Khái quát các sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm:

Một phần của tài liệu Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm (Trang 32)

2.5.2.1. Du lịch thăm quan di tích lịch sử văn hóa :

Làng cổ Đường Lâm hiện nay còn giữ được rất nhiều những kiến trúc văn hó nghệ thuật đặc sắc và những di tích này tạo thành sức hút đối với tất cả các khách du lịch trong và ngoài nước. Tận dụng những lợi thế này, các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các công ty du lịch đã đưa vào khai thác các giá trị văn hóa tại làng cổ Đường Lâm. Đến với Đường Lâm, đó là đến với không gian của sự trầm mặc, cổ kính, trở về với những nét đẹp cổ xưa. Hiện nay làng cổ Đường Lâm có tại có 16 di tích như đền và lăng Ngô Quyền , đến Phùng Hưng , chùa Mía , đình Mông Phụ , đìng Đoài Giáp , đìng Cam Thịnh , nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh ...Ngoài ra còn có những vùng Hùm , đồi Hồ Gầm , đồi Sà Mâu , giếng Ngọc , rặng Ruối buộc voi...nơi anh em Phùng Hưng và Phùng Hải đánh hổ , tập trận , những rộc sâu mà theo tục truyền lại là Hồ sen nơi Ngô Quyền thường vui chơi tập trận thưở thiếu thời... Trong đó, nổi tiếng hơn cả, cả về bề dày lịch sử lẫn bề dày kiến trúc đó chính là chùa Mía và đình làng Mông

Phụ. Cả hai công trình này đều đã trải qua hàng trăm năm lịch sự với những bước thăng trầm. Đền bà chúa Mía thờ bà chúa Mía đã có công xây dựng đình, tại đây còn lưu giữ hàng trăm bức tượng cổ, các văn tự cổ có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần. Cũng như vậy, đình làng Mông Phụ là ngôi đình điển hình cho thẩm mĩ kiến trúc của người Việt cổ.

Ngoài đình đền miếu mạo, điểm nhấn của làng cổ Đường Lâm đó chính là những bức tường đá ong thẳng tắp, các ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm. Những ngôi nhà cổ với vòm cổng cong vút làm bằng đá ong đã tạo nên sự thích thú cho hầu hết các du khách đam mê những giá trị cổ.

Đường Lâm được mệnh danh là vùng vùng đất địa linh nhân kiệt, là ‘ đất hai vua ’’ , nơi sinh ra hai vị vua tài đức cho đất nước Việt Nam : vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, đồng thời cũng là nơi sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất Việt, chính vì vậy về thăm quan làng cổ, du khách không thể không tới thăm quan, viếng lăng Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, nhà thờ thám hóa Giang Văn Minh. Đó cũng là một nghĩa cử cao đẹp ‘ uống nước nhớ nguồn’’ của người dân địa phương cũng như khách du lịch đối với lớp người đi trước có công xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân.

2.5.2.2. Du lịch tham quan lễ hội truyền thống :

Lễ hội các xóm thuộc làng cổ Đường Lâm mang đậm những nét văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó chính là nguồn tài nguyên văn hóa phi vật chất được khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút đông đảo khách du lịch tới với làng cổ Đường Lâm.

Bên cạnh những giờ phút thư giãn khi thăm quan những di tích, đình làng miếu mạo và các ngôi nhà cổ kính rêu phong, du khách có thể tham gia các lễ hội truyền thống của người dân địa phương.

Trong số các lễ hội diễn ra hàng năm, đáng chú ý nhất, được nhiều sự quan tâm và thu hút nhiều lượng khách tham quan nhất đó là lễ hội làng Mông Phụ được tổ chức tại đình làng Mông Phụ từ mùng 1 tới mùng 10 thắng Giêng âm lịch. Đến với lễ hội làng Mông Phụ, du khách sẽ được hòa mình vào một không

gian truyền thống và hòa mình vào các hoạt động của mỗi dòng họ, phường hội, phe giáp, các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian, các nghi lễ hội cá, tế gà, trò chơi bắt vịt, đánh đu, hát nhà trò, rước đền, cờ người, chọi gà... đậm chất văn hóa đại diện cho làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ. Hay du khách có thể đến với lễ hội chùa Mía, một ngôi chùa cổ xưa, linh thiêng bậc nhất để cầu tài lộc và may mắn những ngày xuân đầu năm.

2.5.2.3. Du lịch tìm hiểu các phong tục, tập quán, ẩm thực,văn hóa truyền thống của người dân làng cổ Đường Lâm.

Làng cổ Đường Lâm không chỉ có sức hút bởi các giá trị cổ, mà nó còn gìn giữ trong mình nhiều giá trị truyền thống về phong tục tập quán. Đến với Đường Lâm, du khách không chỉ được tìm hiểu về những nét kiến trúc độc đáo, mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa, phong tục tập quán của một vùng nông thôn Bắc Bộ vẫn còn lưu giữ tới ngày nay. Theo như Aiko Inoue – thạc sĩ chuyên ngành bảo tồn di tích của Nhật khẳng định : Làng cổ Đường Lâm không chỉ là có yếu tố kiến trúc sống cùng thời gian, mà ở đó còn chứa đựng các kết cấu bên trong đó là : phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục truyền thống... phải nhìn nhận hết các yếu tố này mới thấy được hết giá trị của làng cổ Đường Lâm, thiếu đi một yếu tố làng cổ cũng không được.

Đến với làng cổ Đường Lâm, sau khi đi thăm quan các di tích lịch sử, du khách có thể thưởng thức bữa trưa ngay tại ngôi nhà cổ, thường có cơm gạo mới, bánh tẻ, gà mía, nem rán, rau muống luộc chấm tương, nước chè tươi Cao Lâm, hay nụ vối trong bát mộc, chè lam... mang hương vị ẩm thực đặc trưng làng cổ Đường Lâm. Cũng theo Aiko : “Để trở thành một điểm đến văn hóa đặc sắc, điều quan trọng đối với dịch vụ chính là phải phát huy đặc sản vùng mình, và coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Sau những phút giây đắm trìm cùng lịch sử, kiến trúc, được thưởng thức các món đặc sản làng cổ tại chính ngôi nhà cổ hàng trăm năm, và nghe chủ nhà kể về lịch sử của chúng, đó có lẽ là một trải nghiệm thú vị mà không khách du lịch nào có thể quên được.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm (Trang 32)

w