CHƯƠN G2 GIAI ĐOẠN 2001-2008
Hệ thống các cảng biển
cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Tuy nhiên các cảng biển này chủ yếu là các cảng hàng hóa nên nó không đáp ứng được các yêu càu dành cho cảng đón khách du lịch.
• Hệ thống thông tin viễn thông
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có các nhà cung cấp dịch vụ viến thông như: Tập đoàn bưu chính viến thông Việt Nam (VNPT), tổng công ty viễn thông quân đội Viettel, Hà Nôi telecom, S-Fone telecom… tuy nhiên cơ sở hạ tầng của ngành vẫn của thực sự tốt, nó thể hiện ở việc điện thoại di động còn trường hợp bị mất song, hệ thống điện thoại thẻ cho khách nước ngoài chưa phát triển…
Trong những năm từ 2001 - 2008 thì hệ thống Internet cũng đang dần dần phát triển tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho du khách đặc biệt là khách du lịch công vụ.
• Hệ thống cấp thoát nước
Mặc dù chính phủ đã đầu tư rất nhiều cho hệ thống cấp thoát nước nhưng cho đến nay tình hình vẫn không mấy khả quan đặc biệt là tại các đô thị. Tình trạng chỉ một trận mưa rào đủ lớn đã khiến cho một số con phố bị ngập lụt. Năm 2008 là năm mà Hà Nội, thủ đô của cả nước phải hứng chịu một trận lụt lịch sử mà nguyên nhân chính là do hệ thống thoát nước của thành phố còn quá yếu.
• Mạng lưới điện
Ở Việt Nam hiện nay đang có các nhà máy điện như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Ytali, và một số các nhà máy
nhiệt điện và thủy điện khác. Tuy nhiên, hiện tại thì ngành điện Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các nhau cầu cảu người dân đặc biệt và vào mùa hè còn xảy ra tình trạng khan hiếm điện. Khách du lịch phần đông là những người đến từ các quốc gia ôn đới nên khả năng chịu nóng của họ không tốt chính vì vậy mà trong mùa hè, nếu nhưng bị mất điện thì đây quả là một sự trải nghiệm khó khăn của khách du lịch. Nhưng dự kiến đến năm 2020 thì Việt Nam sẽ có nhà máy điện nguyên tử. Nhà máy này sẽ cung cấp được lượng điện đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Tất cả các yếu tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội đều giúp cho khách du lịch thuận tiện hơn trong quá trinh đi du lịch, và trong quá trình này thì các yếu tố về cơ sở hạ tầng du lịch như cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển khách… sẽ góp phần phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Việt Nam trong gia đoạn 2001 -2008 nổi trội lên là vấn đề thiếu trầm trọng các khách sạn lớn phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Cho đến năm 2008 thì tổng số khách sạn 4 sao và 5 sao trên cả nước chỉ đạt 1,16% tổng số cơ sở lưu trú của cả nước, tương ứng là số buồng ngủ cao cấp chiếm 9,25% tổng số buồng ngủ trên cả nước. Đay là một con số khá khiêm tốn đối vơi ngành du lịch, nó khiến cho du lịch Việt Nam mất đi khả năng phụ vụ khách du lịch vào những thời gian cao điểm.
Không chỉ có vậy, ngành du lịch còn thiếu các phương tiện vận chuyển khách du lịch quốc tế riêng để phục cụ khách du lịch đi một mình, khách du lịch công vụ… Như Thái Lan, họ có hệ thống xe buýt đón khách ở sân bay và đưa khách về các khách sạn hoặc các điểm đến của họ trong thành phố. Các xe buýt này làm nhiệm vụ gôm những khách có nhu vàu muốn đi đến mộ điểm du lịch nào đó và họ hẹn với khách du lịch ngày giờ cụ thể để đón khách. Đây là một hình thức phục vụ khách du lịch rất hay, Việt Nam nên học hỏi để áp dụng.
Về các cơ sở vui chơi, giải trí hiện nay ở Việt Nam các cơ sở này đang dần phát triển tuy nhiên chất lượng của phần đông các cơ sở này chưa cao, chưa thực sự có sự đọc đáo và khác biệt giữa các cơ sở. Hầu như đi đến khu vui chơi iair trí nào ta cũng dễ dàng bắt gặp các trò chơi tương tự nhau như các trò chơi cảm giác mạnh
nhưng thực sự các trò chơi này nếu so với nước ngoài thì còn thua xa, hay như xem phim 4D thì nội dung của các bộ phim này chưa thực sự hấp dẫn… Chính vì vậy mà chúng ta đã chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế.
Cơ sở vật chất là một phần nhưng yếu tố quan trọng không kém đó là con người. Người dân Việt Nam luôn có nổi tiếng về sự thân thiện nhưng thực sự đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch như thế nào?
2.2.3.2 Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch
Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch là những người trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với khách du lịch nên thái độ, cách ứng xử của họ sẽ tạo cho du khách cảm giác thỏa mái hay không thỏa mái, vui vẻ hay khó chịu… Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều cơ sở đào tạo về nhân viên phục vụ khách du lịch, cung cấp cho họ các kỹ năng để phục vụ khách chuyên nghiệp, nhưng cho đến nay thì đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu. Nếu như so sánh với đội ngũ nhân viên của Thái Lan thì ta thấy sự khác biệt khá xa, chỉ nói riêng việc vận chuyển đồ đạc, khi khách du lịch đến nơi đón khách thì gần như không phải xách đồ của mình trong suốt cuộc hành trình, mà có nhân viên phục vụ luôn ở tư thế sẵn sàng khi thấy khách du lịch mang đồ họ lập tức xách dùm khách đồ đạc vào cốp xe, khi đến khách sạn, khi mà du khách đang làm thủ tục check in thì họ được thông báo khách ở phong nào vào trực tiếp mang đồ đạc của khách du lịch lên phòng đó. Không chỉ có vậy, các hướng dẫn viên thông thạo nhiều ngôn ngữ, biết cách tạo bầu không khí vui vẻ suốt chuyến đi để khách du lịch không còn cảm giác mệt mỏi. Đội ngũ nhân viên phục vụ của Việt Nam tuy ngày càng có sự tiến bộ về chất lượng nhưng số lượng này vẫn chưa nhiều. Một thục tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2008 đó là số lượng các hướng dẫn viên biệt các ngoại ngữ như Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan,… còn rất ít. Hầu hết nhứng người biết ngoại ngữ này đều là các sinh viên của các trường ngoại ngữ. Tuy nhiên, đó cũng chính là nhược điểm của ngành du lịch bởi những sinh viên ngoại ngữ tuy biết tiếng tốt nhưng họ lai không được đào tạo chuyên sâu nên nghiệp vụ chưa tốt. Còn những người được đào tạo tốt về nghiệp vụ thì thường lại ất ít người biết các “tiếng hiếm” này.
hầu hết có nghiệp vụ và có thái độ đối vơi khách hàng tốt đều nằm ở các khách sạn sang trọng 4 đên 5 sao còn lại đa phần các khách sạn vừa và nhỏ thì đội ngũ nhân viên phục vụ này chưa được chú ý phát triển nên vẫn còn tong tại ở nhiều khách sạn mà nhân viên phục vụ soi mói khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. 2.2.4 Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa
Các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và thể thao là các sự kiện thu hút nhiều khách du lịch đến với một điểm đến do họ muốn được tham gia vào các sự kiện đó. Trong giai đoạn 2001 – 2008 cũng đã có nhiều sự kiện lớn xảy ra ở Việt Nam như sự kiện cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đến thăm Việt Nam vào cuối năm 2006 và cùng năm đó thì Hội nghị lãnh đạo APEC – 14 được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao như tổng thông Mỹ Geogre Bush, thủ tướng Úc… những sự kiện như vậy đã gây tiếng vang lớn cho Việt Nam trên thế giới ảnh hưởng tốt tới việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Có thể vì vậy mà năm 2007 là năm mà du lịch Việt Nam tăng nhanh về số khách du lịch quốc tế đến.
Cũng trong thời gian này thì việc Việt Nam được gia nhập tổ chức kinh tế thể giới WTO cũng là một sự kiện lớn mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho việt thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
Các sự kiện về thể thao như SEAGAME 22 năm 2003 thu hút được rất nhiều khách du lịch trung khu vực ASEAN đến có thể tham gia vào SEAGAME cũng có thể chỉ là cổ động viên đến cổ vũ cho đội nhà.
Năm 2008 vừa qua tai Nha Trang – Khánh Hòa đã điễn ra một sự kiện văn hóa lớn thu hút được sự chú ý của nhiều người dân trên thế giới đó là cuộc thi chung kết Miss Universe 2008 (hoa hậu thế giới 2008). Đã có trên 170 kênh truyền hình đưa tin về sự kiện và thu hút sự quan tâm của ít nhất 120 quốc gia.
Các sự kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao thường là các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút khách du lịch tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vấn đề về tổ chức, quảng bá…
Biến động về kinh tế mà đang là vấn đề nóng hiện nay chính là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở nước Mỹ, một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã nhanh chóng lan rộng khắp các châu lục và đang trở thành cuộc khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này không những chỉ tàn phá nặng nề hệ thống tài chính, ngân hàng của nhiều quốc gia, mà nó còn tác động và làm suy giảm đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác; mặc dù Việt Nam chưa nằm trong vòng xoáy của cơ lốc tài chính này, do hệ thống tài chính, ngân hàng nước ta chưa hội nhập sâu vào hệ thống thế giới, tuy nhiên sự tác động gián tiếp và tâm lý của nó đến một số lĩnh vực đã khá rõ rệt, du lịch là một trong những ngành đã bị tác động khá mạnh. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính làm cho hàng triệu người trên thế giới bị mất việc. Thu nhập giảm xuống chính vì vậy mà họ phải cắt giảm các chi tiêu không cần thiết để vượt qua thời kỳ khủng hoảng mà du lịch lại là nhu cầu thứ yếu phát sinh khi người dân có cuộc sống sung túc đầy đủ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã lan ra toàn cầu nhưng tác động mạnh mẽ nhất vẫn là tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác. Chính điều này gây khó khăn cho Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch bởi những thì trường chịu ảnh hưởng lớn nhất của khủng hoảng tài chính lại chính là những thị trường chính của du lịch Việt Nam. Năm 2008 Việt Nam chỉ đạt 4.25 triệu lượt khách du lịch quốc tế con số này này thấp hơn rất nhiều so với con số dự báo từ 4,8 – 5 triệu lượt người đầu năm.
Còn về biến động về chính trị thế giới như cuộc khủng bố 11/9, cuộc đánh bom tại khu du lịch Bali (Indonesia).. hay gần đây là cuộc biểu tình ở Thái Lan đếu có ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch vào Việt Nam. Thường thì những ảnh hưởng này là có lợi cho Việt Nam do Việt Nam là một trong những điểm đến an toàn nhất thê giới.
Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam các nhân tố trên đây chỉ là một vài nhân tố cơ bản. Các nhân tố này vừa là cơ hội cũng là thách thức cho ngành du lịch Việt Nam trong công tác thu hút khách du lịch quốc tế. Với các nhân tố đó thì ngành du lịch Việt Nam đã làm được những gì trong việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam sẽ được thể hiện rõ hơn trong phần Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam dưới đây.
2001 – 2008
Trong phần này chúng em đi vào phân tích tình hình thực hiện các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam, các kết quả đạt được của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và thông qua phân tích các chỉ tiêu về thu hút khách du lịch để đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ 2001 – 2008.
2.3.1 Phân tích tình hình thực hiệc các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008
Ở chương 1 chúng em đã trình bày một cách khái quát các công việc khách du lịch đến với một quốc gia mà các công việc này không chỉ giúp thu hút khách du lịch mà đến một điểm đến mà còn là làm thế nào để khách du lịch có thể lưu lại lâu hơn ở điểm đến và còn quay trở lại điểm đến đó thực hiện được như vậy thì việc thu hút khách du lịch mới coi là thành công. Chính vì vậy mà các công việc thu hút khách du lịch mà chúng em đưa ra không đơn thuần là những công việc marketing thu hút khách hàng mà là tổng hợp của nhiều hoạt động. Trong phần này, chúng em sẽ đi sâu vào phân tích một số công việc mà ngành du lịch Việt Nam đã thực hiện để thu hút khách du lịch trong giai đoạn 2001 – 2008.
2.3.1.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế.
Một điểm du lịch sẽ không bao giờ có khách du lịch đến nếu như khách du lịch không được biết về điểm du lịch đó đặc biệt là đối với các quốc gia ở cách xa điểm du lịch đó. Chính vì vậy mà các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam đến với khách du lịch đóng một vai trò rất quan trọng. Trong giai đoạn 2001 – 2008 thì ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác xây dựng và quảng bá du lịch Việt Nam.
Trước tiên, việc xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam đã có nhiều chuyển biến. Năm 2000, lần đầu tiên du lịch Việt Nam đưa ra khẩu hiệu: “Việt Nam – điểm đến của thiên nhiên kỷ” (Vietnam – A destination for the new milliennium) với hình ảnh logo là một cô gái Việt Nam đội nón lá. Ngay sau khi có khẩu hiệu này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 20% so với năm 1999, đạt 2,1 triệu.
Lượng khách trong năm 2001, 2002 tiếp tục tăng lên 2,3 triệu và 2,6 triệu người. Tuy nhiên thì khẩu hiệu này chưa xuất phát từ quá trình nghiên cứu mà chỉ đơn thuần là lắp ghép từ hai ý tưởng khác nhau, nó chưa hề nêu bật được hình ảnh của Việt Nam, chưa thấy được sức hấp dẫn đối với du khách. Đến năm 2003 du lịch Việt Nam đưa ra khẩu hiệu “Welcome to Vietnam” với biểu tượng là hình cô gái mặc áo dài trắng đội nón lá. Câu khẩu hiệu này ngay khi được đưa ra đã gặp phải nhiều ý kiến phê phán bởi nó không hề có tính hấp dẫn mà chỉ đơn thuần như câu chào mà bất cứ điểm du lịch nào cũng có. Năm 2005, Tổng cục du lịch đã tổ chức cuộc thi lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng mới cho du lịch Việt Nam để thay thế cho khẩu hiệu và logo nêu trên. Kết quả cuộc thi đã lựa chọn được khẩu hiệu và biểu tượng mới là “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam hidden charm). Đây là một câu khẩu hiệu tốt nhất từ trước