1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

125 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1.Tính cấp thiết của đề tài 7

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

2.1 Mục đích nghiên cứu 8

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Kết cấu của bài viết 10

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI …11CHƯƠNG 1 12

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 12

Trang 2

1.1.2.2.Đặc điểm của du lịch quốc tế 21

1.2.2.1.Khái niệm khách du lịch quốc tế 26

1.2.2.2.Phân loại khách du lịch quốc tế 27

1.3 Thu hút khách du lịch quốc tế 27

1.3.1 Khái niệm và bản chất của thu hút khách du lịch quốc tế 27

1.3.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế 28

1.3.2.1 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế 28

1.3.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội 29

1.3.2.3 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp du lịch 31

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của một quốc gia 33

1.3.4 Các công việc để thu hút khách du lịch quốc tế 39

1.3.4.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia đến với khách du lịch quốc tế 391.3.4.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn

Trang 3

tạo tài nguyên du lịch 40

1.3.4.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 40

1.3.4.4 Cải thiện môi trường du lịch quốc gia 41

1.3.4.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch 41

1.3.4.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 41

1.3.4.7 Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch 42

1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế 42

1.4 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu 46

CHƯƠNG 2 49

THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 49

2.1 Sơ lược về du lịch quốc tế trong thời kỳ 2001 - 2008 49

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 51

2.2.2.4 Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm 60

2.2.2.5 Tình hình an toàn giao thông 62

Trang 4

2.2.3Các điều kiện phục vụ khách du lịch 62

2.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 63

2.2.3.2 Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch 66

2.2.4Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa 68

2.2.5Những biến động kinh tế, an ninh chính trị thế giới 68

2.3 Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2001– 2008 70

2.3.1Phân tích tình hình thực hiệc các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 70

2.3.1.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế………70

2.3.1.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch của Việt Nam 73

2.3.1.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 77

2.3.1.4 Cải thiện môi trường du lịch Việt Nam 79

2.3.1.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phụcvụ cho hoạt động du lịch 80

2.3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 81

2.3.2Kết quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Vệt Nam………83

2.3.3Phân tích hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam qua các chỉ tiêu đo lường 90

2.3.4Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 95

CHƯƠNG 3 101

Trang 5

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TỚI NĂM 2015 1013.1Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế và những thời cơ, thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam 101

3.1.1Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế .102

3.1.1.1 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến du lịch quốc tế1023.1.1.2 Cam kết của Việt Nam với WTO về mở của thị trường du lịch: 107

3.1.2Những thời cơ và thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: 110

3.1.2.1 Những thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam……… ………….1103.1.2.2 Những thời cơ đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

3.1.3Xu hướng du lịch quốc tế trong thời gian tới 112

3.2 Những định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam đến năm 2015 ……….114

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 117

3.3.1Các giải pháp trong ngắn hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 117

3.3.1.1 Giải pháp liên quan đến Marketing, quảng bá hình ảnh của Việt Nam rathế giới 118

3.3.1.2 Giải pháp giảm giá và tổ chức các hoạt động thu hút khách 1203.3.1.3 Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch 1223.3.1.4 Giải pháp liên quan đến văn hóa du lịch 125

Trang 6

3.3.2Các giải pháp trong dài hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch

quốc tế vào Việt Nam 127

3.3.2.1 Giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng tiếp đón khách du lịch quốc tế đến 128

3.3.2.2 Giải pháp trợ giúp khách trong quá trình du lịch 130

3.4 Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 133

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và làmột trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trungbình hàng năm theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) Du lịch khôngchỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển cácngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu vănhóa và tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt Nhờ những đóng góp to lớn vềmặt kinh tế xã hội du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc giatrên thế giới như UAE, Ai Cập, Hy Lạp, Thái Lan… và ở Việt Nam trước những tácđộng to lớn đó của du lịch thì Đại hội Đảng lần IX đã nêu rõ: “Phát triển du lịch thựcsự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch ởViệt Nam đã phát triển khá nhanh trong một vài năm trở lại đây Và kể từ khi cuộckhủng bố 11-9 xảy ra thì Việt Nam một điểm đến an toàn đã thực sự thu hút đượcngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế đến để tìm hiểu về đất nước, con ngườivà văn hóa Thế nhưng, năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ rathì du lịch sớm chịu ảnh hưởng và bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng này do tínhrất nhạy cảm với các biến cố của bản thân ngành du lịch Do đó, lượng khách quốc tếđến Việt Nam cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã giảm đáng kể, doanh thu giảm vàhàng loạt các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn Trước tình hình đó, một yêu cầucấp thiết đặt ra là phải làm sao để có thể thu hút được nhiều khách du lịch quốc tếđến Việt Nam trong thời gian tới để tiếp tục phát triển ngành du lịch - ngành côngnghiệp vàng của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Chính vì vậy, chúngem đã chọn đề tài: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm2015” để làm công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2009.

Trang 8

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1Mục đích nghiên cứu

Đứng trước tình tình ngày càng sụt giảm của khách du lịch quốc tế đến ViệtNam chúng em thực hiện bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra những nguyênnhân đang hạn chế việc khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trongtình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng và Việt Nam hội nhập ngàycàng sâu vào WTO.

2.2Nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu có 3 nhiệm vụ chính như sau:

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về du lịch quốc tế và thu hút khách dulịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời luận giải sựcần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch đối với một quôc gia.

 Trình bày tổng quan về thị trường du lịch quốc tế trong giai đoạn 2001 – 2008,phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việtnam và thực trạng thu hút khách du lịch của nước ta trong khoảng thời gian 2001– 2008, đánh giá các ưu điểm cũng như tồn tại mà ngành du lịch nước ta gặp phảigiai đoạn 2001 – 2008 (giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngàycàng sâu vào WTO và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu diến ra vàonăm 2008).

 Nêu định hướng cho sự phát triển của ngành du lịch của nước ta trong nhữngnăm tới và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tếvào Việt Nam trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộngvà hội nhập ngày càng sâu vào WTO

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế.Tuy thu hút khách du lịch có thể được nghiên cứu trên giác độ vĩ mô (quốc gia) và vimô (các công ty trong ngành du lịch) nhưng bài viết này chủ yếu đề cập đến hoạt

Trang 9

động thu hút khách du lịch quốc tế ở tầm vĩ mô (đứng trên giác độ của một quốc gia)để trình bày và luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm có thời gian và không gian nghiên cứu.- Về mặt thời gian nghiên cứu: các số liệu phân tích được lấy từ năm 2001 –

2008 và đề xuất các định hướng, giải pháp đến năm 2015.

- Về mặt không gian: không gian nghiên cứu được trải rộng, đề tài không chỉnghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu được viết dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứngáp dụng các phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic và phương pháp phântích kinh tế…để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.

Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để diễn lại quá trình phát triển thuhút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2001 cho đếnhết năm 2008.

Phương pháp logic được sử dụng hệ thống hóa các vấn đề làm khung lý luậnvà vận dụng vào phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Namgiai đoạn 2001 – 2008 Từ đó rút ra các ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của các tồntại trong việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Phương pháp phân tích kinh tế được sử dụng phân tích sự biến động của cácnhân tố môi trường làm ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế vàoViệt Nam trong điều kiện hội nhập WTO nhằm đề xuất các định hướng và các giảipháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015.

5 Kết cấu của bài viết

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dungchính của bài nghiên cứu thì gồm 3 chương sau:

Chương 1: Lý luận chung về thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiệnkhủng hoảng tài chính toàn cầu

Trang 10

Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn2001-2008

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách

du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015

Trang 11

NHỮNG KHÓ KHĂN

TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI

Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù đã rất cố gắng tìm tòi và nghiên cứunhưng chúng em đã gặp phải một số khó khăn sau:

Thứ nhất, do đây là lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu khoa học nên các thànhviên trong nhóm đã có không ít những bỡ ngỡ từ những việc như cách nghiên cứu, bốcục bài nghiên cứu cũng như cách trình bày bài nghiên cứu sao cho chặt chẽ

Thứ hai, do thời gian nghiên cứu có hạn, lại còn đang bận rộn bởi việc họcchuyên ngành nên bài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót mà chúng em chưa kịpchỉnh sửa.

Thứ ba, do không gian nghiên cứu là toàn bộ quốc gia nên chúng em đã gặpphải khó khăn trong việc đi điều tra thực tế, do vậy bài viết chỉ đơn thuần dựa vàonhững thông tin thứ cấp mà các thành viên thu thập được.

Cuối cùng nhóm em cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập các sốliệu phục vụ cho việc phân tích trong bài viết Mộ số số liệu cần cho bài việt nhưngchúng em không thu thấp được

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, chúng em xin chân thànhcảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hường – người đã tận tình chỉ dẫn chúng em để chúngem hoàn thành được bài nghiên cứu của mình.

Trang 13

đề mang tính chất toàn cầu.

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người vàphát triển với tốc độ rất nhanh Song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm “dulịch” thống nhất do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhaumà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch; do sự khác nhau về ngôn ngữvà cách hiểu khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau và do tính chất đặc thù củahoạt động du lịch Sau đây, chúng ta xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch:

Khái niệm cơ bản về du lịch được Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chínhthức - IUOTO (International Union of Official Travel Oragnizations- sau này trởthành WTO) đưa ra như sau: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơikhác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làmăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống ”.

Như vậy, theo định nghĩa này, hoạt động được xem là du lịch dựa trên các tiêuthức:

- Du lịch là đi đến nơi khác với “địa điểm cư trú thường xuyên” có nghĩa làloại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên và các chuyến đi có tổ chứcthường xuyên hàng ngày (các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phườnghội giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thưỡngxuyên hàng ngày).

- Mục đích của chuyến đi: “Không phải để làm ăn, tức không phải để làm mộtnghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” - có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâudài hoặc tạm thời.

Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “Du lịchlà sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du kháchbao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơiđón khách du lịch”.

Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

Trang 14

Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện sự kết hợp và tương tác giữa bốn nhóm nhân tố trong dịch vụ du lịch.

Từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, có thể đưa ra định nghĩa về dulịch: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sangmột vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trúhay nơi làm việc.

Nhìn từ một góc độ khác, góc độ kinh tế, người ta lại định nghĩa về du lịch nhưsau: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu thamquan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao,nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Trong Luật du lịch Việt Nam 2005, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” 1

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Nội dung của du lịch không ngừngđược mở rộng và ngày càng phong phú.

1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch

Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội Do vậy du lịch vừa mang đặc điểmcủa ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa xã hội Các đặc điểm chủyếu của du lịch là:

 Tính vô hình

1 Khoản 1, Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2005

Du khách dịch vụ du lịch Nhà cung ứng

Chính quyền địa phương nơi đón

khách du lịch Dân cư sở tại

Trang 15

Du lịch là một ngành dịch vụ, vì vậy du lịch mang đặc điểm của dịch vụ nóichung đó là tính vô hình Tính vô hình của dịch vụ du lịch thể hiện ở việc đánh giáchất lượng du lịch rất khó khăn vì chất lượng du lịch thường được đánh giá mangtính chủ quan, phụ thuộc phần lớn vào khách du lịch Chất lượng dịch vụ được xácđịnh dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượngcủa khách du lịch.

 Tính cao cấp của nhu cầu du lịch

Du lịch là nhu cầu thứ cấp song nó là một nhu cầu thứ cấp đặc biệt: chỉ sau khithỏa mãn các nhu cầu thiết yếu người ta mới nghĩ đến du lịch Nhưng không phải aicũng có thể đi du lịch bởi ngoài điều kiện phải có thời gian rỗi, du lịch đòi hỏi phảicó khả năng thanh toán cao cho các dịch vụ được cung cấp Theo quy luật cung cầuthông thường, khi giá sản phẩm tăng thì lượng cầu đối với sản phẩm đó thường giảm,nhưng trong du lịch giá cả đi cùng với chất lượng Giá cao nhưng chất lượng tốt lạithu hút được nhiều khách hơn, tức lượng cầu du lịch tăng.

 Tính tổng hợp

Tính tổng hợp của du lịch thể hiện ở hai phương diện sau:

Tính tổng hợp và đồng bộ trong nhu cầu du lịch: Nhu cầu du lịch là tổng hợp

của nhiều nhu cầu: nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí và các nhu cầu bổ sungkhác Các nhu cầu trên xuất phát đồng bộ trong một khoảng thời gian nhất định (thờigian đi du lịch)

Tính tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch: Một sản phẩm du lịch tổng

hợp không thể do một đơn vị kinh doanh tạo ra mà do tổng hợp các hoạt động kinhdoanh đa dạng tạo ra Trong một chuyến đi du lịch, khách du lịch không chỉ sử dụngmột sản phẩm du lịch đơn thuần, mà phải sử dụng một sản phẩm du lịch tổng hợp. Tính không lưu kho cất trữ được của sản phẩm du lịch

Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau vềkhông gian và thời gian nên sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất trữ như các hànghóa thông thường khác Ví dụ như trong một khách sạn, nếu không có khách đến

Trang 16

thuê phòng thì khách sạn đó vẫn phải bỏ ra các chi phí để dọn dẹp phòng, người takhông thể “cất trữ” các phòng đó được Do đó, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất vàtiêu dùng sản phẩm du lịch là một việc khó khăn.

 Tính phụ thuộc vào tài nguyên du lịch

Du lịch chỉ có thể phát triển ở những nơi có tài nguyên du lịch Tài nguyên dulịch của một điểm đến là mọi thứ tạo nên sức hấp dẫn, thu hút người dân sống ởngoài nơi đó đến tham quan, du lịch và được sử dụng vào mục đích kinh doanh dulịch Thông thường, du lịch phát triển ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên đẹp, độcđáo hay các tài nguyên nhân tạo như kiến trúc cổ, đền chùa…Việc phát triển du lịchở những nơi không có tài nguyên du lịch là vô cùng khó khăn.

 Tính không thể dịch chuyển của các sản phẩm du lịch

Người ta không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắtbuộc khách du lịch phải đến những nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu củamình thông qua việc tiêu dung sản phẩm du lịch Việc tiêu dùng sản phẩm du lịchphải có sự tham gia trực tiếp của khách hàng Đặc điểm này gây khó khăn cho việctiêu thụ sản phẩm du lịch.

 Tính thời vụ

Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng cóhoạt động du lịch Du lịch không diễn ra đều đặn vào tất cả các thời gian trong nămtại cùng một điểm đến mà chỉ tập trung vào những khoảng thời gian nhất định trongnăm (như du lịch biển, nghỉ mát…), hoặc trong tuần (du lịch cuối tuần), trong ngày(đến khách sạn, nhà hàng ).

 Tính nhạy cảm

Du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và đặc biệt nhạy cảm với các yếu tốtrong môi trường vĩ mô Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinhtế, tình hình chính trị- xã hội, luật pháp… ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch Cácyếu tố này có thể tác động theo chiều hướng tích cực, làm du lịch phát triển nhanhchóng, thuận lợi, song cũng có thể khiến du lịch không thể tiếp tục phát triển.

Trang 17

 Du lịch để nghỉ ngơi, giải trí

Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi đểphục hồi thể lực và tinh thần của mỗi người Đây là loại hình du lịch có tác dụng giảitrí, làm cuộc sống thêm đa dạng, giúp tinh thần con người sảng khoái hơn.

 Du lịch thể thao

Đây là một hình thức khá phổ biến, dành cho những người ham mê hoạt độngthể thao Hình thức này lại phân ra thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thểthao bị động.

Du lịch thể thao chủ động là hình thức khách đi du lịch để tham gia trực tiếp

Trang 18

vào hoạt động thể thao như : leo núi, săn bắn, câu cá, trượt tuyết, đá bóng…

Du lịch thể thao bị động là những cuộc hành trình của du khách để xem cáccuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic…

 Du lịch văn hóa

Mục đích chính của du lịch văn hóa là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân vềcác lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, cuộc sống của người dân đấtnước khác cùng các phong tục tập quán nơi đó.

Có hai hình thức du lịch văn hóa:

Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: Khách du lịch có thể đi du lịch với cácmục đích đã định sẵn.

Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: đi du lịch với mục đích thỏa mãnnhững tò mò, niềm ham thích mở mang kiến thức của mình.

 Du lịch công vụ

Khách du lịch không chỉ đi du lịch với những mục đích như chữa bệnh, giảitrí, văn hóa, mà đôi khi còn nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nàođó Với mục đích này, khách đi du lịch nhằm tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo,các cuộc triển lãm…

 Du lịch tôn giáo

Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của nhữngngười theo các đạo giáo khác nhau.

 Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương

Loại hình du lịch này nảy sinh do nhu cầu của những người đi xa quê hương đithăm họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang…

 Du lịch quá cảnh

Du lịch quá cảnh là hình thức du lịch nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của

Trang 19

một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác.

 Căn cứ vào đối tượng khách du lịch Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:(1) Du lịch thanh thiếu niên; (2) Du lịch dành cho người cao tuổi; (3) Du lịch phụ nữ,du lịch gia đình.

 Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi Theo tiêu thức này, du lịch được phânthành:

 Du lịch theo đoàn

Ở loại hình du lịch này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường cóchuẩn bị sẵn chương trình từ trước, trong đó đã định ra nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú vàăn uống Du lịch theo đoàn có thể được tổ chức theo hai hình thức sau: Du lịch theođoàn thông qua tổ chức du lịch và du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch.

 Du lịch cá nhân

Hình thức này cũng có hai loại là du cá nhân thông qua tổ chức du lịch và dulịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch Du lịch cá nhân thông qua tổ chức dulịch là hình thức cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của tổ chức du lịch, tổchức công đoàn hay tổ chức xã hội khác Khách du lịch có thể không cần phải đicùng đoàn mà chỉ cần tuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bịtrước Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức là hình thức đi du lịch tự do.

 Căn cứ vào phương tiện giao thông Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:(1) Du lịch bằng xe đạp; (2) Du lịch bằng xe máy; (3) Du lịch bằng xe ô tô; (4) Dulịch bằng tàu hỏa; (5) Du lịch bằng tàu thủy; (6) Du lịch bằng máy bay.

 Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng Theo tiêu thức này, du lịch đượcphân thành những loại hình sau:

- Du lịch ở khách sạn;

- Du lịch ở khách sạn ven đường;- Du lịch ở lều, trại;

Trang 20

- Du lịch đồng quê.

 Căn cứ vào thời gian du lịch Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

Du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày (thường được gọi là du lịch cuối tuần –weekend holiday).

Trong một chuyến đi du lịch, thường du khách có nhiều nhu cầu nảy sinh khácnhau, do đó ta thường gặp sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch cùng một lúc như:du lịch công vụ kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi, giải trí bằng các loạiphương tiện máy bay, ô tô…

1.1.2 Du lịch quốc tế

1.1.2.1.Khái niệm du lịch quốc tế

Phần trên chúng ta đã nghiên cứu tổng quan về du lịch Theo cách phân chialoại hình du lịch dựa vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, du lịch bao gồm du lịchquốc tế và du lịch nội địa.

Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến củakhách du lịch nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau

Như vậy, trong du lịch quốc tế, du khách phải đi du lịch vượt qua biên giới ítnhất hai quốc gia

Ví dụ: Một du khách người Mỹ đi du lịch sang Việt Nam, Thái Lan,Singapore…

Trang 21

1.1.2.2.Đặc điểm của du lịch quốc tế

Du lịch quốc tế là một bộ phận của du lịch, nó mang các đặc điểm của du lịchnói chung, như: tính vô hình, tính cao cấp, tổng hợp…

Đặc điểm riêng của du lịch quốc tế là ở hình thức này khách du lịch phải điqua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

Du lịch quốc tế chủ động tương đương với xuất khẩu vì tạo ra nguồn thu ngoạitệ cho một quốc gia

Du lịch quốc tế thụ động: Là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nàođó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó đi ra nướckhác du lịch và trong chuyến di ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước họ đang cưtrú.

Ví dụ: Công dân Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài, sử dụng các dịch vụ đượcdo nước đó cung cấp Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch thụ động

Du lịch quốc tế thụ động tương đương với nhập khẩu vì có hiện tượng xuấtngoại tệ từ một quốc gia ra nước ngoài Du lịch quốc tế thụ động thường tạo ra lợiích cho quốc gia đó về mặt xã hội.

Một bộ phận rất quan trọng cấu thành nên du lịch quốc tế là khách du lịch nóichung và khách du lịch quốc tế nói riêng Đây là những người có nhu cầu du lịch, tạora lượng cầu về du lịch và có khả năng thanh toán để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Trang 22

Trên cơ sở đó, các quốc gia, các nhà cung ứng du lịch tạo ra các sản phẩm và dịch vụdu lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng đó.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về khách du lịch quốc tế.

Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia- League of Nations đưa ra định nghĩa vềkhách du lịch: “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyêncủa mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”.

Theo định nghĩa này, tất cả những người được coi là khách du lịch là:- Những người khởi hành để giải trí, vì sức khỏe…

- Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoạigiao, tôn giáo, thể thao, công vụ…

- Những người khởi hành vì các mục đích kinh doanh;

- Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển, thậm chí cả khihọ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h

Những người không được coi là khách du lịch là:

- Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động;- Những người đến với mục đích định cư;

- Sinh viên hay những người đến học các trường;

Trang 23

- Những người ở biên giới sang làm việc;

- Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành trình quanước đó có thể kéo dài 24h.

Định nghĩa của Liên hiệp Quốc tế của các Tổ chức chính thức về Du IUOTO (International of Union of Official Travel Organizations- sau là WTO):

lịch-Sau năm 1930, IUOTO đưa ra định nghĩa về “khách du lịch quốc international tourist” với hai điểm khác với định nghĩa trên, đó là:

tế Sinh viên và những người đến học ở các trường cũng được coi là khách du lịch.- Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai trường hợp:Hoặc là họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian > 24 giờ; hoặc làhọ hành trình trong khoảng thời gian < 24 giờ và có dừng lại nhưng không với mụcđích du lịch.

Định nghĩa về khách du lịch được chấp nhận tại Hội nghị ở Rôma (Ý) do Liênhợp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963):

Trong các chuẩn mực thống kê quốc tế của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO),khái niệm khách viếng thăm quốc tế (visitor) đóng vai trò quan trọng chính Theođịnh nghĩa của Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên hợp quốc tổ chức về các vấn đề dulịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963), khách viếng thăm quốc tế được hiểu làngười đến một nước khác, khác nước cư trú thường xuyên của họ, bởi mọi nguyênnhân, trừ nguyên nhân đến lao động để kiếm sống.

Theo Luật du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết

hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ởnơi đến”.2

Như vậy, các định nghĩa đã nêu ở trên về khách du lịch có các điểm khác nhau,song nhìn chung đều đề cập đến các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đề cập đến động cơ khởi hành (đi tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp

kinh doanh…trừ động cơ lao động kiếm tiền);

2 Khoản 2, Điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam 2005

Trang 24

Thứ hai, đề cập đến yếu tố thời gian đi du lịch;

Thứ ba, đề cập đến những đối tượng được thống kê là khách du lịch và những

đối tượng không được thống kê là khách du lịch như: dân di cư, quá cảnh…

- Nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp Khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao, songđòi hỏi chất lượng phục vụ phải cao, đáp ứng được nhiều dịch vụ bổ sung, giá cả hợplý, sản phẩm du lịch đa dạng, họ muốn có chương trình du lịch hay với những hướngdẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình thái độ niềm nở…

- Khách du lịch thích tham quan các di tích lịch sử, tìm hiểu bản sắc văn hóa, lễhội truyền thống, làng nghề, thích mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm vàthưởng thức các món ăn ở những nơi đến du lịch, thích các tour du lịch sinh thái nhưlặn biển, nghỉ dưỡng biển…

1.2.1.3 Phân loại khách du lịch

Theo Hội nghị ở Rôma của Liên hợp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốctế và đi lại quốc tế (năm 1963), khách viếng thăm quốc tế gồm hai thành phần: kháchdu lịch quốc tế và khách tham quan quốc tế.

Ngày 4-3-1993, theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hội đồngthống kê Liên hiệp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công nhậnnhững thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: (1)Khách du lịchquốc tế (International tourist); (2) Khách du lịch trong nước (Internal tourist); (3)Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) và (4) Khách du lịch quốc gia (Nationaltourist).

Trang 25

Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân củamột quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi dulịch trong nước.

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): gồm khách du lịch trong nước vànhững người từ nước ngoài đến một quốc gia du lịch.

Trong Luật du lịch Việt Nam 2005 quy định: “Khách du lịch bao gồm kháchdu lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”.3

Cũng theo Luật du lịch Việt Nam 2005, khách du lịch nội địa được định nghĩa:“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại ViệtNam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” 4

Như vậy, xem xét với cách phân loại của WTO, ở Việt Nam vẫn chưa có sựthống nhất trong việc dùng từ khách du lịch nội địa hay khách du lịch trong nước.

1.2.2 Khách du lịch quốc tế

1.2.2.1 Khái niệm khách du lịch quốc tế

Theo định nghĩa của Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên hợp quốc tổ chức về cácvấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963), khách du lịch quốc tế(international tourist) là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trúthường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một tốitrọ) Động cơ khởi hành của họ được phân nhóm như sau:

- Thời gian rỗi (đi du lịch để giải trí, chữa bệnh, học tập, mục đích thể thao hoặc tôngiáo).

- Đi du lịch liên quan đến công việc làm ăn (ký kết giao kèo); thăm gia đình, bạn bè,họ hàng, đi du lịch để tham gia vào các cuộc hội nghị, đại hội, các cuộc đua thểthao…

Theo khái niệm trên, khách du lịch quốc tế bao gồm những người sau đây:- Người nước ngoài, không sống ở nước đến thăm và đi theo các động cơ đã nêu trên.

3 Khoản 1, Điều 34, chương V, Luật du lịch Việt Nam 2005

4 Khoản 2, Điều 34, chương V, Luật du lịch Việt Nam 2005

Trang 26

- Công dân của một nước, sống cư trú thường xuyên ở nước ngoài về thăm quêhương.

- Nhân viên của các tổ lái (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô) đến thăm, nghỉ ở nướckhác và sử dụng phương tiện cư trú Ở đây kể cả những người không phải là nhânviên của các hãng giao thông vận tải mà là những lái xe tải, xe ca tư nhân.

Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách dulịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan,nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách nàykhông được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở vềnơi ở thường xuyên của mình”.

Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định: “ Khách du lịch quốc tế là người nướcngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân ViệtNam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” (vi)

1.2.2.2 Phân loại khách du lịch quốc tế

Ngày 4-3-1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kêLiên hiệp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công nhận những thuậtngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:

Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): Gồm những người từ nước ngoài đếndu lịch một quốc gia.

- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những người đangsống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.

1.3 Thu hút khách du lịch quốc tế

1.3.1 Khái niệm và bản chất của thu hút khách du lịch quốc tế

Thu hút khách du lịch quốc tế vào một quốc gia là tổng hợp các hoạt động củaquốc gia đó nhằm thu hút được lượng ngày càng nhiều khách du lịch từ các quốc giakhác vào đất nước mình Thực chất thu hút khách du lịch quốc tế là quảng bá hình

Trang 27

ảnh đất nước và nhằm tới mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận về cho quốc gia đó.

1.3.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế

Có nhiều cách tiếp cận trong việc trình bày vai trò của thu hút khách du lịchquốc tế Bài viết này sẽ trình bày vai trò của thu hút khách du lịch quốc tế đối với nềnkinh tế, đối với xã hội và doanh nghiệp du lịch.

1.3.2.1 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế

 Tăng thu nhập quốc dân

Du lịch được coi là ngành “xuất khẩu tại chỗ” Các hàng hóa công nghiệp,hàng tiêu dùng, thủ công, mỹ nghệ…được xuất khẩu trực tiếp tại các điểm đến trênlãnh thổ một quốc gia mà không phải chịu hàng rào thuế quan.

Khách du lịch quốc tế đến là những người đi du lịch ở nước ngoài và sử dụngđồng ngoại tệ của nước đến du lịch thông qua việc sử dụng các dịch vụ, mua sắmhàng tiêu dùng, các đồ thủ công mỹ nghệ Đối với quốc gia làm du lịch, đây là hìnhthức du lịch chủ động, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần cân bằng cán cânthương mại quốc tế.

Do vậy thu hút khách du lịch quốc tế đóng vai trò quan trọng, góp phần làmtăng thu nhập quốc dân.

 Góp phần phân phối lại thu nhập giữa các vùng

Đa số các vùng phát triển du lịch là những vùng kém về sản xuất của cải vậtchất Do đó thu nhập của người dân ở những vùng này từ sản xuất là thấp Thu hútđược nhiều khách du lịch quốc tế đến sẽ làm cho du lịch phát triển, tác động tích cựcvào việc cân đối thu nhập của dân cư các vùng.

 Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành Yêu cầu về sự hỗtrợ liên ngành này là cơ sở cho các ngành như: giao thông vận tải, tài chính, bưuđiện, sản xuất đồ lưu niệm…phát triển Lượng khách du lịch quốc tế đến với quốcgia càng nhiều thì giao thông quốc tế và hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia như

Trang 28

mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện truyềnthông… càng được mở rộng và hoàn thiện Lượng khách du lịch quốc tế nhiều cònmở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nền sản xuất xã hội.

 Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư thường tìm đến các lĩnh vực kinh doanh thu được lợi nhuận cao trênmỗi đồng vốn bỏ ra Một ưu điểm lớn của hoạt động kinh doanh du lịch là vốn đầu tưban đầu vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng mà khả năng thuhồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, du lịch là một ngành công nghiệp “khôngkhói” Do đó, du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, du lịch tại quốc gia nào càng phát triển thì khả năng thu hút đầu tư cànglớn Lượng khách du lịch quốc tế đến một quốc gia là thước đo độ hấp dẫn của dulịch tại quốc gia đó Lượng khách quốc tế đến nhiều sẽ làm tăng sức hấp dẫn thu hútđầu tư.

 Củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế

Thu hút khách du lịch quốc tế là mở rộng du lịch quốc tế, gắn liền với tănglượng khách quốc tế đến, do đó tạo nên sự phát triển giao thông quốc tế, đồng thờigóp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế Du lịch phát triển sẽ kích thíchđầu tư nước ngoài và tăng cường chính sách mở cửa, từ đó thắt chặt mối quan hệthương mại và kinh tế quốc tế.

1.3.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội

 Giải quyết công ăn việc làm cho người dân

Du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng Thu hút khách du lịch quốc tế thúcđẩy sự phát triển của du lịch cùng với các ngành công nghiệp khác, từ đó tạo ra mộtkhối lượng công việc lớn, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm cho người dân.Riêng trong ngành du lịch, số lao động cần thiết cho các dịch vụ du lịch, đặc biệt làdịch vụ bổ sung là rất lớn Số lao động này có thể tăng lên nhiều nếu các dịch vụ dulịch được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại.

 Kích thích sự đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống của dân cư

Trang 29

Để có thể thu hút khách du lịch cần có sự hỗ trợ của các ngành, trước hết là hệthống cơ sở hạ tầng Vì vậy, thu hút khách du lịch quốc tế kích thích sự đầu tư mớivào cơ sở vật chất Hệ thống đường xá, các loại phương tiện giao thông, cũng nhưcác cơ sở y tế, bưu điện, nhà hàng, khách sạn…được xây dựng, đời sống của dân cưtại địa phương thu hút được nhiều khách quốc tế sẽ được cải thiện.

 Giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển

Tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng núi, trung du,ven biển hay những nơi hẻo lánh, ít dân cư Việc thu hút khách du lịch quốc tế sẽ tạosức hấp dẫn thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng…làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xãhội ở các vùng đó, góp phần phân bố lại dân cư, giảm mật độ dân cư quá cao ở cáctrung tâm kinh tế- xã hội lớn.

 Đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc, tăng thu nhập chongười dân địa phương

Khi đi du lịch, du khách thường rất thích mua quà lưu niệm, nhất là các sảnphẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn của địa phương, quốc gia nơi đến du lịch Lượngkhách du lịch văn hóa ngày càng tăng, họ hay tìm đến tham quan các danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử, văn hóa dân tộc…và mua các sản phẩm của các nghề thủ côngmỹ nghệ Từ đó, các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc như nghề khắc, khảm,đẽo, tạc tượng, làm tranh lụa…có điều kiện phục hồi và phát triển Đồng thời qua đólàm tăng thu nhập cho người dân địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa và xâydựng nếp sống văn minh ở mỗi địa phương.

 Tăng cường giao lưu văn hóa, góp phần tuyên truyền quảng bá cho nước chủ nhàLoại hình du lịch phổ biến là du lịch văn hóa với mục đích nâng cao hiểu biếtcá nhân về các lĩnh vực: lịch sử, kiến trúc, hội họa,…, cuộc sống của người dân cũngnhư các phong tục tập quán của đất nước đến du lịch Do đó, thu hút khách du lịchquốc tế tạo điều kiện tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa các quốcgia Du khách đến một đất nước khác, tiêu dùng sản phẩm trên đất nước đó, tìm thấysự hài lòng ở một số mặt hàng, họ sẽ tuyên truyền về các mặt hàng tốt cho bạn bè,người thân,…tạo sức thu hút đối với các sản phẩm đó, bằng phương thức đó, nước

Trang 30

làm du lịch có điều kiện xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn Thu hút khách du lịch quốctế còn là phương thức quảng bá các thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, về conngười…của nước chủ nhà.

1.3.2.3 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp dulịch

Khách du lịch quốc tế thường là những người có khả năng chi trả cao, và sẵnsang trả cao khi mức độ cảm nhận về chất lượng dịch vụ cao hơn so với kỳ vọng củahọ Nếu doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thì khách du lịch quốctế sẽ là nguồn tăng thu lợi nhuận lớn Không những vậy, du khách quốc tế sẽ lànhững người tuyên truyền về hình ảnh doanh nghiệp với bạn bè quốc tế Đó cũng làđộng lực thúc đẩy bản thân doanh nghiệp tự hoàn thiện và nâng cao về chất lượngdịch vụ và đội ngũ nhân viên.

Cụ thể vai trò của thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp dulịch như sau:

 Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gắn liền với việc thu hút khách du lịchCác doanh nghiệp du lịch coi du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họsản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch, thông qua đó thu lợinhuận Việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch và khách sạn gắn vớicác hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế Do vậy,việc phát triển của các doanh nghiệp du lịch phụ thuộc việc thu hút khách du lịch. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng cácnhu cầu cơ bản của du khách như: ăn uống, lưu trú, vận chuyển Bên cạnh đó, doanhnghiệp còn chú trọng cung cấp các dịch vụ bổ sung như: giải trí, mua sắm…Cácdịch vụ bổ sung này thực sự mang lại lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp Tỷtrọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung càng nhỏ thì hiệu quả tổng hợp củakinh doanh du lịch càng cao Trong khi đó, khách du lịch quốc tế lại có nhu cầu sửdụng các dịch vụ bổ sung cao Việc thu hút khách du lịch sẽ tạo ra nguồn lợi nhuậnlớn cho doanh nghiệp.

Trang 31

 Nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, vị thế của doanh nghiệp

Chất lượng du lịch được đánh giá dựa trên cảm nhận của khách du lịch đối vớicác dịch vụ đã sử dụng Chất lượng phục vụ của doanh nghiệp càng cao, sự thỏa mãnnhu cầu khách du lịch càng lớn, càng thu hút được nhiều khách đến với doanhnghiệp, tạo niềm tin của du khách với doanh nghiệp, từ đó nâng cao vị thế và khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả trên thế giới Việc thuhút được nhiều khách du lịch chính là sự khẳng định uy tín cho doanh nghiệp.

 Thu hút được nguồn nhân lực đông đảo, có trình độ

Kinh doanh du lịch cần sử dụng nhiều lao động, nhất là trong lĩnh vực kinhdoanh dịch vụ bổ sung Điều quan trọng trong kinh doanh là thu lợi nhuận dựa trênviệc tạo được sự hài lòng cao nhất cho khách hàng Khách du lịch quốc tế luôn đòihỏi chất lượng phục vụ cao Do đó, đòi hỏi ở đội ngũ lao động trong doanh nghiệpphải có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình, có trình độ hiểu biết rộng về các tài nguyênthiên nhiên, văn hóa, phong tục…

Tóm lại, du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

tế-xã hội của mỗi quốc gia Muốn phát triển du lịch thì việc quan trọng nhất là phải thuhút khách du lịch quốc tế Thu hút khách du lịch quốc tế là một trong những trọngtâm của các hoạt động du lịch bởi chi trả của khách quốc tế khá cao và đây cũng lànguồn thu hút ngoại tệ lớn Việc thu hút khách du lịch quốc tế đến một điểm đến haymột quốc gia nhiều lần sẽ góp phần tăng thu nhập quốc dân, đẩy mạnh sự phát triểncủa các ngành công nghiệp hỗ trợ du lịch (công nghiệp chế biến, sản xuất đồ thủcông, mỹ nghệ, ngành giao thông vận tải,ngân hàng, bưu chính…), tạo việc làm trựctiếp cho người dân địa phương…Như vậy, thu hút khách du lịch quốc tế góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, sự ổn định và bình đẳng trong xã hội(thông qua phân phối lại thu nhập giữa các vùng), giữ gìn và phát triển bản sắc vănhóa dân tộc, nâng cao hình ảnh về một quốc gia lên tầm thế giới.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của một quốcgia

Trong phần này ta sẽ lần lượt nêu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút

Trang 32

khách du lịch quốc tế của một quốc gia bao gồm: (1) Tài nguyên du lịch, (2) Cácđiều kiện ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch quốc tế, (3) Các điều kiệnphục vụ khách du lịch, (4) Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao - văn hóa, (5)Những biến động của nền kinh tế, (6) Những biến động về an ninh, chính trị thế giới.Ta sẽ xem xét các thành phần của từng nhân tố và sự thay đổi các nhân tố đó tácđộng tích cực hay tiêu cực tới việc thu hút khách du lịch quốc tế của một quốc gia.Đây là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế ở chương 2.

Vị trí địa lý có ý nghĩa tiên quyết đến khả năng thu hút khách du lịch quốc tế.Những điều kiện về vị trí địa lý được đánh giá cao là điểm du lịch nằm trong khu vựcphát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn du lịch gần Khoảngcách gần sẽ giảm được chi phí và thời gian đi lại cho du khách Tuy nhiên, khoảngcách xa đôi khi cũng tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế có khả năng thanhtoán cao và hiếu kỳ.

Con người vốn không thích sự nhàm chán, do đó, địa hình phong phú, đa dạng,nhiều loại địa hình: biển, sông, hồ, núi, rừng…sẽ thu hút được nhiều du khách đếnkhám phá.

Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau Những nơicó khí hậu ôn hòa thường được khách du lịch quốc tế ưa thích Họ thường khôngthích thời tiết quá lạnh hay quá nóng, quá khô hay quá ẩm, không thích nơi có nhiềugió…

Thực, động vật đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốctế Nếu thực, động vật phong phú và quý hiếm sẽ thu hút được du khách ham tìm tòinghiên cứu Những loại thực, động vật không có ở đất nước của họ thường tạo sức

Trang 33

hấp dẫn mạnh.

Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông…vừa tạo điều kiện để điều hòakhông khí, vừa tạo điều kiện phát triển du lịch Các nguồn nước khoáng là cơ sở đểphát triển du lịch chữa bệnh Những nước giàu nguồn khoáng nổi tiếng là: Nga,Bungari, Pháp, Ý, Đức…

Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chínhtrị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một điểm, một vùnghoặc một quốc gia

Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt với du khách quốc tế có hứng thúhiểu biết Các nước như Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp…có nhiều tượng đài lịchsử từ thời phong kiến Ở Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc…lại nổi tiếng với những côngtrình lịch sử từ thời cổ đại Tất cả các nước đều có các giá trị lịch sử, nhưng ở mỗinước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau với khách du lịch quốc tế.

Các giá trị văn hóa như: các thư viện quốc gia lớn, các viện khoa học, trườngđại học nổi tiếng, các tòa nhà kiến trúc đẹp, các trung tâm triển lãm nghệ thuật vàđiêu khắc…cũng thu hút khách du lịch quốc tế với mục đích tham quan, nghiêncứu…

Các phong tục tập quán cổ truyền luôn là các tài nguyên có sức thu hút cao đốivới du khách quốc tế.

Các thành tựu kinh tế của một quốc gia thường được tuyên truyền, giới thiệuthông qua các cuộc triển lãm, trưng bày, hội chợ…Du khách quốc tế hay so sánhthành tựu kinh tế của quốc gia đến du lịch với những năm trước đó hoặc với kinh tế ởnước họ Do đó, các thành tựu kinh tế cũng có sức hấp dẫn với phần lớn khách dulịch quốc tế.

Bên cạnh thành tựu về kinh tế, các sự kiện đặc biệt, các thành tựu chính trị cóvai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Các chính sách về đời sống xãhội, những vấn đề liên quan tới văn hóa và cuộc sống người dân, các cuộc hội thảo,hội nghị thường thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế.

Trang 34

1.3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch quốc tế

Nhu cầu về an toàn là nhu cầu cấp thiết thứ hai sau các nhu cầu cơ bản của conngười Họ sẽ tìm đến du lịch những nơi mà điều kiện an toàn đối với họ là cao nhất.Các điều kiện ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch quốc tế bao gồm:

 Tình hình an ninh, chính trị của quốc gia

Tình hình chính trị hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chínhtrị, văn hóa xã hội của một quốc gia Nếu một quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch,nhưng ở đó thường xuyên xảy ra bạo động, khủng bố, sự phân biệt chủng tộc, tôngiáo…thì cũng thể phát triển kinh doanh du lịch và thu hút khách du lịch quốc tế

Trên thế giới, những nước có đường lối chính trị trung lập và có nền hòa bình,ổn định như Thụy Sỹ, Áo, Thụy Điển…thường có sức hấp dẫn đông đảo với kháchdu lịch quốc tế Ngược lại, những quốc gia hay có những biến cố cách mạng nhưPhilippin Triều Tiên…hay thường xảy ra chiến tranh xung đột như I-ran, I rắc,Ixraen…sự phát triển của du lịch bị hạn chế.

Các tệ nạn xã hội (trộm cắp, ma túy…) cũng là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đếnviệc thu hút khách du lịch.

Nếu bộ máy bảo vệ an ninh, trật tự xã hội của một quốc gia hoạt động tốt sẽtạo được cảm giác an toàn cho du khách, để họ yên tâm khi tìm đến với quốc gia đó. Những biến động về thời tiết, khí hậu ở các vùng khác nhau của một quốc gia

Những biến động về thời tiết khí hậu thường là bất thường, khó thay đổi hoặckhông thay đổi được, như thiên tai, bão lụt, động đất, sóng thần…Hậu quả của chúngthường là rất lớn Không những chúng gây ra thiệt hại lớn về vật chất mà còn gây ratổn thất về tinh thần cho nhiều người Khi xảy ra bão lụt, động đất…tại khu vực nàothì nơi đó thường mất lượng lớn khách du lịch Ví dụ như sóng thần tại Ấn ĐộDương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch Thái Lan.

 Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

Nhu cầu ăn uống là nhu cầu tối thiểu của mỗi người Khi đi du lịch, khách du

Trang 35

lịch quốc tế thường sử dụng lưu trú và dịch vụ ăn uống tại điểm đến du lịch Họ rấtquan tâm tới vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm Có nhiều du kháchchâu Mỹ và châu Âu muốn du lịch đến châu Phi, Đông Nam Á…song đây là khu vựcđộ ẩm cao, nhiều bệnh dịch (dịch hạch, sốt rét…) khiến họ lo sợ mắc phải các loạidịch bệnh, không dám đến Do đó, một môi trường trong lành, thực phẩm đảm bảo làđiều kiện thu hút được du khách quốc tế.

 An toàn giao thông

Bên cạnh việc nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống, các phương tiện giaothông, thì việc đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông cũng là điều kiện cần đểthu hút khách du lịch quốc tế Tỷ lệ xảy ra tai nạn giao thông cao sẽ làm giảm tỷ lệkhách đi du lịch.

Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vậtchất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra cácsản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Cơsở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vuichơi giải trí, phương tiện vận chuyển…và bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ.

Trang 36

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, không ngừng được đổi mới và hoàn thiện sẽ tạođiều kiện thu hút khách du lịch quốc tế và ngược lại.

 Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch:

Nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động, bởi con người bằng hànhđộng có nhận thức của mình tác động theo nhiều phương thức khác nhau vào các yếutố vật chất tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ cuộc sống Điều kiện để thu hút đượcnhiều khách du lịch quốc tế là đội ngũ nhân viên phục vụ khách phải luôn trong tìnhtrạng sẵn sàng đón tiếp khách và hoàn thành nhiệm vụ, nhiệt tình, năng động và nhãnhặn Đội ngũ nhân viên làm việc không chuyên nghiệp, thái độ phục vụ không đúngmực sẽ là yếu tố kìm hãm sức thu hút khách du lịch quốc tế.

1.3.3.4 Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao- văn hóa

Có một số sự kiện đặc biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao có thể thuhút được lượng lớn khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch Đólà các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thiOlympic, các cuộc kỷ niệm, tín ngưỡng hoặc chính trị, các dạ hội, liên hoan…Các sựkiện này thường diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng rất có ích trong sự phát triển dulịch.

1.3.3.5 Những biến động kinh tế, an ninh, chính trị thế giới

Các biến động lớn mang tính chất quốc tế như khủng hoảng tài chính toàn cầu,khủng hoảng kinh tế thế giới…tác động tiêu cực đến sự phát triển của hầu hết cácquốc gia trên thế giới Các chính phủ sẽ tìm cách giữ được sự ổn định của nền kinhtế Người dân cũng sẽ cắt giảm chi tiêu, trong đó có chi tiêu cho việc du lịch Lượngkhách du lịch đến tụt giảm đáng kể khiến ngành du lịch của các quốc gia gặp khókhăn.

Những biến động như chiến tranh, sự căng thẳng trong quan hệ giữa các quốcgia cũng làm cho hoạt động du lịch không có điều kiện phát triển Trước đây, thời kỳchiến tranh thế giới hay cuộc chiến tranh lạnh, các nước trên thế giới phân chia thànhcác phe đối lập thì thị trường du lịch thế giới cũng phân chia tương đối thành 3nhóm: thị trường du lịch của các nước xã hội chủ nghĩa, thị trường du lịch của các

Trang 37

nước tư bản chủ nghĩa và thị trường du lịch của các nước đang phát triển Sự giaolưu, du lịch giữa các khối thị trường trên là rất hạn chế Do vậy, số lượng khách dulịch quốc tế thời gian đó (trước năm 1989) là ít hơn nhiều so với hiện nay.

1.3.4 Các công việc để thu hút khách du lịch quốc tế

Việc thu hút khách du lịch của một quốc gia được coi là thành công nếu thuhút được nhiều khách đến, thời gian lưu lại của du khách lâu hơn và đặc biệt là sựquay trở lại quốc gia đó nhiều lần của khách du lịch Trong phần này, bài viết sẽ trìnhbày các công việc mà chính phủ, các bộ, ban ngành du lịch và các ngành liên quancần thực hiện thường xuyên để thu hút khách du lịch Mỗi công việc sẽ có các hướnggiải pháp thực hiện khác nhau Đây sẽ là cơ sở để chương 2 phân tích thực trạng thựchiện các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của chính phủ.

Để thu hút khách du lịch quốc tế, chính phủ và các cơ quan nhà nước cần thựchiện các công việc sau đây:

1.3.4.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia đến với khách du lịch quốctế

Điều đầu tiên để các quốc gia khác biết đến một quốc gia là thông qua lịch sửvà địa lý, tiếp đến là du lịch, sau đó mới đến kinh tế, chính trị, quốc phòng, anninh của quốc gia đó Du lịch là một lĩnh vực quan trọng toát lên vẻ đẹp, bản sắc vàđiểm khác biệt của mỗi quốc gia, dân tộc Du lịch kết tinh từ nhiều yếu tố văn hóa,địa lý và con người Du lịch đồng thời có một nhiệm vụ cao cả là kết nối kinh tế,chính trị và ngoại giao Do đó, du lịch cần phải được xem là bộ mặt, là hình ảnh củamỗi quốc gia

Việc đẩy mạnh công tác quảng bá các tour du lịch, các tài nguyên du lịch, cácchính sách hấp dẫn khách du lịch nhằm truyền bá hình ảnh đất nước, những cảnhđẹp, những nét đặc sắc về văn hóa, con người của quốc gia hay điểm đến, tạo đượcsự hấp dẫn cho khách du lịch nước ngoài, tạo động lực để du khách tìm đến với quốcgia hay điểm đến đó khám phá vẻ đẹp.

1.3.4.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạotài nguyên du lịch

Trang 38

Tài nguyên du lịch là mọi thứ tạo nên sức hấp dẫn thu hút khách du lịch và phảiđược khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch Vấn đề khai thác tài nguyên như thếnào để đạt hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch luôn là bài toán khó chochính phủ và ngành du lịch của mỗi quốc gia Việc khai thác được thể hiện thông quaviệc phát triển các sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch…

Tiềm năng về tài nguyên du lịch không phải là tiềm năng vô hạn, nhất là tàinguyên thiên nhiên Không phải nơi nào cũng có thể phát triển du lịch, và bản thântài nguyên du lịch nếu không có sự tác động có mục đích của con người cũng khôngthể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách được Quá trình tác độngđó có thể gây ra các ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới nguồn tài nguyên du lịch.Mục đích của việc khai thác, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch là sử dụng tàinguyên du lịch một cách hợp lý Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhântạo cũng là yếu tố quan trọng để tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch, khiến họ muốnquay lại để khám phá những điều mới mẻ Xây dựng các chiến lược khai thác tàinguyên du lịch như tổ chức các sự kiện du lịch, chỉ đạo phát triển các sản phẩm dulịch đặc trưng cho từng vùng miền…là các công việc quan trọng trong chính sáchphát triển du lịch của mỗi quốc gia.

1.3.4.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một quốc gia muốn phát triển du lịch tốt phải có một hệ thống cơ sở vật chấtkỹ thuật tốt Có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch củamột quốc gia là vừa là điều kiện vừa là sự phản ánh trình độ phát triển du lịch của đấtnước đó Do đó công việc mỗi quốc gia thực hiện ngay từ ban đầu chính là đầu tưxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của nước mình.

Khách sạn, nhà hàng là những cơ sở vật chất đặc trưng trong hệ thống cơ sởvật chất kỹ thuật du lịch Hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp với các dịch vụ chấtlượng cao, đáp ứng được nhu cầu cao của khách du lịch quốc tế sẽ là công cụ quantrọng để tạo sự hài lòng của du khách.

1.3.4.4 Cải thiện môi trường du lịch quốc gia

Du lịch rất nhạy cảm với biến động các chính trị, xã hội Quốc gia nào thường

Trang 39

xảy ra các bất ổn về chính trị, xã hội sẽ tạo yếu tố tâm lý hoang mang, lo sợ cho dukhách, làm giảm lượng khách quốc tế đến quốc gia đó Do đó các chính sách củachính phủ đối với du khách quốc tế, như bảo đảm an toàn, tạo được sự thuận lợi chodu khách khi đi du lịch trong quốc gia đó, bảo đảm được môi trường chính trị xã hộiổn định…là công việc tiên quyết để thu hút khách du lịch quốc tế.

1.3.4.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụcho hoạt động du lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính chất tổng hợp Các thành viên thamgia vào quá trình tạo nên một sản phẩm du lịch tổng hợp là rất đa dạng Do vậy, dulịch chỉ có thể phát triển khi có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành khác như: cáchãng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô…, nhà hàng, khách sạn, các đoàn ca nhạc dântộc, các công ty tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí…Sự kết hợp chặt chẽ này có thểđược thực hiện trong việc phối hợp liên ngành tổ chức các tour du lịch, tổ chức cácdịch vụ đi kèm, gắn liền với tour Việc phối hợp giữa hoạt động của du lịch và cácngành này càng nhịp nhàng và thuận tiện cho khách du lịch thì càng tăng sự thỏa mãnvà hài lòng ở du khách.

1.3.4.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Chất lượng du lịch là yếu tố quyết định khả năng thu hút khách du lịch tại mộtđiểm đến Nâng cao chất lượng dịch vụ luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc giađể phát triển du lịch Trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, yếu tố con người giữvai trò quan trọng nhất bởi con người bằng sức lao động của mình tác động đến cơ sởvật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hànghóa cung ứng cho du khách Do đó, chính phủ mỗi nước luôn đề ra các chương trìnhphát triển nguồn nhân lực tại đất nước mình, nhằm đào tạo đội ngũ lao động phục vụdu lịch chuyên nghiệp, có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình.

1.3.4.7 Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch

Có thể nói du lịch là công việc của toàn xã hội Sự phát triển của du lịch liênquan đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, liên quanđến sự phát triển của các địa phương, tác động tới cuộc sống của mỗi người dân tại

Trang 40

địa phương du lịch Mỗi quốc gia cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dụcnâng cao ý thức cộng đồng về vai trò của du lịch để người dân ý thức được và gópphần tích cực trong việc phát triển du lịch.

1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế

Chỉ tiêu về số lượng khách quốc tế đến qua các năm

Số lượng khách du lịch là tổng lượng khách đến và tiêu dùng sản phẩm tại mộtđiểm đến trong kỳ nghiên cứu.

Số lượng khách du lịch quốc tế vào một quốc gia là tổng lượng khách du lịchđến và tiêu dùng sản phẩm tại quốc gia đó trong kỳ nghiên cứu

 Lượng khách tăng (giảm) tuyệt đối qua các năm

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của lượng khách giữahai thời gian Có các chỉ tiêu về lượng khách tăng (giảm) tuyệt đối sau:

- Lượng khách tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: phản ánh sự biến động về mức độtuyệt đối của lượng khách giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thứcsau đây:

Δi = yi – y1 (với i= 2,3…,n)

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện sự kết hợp và tương tác giữa bốn nhóm nhân tố trong dịch vụ du lịch. - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Hình 1.1 Sơ đồ thể hiện sự kết hợp và tương tác giữa bốn nhóm nhân tố trong dịch vụ du lịch (Trang 9)
Hình 2.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế từ 2001 – 2007 - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Hình 2.1 Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế từ 2001 – 2007 (Trang 42)
Bảng2.1: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú ở Việt Nam năm 2008 - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Bảng 2.1 Thống kê số lượng cơ sở lưu trú ở Việt Nam năm 2008 (Trang 67)
Hình 2.2: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Hình 2.2 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 (Trang 72)
Bảng 2.2: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo một số thị trường thời kỳ 2001 – 2008 - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Bảng 2.2 Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo một số thị trường thời kỳ 2001 – 2008 (Trang 73)
hợp với tình hình chung là do ảnh hưởng của dịch SART. Đến năm 2007 các thị trường đều tăng trưởng mạnh nhưng do ảnh hưởng cảu cuộc khủng hoảng tài chính  toàn cầu thì năm 2008 các thị trường có lưu lượng khách đến hàng năm tương đối lớn  và tăng cao thì  - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
h ợp với tình hình chung là do ảnh hưởng của dịch SART. Đến năm 2007 các thị trường đều tăng trưởng mạnh nhưng do ảnh hưởng cảu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì năm 2008 các thị trường có lưu lượng khách đến hàng năm tương đối lớn và tăng cao thì (Trang 74)
Hình 2.3: Số lượng khách du lịch đến Việt Nam theo phương tiện. - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Hình 2.3 Số lượng khách du lịch đến Việt Nam theo phương tiện (Trang 75)
Bảng 2.4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyên đi trong giai đoạn 2001 – 2008 - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Bảng 2.4 Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyên đi trong giai đoạn 2001 – 2008 (Trang 76)
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế phân theo mục đích chuyên đi trong giai đoạn 2001 – 2008 - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế phân theo mục đích chuyên đi trong giai đoạn 2001 – 2008 (Trang 77)
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2008. - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2008 (Trang 78)
Thông qua các nghiên cứu dự đoán tình hình phát triển thì tổ chức du lịch quốc tế đã đưa ra nhận định cho ngành du lịch thế giới là sẽ tiếp tục tăng trưởng với tố độ  khoảng 4% / năm và cho đến năm 2020 số lượng khách quốc tế đến các khu vực sẽ  đạt hơn 1 - một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
h ông qua các nghiên cứu dự đoán tình hình phát triển thì tổ chức du lịch quốc tế đã đưa ra nhận định cho ngành du lịch thế giới là sẽ tiếp tục tăng trưởng với tố độ khoảng 4% / năm và cho đến năm 2020 số lượng khách quốc tế đến các khu vực sẽ đạt hơn 1 (Trang 97)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w