Phát triển bền vững làng cổ Đường Lâm:

Một phần của tài liệu Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm (Trang 35)

Quần thể di tích ở làng cổ Đường Lâm cùng với Thành cổ Sơn Tây , Đền Và đã được xác định là tuyến du lịch trọng điểm. Từ khi được công nhận là Di tích quốc giá, “ vẻ đẹp tiềm ẩn ” ở Đường Lâm có sức hút khách du lịch trong và ngoài nước thông qua chương trình du lịch phong phú của nhiều công ty du lịch, lữ hành trên cả nước. Là chủ ngôi nhà cổ được nhận “ lương ” hằng tháng 400 nghìn đồng, thuộc laoij cao nhất trong số 12 ngôi nhà cổ được xếp hạng thuộc quản lí của ban quản lí di tích làng cổ Đường Lâm, nhưng ông Nguyễn Văn Hùng vẫn lo lắng, vào ngày nghỉ, thường có khoảng 500 – 600 khách đến thăm, phần lớn là khách nước ngoài. Đa số du khách đều có nhu cầu ăn trưa tại nhà cổ. Bữa trưa giản dị được thưởng thức ngay tại nhà cổ, với cơm gạo mới, gà mía, rau muống luộc chấm tương…Nhưng do không có người phục vụ và diện tích

nhỏ của nhà cổ chỉ hơn trăm mét vuông nằm trong khu khuân viên hơn 400m2 cho nên gia đình cũng đáp ứng phục vụ ăn uống được cho 1/10 số khách. Ngay cả ông Hà Nguyên Huyền, chủ nhân ngôi nhà cổ xây dựng năm 1848 kiêm nhà báo của báo Văn nghệ, dù làm du lịch từ mời năm nay nhưng ông cũng chỉ dám nhận 30 khách/ ngày.

Đường Lâm đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhưng việc phát triển ngành công nghiệp không khói ở làng cổ gần như bỏ trống dịch vụ. Trước thực trạng các dịch vụ cho du khách du lịch ít ỏi, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, các tình nguyện viên Nhật Bản và nhóm sinh viên trường đại học Xây dựng cùng ban quản lí di tích làng cổ Đường Lâm đang nỗ lực sáng tạo và hoàn thiện một số sản phẩm lưu niệm từ các chất liệu làng quê truyền thống. Lo lắng về phát triển dịch vụ du lịch, tình nguyện viên Aiko cho rằng nếu không làm tốt dịch vụ , sự xuất hiện ngày một nhiều của rác, túi ni long rải rác khắp làng thì sẽ làm mất đi hình ảnh trong mắt du khách. Bài học về phân loại rác tại nguồn và nói không với túi ni long ở Di sản văn hóa, phố cổ Hội An, nơi đầu tiên thực hiện chiến dịch 3R, là kinh nghiệm hay để bảo vệ môi trường bền bững ở làng cổ Đường Lâm.

Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm cùng với làng cổ Phước Tích ( tỉnh Thừa Thiên – Huế ) và làng Đông Hòa Hiệp ( tỉnh Tiền Giang ) là ba làng mục tiêu nằm trong dự án mới về thúc đẩy phát triển cộng đồng tự lực bền vững thông qua du lịch di sản ( 9/2010 đến 9/2013 ) theo trương trình đối tác JICA phối hợp với Bộ Văn Hóa, Thể thao Và Du lịch và trường đại học Nữ Chiêu Hoàng của Nhật Bản.

Đường Lâm đang đứng trước nhiều thách thức trong việc phát triển dịch vụ và bảo tồn giá trị truyền thống. “ Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ ở Đường Lâm ” đang chờ phê duyệt, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm bền vững, là chìa khóa thúc đẩy cho phát triển kinh tế xã hội làng cổ, Di tích quốc gia đầu tiên ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm (Trang 35)