5. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Thông hiểu L.Tolstoy cốt lõi thành công của A.Zarkhi
Theo nhà triết học Heideger, thông diễn học trả lời cho câu hỏi: làm thế nào sự hiểu có thể có được? Chuyển thể là sản phẩm của quá trình sáng tạo. Tôn trọng nguyên bản nhưng làm sao để chuyển tải hết các nội dung, thông điệp của tác phẩm, làm thế nào để bộ phim không rơi vào sự copy, khuôn sáo, để khán giả từng đọc tác phẩm chấp nhận bộ phim? Công việc này lại càng khó hơn với tác phẩm kinh điển như tiểu thuyết Anna Karenina. Những chuyển thể trước bộ phim này và cho đến tận bây giờ đã minh chứng điều đó. Việc tiểu thuyết có nội dung phản ánh quá rộng, cốt truyện quá nhiều chi tiết dễ làm nhà đạo diễn lúng túng.
Đạo diễn A.Zarkhi nhận ra điều đó. Ngay khi nảy ra ý định chuyển thể tiểu thuyết thành phim, tâm thế của A.Zarkhi rõ ràng và kiên định: chuyển tải đúng bối cảnh xã hội và tư tưởng thời đại mà L.Tostoy bàn đến trong tiểu thuyết. Anna đáng thương hay đáng trách? L.Tolstoy có bênh vực cho Anna không? Cho đến nay, nhiều độc giả, nhà nghiên cứu vẫn đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi đó. Đây cũng là mấu chốt vấn đề của việc chuyển thể. Thiết nghĩ, để xác định việc thông diễn tiểu thuyết của đạo diễn, trước hết, chúng tôi cần phải xác định quan điểm của nhà văn và nhà đạo diễn cho hai câu hỏi này.
vẻ ngoại hình, bề ngoài mà còn toát lên vẻ đẹp tâm hồn. L.Tolstoy là nhà văn mà dành cả cuộc đời để “đi tìm cái đẹp (...) nhân vật chính trong truyện của tôi, nhân vật mà tôi yêu mến với tất cả sức mạnh tâm hồn, cố gắng tái hiện với tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã đẹp, đang đẹp và mãi mãi đẹp, đó là sự thật” [41]. Sofya – vợ L.Tolstoy kể lại câu chuyện trong quá trình L.Tolstoy sáng tạo Anna Karenina: “Tối hôm qua anh ấy nói với tôi rằng anh đã hình dung ra một người đàn bà đã có chồng, thuộc xã hội thượng lưu, nhưng bị sa ngã. Anh nói rằng nhiệm vụ của anh là làm cho người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội, và khi anh vừa hình dung được ra thế thì tất cả các nhân vật khác và những loại đàn ông mà chính anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấy” [40, tr.542]. Có lúc L.Tolstoy xuất hiện suy nghĩ: “Tôi đã chán cô Anna của tôi như chán củ cải cay, tôi chăm nom cô ấy như chăm nom một cô học trò xấu nết; nhưng xin đừng nói xấu cô ấy với tôi, hoặc có nói, cũng xin châm chước, dù sao cô ấy cũng là con nuôi tôi” [40; tr.573]. L.Tolstoy lý giải sự “sa ngã” và cái chết của Anna từ nguyên nhân khách quan - xã hội thượng lưu giả dối đã đẩy nàng đến bi kịch đó. Tính cách thẳng thắn, cương trực của Anna không phù hợp với lối sống giả tạo của những người xung quanh nàng: chồng nàng, những bá tước, quý bà trong giới xã giao, thậm chí là cả Vronsky. Nói cách khác, L.Tolstoy bênh vực cho Anna. Nàng đáng thương. Trung thành với tư tưởng của L.Tolstoy, A.Zarkhi cũng bênh vực cho Anna. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:
Phim Anna Karenina (1967) vẫn thể hiện được tính đa chủ đề và lấy gia đình là chủ đề trung tâm. Mở đầu phim là cảnh mâu thuẫn gia đình Oblonsky. Oblonsky mặc áo ngủ, tỉnh dậy trên salon, vươn vai, quàng chân tìm đôi dép. Gia đình này đang đứng trước nguy cơ tan vỡ vì người chồng ngoại tình. Anna xuất hiện trong vai trò sứ giả nhưng lại bắt đầu chuỗi bi kịch của cuộc đời mình: hạnh phúc - bất hạnh, tình yêu - dục vọng, lỗi lầm – tha thứ...Chủ đề càng được mở rộng các nhân vật có mối quan hệ đan chéo. Anna là em gái Oblonsky, vợ Karenin. Levin, Vronsky là bạn Oblonsky, Kitty là em Doly - vợ Oblonsky, Betsy, Lidya là người đứng đầu các nhóm trong giới xã giao của tầng lớp thượng lưu, gia đình Levin - người đứng đầu một điền trang ở nông thôn có ba anh em: Xecgay – Nikolai – Levin...Cứ như vậy, chủ đề tác phẩm mở rộng từ tình yêu -
hôn nhân – gia đình – tội lỗi đến vấn đề về nông dân - địa chủ (cảnh lao động trên cánh đồng); sống (Levin không nghĩa đến cái chết nữa, đứa con Levin ra đời...) - chết (người công nhân ở ga tàu, Nikolai, Anna)...Đạo diễn A.Zarkhi cũng bám chặt vào chủ đề chính: hôn nhân, hạnh phúc ngay từ cảnh đầu tiên của phim và những cảnh triển khai sau đó. Gia đình Anna cuối cùng tan vỡ, hạnh phúc của gia đình Oblonsky được hàn gắn bởi sự cam chịu của Doly và hạnh phúc trọn vẹn đến với gia đình Levin. Hình ảnh đứa con xuất hiện trong cảnh Anna đến nhà Doly lần cuối.
Gia đình vẫn là điểm tựa gốc của bộ phim. Tư tưởng tác phẩm thể hiện ở thái độ và quan điểm của tác giả đối với số phận và hành động của nhân vật. A.Zarkhi giải thích hành trình sa ngã của Anna không chỉ tập trung miêu tả số phận cá nhân Anna mà còn xây dựng được bức tranh xã hội và dư luận khá đông đảo vây quanh nàng. Trong phim có một số cảnh quay đám đông các quý bà ngồi bàn tán, chỉ trỏ với nhau. Hơn thế nữa việc diễn xuất đạt mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần sau sẽ chứng minh được hành động của Anna là sự trỗi dậy của khát khao bị kìm nén trong suốt tám năm. Gritsenko đã thể hiện rất đạt hình ảnh người chồng quan liêu, hành chính, xơ cứng, thiếu một tâm hồn yêu thương thật sự.
Lý thuyết đối thoại chỉ ra: Quá trình đối thoại có thể xảy ra các trường hợp như chống đối, tranh chấp hay đồng thuận. Qua việc xác định tư tưởng ban đầu trên cho thấy “thái độ ứng xử” của A.Zarkhi đối với văn bản nguồn - tiểu thuyết Anna Karenina là đồng thuận. Cả nhà văn và nhà đạo diễn cùng “nhìn về một hướng” hiện thực ở góc độ đa chiều kích. Tuy nhiên, phim Anna Karenina
(1967) vẫn không phải là một bản copy bởi cho dù thế nào đi nữa thì người đọc đang sản sinh ra ý kiến mới khi giao tiếp với văn bản và sau khi đọc xong.
Từ tư tưởng cốt lõi này, khi tiếp nhận Anna Karenina, A.Zarkhi lựa chọn phương án giải thích (Interpretation). Sau khi hiểu, chọn lựa các chi tiết cốt yếu nhất, A.Zarkhi đã tạo ra được những trường đoạn hấp dẫn trong phim. Nói cách khác, hành vi “vấn đáp” của A.Zarkhi với tiểu thuyết Anna Karenina là đi từ thông hiểu đến việc thông diễn tái nhận - giải thích lại vấn đề. Thành công đạt được xuất phát từ sự hòa hợp hiểu biết giữa nhà văn L.Tolstoy và nhà đạo diễn A.Zarkhi.
Bộ phim được đánh giá là thành công khi và chỉ khi nó có nốt nhấn đặc biệt và để lại được trong lòng khán giả những ấn tượng khó quên. Anna Karenina (1967) của A.Zarkhi có chỗ đứng vững chắc và vượt qua gần 14 bộ phim cùng chuyển thể từ tiểu thuyết này bởi nó làm được những điều kì diệu, có điểm nhấn mà chưa bộ phim nào vượt qua được. Xét ở góc độ kĩ thuật điện ảnh, đó là kĩ thuật quay phim, dựng cảnh, dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng...
Kĩ thuật quay phim là các kĩ xảo như di chuyển máy quay, chuyển cảnh mờ chồng hoặc âm thanh ngoài màn hình...Nó hỗ trợ diễn xuất hoàn hảo hơn, phù hợp với từng nội dung của truyện phim, đảm bảo đúng tinh thần của tự sự. Kĩ thuật quay phim tạo ra bối cảnh có tính kiểm soát đối với diễn viên. So với sự hỗ trợ của các thiết bị và kĩ thuật hiện đại, bộ phim Anna Karenina (1967) được hoàn thành khi kĩ thuật vẫn còn rất thô sơ. Điều bất ngờ nhất là cho đến nay, sau khi xem xong, khán giả không thể nào quên nhiều cảnh quay tuyệt đẹp. Sử dụng quay bằng cần cẩu nhưng bộ phim đã tạo ra ánh sáng và các cảnh quay đáng kinh ngạc khi sử dụng các góc rộng. Hướng chụp cảnh và chỉnh sửa cũng đạt trình độ khá cao. Một khán giả người Nga đưa ra bình luận: “Chỉ đạo, diễn xuất là rất tốt (…) thực sự là tác phẩm của một nghệ thuật điện ảnh tinh khiết, hoàn toàn sáng tạo, độc đáo và phong phú. Xem với sự hài lòng” [63].
Kỹ thuật montage được vận dụng tối đa trong dựng phim. Montage là thủ pháp dựng phim đặc trưng của các nhà làm phim Xô Viết. Nó nhấn mạnh mối quan hệ năng động, thường là không liên tục giữa các cảnh quay, đặt bên cạnh nhau các hình ảnh nhằm biểu đạt cùng ý nghĩa và tạo thành một trường đoạn. Việc cắt cảnh nhanh, liên tục tạo nên nhiều đoạn ấn tượng, lột tả các mâu thuẫn, xung đột trong nội tâm nhân vật hoặc đỉnh điểm của các tình huống truyện. Bên cạnh đó, nó góp phần khiến tiết tấu phim được đẩy lên cao trào bằng những cảnh quay ngắn. Cách dựng phim bằng việc nhấn mạnh một hình ảnh, hành động bằng nhiều khuôn hình khác nhau cũng được vận dụng trong bộ phim này.
Kĩ thuật quay lia được sử dụng ở một số trường đoạn như: Anna và Vronsky nhảy với nhau trong buổi vũ hội, cảnh đua ngựa, ngã ngựa, các hoạt động của Anna – Vronsky ở Ý, cảnh Anna đến thăm Xerioja vào ngày sinh nhật, cảnh đoàn tàu lao vun vút trên đường ray. Đó cũng là những bước ngoặt lớn trong cuộc đời Anna. Sau buổi vũ hội – cuộc đời Anna bước sang trang mới khi
bắt đầu tình yêu của mình với Vronsky. Sau cảnh đua ngựa Anna đã thú nhận với Karenin và công khai tình yêu của mình. Không được Karenin và Lidya đồng ý nhưng nỗi nhớ con dâng trào, không thể kìm nén được nữa, Anna đã quyết định phải gặp con. Anna ôm chặt Xerioja khi nàng đến thăm con vào ngày sinh nhật. Niềm vui ngắn ngủi chỉ trong giây lát. Cũng sau lần gặp ấy, nàng linh cảm rằng nàng sẽ phải vĩnh viễn xa con trai - một trong hai người mà nàng yêu thương nhất. Cảnh Anna nhớ lại quá khứ trước khi lao đầu vào đoàn tàu cũng được áp dụng kĩ thuật quay lia.
Dường như ở tuyến Anna, thủ pháp quay lia được sử dụng nhiều nhất. Nó góp phần tạo nhịp nhanh, sự dồn dập của các sự kiện cũng như thể hiện được hạnh phúc ngắn ngủi, chớp nhoáng và vòng xoáy của cuộc đời, số phận nhân vật. Con tàu được quay từ nhiều góc máy: quay xa, quay gần, quay toàn cảnh, quay cận cảnh và được lặp lại nhiều lần như một điểm nhấn. Bộ phim Anna Karenina
(1967) của A.Zarkhi hoàn thành gây ra sự ngạc nhiên lớn cho nền điện ảnh Xô Viết lúc bây giờ là vì thế.
Trong tất cả kĩ thuật điện ảnh, dàn cảnh là “một trong những thứ mà chúng ta quen thuộc nhất” [14, tr.232]. Dàn cảnh trong từ gốc tiếng Pháp (mise – en – scene) có nghĩa là “đặt vào một cảnh”, ban đầu được áp dụng cho sân khấu và kịch. Sau đó các học giả điện ảnh mở rộng khái niệm cho cả phim và sử dụng khái niệm này để biểu thị sự kiểm soát của đạo diễn về mọi thứ xuất hiện trong khuôn hình” [14, tr.232]. Đến nay dàn cảnh là một phần việc không thể thiếu của làm phim. Thể loại phim nào cũng sử dụng nhưng mỗi loại lại có những đặc điểm riêng biệt. Với tư cách là người tiếp nhận, khán giả thường lấy tiêu chuẩn hiện thực để đánh giá về dàn cảnh của một bộ phim. Đối với tác phẩm chuyển thể thì bối cảnh của tác phẩm nguồn là cơ sở.
Phim Anna Karenina (1967) được dàn dựng theo phong cách thế kỉ 19. Bối cảnh phim, cả không gian ngoại cảnh và không gian nội cảnh được bố trí chủ yếu là không gian rộng. Ngôi nhà cao, rộng hơn nhờ sử dụng cả hai kiểu quay: khi thì quay từ dưới lên và khi thì quay từ trên xuống. Chúng được sử dụng rất linh hoạt trong từng cảnh quay. Nhà quay phim đã dùng tới cả ba kiểu đặt góc máy (từ dưới lên, từ trên xuống, ngang) ở cảnh quay cánh đồng rộng lớn, không khí lao động, vẻ đẹp của thiên nhiên lúc bình minh và khi hoàng hôn buông
xuống. Giữa cảnh toàn và cận cảnh được sắp xếp hài hòa. Toàn cảnh sử dụng để miêu tả cảnh cánh đồng và hình ảnh những người nông dân lao động. Không gian được mở ra ngút ngàn, góc máy khi từ trên cao xuống, khi lại trúc hướng máy lên hoặc quay ngang. Ánh sáng mặt trời rực rỡ, rọi thẳng một đường dọc, tạo thành một vệt sáng lung linh trong buổi hoàng hôn tranh tối tranh sáng. Cảnh mặt trời đổ dọc xuống vào buổi ban mai khi người nông dân cắt cỏ trên cánh đồng trong phim Anna Karenina (1967) đẹp như cảnh quay con tàu Titanic dựng ngược, xẻ làm đôi và chìm vĩnh viễn. Cận cảnh được sử dụng để quay từng bước chân của Karenin trên nền nhà, khuôn mặt Anna đầy tâm trạng. Đôi khi là những cảnh quay từ phía sau vai nhân vật.
Giãn cảnh được thực hiện nhờ kết cấu cốt truyện theo hướng song tuyến và mạng sườn. Khi tuyến Anna ở giai đoạn cao trào nhất: Vronsky tự tử nhưng không thành, Anna sinh và tưởng như sẽ chết được chuyển sang cảnh đám cưới của tuyến Levin. Thiên nhiên cũng vậy, có sự luân phiên giữa không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt (căn phòng, ngôi nhà, phòng ngủ, phòng ăn...) hay không gian vui chơi, giải trí (sân gôn, rạp hát...).
Thành công của một bộ phim là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có âm nhạc. Những năm 1970 của thế kỉ 20, nhiều nhà mĩ học điện ảnh đã lo ngại chính âm thanh sẽ làm mất đi vẻ đẹp của hình ảnh. Tuy nhiên nếu không có âm thanh những bộ phim kinh dị sẽ làm mất đi cảm giác rùng rợn. Cùng với thời gian, âm thanh càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong mỗi bộ phim. Âm thanh trong phim có thể dưới dạng lời thoại, âm nhạc, tiếng ồn hoặc bất kể loại âm thanh có khả năng phát ra tiếng động. Nhạc nền phim cũng trở nên quan trọng vì nó giữ nhịp cho bộ phim. Việc nối các cảnh quay, hình ảnh bằng âm thanh đôi khi sẽ tạo ra liên kết đầy thú vị. Nó có thể tạo nên một bộ phim đầy chất thơ, chất nhạc và tác động đến hứng thú, cảm xúc của người xem một cách hiệu quả.
Âm nhạc của phim Anna Karenina (1967) do nhạc sĩ Rodion Shchedrin chỉ đạo. Chúng vang lên với tất cả những cung bậc cảm xúc yêu, ghét, bí bách, ngột ngạt, vui vẻ, hạnh phúc, nhẹ nhàng, da diết...Điệu vanxơ êm ái mở màn trong buổi vũ hội. Kitty vui vẻ nhảy điệu đầu tiên trong tiếng nhạc du dương với vị chủ vũ hội. Từ sau khi Anna và Vronsky nhảy cùng nhau, nhạc bắt đầu nhanh,
réo rắt hơn. Người nhảy bị cuốn bởi vòng xoáy của những nốt nhạc. Lúc mọi người đang tập trung lao động, giữa cánh đồng chỉ có tiếng chim hót và tiếng hái phát ra từ hành động cắt cỏ. Tiếng hát xuất hiện khi những người nông dân đã hoàn thành công việc của một ngày. Họ hát trên đường trở về ngôi nhà thân thương của mình. Tiếng gõ của bước chân Karenin xuống nền nhà nghe đều đều và rõ mồn một. Tiếng ngựa hí, tiếng tàu xình xịch trên đường ray. Nhìn chung nhạc trong phim Anna Karenina (1967) có nhịp, tiết tấu nhanh, gấp gáp, vội vàng. Đặc biệt ở hai trường đoạn Anna nhảy cùng Vronsky trong vũ hội và khi Anna trở về trong cơn bão tuyết. Nhịp, tiết tấu thường nhanh, gấp gáp, vội vàng. Ngoại trừ trường đoạn Anna - Vronsky ở Ý và đám cưới Levin – Kitty trong nhà thờ âm nhạc là những khúc ca trữ tình, lãng mạn. Nó nhằm diễn tả khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi nhất trong cuộc đời Anna và hạnh phúc ngập tràn của Levin.
Cũng như khung cảnh, phục trang và hóa trang cũng có vai trò trong tổng thể một bộ phim. Phim về cuộc đời một con người thì hóa trang, phục trang có thể giúp người xem thấy được những đổi thay của nhân vật qua thời gian. Hóa