Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngành kinh tế dịch vụ dần khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong nền công nghiệp nước nhà. Trong đó, du lịch là nhân tố không thể thiếu góp phần đưa đất nước đi lên trong thời kì đổi mới, hội nhập với thế giới.Bên cạnh du lịch tài nguyên thiên nhiên, du lịch nhân văn đã và đang trở thành xu hướng chung phổ biến của ngành du lịch toàn thế giới. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, du lịch văn hóa được xem như thế mạnh, là đặc trưng riêng với những sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc quê hương xứ sở.Khác hơn rất nhiều so với các vùng đất “ địa linh nhân kiệt “ khác trên khắp đất nước hình chứ S này, làng cổ Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên được công nhận là làng cổ rồi từ đó trở thành ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia, là nơi văn hóa Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ được lưu giữ gần như trọn vẹn. Không những vậy, làng cổ Đường Lâm còn được gọi là “ vùng đất hai vua ” bởi nơi đây là quê hương của 2 vị đế vương nổi tiếng của Việt Nam : Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, và cũng là quê hương của rất nhiều danh nhân như : thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện ( mẹ của hai Bà Trưng ), họa sĩ Phan Kế An, Nguyễn Cao Kỳ, Hà Kế Tân, Kiều Mậu Hãn...Được sự quan tâm rất lớn từ nhà nước, cũng như sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, làng cổ Đường Lâm đã có những đóng góp quan trọng trong ngành du lịch nước nhà. Khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng biết nhiều hơn tới Đường Lâm, và làng cổ đã trở thành một địa điểm nên đến trong sổ tay du lịch của họ. Tuy vậy, trong những năm gần đây, việc quản lí lỏng lẻo, cũng như kinh doanh du lịch tự phát, phân chia lao động không đều, khiến làng cổ Đường Lâm đang đứng trước nguy cơ mất đi những di sản vốn là tài sản vô giá của Đường Lâm nói riêng và của đất nước nói chung. Và hệ lụy của nó là khách du lịch dường như đang dần quay lưng lại với ngôi làng cổ đã trải qua hàng trăm năm lịch sử này.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp khóa luận này được hoàn thành, em xin gửi lời cảm ơn chânthành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo khoa Du lịch – trường Đại học dân lậpĐông Đô và đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, người đã hết lòngchỉ dẫn và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này Emcũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thểcác bác, các cô, các anh, các chị trong ban quản lí làng cổ Đường Lâm đã nhiệttình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tìm hiểu các dữ liệu liên quan tới đề tàigiúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Do khả năng và hiểu bết có hạn , những khiếm khuyến trong khóa luận này
là điều không thể tránh khỏi Em rất mong sự giúp đỡ, ý kiến nhận xét đánh giá
và chỉ bảo của các thầy, cô giáo cũng như hội đồng giám khảo
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngành kinh tế dịch vụdần khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong nền công nghiệp nướcnhà Trong đó, du lịch là nhân tố không thể thiếu góp phần đưa đất nước đi lêntrong thời kì đổi mới, hội nhập với thế giới
Bên cạnh du lịch tài nguyên thiên nhiên, du lịch nhân văn đã và đang trởthành xu hướng chung phổ biến của ngành du lịch toàn thế giới Đối với cácnước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, du lịch văn hóa được xem như thếmạnh, là đặc trưng riêng với những sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc quêhương xứ sở
Khác hơn rất nhiều so với các vùng đất “ địa linh nhân kiệt “ khác trênkhắp đất nước hình chứ S này, làng cổ Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên đượccông nhận là làng cổ rồi từ đó trở thành ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận ditích lịch sử văn hóa quốc gia, là nơi văn hóa Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đượclưu giữ gần như trọn vẹn Không những vậy, làng cổ Đường Lâm còn được gọi
là “ vùng đất hai vua ” bởi nơi đây là quê hương của 2 vị đế vương nổi tiếng củaViệt Nam : Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, và cũng là quêhương của rất nhiều danh nhân như : thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (
mẹ của hai Bà Trưng ), họa sĩ Phan Kế An, Nguyễn Cao Kỳ, Hà Kế Tân, KiềuMậu Hãn
Được sự quan tâm rất lớn từ nhà nước, cũng như sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch, làng cổ Đường Lâm đã có những đóng góp quan trọng trong ngành dulịch nước nhà Khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng biết nhiều hơn tớiĐường Lâm, và làng cổ đã trở thành một địa điểm nên đến trong sổ tay du lịchcủa họ Tuy vậy, trong những năm gần đây, việc quản lí lỏng lẻo, cũng như kinhdoanh du lịch tự phát, phân chia lao động không đều, khiến làng cổ Đường Lâmđang đứng trước nguy cơ mất đi những di sản vốn là tài sản vô giá của Đường
Trang 4Lâm nói riêng và của đất nước nói chung Và hệ lụy của nó là khách du lịchdường như đang dần quay lưng lại với ngôi làng cổ đã trải qua hàng trăm nămlịch sử này
Từ những lí do trên, việc nghiên cứu những tiềm năng, thực trạng rồi từ đó
đề ra các giải pháp để quảng bá và thu hút du khách tới làng cổ Đường Lâmtrong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm khôi phục lại các giá trị cổ củaĐường Lâm cũng như quảng bá hình ảnh làng cổ tới khách du lịch trong và
ngoài nước cho nên tác giả đã chọn đề tài : “ Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm ”
2 Mục tiêu đề tài :
Nghiên cứu các giá trị về văn hóa và lịch sử của làng cổ Đường Lâm
Đánh giá thực trạng khai thác du lịch tại làng cổ, thực trạng sức hút củalàng cổ đối với du khách
Đưa ra các giải pháp nhằm quảng bá làng cổ Đường Lâm tới đông đảo dukhách
3 Đối tượng nghiên cứu :
Làng cổ Đường Lâm và thị trường khách du lịch trong và ngoài nước
5 Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập thông tin và xử lí thông tin : Đây là một phương pháp rấtquan trọng, các đối tượng được nghiên cứu được phân loại so sánh và chọn lọc kỹlưỡng được hợp lại thành những tài liệu có tính hệ thống và đáng tin cậy
Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống : Phương pháp này được sửdụng để thu thập và xử lí thông tin một cách có hệ thống và xây dựng các môhình của các đối tượng Từ đó có thể xác định rõ các chỉ tiêu thích hợp
Trang 57 Bố cục của đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận đượcchia làm ba phần chính cơ bản :
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng quảng bá du lịch cho làng cổ Đường Lâm
Chương 3: Định hướng và các giải pháp nhằm quảng bá du lịch cho làng cổ Đường Lâm.
Trang 61.1.2 Khách du lịch
Theo Luật du lịch : “ Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và
khách du lịch quốc tê Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngươi nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”
1.1.3 Khái niệm kinh doanh lữ hành
Kinh doanh du lịch ( Tour operators business) là việc thực hiện các hoạtđộng nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đạidiện , tổ chức trương trình và hướng dẫn du lịch
1.1.4 Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.4.1 Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là tài nguyên do con người tạo rahay có thể hiểu nó là những đối tượng, hiện tượng được tạo ra bởi con người Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố vănhóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử văn hóa cách mạng, khảo cổ,kiến trúc, cáccông trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và phivật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch
1.1.4.2 Di sản văn hóa phi vật thể :
Theo luật di sản văn hóa của UNESSCO : “ Di sản văn hóa phi vật thể
được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và
Trang 7kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức
về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người ”
1.1.4.3 Di tích lịch sử văn hóa :
Di tích lịch sử văn hóa được quan niệm là tài sản quý giá của mỗi địaphương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và mỗi nhân loại.Nó là bằng chứng xác thực,trung thành, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi đất nước, ở đó chứa đựngnhững gì thuộc về truyền thống văn hóa tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ tài năng,văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia Di tích lịch sử văn hóa được xem là bộmặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước
Theo Luật di sản văn hóa của Việt Nam năm 2008 : “Di tích lịch sử văn
hóa là các công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị văn hóa và khoa học”.
Theo luật pháp bảo vệ và sử dụng Di sản lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984 Di tích lịch sử văn hóa được quan niệm như
sau : “ Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa hoặc liên quan đến các sự kiện, quá trình phát triển văn hóa – xã hội ”.
1.1.4.4 Các giá trị của di tích lịch sử văn hóa.
Giá trị lịch sử huyền thoại
Di tích lịch sử văn hóa là nơi lưu giữ và phản ảnh một phần lịch sử của địaphương và đất nước thông qua hệ thống các công trình kiến trúc, các tác phẩmđiêu khắc, hội họa, hệ thống di vật, cổ vật, bảo vật đặc sắc với nhiều chủng loạikhác nhau mang những ý nghĩa hiện thực và biểu tượng khác nhau Hệ thống
Trang 8lịch sử văn hóa là nơi chung đúc, kết tinh các giá trị lịch sử, huyền thoại củamảnh đất và con người nơi nó sinh ra, tồn tại.
Các di tích lịch sử văn hóa thường được xây dựng trên địa bàn gắn với những
vị trí quan trọng, nơi đã từng diễn ra các sự kiện, biến cố về chính trị, quân sự, vănhóa xã hội trong quá khư cũng như trong hiện tại, các di tích trở thành tâm điểmcủa huyền thoại và cổ tích, đặc biệt là các di tích tôn giáo tín ngưỡng
Di tích lịch sử văn hóa là nơi lưu giữ và tồn vinh những giá trị đặc sắc vềvật chất và tinh thần của cha ông ta đã được hình thành nên trong suốt quá trìnhlịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Nó vừa mang tính hiện hữu, vừamang tính biểu tượng, chứa đựng những nội dung tư tưởng mà con người muốngửi gắm Ví dụ : truyền thuyết rùa Kim Quy đã giúp An Dương Vương xâythành Cổ Loa, trao nỏ thần cho nhà vua đánh giặc đã khiến cho thành Cổ Loa trởthành một danh thắng tâm linh
Giá trị tâm linh, tinh thần :
Với các di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho nhu cầu tôn giáo tín ngưỡngcủa con người, thì nó có một giá trị về tâm linh và tinh thần rất lớn Sự tồn tạicủa nó gắn liền với sự tồn tại của tính “ linh thiêng ”, một thuộc tính vốn có của
nó, không thể thiếu trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ cúng, tôn vinh củacon người Nó thỏa mãn nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận lớn cáctầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin tưởng hi vọng vào tương lai tốt đẹp, đồngthới góm phần khơi dậy và củng cố tính “ thiện ” trong mỗi con người
Giá trị văn hóa – nghệ thuật :
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa là nơi lưu giữ và truyền trao cho các thế hệngười Việt Nam những giá trị kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể củadân tộc Đây là nơi kết tính các giá trị lịch sử, văn hóa xã hội đã được hình thànhqưa thời gian và công sức, tài nghệ của biết bao thế hệ người dân Việt Nam đãxây dựng và gìn giữ nó Hệ thống di tích lịch sử trở thành nơi để nghiên cứu vềđất nươc, con người, cũng như truyền thống của người dân Việt Nam để giớithiệu tới đồng bào cả nước và các bạn bè quốc tế
Trang 9Giá trị văn hóa, nghệ thuật trong mỗi di tích thường được thể hiện thôngqua sự tồn tại các công trình kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như hệthống tượng tròn, các tác phẩm điêu khắc, hội họa bằng nhiều chất liệu khácnhau với nhiều phương pháp chế tạo khác nhau Những tác phẩm này cũng thểhiện quan niệm, tiêu chí về giá trị thẩm mĩ của từng giai đoạn, từng thời kì lịch
sử, từng lớp dân cư tại các vùng miền khác nhau trên đất nước Chính vì vậy màmỗi công trình, mỗi di vật trong các di tích đều chứa đựng công sức, trí tuệ vàtài sản cá nhân, cộng đồng
1.1.4.5 Phong tục – Lễ hội truyền thống :
Phong tục :
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hìnhthành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừanhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạonên tính tương đối thống nhất của cộng đồng Phong tục không mang tính cốđịnh và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tuỳ tiện, nhấtthời như hoạt động sống thường ngày Nó trở thành một tập quán xã hội tươngđối bền vững Phong tục của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội,thậm chí của một dòng họ và gia tộc, thể hiện qua nhiều chu kì khác nhau củađời sống con người Hệ thống các phong tục liên quan tới vòng đời của conngười như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão;phong tục tang ma, cúng giỗ Hệ thống các phong tục liên quan đến chu kì laođộng của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ làm đất gieo hạt, cấy háiđến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá Hệ thống các phong tụcliên quan tới hoạt động của con người theo chu kì thời tiết trong năm, phong tụcmùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông Phong tục là một bộ phận của vănhoá, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc,địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trongcộng đồng Phong tục được tuân thủ theo quy định của luật tục hay hương ước.Người vi phạm có thể bị phạt vạ Cùng với sự phát triển của xã hội, một số PT
Trang 10không còn phù hợp với thời đại mới, bị đào thải, trong khi một số phong tục mớiđược hình thành.
Ở Việt Nam, cuộc vận động xây dựng gia đình, xóm làng, phường, khu dân
cư văn hoá mới nhằm loại trừ các phong tục lỗi thời, duy trì và phát triển cácphong tục tốt đẹp, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việc xâydựng đời sống văn hoá mới của các tầng lớp nhân dân
Lễ hội truyền thống :
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, là sản phẩm tinh thầncủa người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Người ViệtNam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn ” Lễ hội là
sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vình những hìnhtượng thiêng, được định danh là những vị “ Thần ” – những người có thật tronglịch sử dân tộc hay huyền thoại Hình tượng các vị thần đã hội tụ những phẩmchất cao đẹp của con người Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm,những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp, những người chốngtrọi với thiên tai, trừ ác thú, những người chữa bệnh cứu người, những nhân vậttruyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện,giữ gìn cuộc sống hạnh phúc… Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân côngđức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn làquốc gia dân tộc Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt quagian khó, giành cuộc sông ấm no, hạnh phúc Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo vàhưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, làhình thức giáo dục, chuyển giao cho thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huynhững giá trị đạo đức truyền thống Lễ hội là dịp con ngươi được giải tỏa, giãibày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặngvượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng
1.1.4.6 Nghề và làng nghề thủ công truyền thống :
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đã trở thành loại hình du
Trang 11lịch hấp dẫn của ngành du lịch Việt Nam Là nơi người ta thường hướng tới đểtham quan, khám phá, tìm hiểu và chime nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữanhững giá trị vật chất và giá trị tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất.
Làng nghề thủ công truyền thống được quan niệm là : “ Là những làng có
các nghề sản xuất hang hóa bằng các công thụ thô sơ và sức lao động con người đã được hình thành trong một thời gian dài trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở trong làng ”
1.1.4.7 Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn trong việc phát triển
du lịch:
Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là yếu tốquan trọng, đặc biệt để phát triển du lịch Hầu hết các quốc gia đều có tàinguyên mang giá trị lịch sử, tuy vậy song mỗi nước có các tài nguyên du lịchnhân văn ấy lại khác nhau đối với sự cảm nhận của du khách Tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài tài nguyên du lịch nhân văn hợp lại tạo thành vùng du lịch Khimột địa phương không được thiên nhiên ưu đãi, không có những thắng cảnh đẹp,thì tài nguyên du lịch nhân văn là sức hút để địa phương đó thu hút khách dulịch, cũng để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa của du khách Hiện nay, đến mộtquốc gia, một vùng lãnh thổ khác, du khách không chỉ thưởng ngoạn một khungcảnh đẹp, mà bên cạnh đó, khách du lịch còn có nhu cầu tìm hiểu những phongtục tập quán, lịch sử, cũng như nền văn hóa đất nước nơi mình đặt chân đến.Nếu coi tài nguyên du lịch tự nhiên là “ món quà ” của thiên nhiên trao tặng chođất nước đó thì tài nguyên du lịch nhân văn được coi như là “ món quà ” của chaông, của người xưa để lại cho thế hệ sau này
1.2 Các khái niệm liên quan tới hoạt động nhằm quảng bá du lịch :
1.2.1 Khái niệm marketing du lịch:
Theo tiến sĩ Alastair Morrison : Marketing du lịch là 1 qúa trình liên tục
nối tiếp nhau, trong đó các cơ quan du lịch lập kế hoạch nghiên cứu, thực hiện kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng,
và mục tiêu của cơ quan Để đật được hiệu quả cao nhất, marketing du lịch đòi
Trang 12hỏi phải có mọi sự cố gắng của toàn thể nhân viên và sự phối hợp của các dịch
vụ hỗ trợ.”
Định nghĩa của Mc cottman: ”Marketing du lịch là 1 hoạt động có mục
đích nhằm cân đối mọi nhu cầu của du khách với những mục tiêu của cơ quan du lịch Marketing du lịch căn cứ rất nhiều vào sự nghiên cứu để xác định nhiều nhu cầu của từng loại du lịch để từ đó cung cấp cho khách những dịch vụ phù hợp”
1.2.2 Điều kiện phục vụ khách du lịch:
1.2.2.1 Điều kiện cơ sở vật chất :
Các cơ sở vật chất của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa, phươngtiện kĩ thuật để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch như : khách sạn,nhà hàng, phương tiện giao thông, các khu giải trí, cửa hàng, công viên Ngoài
ra cơ sở vật chất còn gồm tất cả các công trình mà tổ chức du lịch xây dựngbằng vốn đầu tư của mình Vì vậy cở sở vật chất kĩ thuật là toàn bộ tất cả cáccông cụ lao động mà tổ chức lao động tạo ra để phục vụ hoạt động của mình
1.2.2.2 Cơ sở hạ tầng :
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do tổ chức du lịchxây lên mà của toàn xã hội, đó là hệ thống các đường xá, nhà gia,sân bay, bếncảng, đường sắt cơ sở hạ tầng là cơ sở vật chất thứ hai của du lịch, nó được xâydựng để phục vụ nhân dân địa phương và đồng thời cũng là phục vụ cho dukhách Đây là điều kiện quan trọng đặc việt vì nó nằng ngay sát nơi du lịch, nóquyết định nhịp độ du lịch
1.2.2.3 Các điều kiện về tổ chức :
Để có thể sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, thể hiện ở sự có mặt của tổ chức
và các công ty du lịch quan tâm chăm sóc đến việc bảo đảm sự đi lại, phục vụtrong thời gian lưu trú của khách du lịch Đó là các bộ, ủy ban, tổng cục và các
tổ chức khác nhằm chỉ đạo hoạt động du lịch ở nước mình Những cơ quan và tổchức ấy là các cơ quan chính thức về du lịch do nhà nước lập ra để lãnh ngànhtrong sự thống nhất của nền kinh tế quốc dân, các cơ quan kinh tế phục vụ khách
du lịch được dọi là các tổ chức kinh doanh về du lịch chăm lo trực tiếp đến hoạtđộng tiếp nhận khách
Trang 131.2.2.4 Điều kiện về an ninh, an toàn du lịch :
Đối với phần đông các khách du lịch, điều quan tâm đầu tiên khi họ tớimột đất nước, một vùng lãnh thổ khác, đó là điều kiện về an ninh, sự bảo đảm antoàn cho du khách Một quốc gia hòa bình, tự chủ sẽ là điểm đến lí tưởng chokhách du lịch
1.2.3 Các điều kiện để phát triển du lịch :
1.2.3.1 Điều kiện kinh tế :
Điều kiện kinh tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch bởi vì nhữngyếu tố liên quan đến sự phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tếchung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển cả ngành kinh tế du lịch,
đó là sự phát triển của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Đều có ý nghĩaquan trọng đối với du lịch đặc biệt là các ngành công nghiệp thực phẩm như:công nghiệp chế biến đường, thịt, sữa, đồ hộp, bia, rựou, thuốc lá Đây là các cơ
sỏ cung ứng nhiều hàng hóa nhất cho du lịch Một số ngành công nghiệp nhẹđóng vai trò quan trọng trong cung ứng vật tư cho du lịch như: công nghiệp dệt,công nghiệp thủy tinh, sành sứ và đồ gốm Ngành công nghiệp cung cấp chocác xí nghiệp các loại vải để trang bị cho các phòng khách, các loại khăn trải bàn
và ga giường Ngành công nghiệp gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sởlưu trú Khi nói đến nền kinh tế của đất nước không thể không nói đến giaothông vận tải đã trở thành một nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch đặc biệt
là du lịch quốc tế hiện nay, trên thế giới có khoảng 5 trăm triệu khách du lịch đi quabiên giới các nước bằng phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế, với chiều dàimạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ thuận lợi trong việc tiếp cận tớiđiểm du lịch, số lượng loại hình vận chyuển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịchtrở nên thuận lợi và mềm dẻo có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của du khách
1.2.3.2 Chính sách phát triển du lịch
Đây là một câu hỏi đặt ra đối với các chính quyền có vai trò như thế nàođối với sự phát triển du lịch Bởi vì trên thế giới hiện nay hầu như không có mộtnơi nào không tồn tại bộ máy nhà nước, một bộ máy nhà nước quản lí xã hội rõ
Trang 14ràng, bộ máy quản lí xã hội này có vai trò quyết định đến hoạt động của cộngđồng đó, hoạt động du lịch không năm ngoài quy luật chung ấy Một đất nướcmột khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của nhân dân đượcnâng cao nhưng chính quyền địa phương không tạo điều kiện cho các hoạt động
du lịch thì cũng sẽ không thể phát triển được
Những điều kiện chung để phát triển du lịch nêu trên tác động một cáchđộc lập lên sự phát triển của du lịch, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến dulịch tách rời nhau nhưng đôi khi lại có sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau Do vậynếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự phát triển du lịch có thể bị trì trệgiảm sút có khi dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, sự có mặt và hội tụ của tất
cả các điều kiện ấy đảm bảo cho sự hoàn chỉnh khả năng để đảm bảo du lịch.Bên cạnh những đường lối chính sách phù hợp để phát triển du lịch thì điềukiện tự nhiên cũng là một yếu tố quan trọng làm nảy sinh nhu cầu du lịch
1.2.3.4 Thời gian rỗi
Đây cũng là một lí do quan trọng để con người có thời gian dành cho dulịch, Hiện tượng du lịch tăn g lên khi thời gian rỗi của mọi tầng lớp trong xã hộităng lên, rõ ràng con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian rỗi Mọingười đi du lịch khi mà được nghỉ vào những ngày lễ, ngày nghỉ tết, nghỉ ănlương Trong điều kiện hiện nay kinh tế ngày một phát triển, năng suất lao độngngày càng cao và mức sống của con người ngày càng được cải thiện, xu hướngchung trong điều kiện phát triển hiện đại là: giảm bớt thời gian làm việc và tăngthời gian rảnh rỗi như vậy thời gian ngoài giờ làm việc chiếm ưu thế trong quỹthời gian đang trở thành vấn đề quan trọng đáng quan tâm của người lao động
Để tìm cách tăng thời gian rảnh rỗi của du khách tiềm năng đã có nhiều chuyêngia kinh tế du lịch chia thời gian ngoài giờ làm việc thành các khoảng thời gian
có có mục đích khác nhau Trong sự phân chia trên, thời gian rỗi là đối tượngcần nghiên cứu của khoa học du lịch, trên cơ sỏ đó ngành du lịch sẽ đưa ra cácchiến lựợc quảng bá của mình nhằm hướng người dân sử dụng thời gian rỗi vàomục đích nâng cao hiểu biết rèn luyện sức khỏe thông qua du lịch
Trang 15Du lịch định hướng cho con người sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt độngmang lại nhiều lợi ích tích cực, nâng cao sự hiểu biết và thể lực để không lãngphí thời gian rỗi của mình vào những việc tiêu cực trong xã hội
Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn du lịch lại nằm trong thời gianrỗi Do vậy du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thờigian ngoài giờ làm việc, số thời gian rỗi ngày càng được kéo dài, phải sử dụnghợp lý để các cơ sở du lịch trở thành những địa chỉ có ích cho việc sử dụng thờigian rỗi, các cơ sở ấy đóng vai trò trung tâm trong việc kích thích sử dụng thờigian rỗi một cách hợp lý có khoa học góp phần xây dựng một xã hội ổn địnhcông bằng văn minh
1.2.3.5 Khả năng tài chính của du khách
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế làm cho mức sống của nhân dânđược nâng cao vì vậy họ có điều kiện cũng như khả năng thanh toán cho các nhucầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài
Hoạt động du lịch kéo theo là vấn đề lưu trú đông thời là nguồn tiêu dùngnhiều loại dịch vụ hàng hóa đó là nhu cầu cần thiết đối với khách khi đi du lịch.Khi đi du lịch khách phải trả thêm tiền tàu xe, ăn, ở và xu hướng của con người
là tiêu tiền nhiều Do vậy khả năng tài chính của con người là một trong nhữngyếu tố quan trọng có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch, thu nhập củanhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia dulịch, con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian rỗi mà phải có đủtiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó, người ta xác lập được rằng mỗikhi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo đồng thời
có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch
1.2.3.6 Trình độ dân trí
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch, nó phụ thuộcvào trình độ văn hóa chung của nhân dân trong đất nước đó Nếu trình độ vănhóa của một cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó sẽtăng lên rõ rệt, tại một số nước phát triển trên thế giới vấn đề du lịch đã trở
Trang 16thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người, nó được coi là tiêuchuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Trình độ dân trí cao, nhu cầu đi du lịch để khám phá kiến thức của các đấtnước cũng tăng cao, thói quen đi du lịch cũng được hình thành rõ rệt Mặt khácnếu trình độ văn hóa của nhân dân ở một nước cao thì đất nước đó khi phát triển
du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng
du khách Trình độ dân trí cao hay thấp phụ thuộc vào hành động, cách ứng xử
cụ thể giữa các mối quan hệ người với người và với môi trường xung quanh,bằng thái độ đối với khách của nhân dân địa phương, bằng sự hài lòng của kháchtại điểm đến du lịch Nếu du khách cũng như dân địa phương nhìn nhận mộtcách có hiểu biêt sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị
Trang 17TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lai hiệu quả kinh tế cao
cho đất nước cũng như giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu con người.Bên cạnh khai thác và phát triển những tài nguyên du lịch do thiên nhiên bantặng, chúng ta cần khai thác các giá trị du lịch văn hóa, nhằm đa dạng hóa cácsản phẩm du lịch cũng như không lãng phí nguồn tài nguyên quý báu này Giốngnhư các nước mà tài nguyên thiên nhiên hầu như rất ít ỏi như Lào, hay TháiLan họ đã khai thác rất tốt về giá trị văn hóa để thu hút khách du lịch, hay nhưphố cổ Hội An, một khu phố cổ mang đậm bản sắc vùng miền thì để có thể biếnlàng cổ Đường Lâm thành trung tâm văn hóa, nơi người dân có thể tới tìm hiểu
về cuộc sống của một làng quê Bắc Bộ cổ, các cơ quan trình quyền cùng ngườidân còn rất nhiều việc phải làm Chương 1 của bài khóa luận đã hệ thông hóanhững lý thuyết mang tính cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch văn hóađêt rồi từ đó tìm ra các tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này
Trang 18CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ VÀ THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH TỚI LÀNG CỔ2.1 Giới thiệu khái quát về các làng cổ tại Việt Nam.
2.1.1 Giới thiệu khái quát về các làng cổ tại Việt Nam:
Tại khắp các vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam, mặc dù tốc độ đô thịhóa đang tăng nhanh một cách chóng mặt, thì vẫn còn lưu giữ trong lòng nó rấtnhìêu “ viên ngọc quý ” – đó chính là những ngôi làng cổ - những ngôi làng vẫnlưu giữ được những nét cổ kính xưa kia để con cháu sau này có thể biết đượccuộc sống của cha ông thời trước
Trong số các ngôi làng cổ, có thể kể đến tiêu biểu như là : làng cổ PhúVinh ( thuộc xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ), làng cổ
Cự Đà thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, làng cổ Phước Tích ( thuộc xãPhong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế ), làng cổ Bát Tràng( thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội ), làng cổ Đường Lâm ( thị xã SơnTây, Hà Nội )…vv
Trong số các làng cổ kể trên thì chỉ có hai làng cổ được bộ VH – TT &
DL công nhận chính thức là di tích lịch sử văn hóa quốc gia : Làng cổ PhướcTích thuộc xã Phong Hòa huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế ( được côngnhận vào ngày 13/6/2009 ) và làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây – HàNội ( được công nhận ngày 19/5/2006)
Mỗi làng cổ đều mang những hình ảnh đặc trưng đậm nét của miền quê ấy.Nếu như làng Việt cổ ở Đường Lâm mang dáng dấp đặc trưng của vùng quêđồng bằng Bắc bộ, thì làng Phước Tích lại còn khá nguyên vẹn những yếu tốgốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung
2.1.2 Làng cổ Phước Tích :
Làng cổ Phước Tích là một ngôi làng nhỏ của xã Phong Hòa, huyện PhongĐiền, tỉnh Thừa Thiên Huế Làng đã tồn tại qua hơn 500 năm lịch sử và tên làng
Trang 19có nghĩa là tích tụ phước đức cho con cháu muôn đời sau Làng cổ được pháthiện vào năm 2003 do hội Kiến trúc sư Việt Nam khám phá trong một côngtrình nghiên cứu Và tới ngày 13/6/2009 làng cổ Phước Tích đã chính thức đượcnhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia
Hiện tại làng cổ Phước Tích còn hơn 30 ngôi nhà rường tuổi ngoàitrăm năm, tập trung nhiều nhất ở xóm Đình với 20 nhà rường Có nhiềulàng ở xứ Huế vốn nổi tiếng với nhà rường như Kim Long, Nguyệt Biều,Lại Thế, Bàn Môn, Nam Phổ Cần, Tế Xuân, Mỹ Lợi nhưng không đâumật độ nhà rường cổ dày đặc như ở Phước Tích
Đầu làng có văn miếu thờ Khổng Tử và các vị hiền nhân, cuối làng
có miếu Đôi thờ ngài Khai canh và ngài Bổ nghệ (ông tổ nghề gốm củalàng); giữa làng là ngôi miếu thờ phụng các vị thần linh, tương truyền đã
có từ trước khi lập làng Bên cạnh miếu sừng sững một cây thị cổ thụ tuổi
đã ngoài năm trăm năm, thân cây đen như mun Bên cạnh vết tích lò gốm
cổ của làng, người ta còn bắt gặp bệ tượng yoni cùng những trụ đá củangôi tháp Chăm nào đó còn sót lại
Theo KTS Hoàng Đạo Kính khẳng định: “ Phước Tích là làng di sản
và cần được đối xử như một di sản độc hiếm ”
2.2 Giới thiệu khái quát về thị xã Sơn Tây :
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây cửa Thủ đô Hà Nội với tọa độ địa lí
210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm hà Nội 42 km về phía Tây Bắc,nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hộicủa cả vùng, có nhiều đường giao thông thủy bộ nới với trung tâm Hà Nội, cácvùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như : sôngHồng – sông Tích, đường quốc lộ 32, quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413 … Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46km2, dân số khoảng 18vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 6 xã: có 53 cơquan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trênđịa bàn
Trang 20Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập,điều chỉnh địa giới hành chính, song nói tới Sơn Tây là nói tới vùng đất giàutruyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạotrong lao động sản xuất Sơn Tây đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anhhùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp, Huânchương chiến công hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương laođộng hạng Nhì.
Trong năm vừa qua, Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã tập trung phát triển kinh
tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã Sơn Tây đãdần khang trang sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, thành phố
du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội
Thị xã Sơn Tây không những là trung tâm văn hóa – kinh tế - xã hội của cảvùng mà còn là trung tâm huấn luyện quân đội của cả nước, có vị trí hết sứcquan trọng an ninh, quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vữngchắc phía Tây của thủ đô Hà Nội
Qua chặng đường hình thành và phát triển trên có thể nói thị xã Sơn Tây
là một đô thị cổ của vùng đất xứ Đoài ngàn năm văn hiến, có quá trình hìnhthành và phát triển lâu đời, xứng đáng là vùng đất địa linh nhân kiệt, xứng đáng
là thành phố, là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội
2.3 Giới thiệu tổng quan về làng cổ Đường Lâm :
+) Diện tích 7,87 km2
+) Dân số :8.329 người ( số liệu năm 2009 )
+) Ngày nhận danh hiệu làng cổ : 19/5/2006
2.3.1 Vị trí:
Nằm cách Hà Nội gần 50km về phía Tây, Đường Lâm là một xãthuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây Đường Lâm gồm 9 làng, 5 làng MôngPhụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau và gắnkết nhau như một thể thống nhất với những phong tục, tập quán cổ xưa
Trang 212.3.2 Tên làng:
Đường Lâm còn có tên gọi khác là Kẻ Mía Tục danh này bắt nguồn
từ tên Cam Giá (Mía ngọt) Cam giá xưa gồm hai “Tổng”: Cam Giáthượng và Cam giá hạ Cam giá thượng là các xã thuộc miền CamThượng, Thanh Lũng, Bình Lũng… (nay thuộc huyện Ba Vì) Cam Giá hạ
là xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây)
2.3.3 lịch sử.
Dựa vào những kết quả khai quật khảo cổ học những năm 1960
-1970 tại di chỉ Gò Mả Đống (thuộc thôn Văn Miếu, Đường Lâm), các nhàkhoa học Việt Nam cho rằng: Người Việt đã đễn Đường Lâm sinh sống từ
4000 năm trước đây (từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên)
Đường Lâm là “đất hai vua” Đó là hai vị vua đã có công lớn trong sựnghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước: Bố Cái Đại VươngPhùng Hưng (thế kỷ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỳ X)
2.3.4 Dân cư và kinh tế - xã hội.
Cũng giống như phần lớn dân cư trong xã, người dân trong làngMông Phụ sống chủ yếu bằng nghề nông Hiện tại nơi đây vẫn còn bảo tồnđược khá nguyên vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đặc chấtlàng xã nông thôn - nông nghiệp, cảnh quan môi trường, ngôn ngữ giaotiếp
2.3.5 Hoạt động du lịch.
Mảnh đất hai vua làng Đường Lâm từ lâu nay đã là một điểm đến hấpdẫn đối với khách du lịch Du khách đến đây bị lôi cuốn bởi nhiều di tíchkiến trúc gồm đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ… Theo thống kê , hiên tại có
16 di tích như đền và lăng Ngô Quyền , đến Phùng Hưng , chùa Mía , đìnhMông Phụ , đìng Đoài Giáp , đìng Cam Thịnh , nhà thờ Thám hoa Giang VănMinh Ngoài ra còn có những vùng Hùm , đồi Hồ Gầm , đồi Sà Mâu , giếngNgọc , rặng Ruối buộc voi nơi anh em Phùng Hưng và Phùng Hải đánh hổ , tậptrận , những rộc sâu mà theo tục truyền lại là Hồ sen nơi Ngô Quyền thường vui
Trang 22chơi tập trận thưở thiếu thời Trong đó có 8 di tích đã được xếp hạng di tíchcấp quốc gia như: Lăng Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng, chùa Mía, rặngRuối, đình Mông Phụ… Bên cạnh đó, một nền văn hóa ẩm thực phongphú, mang đậm màu sắc dân tộc cũng đã thu hút nhiều du khách đến đâythưởng ngoạn, thăm quan và nghiên cứu
Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên được công nhận làng cổ và cũng là ngôilàng đầu tiên được nhà nước trao bằng : “ Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ”
2.4 Các giá trị phục vụ du lịch của làng cổ Đường Lâm:
2.4.1 Giá trị kiến trúc:
Ngày nay làng cổ Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bảncủa một ngôi làng người Việt ở Bắc Bộ với cổng làng, cây đa, giếng nước, sânđình, đình, chùa, miếu mạo
Hệ thống đường xá của Đường Lâm hết sức đạc biệt vì theo hình xương cá,với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào của thánh
Nổi tiếng nhất về kiến trúc, có thể cho là “ đặc sản “ của Đường Lâm chính
là “ đá ong ” Đá đi vào đời sống vật chất, tinh thần của người dân làng cổĐường Lâm từ bao đời nay Từ công việc xây dựng nhà cửa, đến xây tường, làmcổng…đều sử dụng đá ong Đá ong có ở mọi nơi, có chỗ đá sâu vài ba mét, cóchỗ lưỡi đá lộ thiên trồi hẳn lên Khác với đá vùng Thạch Thất, Quốc Oai, SơnĐông, Cổ Đông… đá ong Đường Lâm sau khi khai thác về không cần gia công
mà cứ thế xếp chồng lên thành tường, thành nhà Những viên đá to khoảng 15 –
40 cm càng để lâu càng tốt, khi xây không tốn nhiều công nhưng vẫn đảm bảo
có khối tường dày, mát về mùa hè, ấm về mùa đông Chừng nào đá ong vânđược dùng làm xây tường, xây nhà thì hình ảnh làng cổ Đường Lâm vẫn nguyên
vẻ đẹp thuần khiết đầy cuấn hút Từ vật liệu đá ong, người dân làng Đường Lâm
đã xây nên biết bao công trình kiến trúc đẹp, để sau này con cháu có quyền tựhào về cha ông mình : cổng làng Mông Phụ, đình làng Mông Phụ, các căn nhàcổ… đó là những nét điển hình cho sức sáng tạo của người Việt cổ
Trang 23Hơn hết, làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với nhiều di tích kiến trúc đẹp nhưcổng làng Mông Phụ, đình Đông Sàng, đình Đoài Giáp, cầu Cam Lâm, chùaMía và đặc biệt là những ngôi nhà cổ tiêu biểu, với vòm cổng và tường xâybằng đá ong Người dân quanh vùng gọi quen là “làng Việt cổ đá ong” cũng bởiđặc trưng này Khuôn cổng cổ kính đã có từ mấy trăm năm, cây đa cổ thụ và bếnnước đậm chất Bắc bộ cũng góp phần tạo cho Đường Lâm vẻ rêu phong hiếm
có, không giống với những làng Việt khác
2.4.2 Các giá trị du lịch vật thể :
Đó là những công trình kiến trúc lâu đời, độc đáo như cổng làng,đường làng, giếng nước, đình, chùa, nhà cổ, hay là những văn tự cổ, cáclàng nghề truyền thống, các đặc sản của địa phương…
Tám di tích lịch sử được Bộ VH – TT&DL công nhận bao gồm : làng cổĐường Lâm, đình làng Mông Phụ, chùa Mía, đền Đông Sáng, nhà thờ Thám hoaGiang Văn Minh, đình Đoài Giáp, đình Cam Thịnh
2.4.2.1 Cổng làng Mông Phụ :
Cổng làng Mông Phụ là một cổng làng khác với các cổng làng của các địaphương khác, là một ngôi nhà hai đốc nằm ngay trên đường vào làng Cổng làngquay về hướng Đông bởi quan niệm truyền thống chow rằng hướng đó là hướngphát triển mạnh mẽ, con cháu mai sau sẽ thịnh vượng Trên cổng có khắc một câu
đối chữ Hán "Thế hữu hưng ngơi đại" có nghĩa “ thời nào cũng có người tài giỏi ”
như một lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay
Cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1553 đời vua Lê Thần Tông,chất liệu xây nên cổng là đá ong, cát lấy trên gò rồi trộn vôi với mật tạo thànhhỗn hợp kết dính để xây cổng
Cổng làng Mông Phụ có ý nghĩa về tinh thần rất lớn, đó là chứng nhân lịch
sử, chứng kiến mọi vui buồn, thăng trầm của cuộc sống
2.4.2.2 Đình làng Mông Phụ :
Đình làng Mông Phụ là công trình kiến trúc nổi bật nhất trong quần thểkiến trúc làng cổ Đường Lâm – là hình ảnh tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của
Trang 24người Việt xưa.Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, đình Mông Phụ đượcxây dựng năm 1553 ( đời vua Lê Thần Tông )
Đình Mông Phụ thờ Đức Thánh Tảng – đệ nhất phúc đẳng thần – một vịđứng đầu trong tứ bất tử của người Việt ( người Việt quan niệm tứ bất tử baogồm : Sơn Tinh ( tức đức Thánh Tảng ), Thánh Gióng, mẫu Liễu Hạnh, ChửĐồng Tử ) Đến đời vua Tự Đức thứ 12, năm Kỷ Mùi 1859 đình được mở rộng,xây thêm đình ngoài và hai nhà tả hữu ở hai bên, xây tường hoa xung quanh vàbốn cột trục trước cửa, Có đắp đôi câu đối và phù hiệu hình tạo thành một khốikiến trúc hoàn chỉnh và khép kiens
Đình làng Mông phụ có quy mô lớn nhất xã Đường Lâm, được tọa lác ngaytrong trung tâm làng Mông Phụ Theo lời của cụ Phan Văn Tích ( xóm Hề, thônmông phu, xã Đường Lâm – một người trông coi đình làng nhiều năm cho biết :Đình tọa lạc ở vị trí đầu rồng, hai bên hông đình còn hai giếng nước cổ được coinhư mắt rồng
Đình gồm hai tòa đại bái và hậu cung, một gian hai chài lớn và cả hai tòanhà đều được làm theo kiểu bốn lá mái với họa tiết tran trí bay bổng hình mâycuộn, rồng bay Đình được lợp bằng ngói di xếp vảy cá Trên than các cột xà,thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh , tứquý, chim phượng Có thể nói đây chính là hình mẫu tiêu biểu cho nghệ thuậtchạm khắc trên gỗ hết sức tinh vi của người Việt cổ Cụ Phan Văn Tích có kể lạirằng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, tinh vi trong đình là của cụ Mục Hùng– một người thợ cả tài hoa, ông đã trực tiếp vẽ mẫu và hướng dẫn nhóm thợ xâydựng ngôi đình này
Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt –Mường, có sàn gỗ cách mặt đất , mô phỏng kiến trúc nhà sàn, gỗ lát sàn trước là
gỗ ba phân có nẹp gian, sau này được tu bổ lại và đổi thành gỗ 4 phân không cónẹp gian Sàn nhà còn có lan can tiện gỗ bao quanh Sân đình thấp hơn mặt bằngxung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra ở hai cống hai bêntạo thành hình tượng râu rồng
Trang 25Nhà Đại bái của Đình được dựng bởi bốn mươi tám cột gỗ, mỗi cột cóđường kính tầm 50 – 60 phân, trên có trạm khắc nhiều hình rồng bay, phượngmúa Tuy nhiên do sự bào mòn của thời gian mà những họa tiết này đã mòn dần.
Đa số các cột trụ trong đình đều đã được thay mới do hầu hết chúng đã bị mốimọt và hư hỏng nặng
Đình ngoài gồm năm gian và hai chài Kết cấu bên trong theo lối “ chồnggiường – già chiêng ” Đây là kiểu kiến trúc truyền thống rất phổ biến của nghệthuật kiến trúc đình chùa cổ của dân tộc Đình ngoài thường là nơi tụ họp của bàcon dân làng những lúc nông nhàn , hoặc dùng làm nơi hội họp, hội đình
Bao quanh đình là hệ thống hàng rào xây bằng đá ong, loại đá đặc trưngtrong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này Hàng rào đá ongnày đã mang cho đình một nét trầm mặc, cổ kính, một nét đẹp không giống bất
cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam
Chính lối kiến trúc cổ truyền và đặc sắc của đình Mông Phụ mà vào ngày20/5/1991 Đình làng Mông Phụ được Bộ Văn Hóa – Thông Tin sau này là BộVăn Hóa – Thể Thao & Du Lịch công nhận di tích quốc gia cần được bảo tồn.Nhà nước đã đầu tư 11 tỉ đồng cho việc trùng tu và tôn tạo Đình làng với mụcđích giữ gìn những di sản văn hóa vô giá của dân tộc Đình được tu sủa trongvòng 3 năm từ 2004 – 2007 Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinhthần to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắcđối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thống của dântộc Có thể nói đình làng Mông Phụ là tinh hoa của kiến trúc Việt
2.4.2.3 Chùa Mía ( Sùng Nghiêm Tự ):
Chùa Mía thuộc làng Mía, nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, HàNội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km về phái Tây Chùa Mía còn có tên chữ
là Sùng Nghiêm Tự
Chùa Mía được xây dựng vào thời Trần Đến thế kỉ XVII, chùa đã bị đổnát, hoang phế nhiều Năm Đức Long thứ IV, bà Nguyễn Thị Dong – vợ chúTrịnh Tráng ( 1632 – 1657 ), được nhân dân tôn kính gọi là Bà chúa Mía, đứng
Trang 26ra xây dựng lại Chùa nằm trên một ngọn đồi đá ong, có quy mô lớn, được tách
ra làm ba khoảnh tách bạch Phía ngoài cùng là gác chuông, tiếp đó là mảnh sân,
ở phía bên góc phải là cây đa vài trăm tuổi sum suê che mát cả một khoảng rộng,tạo cho khu chùa Mía một cảnh yên tĩnh mát mẻ và linh thiêng Qua một cổnggạch là đến dãy nhà thụ trai ( nơi ở của các nhà sư ) Tiếp đến là khu nhà chínhgồm : nhà bái đường, chùa hạ , chùa trong và thượng điện
Ở nhà bái đường có một tấm bia đã được dựng vào năm bắt đầu làm chùa( 1632 ) Tấm bia đá này có chiều cao hơn 1,6m, chiều rộng là 1,2m đặt trên mộtcon rùa đá đồ sộ Nội dung tấm bia đá khắc ghi công đức Bà chúa Mía xây chùa.Đây là một trong những tấm bia to đẹp, có giá trị lịch sử được giữ đến ngày nay.Chùa hạ và chùa trong nối với nhau bằng hai dãy hành lang bao quanh lấykhu thượng điện, kiến trúc chuôi vồ Tại đây, tất cả những chỗ làm bằng gỗ đềuđược chạm trổ rất đẹp
Gần gác chuông và cây đa cổ thụ là tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao13m thờ vọng Xá Lợi đức Phật
Tòa gác chuông làm theo kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái Các gócmái đều gắn đao triện Sàn nhà làm bằng gỗ, ở tầng gác có hàng lan can tiện.Các ván long, xà nách đều được bào xoi cạnh và trạm trổ đề tài hoa lá Ở đây cómột tấm bia cổ năm 1621, một tấm bia năm 1750 Trên gác treo một quả chuôngđồng đúc năm Cảnh Hưng thứ IV ( 1745 ) một khánh đồng đúc năm Thiệu Trịthứ VI ( 1846 )
Ngoài những di sản văn hóa có giá trị là bia cổ và chùa cổ, thì không thểkhông nhắc tới những pho tượng cổ tại đây Chùa Mía hiện còn giữ được rấtnhiều các pho tượng cổ, có 287 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có 6 pho tượngđồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất được luyện sơn son thiếpvàng Các pho tượng này dù được đúc, nặn hay chạm khắc thì đều thể hiện tínhnghệ thuật cao qua sự khéo léo, tài hoa của những người thợ xưa Nhiều photượng được xem như những tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam Điểnhình là nhất là tòa thượng điện có một bộ tám pho tượng Bát bộ Kim Cương làm
Trang 27bằng đất luyện Mỗi pho tượng là hình tượng một võ tướng đang trong tư thếchuẩn bị chiến đấu để trừ tà bảo vệ luật pháp Hình khối, bố cục vững chắc, thanhình cân đối, đường nét thoải mái và khỏe.
Ngoài ra ở hai dãy hành lang còn có các pho tượng tuyệt tác như : TượngTuyết Sơn ( cao 0,76m ) Nổi bật nhất trong chùa Mía là tượng Quan Âm Tổng
Tử ( cao 0,76m), thường được gọi là tượng bà Thị Kính Tượng này diễn tả mộtngười phụ nữ thùy mị, có duyên, về mặt hơi buồn nhưng rất hiền từ nhân hậu,
ẵm một đứa bé bụ bẫm kháu khỉnh Đường nét chạm khắc mềm mại chau chuốt.Với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc đọc đáo, với quymoo bề thế và đẹp Chùa Mía đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là ditích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1964
2.4.2.5 Đền Phùng Hưng.
Nhắc đến làng cổ Đường Lâm, không ai không biết tới đây là một vùng đất
“địa linh nhân kiệt”, nơi “một ấp hai vua” Đó là vua Ngô Quyền và Bố Cái ĐạiVương Phùng Hưng, một niềm tự hào của người dân Đường Lâm mà không cóvùng đất nào có được
Về tiểu sử của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, hiện tại vẫn chưa được rõ
về ngày sinh của ông, theo chính sử như Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm địnhViệt sử Thông giám Cương mục chỉ ghi ông mất vào năm 791, chỉ một thời gianngắn sau khi khởi nghĩa thắng lợi và ông lên làm vua Ông tên tự là Công Phấn,con của Phùng Hạp Khanh – một người hiền tài đức độ Theo sử sách ghi lại,ông đã có công tập họp nghĩa quân, đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường vàonhững năm thuộc thời kì Bắc thuộc lần III Chính vì vậy, ông được nhân dân tôn
là Bố Cái Đại Vương
Để tưởng nhớ tới công ơn của ông, sau khi ông qua đời, người dân xây dựnglăng mộ của ông và đền thờ ở khắp mọi nơi để nhân dân cúng viếng Hiện nay, lăng
mộ của ông nằm tại đầu phố Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội Đền thờ ông dựngnhiều nơi như : đình Quảng Bá ( Tây Hồ ), đình Triều Khúc ( Hà Đông ), tại xã GiaThanh, Gia Viễn, Ninh Bình có ba đền thờ Bố Cái Đại Vương,
Trang 28Tuy vậy đền thờ chính được đặt ngay tại quê hương ông, thuộc thôn CamLâm, Đường Lâm Nơi đây đặt bài vị của ông cũng như bức tượng đồng tạcchân dung Bố Cái Đại Vương Đền nằm trên một khu đất cao, xung quanh câycối tỏa bong mát, đền mới được tôn tạo lại nên có một số điểm khác với các ngôiđền cũ trước đây.
2.4.2.6 Lăng Ngô Quyền.
Ngô Quyền ( 897 – 944 ) cũng là người thôn Cam Lâm, Đường Lâm.Trước làm bộ tướng của Dương Đình Nghệ Sau khi Dương Đình Nghệ bịKiều Công Tiễn giết hại, vua Nam Hán cho con trai là Vạn Vương HoàngTháo đem quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã đứng lên tập hợpquân dân bảo vệ đất nước Trận chiến tại sông Bạch Đằng thắng lợi, đánhđuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc NgôQuyền lên ngôi vương, ông đóng đô tại thành Cổ Loa ( Hà Nội )
Lăng Ngô Quyền nằm cách đền Phùng Hưng 500m về phía trái, trướcmặt lăng là đồng ruộng trải dài bát ngát Lăng hiện nay là kiến trúc củalần trùng tu năm 1821, có bia ghi bốn chữ : “ Tiền Ngô Vương lăng” Saulưng ngôi mộ, nơi an nghỉ của thân xác người anh hùng là ngôi đền thờngài Hàng năm vào ngày lễ Ngô Quyền ( từ 16 tới 18 tháng Giêng Âmlịch ), một đoàn hành hương chừng 150 người, ăn mặc theo kiểu lễ hội với
đủ đồ tế lễ và ban nhạc dân tộc, từ hội đền xã Đằng Hải, nơi diễn ra trậnđánh Bặc Đằng lịch sử, đi về Đường Lâm cùng dự hội
2.4.2.7 Rặng duối ngàn năm tuổi :
Gắn với di tích lịch sử làng cổ Đường Lâm, rặng duối mười tám cây toạ lạctại khu vực Đền – Lăng Ngô Quyền thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, TX SơnTây, Hà Nội, có cách nay cả nghìn năm
Tương truyền rặng duối là nơi vua Ngô Quyền từng buộc voi, ngựa sau cáccuộc tập trận cùng nghĩa quân để chuẩn bị tiến về cửa sông Bạch Đằng đánhquân Nam Hán Đây là hình tượng huyền thoại kết hợp với hiện thực, làm tăngthêm giá trị của quần thể di tích Rặng duối còn là một dải nơ xanh ôm chặt lấy