về cấu trúc
mô hình làng, đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại có vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội của người Việt Dự án kéo dài suốt 14 năm (từ 1994 đến 2008), thu hút 176 nhà khoa học từ 17 trường đại học của Nhật Bản cùng nhiều nhà khoa học
và các cơ quan nghiên cứu của nước ta Năm 2003, Giáo sư Yumio Sakurai, tác giả
Trang 16của chương trình được trường Đại học Quốc gia Hà Nội trao bằng Tiến sĩ khoa học danh dự về chương trình nghiên cứu Bách Cốc
Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tài liệu, dấu vết của các giai đoạn lịch sử từ thời Hùng Vương đến các triều đại phong kiến Việt Nam Hệ thống các di vật phong phú, các loại hình di sản văn hoá độc đáo như lăng mộ, bia chân dung, văn bia, trống đồng, đồ đá, đạo sắc phong…
Bên cạnh đó còn có không ít những công trình khảo cứu và biên soạn của
một số tác giả địa phương như cuốn “Vụ Bản đất và người” do Phòng giáo dục
huyện Vụ Bản phối hợp với Nhà xuất bản Lao động Xã hội xuất bản năm 2008 Đây
là cuốn sách viết về lịch sử, văn hóa và các mặt kinh tế của toàn huyện nhưng không đề cập sâu về đặc trưng văn hóa của vùng trũng cuối huyện này Ngoài ra
còn có các cuốn sách như “Thiên Bản lục kỳ - huyền thoại đất Sơn Nam”, “Phủ Dầy
và tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh”, “Tục thờ thần nông nghiệp – nét đẹp văn hóa”,
“Văn hóa làng trên đất Thiên Bản vùng Đồng bằng sông Hồng”… do tác giả Nhà
giáo sử học Bùi Văn Tam, người địa phương khảo cứu và biên soạn, nhưng các công trình này chỉ nghiên cứu về các câu chuyện, tín ngưỡng và các đặc trưng văn hóa của vùng Thiên Bản Trong các công trình này có nhắc tới một số khía cạnh về tôn giáo, tín ngưỡng, các công trình kiến trúc, lễ hội của vùng trũng phía cuối huyện nhưng chỉ đề cập một cách sơ lược mà thôi Đặc biệt phải kể đến Hội thảo khoa học
tháng 7 năm 1983 tại thành phố Nam Định với nhan đề “Chế độ điền trang thời
Trần” Trong những báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu có liên quan đến khu
vực học, đất nước con người và danh nhân của tỉnh Nam Định, phải nói đến báo cáo của nhà giáo, nhà sử học Bùi Văn Tam, có sự hỗ trợ phiên dịch các tư liệu Hán nôm hữu quan của Phạm Ngọc Hàm Báo cáo tham luận đã đề cập khá sâu sắc đến lịch
sử hình thành của huyện Vụ Bản, nhất là vùng trũng phía nam với quá trình quai đê lấn biển, tạo dựng bãi bồi và công đức của các nhân vật lịch sử có công khai phá và xây dựng nên miền đất này
Năm 2005, cụ Nguyễn Văn Nhiên, hội viên hội văn học nghệ thuật tỉnh Nam
Định sau một thời gian dài khảo cứu đã biên soạn cuốn “Địa chí văn hóa xã Vĩnh
Hào” Cuốn sách này có đề cập đến một số mặt của xã Vĩnh Hào như nghề trồng lúa
nước và một số ngành nghề khác trong xã, tín ngưỡng tôn giáo và các công trình thờ
Trang 17cúng, truyền thống học hành và phong tục tập quán của xã Những công trình này mới chỉ dừng lại ở góc độ địa chí văn hóa mà chưa đi sâu nghiên cứu chỉ ra các đặc trưng về văn hóa của các làng xã này trong tương quan với các làng xã khác trong huyện Hơn nữa, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở góc độ khảo cứu khía cạnh văn hóa truyền thống mà chưa chỉ ra được sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay
Do vậy, vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập trong công trình nghiên cứu này là hoàn toàn mới Nó phù hợp với chuyên ngành mà tác giả luận văn đang theo học Hơn thế nữa, Vụ Bản nói chung và vùng trũng này nói riêng có một sự gắn bó với tác giả Trong tương quan với toàn huyện, chúng tôi nhận thấy, vùng trũng cực nam huyện Vụ Bản có nhiều nét đặc sắc về văn hóa hơn so với các làng xã xung quanh Chọn vùng trũng này làm đề tài luận văn của mình cũng là tìm về với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương Là người con sinh ra từ quê hương, nay xa quê lập nghiệp, được trở về nghiên cứu không gian văn hóa làng xã nơi đã gắn bó máu thịt với tuổi thơ của mình, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự, coi đây vừa là công trình luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, vừa là một phần đóng góp cho quê hương
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa làng là nghiên cứu những sáng tạo văn hóa của cha ông, trong quá trình thích nghi, biến đổi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Những đặc trưng của không gian văn hóa của các làng ở xã Vĩnh Hào được tạo nên bởi những con người nông dân biết thích nghi và biến đổi với môi trường tự nhiên của một vùng “tứ thủy hồi trào” thể hiện trong các ngành nghề sản xuất, trong các công trình kiến trúc, trong đời sống tâm linh…
Bước đầu tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào vùng chiêm trũng ở châu thổ Nam sông Hồng (qua trường hợp 5 làng ở xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)
Chỉ ra những đặc trưng văn hóa chung và riêng ở 5 làng xã Vĩnh Hào về văn hóa sản xuất, văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần trong tương quan với các làng xã xung quanh
Qua các nguồn tài liệu (sách, báo, tạp chí, các tài liệu do Hợp tác xã Vĩnh Hào, Ban văn hóa xã, các tài liệu do các bậc cao niên trong xã cung cấp, quá trình đi thực tế …) cũng chỉ ra được những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, các
Trang 18ngành nghề thủ công truyền thống… trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương quan với các làng xã khác ở vùng châu thổ sông Hồng hiện nay Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với chính quyền địa phương để xây dựng các làng xã này theo hướng phát triển bền vững
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các đặc trưng văn hóa chung của xã như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, phong tục tập quán… của 5 làng cổ gồm Kẻ Đại (Đại Lại), Kẻ Si (Cổ Sư- làng Si còn gọi là Vĩnh Lại), Kẻ Tiên (Tiên Hào), Kẻ Sặt (Cựu Hào) và Ấp Sến (Hồ Sen)
- Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các đặc trưng văn hóa của vùng từ khi
có các làng xã đến nay, nhằm tìm ra được những ưu thế để định hướng phát triển cho vùng trong thời gian tới
6 Phương pháp nghiên cứu
Với một ngành khoa học còn non trẻ như Việt Nam học, việc dụng phương pháp nghiên cứu nào vẫn đang còn là vấn đề tiếp tục tranh luận Hiện nay, các nhà nghiên cứu Việt Nam học, Văn hóa học, Lịch sử, Khoa học môi trường… hay nhắc tới phương pháp liên ngành nhưng đối tượng để áp dụng không giống nhau Đề tài nghiên cứu về làng xã về cơ bản là một đề tài xã hội học dân tộc Khi nghiên cứu nó như một đề tài lịch sử học nghĩa là biến nó thành một đề tài xã hội học lịch sử [17, 41] Một đề tài xã hội học lịch sử, ngoài những tài liệu quan sát trực tiếp không thể không đặc biệt quan tâm đến những tài liệu lịch đại Do vậy, người ta hay sử dụng phương pháp hồi cố của ngành sử học, rồi phương pháp lọc nhiễu để xử lý những thông tin từ tư liệu điều tra thực địa Hiện nay, khi nghiên cứu về làng xã người ta hay sử dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc để vạch ra mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố bên trong của hệ thống, nêu lên cơ chế vận hành của hệ thống Như vậy
để thấy rằng, khi nghiên cứu một đề tài cụ thể, chúng ta phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp Với đề tài tìm hiểu văn hóa dân gian một vùng chiêm trũng ven sông Hồng nên chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary) được coi là phương pháp hiệu quả nhất để hiểu được một cách tương đối đầy đủ và toàn diện làng xã ở vùng chiêm trũng này dựa trên các nguồn tài liệu:
Trang 19Các tài liệu thu thập được qua sách báo, tạp chí đã được xuất bản, qua nguồn
tư liệu các bậc cao niên trong các làng, phương pháp điền dã, phóng vấn, điều tra xã hội học và nhân học được sử dụng rộng rãi ngay khi chúng tôi tiếp cận đề tài này Đồng thời chúng tôi cũng cập nhật những số liệu cụ thể về tình hình phát triển kinh
tế của địa phương qua sự hỗ trợ rất tích cực của Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Hào
Với hướng tiếp cận là khu vực học (Area studies) được chúng tôi sử dụng là phương pháp chủ đạo khi nghiên cứu đề tài này Đây là hướng nghiên cứu đang được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước Hướng nghiên cứu này có ưu điểm là hạn chế được tính chủ quan, tự biện của các nghiên cứu khoa học
để tìm ra những cứ liệu cụ thể, xác thực
Ngoài ra, tất cả các phương pháp chuyên ngành của văn hóa, lịch sử, xã hội, nhân học, địa lý… đều được sử dụng trong luận văn này ở mức độ cần thiết
7 Ý nghĩa của luận văn
Hệ thống lại quá trình hình thành 5 làng vùng chiêm trũng xưa (Kẻ Đại, Kẻ
Si, Kẻ Tiên, Kẻ Sặt và Ấp Sến), nay là 5 làng Đại Lại, Vĩnh Lại, Tiên Hào, Cựu Hào
và Hồ Sen)
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi khắc họa những nét tạo thành đặc trưng văn hóa của 5 làng ở vùng chiêm trũng này về văn hóa sản xuất, văn hóa vật chất, văn hóa tâm linh, tinh thần của cư dân các làng cổ xã Vĩnh Hào
Trên cơ sở đó góp vào tìm hiểu một nét rất nổi bật của văn hóa vùng chiêm trũng của châu thổ sông Hồng - nét đặc trưng Qua đó cũng chỉ ra những biến đổi tích cực và tiêu cực của vùng quê này
Kết quả này phần nào giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn những phong tục tập quán, lối sống cộng đồng
và những nghề thủ công truyền thống của cư dân nông nghiệp cổ ven sông Hồng
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo ra, đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Những đặc trưng về văn hóa sản xuất của cư dân xã Vĩnh Hào
Trang 20Chương 3: Những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của cư dân xã Vĩnh Hào
Chương 4: Những đặc trưng về văn hóa tinh thần của cư dân xã Vĩnh Hào Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TSKH Nguyễn Hải
Kế Nhân dịp hoàn thành, người viết luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư về sự giúp đỡ tận tình quý báu đó
Trang 21CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm về văn hóa và các khái niệm có liên quan
1.1.1 Các khái niệm về văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ bình minh của xã hội khác nhau về văn hóa Ở phương Đông, từ văn hóa đã xuất hiện trong quẻ Bi: xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ Văn hóa ở Trung Quốc được quan niệm như một phương thức giáo hóa con người và nó đối lập với vũ lực Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Anh có từ Culture, người Đức có từ Kultur, người Nga có từ Kultura Do vậy, từ Cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt và thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp
Ở Việt Nam, văn hóa được dùng cùng với các khái niệm như văn hiến, văn vậy Văn hiến được dùng để chỉ truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp Văn vật được hiểu là truyền thống văn hóa tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử Sinh thời Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cảu cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”[ 47 , tr.21]
GS TSKH Trần Ngọc Thêm cũng đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau : “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
Tóm lại văn hóa có thể tạm quy về hai loại: Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, suy nghĩ, lối ứng xử Văn hóa theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tùy theo từng trường hợp mà có những cách định nghĩa khác nhau Văn hóa cùng tồn tại với sự phát triển của con người, xã hội loài người và nó biểu hiện khác nhau ở từng khu vực địa lý và từng vùng dân cư
1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian
Trang 22Thuật ngữ quốc tế ”folklore” - Văn hóa dân gian, được W J.Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ… của người thời trước” Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời
và phát triển với ba trường phái lớn: trường phái folklore Anh – Mỹ chịu ảnh hưởng nhân học, trường phái folklore Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển hình là Pháp – Italia) và trường phái folklore Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn học
Ở Việt Nam, thuật ngữ “folklore” đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là “văn học dân gian”, “văn nghệ dân gian” và nay là
“văn hóa dân gian” Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng
do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm folklore từ các trường phái khác nhau trên thế giới
Hiện nay ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu triển khai công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian trên các lĩnh vực sau:
Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ… Trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian
Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian…); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn…)
Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu…); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất)
Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách giữa các bộ phận (ngữ văn, nghệ thuật, tri thức, tín ngưỡng phong tục…), giữa hoạt động sáng tạo và hưởng thụ trong sinh hoạt văn hóa, giữa sáng tạo văn hóa nghệ thuật và đời sống lao động của nhân dân Để nghiên cứu văn hóa dân gian với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm nghiên cứu tổng hợp
Trang 23Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động Vì vậy, khi nhận thức, lý giải các hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của
nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng
Văn hóa, trong đó có văn hóa dân gian là sản phẩm của sự phát triển xã hội nhất định Tuy nhiên, sau khi hình thành và định hình, văn hóa tác động trở lại xã hội với tư cách là ”nền tảng tinh thần của xã hội”, là “động lực và mục tiêu của sự phát triển xã hội”
1.1.3 Khái niệm văn hóa làng và di sản văn hóa
Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc, và là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và nguyên lý cùng chỗ [ 47,tr 45]
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian
Về khái niệm xã: Xã là đơn vị hành chính cơ sở từ thời Lê Sơ đến thời Nguyễn dưới cấp tổng Hiện nay người ta vẫn gọi chung là làng xã [50, tr.398] Có những xã chỉ có một làng, có xã có nhiều làng Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm không gian văn hóa xã để chỉ những đặc trưng văn hóa của 5 làng của xã Vĩnh Hào như một sự khoanh vùng cụ thể để nghiên cứu
Di sản vật thể bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (trích Nghị định số 98/2010/NĐ-CP)
1.1.4 Đại cương về không gian văn hóa
Trong sự phát triển của bất kỳ một dân tộc nào, một nền văn hóa nào đều có
sự tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội dù ít hay nhiều Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên và lịch sử, xã hội của mỗi vùng không giống nhau Sự khác nhau về điều kiện
tự nhiên cũng sẽ dẫn đến sự phát triển về văn hóa có những điểm không giống nhau
Trang 24Tìm hiểu nét tương đồng và sự khác biệt về văn hóa cũng như sự biến đổi của một hiện tượng văn hóa trong một không gian trên cơ sở ấy mà làm rõ cái chung và nét riêng của từng không gian văn hóa là khá phức tạp
Trong tâm thức dân gian Việt Nam đã có sự phân biệt giữa cái chung và cái riêng thể hiện qua việc khẳng định những sản vật của một làng, nghề nghiệp của một làng, nét tiêu biểu của một vùng như:
Dưa La, hung Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét
Hay người Vụ Bản, Nam Định có câu: Bánh Gôi, xôi Hồ…
Trong lịch sử cũng tồn tại của khái niệm Xứ Khái niệm Xứ được dùng rất linh hoạt trong dân gian, có thể là một tỉnh như “xứ Lạng, xứ Nghệ, xứ Thanh…, cũng có thể là một vùng theo đạo Thiên chúa như giáo xứ, xứ Đạo…, cũng có thể là một vùng nào đó xung quanh kinh thành Thăng Long trước đây…
Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu chưa có một thuyết nào về không gian văn hóa nhưng họ lại thừa nhân có sự tồn tại của vùng văn hóa Nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, L.Moocgan và E.Taylo, những người đi tiên phong của trường phái tiến hóa hiện đại đã đề câp đến vấn đề tương đồng về văn hóa Trong cuốn “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam” Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã thống kê được đến nay có ba khuynh hướng nghiên cứu và lý thuyết chính: lý thuyết “Khuếch tán văn hóa ở Tây Âu, lý thuyết “vùng văn hóa” ở Mỹ và lý thuyết loại hình kinh tế - văn hóa và khu vực văn hóa – lịch sử của các nhà khoa học Liên Xô cũ
Khái niệm này đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng dưới sự thống nhất
do cùng cội nguồn tạo ra bản sắc chung Nó làm nên tính đa dạng cho bức tranh văn hoá dân tộc Vùng văn hoá do đó chỉ sự khác nhau của đặc trưng văn hoá tộc người theo không gian địa lí trên một lãnh thổ Những nhóm tộc người khác nhau ở những địa điểm khác nhau tạo nên sự phân hoá vùng văn hoá
Từ xa xưa, ông cha ta đã ý thức về việc phân biệt văn hoá vùng miền và ngày càng được chú trọng một cách có ý thức trong giới nghiên cứu ngày nay Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh hướng, từng tác giả
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có
những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những
Trang 25mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh
tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành nên những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác” [38, tr 99]
Đặc trưng văn hóa vùng đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng nhất để phân vùng văn hóa Thực chất phân vùng thuộc tư duy phân loại loại hình, mà mỗi loại hình như vậy thường tồn tại trong một vùng nhất định Trong phân loại loại hình học, người ta phải lựa chọn một tập hợp các yếu tố đặc trưng còn gọi là tiêu chí phân loại hay phân vùng Về phương diện loại hình học và phân loại loại hình thì trong một tập hợp các yếu tố càng nhiều và càng đặc trưng thì việc phân loại càng chính xác Các tiêu chí phân loại không phải là bất kỳ và ngẫu nhiên, mà chúng có mối liên
hệ hữu cơ với nhau, tạo nên thể thống nhất phản ánh bản chất của hiện tượng Tuy nhiên, trong tập hợp tiêu chí phân loại ấy, không phải mọi tiêu chí đều có giá trị phân loại ngang nhau, tức là nó mang những thông tin loại hình như nhau, có một số tiêu chí mang tính loại hình đặc trưng hơn các tiêu chí khác
Những biểu hiện của vùng văn hóa mang tính đa dạng và thể hiện trên toàn
bộ các mặt của đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, tuy nhiên trong đó đặc trưng hơn cả là lối sống, nếp sống của cư dân, như nếp làm, nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, nếp vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội, qua các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, nhất là văn nghệ dân gian, văn học dân gian, âm nhạc, dân ca, kiến trúc, trang trí dân gian, diễn xướng, sân khấu dân gian và ở chừng mực nào đó còn thấy cả ở tâm lý và phong cách của con người
Tuy nhiên, theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì những đặc trưng văn hóa vùng
kể trên không phải bao giờ cũng biểu hiện như nhau ở tất cả các vùng văn hóa khác nhau Trong một tập hợp những đặc trưng của mỗi vùng cụ thể có những đặc trưng
“trội”, tạo nên cái hồn, cái “tính cách” riêng của vùng đó Người nghiên cứu phải phát hiện được các đặc trưng “trội”, nắm bắt được cái “tính cách” ấy
Ở một tiểu vùng chiêm trũng, không được phù sa bồi đắp thường xuyên của sông Hồng nên các làng xã Vĩnh Hào nên đất đai vùng chiêm trũng này chỉ có thể canh tác lúa, ít có khả năng mở rộng đất trồng các loại cây khác Và vì như vậy nên
Trang 26văn hóa của vùng này vẫn mang đậm đặc những nét văn hòa của cư dân làm nông nghiệp lúa nước Tuy nhiên, do quá trình lịch sử, do điều kiện tự nhiên khó khăn nên người dân nơi đây cũng tìm cách học hỏi những nghề thủ công ở các nơi khác để thoát cảnh đói nghèo Và từ đây cũng hình thành nên đặc trưng riêng trong văn hóa sản xuất của người dân Vĩnh Hào
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vĩnh Hào
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Hào nằm ở phía Nam huyện Vụ Bản, có vị trí địa lý như sau: phía Nam tiếp giáp với xã Yên Phúc và Yên Lộc (huyện Ý Yên) ngăn cách với dòng sông Đấu, phía Tây giáp xã Yên Lương (Ý Yên) và xã Tam Thanh, phía Bắc giáp xã Liên Minh, gắn liền với cánh đồng làng Hổ Sơn, Vân Bảng, Ngọ Trang, cách núi Hổ khoảng 1km Phía Đông giáp xã Đại Thắng cùng có chung cánh đồng 3
xã (Liên Minh, Đại Thắng, Vĩnh Hào) Trước đây, các làng xã Vĩnh Hào cách phủ
lỵ Nghĩa Hưng (ở Đống Cao xã Yên Nhân) 5 km, cách huyện lị Vụ Bản (ở Thái La
xã Trung Thành) về phía Bắc 8km, cách thành phố Nam Định về phía Đông Bắc 15km Xã Vĩnh Hào có vị trí gần với tỉnh lộ 56 cũ và quốc lộ 10 nên rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm ngành nghề nông thôn với các
xã lân cận và trong khu vực cũng như việc giao lưu buôn bán với các trung tâm lớn của tỉnh và của cả nước
1.2.1.2 Địa hình
Các làng xã Vĩnh Hào nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình bằng phẳng, chênh lệch cao độ địa hình tương đối không lớn Hướng dốc của địa hình là cao ở phía Nam, thấp thoải dần theo hướng Bắc, độ dốc địa hình dưới 1%
Trang 27Bản đồ 1.1: Các vùng địa lý tự nhiên Nam Định 1.2.1.3 Khí hậu
Các làng xã ở đây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một năm chia làm bốn mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm là 23 đến 24 độ C Mùa đông nhiệt độ trung bình là khoảng từ 17,1 đến 18,1 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2,
có ngày nhiệt độ xuống khoảng từ 6 đến 7 độ C Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 27-28 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7, 8, 9
Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm là 80 – 84%, tháng cao nhất là tháng 3 có
độ ẩm là 87% , tháng thấp nhất là tháng 11, độ ẩm là 79%
Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1700 – 1800mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm Lượng mưa được phân bố như sau: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm Các tháng mưa nhiều tập trung vào tháng 7, 8, 9 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm, các tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2, có tháng hầu như không mưa
Nắng: Hàng năm có 250 ngày nắng Tổng số giờ nắng là 1650-1700 giờ/ năm
Vụ hè thu có khoảng 1100 – 1200 giờ/năm, chiếm 70 số giớ nắng trong năm
Trang 28Gió: Số gió thịnh hành theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-3m/s Mùa đông có gió mùa đông bắc, tốc độ gió trung bình từ 2,4 đến 2,6m/s, tần suất 60 đến 70m/s Mùa hè có gió mùa Đông Nam, có tần suất 50 -50%, tốc độ gió trung bình là 1,9 -2,2m/s
Tháng 7, 8, 9 thường có bão, tốc độ gió lớn nhất là 40m/s Đầu mùa hè vào các tháng 4,5 thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng
1.2.1.4 Thủy văn
Các làng xã vĩnh Hào vẫn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đào cả
về mùa mưa và mùa khô
Bản đồ 1.2: Các sông chính ở Nam Định
Hệ thống sồng ngòi: Vĩnh Hào có sông Chanh chạy qua, đây là trục cung cấp nước tưới, tiêu chủ yếu của xã Hơn nữa trên địa bàn còn có các tuyến kênh mương nội đồng phân bố khắp trên địa bàn theo dạng xương cá Chế độ nước sông chia theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn Hệ thống sông cùng các kênh mương thủy lợi các cấp ở nội đồng, các công trình đầu mối, trạm bơm đã cung cấp được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
1.2.1.5.Tài nguyên thiên nhiên
Trang 29Tài nguyên đất
Diện tích đât phi nông nghiệp 138,78 ha 22,22%
Bảng 1.1: Cơ cấu đất xã Vĩnh Hào (Theo Số liệu thống kê đất đai xã Vĩnh Hào năm 2010)
Hiện trạng sử dụng đất
TT Mục đích sử dụng đất Mã
Năm 20120 Diện tích
(ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 624,7 100
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,38 0,06
2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,19 0,03
2.2.3.3 Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông DBV 0,02 0,003
Trang 302.2.3.5 Đất cơ sở y tế DYT 0,15 0,02
2.2.3.7 Đất bãi rác, xử lý chất thải DRA 0,74 0,11
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 12,38 1,98
III Đất chƣa sử dụng CSD 0,75 0,12
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Hào năm 2010
Thổ nhưỡng
Đất đai các làng xã Vĩnh Hào là đất được phù sa trong đê không được bồi
đắp hàng năm ở lưu vực sông Hồng Thành phần cơ giới chủ yếu từ nhẹ đến trung
bình, khả năng giữ nước và giữ phân tốt Do quá trình bồi tụ không đều nên khu vực
Vĩnh Hào hiện nay nằm trong nơi thấp trũng cục bộ, cho nên đất bị glây hóa mạnh
và có độ chua cao
Bản đồ 1.3: Đất phù sa Glây trên địa bàn tỉnh Nam Định
Trang 31Đất phù sa glây (gleyic fluvisols) là loại đất được hình thành ở địa hình thấp, nơi có mực nước ngầm gần mặt đất, đọng nước nửa năm Màu xám xanh nhạt của FeO, cấu trúc cục, khối, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng, glay mạnh CEC thấp (<12me/100gam đất), độ no bazo cũng thấp (<35%), đạm và kali trung bình, lân ngthèo, độ PH chua đến rất chua <=4,5, mùn trung bình từ 2 đến 4% (34 , 97)
Ở các làng của Vĩnh Hào đất phù sa có tầng đốm gỉ Glây phân bố ở khu vực vàn cao và trung của xã Loại đất này phù hợp cho trồng hai vụ lúa và sản xuất cây rau màu vụ đông ở các nơi đất cao
Đất phù sa chua Glây, độ PH trung bình 5 – 6, phân bố ở các chân ruộng vàn
và thấp, chỉ thích hợp cho trồng hai vụ lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản
Bản đồ 1.4: Bãi bồi cao trong đê
Tài nguyên nước
Năm làng ở Vĩnh Hào đều có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong xã
Trang 32Nguồn nước mặt: Vĩnh Hào có sông Chanh lấy nước từ sông Đào có trữ lượng lớn Chế độ nước của hệ thống sông chia làm hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn, hệ thống sông cùng kênh mương thủy lợi ở các cấp ở nội đồng nhận nước từ các công trình đầu mối, trạm bơm đã đáp ứng được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm chủ yếu nằm trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutoxen phân bố trên địa bàn toàn xã, hàm lượng Cl < 200mg/l, tầng khai thác ở độ sâu trung bình từ 20 – 50m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt nhưng phải trải qua quá trình xử ký sắt Một số tầng nước sâu 150 – 250m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác quy mô công nghiệp
Những điều kiện tự nhiên trên đây vừa có những thuận lợi và có những khó khăn đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương
1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân số ở các làng xã vùng chiêm trũng này về cơ bản vẫn là những người nông dân chủ yếu sống bằng nghề canh tác lúa nước Trải qua quá trình lịch sử nhân dân nơi đây cũng đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa từ thời Hai Bà Trưng đến kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nông dân các lãng xã Vĩnh Hào chiếm tới 90% dân số nhưng quá nửa ruộng đất lại nằm trong tay bá chủ cường hào [21, tr 90] Gia đình bần cố nông thiếu ruộng đất phải làm tá điền, cày ruộng ré cho địa chủ thường theo lệ rẽ đôi “hai công ăn một” Giáo dân làng Đại phần lớn lĩnh canh của địa chủ trong làng Nhà chung xứ Đại Lại có 30 mẫu ruộng thuê canh điền làm Nhà thờ Kẻ Tiên có 30 mẫu ruộng chia cho giáo dân 18 tuổi trở lên mỗi người lĩnh canh một sào, một năm nộp lại hai thùng thóc cho nhà chung Cuộc sống nhân dân lúc đó rất khó khăn Khoảng những năm 30 cả tổng Hổ Sơn có một trường tổng
sư, sau đó mở thêm một trường hương sư ở Vĩnh Lại, học trò vài chục người, phần lớn là con nhà giàu
Sang chiến tranh Thế giới lần thứ 2, cuộc sống người dân xã Vĩnh Hào càng khó khăn hơn Năm 1945, huyện Vụ Bản có hơn 80 ngàn dân, chết đói gần 11 ngàn người, chiếm hơn 15% dân số [21, tr.93] Ở Vĩnh Hào theo thống kê chưa đầy đủ
đã chết đói gần 800 người
Trang 33Làng Si có 385 đồng bào lương và giáo chết đói và mất tích, trong đó có 22 gia đình chết cả nhà
Làng Đại có 165 người chết đói, trong đó 14 gia đình chết cả nhà
Làng Tiên có 200 người chết đói, trong đó 32 gia đình chết cả nhà
Làng Hồ Sen chết đói 26 người, có 2 gia đình chết cả nhà
Làng Cựu Hào tuy số dân chết đói ít hơn, nhưng dân làng cũng điêu đứng, cơ cực [21, tr.93]
Sau chiến tranh, hòa bình lập lại, người dân Vĩnh Hào đã khắc phục những hậu quả của chiến tranh, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống bằng nhiều cách khiến bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi Đó cũng là điều kiện để người dân vùng chiêm trũng này tạo dựng những nét văn hóa rất giàu bản sắc
Theo số liệu thống kê năm 2010 của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hào, dân số của xã là 5703 người, gồm 1613 hộ thuộc 5 làng Cụ thể là:
Bảng 1.3: Thống kê số dân 5 làng ở xã Vĩnh Hào
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 0,87%
- Nguồn lao động
Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng số người trong độ tuổi lao động là
3493 người, chiếm 61% Trong đó nữ là 1783 người, nam 1710 người
- Cơ cấu lao động năm 2010:
Trang 34Biểu đồ 1.1: Số lao động làm trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010
Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ lao động làm trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010
(Nguồn: HTX nông nghiệp Vĩnh Hào năm 2011)
- Chất lượng lao động:
Chất lượng lao động trên địa bàn xã Vĩnh Hào còn hạn chế, số lao động qua
đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp còn thấp, tập trung hầu hết ở các ngành, khu
vực làm công tác quản lý, dịch vụ, y tế, giáo dục Còn lại đại bộ phận là lao động
Trang 35trong sản xuất nông nghiệp, chưa qua đào tạo, do vậy việc tiếp thu ứng dụng Khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế
Trên đây là những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vĩnh Hào Những điều kiện này vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển của các làng vùng chiêm trũng này Là một vùng đất nằm ven sông nên đất đai
ở đây chủ yếu là đất thịt pha cát, có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất thuận lợi cho các loại cây trồng, nhất là cây màu Hiện nay, hệ thống đường giao thông tương đối phát triển, tạo điều kiện cho sự giao lưu, buôn bán với bên ngoài Thêm vào đó, nguồn nhân lực tương đối dồi dào, là điều kiện để phát triển kinh tế về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Trong xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang trên đà phát triển như mây tre đan, gia công đồ gia dụng hay may mặc… Tuy nhiên, với một vùng chiêm trũng nên trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, ngành chăn nuôi mấy năm gần đây đã có sự chuyển biến nhưng chưa mạnh, tỷ trọng vẫn tương đối thấp Hơn nữa, quy mô sản xuất vẫn chủ yếu tập trung vào các nông hộ gia đình chính, chưa có nhiều cơ sở sản xuất theo hình thức gia trại, trang trại có sản phẩm nông nghiệp mang lại thương hiệu hàng hóa có giá trị cao Thêm vào đó, lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, song số lao động trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp là người già, số lao động trẻ không thiết tha với đồng ruộng do giá trị lao động trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, số lao động trẻ khỏe đi tới các thị trường lao động
có thu nhập cao Điều này cũng gây ảnh hưởng tới các nghề thủ công trong xã, số lao động trong các nghề thủ công ở đây ngày càng giảm Các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã
1.3 Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào
Khi nghiên cứu về vùng trũng xã Vĩnh Hào, chúng tôi nhận thấy đây là một vùng chiêm trũng và có thể coi đây là vũng trũng nhất của cả huyện vì diện tích trồng lúa chiếm tới 90% và gần như là không có đất trồng màu Năm làng mà chúng tôi khảo cứu đều là những làng chủ yếu làm nghề nông, ngoài thời gian làm nông nghiệp thì mỗi làng lại có những nghề thủ công riêng để tận dụng khoảng thời gian nông nhàn, tăng thêm thu nhập và tạo nên đặc trưng văn hóa khác biệt so với các làng xã ở phía Bắc của huyện Hơn nữa do cuộc sống khó khăn vất vả nên người
Trang 36dân nơi đây còn có truyền thống hiếu học, trọng đạo tôn sư Họ coi học tập là con đường tu luyện để thực hiện đạo làm người, đồng thời cũng là một trong những con đường thoát khỏi đói nghèo, vươn tới vinh hoa, dương thanh danh, hiển phụ mẫu
Vì thế, đây được coi là một vùng đất học với nhiều người đỗ đạt Trong vùng cũng
có nhiều công trình kiến trúc có giá trị, có nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc,
rất đáng để chúng ta tìm hiểu
Vùng trũng này nằm ở cực nam của huyện Vụ Bản, phía Nam tiếp giáp với
xã Yên Phúc và Yên Lộc (huyện Ý Yên) ngăn cách với dòng sông Đấu, phía Tây giáp xã Yên Lương (Ý Yên) và xã Tam Thanh, phía Bắc giáp xã Liên Minh, gắn liền với cánh đồng làng Hổ Sơn, Vân Bảng, Ngọ Trang, cách núi Hổ khoảng 1km Phía Đông giáp xã Đại Thắng cùng có chung cánh đồng 3 xã (Liên Minh, Đại Thắng, Vĩnh Hào) Trước đây, các làng xã Vĩnh Hào cách phủ lỵ Nghĩa Hưng (ở Đống Cao xã Yên Nhân) 5 km, cách huyện lị Vụ Bản (ở Thái La xã Trung Thành)
về phía Bắc 8km, cách thành phố Nam Định về phía Đông Bắc 15km
Vùng trũng này bao gồm năm làng cổ xưa, hình thành từ thuở Hùng Vương dựng nước, nằm trong vùng đất cổ phía Nam đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp trong quá trình biển lùi cách đây 7000 năm và được phù sa của sông Hồng và sông Đáy Dãy núi đất phía Tây của huyện Vụ Bản, cách vĩnh Hào không xa như vúi Hổ, núi Gôi, núi Lê đã từng là địa bàn cư trú của người nguyên thủy Cuối thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ kim khí, cách đây khoảng 4000 năm, con người đã xuất hiện ở chân các dãy núi đất này và đồng cát Lương Kiệt (xã Liên Minh) Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã thấy nhiều hiện vật đồ đá mới ở di chỉ hang
Lồ (núi Lê) và tất cả các núi đất ở huyện Vụ Bản Các làng thuộc xã Vĩnh Hào đều nằm gần các di chỉ này Qua quá trình khai thác vùng bãi biển sình lầy của cửa biển núi Gôi (Côi Sơn hải khẩu) người nguyên thủy đã quai đê lấn biển, từ chân các núi đất này chuyển dần xuống các bãi đất cao, tụ cư nơi thuận tiện, tạo nên các trang ấp Theo lịch sử dân tộc thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, cách đây hơn 2000 năm,
cư dân đã sống khắp miền Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hình thành 15 bộ, lập các bản làng trang ấp, thường gọi là Kẻ Vĩnh Hào có 5 làng thì cả 4 làng xưa được gọi là Kẻ, gồm Kẻ Đại (Đại Lại), Kẻ Si (Cổ Sư), Kẻ Tiên (Tiên Hào), Kẻ Sặt (Cựu Hào) và Ấp Sến (Hồ Sen) Ấp Sến xưa là một xóm nhỏ của kẻ Si, sau đổi là Hồ Sen,
Trang 37có nhiều mối quan hệ thôn làng, dân thường hay nói “Si sao Hồ vậy” Kẻ Si và Ấp Sến hai làng có tên cây Si, cây Sến là những loại cây vốn sống ở vùng sông nước
Cả 5 làng sớm muộn đều xuất hiện từ đời vua Hùng dựng nước và đều là những Kẻ hoặc liên quan đến Kẻ, tức là những làng của quốc gia Văn Lang xưa
Theo sách “ Các trấn tổng xã danh bị lãm” (Khảo cứu về tên các xã tổng ở
các trấn), viết vào thời Gia Long đầu thế kỷ XIX (1802-1819) cả năm làng Đại Lại, Tiên Hào, Cựu Hào, Vĩnh Lại, Hồ Sen đều thuộc tổng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, trấn Nam Định (sau này là tổng Hổ Sơn, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) Tình hình
cụ thể của từng làng như sau:
Làng kẻ Si (Cổ Sư) đã được ghi trong ngọc phả của họ Phạm, làng đã có từ
trước đời nhà Đinh Dựa theo bài thơ Đường “Vịnh cố hương” của Tiến sĩ Phạm
Đình Kính (1669 -1737) thì làng do 5 họ ở vùng Tượng Lâm (tức Núi Voi Đông Triều) di cư vào vùng ven biển này cầy cấy lập ấp
Từ Tượng Lâm trước thời Tây Hán Đến miền Thiên Bản lập trang điền Năm nhà ven biển chung cày cấy
Ngàn thuở tuy nghèo vẫn hiếu hiền
Năm họ đó là Đoàn, Phạm, Vũ, Nguyễn, Trần mà sau này khi tế lễ ở đình đều khấn là “Ngũ gia tiên tổ” (tổ tiên 5 nhà), chính là 5 họ khai canh lập ấp Theo ngọc phả Bạch Đẳng – Cao Lôi của làng Si (viết năm Hồng Phúc nguyên niên - 1572) thì tên làng Hai Bà Trưng đầu công nguyên gọi là Vĩnh Phúc Trang Đời Lê Hoằng Định năm thứ 16 (1616), trong bia chùa Ngộ Tiên ở Đại Lại đã có tên là xã Vĩnh Lại Vậy tên làng Vĩnh Lại muộn nhất cũng xuất hiện vào đời Lê
- Làng Hồ Sen (Ấp Sến) Theo ngọc phả đền làng Hồ Sen viết năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) thì tướng quân Cao Mang đến ấp này từ đời Lý Lúc đó làng có tên là Hồ Liễn (nghĩa đen là một cái khay, ý nói làng là một khu đất bằng
phẳng, vuông vức) Theo “Các trấn tổng xã danh bị lãm” và “Nam Định dư địa chí”
của Nguyễn Ôn Ngọc thì làng đổi tên là Hồ Liên (Liên là sen, nên dân cũng thường gọi là làng Hồ Sen) Hiện nay tiếp giáp với làng Vĩnh Lại còn có con đường Sến và cánh đồng Sến
Trang 38- Làng kẻ Đại (Đại Lại) có nghĩa là gò lớn Vốn xưa là một cồn cát cao và rộng như một cồn núi (truyền thuyết dân gian cho là một hòn núi đất, sau chạy về
Hổ Sơn, tức núi Hổ Còn cồn đất cao được gọi là cồn Khôi) Trong thư tịch, tên Đại Lại sớm nhất được biết đến từ năm 1616 (năm Lê Hoàng Định thứ 16) trong văn bia chùa Ngộ Tiên (Theo “Sơ lược chùa Ngộ Tiên” do ban tôn tạo chùa có ghi chép lại: Chùa Ngộ Tiên còn có tên là chùa Ngồ là một ngôi chùa cổ, ít nhất cũng được từ thế
kỷ XV-XVI về trước Bia “Ngộ Tiên tự thi thạch bi” soạn năm Hoằng Định thứ 16 đời Lê đã nói rõ đây là ngôi chùa lớn, là một cổ tích danh lam, bảo điện nguy nga, lại lập chợ trước chùa, cảnh tượng thật là sầm uất, trên bia có thơ ca ngợi cảnh chùa:
Lung linh bảo điện Phức úc hương yên Hào quang minh nguyệt Thụ bích quang thiên Trung đa cảnh vật Ngoại hựu thị san Lục hành đảm phụ Thủy phòng thuyền thuyền Nhân mãn phân thạc Quốc dư hóa tiền (Tạm dịch:
Lung linh bào điện Thơm phức khói hương Hào quang rực rỡ Cây xanh đẹp trời Phong nhiều cảnh vật Ngoài lắm chợ hàng
Đi bộ thì gánh
Đi thủy chở thuyền Người đông tấp nập Nước dư hàng tiền)
Trang 39- Làng Kẻ Tiên (Làng Tiên Hào) có mưỡu rộng trên một bãi đất cao, có sông,
có bến nước, có tục thờ thần bản thổ làm thành hoàng làng, có miếu thờ thần núi Sơn Tinh và thần biển Đông Hải quốc mẫu, đượm màu sắc tín ngưỡng nguyên thủy Câu đối ở đền làng còn nhắc nhở nguồn gốc con Rồng cháu Tiên đời Hồng Bàng:
Tiên Rồng nòi giống trời sinh Thánh Côi Hổ linh thiêng núi giáng Thần
- Làng Kẻ Sặt (Cựu Hào) Dấu tích còn lại ở trại Sặt Người xưa lúc đầu ở trên gò Sặt đất cao, sau phát triển sang đất Cựu Hào và Cồn Dâu ngày nay để mở mang đồng ruộng sản xuất Làng có miếu thờ Quan Lang, thờ Sơn thần đượm màu sắc tín ngưỡng nguyên thủy Quan Lang đời vua Hùng là tù trưởng các bản làng Cồn Dâu là dấu tích của quá trình quai đê lấn biển của cư dân trước đây trong thời
kỳ biển lùi
Đây là một vùng đất trũng, vốn xưa là bãi biển sình lầy Trong quá trình biển lùi thuộc kỷ Hô – lô xen cách đây khoảng 6000 – 7000 năm, bãi biển được bào mòn, bồi đắp liên tục, tạo ra những bãi cát, cồn cát và nhiều lạc nước Cư dân sống ven chân núi đã dần di cư xuống vùng này, sống trên những bãi cát, cồn cát, khai phá đất đai, lập nên các làng từ đời vua Hùng dựng nước Cả 5 làng đều có nguồn gốc xa xưa, có quan hệ cộng đồng sinh sống trên vùng chiêm trũng này
Địa hình toàn vùng là hình chữ nhật, chiều dài nhằm hướng Đông Tây dài 3km, chiều rộng hướng Bắc Nam hơn 2km Tổng diện tích đất tự nhiên là 624,65 ha (hơn 6km2
) Các làng trong vùng xưa kia nằm ở cuối huyện, xa lị sở; lại nằm ở vùng chiêm trũng, giao thông liên lạc khó khăn, nên trong chế độ phong kiến, sự biến thiên về chính trị, xã hội tác động không nhanh nhạy đến vùng này Giữa 5 làng xưa nay cùng chung cảnh ngộ, nên có sự gắn bó để cùng nhau sinh sống nhưng vẫn có
sự giao lưu với các xã lân cận ở huyện Ý Yên (nhất là thôn Cồn Dâu có quan hệ nhiều với xã Trạng Vĩnh (Yên Phúc, Ý Yên) Đây cũng là vùng chiêm trũng đang được cải tạo Diện tích canh tác khoảng 500ha, chủ yếu là ruộng trồng lúa, khoảng 450ha, xưa phần lớn là ruộng chiêm, chỉ cấy một vụ Ruộng cấy hai vụ không đáng
kể Ruộng màu cũng rất ít
Xưa kia khi chưa có công trình thủy lợi, các làng xã ở đây chủ yếu cấy một năm một vụ chiêm, còn vụ mùa thì đồng nước mênh mông, có chăng chỉ cấy cưỡng
Trang 40được ít nhiều Đồng thấp nhất là cánh đồng Ba Xã (tiếp giáp Vĩnh Hào, Liên Minh, Đại Thắng – xưa nằm giữa ba làng: Đống Xuyên thuộc xã Hào Kiệt, Bái thuộc xã
Cố Bản và Đại Lại) Ở Hồ Sen, cánh đồng trũng nhiều nhưng nhỏ như Đồng Nê, Đồng Sét, Đồng Lộc (hay Đồng Rộc) Cựu Hào xưa kia cũng là nơi đồng trũng, bốn lạch nước đổ về Theo các bậc tiền bối trong làng kể lại, có năm nước lũ phải bơi từ trại Sặt vào đền Cựu để thắp hương làm lễ Trong đền còn có bức hoành phi “Tứ thủy chung Linh” (linh thiêng 4 dòng nước hội tụ) đã nói lên điều đó Làng Tiên Hào có 14 đỗi ruộng, ruộng trũng ở phía Nam sát bờ sông Xưa, ruộng công điền phần lớn chỉ cấy một vụ chiêm, ruộng tư điền cũng chỉ cấy được một vụ Ruộng đồng mầu có 5 mẫu, bằng 1/10 diện tích Những câu đối trong đền làng Tiên Hào đều nói lên cảnh nước sông cửu khúc tràn về hay bốn lạch nước đổ về đồng Cựu Hào, Tiên Hào Làng Si xưa có nhiều cánh đồng trũng như Bàu Gạo, Đò Ma, Ngọ Đồng, Đền Thượng, Cánh Hổ, Sủng Mẫu, Sau Si, Hậu Đồng, Hạ Vạn Đại Lại, ngoài cánh đồng ba xã, còn có nhiều đồng chiêm như đồng Lác, Ngàn Năm, đồng Niễng, đồng Sâu, cửa Quán, sau Vua, Sối Vuông
Năm làng trong vùng có tới 90% là đất đồng chiêm nhưng cũng có rất nhiều cồn gò bãi cát Vùng đất có nhiều ô trũng, cồn gò là dấu vết của quá trình biển lùi Những cồn gò là những cồn cát, đất cứng khi biển lùi không bào mòn hết được Mỗi làng có hàng mấy chục cồn cát Làng Hồ Sen có gò Dù, gò Kiệu, Cồn Thớt, Cồn Găng, Cồn Bo Bo, Đống Lẫm hoặc những mưỡu cây rậm rạp như Cửa Mưỡu, Mả Cháy lại có những bãi cát trở thành những cánh đồng màu sát làng như cánh đồng Bước Quan, Rặng Sở, Cánh Xe Đống Lẫm là một gò đất cao, lũ lụt nước không tràn được, nên đến mùa nước, dân thường quây tạm các lẫm thóc ở đây và cho trâu
bò sang lánh Làng Cựu Hào có Cồn Dâu vốn là cồn cát bãi biển Cồn Tượng trại Sặt, Cồn Chùa Mả Cả, Cồn Chàng, Cồn Chép, Cồn Hát Hội, Cồn Cái Lọng, Cồn Vuông, Cồn Chòm Ngoài ra còn nhiều mưỡu như mưỡu Sở, mưỡu Xóm, Mả Xỉ, mưỡu họ Đỗ Làng Tiên Hào có cồn Lục Xà (rắn xanh) nối liền với Cồn Dâu của Cựu Hào Tất cả các cánh đồng cao hầu như nằm sát xung quanh làng như Cửa Trại, Vườn Nứa, vườn Cát, vườn Lũy, vườn Dài, Cồn Dàng, Cồn Cửa Đền, Cồn Mả Quan, vườn Thánh, Ổ Gà Làng Vĩnh Lại các cánh đồng cao hầu như nằm sát phía Tây Bắc như Cồn Con Ngựa, Cồn Lò, Cồn Phướn, Cồn Mả Bức, Cồn Lăng, Cồn