1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy địa lý 12

32 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 368,47 KB

Nội dung

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong chương trình giáo dục quốc dân, Địa lí là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa họ

Trang 1

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong chương trình giáo dục quốc dân, Địa lí là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học Địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước Để làm được điều đó thì Địa lí địa phương đóng một vai trò quan trọng Bởi lẽ, Địa lí địa phương là một bộ phận có liên quan mật thiết với Địa lí tổ quốc nên kiến thức Địa lí địa phương có vai trò là

cơ sở để học sinh nắm kiến thức Địa lí tổ quốc, kiến thức Địa lí nói chung Chính việc giảng dạy Địa lí địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế

- xã hội của địa phương, từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất Những kiến thức Địa lí địa phương mà nhà trường trang bị cho học sinh nếu

có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể vận dụng được vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, tham gia cải tạo xây dựng quê hương giàu đẹp

Hiện nay, ở các trường phổ thông có một thực trạng đáng buồn là hầu hết các em học sinh vẫn còn xem và chưa yêu thích môn học Địa lí như các môn học khác do nhiều nguyên nhân khác nhau Vì vậy là một giáo viên dạy Địa lí, tôi mong muốn tìm ra một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh Phần nào làm thay đổi suy nghĩ của học sinh về môn Địa lí, giúp các em cảm thấy dễ học, dễ hiểu và tăng hứng thú khi học bộ môn

Xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình – sách giáo khoa Địa lí

12 và thực tiễn của việc giảng dạy môn địa lí ở trường THPT trong năm vừa qua với khuynh hướng dạy học phát triển nhằm chuyển từ trạng thái học tập thụ động sang chủ động lĩnh hội tri thức ở học sinh Vì vậy, giáo viên muốn khai thác sâu sắc kiến thức và để học sinh dễ hiểu bài hơn thì việc tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương liên quan đến nội dung bài dạy là rất quan trọng

Trang 2

Việc liên hệ thực tiễn địa phương giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả, không bắt buộc học thuộc một cách máy móc, mà lại tự mình khám phá tìm hiểu kiến thức trên cơ sở các ví dụ thực tế do học sinh tìm tòi và giáo viên cung cấp Xuất phát từ những suy nghĩ trên, khi soạn một bài để lên lớp, tôi đã có nhiều cân nhắc trong việc liên hệ thực tiễn địa phương để học sinh hứng thú trong học tập

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên nên tôi chọn đề tài: “Tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy Địa lí 12”

Đề tài trình bày khái quát cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí 12 tại trường THPT Phan Bội Châu Từ

đó đưa ra các giải pháp, cách thức thực hiện để tích hợp kiến thức Địa lí địa phương vào một số nội dung ở một số bài học Trên cơ sở nội dung đã tích hợp bản thân tiến hành giảng dạy thực nghiệm ở một số lớp học

Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm bản thân luôn chú ý mức độ quan tâm của học sinh đến nội dung được tích hợp Từ đó tiến hành so sánh, đối chiếu mức độ hiểu biết kiến thức Địa lí địa phương; cũng như hiệu quả giảng dạy bộ môn Địa lí ở nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm

Kết quả tổng hợp ở 2 lớp thực nghiệm có học sinh đạt tỉ lệ Khá Giỏi (về kiến thức địa lý Khánh Hòa) là 75.7% Đây là một tỉ lệ rất cao, điều này chứng tỏ các

em có hứng thú lĩnh hội những kiến thức Địa lí địa phương nơi các em sinh sống Cũng nhờ việc hứng thú lĩnh hội những kiến thức Địa lí địa phương mà bài học Địa

lí 12 trở nên sinh động hơn, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn Địa lí Do đó có thể thấy tính khả thi của đề tài nghiên cứu

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc tích hợp kiến thức Địa lí địa phương vào bài dạy Địa lí 12 còn gặp những khó khăn nhất định cần có sự nổ lực

cố gắng đối với cả giáo viên và học sinh

Trang 3

II GIỚI THIỆU

1 Cơ sở lý luận của đề tài

Học đi đối với hành, lý thuyết đi đôi với thực tiễn là một trong mục tiêu quan trọng trong giáo dục học sinh phổ thông nhằm giúp các em phát triển toàn diện Cấu trúc nội dung chương trình và sách giáo khoa Địa lí 12 có nhiều nội dung có khả năng liên hệ thực tiễn địa phương Liên hệ thực tiễn địa phương giúp học sinh dễ học, dễ ghi nhớ, tăng khả năng hệ thống hóa kiến thức Góp phần hình thành kỹ năng phân tích, so sánh đối chiếu tốt hơn

Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định nguyên lý giáo dục là:"Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"

Thực hiện Kế hoạch giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục địa phương từ năm học 2008-2009 như sau: nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực tiễn Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử địa phương trong các bài dạy còn phải thực hiện nội dung giáo dục địa phương

ở các phần sau đây: Giảng dạy các tiết học (bài, môđun, chủ đề ) đã quy định dành cho giáo dục địa phương; đưa nội dung giáo dục địa phương thành một phần của tiết học (bài, môđun, chủ đề ) được Bộ GDĐT hướng dẫn dành cho giáo dục địa phương

Về tổ chức dạy học: Bộ hướng dẫn giáo viên căn cứ tài liệu đã được phê duyệt để soạn giáo án và tiến hành giảng dạy

Trang 4

Về phương pháp giảng dạy: Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho học sinh

Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình môn Địa lí đã có nhiều bổ sung phần Địa lí địa phương nhằm theo kịp xu hướng chung của giáo dục hiện nay Mục tiêu của việc liên hệ thực tiễn địa phương là giúp cho học sinh có được các kiến thức về Địa lí địa phương và nắm vững bài học hơn Qua việc liên hệ thực tiễn địa phương tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương về những khó khăn và thuận lợi của tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội ở địa phương Qua đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước Ngoài ra còn rèn luyện kĩ năng khảo sát, nghiên cứu, khảo sát, điều tra, quan sát, phân tích, vẽ, thiết lập các số liệu, biểu đồ, bản đồ…, bước đầu tập cho học sinh làm quen với tính chất và công việc của công tác nghiên cứu khoa học Từ

đó giúp cho học sinh bồi dưỡng thế giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và những kỹ năng thực tiễn Mặt khác, bài giảng Địa lí có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn

và có tính thuyết phục với học sinh hơn

Theo yêu cầu của Bộ GD – ĐT phải kết hợp giảng dạy lí thuyết với các hoạt động thực tiễn như tham quan, dã ngoại, thực hành… nhưng hiện nay hầu như chỉ mới tiến hành dạy lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí Về phía học sinh, do sự quá tải của chương trình và tâm lý thực dụng chỉ tập trung học các môn, các nội dung liên quan đến thi cử nên rất ít quan tâm đến nội dung giáo dục địa phương Hậu quả là rất nhiều học sinh đã học xong chương trình THPT nhưng kiến thức về địa phương rất hạn chế Ngoài các tiết dạy Địa lí địa phương theo quy định, thầy (cô) giáo chưa thường xuyên liên hệ kiến thức Địa lí địa phương vào bài giảng, hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức dùng kiến thức Địa lí địa phương

Trang 5

minh họa cho những kiến thức trong bài dạy Vì vậy học sinh chỉ nhìn thấy các hiện tượng Địa lí như: ở địa phương mình có khoáng sản gì? Có ngành công nghiệp gì, có cây trồng, vật nuôi gì… trong khi đó học sinh không có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn một cách có hệ thống Do đó, kiến thức Địa lí địa phương của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức Địa lí địa phương cho học sinh còn nhiều hạn chế

Như đã nói ở trên, việc liên hệ thực tiễn địa phương phải tạo điều kiện để học sinh có thể học trên lớp, nghiên cứu khảo sát ngoài thực địa, phân tích, tổng hợp, trình bày quan điểm cá nhân một cách khoa học Để làm được điều

đó, bản thân mỗi giáo viên ngoài việc cần dành nhiều thời gian cho phần liên

hệ thực tế thì còn phải thường xuyên đưa ra những yêu cầu để học sinh về nhà tìm hiểu những hiện tượng Địa lí tại địa phương mình có liên quan đến bài học trên lớp, suy nghĩ và giải thích nguyên nhân sau đó trình bày lại trước lớp trong thời gian thích hợp Ngoài ra giáo viên cũng có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Địa lí địa phương để tạo hứng thú cho học sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương trình Với quan điểm như vậy, bản thân tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và mạnh dạn thử nghiệm việc đẩy mạnh liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí và đã thu được kết quả khả quan

2 Cơ sở thực tiễn

Trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến thức cơ bản, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng đến việc lồng ghép các kiến thức thực tiễn địa phương Bởi vì những kiến thức thực tiễn đôi khi chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học Giáo viên coi một đơn vị kiến thức cần phải liên hệ là nằm trong các bài học khác (hoặc nằm trong phần Địa lí địa phương) hay bộ môn khác sẽ giảng dạy Do đó học sinh khó nắm vững bài học và thiếu kiến thức thực tiễn về Địa lí địa phương

Vì vậy, việc tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy Địa lí 12

là yêu cầu cần thiết đối với việc dạy học

Trang 6

3 Mục đích nghiên cứu

Việc tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí sẽ góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Ở bậc THPT trong những năm học qua, việc liên hệ thực tiễn địa phương được thực hiện ở nhiều môn học như Sinh học, Địa lí, Hóa học, Giáo dục công dân…, trong đó môn Địa lí là môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội Do đó, môn Địa lí có nhiều cơ hội để liên hệ thực tiễn địa phương; đặc biệt là trong chương trình Địa lí 12

Việc liên hệ thực tiễn trong dạy học Địa lí 12 có tác dụng chống sự nhàm chán trong học tập của học sinh, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề

Thông qua việc liên hệ thực tiễn địa phương nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa Đặc biệt là những vấn đề mà xã hội đang quan tâm như: Vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, sự phát triển của các ngành kinh tế… Từ đó các em thêm tự hào và mến yêu quê hương hơn

Trang 7

Phân tích hiện trạng của việc liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy Địa lí 12 tại trường THPT Phan Bội Châu – Cam Ranh – Khánh Hòa

Căn cứ vào hiện trạng liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy Địa lí

12 để xây dựng và tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy Địa

lí 12 tại trường THPT Phan Bội Châu trong những năm tiếp theo

- Giới hạn nghiên cứu:

Về nội dung: Đề tài chỉ xây dựng và tăng cường việc liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy Địa lí 12 ở một số bài học

Về không gian: Đề tài chỉ đúc rút kinh nghiệm ở một số lớp 12 mà cá nhân trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Phan Bội Châu

Về thời gian: Các số liệu, nguồn minh chứng việc thực hiện thể hiện qua

2 năm học (2012 – 2013 và 2013 - 2014)

2 Thiết kế nghiên cứu

Trang 8

Để đẩy mạnh tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí

12 cần thực hiện theo mô hình và sơ đồ hóa dưới đây:

Tìm kiếm kiến thức Địa lí địa phương

Lựa chọn kiến thức cần tích hợp

Xây dựng nội dung tích hợp

Triển khai thực hiện việc tích hợp

Kết quả tích hợp

Phân tích, đánh giá kết quả

Thực địa Phân tích tài liệu, tư liệu

Yêu cầu của việc liên hệ thực tiễn Các quan điểm lồng ghép

Tích hợp bài nào, mục nào?

Xử lý thông tin

Kiến thức tích hợp là gì?

Tiến hành soạn giảng Dạy thực nghiệm Các hoạt động khác Thái độ, hành vi, ý thức học tập Mức độ hiểu biết kiến thức Kết quả môn học Địa lí

Đề tài có tính khả thi hay không? Mức độ áp dụng ra sao?

Hiệu quả áp dụng?

Trang 9

3 Quy trình nghiên cứu

3.1 Tìm hiểu các nội dung Địa lí địa phương (Khánh Hòa) thông qua các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thực địa (phương pháp quan sát): Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về Địa lí địa phương Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra… Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập các thông tin định tính Nhờ đó, làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực, khắc phục những hạn chế của phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu Việc dự giờ, thăm lớp cũng như quan sát, xem xét việc liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí của các đồng nghiệp đã giúp bản thân tôi có cách nhìn khách quan về việc liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí tại trường THPT Phan Bội Châu

Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu – tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp thu thập, phân tích và xử

lý số liệu – tài liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng Vì dựa vào việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu – tài liệu giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn

đề nghiên cứu Từ đó, bản thân tôi có thể rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề

đã đặt ra Phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc nhưng vẫn có được một tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu Số liệu – tài liệu phục vụ cho đề tài được lấy từ thực tiễn giảng dạy ở các lớp, từ các phiếu thăm

dò học sinh và ý kiến đóng góp của giáo viên giảng dạy Địa lý

Phương pháp chuyên gia: Trong bài nghiên cứu này bản thân tôi có sử dụng các nhận xét, đánh giá, định hướng của các nhà giáo dục trong việc liên

hệ thực tiễn địa phương vào giảng dạy ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng; cũng như xem xét các yêu cầu, chỉ thị của các cơ quan giáo

Trang 10

dục cấp trên về việc đẩy mạnh liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa

lí Vì vậy, ý kiến của các chuyên gia và yêu cầu của cơ sở giáo dục cấp trên sẽ nâng cao tính thực tiễn, tính xác thực của đề tài Phương pháp chuyên gia góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, định hướng đưa ra kết luận và lựa chọn các phương án thực hiện

3.2 Các yêu cầu của việc liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí

Nội dung liên hệ thực tiễn địa phương phải bám sát nội dung của bài học, các mối liên hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt

Liên hệ thực tiễn địa phương phải phù hợp với đối tượng học sinh Những kiến thức liên hệ phải là những hiện tượng, sự việc gần gũi với các em

Việc liên hệ phải đảm bảo tính lôgic, chính xác khoa học

3.3 Các quan điểm lồng ghép kiến thức Địa lí địa phương vào bài dạy Địa lí 12

Quan điểm hệ thống: Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu Liên hệ thực tiễn địa phương có thể được lồng ghép vào nhiều môn học Do vậy, việc tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong dạy học Địa lí 12 không thể tách rời với việc nghiên cứu liên hệ thực tiễn địa phương trong các môn học khác có liên quan (Văn học, Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân…)

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Liên hệ thực tiễn địa phương trong các bài Địa lí 10, 11 có ảnh hưởng lớn đến việc tăng cường liên hệ thực tiễn địa phương trong giảng dạy Địa lí 12 Vì vậy, phải nghiên cứu vấn đề liên hệ thực tiễn địa phương trong mối quan hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu Sử dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh để tìm hiểu diễn biến quá trình và hiệu quả của việc liên hệ thực tiễn địa phương Từ đó,

Trang 11

rút ra các bài học kinh nghiệm, kế thừa có chọn lọc và phát huy những thành quả đạt được để có kế hoạch đẩy mạnh việc liên hệ thực tiễn trong dạy học Địa

lí 12 hiệu quả hơn

3.4 Các bước cần xây dựng trong bài dạy có liên hệ kiến thức Địa lí địa phương

Bước 1: Lựa chọn nội dung, bài dạy có thể liên hệ thực tiễn địa phương Làm thế nào để việc liên hệ thực tiễn vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, vừa bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng ghép được các nội dung giáo dục vào các tiết dạy cụ thể để mang lại hiệu quả như mong muốn

Bước 2: Chọn lọc các kiến thức thực tiễn địa phương cần liên hệ trong nội dung hay bài dạy đó Giáo viên cần xác định nội dung cần liên hệ cụ thể là gì (xác định địa chỉ cần liên hệ), sau đó căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà xác định hình thức liên hệ sao cho phù hợp

Bước 3: Xem xét mối quan hệ giữa nội dung bài dạy và kiến thức cần liên

hệ (Lưu ý: kiến thức liên hệ phải làm rõ nội dung bài học, có khả năng giúp học sinh nắm vững bài học một cách khoa học)

3.5 Các hình thức liên hệ thực tiễn địa phương (Khánh Hòa) trong giảng dạy Địa lí 12

3.5.1.Tích hợp kiến thức Địa lí địa phương trong từng bài giảng

Một trong những cách làm hay được vận dụng nhiều trong những năm gần đây là giáo viên đưa các kiến thức Địa lí địa phương dưới dạng các ví dụ để phục

vụ cho bài giảng Bài giảng Địa lí lúc đó không chỉ có tính thuyết phục, hấp dẫn

mà còn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc, nhớ kiến thức lâu Bởi những kiến thức Địa lí địa phương là những hiểu biết rất đời thường, rất gần gũi, quen thuộc với các em được khái quát lên thành khái niệm, thành quy luật và thành tri thức mà các em cần phải nắm

Trang 12

Thực tế cho thấy, Địa lí học khác với các ngành khoa học tự nhiên khác ở chỗ: đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi lại có những nét đặc trưng Vì thế, khi hình thành khái niệm Địa lí (nhất là các khái niệm Địa lí chung) không có gì tốt bằng việc giáo viên lấy ví dụ minh hoạ cho khái niệm là những sự vật, hiện tượng ở gần, thân thuộc với các em; một ngọn núi, dòng sông cạnh làng (xã, huyện, tỉnh) sẽ làm biểu tượng rõ nét hơn nhiều so với nơi khác Các ví dụ minh họa gần gũi, thân quen phải là những điều học sinh đã từng nhìn, từng nghe thấy; như vậy bài giảng Địa lí sẽ có tính thuyết phục cao hơn, gắn với thực tiễn cuộc sống nhiều hơn và học sinh cũng sẽ yêu môn Địa lí hơn Tuy nhiên để việc liên hệ thực tiễn địa phương đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức thực tiễn địa phương đưa vào bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học Các kiến thức của bài học được coi như là cái nền làm cơ sở cho việc liên

hệ thực tiễn địa phương có chỗ dựa Nói cách khác, dạy bài nào chúng ta cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức phù hợp với nội dung của bài học

Các kiến thức đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải đối với nhận thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học Theo nguyên tắc này, những kiến thức đưa vào bài cần được sắp xếp đúng chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn và logic của môn học, bài học không bị phá vỡ, học sinh hứng thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới

Ví dụ 1: Khi dạy bài 1: “Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập”, giáo viên

có thể nêu hoặc yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về tác động của quá trình đổi mới và hội nhập tại địa phương như: mức sống cao hơn, sự phát triển kinh tế, số lượng các khu công nghiệp… Một ví dụ gần gũi với các em là sự hình thành và

Trang 13

phát triển của các trung tâm thương mại, các tuyến đường giao thông và phương tiện đi lại

Ví dụ 2: Khi dạy bài 2: “Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ”, giáo viên phải khắc

sâu điểm cực Đông của Việt Nam (có tọa độ 109024’Đ) nằm tại bán đảo Hòn Gốm (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) thuộc tỉnh Khánh Hòa Khi trình bày phần phạm

vi lãnh thổ giáo viên có thể đề cập đến diện tích và chiều dài đường bờ biển của Khánh Hòa (có diện tích là: 5.197 km2, có đường bờ biển dài 385 km)

Ví dụ 3: Khi dạy bài 6: “Đất nước nhiều đồi núi” (phần 3 - Thế mạnh và hạn

chế về tự nhiên của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội) Khi dạy phần thế mạnh của khu vực đồi núi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu những thế mạnh cơ bản của vùng đồi núi Khánh Hòa: Phát triển rừng (gỗ hương, cẩm lai, săng lẻ ), nhiều loại dược liệu có giá trị (trầm, kì nam), phát triển

du lịch (hòn Bà, thác Yangbay, thác Tà gụ), trồng cây ăn quả (sầu riêng Khánh Sơn

đã trở thành thương hiệu nổi tiếng) và cây công nghiệp (cà phê, mía)

Ví dụ 4: Khi dạy bài 8: “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển”

(phần 2.b và 2.c – Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển và tài nguyên thiên nhiên vùng biển), giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các vịnh nước sâu ở Khánh Hòa (vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh), các bờ biển mài mòn (bãi sạn Nha Trang – nằm gần hồ cá Trí Nguyên), các bãi cát đẹp (bãi biển Nha Trang, bãi Dài, bãi Dốc Lết (Ninh Hòa), các bãi biển ở vùng 4 Hải Quân, bãi Tây (Cam Ranh) ) Đồng thời giáo viên nêu rõ tại Khánh Hòa có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và khoảng hơn 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa

Tài nguyên khoáng sản biển Khánh Hòa khá giàu có Dọc theo bờ biển của tỉnh có nhiều dải san hô (8 điểm) là nguyên liệu đá vôi cho sản xuất xi măng Đó là các điểm: Xuân Vinh, Xuân Tự, Ninh Phước, Hòn Khói, Hòn Hèo, Suối Vinh, Cam Ranh và Đường Đò Khánh Hòa còn có tiềm năng lớn về cát thủy tinh, dọc ven biển có các mỏ cát là Hòn Gốm, Đầm Môn, Thuỷ Triều Trong đó mỏ Thuỷ Triều là mỏ cát trắng có chất lượng tốt nhất Quặng Ilmênit của Khánh Hòa nằm

Trang 14

trong cát dạng sa khoáng có thể khai thác theo phương pháp công nghiệp với tổng trữ lượng khoảng 26 vạn tấn Biển Khánh Hòa còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối do nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung (các ruộng muối Ninh Diêm (Ninh Hòa), Cam Thịnh (Cam Ranh))

và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp

Về mặt sinh thái, vùng biển Khánh Hòa là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%) Hàng năm cho phép khai thác khoảng 70.000 tấn Có 600 loài hải sản được các nhà khoa học xác định ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 loài cá có giá trị kinh tế cao Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Khánh Hòa còn là cái nôi của loài chim yến quý giá, là địa phương có đàn yến đông nhất, theo đó sản lượng yến hàng năm cao nhất cả nước, cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào mỗi năm với chất lượng thuộc loại tốt nhất thế giới

Ví dụ 5: Khi dạy bài 9: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” giáo viên có

thể nói rõ sự phân mùa của khí hậu thể hiện khá rõ ở Khánh Hòa (lượng mưa tập trung vào 4 tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chiếm 70-80% lượng mưa cả năm), nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,70C, độ ẩm tương đối khoảng 80% Đặc điểm khí hậu, thời tiết Khánh Hòa tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch Tuy vậy, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi lũ lụt về mùa mưa, khô hạn vào mùa khô, gió Tây khô nóng và gió Tu Bông (Vạn Ninh) ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nhất là mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng

Ví dụ 6: Khi dạy bài 10: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (TT)” (phần 2-

Các thành phần tự nhiên khác), giáo viên nói rõ tình trạng trượt lở đất ở huyện

Trang 15

miền núi Khánh Sơn do địa hình bị cắt xẻ làm đường giao thông và lớp phủ thực vật bị chặt phá

Ví dụ 7: Khi dạy bài 15: “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”

(phần 1 – Bảo vệ môi trường), giáo viên có thể liên hệ việc ô nhiễm môi trường ở vùng ven biển và các đảo ven bờ ở Cam Ranh (đảo Bình Ba) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy hải sản của người dân

Ví dụ 8: Khi dạy bài 16: “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta” giáo

viên có thể liên hệ những kiến thức liên quan về dân số và phân bố dân cư của Khánh Hòa, cụ thể như sau: theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2009 dân số Tỉnh Khánh Hòa là 1.156.903 người với mật độ dân số là 222 người/km2 Hiện nay

có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3% Dân số Khánh Hòa phân bố không đều Dân cư tập trung đông nhất

ở thành phố Nha Trang (31,24% dân số toàn tỉnh) với mật độ là 1556 người/km2(2009), đứng thứ 2 là thành Phố Cam Ranh (373 người/km2) Các Huyện và Thị xã

ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn, nơi có mật độ dân số thấp nhất là các huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh Huyện đảo Trường Sa tập trung ít dân cư và hầu như không có dân cư cố định

Ví dụ 9: Khi dạy bài 20: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế” (phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế) Khi trình bày về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta, giáo viên có thể liên hệ về địa phương

Cơ cấu kinh tế Khánh Hòa đang có sự chuyển dịch đúng hướng Mức tăng GDP bình quân hằng năm của Khánh Hòa giai đoạn 1991-1995 là 6%; giai đoạn 1996-2000 là 8,2% thì đến giai đoạn 2001-2010 mức tăng trưởng là 10,8% Cơ cấu kinh tế của Khánh Hòa đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại Tỷ trọng dịch vụ

- du lịch, công nghiệp - xây dựng tăng; nông nghiệp giảm Năm 2009, tỷ trọng dịch

vụ - du lịch chiếm 43,32% trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,71%; nông nghiệp 14,97% Ðến hết năm 2010, tỷ trọng dịch vụ - du lịch chiếm

Trang 16

43,5% trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp - xây dựng chiếm 43,5%; nông nghiệp 13%

Ví dụ 10: Khi dạy bài 24: “Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp”

(Mục 1.b Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản) Giáo viên cung cấp cho học sinh những thành tựu cơ bản của ngành thủy sản Khánh Hòa Những năm gần đây, nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản được xem là thế mạnh của Khánh Hòa Đến cuối 2010 toàn tỉnh có hơn 10.100 tàu, thuyền lắp máy; trong đó có gần

500 tàu công suất 100CV trở lên, có khả năng đánh bắt dài ngày trên biển

Trong giai đoạn 2005 – 2010, sản lượng thủy sản khai thác đạt 413.677 tấn (riêng năm 2010 đạt 75.243 tấn), sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 88.237 tấn (riêng năm 2010 đạt 13.686 tấn); Năm 2009, giá trị sản xuất thủy sản đạt 3.744.905 triệu đồng; trong đó, nuôi trồng thủy sản đạt 851.551 triệu đồng chiếm

tỷ lệ 22,7%, khai thác thủy sản đạt 2.838.671 triệu đồng chiếm tỷ lệ 75,8%, dịch vụ thủy sản đạt 54.683 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,5%

Ví dụ 11: Khi dạy bài 30: “Giao thông vận tải và thông tin liên lạc”, giáo

viên có thể nêu hoặc yêu cầu học sinh nêu các loại đường giao thông có ở địa phương, thực trạng phát triển giao thông, cơ sở vật chất ngành bưu chính, sự phát triển ngành viển thông tại địa phương… Cụ thể tại Khánh Hòa có thể cho ví dụ về quốc lộ 26, quốc lộ 27B, đường Khánh Lê, sự phát triển các tuyến đường bộ theo

mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm đã làm cho mạng lưới đường bộ rộng khắp

Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát triển hệ thống cảng biển và dịch vụ vận tải biển Biển Khánh Hòa có độ sâu bậc nhất biển Việt Nam và tiếp giáp rất gần với đại dương cũng như các đường hàng hải quốc tế (vịnh Cam Ranh chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển, so với 18 giờ của Hải Phòng) nên có nhiều điều kiện phát triển giao thông vận tải biển Đặc biệt, Khánh Hoà có nhiều vũng vịnh, đều là những vũng, vịnh nước sâu (khoảng 20m), tương đối kín gió rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn Hiện nay, Khánh

Ngày đăng: 06/03/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phú (2001), Lí luận dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học
Tác giả: Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phú
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
2. Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng (2002), Giáo dục môi trường qua môn Địa lý, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường qua môn Địa lý
Tác giả: Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
3. Tô Văn Giáp (2000), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện dạy học
Tác giả: Tô Văn Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
4. Chu Viết Luân (2004), Khánh Hòa - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khánh Hòa - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI
Tác giả: Chu Viết Luân
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
5. Đặng Ngọc Thanh (2009), Biển Đông (tập IV – Sinh vật và sinh thái biển), NXB khoa học tự nhiên và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển Đông (tập IV – Sinh vật và sinh thái biển
Tác giả: Đặng Ngọc Thanh
Nhà XB: NXB khoa học tự nhiên và công nghệ
Năm: 2009
6. Lê Thông (chủ biên) (2012), Địa lý lớp 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý lớp 10
Tác giả: Lê Thông (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
7. Lê Thông (chủ biên) (2012), Địa lý lớp 11, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý lớp 11
Tác giả: Lê Thông (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
8. Lê Thông (chủ biên)(2012), Địa lý lớp 12, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý lớp 12
Tác giả: Lê Thông (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
9. Quách Tấn (1992), Xứ Trầm Hương, NXB Tổng hợp Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xứ Trầm Hương
Tác giả: Quách Tấn
Nhà XB: NXB Tổng hợp Khánh Hòa
Năm: 1992
10. Hoàng Tấn Tình (2011), Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ Địa lý học, Trường Đại học sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Hoàng Tấn Tình
Năm: 2011
11. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (số: 251/2006/QĐ-TTg), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (số: 251/2006/QĐ-TTg)
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2006
12. Tỉnh ủy Khánh Hòa (2010),Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI (2010-2015), Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI (2010-2015)
Tác giả: Tỉnh ủy Khánh Hòa
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w