Xây dựng làng cổ Đường Lâm phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm (Trang 44)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ CHO LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM TỚI KHÁCH DU LỊCH

3.2.1.Xây dựng làng cổ Đường Lâm phát triển bền vững.

3.2.1.1. Bảo tồn các ngôi nhà cổ :

Hòa nhập vào cơn lốc đô thị hóa, của cuộc sống hiện đại làng cổ Đường Lâm đang dần mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của nó, chính vì vậy việc bảo vệ các giá trị văn hóa và lịch sử tại làng cổ là vấn đề cấp bách. Một trong các yêu cầu cấp bách đầu tiên đó là bảo vệ các ngôi nhà cổ trước khi chúng bị xâm hại bởi chính bàn tay của con người, và chúng ta sẽ mất đi tất cả các di tích cổ do cha ông ta để lại.

Về phương pháp, phải bảo tồn và phục hồi nguyên vẹn các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ như tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên. Bảo tồn nhà cổ là việc làm hết sức khó khăn, không nên thay thế quá nhiều chi tiết mới, chỉ nên trùng tu, các cột, kèo đã quá cũ, không đảm bảo tính an toàn mới thay thế, để vừa đảm bảo tính kinh tế, vừa giữ lại được các vật thể cổ đã làm nên sự cổ kính của ngôi nhà. Việc bảo tồn nhà cổ phải đi đôi với giữ gìn, trân trọng và phát huy nếp sinh hoạt đặc trưng của chủ nhân các ngôi nhà.

Tổ chức các lớp tập huấn cấp tốc về cách bảo tồn, chống xuống cấp một số hạng mục cơ bản sẽ được tổ chức dành cho chủ nhân của các ngôi nhà cổ, nâng cao ý thức của người dân, bảo vệ những di sản quý báu mà mình đang sở hữu.

Đây là việc làm rất cần thiết, để làm được điều đó, Ban quản lí di tích làng cổ Đường Lâm phải hoạt động hết sức tính cực, cử cấn bộ xuống tận nhà dân có nhà cổ, tuyên truyền kết hợp huấn luyện họ, để họ thấy hết giá trị của nhà cổ cũng như phương thức họ có thể sử dụng để bảo tồn nhà cổ.

Hiện nay, cách quản lí nhà cổ còn rất lỏng lẻo, chưa có các chế tài cụ thể về trách nhiệm của người dân đối với nhà cổ.Các cơ quan nhà nước phải đưa ra các chế tài cần thiết để bảo vệ các ngôi nhà cổ đang bị xâm hại.

Đa số người dân làng cổ đều có thu nhập chính từ nghề làm nông hoặc các nghề thủ công khác, họ chưa thu được nhiều nguồn lợi từ nhà cổ. Và mức phí nhà nước hỗ trợ cho những chủ nhân của các ngôi nhà cổ còn quá thấp, chỉ 400 trăm nghìn một tháng, không đủ để người dân trang trải cuộc sống, vì vậy các cơ quan quản lí nhà nước phải đưa ra mức hỗ trợ hợp lí để cùng người dân bảo vệ các công trình kiến trúc cổ. Yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo tồn nhà cổ, vì vậy phải tuyên truyền, vận động người dân cùng bảo vệ di sản quốc gia. Về tài chính, kể từ ngày 14/2/2008, sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã chính thức thu vé khách thăm quan vào làng cổ Đường Lâm 15.000đ trên 1 người, với lượng khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm hiện nay, thì nguồn thu đó không phải là nhỏ, đó có thể lấy làm số vốn để các cơ quan chính quyền hỗ trợ cho những người dân có nhà cổ. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch, khi đưa khách tới thăm làng cổ, có thể khuyến khích khách du lịch tặng quà, hoặc tiền như một hình thức trả công cho chủ nhà đã tiếp đón du khách nồng hậu.

Ngoài ra để giải quyết các vấn đề nêu trên, nhà nước đã đưa ra các chính sách đặc biệt để bảo vệ các ngôi nhà cổ như : khoanh vùng bảo vệ đặc biệt nhằm bảo vệ các ngôi nhà cổ tránh bị xâm hại,đó là làng Mông Phụ và khu vực phụ cận với diện tích là 132.120m2, với nội dung : “ Gồm bản thân di tích, là khu vực bất khả xâm phạm. Mọi yếu tố còn lại bao gồm địa điểm, chất liệu kĩ thuật, kiểu thức, sắc thái, bố cục, màu sắc kể cả những chi tiết trang trí và các tài sản thuộc về di tích phải được bảo vệ nguyên vẹn, nghiêm cấm bất cứ sự dịch

chuyển, thay đổi bổ xung mới nào dù dỏ nhất”. Đồng thời ra các chế tài cụ thể về việc cấm phá nhà cổ hay xây dựng các ngôi nhà mới, nhà nước cũng đã đầu tư 200 tỉ đồng nhằm tôn tạo, cải tạo các ngôi nhà cổ, các di tích cổ. Tính đến nay, cùng với sự góp sức của các chuyên gia Nhật Bản, Viện bảo tồn di tích, cùng các chuyên gia Viet Nam như ông Phạm Hùng Cường – phó hiệu trưởng trường Đại học xây dựng Hà Nội, làng cổ Đường Lâm cũng đã tôn tạo được năm ngôi nhà, công trình cổ là những công trình cổ nhất cần đặc biệt bảo vệ.

3.2.1.2. Xây dựng hệ thống dịch vụ phong phú :

Hiện tại, dịch vụ du lịch Đường Lâm còn rất nghèo nàn, không sứng tầm với vị thế là làng cổ đầu tiên được công nhận Di tích lịch sử quốc gia, không đáp ứng đủ nhu cầu khách du lịch, chính vù vậy việc xây dựng một hệ thống dịch vụ du lịch là một việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy vậy xây dựng hệ thống dịch vụ phải đảm bảo được hai yếu tố đó là để không đánh mất giá trị lịch sử, làm sáo động không gian yên tĩnh của làng cổ, vừa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Do vậy, trong thời gian tới, để xây dựng một hệ thống tốt, đảm bảo cho du khách, các cơ quan chính quyền xây dựng tách biệt khu dịch vụ thoát khỏi không gian cổ kính của làng. Có thể xây dựng khu dịch vụ tại vùng phụ cận, vệ tinh của làng cổ, dựng các hàng quán theo lối cổ, tạo sự hứng thú cho du khách. Đây là việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách thật thoáng, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trên thực tế, khách du lịch sau khi thăm quan làng cổ Đường Lâm, thường rất có nhu cầu muốn nghỉ lại cũng như ăn uống tại các ngôi nhà cổ, nhưng do không gian hẹp, cũng như điều kiện không cho phép, các chủ nhân của ngôi nhà cổ chỉ đáp ứng được lượng khách nhỏ, ví dụ : nhà ông Nguyễn Văn Hùng – chủ nhân ngôi nhà cổ nhất làng Mông Phụ, ngày cao điểm có tới 300 lượt khách tới thăm quan những chỉ đáp dứng được 1/3 lượng khách, vậy tính ra còn một số lượng lớn khách còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy nhà nước cần có những chính sách khuyến khích đầu tư, để vừa làm phong phú thêm dịch vụ tại làng cổ, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân sở tại.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lí du lịch phải có những hoạt động vận động, tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức cho người dân về việc kinh doanh dịch vụ du lịch, sao cho vừa đảo bảo số chất lượng dịch vụ, lại không phá vỡ không gian yên tĩnh, cổ kính của làng cổ.

Quà lưu niệm là một sản phẩm không thể thiếu đối với các khu du lịch, làng cổ Đường Lâm đang thiếu rất nhiều loại sản phẩm mang lại nguồn thu rất lớn này, chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu để làm ra các sản phẩm là đồ lưu niệm từ các vật liệu truyền thống của địa phương, tránh sử dụng các đồ lưu niệm Trung Quốc, là xu hướng chung của các khu du lịch hiện nay.

Hiện nay, ban quản lý làng cổ Đường Lâm kết hợp với các chuyên gia tình nguyện Nhật Bản và nhóm sinh viên trường đại học Xây dựng đang nỗ lực sáng tạo và hoàn thiện một số sản phẩm lưu niệm từ chất liệu làng quê truyền thống. Đây là những nỗ lực hết sức đáng ghi nhận trong quá trình thiết lập hệ thống dịch vụ phục vụ du khách tại làng cổ Đường Lâm. Sau khi dự án hoàn thành, các ban ngành lãnh đạo phái có những chính sách hỗ trợ người dân, để người dân có vốn kinh doanh các mặt hàng lưu niệm, mở các gian hàng theo phong cách truyền thống để bán các mặt hàng truyền thống, có thể vay vốn với lãi xuất nhỏ, trong thời hạn dài hạn, và trên hết đó là đào tạo người dân vốn quen với tay cuốc, cái cày biết cách kinh doanh và quản lí gian hàng của mình.

Dịch vụ Home – stay cũng là một dịch vụ thu hút một lượng lớn các khách du lịch, đặc biệt là các khách du lịch Phương Tây. Một số công ty du lịch thường xuyên dẫn khách du lịch tới Đường Lâm nên đầu tư lĩnh vực này tại làng cổ Đường Lâm, họ có thể hỗ trợ người dân xây thêm khu ăn nghỉ cho khách du lịch muốn nghỉ qua đêm và muốn trải nghiệm cuộc sống tại một vùng thôn quê Bắc Bộ Việt Nam.

Đến với Đường Lâm, khách du lịch có thể gửi xe để từ từ đi thăm làng cổ, vì vậy, dịch vụ cho thuê xe đạp là một dịch vụ cần thiết dành cho các du khách ưa sự thay đổi, bên cạnh đó xe đạp sẽ hạn chế được lượng xe máy của khách du lịch đi vào làng phá vỡ không gian cổ kính của làng cổ. Đây là công việc không

tốn nhiều vốn nhưng lại thu được lợi nhuận tương đối, vì vậy, các cơ quan quản lí nên khuyến khích người dân tham gia vào dịch vụ này, để giúp người dân có thêm nguồn thu từ du lịch.

3.2.1.3. Đa dạng hóa các tour du lịch về làng cổ :

Ngoài những tour du lịch truyền thống, các công ty du lịch cũng như các cơ quan quản lý về du lịch cần tổ chức các tour du lịch có tính mới lạ, tạo sức hấp dẫn đối với du khách như : một ngày làm nông dân với cư dân làng cổ, hay học làm tương – đặc sản của làng cổ Đường Lâm, hay các tour học tập trở về với lịch sử hào hùng của cha ông.

Các tour có sức sáng cao luôn có sức hút rất lớn đối với khách du lịch, không những vừa cho du khách tìm hiểu nhiều khía cạnh hơn về làng cổ, giúp du khách có những trải nghiệm mới mẻ hơn khi về thăm làng cổ.

Liên kết các điểm du lịch của làng cổ Đường Lâm với hệ thống các di tích tại thị xã Sơn Tây. Vùng đất Sơn Tây là “ vùng đất địa linh nhân kiệt ”, là vùng “ đất cổ ” với rất nhiều các công trình kiến trúc cổ kính, du khách sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về mảnh đất này.

Bên cạnh đó, Ban quản lí di tích làng cổ Đường Lâm nên kết hợp với các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức trong nước để tạo thêm nhiều các ngày hội, các chương trình vui chơi, nhằm thu hút khách du lịch đồng thời quảng bá thêm hình ảnh làng cổ tới gần hơn với du khách. Ví dụ như : ngày 12/4 vừa qua, ban quản lí di tích đã cùng kết hợp cùng trường tiểu học dành cho trẻ em khuyết tất tỉnh Sóc Sơn tổ chức trại hè chow các em thiếu nhi, nhằm giúp đỡ các em khuyết tật có thể hòa đồng với các bạn cùng trang lứa, vừa tạo quỹ để giúp đỡ các trẻ em không may.

3.2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực ở Đường Lâm :

Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi phải có sự giao tiếp nhiều, trình độ nghiệp vụ, phong cách, thái độ giao tiếp của con người trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng, nó quyết định mọi thắng lợi trong ngành du lịch. Đặc biệt là ở Làng cổ Đường Lâm, khi các dịch vụ du lịch, cũng như nguồn nhân lực còn rất hạn chế, trong khi đó, lượng khách du lịch nước ngoài đến với Đường Lâm lại chiếm đa số.

Do vậy, đào tạo nguồn nhân lực chính là một trong những giải pháp nhằm phát triển làng cổ một cách bền vững cũng như quảng bá và thu hút khách du lịch tới với Đường Lâm.

Hiện tại, việc đầu tiên đó là đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ và thông thạo các di tích tại làng cổ Đường Lâm để trở thành các hướng dẫn viên tại điểm. Làm bằng cách có thể đào tạo các công dân tại Đường Lâm hoặc thu hút các hướng dẫn viên chuyên về các thứ tiếng tới làng cổ, đào tạo họ để có những hiểu biết về làng cổ và sử dụng họ như một hướng dẫn viên tại điểm. Về chi phí đào tạo cũng như lương cho các hướng dẫn viên, Ban quản lí di tích có thể trích từ nguồn vốn nhà nước, hoặc kết hợp với các công ty du lịch đưa khách tới cùng nhau hỗ trợ chi phí để trả cho các hướng dẫn viên này.

3.2.1.5 An ninh và quản lí môi trường du lịch tại làng cổ Đường Lâm. An ninh:

Tình hình thế giới trong những năm qua có nhiều biến động bất lợi, những biến động đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của ngành du lịch như : bạo động, dịch bệnh, chiến tranh, lạm phát… Trong bối cảnh đó, Việt Nam là một trong những nước ít bị ảnh hưởng bởi các tiêu cực trên. Vì vậy Việt Nam ngày càng được xem là điểm đến an toàn cho du khách quốc tế. Làng cổ Đường Lâm nằm trong thị xã Sơn Tây là trung tâm quân sự của cả nước, chính vì vậy du khách có thể hoàn toàn yên tâm khi tới với làng cổ Đường Lâm. Nhưng bên cạnh đó làng cổ cần phải chủ động có các công tác bảo vệ trật tự, an toàn cho du khách, tránh tình trạng cò kéo hay trộm cắp, nhất là trong mùa lễ hội. Cụ thể trong những công việc sau :

- Phối hợp với Công an quản lí tốt công tác an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đảm bảo tuyệt đối an toàn con người và tài sản cho du khách tại làng cổ Đường Lâm.

- Cần triệt để ngăn chặn các tệ nạn xã hội, ăn xin, trèo kéo, bắt chẹt khách du lịch, tranh giành khách.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đề phòng cháy nổ, gây hậu quả đáng tiếc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

An toàn thực phẩm vệ sinh môi trường:

Theo Aiko – Thạc sĩ quản lí văn hóa của Nhật, đang hoạt động tình

Một phần của tài liệu Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm (Trang 44)