Đạo diễn A.Zarkhi và khuynh hướng làm phim nghệ thuật

Một phần của tài liệu Anna Karenina từ tiểu thuyết sang phim qua cách nhìn thông diễn học (Trang 52)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Đạo diễn A.Zarkhi và khuynh hướng làm phim nghệ thuật

Aleksandr Grigoryevich Zarkhi sinh ngày 18 tháng 2 năm 1908 tại Peterburg, mất ngày 27 tháng 1 năm 1997. Sau khi mất, ông được chôn cất tại nghĩa trang Novodevichy ở Moskva. Ông vừa là giám đốc sản xuất phim, đạo diễn và còn là nhà biên kịch. Năm 1927, ông tốt nghiệp ngành điện ảnh trường Đại học Leningrad. Trong thời kì từ 1920 - 1950, ông làm phim cùng với Joseph Heifits. Sản phẩm đầu tiên của sự hợp tác trên (tạm dịch từ tiếng Nga) là bộ phim: Vetervlitso/ Gió thổi vào mặt được công chiếu năm 1930. Kế đó là bộ phim Polden / Ban trưa (1935). Cũng trong năm đó, thành công lớn đến với hai đạo diễn khi phát hành bộ phim hài trữ tình Goryachiye denochki / Những ngày oi bức. Sau đó là các phim Deputat Baltiki /Đại biểu Baltic (1936); Ego zovut Sukhe-Bator/ Tên anh là Sukhe-Bator (1942); Malakhov kurgan/ Đồi Malakhov (1944); Vo imya zhizni / Nhân danh cuộc sống (1946).

Từ sau năm 1950, A.Zarkhi và Kheifets tách ra làm riêng. Ngay sau đó, A.Zarkhi thực hiện thành công một số bộ phim như Pavlinka (1952), Nesterka

(1955). Đặc biệt năm 1957, bộ phim Vysota / Độ cao – một bộ phim nói về cuộc sống hàng ngày của những người làm nghề xây dựng đã được đưa vào tuyển tập những tác phẩm hay của nền điện ảnh Xô Viết lúc bấy giờ. Vào những năm 1960, A.Zarkhi dành nhiều thời gian để lên kế hoạch chuyển thể điện ảnh cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của L.Tolstoy – Anna Karenina. Kịch bản được hoàn thành trong hai năm, cũng mất hai năm để quay và hoàn thành và bắt đầu công chiếu vào năm 1967. Hai năm sau khi bộ phim được công chiếu, năm 1969, A.Zarkhi được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô. Năm 1978, ông được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa. Năm 1981, bộ phim Dvadtsat' shest' dney iz zhizni Dostoyevskogo /Hai mươi sáu ngày trong đời của Dostoevsky (1980) của ông đã đoạt giải Gấu bạc của Liên hoan phim Berlin lần thứ 31. Bộ phim cuối cùng A.Zarkhi thực hiện là Chicherin vào năm 1986.

Dành trọn tâm huyết cho hoạt động nghệ thuật, A.Zarkhi là minh chứng tiêu biểu cho tinh thần miệt mài và cố gắng không ngừng nghỉ. Sự nghiệp của ông để lại cho nền điện ảnh Liên Xô hơn hai mươi bộ phim, trong đó một nửa làm với Joseph Heifits. Số còn lại, ông làm việc độc lập. Với một loạt các bộ phim được công chiếu rộng rãi, A.Zarkhi liên tiếp giành được nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng Stalin hạng Hai (1941) cho phim Deputat Baltiki (Đại biểu Baltic) và Giải thưởng Stalin hạng Nhất (1946) cho phim Razgrom Yaponii (Sự sụp đổ của Nhật Bản) và nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế khác. Năm 1947, A.Zarkhi là hội viên Hội Nhà văn Liên xô và hội viên Hội Điện ảnh Liên xô (1957).

Người ta thường chia ra hai hướng làm phim: Phim thương mại và phim nghệ thuật. Phim thương mại là cách gọi để chỉ những bộ phim có doanh thu và lợi nhuận cao. Phim nghệ thuật (còn gọi là phim tác giả, phim độc lập) là để chỉ những bộ phim chú trọng đến yếu tố tìm tòi sáng tạo và thể nghiệm nghệ thuật, cố gắng trở thành “thượng khách” tại các Liên hoan phim quốc tế danh giá. Sự phân chia trên chỉ là tương đối và ngày càng trở nên không rõ ràng. Có nhiều phim lợi nhuận kỷ lục nhưng không ai dám khẳng định đó chỉ là phim thương mại, bởi nó giành nhiều giải thưởng lớn mà tất cả các nhà làm điện ảnh đều mơ ước. Cách đi của nhiều nhà làm phim nổi tiếng là đưa yếu tố hấp dẫn vào các bộ phim nghệ thuật và đầu tư sự tìm tòi nghệ thuật vào phim thương mại. Những bộ phim của A.Zarkhi để lại minh chứng cho phong cách làm phim hướng nhiều hơn đến sự thể nghiệm nghệ thuật. Phim Anna Karenina (1967) mà chúng tôi lựa chọn để khảo sát trong số hơn 20 bộ phim của ông là một dẫn chứng tiêu biểu.

2.1.2.Vài nét về phim “Anna Karenina” (1967)

Tuy không đạt nhiều giải thưởng như phim Vysota / Độ cao (1957) nhưng A.Zarkhi đã dành nhiều tâm huyết cho phim Anna Karenina và được đánh giá là phim chuyển thể thành công nhất tiểu thuyết này cho đến thời điểm hiện tại. Nhà đạo diễn đã hết sức cẩn trọng khi tiến hành chuyển thể bộ phim này. Vì hơn ai hết, A.Zarkhi hiểu cái bóng rợp mà cuốn tiểu thuyết đã tỏa ra. Thêm vào đó là tác động của những thất bại, những điểm yếu mà các bộ phim chuyển thể Anna Karenina trước đó chưa đạt được khiến độc giả và các nhà phê bình điện ảnh không hài lòng. Thời gian kể từ khi manh nha ý tưởng chuyển thể tiểu thuyết

Anna Karenina đến lúc bộ phim hoàn thành và được công chiếu là bảy năm. Sau hai năm hoàn thành kịch bản, đoàn phim dành hai năm để quay phim và hoàn thiện. Ngay từ việc chọn lựa diễn viên đã cho thấy sự tỉ mỉ của đạo diễn và các cộng sự của ông.

Cho đến khi quay bộ phim Anna Karenina, A.Zarkhi đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong nghề. Với những thành công và bài học kinh nghiệm có được, đạo diễn ý thức được vai trò quan trọng của diễn xuất trong mỗi bộ phim. Do vậy, trong bộ phim này, nhà đạo diễn càng đặt nhiều kì vọng vào diễn xuất của dàn diễn viên. Qua cuộc tuyển lựa gian nan giữa hàng nghìn ứng viên vào giữa thập niên 60, cuối cùng, nữ diễn viên lừng danh của màn bạc Xô Viết – Tatyana Samoilova đã được chọn nhờ nét quyến rũ đầy bí ẩn giống như nhân vật từng hớp hồn bạn đọc trong tiểu thuyết của L.Tolstoy. Sự lựa chọn của đạo diễn Alexandr Zarkhi đã khiến không ít người hoài nghi vì nữ diễn viên có cặp mắt hiêng hiếng, mang trong mình dòng máu lai Ba Lan - Do Thái làm sao lột tả nổi sự quyến rũ và duyên dáng đặc trưng của một phụ nữ thuần Nga? Song, mọi nghi ngờ bị xua tan khi bộ phim được công chiếu. Sau thời gian dài vắng bóng, Tatyana Samoilova đã tái hiện đúng là một nàng Anna với bước đi nữ hoàng, trong sáng, nồng nàn, quyến rũ về mọi phương diện. Trong toàn bộ lịch sử điện ảnh Xô Viết, bộ phim này đứng hàng thứ hai về lượng người xem, chỉ sau Chiến tranh và hòa bình của Sergey Bondarchuk. Bên cạnh Samoilova là các ngôi sao điện ảnh hàng đầu của Liên Xô lúc bấy giờ và nhiều diễn viên nổi tiếng khác. Vai nữ bá tước Betsy Tveskaya - một nhân vật trứ danh khác trong xã hội thượng lưu do siêu sao ballet gạo cội Maya Plisetskaya đóng. Với sự nhập vai của dàn diễn viên này, vấn đề quan trọng nhất của bộ phim đã được giải quyết.

Bộ phim hoàn thành và được công chiếu đầu tiên tại Nga vào 6/11/1967, thời lượng 145 phút. Cho đến thời điểm hiện tại (kể cả phim Anna Karenina

(2012) được đầu tư công phu và kinh phí lớn nhất từ trước đến nay), phim Anna Karenina (1967) vẫn được đánh giá là một trong những tác phẩm chuyển thể hay nhất từ tiểu thuyết cùng tên. Cuối năm 1968, phim đã được công chiếu trên phạm vi toàn Liên Xô. Số lượng người xem lên đến 40 triệu. Nhờ tiếng vang sau những lần công chiếu đó, chưa đầy một năm sau – năm 1968, bộ phim đã được chọn tham dự Liên hoan phim Cannes - một trong những liên hoan phim danh

giá nhất thế giới được tổ chức vào tháng Năm hàng năm. Phim Anna Karenina

của đạo diễn A.Zarkhi đã lọt vào danh sách tranh giải nhưng đáng tiếc đã bị hủy do sự kiện tháng 5 năm 1968 ở Pháp.

2.2.Phƣơng thức giải thích Anna Karenina của A.Zarkhi: nguyên tắc và hiệu quả của thông diễn tái nhận

2.2.1.Thông diễn tái nhận: nguyên tắc diễn giải cốt truyện và kết cấu tiểu thuyết của A.Zarkhi

Nhà nghiên cứu Betti đã phân tích bốn giai đoạn lý thuyết của quá trình tiếp nhận: giai đoạn bác ngữ, giai đoạn tâm lý, giai đoạn kỹ hình. Từ đó, ông chia thông diễn học làm ba loại: thông diễn tái nhận, thông diễn tái sản sinh và áp dụng quy phạm. Thông diễn tái nhận (recognitive interpretation) là hình thức người thông diễn sau khi tiếp nhận, hiểu và giải thích lại vấn đề theo đúng văn bản gốc. Đối với việc thông diễn tác phẩm văn học thành phim, quá trình này thể hiện ở hai phương diện sau: quá trình biến đổi chủ đề - tư tưởng và cấu trúc tự sự của tác phẩm văn học. Ở mục 2.1, chúng tôi đi vào tìm hiểu cấu trúc tự sự trong phim, vấn đề tư tưởng chủ đề chúng tôi sẽ trình bày ở mục 2.2 của chương này. Khi nghiên cứu về cấu trúc tự sự trong phim, chúng tôi tập trung vào các góc độ sau: cốt truyện, điểm nhìn và người kể chuyện.

Tác phẩm điện ảnh chuyển thể vẫn có thể tiếp thu những yếu tố cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn...của văn học để tạo nên đời sống riêng của mình. Cốt truyện trong phim chuyển thể từ tác phẩm văn học được gọi là truyện phim. Tự sự trong điện ảnh bộc lộ qua lời dẫn truyện mà “người nghe thấy giọng của nhân vật mô tả lại sự kiện, chứng tỏ rằng anh hoặc cô ấy đang tổ chức cốt truyện: Bộ phim có một hay nhiều tuyến truyện, Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian như trong cốt truyện ban đầu hay đã sắp xếp lại không theo trật tự thời gian, yếu tố nào thúc đẩy cốt truyện. Tính tự sự trong phim sẽ quyết định bộ phim hay hoặc không hay, khó hiểu hay dễ hiểu, tùy sự sắp xếp các sự kiện một cách logic, tự nhiên hay bất tự nhiên” [49].

Cốt truyện của Anna Karenina về cơ bản được đạo diễn A.Zarkhi “bảo tồn” khi chuyển thể thành phim. Điều này thể hiện ở việc đạo diễn sử dụng hầu hết toàn bộ các chi tiết của cốt truyện tiểu thuyết. Chúng tôi tiến hành thống kê các chi tiết của cốt truyện và các cảnh trong phim theo bảng sau:

Tiểu thuyết Phim

TT Diễn biến sự kiện

trong tiểu thuyết TT Diễn biến sự kiện trong phim P1 Gia đình Oblonsky lục đục

1

Doly phát hiện Oblonsky ngoại tình, gia đình Oblonsky đang rối bét

1 1

Oblonsky tỉnh dậy trên đi văng. Cảnh gia đình Oblonsky đang rối bét

2 Levin gặp Oblonsky ở toà án

3 Levin đến thăm Xecgay

4 Levin gặp Kitty ở sân băng 5 Levin gặp Kitty ở sân băng 5 Levin ăn tối cùng Oblonsky 2

2

Levin gặp Oblonsky, họ ăn tối cùng nhau

6

Tại nhà Kitty, Levin cầu hôn nàng lần thứ nhất, Vronsky đến, câu chuyện về chiếc bàn xoay, vong hồn, điện...

7

Bố mẹ Kitty cãi nhau về chuyện của nàng với hai chàng trai: Vronsky và Levin

8

Vronsky gặp Oblonsky ở ga tàu, Vronsky nhìn thoáng qua, gặp và nói chuyện với Anna, người đàn ông bị tàu cán, Oblonsky nói chuyện với Anna trên đường về

3 3

Vronsky gặp Oblonsky ở ga tàu, Anna – Vronsky gặp nhau, tai nạn xảy ra. Anna – Oblonsky trên đường về

9

Anna ở nhà Oblonsky, nói chuyện với Doly, Kitty, nhớ con, Anna mang cuốn Album cho mọi người xem, Vronsky đến nhà Oblonsky vào 9h30 tối

4

Anna ở nhà Oblonsky, nói chuyện với Doly, Oblonsky soi mình qua tấm gương lớn, Anna nói chuyện với Oblonsky

6 6

Một người đi xe ngựa giữa không gian tuyết bao phủ, tiếng gió riết, ngựa hí

7 7

Anna và Kitty nói chuyện vui vẻ với nhau, Kitty chọn váy cho buổi vũ hội, Vronsky xuất hiện ở nhà Vronsky lúc 9h30

10

Buổi vũ hội: Kitty nhảy cùng một số người, Vronsky nhảy cùng Kitty, Anna

8 8

Buổi vũ hội: Kitty nhảy cùng một số người, Vronsky nhảy cùng Kitty, Anna

11 Levin đến thăm Nikolai 12 Levin rời Moskva, về nông

thôn

13

Anna trên tàu trở về, đọc sách,

cơn bão tuyết, gặp Vronsky 9 9

Anna trên tàu trở về, mỉm cười nhớ lại buổi vũ hội, cơn bão tuyết, gặp Vronsky

14

Karenin đón Anna ở ga tàu, Vronsky chào Karenin 10

Karenin đón Anna ở ga tàu, Vronsky chào Karenin

15

Anna trở về, nàng thấy nhiều thứ thay đổi, Karenin hỏi Anna tình hình gia đình Oblonsky

1

11 Xerioja chạy xuống đón mẹ

16 Vronsky gặp Petrisky tại căn phòng của Vronsky

P2

Anna đi theo tiếng gọi của tình yêu, Kitty ốm phải ra nƣớc ngoài chữa bệnh

17

Kitty bị ốm, bố mẹ nàng vô cùng lo lắng, họ cãi nhau, Doly gặp Kitty, Kitty ra nước ngoài chữa bệnh

18

Buổi biểu diễn ba lê, Anna ngồi cạnh chồng ở hàng ghế đầu, Vronsky đi cùng Betsy, chàng sử dụng ống nhòm nhìn Anna

1 12

Buổi biểu diễn ba lê, Anna ngồi cạnh chồng ở hàng ghế đầu, Vronsky đi cùng Betsy, chàng sử dụng ống nhòm nhìn Anna

19

Các bà quý tộc thượng lưu tại nhà Betsy, Anna và Vronsky nói chuyện với nhau ở một bàn riêng

13

Sau buổi biểu diễn, Anna và Vronsky gặp nhau ở một căn phòng, các quý bà ngồi tụm với nhau, chỉ trỏ, bình luận

20

Karenin bắt đầu cảnh báo Anna

về thái độ của nàng 1

14

Lướt bức chân dung Karenin trên tường, bàn ăn, bàn làm việc. Karenin xuất hiện, đối thoại giữa Karenin và Anna

21

Vronsky gặp Anna. Cảm xúc của Anna, miêu tả lướt qua cảnh quan hệ giữa Vronsky và Anna

22 Levin và những bận tâm của chàng về công việc ở trang trại 23 Oblonsky đến trang trại của

Levin, họ đi săn

1 15

Oblonsky đến trang trại của Levin, họ đi săn

24

Trang trại của Levin, Levin và Oblonsky nói về Kitty – Vronsky, Oblonsky bán khu vườn cho Ryabinin

25

Vronsky đến gặp mẹ chàng,

đến khu chuồng ngựa 1

16

Vronsky đến khu chuồng ngựa

26

Vronsky đến gặp Anna trước giờ đua ở sân thượng nhà Karenin

1 17

Vronsky đến gặp Anna trước giờ đua ở sân thượng nhà Karenin, trời mưa, Xerioja đi tìm mẹ

27

Cảnh đua ngựa: Trước giờ đua, bài phát biểu của Karenin, Vronsky ngã ngựa, thái độ hoảng hốt của Anna

1 18

Cảnh đua ngựa: Trước giờ đua, bài phát biểu của Karenin, Vronsky ngã ngựa, thái độ hoảng hốt của Anna

28

Anna thú nhận yêu Vronsky với Karenin trên đường trở về sau cuộc đua, nàng lấy tay che mặt khóc òa lên

19

Anna thú nhận yêu Vronsky với Karenin trên đường trở về sau cuộc đua, tiếng ngựa bị bắn

29

Gia đình nhà Scherbatsky ở suối nước nóng, Kitty gặp và làm quen với Varenka, Stan, Kitty khỏi bệnh, trở về Nga

P3 Kitty khỏi bệnh, Anna công khai tình yêu với Vronsky

30

Xecgay về nghỉ hè ở trang trại của Levin, những tranh luận của hai anh em họ

31

Levin cắt cỏ với những người nông dân, cảnh cánh đồng, những chuyển biến trong tư tưởng của Levin

2 20

Levin cắt cỏ với những người nông dân, cảnh cánh đồng, những chuyển biến trong tư tưởng của Levin

32

Doly và các con về sống ở nông thôn, những khó khăn trong thời gian đầu, Levin đến thăm mẹ con họ. Doly nói với Levin về Kitty

33

Levin và công việc quản lí trang trại, chàng nhìn thấy Kitty trên đường đến Ecgusovo

2 21

Levin và công việc quản lí trang trại, chàng nhìn thấy Kitty trên đường đến Ecgusovo

34

Karenin nghĩ ra các phương án để giải quyết mối quan hệ với Anna, sắp xếp và viết thành bản như báo cáo khi nói chuyện với Anna

35

Những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâm của Anna sau khi thú nhận với Karenin, Anna viết thư cho Vronsky, nhận được thư của Karenin

36

Betsy mời Anna tới tham dự cuộc đánh quần vợt của giới thượng lưu, Vronsky cho người đến báo chàng bận không đến được, các quan khách xuất hiện, câu chuyện sôi nổi giữa họ

37

Vronsky gặp Xecpukhoixkoi. Serpushovsky hỏi Vronsky về việc từ chối một chức vụ quan trọng, rủ Vronsky đến rạp hát nhưng chàng từ chối. Vronsky uống say, đọc thư Anna

2

38

Anna gặp Vronsky kể lại đã nói hết với chồng, đưa cho Vronsky lá thư của Karenin viết cho nàng, tâm trạng Anna

39

Karenin phát biểu ý kiến trong họp tiểu ban, yêu cầu Anna phải giữ nguyên mối quan hệ và thanh danh cho ông

40

Levin nằm trên đống cỏ khô, những băn khoăn của chàng về việc quản lí trang trại, về Kitty. Levin đến thăm nhà Xvyajxki, họ nói về các vấn đề kinh tế nông thôn, nông dân, địa chủ, giáo dục

41

Levin áp dụng phương thức quản lí mới của chàng theo hình thức tổ hợp tác, những khó

Một phần của tài liệu Anna Karenina từ tiểu thuyết sang phim qua cách nhìn thông diễn học (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)