Trong lĩnh vực hoạt động của mình, hoạt động cho vay là hoạt động rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược góp phần đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Do đó để ngân hàng hoạt động có hiệu quả đem lại lợi nhuận lớn thì cần thực hiện hoạt động cho vay một cách an toàn, hiệu quả. Để làm được điều này thì các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm tới công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng; đảm bảo tỷ về nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức an toàn đồng thời nó cũng góp phần hạn chế những rủi ro có thể gặp phải cho NH
Trang 1tỷ về nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức an toàn đồng thời nó cũng gópphần hạn chế những rủi ro có thể gặp phải cho NH Nắm bắt được vấn đề đó trongthời gian thực tập tại PG Bank – chi nhánh Hà Nội em đã đi tìm hiểu công tác thẩmđịnh các dự án đầu tư xây dựng tại PG Bank và nhận thấy số lượng các dự án đầu tưxây dựng ở đây rất nhiều và công tác thẩm định cũng khá hiệu quả tuy nhiên bêncạnh đó vẫn tồn tại một số thiếu sót nhất định Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “
Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex – chi nhánh Hà Nội” để làm chuyên đề thực tập
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư xây dựng tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex – chi nhánh Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Thị Mai Hoa và
toàn thể cán bộ nhân viên PG Bank – Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiệnthuận lợi cho em hoàn thành tốt chuyên đề này
Trang 2CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX –
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex
1.1.1 Lịch sử ra đời
NH TMCP Petrolimex tiền thân là NH TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười(viết tắt là NH Đồng Tháp Mười) được ngân hàng nhà nước cấp phép h/động theogiấy phép số 0045 / NH - GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp ngày13/11/1993
Ngay từ khi h/động, trong bối cảnh đất nước chuyển từ nền kinh tế KHHtập trung sang CCTT định hướng XHCN, NH Đồng Tháp Mười có số vốn điều lệlúc đầu là bảy trăm triệu đồng với trụ sở chính được đặt tại số 16, quốc lộ 30, MỹTây, Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chỉ với một vài cán bộ CNV.Trong thời gian đầu, phạm vi h/động của NH chỉ ở tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp, KHchủ yếu của NH là các hộ n/dân với m/đích chính là vay vốn sx nông nghiệp
Sau mười năm h/động, NH Đồng Tháp Mười đã đạt mức vốn điều lệ là 5 tỷđồng vào năm 2003 và đạt 90 tỷ đồng vào năm 2005 Các h/động của NH đã đónggóp một phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển KT – XH tại địa phương
Tháng 1/2007, NH Đồng Tháp Mười đã đc thống đốc NHNN cho phépchuyển đổi mô hình h/động thành NHTM CP đô thị và đến tháng 2/2007 NH đã đổitên thành NH TMCP xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank)
Tháng 12/2008, PG Bank tăng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng đáp ứng quyđịnh tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc banhành danh mục mức vốn pháp định của t/chức tín dụng Chính điều này đã tạo tiền
đề giúp PG Bank có thể nâng cao CSVC, hiện đại hóa công nghệ NH, mở rộng vàphát triển mạng lưới, tăng quy mô cho vay đối với các thành phần KT, đẩy mạnhcác lĩnh vực đ/tư và thực hiện mục tiêu trở thành một NHTM hàng đầu VN cungcấp đầy đủ các dịch vụ TC - NH hoàn thiện nhất đến các thành phần KT và các tầnglớp dân cư
Trải qua gần 20 năm h/động, PG Bank đã có sự phát triển vượt bậc và ngàycàng khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống NH ở Việt Nam Đến nay,thương hiệu của PG Bank đã có mặt tại các địa bàn KT lớn của cả nước như Hà Nội,
Trang 3TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai,Hải Dương, … PG Bank cung cấp đa dạng và đồng bộ các sp dịch vụ cho các đốitượng là KHCN, KHDN và các t/chức TCNH Đồng thời, sự phát triển này cũngđược khẳng định qua những chỉ tiêu tài chính tính đến 09/2012 mà PG Bank đạtđược như sau: Tổng tài sản 23,653 tỷ đồng ( trong đó dư nợ tín dụng đạt 11,912 tỷđồng); tổng vốn huy động đạt 21,137 tỷ đồng ( trong đó vốn huy động từ cá nhân và
tổ chức KT đạt 12,784 tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 461 tỷ đồng (chiếm82% kế hoạch năm 2012 là 560 tỷ đồng) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ vốn điều lệbình quân đạt hơn 28% Tính đến 9/2012, tổng số nhân viên của PG Bank lên tớihơn 1,331 người với mạng lưới h/động KD gồm 76 điểm giao dịch trên toàn quốc
1.1.2 Quá trình phát triển
Tháng 5/2007, Đại hội cổ đông của NH đã họp và quyết định tăng vốn của
NH lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất 1,000 tỷđồng vào năm 2008 và ít nhất là 3,000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 2010
Ngày 26/6/2007, PG Bank đã chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội –
CN đầu tiên trên cả nước Đây là sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trongquá trình xâm nhập vào thị trường NH của PG Bank
Ngày 10/10/2007, PG Bank đã chính thức hoàn tất việc tăng vốn lên 500 tỷđồng
Ngày 12 và 17/10/2007, PG Bank lần lượt khai trương các CN đầu tiên ởmiền Nam và miền Trung là CN Sài Gòn và CN Đà Nẵng
Ngày 01/01/2008 Triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi i-FlexCore Banking
Ngày 24/01/2008 Khai trương PG Bank Chi nhánh Cần Thơ
Ngày 12/03/2008 Tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàngCITAD
Ngày 11/06/2008 Triển khai dịch vụ NH điện tử
Ngày 27/06/2008 Khai trương PG Bank CN Vũng Tàu, Long An
Ngày 27/10/2008 Được NHNN Việt Nam xếp hạng “NH loại A” năm 2007Ngày 11/11/2008 Gia nhập hệ thống SWIFT toàn cầu và được NHNN cấpphép cung cấp các h/động TTQT, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại hốitrên thị trường nước ngoài
Ngày 11/12/2008 Khai trương PG Bank CN Đồng Nai
Ngày 19/12/2008 Tăng vốn điều lệ thành công lên 1,000 tỷ đồng
Trang 4Ngày 19/02/2009 Khai trương PG Bank CN Hải Dương
Ngày 29/03/2009 Nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh VN 2008” do Thờibáo Kinh tế VN và Cục xúc tiến TM (Bộ Công thương) bình chọn
Ngày 30/06/2009 Khai trương PG Bank CN Hải Phòng
Ngày 09/07/2009 Khai trương PG Bank CN An Giang
Ngày 06/10/2009 Được NHNN VN cấp phép thực hiện Giao dịch phái sinhhàng hóa
Ngày 13/10/2009 Chính thức cho ra mắt thẻ Flexicard với 2 tính năng ghi nợ
và trả trước
Ngày 26/10/2009 Nhận giải thưởng NH thực hiện xuất sắc nghiệp vụ TTQT
do NH Wachovia N.A Newyork trao tặng
Ngày 29/12/2009 Khai trương PG Bank CNQuảng Ninh
Ngày 31/12/2009 Được NHNN xếp hạng NH loại A năm 2008
Ngày 08/01/2010 Khai trương PG Bank CN Khánh Hòa
Ngày 24/01/2010 Đạt giải thưởng “ DN Thương mại dịch vụ VN 2009 ” do
Ngày 14/12/2010 Được NHNN xếp hạng “NH loại A” năm 2009
Ngày 17/12/2010 Nhận giải thưởng “ Top 100 doanh nghiệp TM - DV tiêubiểu 2010” do Bộ Công thương bình chọn
Ngày 31/12/2010 Tăng vốn điều lệ thành công lên 2,000 tỷ đồng
Ngày 10/04/2011 Năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng “Thương hiệumạnh VN 2010”do Cục Xúc tiến TM - Bộ Công thương phối hợp với Thời báoKinh tế VN bình chọn
Tháng 12/2011: PG Bank khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Mipec địa chỉ số
229 Tây Sơn – quận Đống Đa - Hà Nội
Trang 5Trong năm 2011 PG Bank đã được nhận Bằng khen của TGĐ BHXH ViệtNam vì đã thực hiện tốt chính sách BHXH năm 2011; đồng thời nhận “Cờ thi đuaphong trào năm 2011” do Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng
Ngày 02/08/2012: PG Bank tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Sơ đồ tổ chức của PG Bank
Trang 6Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của PG Bank
Trang 7Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Trần Thị Mai Hoa
1.2.2 Sơ đồ tổ chức của PG Bank – Chi nhánh Hà Nội
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của PG Bank – chi nhánh Hà Nội
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
1.3.1.1 Quy mô huy động
Hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng đối với việc tồn tại và phát
triển của bất cứ một ngân hàng nào Xác định được tầm quan trọng đó, ban lãnh đạo
PG Bank – chi nhánh Hà Nội luôn đặt ra mục tiêu cụ thể đối với công tác huy động
vốn nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh
của ngân hàng mình
Bảng 1.1: Quy mô vốn huy động giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng, %
% HTKH Thực hiện
% HTKH Tổng vốn
huy động
1,388.34
(tỷ đồng)
121.61 (%)
2,084.20 (tỷ đồng)
94.74 (%)
1,885.78 (tỷ đồng)
47.00 (%)
2,442.77 (tỷ đồng)
120 (%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012)
Mặc dù chi nhánh mới được thành lập không lâu, hơn nữa PG Bank cũng là
một ngân hàng khá mới mẻ trên thị trường nhưng với quyết tâm và nỗ lực của toàn
Lớp: Kinh tế đầu tư 51
Trang 8thể cán bộ chi nhánh nên quy mô vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm Cụthể năm 2009 toàn chi nhánh đã huy động được 1,388.34 tỷ đồng và đã vượt21.61% so với kế hoạch đề ra trong toàn thời kỳ Sang năm 2010 quy mô vốn chinhánh huy động được đạt 2,084.2 tỷ đồng (tăng 1.5 lần so với năm 2009) tuy nhiênmới chỉ đạt 94.74% so với kế hoạch đã đặt ra trong năm Điều này là do ở nhữngtháng cuối năm 2010, các doanh nghiệp luôn có xu hướng rút tiền để trả thưởnghoặc tất toán các nghĩa vụ tài chính của năm, hoặc cá nhân cũng có nhu cầu rút tiền
để tiêu dùng nên lượng tiền huy động ở những tháng cuối năm 2010 bị sụt giảmcộng thêm với việc các tháng trước đó lượng tiền huy động từng tháng vượt kếhoạch không nhiều dẫn đến không đủ bù đắp cho kế hoạch những tháng cuối năm.Tuy nhiên mức giảm về nguồn huy động trong những tháng cuối năm cũng đã được
dự đoán trước và mức giảm này của chi nhánh Hà Nội vẫn ở mức chấp nhận được
Bước sang năm 2011, quy mô vốn huy động của toàn chi nhánh đã sụt giảmmột cách đáng kể, chỉ đạt 1,885.78 tỷ đồng (giảm 9.52% so với năm 2010) và đạtchưa tới 50% so với kế hoạch đề ra của cả năm Nguyên nhân là do với tình hìnhchung hiện tại của các ngân hàng là hạn chế tín dụng và tăng trưởng huy động đãđẩy các ngân hàng vào cuộc cạnh tranh tăng lãi suất huy động Các ngân hàng đuatranh nhau về huy động bằng cách tặng lãi suất, tặng quà, tuy nhiên, lãi suất huyđộng của PG Bank – chi nhánh Hà Nội vẫn thấp hơn so với các chi nhánh kháccũng như ngân hàng khác trên địa bàn Ngoài ra tháng từ 01/10/2011 ngân hàng đã
có điều chỉnh lãi suất tuần từ 14% xuống còn 6%; cắt CP huy động, thực hiện chỉthị của NHNN về việc thực hiện lãi suất trần huy động, nên các ngân hàng càng gặpnhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng Trong cuộc đua này thì các chínhsách lãi suất PG Bank đưa ra còn khá chậm so với các ngân hàng khác nên hiệu quảhuy động chưa cao
Sang năm 2012, hoạt động huy động vốn của PG Bank đã khởi sắc trở lại,quy mô huy động vốn toàn chi nhánh đã đạt được 2,442.77 tỷ đồng vượt 20% so với
kế hoạch đề ra của cả năm Đạt được con số ấn tượng này là do chi nhánh đã ápdụng nhiều ưu đãi trong huy động đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân như thựchiện các chương trình khuyến mại "Lãi suất cao, cào trúng thưởng", "Lãi suất cao,quà trao tay - gửi 1 lần, hưởng ngay 2 khuyến mãi" ưu đãi lãi suất cao ở các kỳ hạngửi dài, áp dụng linh hoạt các mức lãi suất, và các kỳ hạn (tuần, tháng, năm) Điềunày giúp chi nhánh thu hút được đa dạng các đối tượng khách hàng hơn
1.3.1.2 Cơ cấu huy động
Trang 9Về cơ cấu huy động vốn của PG Bank thì chi nhánh đã huy động vốn từnhiều nguồn khác nhau như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn của các tổchức kinh tế và của dân cư Điều này cho thấy cơ cấu huy động của PG Bank – chinhánh Hà Nội khá đa dạng, đã tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của các thànhphần kinh tế vào gửi tại ngân hàng mình.
Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu huy động vốn của chi
nhánh luôn được giữ cân đối giữa các nguồn huy động và cơ cấu này ít có sự biếnđộng nhiều qua các năm Điều này được thể hiện rõ thông qua bảng sau
Bảng 1.2: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng vốn huy động 1,388.34 2,084.20 1,885.78 2,442.77
Huy động từ tiết kiệm 740.01 1,093.31 1,206.87 1,486.35
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012)
Từ bảng trên ta có thể thấy cơ cấu huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân
cư luôn chiếm đa số trong cơ cấu vốn huy động của toàn chi nhánh và có xu hướngtăng qua các năm Cụ thể năm 2009 huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt740.01 tỷ đồng (chiếm 53.3% trong tổng vốn huy động) Sang năm 2010 con số nàyđạt 1,093.31 tỷ đồng tăng 1.48 lần so với năm 2009 tuy nhiên vẫn chỉ chiếm52.46% trong tổng vốn huy động Từ năm 2011 trở đi cơ cấu này bắt đầu có sựchênh lệch khá lớn, huy động từ tiết kiệm đạt 1,206.87 tỷ đồng (chiếm 64% trongtổng vốn huy động) và năm 2012 huy động từ tiết kiệm đạt 1,486.35 tỷ đồng (chiếm60.85% trong tổng vốn huy động) Điều này là do trong 2 năm vừa qua tình hìnhkinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do đó hoạt động của các tổ chức kinh tếkhông còn được hiệu quả như các năm trước nên lượng vốn của các đơn vị này gửivào ngân hàng có sụt giảm đáng kể chỉ đạt 678.91 tỷ đồng năm 2011 (giảm 31.48%
so với năm trước đó) và chỉ còn 956.42 tỷ đồng vào năm 2012
Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền thì chiếm tỷ trọng lớn vẫn là VNĐ luôn
đạt mức trên 70% trong tổng vốn huy động của ngân hàng Cụ thể năm 2009 huyđộng VNĐ đạt 1,047.92 tỷ chiếm 75.48% trong tổng vốn huy động, năm 2010 và
2011 tỷ lệ này đạt trên 80% và trong năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục được giữ ở mứctrên 75% trong tổng vốn huy động toàn chi nhánh
Trang 10Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: hiện nay cơ cấu này ở PG Bank đang có
sự chuyển dịch mạnh mẽ từ trung và dài hạn sang ngắn hạn Huy động ngắn hạnliên tục trên mức 80% qua các năm, cụ thể đạt khoảng 80.1% năm 2009 lên 85.7%năm 2010; 89.6% trong năm 2011 và ước tính con số này lên tới 90% trong năm
2012 Việc dịch chuyển này xuất phát từ thực tế trong thời gian gần đây, lãi suấtthường xuyên biến động khó lường do đó người gửi tiền chưa hoàn toàn yên tâmvào việc gửi tiền tại ngân hàng nên có xu hướng chuyển từ kỳ hạn dài sang kỳ hạnngắn để có thể tìm cơ hội đầu tư khác
1.3.2 Hoạt động cho vay
Song song với hoạt động huy động vốn của ngân hàng chính là hoạt động tíndụng hay còn được gọi là hoạt động cho vay Một ngân hàng thương mại muốn tồntại và phát triển được thì bắt buộc hai hoạt động này phải gắn liền với nhau Hoạtđộng sử dụng vốn cho vay chính là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngânhàng, tạo động lực cho việc huy động vốn Và ngược lại việc huy động vốn pháttriển lại tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn được mở rộng và hoạt động có hiệu quảhơn
1.3.2.1 Quy mô cho vay
Là một chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa lâu và chưa được nhiều kháchhàng biết đến Vì thế trong thời gian đầu đi vào hoạt động chi nhánh đã phải nỗ lựctìm kiếm và tiếp thị phát triển khách hàng tín dụng Và chỉ sau một vài năm đi vàohoạt động chi nhánh đã cho thấy năng lực hoạt động của mình Cụ thể chúng ta cóthể nhìn thấy qua bảng
Bảng 1.3: Quy mô dư nợ tín dụng giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng, %
Thực hiện
% HTKH
Thực hiện
% HTKH
Thực hiện
% HTKH
2,348.91 (tỷ đồng)
117.45 (%)
2,321.85 (tỷ đồng)
92.00 (%)
1,876.68 (tỷ đồng)
105 (%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012)
Từ bảng trên ta có thể thấy quy mô dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh giaiđoạn 2009 – 2012 có xu hướng tăng ở giai đoạn đầu và hơi chững lại trong năm
2011 và có xu hướng giảm trong năm 2012 Năm 2009 quy mô dư nợ tín dụng đạt1,471.61 tỷ đồng (vượt 22.63% so với kế hoạch đã đề ra trong năm) Dư nợ tín dụngtăng trong năm 2009 đạt được con số ấn tượng đó là do một số nguyên nhân như:
Trang 11yếu tố thị trường thuận lợi, các phòng giao dịch (PGD) tích cực mở rộng mối quan
hệ với khách hàng mới, tăng hạn mức tín dụng đối với những khách hàng truyềnthống Các PGD mới thay vì chỉ có hoạt động huy động vốn thì đã bắt đầu có phátsinh và tăng trưởng hoạt động tín dụng như: PGD Phố Huế (732%); PGD NguyễnCông Hoan (267%); Kim Liên (181%); Nguyễn Ngọc Nại (151%), Trung Kính(178%) so với kế hoạch Năm 2010 quy mô dư nợ tín dụng toàn chi nhánh tăngmạnh và đạt 2,348.91 tỷ đồng tăng gấp 1.6 lần so với năm trước và vượt 17.45% sovới kế hoạch đề ra Nhưng sang năm 2011 thì con số này chững lại và hơi giảm nhẹchỉ đạt 2,321.85 tỷ đồng ( giảm 1.15% so với năm 2010) và chỉ đạt 92% so với kếhoạch đặt ra Năm 2012 quy mô dư nợ sụt giảm đáng kể chỉ đạt khoảng 1,876.68 tỷđồng ( giảm gần 20% so với năm 2011) Nguyên nhân của sự sụt giảm này là vì chỉthị ngừng giải ngân do tổng giám đốc ban hành có tác động không nhỏ tới kháchhàng có nhu cầu vay, cộng thêm mức lãi suất cho vay của ngân hàng có xu hướngtăng cao, nên dẫn đến dư nợ tín dụng toàn chi nhánh chưa đạt kế hoạch
1.3.2.2 Cơ cấu cho vay
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn: Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ
tín dụng của toàn chi nhánh vẫn là cho vay ngắn hạn Năm 2009 cho vay ngắn hạnđạt 974.02 tỷ đồng chiếm 66.2% trong tổng dư nợ Đến năm 2010 dư nợ ngắn hạntăng lên 1,360.17 tuy nhiên chỉ chiếm 57.9% trong tổng dư nợ điều này là do trongnăm 2010 chi nhánh đã tăng cường giải ngân cho vay đối với các dự án trung và dàihạn nhưng được xác định là có khả năng trả nợ tốt và ổn định trong tương lai Bướcsang các năm 2011 và 2012 cơ cấu dư nợ tín dụng lại trở về với quỹ đạo quen thuộccủa nó khi dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn trên 65% trong tổng dư nợ, cụ thểnăm 2011 đạt 1,584.5 tỷ đồng (chiếm 68,2% trong tổng dư nợ) và năm 2012 đạt1,438.25 tỷ đồng (chiếm tới 76.64% trong tổng dư nợ) Điều này là tất yếu bởi ởthời điểm từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012 trở đi chủ trương ngừng giải ngânđang có hiệu lực nên chi nhánh vẫn tập trung chú trọng đến chất lượng tín dụng,sàng lọc khách hàng và chỉ duy trì dư nợ với các khách hàng có nguồn trả nợ và lịch
sử trả nợ tốt
Bảng 1.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Dư nợ tín dụng 1,471.61 2,348.91 2,321.85 1,876.68
Trang 12Cho vay trung/dài hạn 497.59 988.74 737.35 438.43
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012)
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền: Hoạt động tín dụng của PG Bank chủ
yếu cho các đối tượng trong nước vay để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanhtrong nước là chủ yếu do đó phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng là dư nợ bằngVNĐ, dư nợ bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có xu hướng giảm dần quacác năm cụ thể chỉ đạt khoảng 25% vào năm 2009, giảm còn khoảng 20% ở cácnăm 2010 và 2011 đặc biệt năm 2012 tỷ lệ này giảm mạnh chỉ chiếm chưa tới 15%trong tổng dư nợ tín dụng
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng: Có thể thấy giống như phần lớn các
ngân hàng khác hoạt động cho vay của PG Bank chủ yếu là cho vay đối với kháchhàng doanh nghiệp, tỷ lệ này thường xuyên trên mức 85%, cơ cấu tín dụng cho vay
cá nhân là rất ít Cụ thể năm 2009 cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 1,321.5 tỷđồng chiếm tới 89.8% tổng dư nợ tín dụng, các năm 2010 và 2011 tỷ lệ này có xuhướng giảm nhẹ do lượng khách hàng cá nhân được cấp tín dụng có tăng lên đôichút nhưng xu hướng này không kéo dài lâu và lại quay lại theo quỹ đạo vốn có khinăm 2012 cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tới 90.64% trong tổng dư nợ tíndụng
Bảng 1.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ tín dụng 1,471.61 2,348.91 2,321.85 1,876.68
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012)
1.3.2.3 Về chất lượng tín dụng
Bảng 1.6: Chất lượng tín dụng PG Bank – chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng, %
Tổng dư nợ tín dụng 1,471.61 2,348.91 2,321.85 1,876.68
Trang 13Có thể nói chất lượng tín dụng của PG Bank ngày càng ở mức đáng báođộng khi dư nợ quá hạn ngày càng tăng cao qua các năm từ 14.13 tỷ đồng năm 2009chiếm tỷ lệ 0.96% trong tổng dư nợ tín dụng lên 11.26% trong năm 2011 và đỉnhđiểm lên tới gần 30% trong năm 2012 Điều này là do trong giai đoạn những nămqua đặc biệt là 2011 và 2012 tình hình kinh tế trong nước rất khó khăn, rất nhiềudoanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ dẫn tới đến kỳ hạn chưa có khả năng trả nợ chongân hàng Mặc dù vậy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn được giữ ở mức an toàndưới 5% Đây là tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được và vẫn có thể đảm bảo an toàncho hoạt động của chi nhánh.
1.3.3 Hoạt động đầu tư phát triển
Mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăntrong những năm qua tuy nhiên nhận thấy được hoạt động đầu tư phát triển là việclàm cần thiết nhằm mục tiêu phát triển ngân hàng trong tương lai do đó ngân hàngluôn có những chính sách dành cho các hoạt động đầu tư như đầu tư phát triển côngnghệ, đầu tư phát triển sản phẩm của ngân hàng, đầu tư cho hoạt động marketing vàđầu tư phát triển nguồn nhân lực
1.3.3.1 Hoạt động đầu tư phát triển công nghệ
Đầu tư phát triển công nghệ là một trong những ưu tiên hàng đầu củaPGBank, điều này có thể thấy rõ ràng nhất thông qua việc PG Bank đã đầu tư nhằmtriển khai thực hiện giải pháp phần mềm Core Banking cho toàn bộ chi nhánh Đây
là dự án có ý nghĩa chiến lược giúp hoàn thiện hệ thống phần mềm quản trị, chuyểnđổi toàn bộ hệ thống ngân hàng của PG Bank, tối ưu hóa quy trình phục vụ kháchhàng và mang lại chất lượng dịch vụ cao nhất Có thể coi quyết định thay thế CoreBanking là một trong những đột phá mà PG Bank đã đầu tư nhằm đảm bảo thựchiện tốt mục tiêu chiến lược đến năm 2015 là tiếp tục hiện đại hóa, chuẩn hóa hoạtđộng, nghiệp vụ, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt
là nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), phát triển và đa dạng hoá sảnphẩm dịch vụ ngân hàng
Bảng 1.7 : Quy mô vốn đầu tư phát triển công nghệ
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông PG Bank)
Trang 14Việc đầu tư phát triển công nghệ được PG Bank đầu tư cho toàn bộ chinhánh với mức đầu tư rất lớn trong cơ cấu tổng vốn đầu tư Cụ thể năm 2010 vớiviệc triển khai giải pháp phần mềm core banking mức vốn đầu tư của PG Bank lêntới 31.7 tỷ đồng chiếm tới 36.48% trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ hệ thống ngânhàng Các năm 2011 và 2012 sau khi đã hoàn thành triển khai giải pháp CoreBanking PG Bank vẫn tiếp tục dành một tỷ trọng vốn rất lớn nhằm tiếp tục đầu tưnâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của mình với mức vốn chiếm 12.45% năm
2011 và 31.33% trong năm 2012 Dự kiến trong năm 2013 và các năm tiếp theo PGBank sẽ tiếp tục dành 25-30% trong tổng vốn đầu tư nhằm hoàn thiện và nâng caohơn nữa hệ thống công nghệ của ngân hàng với mục tiêu trở thành ngân hàng hiệnđại hàng đầu đất nước
1.3.3.2 Hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm
Về phát triển sản phẩm, hiện nay PG Bank đang tập trung chủ yếu đầu tư chosản phẩm thẻ flexicard và các sản phẩm tương thích với thẻ như thiết bị chấp nhậnthẻ (POS), đầu tư mở thêm các điểm đặt máy ATM tại các phòng giao dịch của hệthống PG Bank Việc tập trung đầu tư phát triển sản phẩm của mình được biểu hiện
rõ thông qua lượng vốn đầu tư mà chi nhánh đã bỏ ra qua các năm
Bảng 1.8: Quy mô vốn đầu tư dành cho phát triển sản phẩm
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán PG Bank – chi nhánh Hà Nội)
Từ bảng trên ta có thể thấy lượng vốn đầu tư dành cho phát triển sản phẩmliên tục tăng từ 3.6 tỷ đồng năm 2009 lên 4.45 tỷ đồng năm 2010; 5.3 tỷ đồng năm
2011 và đạt 6.5 tỷ năm 2012 Mặc dù năm 2011 và 2012 là những năm hoạt độngrất khó khăn đối với toàn chi nhánh khi quy mô huy động vốn và quy mô dư nợ tíndụng của toàn chi nhánh không đạt mục tiêu như kế hoạch đã đề ra nhưng lượngvốn đầu tư dành cho phát triển sản phẩm của chi nhánh không hề suy giảm mà vẫn
có xu hướng tăng lên Điều đó là minh chứng rõ nét cho thấy chiến lược đầu tư pháttriển sản phẩm trong tương lai của PG Bank Và dự tính trong thời gian tới, PG
Trang 15Bank chi nhánh Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
để cạnh tranh với các sản phẩm của các ngân hàng trong toàn khu vực
1.3.3.3 Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Về chính sách đào tạo: Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định sự phát triển lâu dài và bền vững của Ngân hàng.PGBank luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàngđầu trong chiến lược phát triển của mình Chính vì vậy, PG Bank luôn có chínhsách và chiến lược đào tạo nhân viên phù hợp nhằm đảm bảo nắm bắt được cácnghiệp vụ kinh doanh mới phục vụ nhu cầu ngày càng nâng cao của khách hàng,đồng thời, duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng các dịch vụ hiện có
Để giảm thiểu chi phí đào tạo đại trà, việc phân loại cán bộ và đào tạotheo định hướng nghề nghiệp của từng cán bộ, nhân viên luôn được đặt lên hàngđầu Hàng năm, PG Bank luôn triển khai phân tích nhu cầu đào tạo, trên cơ sởnhu cầu đó xác định, ưu tiên lựa chọn những khóa đào tạo cấp thiết nhất để lập kếhoạch đào tạo năm và lựa chọn đối tượng theo học phù hợp
Ngoài ra, công tác đào tạo nghiệp vụ được thực hiện qua nhiều hình thứckhác nhau như đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung, đào tạo tại các cơ sở, tổ chứctrong và ngoài nước khác đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất
Về chính sách tiền lương : PG Bank luôn chú trọng tới vấn đề nguồn nhân
lực của chi nhánh mình Hàng năm PG Bank luôn có chính sách lương thưởng hợp
lý cho toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh mình và coi đó là động lực phấnđấu của toàn bộ nhân viên Tiền lương trung bình của nhân viên khi mới làm việcdao động từ 6- 8 triệu đồng/ tháng và mức lương này mỗi năm được tăng 1 lần theochỉ số lạm phát
Về chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội tất cả cán bộ nhân viên chính thức của
PG Bank đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động Bêncạnh đó, nhân viên còn nhận được các phụ cấp theo chế độ như phụ cấp độc hại,phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn, tai nạn lao động và những khoảntrợ cấp khác Ngoài ra, PG Bank cũng đã triển khai một số phúc lợi mới cho nhânviên như chế độ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ y tế (PJICO)
1.3.3.4 Hoạt động đầu tư marketing
Trong những năm vừa qua, PG Bank đã có những chiến lược đầu tư đặc biệtcho hoạt động marketing nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu hình ảnh củamình tới người dân Trung bình hàng năm PG Bank đã đầu tư từ 5 - 10 tỷ đồng
Trang 16trong tổng vốn đầu tư để dành riêng cho hoạt động quảng bá hình ảnh của ngânhàng Chính những chiến lược đầu tư đúng đắn đó đã đem lại cho PG Bank nhữngthành công vượt bậc trong công tác xây dựng quảng bá thương hiệu Bộ nhận diệnthương hiệu mới đã được triển khai trên toàn hệ thống ngân hàng Tất cả các điểmgiao dịch của PG Bank đã được được tiến hành chuẩn hóa theo nhận diện mới Đây
là bước tiến quan trọng góp phần khẳng định hình ảnh chuyên nghiệp, năng độngcủa PG Bank trong mắt khách hàng và đối tác Trong thời gian tới PG Bank sẽ tiếptục chú trọng đầu tư nhằm phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới và quảng bá hìnhảnh của PG Bank cho rõ nét hơn, gây ấn tượng hơn nữa trong tiềm thức của kháchhàng
1.3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mặc dù trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế nhưng PG Bank – chinhánh Hà Nội vẫn duy trì được hiệu quả hoạt động của mình được thể hiện thôngqua việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đem lại lợi nhuận Từ năm 2009đến năm 2011 tổng thu nhập của toàn chi nhánh liên tục tăng mạnh từ 48.7 tỷ đồngnăm 2009 lên 79.2 tỷ đồng năm 2010 và xuất sắc đạt 114.7 tỷ đồng năm 2011 Năm
2012 tổng thu nhập có suy giảm so với năm trước đó nhưng vẫn đạt trên 100 tỷđồng Tuy nhiên do trong những năm 2011 và 2012 tình hình kinh tế hết sức khókhăn do đó chi nhánh đã phải trích một khoản rất lớn lên tới 39.5 tỷ đồng vào năm
2011 để đề phòng rủi ro Đồng thời chi phí quản lý hoạt động kinh doanh của ngânhàng cũng gia tăng một cách đáng kể 49.94 tỷ đồng năm 2011 và 67.4 tỷ đồng năm
2012 do đó lợi nhuận trước thuế của PG bank có xu hướng giảm nhẹ so với các nămtrước đó Điều này xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế cùng với các chiếnlược kinh doanh cho từng năm của ngân hàng nên tổng lợi nhuận ngân hàng đạtđược có xu hướng giảm
Bảng 1.9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh PG Bank – Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
1.1 Thu nhập lãi ròng 27,559.11 58,108.1 98,442.83 96,113.83
Trang 17KHDN 59,623.74 37,427.53KHCN 38,819.09 58,686.3
1.2 Thu nhập ngoài lãi 21,141.27 21,060.05 16,252.52 10,452.7
4 Lợi nhuận trước thuế 22,166.11 26,675.15 25,241.15 19,368.55
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012)
Trang 18CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX – CHI
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đíchphát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong mộtthời hạn nhất định
2.1.1 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài
Đầu tư xây dựng cũng giống như các dự án đầu tư phát triển khác đó là cónhu cầu về lượng vốn đầu tư ban đầu là rất lớn Một dự án đầu tư xây dựng có tổngmức đầu tư được cấu thành từ các loại chi phí:
- Chi phí XD bao gồm: CPXD các công trình, hạng mục c/trình; CP phá vàtháo dỡ các vật kiến trúc cũ; CPXD công trình tạm, c/trình phụ trợ p/vụ thi công…
- CP thiết bị bao gồm CP mua sắm MMTB công nghệ, CP đào tạo và CGCN,
CP vận chuyển, CP lưu kho, lưu bãi…
- CPđền bù GPMB, tái định cư; CP s/dụng đất, thuê đất hay CP đầu tư hạtâng kỹ thuật nếu có…
- Chi phí QLDA và CP ≠ như: CP t/chức thực hiện công tác đền bù GPMB;chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán XD công trình; chi phí giám sát thi công XD côngtrình, CP lập dự án, CP khảo sát thiết kế XD…
Trang 19Thứ hai: Đầu tư xây dựng diễn ra trong thời gian dài và có nhiều biến động
Một dự án đầu tư xây dựng phải tuân theo trình tự cần thiết từ lúc đưa ra ýtưởng đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng Trong đó thời gian tiến hànhthực hiện đầu tư tùy thuộc vào quy mô và tính chất của dự án mà nó kéo dài trongnhiều năm tháng Bên cạnh đó, một dự án đầu tư xây dựng sau khi được hoàn thànhcũng cần một thời gian dài vận hành hoạt động thì mới có thể thu hồi được vốn và
có lãi Do đó trong quá trình thực hiện và vận hành các thành quả đó, dự án có thể
sẽ gặp phải rất nhiều những rủi ro bất lợi từ các điều kiện khách quan lẫn chủ quan
Thứ ba: Đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư có tính chất kỹ thuật rất phức tạp
Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư có tính chất kỹ thuật rất phức
tạp Nó bao gồm các công việc như lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựngcông trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựngcông trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác cóliên quan đến xây dựng công trình Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ theo quyđịnh về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các côngviệc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xâydựng
2.1.2 Yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Các dự án đầu tư xây dựng có những đặc điểm đặc thù, vì vậy trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định cần phải chú ý tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất:
Hoạt động đầu tư xây dựng đòi hỏi một số lượng vốn, vật tư, lao động rấtlớn, nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư Do đó trong quá trìnhthẩm định dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần đặc biệt quan tâm tới việc đánh giákhía cạnh tài chính xem tổng vốn đầu tư của dự án có hợp lý không, chi phí và lợinhuận của dự án như thế nào, khả năng thu hồi vốn và khả năng trả nợ của dự án rasao…
Thứ hai:
Thời gian để tiến hành một dự án đầu tư xây dựng cho đến khi thành quả của
nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra
Do đó trong quá trình tiến hành đầu tư dự án có thể xuất hiện rất nhiều rủi ro gâyảnh hưởng tới hiệu quả của dự án Chính vì vậy khi tiến hành thẩm định các dự án
Trang 20đầu tư xây dựng, cán bộ thẩm định cần phải dự báo được những rủi ro biến động cóthể xảy ra đối với dự án Từ việc dự báo phát hiện các rủi ro đó, cán bộ thẩm địnhcần tiến hành phân tích đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro đó để xác định xem mức độ rủi
ro xảy ra đến đâu, xác suất xuất hiện của rủi ro là cao hay thấp và ảnh hưởng củanhững rủi ro đó tác động tới dự án như thế nào để qua đó có thể có những đánh giámột cách chính xác nhất hiệu quả của dự án
Thứ ba:
Hoạt động đầu tư xây dựng có liên quan nhiều tới lĩnh vực xây dựng, do đó
nó mang đặc thù của ngành xây dựng với tính chất kỹ thuật phức tạp Chính vì vậykhi tiến hành thẩm định các dự án này, cán bộ thẩm định cần đặc biệt quan tâm tớivấn đề về quy mô, giải pháp xây dựng, thiết kế kỹ thuật, phương án thi công, đồngthời cũng cần đánh giá cả về nhà thầu thực hiện dự án
2.2 Mục đích và căn cứ thẩm định dự án
2.2.1 Mục đích thẩm định dự án
Mục đích của công tác thẩm định các DAĐT nói chung và các DAĐT xâydựng nói riêng là nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án để từ đó làm căn
cứ để NH có thể ra quyết định có cho vay vốn đầu tư dự án này hay không
Thông qua quá trình thẩm định các DA đầu tư XD này, CBTĐ sẽ đánh giámột cách chi tiết về chủ đầu tư, và đánh giá về cả dự án Qua đó có thể nhận biếtđược những dự án nào có tính khả thi và hiệu quả cao thì sẽ ra quyết định cho vaycòn đối với những dự án không khả thi và khó có khả năng thu hồi vốn và trả nợđúng hạn thì sẽ bị loại bỏ
2.2.2 Căn cứ thẩm định dự án
Khi tiến hành thẩm định một dự án vay vốn đầu tư xây dựng hay bất kỳ một
dự án đầu tư nào khác, cán bộ thẩm định cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
2.2.2.1 Căn cứ vào hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn cán bộ thẩm định cần căn cứ vào bao gồm các loại sau:
Các văn bản đề nghị cấp tín dụng của Khách hàng gồm:
- Đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ của Doanh nghiệp
- Nghị Quyết/BB HĐQ/HĐTV/TGĐ của DN chấp thuận phương án vay vốn
và sử dụng TSBĐ đồng thời uỷ quyền cho đại diện giao dịch với NH
- Các giấy tờ liên quan đến việc thu xếp đồng tài trợ (nếu có)
Hồ sơ vay vốn, dự án bao gồm:
- Hợp đồng ký kết liên quan quá trình đầu tư
Trang 21- Phương án vay vốn/Phương án kinh doanh
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án
- Quyết định đầu tư của Doanh nghiệp
- Quyết định/Chấp thuận đầu tư của Cơ quan có thẩm quyền
- Giấy chứng nhận đầu tư
- Quyết định giao đất hoặc thuê đất, Hợp đồng thuê đât, nhà xưởng để thựchiện dự án
- Giấy phép xây dựng
- Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép khai thác tài nguyên …(nếu có)
- Hợp đồng thi công, xây lắp thiết bị
- Thiết kế kỹ thuật
Hồ sơ pháp lý của khách hàng gồm:
- Quyết định thành lập/chuyển đổi (nếu có)
- Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư đối với DN có vốn đầu tư nước
ngoài
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh
có điều kiện; giấy phép hành nghề (nếu có)
- Điều lệ hoạt động của Khách hàng
- Quyết định bổ nhiệm TGĐ/GĐ, Kế toán trưởng…(xác định người đại diện
đủ thẩm quyền của DN)
- Quy chế tài chính của khách hàng (nếu có)
Báo cáo tài chính (các năm…) gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến Tài sản bảo đảm bao gồm:
- Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản
- Giấy tờ chứng minh nhân thân chủ sở hữu tài sản
- Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu pháp luật quy định)
- Giấy cam kết thế chấp/cầm cố tài sản (nếu có)
- Báo cáo thẩm định TSBĐ (nếu có)
Trang 22Các tài liệu khác như:
- Bảng các chỉ tiêu tài chính khách hàng
- Thông tin CIC (nếu có)
- Bảng chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng
- Các hóa đơn, phiếu thu chứng minh quá trình đã đầu tư xây dựng
2.2.2.2 Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước
Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước mà cán bộ thẩm định cần tuânthủ trước khi tiến hành công tác thẩm định là:
- Các bộ luật có l/quan đên h/động đầu tư như: luật đầu tư 2005, luật DN
2005, luật đất đai, luật XD
- Nghị định số 108/2006/NĐ – CP ban hành ngày 22/9/2006 của CP q/địnhchi tiết và h/dẫn thi hành 1 số điều của luật đ/tư 2005
- Nghị định 12/2009/NĐ – CP ban hành ngày 12/12/2009 của CP q/định vềviệc q/lý các DAĐT XD công trình
- Thông tư số 02/2007/TT- BXD của Bộ XD ra ngày 14/02/2007 h/dẫn 1 sốnội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt DAĐT XD công trình; giấy phép XD và tổchức QLDA đầu tư XD công trình q/định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày29/9/2006 của CP
- Nghị định 99 / 2007 / NĐ-CP ngày 13/6/2007 của CP về q/lý chi phí đ/tư
XD công trình
- Thông tư số 05 / 2007 / TT - BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựnghướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 49 / 2000 / NĐ - CP ngày 12/9/2000 về tổ chức và h/động củaNHTM
2.2.2.3 Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của NHNN và quy định chung của PG Bank
- Quyết định số 1627 / 2001 / QĐ – NHNN quyết định của thống đốc NHNN
vv ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với KH
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN của NHNN VN: v/v sửa đổi, bổ sung
1 số điều của quy chế cho vay của t/chức TD đối với KH ban hành theo Quyết định
số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN
- Quyết định 783 / 2005 / QĐ - NHNN của thống đốc NHNN v/v sửa đổi, bổsung khoản 6 Điều 1 của QĐ số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thốngđốc NHNN v/v sửa đổi, bổ sung 1 số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với
Trang 23KH ban hành theo Q/định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thốngđốc NHNN.
Ngoài ra cán bộ thẩm định cần phải căn cứ vào các văn bản quy định chung của PG Bank
- Nghị quyết số 04-2012/NQ – HĐQT – PGB về việc ban hành quy chế chovay đối với khách hàng PG Bank
- Quyết định số 0154 – 08/QĐ – TGĐ của Tổng giám đốc về việc ban hànhquy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex
- Quyết định số 443 – 2010/QĐ – TGĐ của Tổng giám đốc về việc ban hànhquy trình thẩm định tín dụng đối với các khoản tài trợ dự án lớn tại ngân hàngTMCP xăng dầu petrolimex
2.2.2.4 Căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức
Đối với dự án đầu tư xây dựng, khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm địnhcần căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức sau:
- Tiêu chuẩn quy hoạch; khảo sát, trắc địa XD
- Tiêu chuẩn quy định chung về thiết kế XD
- Tiêu chuẩn thiết kế công trình XD
- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu XD
- Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật công trình
- Tiêu chuẩn vật liệu và cấu kiện XD
- Tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ công trình và an toàn xây dựng
- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công trình XD
- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu thép và bêtông cốt thép
- Tiêu chuẩn chất lượng đất, nước, không khí và phương pháp thử
- Tiêu chuẩn phương pháp thử và vật liệu XD
2.3 Quy trình thẩm định
Một dự án đầu tư chỉ có thể mang lại hiệu quả khi nó được thực hiện đúng thời điểm nhất định, do đó để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư thì công tác thẩm định các
dự án đầu tư được thực hiện nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất Để làm được điều này ngân hàng cần có một quy trình chung thống nhất đối với toàn chi nhánh
để các công việc được thực hiện một cách nhất quán, khoa học.
2.3.1 Sơ đồ quy trình thẩm định dự án tại PG Bank – chi nhánh Hà Nội
Hiện nay quy trình thẩm định của PG Bank – chi nhánh Hà Nội được thựchiện theo sơ đồ sau
Trang 24Biểu đồ 2.1: Quy trình thẩm định của PG Bank – chi nhánh Hà Nội 2.3.2 Các bước thực hiện trong quy trình thẩm định dự án tại PG Bank – chi nhánh Hà Nội
Qua biểu đồ trên có thể thấy quy trình thẩm định của PG Bank – chi nhánh
Hà Nội được thực hiện qua hai bước chính như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và đánh giá sơ bộ khoản tài trợ dự án đề xuất
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện đầu tư dự án, chuyên viênquan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ và lập tờ trình đề xuất tài trợ dự án chuyển lên
bộ phận tài trợ dự án
- Việc giao nhận hồ sơ giữa phòng kinh doanh với bộ phận tài trợ dự án đượcthực hiện thông qua 2 phương thức:
Trang 25+ Giao hồ sơ theo đường chuyển phát nhanh hoặc scan hồ sơ: Khi chuyển hồ
sơ đi, phòng kinh doanh gửi mail báo cho trưởng bộ phận tài trợ dự án kèm danhmục hồ sơ gửi lên Khi nhận được hồ sơ của phòng kinh doanh, bộ phận tài trợ dự
án thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ và gửi mail xác nhận cho phòng kinh doanh về việc
đã nhận được hồ sơ và tính đầy đủ của hồ sơ như danh mục phòng kinh doanh đãgửi lên
+ Bàn giao trực tiếp: Phòng kinh doanh giao trực tiếp hồ sơ DAĐT cho bộphận tài trợ dự án và hai bên thực hiện ký biên bản giao nhận hồ sơ
- Khi nhận được hồ sơ kèm đề xuất tài trợ dự án của Chi nhánh, chuyên viênthẩm định dự án thực hiện kiểm tra sự phù hợp của dự án vay vốn đối với chínhsách, chủ trương định hướng tín dụng hiện có của PG Bank Chậm nhất là 02 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề xuất tài trợ dự án, bộ phận tài trợ dự ánphải thông báo cho Chi nhánh về việc tiếp nhận để thẩm định hoặc từ chối( nêu rõ
lý do từ chối đề xuất tài trợ dự án)
Bước 2: Đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng và thẩm định dự án đầu tư
Chuyên viên thẩm định dự án thực hiện khảo sát thực tế, tiến hành thẩm định
dự án đầu tư theo các nội dung cụ thể:
Thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm
- Thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu liên quan đến dự án đầu tư
- Kiểm tra các điều kiện cơ bản về tính đầy đủ, hợp lệ của các hồ sơ màkhách hàng cung cấp: hồ sơ pháp lý doanh nghiệp, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý dự
án, hồ sơ chứng minh tính khả thi của dự án
- Phân tích, thẩm định tình hình khách hàng về cơ cấu tổ chức, khả năngquản lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và thực hiện chấm điểm xếp hạngtín dụng của khách hàng theo quy định
- Thu thập và đánh giá thông tin về quan hệ của khách hàng với các tổ chứctín dụng
- Nếu khách hàng sử dụng tài sản bảo đảm không phải là tài sản hình thành
từ vốn vay của dự án đầu tư do PG Bank đang thẩm định, chuyên viên quan hệkhách hàng chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm cho cán bộ hệ thống tín dụng thực hiệnthẩm định, định giá tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành Nếu tài sản bảo đảm
là tài sản hình thành từ vốn vay thì chuyên viên thẩm định dự án trực tiếp đánh giá
Trang 26và định giá tài sản căn cứ vào các chứng từ xác định chi phí hình thành nên tài sảnbảo đảm
Thẩm định chi tiết dự án đầu tư
- Chuyên viên thẩm định dự án thẩm định, đánh giá chi tiết về dự án đầu tưbao gồm các nội dung:
+ Hồ sơ pháp lý dự án
+ Tổng mức đầu tư dự án
+ Kế hoạch và tiến độ triển khai dự án
+ Các yếu tố đầu vào của dự án
+ Các yếu tố kỹ thuật của dự án
+ Thị trường đầu ra sản phẩm dự án
+ Hiệu quả tài chính của dự án
+ Rủi ro và các biện pháp giảm thiểu
+ Biện pháp bảo đảm tín dụng
+ Chính sách, hướng dẫn liên quan của PG Bank
Kết luận và đề xuất tài trợ dự án
- Sau khi thẩm định, chuyên viên thẩm định dự án phải nêu rõ những nộidung đánh giá, kết luận sau:
+ Hồ sơ pháp lý dự án
+ Tính phù hợp với các chính sách, định hướng tín dụng của PG Bank
+ Tính khả thi, hiệu quả của dự
+ Thuận lợi, khó khăn chính khi PG Bank tài trợ dự án
+ Đồng ý/ không đồng ý cấp tín dụng để tài trợ dự án
+ Các nội dung liên quan đến cấu trúc khoản vay
+ Điều kiện về tài sản bảo đảm
+ Trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do/căn cứ và ý kiến đánh giá cánhân đồng thời đề xuất biện pháp xử lý tiếp theo
Trang 27- Chuyển Báo cáo thẩm định tài trợ dự án cùng hồ sơ dự án cho giám đốckhối khách hàng doanh nghiệp kiểm soát.
+ Trong trường hợp bộ phận tài trợ dự án đưa ra ý kiến không đồng ý cấp tíndụng để tài trợ dự án, giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp nhất trí với ý kiếncủa bộ phận tài trợ dự án, hồ sơ vay sẽ được bộ phận tài trợ dự án trả lại cho chinhánh để soạn thông báo từ chối cho vay gửi đến khách hàng
+ Trường hợp giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp nhất trí với ý kiếnđồng ý cấp tín dụng để tài trợ dự án đầu tư của bộ phận tài trợ dự án thì chuyển hồ
sơ cho phòng quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở để thực hiện tái thẩm định theo quytrình cấp tín dụng hiện hành
2.4 Phương pháp thẩm định
Giống như các ngân hàng khác, khi tiến hành thẩm định cho vay một dự ánđầu tư, cán bộ thẩm định không sử dụng cố định một phương pháp nào mà luônluôn có sự kết hợp một cách khéo léo tất cả các phương pháp phù hợp nhất đối vớitừng loại dự án để từ đó tạo căn cứ để cho vay những dự án khả thi nhất
2.4.1 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này được các cán bộ thẩm định PG Bank sử dụng nhiều nhấtkhi tiến hành thẩm định các dự án vay vốn tại ngân hàng Theo phương pháp này,đối với từng loại dự án khác nhau, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành so sánh đối chiếucác nội dung của dự án đối với các tiêu chuẩn định mức mà pháp luật đưa ra đối vớitừng loại dự án đó Đối với mỗi loại dự án khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn, nhữngchỉ tiêu khác nhau để so sánh
Ví dụ khi phân tích hồ sơ pháp lý của một khách hàng vay vốn bất kỳ, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành so sánh đối chiếu hồ sơ này với danh mục các loại hồ sơ mà ngân hàng yêu cầu như:
+ Quyết định thành lập/chuyển đổi (nếu có)
+ Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh
có điều kiện; giấy phép hành nghề (nếu có).
+ Điều lệ hoạt động của Khách hàng
+ Quyết định bổ nhiệm TGĐ/GĐ, Kế toán trưởng…(xác định người đại diện
đủ thẩm quyền của DN)
+ Quy chế tài chính của khách hàng (nếu có)
Trang 28Từ đó cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đánh giá tính đầy đủ hợp pháp của hồ
sơ
2.4.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự
Cùng với phương pháp so sánh đối chiếu thì phương pháp thẩm định theotrình tự cũng được các cán bộ thẩm định của PG Bank thường xuyên sử dụng đểtiến hành thẩm định các dự án vay vốn Theo đó khi tiến hành thẩm định thườngđược tiến hành theo trình tự sau:
- Thẩm định tổng quát: Khi nhận được hồ sơ kèm đề xuất tài trợ dự án củachi nhánh, chuyên viên thẩm định dự án sẽ thực hiện kiểm tra đánh giá khái quátcác khía cạnh của dự án như: sự phù hợp của dự án vay vốn đối với chính sách, chủtrương định hướng tín dụng hiện có của PG Bank… từ đó xây dựng căn cứ để tiếnhành các bước thẩm định tiếp theo
- Thẩm định chi tiết: Trong quá trình thẩm định này, cán bộ thẩm định đi sâuvào xem xét chi tiết từng khía cạnh có liên quan đến dự án như khía cạnh tài chính,khía cạnh thị trường, kỹ thuật … từ đó tạo điều kiện xem xét có nên tiến hành chovay đối với dự án hay không
Ví dụ khi phân tích tài chính một dự án, cán bộ thẩm định sẽ thực hiện công việc thẩm định theo trình tự:
+ Thẩm định tổng mức đầu tư dự án và cơ cấu nguồn vốn
+ Thẩm định dòng chi phí của dự án
+ Thẩm định dòng doanh thu của dự án
Từ đó cán bộ thẩm định tiến hành tính toán loại dòng tiền của dự án và tính các chỉ tiêu hiệu quả của dự án để đánh giá xem dự án có khả thi về mặt tài chính hay không
2.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy
Theo phương pháp này, khi tiến hành thẩm dịnh dự án, cán bộ thẩm định sẽtiến hành cho các yếu tố ảnh hưởng thay đổi theo tỷ lệ nhất định để từ đó đánh giálại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án Nếu các chỉ tiêu này vẫn đạt được hiệu quả thì
dự án được đánh giá là có tính khả thi và sẽ là cơ sở để ngân hàng có thể quyết địnhcho vay vốn đối với dự án Các yếu tố thường được phân tích thông thường làdoanh thu và chi phí của dự án
Ví dụ như khi phân tích độ nhạy của một dự án, cán bộ đã cho doanh thu và chi phí thay đổi từ đó tính lại chỉ tiêu NPV của dự án như sau
Bảng 2.1: Phân tích độ nhạy dự án xây dựng khách sạn Sunflower
Trang 29NPV = 6,564.30 Khả năng tăng giảm doanh thu
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án của công ty TNHH Hồng Ngọc)
NPV của dự án vẫn dương trong điều kiện tổng doanh thu giảm 10% và tổng chi phí hoạt động tăng10% NPV chỉ bắt đầu âm khi tổng doanh thu giảm 15% và tổng chi phí hoạt động tăng 10%.
Ý kiến của sinh viên: Như vậy với phương pháp phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định có thể đánh giá được trong trường hợp nào dự án sẽ không còn hiệu quả nữa để có thể cân nhắc phương án cho vay tốt nhất đối với dự án.
2.4.4 Phương pháp dự báo
Ngoài các phương pháp thẩm định như trên thì trong thực tế, một dự án đầu
tư thường chịu tác động của rất nhiều yếu tố khó lường trước Do đó khi tiến hànhthẩm định một dự án vay vốn, cán bộ thẩm định của PG Bank cũng tiến hành dựbáo những ảnh hưởng, những biến động bất thường của tình hình kinh tế, xã hội thếgiới cũng như của đất nước để từ đó xem xét lại xem trong quá trình hoạt động dự
án có gặp những gì thay đổi không hay dự án có gặp bất lợi gì không để từ đó xemxét lại tính khả thi của dự án
Ví dụ như khi phân tích khía cạnh thị trường của một dự án, bằng phương pháp dự báo, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra những đánh giá về nhu cầu sản phẩm của
dự án trong tương lai để xác định xem việc đầu tư vào dự án là có cần thiết hay không Nếu cán bộ thẩm định dự báo trong tương lai nhu cầu về sản phẩm của dự án là lớn thì việc đầu tư dự án là cần thiết và có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai
2.5 Nội dung thẩm định
Khi tiến hành thẩm định các dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại PG Bank – chinhánh Hà Nội, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định theo từng nội dung:
- Thẩm định khách hàng vay vốn
- Thẩm định dự án đầu tư
- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
Trang 302.5.1 Thẩm định khách hàng vay vốn
Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định cần xem xétđánh giá các vấn đề sau
2.5.1.1 Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
Khách hàng để được chấp nhận cho vay vốn cần phải có đầy đủ tư cách, năng lực pháp lý theo đúng quy định của pháp luật Để chứng minh tư cách pháp lý của mình thì trong hồ sơ vay vốn cần phải có đầy đủ hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng Các loại hồ sơ pháp lý này đã được quy định cụ thể trong quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng được NHNN Việt Nam và ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex ban hành và đang có hiệu lực thi hành Cán bộ thẩm định khi xem xét năng lực pháp lý của khách hàng đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và xem xét các vấn đề sau:
- Trụ sở l/việc của KH vay vốn có được đóng tại địa bàn tỉnh TP đang vayvốn hay không?
- Đối với những KH là pháp nhân thì CBTĐ cần xem xét xem liệu KH vayvốn có đầy đủ tư cách, n/lực pháp luật dân sự hay không?
- KH là DN: khi tiến hành thẩm định, CBTĐ cần kiểm tra tính hợp lệ và hợppháp của DN
+ Đối với DNNN cần phải có q/định thành lập DN
+ Đối với các DN ngoài nhà nước cần phải đăng ký kinh doanh và hoạt độngtheo luật DN, khi tiến hành đ/tư cần có giấy phép đ/tư và thực hiện theo luật đ/tư
+ Đối với các DN liên doanh cần phải có q/định đầy đủ về quyền hạn vàtrách nhiệm của các bên trong HĐ liên doanh
Ngoài ra CBTĐ cần xem xét đến tính pháp lý đối với các quyết định bổnhiệm các chức vụ chủ chốt trong DN như TGĐ, giám đốc, kế toán trưởng…
2.5.1.2 Thẩm định năng lực tổ chức quản lý và điều hành của khách hàng
Khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Quá trình hình thành và p/triển của DN
- Các sự kiện đáng chú ý hay những bước ngoặt lớn mà DN đã trải qua nhưthay đổi thay đổi người đại diện hoặc thay đổi các chức vụ chủ chốt của c/ty, nângcấp hay chuyển đổi trụ sở của c/ty, tăng hay giảm vốn điều lệ…
- Những khó khăn, thuận lợi mà c/ty đã gặp phải trong quá trình h/động củamình
Trang 31- Uy tín và tên tuổi của công ty trên TT như: KH chiến lược của DN là công tyhay tổ chức nào, ở đâu, quy mô ntn, mqh kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp có bềnvững không? SP doanh nghiệp sx ra chiếm thị phần bao nhiêu so với các đối thủcạnh tranh h/động trong cùng l/vực và h/động sx kinh doanh của DN có ổn địnhkhông?
- Đánh giá về đội ngũ lãnh đạo của DN: tiểu sử bản thân, hoàn cảnh và xuấtthân g/đình, trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng l/việc…
2.5.1.3 Thẩm định tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng
Thẩm định tình hình kinh doanh và năng lực tài chính sẽ giúp cho ngân hàng
có thể đánh giá được chi tiết về khả năng của khách hàng xem khách hàng có đủ năng lực để đầu tư dự án hay không, có đảm bảo bỏ vốn đầy đủ và theo đúng tiến độ của dự án hay không Đồng thời nó cũng giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng Khi tiến hành thẩm định tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá Căn cứ vào các bản báo cáo tài chính hàng năm mà khách hàng cung cấp đồng thời phải kết hợp với các thông tin từ hệ thống dữ liệu của ngân hàng và các nguồn thông tin tự điều tra thu thập khác cán bộ thẩm định phân tích các nội dung:
Thứ nhất: Khi tiến hành thẩm định tình hình kinh doanh của khách hàng, cán
bộ thẩm định cần xem xét đến các vấn đề sau:
Xem xét các sp, dịch vụ chủ yếu của c/ty và các đặc điểm chủ yếu của các
sp, dịch vụ này
Xem xét và đánh giá các yếu tố liên quan đến TT đầu vào:
Đánh giá quá trình sx hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Đánh giá các yếu tố liên quan đến TT đầu ra
Đánh giá khả năng c/tranh của DN
Đánh giá chiến lược, định hướng KD của DN
Đánh giá tổng quát điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của KH
Thứ hai: Khi đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định đánh giá thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau:
+ Các chỉ tiêu về k/năng thanh toán: Các chỉ tiêu này phản ánh được một phầntình hình tài chính của DN Theo đó một DN được đánh giá là có tình hình tài chínhkhả quan khi DN đó có khả năng thanh toán cao và ngược lại Các chỉ tiêu về khảnăng thanh toán này bao gồm:
Trang 32Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là tốt nếu tài sản lưuđộng chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xuhướng giảm xuống hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độtăng của tài sản lưu động lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn hoặc đều chuyểndịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động nhỏ hơn tốc
độ giảm của nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp cólành mạnh hay không Nếu một doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1,
nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn do
đó cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư hoặc cho vay đối với những doanh nghiệp nhưvậy
Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể xem xét thêm một số chỉ tiêu khác như:vốn lưu động ròng, hệ số tài sản cố định, hệ số thích ứng dài hạn…
+ Các chỉ tiêu về tự chủ tài chính
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = (Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu)*100%
Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ
sở hữu Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy độngvốn bằng vay nợ điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = (Tổng nợ / Tổng tài sản)*100%
Tỷ số này cho chúng ta biết được có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanhnghiệp là từ đi vay Từ đó biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ
số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanhnghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Ngược lại, tỷ số này mà quá cao chứng tỏdoanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh.Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn
Tỷ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Chi phí lãi vay
Chỉ số này cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay Tỷ số này nếulớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1 thìchứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặcdoanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay
Trang 33Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính khácnhư: hệ số khai thác tài sản, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh …để thông qua đó
có thể làm rõ thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Từ việc phân tích các chỉ tiêu trên cán bộ thẩm định sẽ có thể đưa ra đượcnhững nhận xét về khả năng tài chính của khách hàng tại thời điểm vay vốn để từ đólàm cơ sở để sau này có ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn hay không
Ví dụ minh họa
Đối với việc thẩm định khách hàng vay vốn của dự án “ Đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng trụ sở làm việc tại 58 Bạch Mai – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội” của công ty cổ phần Thương mại Quốc Tế Đại Long Audio
Giới thiệu khách hàng
- Tên khách hàng: Công ty cổ phần TM Quốc Tế Đại Long Audio
- Đăng ký kinh doanh số 0102056894 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấpngày 23/11/2006 thay đổi lần thứ 4, ngày 05 tháng 04 năm 2011
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Địa chỉ trụ sở chính (theo ĐKKD): 58 Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Địa chỉ giao dịch (với PG Bank): 58 Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Đại diện vay vốn theo pháp luật: Ông Trần Tuấn Long ( Tổng giám đốccông ty)
- Vốn điều lệ thực góp đến 30/09/2011: 1,000,000,000 VNĐ
- Vốn chủ SH đến 30/09/2011: 14,315,446,810 VNĐ
- Ngành nghề kinh doanh chính (Chi tiết theo ĐKKD kèm theo tờ trình này):
Mua bán các thiết bị âm thanh, linh kiện điện tử cao cấp
Bằng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu, cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét đánh giá hồ sơ pháp lý cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng như sau:
- Quyết định số 178/ QĐ – UBND ngày11/2/1992 của UBND thành phố Hà
Nội về việc thành lập Công ty cổ phần TM Quốc Tế Đại Long Audio
- Đăng ký kinh doanh số 0102078245 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 23/11/2006 thay đổi lần thứ 4, ngày 05 tháng 04 năm 2011
- Quyết định số 06/QĐ – HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm tổng giám đốc Công ty cổ phần TM Quốc Tế Đại Long Audio
- Quyết định số 14/QĐ – HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm kế toán trưởng Công ty cổ phần TM Quốc Tế Đại Long Audio
Trang 34Nhận xét của CBTĐ: Hồ sơ pháp lý và các hồ sơ liên quan đến phương án vay vốn đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ cho thấy Công ty cổ phần Thương mại Quốc Tế Đại Long Audio có đủ năng lực pháp nhân để vay vốn tín dụng ngân hàng.
Thẩm định tình hình kinh doanh của khách hàng
Bảng 2.2 : Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đại Long Audio
ĐVT: đồng, %
Trang 35TT Chỉ tiêu
Số lượng trọng Tỷ Số lượng trọng Tỷ Số lượng Tốc độ Số lượng trọng Tỷ
2 Doanh thu thuần 62,378,640,184 100.0% 79,982,356,463 100.0% 17,603,716,279 28.2% 65,329,879,026 100.0%
13 Thuế lợi tức phải nộp 3,426,391,324 5.5% 2,404,642,095 3.0% -1,021,749,229 -29.8% 695,692,976 1.1%
14 Tổng lợi tức sau thuế 10,279,173,971 16.5% 7,213,926,284 9.0% -3,065,247,686 -29.8% 2,087,078,928 3.2%
( Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án vay vốn công ty Cổ phần Đại Long Audio)
Nhận xét của CBTĐ: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển ổn định và có xu hướng phát triển qua các năm Tuy lợi nhuận qua các năm có xu hướng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao nếu đối chiếu với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành.
Trang 36Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Căn cứ vào báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nộp cho ngân hàng, cán bộ thẩm định PG Bank đã tiến hành đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn này như sau:
Bảng 2.3 : Tình hình tài chính của công ty Đại Long Audio
Nhóm hệ số khả
năng thanh toán
Nhóm hệ số nợ
Trang 37Nhóm hệ số hiệu
quả hoạt động
11 Số ngày các khoảnphải thu =Số ngày trong năm/Vq các khoảnphải thu 41.61 42.08 35.20
12 Vòng quay cáckhoản phải trả =Giá vốn hàng bán/Nợ phải trảngắn hạn bq 8.32 6.64 5.38
13 Số ngày các khoảnphải trả =Số ngày trong năm/Vq các khoảnphải trả 43.24 54.23 50.15
Nhóm hệ số khả
năng sinh lời
( Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án vay vốn công ty Cổ phần Đại Long Audio)
Nhóm hệ số khả năng thanh toán
- Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2009, 2010 và 9 tháng đầu
năm 2011 đều > 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
khá tốt, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn đảm bảo khả năng thanh toán nguồn nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Nhận xét của CBTĐ: Công ty Đại Long Audio luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Nhóm hệ số khả năng thanh toán luôn duy trì ở mức cao, phản ánh đúng năng lực tài chính thực tế và nhu cầu thanh toán phát sinh trong hoạt động kinh doanh Công ty.
Nhóm hệ số nợ
Hệ số nợ trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Công ty hết 9 tháng đầu năm 2011 duy trì ở mức 53% và 114% Các khoản nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn từ vay ngân hàng và phải trả người bán
Nhận định của CBTĐ: Hệ số nợ như trên của Công ty Đại Long Audio được đánh giá ở mức trung bình, phù hợp với quy mô hoạt động thực tế.
Trang 38 Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty 9 tháng đầu năm 2011 đạt 2.84
nghĩa là với 1 đồng tài sản Công ty kiếm được 2.84 đồng doanh thu Hiệu suất đạt được như vậy chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của Công ty là rất tốt.
Nhóm hệ số khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận qua hai năm 2009, 2010 và 9 tháng đầu năm 2011 đều đạt kết quả cao cho thấy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty duy trì khá ổn định và có tăng trưởng Tỷ suất lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2011 tuy có giảm so với thời điểm cuối năm 2009 và 2010 tuy nhiên vẫn ở mức 3.2%, ROA và ROE cũng đạt ở mức tốt, tương ứng là 9.1% và 19.44%.
Nhận xét của CBTĐ : Tình hình tài chính của Công ty đang được duy trì ở mức tốt Công ty đảm bảo năng lực tài chính để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tiềm năng phát triển trong thời gian tới là khả quan.
Ý kiến của sinh viên: Bằng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu, cán bộ thẩm định đã tiến hành kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng và đã đánh giá được hồ sơ khách hàng đầy đủ và hợp pháp Đồng thời, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong vòng 3 năm trở lại đây, cán bộ thẩm định đã tiến hành tính toán các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tính toán các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán, hệ số nợ, hệ số hiệu quả hoạt động, hệ số khả năng sinh lời từ đó cán bộ thẩm định đã đánh giá được một cách khái quát về doanh nghiệp
2.5.1.4 Thẩm định mối quan hệ tín dụng của khách hàng
Cùng với việc thẩm định tư cách pháp lý, năng lực tổ chức quản lý, tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng thì PG Bank cũng quan tâm đến việc đánh giá mối quan hệ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng khác Công tác thẩm định này sẽ giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng quan hơn đối với khách hàng về uy tín cũng như khả năng trả nợ của khách hàng Khi thẩm định mối quan hệ tín dụng của khách hàng, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và đánh giá các nội dung sau:
- Quan hệ tín dụng của khách hàng với PG Bank
+ Thống kê tình hình giao dịch của khách hàng tính đên thời điểm vay vốn+ Đánh giá dư nợ tín dụng của khách hàng với PG Bank
+ Đánh giá mức độ tín nhiệm của PG Bank đối với khách hàng
Trang 39- Quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác:
+ Đánh giá dư nợ tín dụng của khách hàng (dư nợ ngắn, trung và dài hạn) đốivới tổ chức tín dụng mà khách hàng có quan hệ vay vốn
+ Đánh giá mức độ tín nhiệm của các tổ chức tín dụng đó đối với khách hàng
Ví dụ minh họa
Đối với việc thẩm định khách hàng vay vốn của dự án “ Đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng trụ sở làm việc tại 58 Bạch Mai – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội” của công ty cổ phần Thương mại Quốc Tế Đại Long Audio
Quan hệ tín dụng của khách hàng với PG Bank
Thống kê tình hình giao dịch tín dụng đến ngày 25/11/2011, theo bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng của Công ty Đại Long Audio với PG Bank
ĐVT: Đồng
TT Mục đích Thời hạn Hạn mức được cấp Hạn mức được SD Số dư hiện tại Số dư cao nhất suất Lãi TSĐB
1 thiết bị ÂmNhập khẩu
BĐS+ HH
2 thiết bị ÂmNhập khẩu
Thanh 6 tháng 11,000,000,000 8,666,000,000 3,360,000,000 3,360,000,000 21.00
BĐS+ HH 3
Nhập khẩu
thiết bị Âm
Thanh 6 tháng 11,000,000,000 8,666,000,000 1,820,000,000 1,820,000,000 21.00
BĐS+ HH
4 thiết bị ÂmNhập khẩu
Thanh
6 tháng 11,000,000,000 8,666,000,000 1,700,000,000 1,700,000,000 21.00 BĐS+HH
7,428,120,000 7,570,000,000
( Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án vay vốn công ty Cổ phần Đại Long Audio)
- Trong suốt lịch sử hoạt động tín dụng với PGBank từ năm 2008, Đại Long Audio luôn tất toán gốc lãi đúng hạn Tuy nhiên, do thay đổi hình thức phân phối hàng hóa cho TMV (Phê duyệt hạn mức 2010, thời hạn cho các khoản vay phân phối cho Toyota là 4 tháng) dẫn đến sự khó khăn trong tất toán các khoản gốc lãi đến hạn tại PG Bank tại một số thời điểm.
Quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác
Căn cứ thông tin CIC ngày 15/11/2011 và giải trình cụ thể của khách hàng,
Công ty cổ phần Thương Mại Quốc Tế Đại Long Audio hiện có dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) – CN Hà Nội:
Trang 40Bảng 2.5 : Dư nợ tín dụng của công ty Đại Long Audio với ngân hàng HSBC
(USD)
Số dư hiện tại (USD)
Lãi suất Ngày GN Hình thức đảm bảo
( Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án vay vốn công ty Cổ phần Đại Long Audio)
Nhận xét của CBTĐ:
- Công ty Đại Long Audio là khách hàng truyền thống của PGBank – CN Hà Nội Công ty bắt đầu có quan hệ tín dụng với PGBank từ năm 2008 Công ty có lịch
sử trả nợ tốt, chưa từng phát sinh nợ quá hạn.
- Đại Long Audio thường xuyên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ tại PGBank Tổng phí dịch vụ chuyển tiền quốc tế thu được trong 12
tháng qua ở mức ~ 150 triệu Tổng doanh số chuyển qua tài khoản PGBank ~ 135 tỷ.
- Công ty chỉ bắt đầu có quan hệ tín dụng với Ngân hàng HSBC từ ngày
05/07/2011 đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và nguồn ngoại tệ để phục vụ hoạt động kinh doanh – Do thời gian vừa qua PGBank có các chính sách thắt chặt giải ngân bằng ngoại tệ nên Công ty chủ động tiếp cận nguồn vốn từ HSBC nhằm phục vụ
nhu cầu về USD để nhập khẩu hàng và tận dụng lãi suất thấp khi vay bằng ngoại tệ
(9%) nhằm giảm chi phí giá vốn hàng bán đang có xu hướng tăng do biến động bất
lợi của tỷ giá trong năm vừa qua.
2.5.2 Thẩm định dự án đầu tư
2.5.2.1 Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
Ở khâu thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án cán bộ thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ pháp lý của dự án Việc kiểm tra này sẽ giúp cán bộ thẩm định có thể đánh giá được xem dự án có được nhà nước và các cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện hay không Đối với các dự án đầu tư xây dựng, khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để xem xét tính đầy đủ, hợp pháp của các loại giấy tờ sau:
- Hợp đồng ký kết liên quan quá trình đầu tư