NGƯỜI HỌC NGƯỜI DẠY MÔN HỌC VC,PTKT MTXH

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa sư phạm kỹ thuật Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bắc Giang (Trang 80 - 92)

6 I[2.] Lý luận dạy học kỹ thuật 4 0 7 I[2.7] Hoạt động dạy học ở Trường THCS 4.43

NGƯỜI HỌC NGƯỜI DẠY MÔN HỌC VC,PTKT MTXH

Biểu đồ 3.9: So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến HTHT các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang ( theo đánh giá của sinh viên)

Nhận xét:

Nhìn vào kết quả thu được ở PL 05 và biểu đồ 3.2 đã cho thấy, mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật cụ thể như sau:

- Nhóm yếu tố thuộc về người học chiếm tỷ lệ trung bình là 82. 65% (xếp

vị trí thứ hai). Trong nhóm yếu tố này, khả năng và phương pháp học các môn cơ sở được chính người học đánh giá ở mức độ cao nhất (94.71%). Điều này

cũng hoàn toàn dễ hiểu, vì đây là yếu tố bên trong thuộc về chủ thể có tác động trực tiếp đến hứng thú học tập của họ.

- Nhóm yếu tố thuộc về người dạy chiếm tỷ lệ trung bình là 90.20% (xếp vị

trí thứ nhất). Trong nhóm này , phương pháp dạy là yếu tố được sinh viên đánh

giá cao nhất, chiếm tỉ lệ 94.12% ý kiến người được hỏi. Rất nhiều sinh viên cho

rằng: Bài giảng, giờ giảng có hấp dẫn, hứng thú, thu hút được sinh viên hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên.

63.75 80.00 80.00 62.50 54.17 59.17 0 20 40 60 80 100

Người học Người dạy Môn học VC, PTKT MTXH

- Nhóm các yếu tố thuộc về môn học chiếm tỷ lệ trung bình là 58.43% (xếp

vị trí thứ năm). Trong nhóm này, Tính vừa sức với khả năng học tập của người học là yếu tố được sinh viên đánh giá cao hơn cả, chiếm tỷ lệ 63.53% ý kiến của

người được hỏi.

- Nhóm các yếu tố thuộc về vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy – học chiếm

tỷ lệ trung bình là 66,87% (xếp vị trí thứ 3). Trong nhóm này, hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo là yếu tố được sinh viên đánh giá khá cao, chiếm tỷ

lệ 83.53% ý kiến người được hỏi.

- Nhóm yếu tố thuộc về môi Trường xã hội chiếm tỷ lệ trung bình là

59.60% (xếp vị trí thứ 4). Trong nhóm yếu tố này, bầu không khí tâm lý trong giờ học, buổi học là yếu tố đáng được lưu ý hơn cả, chiếm tỷ lệ 76.47% ý kiến

người được hỏi.

3.3.2. Kết quả điều tra, khảo sát ở giáo viên.

Kết quả điều tra, khảo sát ở giáo viên được trình bày tại PL 06. Thông qua số liệu thu được ở PL 06, có thể biểu diễn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến HTHT các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang ( theo đánh giá của giáo viên) bằng biểu đồ 3.3:

Biểu đồ 3.10: So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến HTHT các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc

Nhận xét:

Kết quả thu được ở PL 06 và biểu đồ 3.3 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang ( theo đánh giá của giáo viên). Cụ thể như sau:

- Nhóm các yếu tố thuộc về người học chiếm tỷ lệ trung bình là 63.75%

(xếp vị trí thứ 2). Trong nhóm này, động cơ học tập các môn cơ sở của sinh

viên là yếu tố được giáo viên đánh giá ở mức độ cao nhất, chiếm tỷ lệ 82.50% ý kiến người được hỏi.

- Nhóm các yếu tố thuộc về người dạy chiếm tỷ lệ trung bình là 80.00% (

xếp vị trí thứ 1). Trong nhóm này, trình độ tri thức chuyên môn được chính giáo

viên thừa nhận có sự tác động rất mạnh đến hứng thú học tập của sinh viên, chiếm tỷ lệ 82.5% ý kiến người được hỏi.

- Nhóm các yếu tố thuộc về môn học chiếm tỷ lệ trung bình là 62.50% (

xếp vị trí thứ 3). Trong nhóm này, tính thiết thực, cập nhật của nội dung môn học cũng được giáo viên đánh giá cao, chiếm tỷ lệ 65.00% ý kiến người được hỏi.

- Nhóm các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật dạy học

chiếm tỷ lệ trung bình là 54.17% ( xếp vị trí thứ 5). Trong nhóm này, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo là yếu tố được giáo viên đánh giá ở mức độ cao

hơn cả, chiếm tỷ lệ 82.50% ý kiến người được hỏi. Trên thực tế, đa số giáo viên cho rằng: Tài liệu, giáo trình phục vụ cho những môn cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.

- Nhóm các yếu tố thuộc về môi Trường xã hội chiếm tỷ lệ trung bình là

59.17% (xếp vị trí thứ 4). Trong nhóm này, bầu không khí trong giờ học, buổi học là yếu tố được giáo viên quan tâm nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 70% ý kiến người

được hỏi.

trong bảng 3.12:

Bảng 3.12: Đánh giá chung của các nhóm khách thể về các yếu tố ảnh hưởng đến HTHT các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao

đẳng Nông – Lâm Bắc Giang

Số TT

Nhóm các

yếu tố Nội dung

Tỷ lệ % Tỷ lệ % (theo các nhóm yếu tố) 1 Yếu tố thuộc về người học

- Động cơ học tập các môn cơ sở 85.96

73.20 - Vốn sống, kinh nghiệm và sự từng trải 52.50

- Khả năng học và phương pháp học 83.60 - Kết quả học tập các môn cơ sở 70.74

2

Yếu tố thuộc về người dạy

- Phương pháp giảng dạy 86.54

85.10 - Trình độ tri thức chuyên môn 87.06

- Tình cảm nghề nghiệp 81.69

3

Yếu tố thuộc về môn học

- Vị trí của môn học trong chương trình đào tạo

58.60

60.47 - Tính thiết thực cập nhật nội dung 61.03

- Tính vừa sức với khả năng nhận thức của sinh viên

61.76 4 Cơ sở VC, phương tiện kỹ thuật dạy – học

- Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo 83.01

60.52

- Cơ sở vật chất đảm bảo 62.13

- Phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại 36.40

5 Yếu tố Yếu tố thuộc về môi Trường XH

- Bầu không khí tâm lý trong giờ học, buổi học

73.24

59.49 - Sự quan tâm của lãnh đạo nhà Trường. 44.19

82.65 58.43 58.43 66.86 90.20 59.6 54.17 63.75 62.50 80.00 59.17 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Người học Người dạy Môn học VC, PTKT MTXH

Đánh giá của sinh viên Đánh giá của giáo viên

Có thể biểu diễn kết quả bảng 3.12 bằng biểu đồ 3.11 như sau:

Biểu đồ 3.11: So sánh các kết quả đánh giá của sinh viên và giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư

phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang

Nhận xét:

Thứ nhất, Sự đánh giá của các khách thể nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng

của các nhóm yếu tố, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang là tương đối thống nhất.

Thứ hai: trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến HTHT các môn cơ sở của

sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang, thì nhóm yếu tố thuộc về người dạy và người học được khách thể đánh giá cao hơn.

Thứ ba: nhóm các yếu tố thuộc về môn học, điều kiện phương tiện vật chất

kỹ thuật dạy học và những tác động của môi Trường xã hội có sự chênh lệch giữa các cá thể nghiên cứu. Tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể.

Tóm lại: hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ

thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thuộc về giáo viên và sinh viên có tác động trực tiếp và

ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, thông qua mối quan hệ tác động qua lại giữa hai yếu tố cơ bản này, mà các yếu tố khác có thể phát huy được vai trò chi phối đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm.

3.4. Đề xuất biện pháp tâm lý kích thích hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang trong quá trình học tập tại Trường

Dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hứng thú nói chung, hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa sư phạm nói riêng, đề tài đề xuất một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm phát triển hứng thú học tập các môn cơ sở cho sinh viên khoa sư phạm qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở khoa sư phạm kỹ thuật, Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang.

3.4.1. Thường xuyên định hướng, giáo dục và xây dựng hệ động cơ đúng đắn cho sinh viên trong quá trình học tập các môn cơ sở

Hệ động cơ học tập là những động lực thúc đẩy học viên nỗ lực cao trong hoạt động học tập nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình đào tạo.

Cần thường xuyên định hướng, giáo dục và xây dựng hệ động cơ đúng đắn cho sinh viên khoa sư phạm trong quá trình học tập các môn cơ sở là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc phát triển hứng thú học tập các môn cơ sở cho sinh viên khoa sư phạm. Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, trước hết cần lưu ý một số yêu cầu chung sau đây:

Thứ nhất, các lực lượng làm công tác giáo dục cần nhận rõ tính chất quan

trọng và sự cần thiết của việc định hướng, giáo dục, xây dựng hệ động cơ đúng đắn cho sinh viên khoa sư phạm trong học tập, đặc biệt là trong học tập các môn cơ sở.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục và các tổ chức nhằm

tạo thành sức mạnh tổng hợp trong giáo dục, xây dựng hệ động cơ đúng đắn cho sinh viên khoa sư phạm trong học tập các môn cơ sở. Trong đó, đội ngũ giáo viên là những lực lượng nòng cốt, các tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn giữ vai trò chủ đạo.

Thứ ba, định hướng, giáo dục và xây dựng hệ động cơ đúng đắn cho sinh

viên khoa sư phạm phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục cả trước và trong quá trình học tập các môn cơ sở.

Thứ tư, mục đích cuối cùng của việc định hướng, giáo dục, xây dựng hệ

động cơ học tập nhằm làm cho các sinh viên khoa sư phạm có nhận thức đúng, thái độ đúng và hành vi tích cực trong học các môn cơ sở. Cùng với giáo dục, định hướng và xây dựng hệ động cơ học tập đúng đắn, cần đấu tranh và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện của động cơ “vụ lợi” trong học tập các môn cơ sở của sinh viên. Chẳng hạn, học tốt để lấy điểm, học vì chứng chỉ, bằng cấp hoặc vì những toan tính hoàn toàn vì lợi cá nhân…

3.4.2. Nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn cơ sở

Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó người dạy là một trong những yếu tố cơ bản. Do đó, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn cơ sở là biện pháp quan trọng góp phần phát triển hứng thú học tập của sinh viên đối với các môn này.

* Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ tri thức chuyên môn cho đội ngũ giảng viên môn cơ sở. Trình độ tri thức là mức độ hiểu biết sâu rộng của người giảng viên, được thể hiện trước hết ở sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực khoa học mà mình đảm nhiệm, ngoài ra, còn là kiến thức về các khoa học liên ngành và các khoa học có liên quan khác. Sự hiểu biết sâu rộng của giảng viên với vai

trò một người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên là một trong những điều kiện cần thiết giúp sinh viên có thể thỏa mãn nhu cầu nhận thức của họ. Ở một số môn học, giảng viên có thể đóng vai trò như một chuyên gia để sẵn sàng giải đáp, tư vấn cho sinh viên về những khó khăn, vướng mắc trong công việc và trong cuộc sống, qua đó không chỉ làm chuyển biến nhận thức của sinh viên mà còn tác động mạnh đến thái độ, xúc cảm – tình cảm của họ đối với giảng viên và đối với môn học.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của đề tài trên 2 khách thể nghiên cứu: sinh viên và giáo viên về các yếu tố tác động ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên đã cho thấy, đại đa số các khách thể đều thừa nhận rằng: trình độ tri thức chuyên môn sâu rộng của giảng viên là yếu tố có tác động ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập của học viên đối với môn học. Tuy nhiên, trình độ tri thức chuyên môn của giảng viên dạy môn cơ sở còn ở nhiều mức độ khác nhau, một só giảng viên trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học. Điều này đã làm giảm chất lượng của các bài giảng và có tác động không tốt đến hứng thú học tập của sinh viên đối với các môn cơ sở.

Để khắc phục hạn chế này, đồng thời từng bước nâng cao trình độ tri thức chuyên môn cho độ ngũ giảng viên dạy môn cơ sở cần phải giải quyết tốt một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thường xuyên kiện toàn bộ máy giảng viên dạy môn cơ sở đủ về số lượng, khắc phục tình trạng lên lớp quá tải, đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để giảng viên tự học tập, tự nghiên cứu.

Thứ hai, mỗi giảng viên cần kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ giảng dạy với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đồng thời các cơ quan chức năng có những biện pháp kích thích đội ngũ giảng viên tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trường cần tạo điều kiện thuận lợi để họ sớm được đào tạo ở bậc sau đại học. Đây là con đường cơ bản nhất để nâng cao trình độ trị thức chuyên môn cho đội ngũ giảng viên.

* Nâng cao kỹ năng hoạt động sư phạm

Kỹ năng hoạt động sư phạm là một trong những yếu tố quan trọng trong nhân cách của mỗi người giảng viên được hình thành, phát triển thông qua hoạt động dạy học và có ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học. Khi đề cập đến kỹ năng hoạt động sư phạm của người giảng viên, người ta thường đề cập đến kỹ năng ứng xử sư phạm, kỹ năng sử dung ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, kỹ năng tổ chức, điều khiển phát huy tính độc lập, sáng tạo của sinh viên…khi người giảng viên phát triển được tốt những kỹ năng nói trên sẽ kích thích được hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học.

* Nâng cao tình cảm nghề nghiệp cho giảng viên dạy các môn cơ sở.

Tình cảm nghề nghiệp là thái độ của người giảng viên đối với công việc chuyên môn, tình cảm này được thể hiện ở lòng yêu nghề, yêu người. Tình cảm nghề nghiệp sâu sắc giúp người giảng viên luôn tận tình trong công việc chuyên môn, đây cũng là nhân tố giúp giảng viên tự nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm. Tình cảm nghề nghiệp sâu sắc còn là nhân tố giúp giảng viên có thái độ thân thiện, chân thành, hết lòng vì học sinh. Để hình thành được

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa sư phạm kỹ thuật Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bắc Giang (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)