1 Tên đề tài làm sáng kiến: Sử dụng phương pháp dạy học liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong giảng dạy một số nội dung giáo dục công dân lớp 12 A.. Xuất phát từ lý lu
Trang 11
Tên đề tài làm sáng kiến: Sử dụng phương pháp dạy học liên hệ thực
tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong giảng dạy một số nội dung giáo dục công dân lớp 12
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân " (Điều 23 - Luật Giáo
dục năm 2005)
Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường phổ thông là nhiệm vụ giáo dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh Tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập
Đối với môn Giáo dục công dân, đây là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, miền tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được
sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi
Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định Trong đó, môn Giáo dục công dân
Trang 22
có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện Đặc biệt, chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập đến một chủ đề
lớn "Công dân với pháp luật", đó là bản chất và vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội Mặt khác, qua môn Giáo dục công dân lớp 12 học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ luật pháp và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước tới nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có, đặc biệt là Giáo dục công dân lớp 12 Ở năm học cuối cấp, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử Các em đa số chú tâm, giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ thi tốt nghiệp và thi Đại học Môn
Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học đối phó để lấy điểm mà
thôi"
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng
dạy bộ môn, tôi đã tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học liên hệ thực
tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy một số nội dung giáo dục công dân lớp 12” nhằm sử dụng các câu chuyện pháp luật có thật vào từng bài dạy
sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân lớp 12
Trang 33
2 Lịch sử nghiên cứu
Nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và Giáo dục công dân 12 nói riêng là một vấn đề được nhiều người, nhiều tác giả cũng như các cấp lãnh đạo quan tâm và đã có một số sáng kiến như, sáng kiến kinh
nghiệm "Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp
luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12" của Nguyễn Thị Hồng
(trường THPT Thanh Khê - Đà Nẵng); Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao ý
thức và thích học môn Giáo dục công dân" của Trần Ngọc Tuấn; "Tình huống Giáo dục công dân 12", do Trần Văn Thắng chủ biên, Nxb Giáo dục, năm
2008
Nhìn chung các tác giả chưa đi sâu vào việc sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy và học môn Giáo dục công dân 12 để gây hứng thú cho học sinh Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12 hiện nay chỉ còn phần công dân với pháp luật, với nhiều kiến thức mới và khó đối với học sinh, để giúp học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, trước hết người giáo viên phải tạo sự đam mê và đưa ra những câu chuyện thực tế trong đời sống cho học sinh đối với môn học Vì thế, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một biện pháp trong việc nâng cao hứng thú cho học sinh bằng cách sử dụng các câu chuyện pháp luật
3 Mục đích của đề tài
Nhằm khắc phục sự nhàm chán, tạo ra hứng thú trong học tập môn Giáo dục công dân lớp 12 bằng việc sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung từng bài Đồng thời, đánh giá được thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân 12 của học sinh ở trường Trung học phổ thông Thông qua đó hình thành một số kĩ năng giải quyết các vấn đề pháp luật trong
đời sống thực tiễn mà các em sẽ gặp
Trang 44
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 12 thông qua những câu chuyện pháp luất
4 Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, nội dung kiến thức trong sách giáo khoa đồng thời gắn kết với các câu chuyện Pháp luật trong thực tiễn cuộc sống thông qua phương pháp liên hệ thực tiễn trong dạy học một số nội dung giáo dục công dân lớp
5 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hùng Vương Gia Lai
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này bản thân đã sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp như
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết nội dung đề tài
Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá)
Trang 5Phương pháp phỏng vấn, giáo viên đặt câu hỏi trực tiếp cho học sinh về những vấn đề liên quan đến đề tài và ghi lại ý kiến
Phương pháp thống kê phân loại, đây là phương pháp người nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại được kết quả của các đối tượng học sinh tiếp thu bài học khi vận dụng phương pháp nêu trên
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã góp phần trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12
Đề xuất một số kinh nghiệm vận dụng trong đó có phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học một số nội dung môn Giáo dục công dân lớp 12
Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Trang 66
B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Một số vấn đề lí luận về phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật
1.1.1 Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn
Liên hệ thực tiễn là phương pháp tạo ra những điều kiện thuận tiện cho các học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan đến bài học Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học và ứng dụng vào bản thân để củng cố những mặt tốt, kịp thời sửa chữa sai lầm
1.1.2 Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật
Phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật là phương pháp giúp người dạy cung cấp cho học sinh những câu chuyện pháp luật diễn ra trong cuộc sống thực tiễn, thông qua câu chuyện mà học sinh có thái độ, ý kiến riêng của mình về câu chuyện đó Từ đó, tạo điều kiện cho các
em được củng cố hành vi của bản thân phù hợp với thực tiễn cuộc sống
1.2 Mục đích của phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật
Mục đích của liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật là nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách đưa vào nội dung bài học những câu chuyện pháp luật có thật trong cuộc sống hằng ngày Thông qua câu chuyện
Trang 7Thông qua câu chuyện pháp luật giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em
có những nhận thức phù hợp vì tính thực tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao Câu chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lí nhất Bài học rút ra từ câu chuyện pháp luật
sẽ tác động thực tiễn đến suy nghĩ của học sinh và nó có ý nghĩa giáo dục thiết thực
1.3 Cách tiến hành phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật
Bước 1 đối với giáo viên cần chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với bài học Giáo viên phô tô, in nguyên văn câu chuyện pháp luật hoặc tóm tắt lại câu chuyện cho ngắn gọn, dể hiểu, dễ đưa vào bài học Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau câu chuyện giúp học sinh làm căn cứ trả lời
Bước 2 đối với học sinh cần đọc câu chuyện mà giáo viên cung cấp theo từng cá nhân hoặc theo nhóm từ đó phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện mà giáo viên đã nêu (từng cá nhân trả lời hoặc đại diện theo nhóm) tuỳ cách tổ chức của giáo viên
Trang 88
Bước 3 giáo viên lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh đã thảo luận hoặc tự tìm hiểu về nội dung câu chuyện pháp luật để đưa ra kết luận nội dung chính xác nhất giúp học sinh nắm vững bài học
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 Thực trạng của việc vận dụng phương pháp dạy học liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong giảng dạy một số nội dung giáo dục công dân lớp 12
2.1.1 Thuận lợi
Nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 liên quan chặt chẽ đến các nội dung cơ bản của pháp luật Học sinh được học tập các nội dung này và vận động vào cuộc sống thực tiễn Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật rất phù hợp với nội dung bộ môn
Những câu chuyện pháp luật phản ánh những sự việc có thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh Tạo cho các em có niềm tin và sự công bằng của pháp luật trong cách giải quyết Mặt khác, những câu chuyện pháp luật giúp các em có cơ sở để phân loại theo từng nội dung trong bài cũng như từng bài khác nhau cho phù hợp nội dung Tính gần gũi, hấp dẫn của câu chuyện pháp luật đã giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng giảng dạy và học tập theo phương pháp này
Khi sử dụng câu chuyện pháp luật vào giảng dạy trong bộ môn thì cả giáo viên và học sinh đều thấy hứng thú và hiệu quả do nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng Giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu các câu chuyện pháp luật phù hợp trên báo chí (Báo Công an nhân dân, báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, báo Pháp luật, báo Pháp luật và đời sống, báo an ninh )
Trang 99
Ngoài ra, nguồn tài liệu cần được khai thác tìm hiểu trên các báo mạng, báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ, báo Dân trí…Giáo viên và học sinh còn tìm nguồn tài liệu trên các phương tiện gần gũi nữa như Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam Như vậy, với nguồn tài liệu phong phú đã hổ trợ đắc lực và có hiệu quả cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường thì đội ngũ thầy cô giáo cũng đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của tổ bộ môn Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ bộ môn thì Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo điều kiện rất nhiều Chính nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban giám hiệu về các mặt đã giúp cho giáo viên và học sinh có điều kiện tốt nhất để đổi mới phương pháp dạy học trong đó có bộ môn Giáo dục công dân
2.1.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi khi vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong giảng dạy thì trong quá trình vận dụng phương pháp này cũng gặp một số khó khăn nhất định
Để vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 thì yêu cầu người dạy và người học phải sưu tầm được nguồn tài liệu Tuy nhiên, nội dung giảng dạy pháp luật của chương trình lớp 12 rất rộng nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc Việc chọn lọc câu chuyện pháp luật cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh Nếu sưu tầm không có chọn lọc thì tài liệu đôi khi không sử dụng được do không đúng trọng tâm bài học hoặc quá dài Bên cạnh nội dung rất rộng của môn học ảnh hưởng đến vấn đề thời
Trang 1010
gian sưu tầm tài liệu thì việc dành thời gian để cập nhật thông tin hàng ngày cũng rất cần thiết Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câu chuyện pháp luật mới nhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học Do đó việc đầu tư thời gian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thời gian
là một khó khăn của việc sử dụng phương pháp này
Mặt khác, do môn Giáo dục công dân lớp 12 không phải là môn thi tốt nghiệp nên tâm lí học sinh ít quan tâm sâu sắc như những môn học khác Chính vì học sinh có thái độ thờ ơ với môn học nên giáo viên đã gặp trở ngại rất lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Để gây hứng thú và kích thích cho các em học tập tích cực bằng phương pháp này thì đòi hỏi giáo viên phải nổ lực hết mình trong giờ dạy, đây cũng là khó khăn chung cho bộ môn
2.2 Kinh nghiệm của việc vận dụng phương pháp dạy học liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong giảng dạy một số nội dung giáo dục công dân lớp 12
Cách khác là giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm câu chuyện pháp luật liên quan đến bài học Để kích thích được tính tích cực và sáng tạo của học
Trang 1111
sinh và rèn luyện ý thức chuẩn bị bài ở nhà thì nên cho điểm cho em nào tìm đúng và có chất lượng câu chuyện pháp luật Điều lưu ý không làm mất nhiều thời gian và tốn tiền đối với các em Nguồn sưu tầm các câu chuyện pháp luật
để vận dụng trong giảng dạy cũng rất đa dạng trên các loại sách báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet và sưu tầm theo từng chủ đề, từng nội dung cụ thể trong bài dạy
2.2.2 Một số ví dụ cụ thể tiết dạy vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật
Hầu hết các bài trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đều có thể vận dụng câu chuyện pháp luật vào giảng dạy Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đưa ra một số ví dụ tiêu biểu, có hiệu quả khi vận dụng phương pháp này
a Sử dụng câu chuyện pháp luật để giới thiệu bài
Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện pháp luật để gây hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới
Ví dụ: Để dẫn học sinh vào bài 1 "Pháp luật và đời sống", giáo viên có
thể sử dụng 1 trong 2 câu chuyện sau: Dùng kim khâu lốp ngập đầu cháu
bé 40 ngày tuổi
Ngày 10/11, dư luận trong cả nước xôn xao với thông tin về một người phụ nữ dùng kim khâu lốp ngập đầu cháu bé 40 ngày tuổi Vụ án xảy ra tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Thủ phạm là người phụ nữ quê ở Thái Nguyên, vì ghen tuông nên đã đến nhà tình địch với mục đích giết chết con riêng của chồng và cô gái
Người phụ nữ này đâm mạnh khiến kim loại cắm vào vùng rìa thóp trước, ngập sâu vào trong đầu cháu Minh hơn 8 cm, xuyên qua một số vùng
Trang 1212
chức năng của não Điều may mắn là cháu bé Nguyễn Nhật Minh đã được các bác sĩ Bệnh Viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên mổ cấp cứu
(Báo Khoa học và đời sống, ngày 16/11/2009)
Hỏi: Thái độ của em như thế nào khi nghe câu chuyện trên?
Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải
Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm
của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam) Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày xả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m 3 /1tháng
Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông
(Tạp chí Công an nhân dân, số 07/2009)
Hỏi: Em có suy nghĩ gì trước vụ việc trên?
Giáo viên: Câu chuyện trên nói về hành vi vô nhân tính của con người
Đây chỉ là 1 trong số rất nhiều trường hợp trong xã hội được pháp luật phát hiện Vậy còn những trường hợp khác chưa được đưa ra ánh sáng thì sao? Pháp luật nước ta có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với đời sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
b Sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức
Nội dung câu chuyện ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn bài mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một đơn vị kiến thức Dẫn dắt theo lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được sự chú ý của các em