1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển sản phẩm du lịch thị xã cửa lò đến năm 2020

104 775 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 5,71 MB

Nội dung

Đề tài đi sâu vào phân tích môi trường bên ngoài của ngành du lịch và môi trường bên trong sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa để đưa ra định hướng và giải pháp cụ thể cho phát

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN VĂN HÙNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hoà – 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN VĂN HÙNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ ĐẾN NĂM 2020

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập và phân tích Nội dung trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hùng

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô, người thân và các cô chú, anh chị từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, từ phòng Văn hoá - Thông tin, phòng Kinh tế, Chi cục thống kê thị xã Cửa

Lò và từ các chuyên gia về du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách tại Cửa Lò

Thông qua luận văn này, tôi muốn gửi những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình cao học vừa qua

Xin trân trọng cảm ơn và tỏ lòng hết sức biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh là người đã giúp tôi thực hiện đề tài này với sự nhiệt tình và đầy trách nhiệm của một nhà giáo Nhờ sự nhiệt tình, quan tâm của cô mà tôi mới có thể hoàn thành nghiên cứu của mình

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, các đồng nghiệp từ phòng Văn hoá - Thông tin, phòng Kinh tế, Chi cục thống kê thị xã Cửa Lò và các chuyên gia về du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, du khách đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, thông tin để tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ đã có những góp ý quý báu để tôi hoàn thiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Hùng

Trang 5

iii

MỤC LỤC

Trang LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN 5

SẢN PHẨM VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH 5

1 Chiến lược phát triển sản phẩm 5

1.1 Khái niệm phát triển sản phẩm 5

1.2.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 5

1.2.3 Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm 6

1.2.3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm thiết lập một cơ cấu sản phẩm cho doanh nghiệp 6

1.2.3.2 Một số phương thức phát triển sản phẩm mới trong chiến lược phát triển sản phẩm 6

1.2.4 Vai trò của chiến lược phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp 7

1.2.5 Một số yêu cầu đối với việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm 8

1.1.4 Khung phân tích SWOT 9

1.3 Một số khái niệm về du lịch 9

1.3.1 Khái niệm về du lịch 9

1.3.2 Khái niệm về du lịch biển 10

1.3.3 Khái niệm về du lịch văn hóa 10

1.3.4 Khái niệm sản phẩm du lịch 10

1.3.5 Khái niệm tài nguyên du lịch 11

1.3.6 Phát triển và điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch 11

1.3.8 Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch văn hóa và du lịch biển đảo hiện nay 13

Trang 6

iv

1.3.8.1 Đối với du lịch văn hóa 13

1.3.8.2 Đối với du lịch biển đảo 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO VÀ DU LỊCH VĂN HÓA THỊ XÃ CỬA LÒ 17

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo và du lịch văn hóa thị xã Cửa Lò 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên thị xã Cửa lò 17

2.1.1.1 Vị trí địa lý 17

2.1.1.2 Địa hình 18

2.1.1.3 Khí hậu 18

2.1.1.4 Tài nguyên tự nhiên 18

2.2.1.5 Tài nguyên nhân văn 19

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Cửa Lò 20

2.1.2.1 Về phát triển kinh tế 20

2.1.2.2 Về phát triển xã hội 20

2.1.2.3 Về bảo vệ môi trường 21

2.1.3 Nguồn nhân lực thị xã Cửa Lò 21

Số liệu này cho thấy chất lượng nhân lực hoạt động trong kinh doanh du lịch dịch vụ du lịch trực tiếp ở Cửa Lò còn rất thấp, số lượng lao động chưa được đào tạo về du lịch, văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch chiếm tỷ trọng cao .21

2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 21

2.1.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 21

2.1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội 23

2.1.5 Tài nguyên du lịch biển, đảo và nhân văn tại thị xã Cửa Lò 24

2.1.5.1 Tài nguyên du lịch biển, đảo 24

2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 25

2.1.5.2.1 Các lễ hội truyền thống tiêu biểu tại Cửa Lò 26

2.1.5.2.2 Các làng nghề truyền thống tại Cửa Lò 26

2.1.5.2.3 Các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa 26

2.1.5.2.4 Ẩm thực địa phương 27

2.2 Thực trạng du lịch Cửa Lò 27

2.2.1 Tình hình khách du lịch 27

Trang 7

v

2.2.1.1 Khách nội địa 28

2.2.1.2 Khách quốc tế 28

2.2.2 Doanh thu du lịch 28

2.2.3 Cở sở vật chất phục vụ du lịch 29

2.2.4 Giá sản phẩm, dịch vụ du lịch và kênh phân phối 32

2.2.4.1 Giá sản phẩm và dịch vụ du lịch 32

2.2.4.2 Kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ du lịch 32

2.2.5 Lao động của ngành du lịch 32

2.2.6 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch 33

2.2.7 Việc quảng bá, thông tin, tiếp thị, xúc tiến du lịch và phát triển du lịch 33

2.2.8 Công tác quản lý nhà nước về du lịch 34

2.2.9 Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường 35

2.3 Tình hình khai thác sản phẩm du lịch biển đảo tại Cửa Lò 35

2.3.1 Các dạng sản phẩm du lịch biển đảo 35

2.3.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo 36

2.3.3 Ảnh hưởng môi trường do hoạt động du lịch biển đảo 36

2.3.4 Hiện trạng các tuyến, điểm du lịch của Cửa Lò và các vùng phụ cận: 37

2.4 Tình hình khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tại Cửa Lò 38

2.4.1 Một số sản phẩm du lịch văn hóa tại Cửa Lò 38

2.4.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn 39

2.4.3 Ảnh hưởng môi trường do hoạt động du lịch văn hóa 39

2.4.4 Hiện trạng phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch 40

2.5 Kết quả đánh giá của khách du lịch và doanh nghiệp về phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa thị xã Cửa Lò 40

2.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi 40

2.5.2 Phương pháp thu thập thông tin 40

2.5.3 Kết quả thu được từ việc khảo sát thông tin của du khách 41

2.6.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 41

2.5.3.2 Hành vi của du khách khi đến du lịch tại Cửa Lò 42

2.5.3.3 Kết quả khảo sát về tình hình du lịch biển đảo 46

2.5.3.4 Kết quả khảo sát về tình hình du lịch văn hóa 47

2.5.4 Kết quả thu được từ việc khảo sát thông tin của doanh nghiệp 48

Trang 8

vi

2.5.5 Nhận xét về kết quả khảo sát 51

2.6 Nhận định cơ hội – thách thức, điểm mạnh – điểm yếu của sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa thị xã Cửa Lò 51

2.6.1 Nhận định điểm mạnh – điểm yếu của sản phẩm du lịch biển đảo 52

2.6.2 Nhận định điểm mạnh – điểm yếu của sản phẩm du lịch văn hóa 54

2.6.3 Nhận định cơ hội – thách thức của ngành du lịch Cửa Lò 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO VÀ DU LỊCH VĂN HÓA THỊ XÃ CỬA LÒ ĐẾN NĂM 2020 58

3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 58

3.1.1 Mục tiêu chung phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An 58

3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Cửa Lò 58

3.1.3 Định hướng các chỉ tiêu phát triển du lịch 59

3.2 Các giải pháp để thực hiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa 60

3.2.1 Giải pháp trực tiếp hoàn thiện sản phẩm du lịch biển đảo 60

3.2.1.1 Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, chữa bệnh 60

3.2.1.2 Phát triển du lịch tàu biển 61

3.2.2 Giải pháp trực tiếp hoàn thiện sản phẩm du lịch văn hóa 62

3.2.2.1 Lễ hội 63

3.2.2.2 Nghề và làng nghề thủ công truyền thống 64

3.2.2.3 Ẩm thực địa phương 65

3.2.3 Nhóm giải pháp đầu tư, nhân sự và quản lý để hoàn thiện sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa của thị xã Cửa Lò 66

3.2.3.1 Giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch 66

3.2.3.2 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 70

3.2.3.3 Giải pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nước, an ninh trật tự, VSMT 72

3.2.3.3.1 Đối với công tác quản lý Nhà nước 72

3.2.3.3.2 Đối với công tác vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự và bảo vệ tài nguyên du lịch 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77

Trang 9

vii

1 Kết luận 77

2 Hạn chế của đề tài 77

3 Khuyến nghị 78

3.1 Đối với các cấp quản lý 78

3.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch 79

3.3 Đối với cộng đồng địa phương 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 1

Trang 10

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

- APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

- GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội

- SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats): Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức

- UNWTO (United National World Tourist Organization): Tổ chức du lịch thế giới

- WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới

Trang 11

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Khung phân tích SWOT 9

Bảng 2.1 So sánh các bãi biển trong cả nước 25

Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến Cửa Lò thời kỳ 2005-2012 27

Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch 29

Bảng 2.4 Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2006-2012 30

Bảng 2.5 Hình thức đi du lịch của du khách 43

Biểu đồ 2.6 Sự lựa chọn loại hình du lịch biển đảo của du khách nội địa 47

Bảng 2.6 Bảng kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp 48

Trang 12

x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú 30

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng du khách đến du lịch tại Cửa Lò 42

Biểu đồ 2.3 Độ tuổi du khách 42

Biểu đồ 2.4 Các nguồn thông tin du khách tiếp cận 44

Biểu đồ 2.5 Chi tiêu của du khách nội địa và nước ngoài 45

Biểu đồ 2.6 Các dịch vụ mà du khách sử dụng khi đến Cửa Lò 46

Biểu đồ 2.7 Sự lựa chọn loại hình du lịch biển đảo của du khách nội địa 47

Biểu đồ 2.8 Các điểm đến du lịch văn hóa của du khách nội địa 48

Trang 13

xi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục đích của nghiên cứu này là định hướng và đề ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cửa Lò đến năm 2020, cụ thể là sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia về du lịch trong quá trình thu thập và nghiên cứu Đề tài đi sâu vào phân tích môi trường bên ngoài của ngành du lịch và môi trường bên trong sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa để đưa ra định hướng và giải pháp cụ thể cho phát triển sản phẩm du lịch thị xã Cửa Lò

Kết quả nghiên cứu của đề tài là đưa ra định hướng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa đa dạng về số lượng, có chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, cạnh tranh được với các vùng miền khác trong nước, các nước trong khu vực và thế giới

Trang 14

độ cao 133 m và 88 m, phong cảnh đẹp có thể trở thành một quần thể du lịch hấp dẫn Đảo Mắt, diện tích 3 km2 (300 ha) hay còn gọi Núi Quỳnh Nhai cao 218 m, cách bờ biển Cửa Lò 18 km, biển xung quanh đảo có độ sâu trung bình 24 m Diện tích rừng trên đảo còn khá lớn, có nhiều loài động, thực vật như các loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng Cùng với truyền thuyết nàng Tố Nương, Đảo Mắt là một điểm du lịch sinh thái

lý tưởng, có thể thu hút nhiều khách đến thăm quan nghỉ dưỡng Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu chung những đặc điểm khí hậu của miền Trung

Thị xã Cửa Lò cách thành phố Vinh 17 km về hướng Đông Bắc và được nối với Vinh bằng các tuyến đường Vinh - Cửa Hội, Vinh - Quán Bánh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò Mạng lưới giao thông phát triển sẽ càng gắn bó hai đô thị này với nhau về kinh tế và xã hội, làm đối trọng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển Địa danh Cửa Lò từ lâu đó nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch nói riêng Cửa Lò cũng là khu vực nằm ngay sát trục giao thông của quốc lội 1A, tuyến đường sắt huyết mạch xuyên Việt và quốc lộ 46 nối với các tỉnh đông Bắc Thái Lan và Lào, cách sân bay Vinh 12 km và có Cảng biển thông

ra hải phận quốc tế, nối liền Cửa Lò với các vực khác của Việt Nam và thế giới

Những yếu tố nêu trên là điều kiện thuận lợi để Cửa Lò là một trong những trung tâm du lịch của cả vùng Bắc Trung bộ nói riêng và của Miền Bắc nói chung Cửa

Lò đã được tổ chức du lịch thế giới WTO đánh giá “Cửa Lò có môi trường, thiên

nhiên và các khu vực với nhiều cảnh đẹp sinh động và hấp dẫn Cửa Lò có bãi biển dài

và đẹp, môi trường trong lành, có hệ thống sinh thái biển phong phú và đầy đủ các loại hải sản, đặc sản, có nhiều lễ hội cũng như nhiều điểm du lịch hấp dẫn Đó là nơi thích hợp cho du lịch văn hoá và du lịch phiêu lưu, cũng như du lịch sở thích đặc biệt

Về lâu dài, Cửa Lò có thể là một trong những điềm du lịch thu hút đông khách đến thăm nhất ở Việt Nam”

Trang 15

2 Hiện nay, Cửa Lò đã và đang được đầu tư củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung Nhưng, sự phát triển đó chưa thực sự tương xứng với một đô thị phát triển bền vững trong tương lai Những năm gần đây, du lịch Cửa Lò có có bước chuyển mạnh mẽ với nhiều thành tựu khá ấn tượng giúp cho kinh tế Cửa Lò phát triển với tốc độ cao (bình quân khoảng 16-18%/năm) Với mục tiêu phát triển mạnh du lịch làm động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển Đa dạng hoá, phát triển các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hoá gắn liền với di sản; Du lịch nghỉ ngơi giải trí và thể thao, du lịch cuối tuần, tắm biển nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo… Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng

bá thương hiệu du lịch Cửa Lò ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới

Tuy nhiên, du lịch Cửa Lò vẫn chưa được nhiều du khách quốc tế biết đến Du lịch Cửa Lò hiện phát triển không đồng bộ, thiếu khách sạn cao cấp thiếu chỗ ăn uống, vui chơi, giải trí, chỉ mới khai thác những cái sẵn có mà chưa tạo ra sản phẩm du lịch đặc biệt, mang tính đặc trưng Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn sơ, thiếu tính độc đáo, thiếu đồng bộ, chưa sáng tạo, sản phẩm trùng lặp, suy thoái nhanh Du lịch Cửa

Lò cần tạo nên sản phẩm du lịch phong phú để khách đến đây có thể nghỉ trọn tour

Để ngành du lịch Cửa Lò phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành kinh

tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá Xứ Nghệ, cạnh tranh được với các vùng miền khác trong nước, các nước trong khu vực và thế giới Để làm được như vậy, du lịch Cửa Lò cần xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên các thế mạnh, lợi thế so sánh, nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch Việc phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò đặc sắc,

đa dạng, đồng bộ, có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu

của khách du lịch Đây chính là lý do, tác giả chọn đề tài “ Phát triển sản phẩm du

lịch thị xã Cửa Lò đến năm 2020” làm luận văn thạc sĩ kinh tế Qua việc tìm hiểu và

đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thị xã Cửa Lò, luận văn góp phần nào đó trong quá trình phát triển bền vững du lịch Cửa Lò

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung: định hướng và đề ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cửa

Lò, cụ thể là phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa đến năm 2020

Trang 16

3

- Mục tiêu cụ thể:

+ Phân tích thực trạng hoạt động của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch thị xã Cửa Lò giai đoạn 2008 - 2012, phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, nhận định được cơ hội – thách thức tác động đến du lịch Cửa Lò

+ Phân tích được môi trường hoạt động cụ thể của sản phẩm du lịch biển đảo và

du lịch văn hóa Thị xã, từ đó nhận định điểm mạnh – điểm yếu của sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa

+ Đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa của thị xã Cửa Lò đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: sản phẩm du lịch thị xã Cửa Lò với hai sản phẩm du lịch cụ thể là sản phẩm du lịch biển đảo và sản phẩm du lịch văn hóa

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Đề tài thực hiện trong phạm vi thị xã Cửa Lò, thời gian thực hiện từ tháng 23/07/2012 đến 02/12/2013

+ Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2008-2012, số liệu sơ cấp được thu thập theo điều tra của tác giả trong phạm vi thị xã Cửa Lò vào tháng 6/2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích hệ thống và phương pháp chuyên gia trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu kết hợp với điều tra khảo sát tại một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch tại thị xã Cửa Lò

Phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài:

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các đơn vị quản lý chuyên ngành du lịch như phòng Văn hoá - Thông tin, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Kinh tế, Chi cục thống kê thị xã Cửa Lò, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, tạp chí, báo, trang web, các nghiên cứu có liên quan,…

- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn chuyên gia về du lịch đang làm việc tại các cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp có thương hiệu về tổ chức du lịch tại thị xã Cửa Lò và khách du lịch tại Cửa Lò

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Ý nghĩa về khoa học: đề tài hệ thống hóa những vấn đề về lý luận về chiến lược phát triển sản phẩm và sản phẩm du lịch

Trang 17

4

- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài nghiên cứu giúp ngành du lịch Cửa Lò có giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và sản phẩm du lịch văn hóa Thông qua nghiên cứu, ngành du lịch thấy được điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của hai sản phẩm đặc trưng của Cửa Lò Từ đó, ngành có kế hoạch khắc phục những điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế được những thách thức Có như vậy, ngành sẽ chủ động và có những mục tiêu cụ thể để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa thành sản phẩm du lịch đặc trưng, mang đậm nét văn hóa riêng của thị xã Cửa Lò

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số luận văn thạc sĩ, tiến sỹ đề cập đến vấn đề nghiên cứu tương tự như luận văn này mà tác giả biết như sau: Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch thị xã Cửa Lò; Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020 (Hồ Đức Phớc - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội - 2009); Phát triển Du lịch Văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng (Hoàng Hải Vân - Đại học Kinh tế Huế - 2009); Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng đến 2015 (Nguyễn Văn Võ - Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – 2007)

Qua bốn đề tài luận văn trên, ta thấy được đóng góp chính của cả bốn đề tài trên

là đã cung cấp một cách khái quát về cơ sở lý luận về du lịch và phát triển sản phẩm

du lịch; phân tích được tiềm năng và thực trạng, kết quả hoạt động của ngành du lịch tại địa phương Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp phát triển cho các sản phẩm du lịch

để có thể ứng dụng tại địa phương trong việc định hướng và phát triển ngành du lịch

theo mục tiêu đã đề ra trong những giai đoạn tiếp theo

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,…Luận văn được kết cấu gồm 3 phần chính như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển sản phẩm và sản phẩm du lịch

- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa thị xã Cửa Lò

- Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và sản phẩm du lịch văn hóa thị xã Cửa Lò đến năm 2020

Trang 18

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH

1 Chiến lược phát triển sản phẩm

1.1 Khái niệm phát triển sản phẩm

Trong tác phẩm Quản trị Marketing (2003) nhóm tác giả Lê Thế Giới – Nguyễn

Xuân Lãn đã đưa ra các khái niệm về sản phẩm và phát triển sản phẩm như sau:

- Khái niệm sản phẩm theo quan điểm Marketing: Sản phẩm là những hàng hóa

và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình

- Phát triển sản phẩm là khoa học chuyên nghiên cứu về quá trình hình thành ý tưởng đến nghiên cứu công nghệ, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường một sản phẩm truyền thống hoặc sản phẩm mới

Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình triển khai sản phẩm mới

[Nguồn: nhóm tác giả Lê Thế Giới – Nguyễn Xuân Lãn (2003), Quản trị Marketing,

Nhà xuất bản Giáo dục]

1.2.2 Chiến lược phát triển sản phẩm

Trong tác phẩm Quản trị Marketing (2003) nhóm tác giả Lê Thế Giới – Nguyễn

Xuân Lãn đã đưa ra khái niệm: “ Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược phát triển sản phẩm mới tiêu thụ ở các thị trường hiện tại của doanh nghiệp Sản phẩm mới

có thể lựa chọn theo chiến lược này là sản phẩm mới cải tiến, sản phẩm mới hoàn toàn (do bộ phận nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp thiết kế hoặc mua bằng sáng chế từ cơ quan nghiên cứu), sản phẩm mới mô phỏng”

Trong thực tế, chiến lược thực hiện sản phẩm mới cải tiến được hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn như là ưu tiên số một và là yếu tố được sử dụng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

ý tưởng

3 Phân tích kinh doanh

4 Phát triển và thử nghiệm sản phẩm mới

5 Thương mại hóa

Trang 19

6

1.2.3 Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm

1.2.3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm thiết lập một cơ cấu sản phẩm cho doanh nghiệp

Chiến lược phát triển sản phẩm xác định doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, sản xuất - kinh doanh những sản phẩm gì? các sản phẩm được tiêu thụ trên những thị trường nào? Đây là những tham số chính cho việc xác định các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng như những hoạt động của doanh nghiệp

1.2.3.2 Một số phương thức phát triển sản phẩm mới trong chiến lược phát triển sản phẩm

- Phát triển sản phẩm riêng biệt, bằng cách:

+ Thay đổi tính năng của sản phẩm: tạo ra sản phẩm mới bằng cách hoán cải,

bổ sung hoặc thay đổi lại các tính năng của sản phẩm cũ theo hướng đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn tiện lợi hơn, nhằm cải thiện điều kiện sử dụng của người tiêu dùng

và do đó mở ra khả năng mới về cầu sản phẩm của khách hàng

+ Cải tiến chất lượng sản phẩm: mục tiêu là làm tăng độ tin cậy, tốc độ, độ bền cũng như các đặc tính khác của sản phẩm đang sản xuất Đối với nhiều loại sản phẩm cải tiến chất lượng cũng có nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng khác nhau để phục vụ cho khác hàng có thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu khác nhau

+ Cải tiến kiểu dáng sản phẩm: mục tiêu là làm thay đổi hình dáng, hình thức của sản phẩm như thay đổi kết cấu, màu sắc, bao bì… tạo ra sự khác biệt của sản phẩm

+ Mở rộng mẫu mã sản phẩm: mục tiêu là tạo ra nhiều mẫu mã mới của sản phẩm

- Phát triển danh mục sản phẩm: Phát triển danh mục sản phẩm có thể được thực hiện thông qua việc bổ sung thêm các mặt hàng mới hoặc cải tiến sản phẩm đang sản xuất Danh mục sản phẩm có thể được bổ sung nhiều cách như sau:

+ Kéo dãn sản phẩm xuống phía dưới: bổ sung thêm mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng, đặc trưng chất lượng kém hơn Trường hợp này khi doanh nghiệp đã sản xuất cơ cấu mặt hàng đang ở đỉnh điểm của thị trường, đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng có thu nhập cao, có yêu cầu cao về chất lượng Lựa chọn chiến lược

bổ sung mẫu mã sản phẩm có tính năng, tác dụng, đặc trưng kém hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có yêu cầu về chất lượng sản phẩm thấp hơn với giá cả

rẻ hơn Tiến hành chiến lược này, doanh nghiệp có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của các doanh nghiệp muốn cung cấp cho thị trường các mẫu mã sản phẩm có tính

Trang 20

7 năng, tác dụng chất lượng kém hơn song cũng có thể làm cho khách hàng xa rời các sản phẩm hiện có và doanh nghiệp cũng chưa đáp ứng được yêu cầu này nên các đối thủ có thể tìm cách xâm nhập thị trường

+ Kéo dãn lên phía trên: bổ sung các mẫu mã sản phẩm đang có tính năng, tác dụng, chất lượng cao hơn Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp đang sản xuất cơ cấu mặt hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thu nhập và yêu cầu về chất lượng thấp Lựa chọn chiến lược này nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhóm khách hàng có yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao hơn với giá cả cũng cao hơn Tiến hành chiến lược này doanh nghiệp có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các doanh nghiệp muốn cung cấp cho thị trường các sản phẩm có tính năng, tác dụng, chất lượng cao hơn song cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt Mặt khác, cách làm này cũng khó làm cho khách hàng tin tưởng vào sự gia tăng chất lượng của sản phẩm

+ Kéo dãn hai phía: bổ sung cả các mẫu mã sản phẩm có tính năng, tác dụng, đặc trưng chất lượng cao hơn và cả các mẫu mã sản phẩm có tính năng, tác dụng và chất lượng thấp hơn Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp đang sản xuất cơ cấu mặt hàng đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có thu nhập và yêu cầu chất lượng vừa phải Lựa chọn chiến lược kéo dãn hai phía nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi nhóm khách hàng có yêu cầu về chất lượng sản phẩm với giá cả khác nhau Chiến lược này đòi hỏi tiềm năng lớn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt Doanh nghiệp cũng có thể làm tăng danh mục các mặt hàng trong cơ cấu sản phẩm hiện tại nhằm làm cho khách hàng thực sự thấy cái mới khác biệt của sản phẩm

và mua thêm sản phẩm mới mặc dù đã có sản phẩm cũ

1.2.4 Vai trò của chiến lược phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp

Chiến lược phát triển sản phẩm là nền tảng, là xương sống của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ sản xuất càng cao, cạnh tranh trên thị trường càng quyết liệt thì vai trò của chiến lược phát triển sản phẩm càng trở nên quan trọng Chi khi hình thành được chiến lược sản phẩm thì doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và kinh doanh Nếu chiến lược sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu dùng chắc chắn về sản phẩm thì các hoạt động của doanh nghiêp trở nên rất mạo hiểm và có thể dẫn đến những thất bại nặng nề

Chỉ khi thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì chiến lược thị trường của doanh nghiệp mới bắt đầu phát huy tác dụng Nếu không có chiến lược sản phẩm thì chiến

Trang 21

8 lược thị trường mới chỉ dừng lại trên ý định, trên lý thuyết và hoàn toàn không có tác dụng Hơn nữa việc xây dựng một chiến lược sản phẩm sai lầm, tức là đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ không có nhu cầu hoặc nhu cầu rất nhỏ bé thì dù giá

cả có rẻ đến đâu, quảng cáo tiếp thị có hay đến mấy thì sản phẩm đó cũng không tiêu thụ được Vì vậy việc xây dựng chiến lược đứng đắn có vai trò quan trong đối với sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường Thể hiện qua các mặt sau:

- Đảm bảo cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục

- Đảm bảo sự chấp nhận của người tiêu dùng với hàng hóa của doanh nghiệp

- Đảm bảo việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đưa sản phẩm mới vào thị trường

- Đảm bảo sự cạnh tranh được đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường

1.2.5 Một số yêu cầu đối với việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm

Một chiến lược phát triển sản phẩm được coi là hợp lý và đứng đắn nếu nó xác định được một danh mục những sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đưa vào sản xuất - kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và hoan nghênh, đồng thời phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế, giúp họ đạt được các mục tiêu đã đề ra Với yêu cầu trên, việc xây đựng chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp thoả mãn những yêu cầu sau:

- Khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, chỉ đưa vào chiến lược những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận (có thể bao gồm cả những sản phẩm trước mắt chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu rất ít nhưng lại có triển vọng phát triển trong tương lai)

- Việc xác định kích thước tập hợp sản phẩm trong xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm phải đảm bảo phù hợp với khả năng và mục tiêu tổng thể doanh nghiệp đặt ra

- Để mở rộng thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục với hiệu quả cao, thì trong chiến lược phát triển sản phẩm phải thể hiện được vấn đề cải thiện sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới

- Khi xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, doanh nghiệp phải luôn nghĩ đến việc tiêu thụ sản phẩm, phải dự báo được những khó khăn, ách tắc có thể xảy ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp giải quyết kịp thời

Trang 22

9

1.1.4 Khung phân tích SWOT

- Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận

và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất

- Khung phân tích SWOT giúp ta suy nghĩ một cách chuyên nghiệp và đưa ra quyết định ở thế chủ động chứ không chỉ dựa vào các phản ứng bản năng hay thói quen cảm tính

- Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu, Cơ hội - Nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung Một điều cần hết sức lưu ý, đó là đối tượng phân tích cần được xác định

rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn…

Bảng 1.1 Khung phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội Thách thức

[Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Đại học Nha Trang ]

1.3 Một số khái niệm về du lịch

1.3.1 Khái niệm về du lịch

Tại khoản 1, Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có khái niệm về du lịch: “Du

lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Đối với Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả những

hoạt động cá nhân đi đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dưới 12 tháng với những mục đích sau: nghỉ ngơi thăm viếng, tham quan, giải trí,

Nhân tố bên trong nội bộ, hiện tại

Nhân tố ảnh hưởng bên ngoài nội bộ, tương lai

Trang 23

10

công vụ, mạo hiểm, khám phá, thể thao,…và những mục đích khác loại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”

Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra

vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi

trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các

tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành kiếm lời trong phạm vi vùng tới thăm”

1.3.2 Khái niệm về du lịch biển

Trong tác phẩm Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang (2009), tác giả Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền đã đưa ra khái niệm du lịch biển: “là loại hình du lịch được

phát triển ở khu vực ven biển nhằm phục vụ cho khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo hiểm,…trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển”

1.3.3 Khái niệm về du lịch văn hóa

Tại khoản 20, Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có khái niệm về du lịch văn

hoá: “là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng

đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”

Các loại hình du lịch văn hóa gồm:

- Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa

- Du lịch tham quan văn hóa

- Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hóa với các mục đích khác (hội nghị, hội thảo, hội chợ,…)

1.3.4 Khái niệm sản phẩm du lịch

Tại khoản 10, Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có khái niệm về sản phẩm du

lịch: “là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất cần thiết trên cơ sở khai

thác các tài nguyên du lịch nhằm để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch” Các dịch

Trang 24

11

vụ đó là dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp

của 3 yếu tố cấu thành: (i) kết cấu hạ tầng du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) cơ

sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch” Thực tế cho thấy khái niệm

này của UNWTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch

1.3.5 Khái niệm tài nguyên du lịch

Tại khoản 4, Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có khái niệm tài nguyên du

lịch: “là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao

động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”

1.3.6 Phát triển và điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển, được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành

khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ thuật ; Đây là xu thế tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng Phát triển KTXH là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá

Phát triển du lịch, là việc đầu tư các yếu tố vật chất và con người để khai thác

loại hình du lịch dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, thông qua đó để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển, bảo tồn nguyên vẹn các tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử

Điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch biển và du lịch văn hóa, đòi hỏi cần

phải có những điều kiện khách quan cần thiết nhất định, bao gồm các điều kiện chung

và điều kiện đặc trưng riêng Các điều kiện chung có thể chia thành 2 nhóm

Trang 25

12

* Nhóm những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch như:

- Thời gian nhàn rỗi của nhân dân: muốn có một hành trình đi du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian, do vậy thời gian rảnh rỗi là một điều kiện cần thiết để con người tham gia vào hoạt động du lịch

- Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao: con người khi muốn đi du lịch bắt buộc họ phải có một nguồn chi phí lớn để trang trãi trong chuyến hành trình du lịch của họ Nếu không có nguồn tài chính dư dật, tiết kiệm, tích lũy được thì không thể có kinh phí để đi du lịch Vì vậy, cuộc sống vật chất ngày càng cao sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho con người đi du lịch ngày càng nhiều

Khi trình độ văn hóa của con người được nâng cao thì động cơ đi du lịch tăng lên rõ rệt Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nơi xa gần cũng tăng lên, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ Mặt khác, nếu trình độ văn hóa chung của nhân dân của một đất nước nào đó tăng lên thì khi phát triển du lịch đất nước đó sẽ rất dễ dàng phục vụ du khách một cách văn minh

và làm hài lòng khách du lịch hơn, thúc đẩy sự phát triển du lịch của đất nước đó

- Điều kiện nền kinh tế đất nước: là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế

và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch

Sự phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải

và các ngành kinh tế khác đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho

du lịch

- Điều kiện giao thông phát triển: tham gia vào du lịch con người cần phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác, qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau, nếu điều kiện giao thông càng phát triển, phương tiện giao thông ở đất nước, vùng miền nào càng hiện đại và thuận lợi thì càng thu hút khách du lịch đến với đất nước, vùng miền đó

- Không khí chính trị hòa bình và ổn định: đây là điều kiện đảm bảo cho việc

mở rộng các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các Quốc gia, các vùng miền lãnh thổ với nhau Nếu một vùng nào đó có chiến tranh hoặc xảy ra xung đột thì nhân dân ở đó khó có điều kiện đi ra nước ngoài du lịch, và ngược lại

Trang 26

13 khách du lịch ở các nước khác cũng khó có điều kiện đến đất nước đó, sự an toàn sẽ không được đảm bảo cho du khách nên họ không thể đến du lịch những nơi này

* Nhóm những điều kiện đặc trưng để phát triển sản phẩm du lịch bao gồm:

- Điều kiện về tài nguyên du lịch, đó là:

+ Các giá trị về tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển du lịch như địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu tài nguyên và vị trí địa lý thuận lợi Nguồn tài nguyên biển cụ thể là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và phân bố trong khối nước biển (đại dương), trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển, gồm tài nguyên sinh học biển, tài nguyên khoáng vật và hóa học biển, tài nguyên năng lượng biển, tài nguyên dân cư ven biển và hải đảo, tài nguyên nhân tạo biển

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: là nhóm tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo tức do con người sáng tạo ra Tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng, phong phú, gồm: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động có tính chất sự kiện,…

- Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch như điều kiện về tổ chức

bộ máy quản lý du lịch kể cả các cơ quan quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch; lực lượng lao động; các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

và xã hội của tổ chức, cơ sở du lịch bao gồm nhà cửa và các phương tiện thiết bị giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đi lại, ăn uống nghỉ dưỡng và các nhu cầu về tinh thần của khách du lịch

Một số điều kiện đặc biệt khác có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm Quốc tế, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, lễ hội truyền thống,…sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch

1.3.8 Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch văn hóa và du lịch biển đảo hiện nay 1.3.8.1 Đối với du lịch văn hóa

- Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá và thiên nhiên, một bộ phận quan yếu của tài sản văn hoá và đồng thời là bộ phận quan trọng nhất trong tài nguyên du lịch

Trang 27

- Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một điểm di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những sự huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng trang trí, vật dụng thờ tự

- Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xả rác bừa bãi

- Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác nhau, tín ngưỡng khác nhau Do không được thông tin đầy đủ và thiếu những quy định chặt chẽ, cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc, ứng xử tuỳ tiện ở những nơi được coi là trang nghiêm đặc biệt là những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại, gây nên sự bất hoà thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần

1.3.8.2 Đối với du lịch biển đảo

Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch biển còn một số vấn đề chính đặt ra, đó là:

- Du lịch biển chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đức, Mỹ,…

- Cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống cảng du lịch có khả năng tiếp nhận các tàu du lịch biển quốc tế, các nước trong khu vực, chưa phát triển để đáp ứng được yêu cầu phát triển

- Môi trường biển, đặc biệt là ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,…đã có sự suy thoái do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự cố, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt có chiều hướng gia tăng

- Việc khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu bền vững do tình trạng chồng chéo trong quản lý

Trang 28

15

- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch còn hạn chế và mang tính tự phát, thiếu sự quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía một số ngành

và chính quyền địa phương

- Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững

Trang 29

16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả hệ thống những cơ sở lý luận về quản trị chiến lược, phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển sản phẩm Đồng thời, tác giả tìm hiểu thêm một số khái niệm về du lịch, du lịch biển, du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và một số vấn đề đặt ra đối với du lịch biển và du lịch văn hóa

Trên nền tảng cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược phát triển sản phẩm và sản phẩm du lịch giúp vận dụng vào đề tài nhằm định hướng và đưa ra giải pháp cho phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch văn hóa trong các chương tiếp theo

Trang 30

17

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

DU LỊCH BIỂN ĐẢO VÀ DU LỊCH VĂN HÓA THỊ XÃ CỬA LÒ

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo và du lịch văn hóa thị xã Cửa Lò

2.1.1 Điều kiện tự nhiên thị xã Cửa lò

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý cũng như những lợi thế so sánh khác của Cửa Lò đã được nhìn nhận và biết tới từ những năm đầu của thế kỷ trước (1907) Vì vậy, việc từng bước Cửa Lò được đô thị hóa và phát triển thành đô thị các cấp độ khác nhau là một tất yếu Năm 1994 Cửa Lò chính thức được nâng cấp thành Thị xã theo Nghị định số 113/NĐ-

CP ngày 29/8/1994 của Chính phủ Hiện tại, Cửa Lò đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế của Tỉnh Nghệ An; Đô thị loại III; Đô thị du lịch biển và là động lực gắn với Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Và đặc biệt, cùng với thành phố Vinh, “liên hợp đô thị” Cửa Lò – Vinh đang trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ, một trong những cửa ngõ ra Thái Bình Dương quan trọng của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) theo Hành lang Đông-Tây từ Miến Điện – Thái Lan- Lào và ra bờ biển Việt Nam

Thị xã Cửa Lò là 1 trong 20 đơn vị hành chính cấp huyện, một trong 2 trung tâm đô thị lớn của tỉnh Nghệ An Diện tích của Cửa Lò là 32,4 km2 (phần đất liền 28,12 km2), chiếm 0,2% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, trải rộng từ 18o55’ đến 19o15’

Vĩ độ Bắc và từ 105o38’ đến 105o52 kinh độ Đông bao gồm các đảo Ngư (156 ha) và đảo Mắt (300 ha)

- Phía Bắc và Tây giáp huyện Nghi Lộc;

- Phía Nam giáp sông Lam và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh;

- Phía Đông giáp biển Đông

Thị xã Cửa Lò có 7 phường là: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Hòa và Nghi Hải

Cửa Lò có địa hình dốc dần từ Tây sang Đông, có bờ biển dài thoai thoải, cát mịn, sạch, nước biển trong xanh, dài gần 10 km Hai đầu thị xã có hai con sông, phía Bắc có sông Cấm ( sông Cửa Lò), phía Nam có sông Lam (sông Cả), tiếp giáp biển với sông có hai cảng lớn là cảng Cửa Lò và cảng Cửa Hội, phía Đông có bán Đảo Lan

Trang 31

18 Châu, đảo Ngư và đảo Mắt tạo nên địa thế Cửa Lò rất đẹp và hấp dẫn, có ý nghĩa về

quốc phòng và có ý nghĩa về phát triển kinh tế

- Từ khi thành lập đến nay nền kinh tế thị xã Cửa Lò luôn phát triển đạt hai con

số trong đó chủ yếu phát triển 3 lĩnh vực chính, kinh tế du lịch dịch vụ là kinh tế mũi nhọn giữ vai trò chủ đạo luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế cụ thể: Năm

1995 ngành du lịch Cửa Lò đã đón được 105.000 lượt khách trong đó có có khoảng

200 lượt khách quốc tế Doanh thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ đạt 19,4 tỷ đồng đến năm 2012 ngành du lịch Cửa Lò đã đón được 1.935.000 lượt khách trong đó có có khoảng 5.200 lượt khách quốc tế Doanh thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ đạt 1.120

tỷ đồng, chiếm 60% trong cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ của Thị xã (ngành dịch vụ chiếm 61,8% trong cơ cấu kinh tế) Giá trị gia tăng bình quân của người dân không ngừng được nâng lên và đạt 45,78 triệu đồng/người/năm 2012

áp thấp nhiệt đới và khí hậu thời tiết hải dương nói chung

Những đặc trưng về mặt khí hậu của thị xã là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng vào mùa bão, mùa nắng nóng có gió Lào khô nóng Mặt khác Cửa Lò có dải tần suất bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ rất

ít, trung bình chỉ xẩy ra 0,55 cơn bão/năm

2.1.1.4 Tài nguyên tự nhiên

- Cửa Lò có bờ biển dài gần 10 km, có chiều rộng từ 250-500m, có độ dốc thoai thoải cát trắng, mịn, nước biển trong xanh và sạch, không pha lẫn bùn như một

số bãi biển khác

- Nước biển ở đây có độ mặn từ 3,4 đến 3,5 % “Điều đặc biệt là giá trị nhiệt

độ nước biển mùa hè ở Cửa Lò thấp hơn so với Sầm Sơn, Đồ Sơn và nhiều bãi biển

Trang 32

19 phía Bắc” còn mùa Đông các bãi biển phía Bắc luôn có nhiệt độ nước biển thấp hơn

18oc nhưng biển Cửa Lò vẫn giữ được nhiệt độ trong khoảng 20-21oc

Sóng biển ở đây không lớn, cao trung bình xấp xỉ 0,5m Dòng chảy ở đây cũng không lớn và cao nhất nhiều năm chỉ vào khoảng 40cm/s Trường dòng chảy trên dải ven bờ biển phân bố tương đối đều, ít có khả năng xuất hiện các giếng xoáy

- Phía Đông bãi biển Cửa Lò được che chở bởi ba hòn đảo rất đẹp và có rất nhiều

tiềm năng để khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn và độc đáo bao gồm:

+ Bán Đảo Lan Châu có diện tích khoảng 10 ha Bán Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt

+ Cách bờ khoảng 4 km là đảo Đảo Ngư; đảo gồm hai hòn lớn nhỏ Hòn lớn

cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển có diện tích khoảng 156 ha,

+ Cách đất liền khoảng 18 km là hòn đảo Mắt có diện tích 300 ha, đảo còn có tên là núi Quỳnh Nhai cao 218 m, biển sâu 24m Núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn và hòn nhỏ nối với nhau Từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt, nên dân gian gọi là đảo

Mắt, đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền

2.2.1.5 Tài nguyên nhân văn

Nguồn tài nguyên nhân văn sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các loại hình du lịch văn hóa Tài nguyên du lịch nhân văn là những tài nguyên mà con người tạo ra để phục vụ du lịch và cũng được xem là nguồn tài nguyên văn hóa Qua đó, khách có thể hiểu được những nền văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc hoặc của từng địa phương khác nhau, là nguồn tài nguyên làm nên giá trị văn hóa của thị xã Cửa Lò, là tài sản vô giá của ngành công nghiệp không khói mà không có gì thay thế được, là giá trị của sự sáng tạo văn hóa được kết tinh lại và có sức thu hút cao

* Các di tích lịch sử văn hóa

Trên địa bàn thị xã Cửa Lò có tổng số 22 di tích, danh thắng trong đó có 5 di tích được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia gồm: Đền Vạn Lộc, nhà thờ Họ Hoàng Văn và 7 cấp tỉnh gồm: Chùa Lô Sơn, nhà thờ Phùng Phúc Kiều, nhà thờ Lương Y Hoàng Nguyên Cát, Đền Bàu Lối, Đền Mai Bảng, Đền Diên Nhất và Chùa đảo Ngư thờ Phật và Sát hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn nơi rất linh thiêng và có giá trị phát triển du lịch văn hóa tâm linh cao

Trang 33

20

* Các lễ hội

Ở Cửa Lò có hai lễ hội chính đó là lễ hội Sông nước Cửa Lò và lễ hội đền Vạn Lộc kết hợp khai trương mùa du lịch của thị xã du lịch biển và được tổ chức hàng năm vào ngày khai trương mùa du lịch Thị xã 30/4-1/5

Ngoài ra Cửa Lò còn có cảng biển đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh với 4 bến cảng, trong đó có bến số 4 dùng cho hàng siêu trường, siêu trọng và xếp dỡ container Năm 2011, hàng hóa thông qua cảng Cửa Lò đã đạt gần 3 triệu tấn Hiện nay dự án Cảng nước sâu Cửa Lò với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng đã được phê duyệt và đã động thổ khởi công (nguồn vốn ODA), đường xuyên từ Cửa Lò sang Lào đang được xây dựng Không nghi ngờ gì nữa, Cửa Lò chính là “cửa ra”, “cửa vào” quan trọng của một vùng kinh tế trọng điểm Từ cảng biển này có thể đón khách du lịch bằng đường biển đến với Cửa Lò Có thể xây dựng cầu cảng dành cho khách du lịch để mở các tour du lịch ra đảo trong tương lai cũng là nơi có thể trở thành nơi thu hút khách tham quan

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Cửa Lò

2.1.2.1 Về phát triển kinh tế

Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả tỉnh Nghệ An và cả nước Tốc độ tăng GTGT thời kỳ 2005 - 2010 khoảng 19,2%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 16,5-17,5%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 14-15%/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp Cơ cấu kinh tế năm 2010 là công nghiệp - xây dựng 43,5%; nông - lâm - ngư nghiệp 13%; dịch vụ 43,5% Năm 2015 là: Nông, lâm, ngư 3 - 4% ( Tỉnh 28 - 29 %),

CN - XD 35 - 36% ( Tỉnh 34 - 35 %), Dịch vụ 61 - 62% ( Tỉnh 37 - 38 %) Đến năm

2020 là: nông-lâm-nghiệp 4-5%, công nghiệp-xây dựng 40-41%, dịch vụ 56-57%

2.1.2.2 Về phát triển xã hội

Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2006 - 2010 là 1,1- 1,2%, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng

1 - 1,1% Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2020, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 85 - 87%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khoảng 85%; phát triển cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ

Trang 34

21

Xã hội hóa y tế, giáo dục, tăng cường đầu tư điện, đường, trường, trạm, đa dạng hóa các loại hình đào tạo Nâng cao chất lượng nguồn lao động đến năm 2020 đạt khoảng 60 - 70% số người lao động được đào tạo

2.1.2.3 Về bảo vệ môi trường

Phòng ngừa có hiệu quả ô nhiễm môi trường, giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch Cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm nguồn nước hợp

vệ sinh, dân số được sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Tăng cường năng lực quản lý môi trường

2.1.3 Nguồn nhân lực thị xã Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò có nguồn nhân lực tương đối đông Năm 2012, số người trong

độ tuổi lao động của thị xã có khoảng 26.081 người chiếm 48,7% tổng dân số, dự báo đến năm 2020 số người trong độ tuổi lao động của tỉnh có khoảng 40.783 người chiếm 55,1% tổng dân số

Tuy nhiên cơ cấu trình độ lao động trong ngành dịch vụ của thị xã còn thấp Khảo sát năm 2010 trong tổng số 6.237 lao động thì: tỷ lệ lao động có trình độ đại học 5,2%, cao đẳng 1,3%, trung cấp 17%, sơ cấp 3,8% và chưa qua đào tạo hoặc chỉ tham gia một vài lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giao tiếp về du lịch (1-2 ngày) chiếm đến 72,7%

Số liệu này cho thấy chất lượng nhân lực hoạt động trong kinh doanh du lịch dịch vụ du lịch trực tiếp ở Cửa Lò còn rất thấp, số lượng lao động chưa được đào tạo

về du lịch, văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch chiếm tỷ trọng cao

Mặt khác công tác tuyển dụng nhân viên ở các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng chưa được quan tâm đúng mức đến chất lượng, nghiệp vụ Tuyển dụng theo mùa vụ không chú ý lựa chọn và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như phong cách ứng

xử cho nhân viên

2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

2.1.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

+ Giao thông vận tải: Để phát triển du lịch thì hạ tầng giao thông đóng vai trò

rất quan trọng đến chất lượng và phát triển du lịch Do đó để phát triển du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Cửa Lò Thị xã đã có quy hoạch tổng thể xây dựng

175 km đường đô thị

Trang 35

22 Hiện nay thị xã mới chỉ xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Bình Minh, tuyến đường quan trọng tạo nên bộ mặt của một thị xã Du lịch đang phát triển Đường Nguyễn Sinh Cung, đường Sào Nam nối quốc Lộ 46, đường Nam Cấm là những tuyến đường huyết mạch để đón du khách đến du lịch Cửa Lò từ Ga Vinh, Sân bay Vinh…

Nhưng do khó khăn về nguồn vốn đền bù và xây dựng đường giao thông, nên mới chỉ xây dựng được 61km, số còn lại vẫn đang tiếp tục xây dựng và cố gắng đến năm 2020 hoàn thành toàn bộ hệ thống đường giao thông đô thị Tuy nhiên có một số tuyến đường đang được xây dựng dở giang và chưa đầu tư xây dựng vỉa hè, các tuyến đường nhỏ tại nơi thu hút khách du lịch lớn, do đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của du khách

+ Hệ thống cung cấp điện : Hiện nay nguồn diện cung cấp cho toàn bộ Thị xã được thông qua 2 trạm biến áp trung gian 35/10kv và trạm 110/22kv có tổng công suất gần 38.000KVA cung cấp, trong khi đó nhu cầu dùng điện hiện tại ở thị xã là 32.364 KVA Mặt khác hệ thống lưới điện chủ yếu là đường dây trần treo trên không, nên có thể phần nào giảm sức hấp dẫn của cảnh quan khu du lịch biển Hơn nữa giá bán điện cho khu vực kinh doanh du lịch tính theo giá điện kinh doanh giao động từ 2.000- 2.500 đ/KWh chung cho cả năm, trong khi đó vào mùa vắng khách là 9 tháng Vì vậy mùa vắng khách đa số các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng vui chơi giải trí đều hạn chế sử dụng điện, nên phần nào giảm mức độ hấp dẫn về cảnh quan khu du lịch biển Cửa Lò

+Về hệ thống cung cấp nước: Nhà máy mới cung cấp 3.1003/ngày đêm, có hệ thống dẫn nước cấp cho các khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu công nghiệp Nguyên nhân chính do nguồn kinh phí để lắp đặt các đường ống còn hạn chế mới đáp ứng được 50% nhu cầu dùng nước sạch của người dân và cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ, khu công nghiệp

+ Hệ thống tiêu và xử lý nước thải: Thoát nước hiện nay ở Cửa Lò hoàn toàn

phụ thuộc vào thế đất tự nhiên, nước một phần ngấm xuống đất, một phần đổ ra ruộng,

ra biển Nước thải sinh hoạt được đổ xuống mương dọc theo đường giao thông và một phần ngấm xuống đất vì chưa có công trình xử lý và thoát nước vệ sinh lớn và hiện đại, do đó nguồn nước ngầm rất dễ nhiễm bẩn Mặc dầu Thị xã đã có dự án và triển khai xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải trị giá 165 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Bỉ, song tiến độ thực hiện dự án còn rất chậm, do đó nguy cơ môi trường nước

Trang 36

23 ngầm của Thị xã có nguy cơ rất cao bị ô nhiễm Đặc biệt tại khu dân cư mới chưa có

hệ thống dẫn nước thải mà chỉ tự thấm xuống đất

+ Hệ thống bưu chính viễn thông và truyền hình: Cửa Lò là một trong những

trung tâm phát triển du lịch lớn nhất ở Nghệ An, là nơi phát triển nhanh và mạnh về nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có ngành bưu chính viễn thông, đã được nhiều nhà kinh doanh viễn thông đầu tư vào như: VNPT, Viettel, EVN, với mạng lưới viễn thông thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh, các tuyến cáp đã phủ kín tất cả 71 khối với 4 tổng đài có dung lượng 10.000 số, với tỷ lệ bình quân đạt 38máy/100 dân, có hệ thống mạng internet ADSL tốc độ cao, đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển ngành du lịch dịch vụ

Đầu tư cho truyền hình còn nhiều hạn chế, phần lớn các khách sạn nhà nghỉ chưa có truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp nên việc phục vụ nhu cầu của du khách chưa tốt

+ Hệ thống ngân hàng phát triển khá tốt, có Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư, Công

thương, Ngoại thương, Nông nghiệp, Đồng bằng sông Cưủ Long và 5 quỹ tín dụng nhân dân… Các dịch vụ tín dụng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu của du khách trong thanh toán và rút tiền qua máy ATM

2.1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội

- Giáo dục và đào tạo

Giáo dục phổ thông: sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được nhiều thành tựu, phát triển mạnh cả về qui mô và chất lượng Đến nay toàn thị xã có 21/22 trường đạt chuẩn Quốc gia Thị xã đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS

Đào tạo chuyên nghiệp: trên địa bàn thị xã có 01 trường đại học, 2 trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, có trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp được nâng cấp, xây dựng và tích cực triển khai mạnh mẽ chương trình đào tạo nghề góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: hệ thống y tế tiếp tục củng cố và phát triển, thị xã có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế dự phòng, 03 phòng khám và

7 trạm y tế phường, 05 trung tâm điều dưỡng của các cơ quan trung ương, của tỉnh Số giường bệnh đạt 23 giường/1vạn dân; đạt tỷ lệ 6,5 bác sĩ/vạn dân, 57,1% trạm y tế có

Trang 37

24 bác sĩ, 5/7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Ngành y tế đã chủ động triển khai phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ: các đề tài nghiên cứu khoa học trong các năm qua mang tính thực tế, áp dụng vào thực tiễn cao, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất phục vụ cuộc sống Một số kết quả đạt được của các đề tài nghiên cứu đã giúp công tác quản lý của các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp có luận cứ khoa học trong định hướng đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ công tác định hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã

- Công tác an sinh xã hội được đặc biệt coi trọng, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp và những đối tượng chính sách khác; xây dựng nhà ở cho người nghèo theo tiêu chuẩn của Trung ương, giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả Tình hình xã hội, đời sống của người dân được ổn định; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn Trung ương và của tỉnh) hàng năm đều giảm vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra

- Hoạt động văn hóa - thông tin sôi nổi, thiết thực phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa xứ nghệ Các hoạt động văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tiếp tục được phát triển tốt Hoạt động thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển rộng khắp, nhiều bộ môn thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và đạt được thành tích đáng kể

- Về quốc phòng, an ninh: công tác quốc phòng - an ninh trên địa bàn thường xuyên được củng cố và tăng cường, gắn kết chặt chẽ giữa thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân Các lực lượng vũ trang của thị xã triển khai công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ, tết, trong thời gian diễn ra các sự kiện lớn trên địa bàn thị xã Tỷ lệ động viên trong dân quân tự vệ vượt chỉ tiêu trên giao Công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

2.1.5 Tài nguyên du lịch biển, đảo và nhân văn tại thị xã Cửa Lò

2.1.5.1 Tài nguyên du lịch biển, đảo

Cửa Lò có bờ biển dài khoảng gần 10km với 02 đảo vừa, 01 bán đảo và nhiều danh lam thắng cảnh ở vùng phụ cận, hệ sinh thái biển đa dạng, có nhiều loại hải sản đặc hữu, môi trường tự nhiên trong lành, mát mẻ nhất là vào mùa hè đó là điều kiện cho Cửa Lò phát triển về du lịch biển, đảo cũng như phát triển các loại hình du lịch khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách: nghỉ dưỡng biển, tắm biển, vui

Trang 38

25 chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển, các đảo ven bờ biển,

…phát triển Tuy nhiên so với các bãi biển nổi tiếng trong nước thì Cửa Lò mới chỉ ở mác trung bình với nhiều khó khăn, bất lợi

Bảng 2.1 So sánh các bãi biển trong cả nước

4 Cửa Đại – Quảng Nam 3,5 3 4,5 11 Nằm gần di

sản

[Nguồn từ Đề tài nghiên cứu khoa học “Phương pháp luận kiểm kê và đánh giá tài nguyên trong du lịch, ứng dụng trong khảo sát tài nguyên du lịch trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng” của tác giả Trương Sỹ Quý]

Từ bảng trên, ta nhận thấy được rằng biển Cửa Lò gặp nhiều bất lợi trong so sánh Vì vậy Cửa Lò cần phải tập trung đầu tư khai thác thị trường tốt hơn trong thời gian tới

2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc con người sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy lịch sử Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội,…thể hiện bản sắc văn hóa đa dạng của Xứ Nghệ là nguồn lực thu hút khách trong

và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu

Trang 39

26

2.1.5.2.1 Các lễ hội truyền thống tiêu biểu tại Cửa Lò

- Lễ hội sông nước Cửa Lò, diễn ra hàng năm từ ngày 30/4-1/5 dương lịch tại Đền thờ Nguyễn Sư Hồi và Trung tâm thị xã Cửa Lò Lễ hội tưởng nhớ công ơn của Thái uý quân công Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Cương quốc công Nguyễn Xí), người đã khai sinh ra vùng đất Cửa Lò Lễ hội diễn ra trùng với ngày khai trương Lễ hội khai trương du lịch Cửa Lò hàng năm đã thu hút hàng vạn người dân và du khách tham gia dự hội

- Lễ hội cầu ngư: đây là tín ngưỡng thờ thần biển của ngư dân, cầu cho mỗi lần

ra khơi, như tăng thêm dũng khí, niềm tin cho ngư dân, được tổ chức từ tháng 3-7 âm lịch dọc các miền biển Đây là nét văn hóa lâu đời của nhân dân Cửa Lò, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách dự hội

2.1.5.2.2 Các làng nghề truyền thống tại Cửa Lò

Trước đây vùng đất Cửa Lò có nhiều làng nghề với nhiều ngành nghề đa dạng Tuy nhiên trãi qua nhiều thế hệ và xu thế thời đại thay đổi nên một số nghề truyền thống bị mai một theo thời gian Hiện nay, tại thị xã Cửa Lò có 05 làng nghề truyền thống tiêu biểu như sau:

- Nghề làm nước mắm: gắn với nghề đi biển của bà con ngư dân, ra đời cách đây khoảng 200 năm và tồn tại đến nay Thương hiệu nước mắm Cửa Hội được cả nhiều người biết đến và được người tiêu dùng yêu thích Ở Cửa Lò tập trung ở khu Khối Hải Giang 1, Khối Hải Triều (nghi Hải)

- Nghề làm bánh bún: là món ăn truyền thống của người dân địa phương, gắn liền với người dân làm nông nghiệp như: Khối Tây Khánh (Phường Nghi Thu)

- Nghề chế biền và lưu giữ hàng hải sản: Đây là một trong nhưng nghề mới phát triển sau ngày thành lập thị xã và nó có quy mô rất lớn người dân đầu tư hàng trăm tỷ đồng để làm nghề và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại khối 4 và khối 6 (phường Nghi Tân)

2.1.5.2.3 Các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa

Theo nguồn số liệu từ phòng Văn hóa – Thông tin Cửa Lò hiện nay trên địa bàn tỉnh có Danh sách các di tích trên địa bàn thị xã: 18 di tích lich sử, 03 nhà thờ Thiên Chúa giáo Trong đó có: 02 di tích cấp Quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh và đang đề nghị tỉnh Nghệ An đưa vào quản lý 10 di tích khác Việc đưa nguồn tài nguyên này vào để

Trang 40

27 khai thác và phát triển du lịch góp phần làm đa dạng cho sản phẩm du lịch thị xã, đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần của du khách khi đến với du lịch Cửa Lò

2.1.5.2.4 Ẩm thực địa phương

Là vùng đất ven biển, nên hải sản luôn là món ăn chủ đạo Các món hải sản nổi tiếng như: mực nháy (món ăn chỉ có tại bãi biển cửa Lò), gỏi cá ve, ốc biển, lẩu mực tươi, ghẹ, cua, hải sâm, sứa biển, tôm he, tôm tít,…, tươi ngon tạo nên rất nhiều món

ăn ngon được chế biến từ hải sản

[Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch – UBND Thị xã Cửa Lò (các năm 2005 đến 2012)]

Du lịch Cửa Lò đã thu hút số lượng khách đến tham quan du lịch đạt được sự tăng trưởng nhất định, phân tích tổng quát số lượng khách thời kỳ 2005-2012 cho thấy: Năm 2005 đón được 850.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 3.100 lượt khách, khách nội địa là 846.900 lượt khách Năm 2008 đón được 1.452.000 lượt khách trong

đó có 6.053 khách quốc tế và 1.445.947 lượt khách du lịch nội địa Năm 2012 đón được 1.935.000 lượt khách trong đó có 5,200 lượt khách quốc tế và 1.929.800 lượt khách du lịch nội địa Trong năm 2006 lần đầu tiên du lịch Cửa Lò đón được lượng khách vượt ngưỡng 1 triệu lượt Đến năm 2011 số khách Cửa Lò vượt 2 triệu lượt

Ngày đăng: 05/03/2015, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Văn Phức (2005), Giáo trình quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý nhân lực của doanh nghiệp
Tác giả: Đỗ Văn Phức
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
2. Fred R.David (1995), Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh-Trần Tuấn Thạc-Trần Thị Tường Như, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R.David
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1995
3. Hoàng Hải Vân, Luận văn cao học, Phát triển Du lịch Văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng, Đại học Kinh tế Huế, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn cao học, Phát triển Du lịch Văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng
4. Hồ Đức Phớc (2004), Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch thị xã Cửa Lò, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch thị xã Cửa Lò
Tác giả: Hồ Đức Phớc
Năm: 2004
5. Hồng Vân (2005), Đường vào nghề khách sạn. NXB Trẻ ,TP Hồ Chí Minh 6. Hồng Vân ( 2005), Đường vào nghề Du lịch. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh 7. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2003), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường vào nghề khách sạn". NXB Trẻ ,TP Hồ Chí Minh 6. Hồng Vân ( 2005), Đường vào nghề Du lịch. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh 7. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2003), "Quản trị Marketing
Tác giả: Hồng Vân (2005), Đường vào nghề khách sạn. NXB Trẻ ,TP Hồ Chí Minh 6. Hồng Vân ( 2005), Đường vào nghề Du lịch. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh 7. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2003
9. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Hồng Giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2002
10. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược (dùng cho học viên cao học), Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược (dùng cho học viên cao học)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh
Năm: 2007
11. Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền, Luận văn cao học, Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang , Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn cao học, Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang
12. Philip Kotler (2003), Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và thống chế thị trường, NXB Trẻ, TP, HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và thống chế thị trường, NXB Trẻ
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2003
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 2005), Luật du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, Th.sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa ( 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia PGS.TS Nguyễn Văn Thanh
16. Nguyễn Văn Võ, Luận văn cao học, Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng đến 2015, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn cao học, Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng đến 2015
17. Nguyễn Văn Thanh ( 2006), Marketing dịch vụ. NXB ĐHBK Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing dịch vụ
Nhà XB: NXB ĐHBK Hà Nội
18. Phòng DL-TM (2004) Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2004 phương hướng nhiệm vụ 2005. UBND Thị xã Cửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2004 phương hướng nhiệm vụ 2005
19. Phòng DL-TM (2005) Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2005, phương hướng nhiệm vụ 2006. UBND Thị xã Cửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2005, phương hướng nhiệm vụ 2006
20. Phòng DL-TM (2006) Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2006.UBND thị xã Cửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2006
21. Phòng DL-TM (2006), Đề án phát triển các loại hình du lịch Cửa Lò giai đoạn 2006-2010, UBND Thị xã Cửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển các loại hình du lịch Cửa Lò giai đoạn 2006-2010
Tác giả: Phòng DL-TM
Năm: 2006
22. Phòng Kinh tế (2006)Báo cáo thực trạng giao thông và phương tiện vận chuyển trên địa bàn Thị xã. UBND Thị xã Cửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực trạng giao thông và phương tiện vận chuyển trên địa bàn Thị xã
23. Phòng Kinh tế (2006), Đề án phát triển kinh tế- xã hội thị xã Cửa Lò giai đoạn 2006-2010 có tính đến năm 2015. UBND thị xã Cửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển kinh tế- xã hội thị xã Cửa Lò giai đoạn 2006-2010 có tính đến năm 2015
Tác giả: Phòng Kinh tế
Năm: 2006
24. Phòng Kinh tế (2007), Báo cáo quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thị xã Cửa Lò thời gian qua, kế hoạch phát triển thời gian tới. UBND Thị xãCửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thị xã Cửa Lò thời gian qua, kế hoạch phát triển thời gian tới
Tác giả: Phòng Kinh tế
Năm: 2007
25. Phòng Kinh tế ( 2007), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 07/NQ. Thu ngày 25/9/2002 của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Cửa Lò về phát triển du lịch giai đoạn 2002-2010. UBND Thị xã Cửa Lò Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 07/NQ. Thu ngày 25/9/2002 của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Cửa Lò về phát triển du lịch giai đoạn 2002-2010

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w