Kể từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự phấn đấu không ngừng để xây dựng thị xã Cửa Lò ngày càng phát triển về kinh tế xã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
PHAN CÔNG ĐỐI
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHÁNH HOÀ, 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
PHAN CÔNG ĐỐI
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả Luận văn
Phan Công Đối
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau đại học, Hội đồng khoa học, các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường
và viết luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, PGS.TS Hồ Huy Tựu người hướng dẫn khoa học đã tận tình, chu đáo, giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Thị uỷ, HĐND-UBND, UBMTTQ Thị xã Cửa Lò, Chi cục thuế, các phòng, ban, ngành của Thị xã, HĐND- UBND các phường Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Nghi Hoà, Nghi Hải, Thu Thuỷ đã dìu dắt, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để Tôi có thể hoàn thành luận văn này Mặc dù có nhiều cố gáng trong quá trình thực hiện, song luận văn này không thể
tránh những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng năm 2013
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4
1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch 4
1.1.1 Khái niệm du lịch 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ TRONG THỜI GIAN QUA 15
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động du lịch của Việt Nam 15
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch của Nghệ An trong thời gian qua 19
2.3 Giới thiệu thị xã Cửa Lò 20
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 20
2.3.2 Kinh tế – xã hội 21
2.4 Thực trạng hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò trong thời gian qua 22
2.4.1 Cơ sở vật chất du lịch 22
2.4.2 Khách du lịch 30
2.4.3 Tình hình tài chính 30
2.4.4 Hoạt động Marketing 31
2.4.5 Hệ thống thông tin 32
2.4.6 Lao động ngành 33
2.4.7 Các dự án đầu tư 33
2.4.8 Các tài nguyên du lịch 34
2.5 Những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài 36
2.5.1 Sự tác động của môi trường vĩ mô 36
2.5.2 Sự tác động của môi trường vi mô 42
Trang 62.6 Vai trò của du lịch đối với việc phát triển kinh tế xã hội của thị xã Cửa Lò tỉnh
Nghệ An 51
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỬA LÒ ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG 53
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Cửa Lò đến năm 2020 53
3.1.1 Quan điểm của du lịch Cửa Lò 53
3.1.2 Định hướng phát triển và mục tiêu của du lịch Cửa Lò đến năm 2020 53
3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển du lịch Cửa Lò đến năm 2020 56
3.2.1 Hình thành chiến lược từ Ma trận SWOT 56
3.2.2 Lựa chọn các chiến lược qua ma trận QSPM 60
3.3 Các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược 65
3.3.1 Với chiến lược phát triển sản phẩm (S1S3S4S6 + O2O3O7 ) 65
3.3.2 Với chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư (S1S2S4S6 + T2T3T6) 67
3.3.3 Với chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (W1W4W5W6 +O2O5O7) 68
3.3.4 Với chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng (W1 W3 + T1T2T4T5T6 ) 69
3.3.5 Với chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững (S1S4S6+ O2O6O7) 70
3.3.6 Với chiến lược tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch( W3W4W5 W6W7+T2T3 T4T5T6) 72
3.4 Các kiến nghị 74
3.4.1 Đối với Tổng cục Du lịch Việt Nam 74
3.4 2 Đối với chính quyền địa phương 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MICE : Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện…
(Meeting Incentive Conference Event)
VH, TT&DL : Văn hóa thông tin và du lịch
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò 2008 - 2012 22
Bảng 2.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Thị xã Cửa Lò 25
Bảng 2.3 : Số lượng khách du lịch đến Cửa Lò giai đoạn 2008-2012 30
Bảng 2.4: Doanh thu du lịch của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2008-2012 30
Bảng 2.5 : Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong (IFE) 36
Bảng 2.6 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành du lịch Cửa Lò 46
Bảng 2.7: Các nhà cung cấp 49
Bảng 2.8: Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài (EFE) 51
Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Cửa Lò 54
Bảng 3.2: Dự báo thu nhập du lịch Cửa Lò 54
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu phòng lưu trú của du lịch Cửa Lò 55
Bảng 3.4 : Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Cửa Lò 55
Bảng 3.5: Phân tích Ma trận SWOT 56
Bảng 3.6: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược S-O 60
Bảng 3.7: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược S-T 61
Bảng 3.8: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược W-O 62
Bảng 3.9: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược W-T 63
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 8
Hình 1.2: Ma trận SWOT 12
Hình 1.3: Ma trận QSPM 14
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thị xã Cửa Lò được thành lập vào ngày 29 tháng 8 năm 1994 (theo Nghị định
số 113/NĐ-CP ngày 29/8/1994 của Chính Phủ) từ một vùng đất hoang sơ và nghèo khó Địa danh Cửa Lò dường như còn quá xa lạ đối với khách du lịch Có người cho rằng, Cửa Lò là trại âm từ cửa gió lùa gọi gọn lại là cửa lùa, nhưng khi phát âm thì chệch thành Cửa Lò Lúc lập bản đồ địa chí, tên chính thức Cửa Lò đã được ghi lên bản đồ
Kể từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự phấn đấu không ngừng để xây dựng thị xã Cửa Lò ngày càng phát triển về kinh tế xã hội với mục tiêu phát triển du lịch là mũi nhọn của Thị xã cũng như của tỉnh Nghệ An; Ngày 26 tháng 9 năm 2006 Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ
An đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò trở thành đô thị du lịch đến 2015 có tính đến năm 2020
Ngày 12 tháng 3 năm 2009, thị xã Cửa Lò được công nhận là đô thị loại III (Theo Quyết định số 234/QĐ-BXD ngày 13/3/2009 của Bộ xây dựng), nâng tầm du lịch Cửa Lò lên trong hệ thống các điểm du lịch trên đất nước Việt Nam Ngày 30 tháng 7 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 26NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trong có có phát triển thị xã Cửa Lò thành thành phố du lịch biển
Với tiềm năng du lịch đa dạng sẵn có, Tỉnh Nghệ An đang phấn đấu đến năm
2020 sẽ đưa ngành du lịch biển, đảo thành ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển (Sở VH,TT&DL Nghệ An, 2009) Nghệ An có bờ biển tương đối dài với trên 82km bờ biển, có nhiều bãi tắm hấp dẫn như: Cửa Lò, Nghi Thiết (Nghi Lộc), Diễn thành (Diễn Châu), Quỳnh Bảng và Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu); trong đó Cửa Lò là điểm đến du lịch biển hấp dẫn nhất của tỉnh Nghệ An Cửa Lò được du khách biết đến với tư cách là một điểm nghỉ mát hấp dẫn: với bãi tắm thoải, bãi cát mịn màng, nước
biển trong xanh tạo thành một vùng khí hậu lý tưởng (Sở VH,TT&DL Nghệ An, 2010) Với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố du lịch biển vào năm 2015 (Hữu Nghĩa-
Dulichcualo.com.vn, 01/05/2011), điều này đặt ra một nhu cầu bức thiết là cần phải
xây dựng điểm đến an toàn và quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Cửa Lò đến với du khách trong nước và quốc tế Để tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nhiều mặt của du dịch theo kế hoạch xây dựng và sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phường đối với ngành du lịch thị xã Cửa Lò thì phải tìm kiếm và hoạch định các hướng đi để có thể khai thác các mặt mạnh, cơ hội và hạn chế các điểm yếu, nguy
cơ nhằm tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Định hướng phát triển du
lịch thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đến năm 2020” làm đề tài của mình
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Cửa Lò tỉnh Nghệ An, xác định các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành qua đó đề ra các chiến lược và giải pháp nhằm phát triển du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An đến 2020, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn của thị xã
2.2 Các mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các lý thuyết về chiến lược phát triển du lịch
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An trong thời gian 05 năm 2008-2012
- Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh, vận dụng mô hình hoạch định chiến lược kết hợp với việc sử dụng các công cụ phân tích từ đó định hướng và đề xuất một số giải pháp đầu tư phát triển ngành du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước
về du lịch đồng thời đào tạo nguồn nhân lực du lịch cùng các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững
3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược phát triển du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Phạm vi nghiên cứu: Về thực trạng ngành du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ
An, tôi chỉ nghiên cứu quá trình phát triển ngành trong 05 năm 2008-2012; về phạm vi các giải pháp, đề xuất, có liên quan đến việc hoàn thiện tổ chức và quản lý Nhà nước của thị xã đối với ngành du lịch, chúng tôi chỉ dừng lại ở phần phương hướng có tính nguyên tắc, không đi sâu vào thiết chế cụ thể, vì đó là một việc làm quá lớn đối với khả năng của học viên
4 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quy trình thực hiện
- Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đề tài
- Phân tích thực trạng hoạt động của nghành du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ
An trong thời gian qua
- Đề xuất các chiến lược và giải pháp, kiến nghị để phát triển ngành du lịch thị
xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả: Sử dụng phương pháp mô tả để đánh giá thực trạng phát triển du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An
- Phương pháp thu thập thông tin:
Trang 11Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách, báo và tạp chí chuyên ngành
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Phân tích các số liệu, so sánh qua các năm và tổng hợp để đưa ra nhận xét
Phương pháp chuyên gia: Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch để đánh giá và cho điểm trong ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, QSPM
Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch
Phương pháp phân tích các ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, SWOT, QSPM
5 Kết quả nghiên cứu đạt được
- Về lý luận: Đề tài đã làm rõ tổng quan về phương pháp và mô hình để xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược; Các khái niệm cơ bản có liên quan đến du lịch cũng như cơ sở lý luận về phân tích đối thủ cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, phân tích mặt mạnh, mặt yếu đưa vào ma trận SWOT, ma trận QSPM tạo cơ sở để đề ra các giải pháp
- Về thực tiễn: Đề tài đã sử dụng các số liệu thu thập được về du lịch thị xã Cửa
Lò tỉnh Nghệ An để phân tích, so sánh Từ đó, đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của ngành du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An; rút ra những cơ hội, thách thức,
ưu điểm, hạn chế trong hoạt động hiện tại của ngành nhằm định hướng chiến lược phát triển ngành phù hợp trong giai đoạn 2013-2020, phát huy những điểm mạnh và
cơ hội đến từ môi trường bên ngoài, đồng thời hạn chế những điểm yếu giảm thiểu những rủi ro mà ngành gặp phải
- Về đề xuất: Đề tài đã đề xuất những giải pháp thực hiện các chiến lược phát triển ngành được rút ra từ ma trận lựa chọn chiến lược QSPM Đề tài cũng đã kiến nghị với các cơ quan hữu quan để có những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động của ngành du lịch tại thị
xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An
6 Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn có các nội dung chính ở các chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển du lịch
Cương 2: Thực trạng hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và chiến lược để thực hiện định hướng
Trang 12CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Theo định nghĩa của Kuns, người Thụy Sỹ cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch” Theo định nghĩa của hai vị giáo sư, tiến sỹ Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm): “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ” Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc): “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi
ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”
Ngược lại với những định nghĩa trên, ông Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ
du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch Tổ chức du lịch Thế giới định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến là lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với muc đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác” Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Pháp lệnh số: 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 02 năm 1999 ) Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức
đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc
Trang 13dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch, du khách, dân cư sở tại nhà cung ứng dịch vụ du lịch
Định nghĩa du lịch được hiểu dưới nhiều góc độ:
Người đi du lịch (Cầu): Du lịch là việc tác động trực tiếp các dịch vụ và hàng hóa của cá nhân Khi việc tiêu dùng của cá nhân đó, liên quan đến việc đi lại lưu lại của con người, ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm các mục đích khác nhau như: Nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí
Đơn vị kinh doanh du lịch (Cung): Du lịch là việc sản xuất các dịch vụ hàng hóa của đơn vị kinh tế độc lập có cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn, để đảm bảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí với mục đích thoả mãn đầy đủ nhất về nhu cầu vật chất và tinh thần của khách du lịch
Góc độ đầy đủ cả hai phía: Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố: Khách du lịch, tổ chức cung ứng, chính quyền địa phương, dân cư vùng du
lịch (G.T Kinh tế du lịch NXB LĐ – XH 2006)
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch
Khách du lịch (tourist): Khách du lịch là khách thăm viếng (visitor), lưu trú
tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với mục đích như tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị, tôn giáo, công tác, thể thao, học tập
Khách tham quan (Ecursionist): Còn gọi là khách thăm viếng một ngày (day
visitor) Là khách thăm viếng, lưu lại tại một nơi nào đó dưới 23 giờ và không nghỉ lại qua đêm
Khách du lịch quốc tế (International tourist): Luật du lịch số 44/2005/QH11
ngày 14/6/2005 theo điều 34 chương V, những người được thống kê là khách du lịch quốc tế phải có những đặc trưng cơ bản sau:
- Là người nước ngoài, người Việt Nam cư trú ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch (khách Inbound)
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch (khách Outbound)
Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, đi
Trang 14công tác, khảo sát thị trường, thể thao, chữa bệnh, hành hương, nghỉ ngơi
* Chú ý:
- Những người sau đây không được gọi là khách quốc tế:
+ Những học sinh, sinh viên du học ở nước ngoài
+ Ra nước ngoài để làm ăn sinh sống
+ Những người sống dọc biên giới
* Khách du lịch quốc tế theo Hội nghị quốc tế Hà lan (1989):
- Khách du lịch quốc tế là người đi đến một đất nước với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, thăm hỏi, trong khoảng thời gian hơn ba tháng nhưng người khách này không được làm gì để trả thù lao
- Khách tham quan quốc tế (International Excursionist):
Một người đáp ứng các tiêu chuẩn trên nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan quốc tế
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):
Bất kỳ người nào ngụ tại một quốc gia nào, bất kể quốc tịch gì đi du lịch đến một nơi khác với chỗ thường trú của mình trong phạm vi quốc gia trong thời gian 24 giờ hay một đêm và vì bất kỳ lý do nào khác hơn là thực hiện một hoạt động trả công tại nơi đến thăm
- Theo quan điểm của Mỹ: là những người đi du lịch trong biên giới một nước, với khoảng cách là 50 dặm với các lý do như thương mại, giải trí, hay các lý do khác trừ đi làm
- Theo quan điểm của Canada: Là những người đi du lịch trong biên giới một đất nước với khoảng cách là 20 dặm với các lý do như thương mại, giải trí hay các lý
do khác trừ đi làm
* Chú ý: Những người sau đây không được gọi là khách du lịch nội địa
- Những người thay đổi địa điểm làm việc
- Học sinh, sinh viên ở nội trú
- Những nhân viên làm việc trong các phương tiện vận chuyển
- Khách tham quan nội địa (Domestic Excursionist):
Một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch nội địa nhưng không ở qua đêm, được gọi là khách tham quan nội địa (Trích nguồn từ Giáo trình Kinh tế du lịch của trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà nội do nhà xuất bản Lao
Trang 15động - Xã hội xuất bản năm 2006)
1.1.3 Khái niệm về ngành du lịch
Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch tiến hành hoạt động lữ hành, du ngoạn, tham quan nhằm mục đích thu phí Ngành du lịch lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên thiên nhiên làm chỗ dựa, lấy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm
và dịch vụ cho hoạt động du lịch Ngành du lịch đóng vai trò thiết lập mối liên hệ giữa du khách với tài nguyên du lịch, đồng thời thông qua hoạt động kinh doanh của mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, khu vực
Ngành du lịch chủ yếu do các nhân tố chính sau hình thành: Các công ty du lịch,
hệ thống giao thông du lịch, các khách sạn du lịch, tổ chức quản lý du lịch các cấp 1.2 Quản trị chiến lược
1.2.1 Khái niệm chiến lược
Khái niệm chiến lược đã xuất hiện từ lâu, nó bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược:
- Theo Pred R.David: “Chiến lược là những phương tiện để đạt đến mục tiêu
dài hạn” (Sách khái luận về quản trị chiến lược NXB Thống kế)
- Theo quan điểm Michael E.Porter (Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa
của PGS-TS Đào Duy Huân):
Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt
Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh
Thứ ba, chiến lược tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty
- Theo định nghĩa của Ts Nguyễn Thị Liên Diệp: “Chiến lược là chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu đã đề ra Chiến lược không nhằm vạch ra cụ thể làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của
vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác Chiến lược chỉ tạo ra
cái khung để hướng dẫn tư duy và hành động” (Chiến lược và chính sách kinh doanh
- Nhà xuất bản Lao động - Xã hội)
1.2.2 Khái niệm về quản trị chiến lược
Cũng như khái niệm về chiến lược, khái niệm về quản trị chiến lược cũng đã được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, mà phổ biến là ở ba cách tiếp cận như sau:
Trang 16- Cách tiếp cận về môi trường: “Quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài”
- Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp: “Quản trị chiến lược là một bộ những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của một công ty”
- Cách tiếp cận các hành động: “Quản trị chiến lược là tiến hành sự xem xét môi trường hiện tại và tương lai, tạo ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi những quyết định, nhằm đạt được mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai” Mỗi cách tiếp cận cho phép các nhà quản trị có những cách nhìn từ những góc độ khác nhau về quản trị chiến lược và từ những cách tiếp cận trên ta có khái niệm về quản trị chiến lược như sau:
“Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại và tương lai nhằm tăng thể lực cho doanh nghiệp”
1.3 Quy trình quản trị chiến lược
Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
Trang 17Theo mô hình trên, quy trình quản trị chiến lược toàn diện bao gồm ba giai đọan: Giai đoạn hình thành chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược Giai đoạn hình thành chiến lược:
Hình thành chiến lược là một quá trình thiết lập nhiệm và kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa những chiến lược thay thế
Giai đoạn thực thi chiến lược:
Thực thi chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược Thực thi có nghĩa là huy động quản trị viên và nhân viên để thực hiện các chiến lược đã được lập ra Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là thiết lập các mục tiêu hàng năm, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên Thường được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược, việc thực thi chiến lược đòi hỏi tính kỷ luật, sự tận tụy và đức hy sinh của mỗi cá nhân Việc thực thi chiến lược thành công xoay quanh ở khả năng thúc đẩy nhân viên của các quản trị gia còn là một nghệ thuật hơn là một khoa học Kỹ thuật tay nghề giữa các nhân viên đặc biệt cần thiết cho việc thực thi chiến lược thành công Việc thực thi chiến lược gồm việc phát triển các ngân quỹ ủng hộ cho chiến lược, các chương trình, môi trường văn hóa và đồng thời liên kết việc thúc đẩy nhân viên với các hệ thống ban thưởng đối với cả các mục tiêu dài hạn và các mục tiêu hàng năm Các hoạt động thực thi chiến lược ảnh hưởng đến tất cả các nhân viên và quản trị viên trong tổ chức
Giai đoạn đánh giá chiến lược: tất cả các chiến lược tùy thuộc vào thay đổi tương lai và các yếu tố bên trong và bên ngoài thay đổi đều đặn Ba hoạt động chính yếu của giai đoạn này là: (1) xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, (2) đo lường thành tích và (3) thực hiện các hoạt động điều chỉnh Giai đoạn đánh giá chiến lược là cần thiết vì thành công hiện tại không bảo đảm cho thành công tương lai
Quy trình quản trị chiến lược toàn diện là một quá trình năng động và liên tục,
do đó các hoạt động ở các giai đoạn của quy trình cần được thực hiện liên tục Quá trình quản trị chiến lược thực sự không bao giờ kết thúc Với phạm vi nghiên cứu của
Đề tài xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp thì chỉ tập trung vào phân
tích các hoạt động trong giai đoạn hình thành chiến lược (Quản trị chiến lược trong
Trang 18toàn cầu hóa của PGS-TS Đào Duy Huân)
1.4 Các công cụ xây để xây dựng và lựa chọn chiến lược
Quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nhập vào, giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản đã được nhập vào cần thiết cho việc hình thành các chiến lược Trong giai đoạn này, công cụ được sử dụng là các ma trận các yếu to bên trong, ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh
- Giai đoạn 2: Kết hợp, một trong những công cụ sử dụng trong giai đoạn này
là ma trận SWOT, với những thông tin rút ra từ giai đoạn 1, sắp xếp kết hợp các điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp cùng các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài để hình thành nên những chiến lược khả thi có thể lựa chọn
- Giai đoạn 3: Quyết định, Giai đoạn nay sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng(QSPM) để lựa chọn chiến lược Ma trận QSPM sử dụng thông tin nhập vào rút ra từ giai đoạn 1 để đánh giá khách quan các chiến lược khả thi có thể được lựa chọn ở giai đoạn 2 Ma trận này biểu thị sức hấp dẫn tương đối của các chiến lược có thể lựa chọn, do đó cung cấp cơ sở khách quan cho việc lựa chọn các chiến lược cụ thể
1.4.1 Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược
1.4.1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận IFE tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng Ma trận IFE được phát triển theo 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành Tổng so các mức phân loại phải bằng 1,0
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố Trong đó: 4 là điểm mạnh lớn nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 1 là điểm yếu lớn nhất
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với mức phân loại của nó (= bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng
Trang 19số điểm quan trọng cho tổ chức Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0 thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5 Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy công ty yếu
1.4.1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE):
Ma trận EFE giúp ta tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng các yếu tố môi trường tới doanh nghiệp Việc phát triển một ma trận EFE gồm có 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô Danh mục này bao gồm
từ 10 đến 20 yếu tố, gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty Mức phân loại thích hợp
có thể được xác định bằng cách so sánh những công ty thành công với công ty không thành công trong ngành hoặc thảo luận và đạt được sự nhất trí của nhóm xây dựng chiến lược Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0 Như vậy, sự phân loại dựa trên
cơ sở ngành
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với các yếu tố này Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu Các mức này dựa trên hiệu quả chiến lược của công ty
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biên số với mức phân loại của nó (= bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biên số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức Bất kể số lượng yếu tố trong ma trận, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0 thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5 Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược của công ty tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài lên công ty
1.4.1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng
Trang 20những ưu và nhược điểm đặc biệt của họ Ma trận này bao gồm cả các yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Ngoài ra, trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng Tổng số điểm được đánh giá của các công ty cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu Việc so sánh cung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lược quan trọng
Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh tương tự như cách xây dựng ma
trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa của
PGS-TS Đào Duy Huân)
1.4.2 Các công cụ để xây dựng lựa chọn các chiến lược
1.4.2.1 Ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa (SWOT)
2.………
S: Những điểm mạnh
1.…………
2.………
Các chiến lược SO:
Chiến lược phát triển thị trường
Các chiến lược ST: Chiến lược cạnh tranh
W: Những điểm yếu
1.………
2.………
Các chiến lược WO:
Chiến lược tăng trưởng
Các chiến lược WT: Chiến lược suy giảm, phục hồi
Hình 1.2: Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là ma trận cho phép ta đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công
ty và ước lượng những cơ hội, nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài, để từ
đó có sự phân phối thích hợp giữa khả năng của công ty với tình hình môi trường
Ma trận SWOT giúp ta phát triển 4 loại chiến lược:
- Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài
- Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài
- Các chiến lược điểm mạnh - đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài
- Các chiến lược điểm yếu - đe dọa (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện
Trang 21điểm yếu để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài
Để xây dựng ma trận SWOT ta trải qua 8 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài công ty
Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO và ghi kết quả vào ô thích hợp
Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WO và ghi kết quả vào ô thích hợp
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược ST và ghi kết quả vào ô thích hợp
Bước 8: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WT và ghi kết quả vào ô thích hợp
1.4.2.2.Công cụ để lựa chọn chiến lược
Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)
Ma trận QSPM sử dụng thông tin đầu vào từ tất cả các ma trận đã được giới thiệu
ở phần trên như EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất Để phát triển một ma trận QSPM, ta cần trải qua 6 bước: Bước 1: Liệt kê các cơ hội mối đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong
Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài
Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực hiện Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược Chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau Số điểm hấp dẫn được phân loại như sau: 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn Nếu yếu tố thành công không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì không chấm điểm Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hạng
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược Số điểm càng cao biểu thị chiến lược
Trang 22càng hấp dẫn
CÁC CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN Chiến lược A Chiến lược B Các Yếu tố quan trọng
Phân loại
CƠ SỞ CỦA SỐ ĐIỂM HẤP DẪN (AS)
CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
Trong đó: AS : Số điểm hấp dẫn; TAS : Tổng số điểm hấp dẫn
(Nguồn trích từ giáo trình Quản trị chiến lược của trường Đại học Help, Sách Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa của PGS-TS Đào Duy Huân)
Trang 23CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động du lịch của Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại Biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho canh tác nông nghiệp tăng lên Dịch bệnh (như cúm A/H5N1) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu
Các biến động đó đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu Cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện khó lường như vậy, đòi hỏi những nổ lực căng thẳng hơn, quan hệ chi phí - hiệu quả không được như dự kiến và rủi ro cũng lớn hơn
Năm 2009 là năm đầy khó khăn, thách thức nhưng ngành du lịch đã nổ lực vượt bậc, tổ chức thành công Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2009), thực hiện thắng lợi chương trình “Ấn tượng Việt Nam” và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
Như vậy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009 đã giảm mạnh hơn so với con số chung của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ giảm 5% trong năm 2009 Tổng cục du lịch vừa công bố, trong năm 2009, ngành du lịch Việt Nam đón khoảng 3,8 triệu lượt khách quốc tế, giảm khoảng 450.000 lượt (10,9%) so với
năm 2008 (Nguồn được trích từ trang www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng cục du
lịch Việt Nam)
Mặc dù lượng khách du lịch quốc tế giảm nhưng trong năm 2009, lượng khách du lịch nội địa tăng đáng kể (19%) và đạt khoảng 25 triệu lượt khách Việc lượng khách du lịch trong nước tăng mạnh nên đã giúp doanh thu toàn ngành du lịch tăng từ 6,5 đến 9%
so với năm 2008, đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, phản ánh nhu cầu đi du lịch rất lớn của khách du lịch nội địa cũng như khả năng
đáp ứng của ngành du lịch (nguồn được trích từ trang www.gso.gov.vn - của Tổng cục
Trang 24Thống kê)
Kinh tế nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi
Ở ngoài nước, kinh tế thế giới hồi phục chậm sau khủng hoảng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến nước ta Ở trong nước, thiên tai và dịch bệnh liên tiếp xẩy
ra Nghiêm trọng nhất là hạn hán nặng đầu năm, nắng nóng gay gắt mùa hè và lũ lụt lịch sử ở miền trung trong tháng 9, 10 và 11 gây thiệt hại nặng nề (về vật chất trên 13.544 tỷ đồng) đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực Tuy nhiên kinh tế cả nước năm qua phát triển tương đối ổn định, tăng trưởng khá, theo xu hướng tích cực, song hạn chế, bất cập vẫn còn nhiều
Năm 2010 là năm sôi động với nhiều sự kiện lớn, quan trọng Việt Nam tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Đảng, 65 năm Quốc khánh, 35 năm Giải phóng miền Nam Năm 2010, Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEA (từ tháng 1 đến tháng 12-2010) Theo đó, Việt Nam chủ trì tổ chức và điều hành một loạt các hoạt động quan trọng của ASEAN gồm: 2 Hội nghị cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối tác, 8 hội nghị của các Hội đồng Cộng đồng cấp Bộ trưởng, nhiều hội nghị
Bộ trưởng chuyên trách thuộc các kênh hợp tác khác nhau của ASEAN (quốc phòng, kinh tế, tài chính …) và nhiều hoạt động giữa ASEAN với các bên đối tác Với tư cách nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất định hướng hợp tác và hoạt động của ASEAN trong suốt năm 2010
Năm 2010 là năm du lịch khởi sắc, khách quốc tế đến nước ta năm 2010 đạt 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm 2009, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 43,3 %; đến vì công việc tăng 39,8%; thăm thân nhân tăng 2% Trong năm nay, hầu hết khách từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đến Việt Nam đều có
xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước Khách đến từ Trung Quốc tăng 89,2%; từ Hàn Quốc tăng 29,4%; từ Hoa Kỳ tăng 2,4%; từ Nhật bản tăng 18,7%; từ Đài Loan tăng 20,7%; từ Autrailia tăng 27,9 %; từ Campuchia tăng 92,2%; từ Thái
Lan tăng 39,5 %; từ Pháp tăng 12%; từ Malaixia tăng 23,1% (Nguồn được trích từ
trang www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng cục du lịch Việt Nam)
Năm 2011 có thể nói là một năm tăng trưởng ngoạn mục của ngành du lịch Việt Nam bất chấp khó khăn gặp phải từ bối cảnh kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế trong nước còn gặp những khó khăn Việt Nam đã đón trên 6 triệu lượt khách
Trang 25quốc tế, tăng 19,1% so với năm 2010 Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam cũng đã phục
vụ khoảng 30 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,14% so với năm trước và thu nhập từ
du lịch ước đạt 130 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010
Đáng chú ý là lượng khách du lịch quốc tế tăng mạnh Nếu như năm 1990, Việt Nam mới đón 250 nghìn lượt khách quốc tế, năm 1994 là 1 triệu lượt, năm 2000 là 2 triệu lượt, năm 2005 là 3 triệu lượt, năm 2008 là 4 triệu lượt thì 3 năm sau đó con số
ấy đã vượt 6 triệu lượt (trong khi kế hoạch là đón 5,3-5,5 triệu lượt)
Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, trong số hơn 6 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam năm 2011, khách tới bằng phương tiện đường không là hơn 5 triệu lượt, tăng 23,9% so với năm 2010; khách tới bằng đường bộ xấp xỉ bằng mức năm ngoái; khách đến bằng đường biển giảm 8,3% so với năm 2010.(Nguồn được trích từ trang www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng cục du lịch Việt Nam)
Trong năm 2011, Trung Quốc vẫn là thị trường khách hàng đầu của du lịch Việt Nam với trên 1,4 triệu lượt, tăng 56,5% so với năm 2010 Bên cạnh đó, Campuchia cũng là thị trường khách lớn của du lịch nước ta Mặc dù số lượng khách
từ Campuchia sang Việt Nam năm 2011 đứng thứ 5, đạt trên 424 nghìn lượt (sau khách Trung Quốc, khách Hàn Quốc: trên 536 nghìn lượt, khách Nhật Bản: 481,5 nghìn lượt,khách Mỹ: 440 nghìn lượt) song đây lại là thị trường khách có mức tăng trưởng khá cao, tăng 66,3 % so với năm 2010
Với chi phí đi lại rẻ và chính sách miễn thị thực nhập cảnh đã làm tăng xu hướng đi du lịch Việt Nam của người Campuchia Việt Nam hiện đang là điểm đến được yêu thích của người dân Campuchia ở Đông Nam Á cùng với điểm đến Thái Lan Theo bộ phận kiểm tra xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Bavet (Campuchia), mỗi ngày có hàng trăm người Campuchia sang Việt Nam du lịch, làm việc và tìm các dịch
vụ y tế, chủ yếu qua đường bộ
Khép lại năm 2012, tổng lượng khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 6,8 triệu lượt người, tăng 13,8% so với năm 2011 Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, việc ngành du lịch hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được xem
là thành công lớn
Trải qua một năm nhiều gian khó, ngành du lịch bất ngờ nhận được kết quả mà ngay cả người trong "nhà" cũng không ngờ tới với việc đón hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng, tăng
Trang 26hơn 23% so với năm trước Không chỉ cán đích thành công, ngành du lịch còn vượt mục tiêu đón 6,5 triệu lượt khách quốc tế như kế hoạch đề ra Với kết quả đạt được trong năm vừa qua, đã 3 năm (từ 2010-2012) liên tục, du lịch Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao Điều đó cho thấy, Việt Nam đã được nhìn nhận như một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn, an toàn và thân thiện Điều này gợi mở những hướng khai thác mới
đối với tiềm năng du lịch của nước ta trong tương lai (Nguồn được trích từ trang
www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng cục du lịch Việt Nam)
Theo dự báo của Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA), Việt Nam đứng thứ hai trong
số các điểm đến mới nổi được du khách quốc tế lựa chọn cho năm 2013 Việc có mặt trong danh sách trên chính là cơ hội tốt để mảnh đất hình chữ S thể hiện "vẻ đẹp tiềm ẩn" của mình
Năm 2013 đang mở ra với không ít khó khăn và thách thức Song phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam sẽ từng bước làm mới mình bằng cách thay đổi nhận thức, nâng cấp, đa dạng hóa sản phẩm
để ngày càng hấp dẫn du khách, tăng tỷ lệ khách quay trở lại
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2013 ước đạt 614.827 lượt, tăng 28,9% so với tháng 9/2012 Kết quả, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng của năm 2013 ước đạt 5.490.274 lượt, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012; góp phần hoàn thành 76,25% so với mục tiêu đón 7,2 triệu lượt khách quốc tế năm
2013 Cùng với đó, lượng khách du lịch nội địa cũng đạt mức tăng ấn tượng Tổng lượng khách du lịch nội địa trong 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 31 triệu lượt, tăng 11,0% Tổng thu từ khách du lịch trong 9 tháng ước đạt 152.800 tỷ đồng, tăng 23,5%
so với cùng kỳ năm 2012 Nếu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng này trong những tháng cuối năm thì đến hết năm 2013, ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút được 7,4–7,5 triệu lượt khách quốc tế, về đích 2 năm trước kế hoạch đặt ra trong chiến lược
phát triển du lịch (Nguồn được trích từ trang www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng
cục du lịch Việt Nam)
Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Trang 272.2 Thực trạng hoạt động du lịch của Nghệ An trong thời gian qua
Nằm ở vị trí Bắc trung bộ, Nghệ An được biết đến là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ của vùng Nghệ An là địa danh của những giá trị nhân văn, văn hóa và lịch sử truyền thống mang đạm bản sắc dân tộc Nghệ An
đã phê duyệt quy hoạch phát triển vùng du lịch đặc trưng của tỉnh bao gồm: Du lịch Thành phố Vinh, du lịch biển Cửa Lò, du lịch Nam Đàn, du lịch rừng vườn quốc gia
Pù Mát và du lịch sinh thái văn hóa Quỳ Châu - Quế Phong
Năm 2009 lượng khách du lịch đến Nghệ An đạt trên 3,1 triệu lượt người, trong
đó có 2,4 triệu lượt khách lưu trú, tăng 10% so với năm 2008; 80.350 lượt khách quốc
tế, tăng 2% so với năm 2008; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 778 tỷ đồng, tăng 11%
so với năm 2008
Năm 2010 này, hoạt động du lịch Nghệ An tiếp tục có bước tiến khả quan, lượng khách và doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng cao Trong năm, tổng lượng khách đến Nghệ An ước đạt 3,8 triệu lượt Trong đó, khách lưu trú ước đạt 2 triệu 740 ngàn lượt, tăng hơn 15% so với năm 2009 và vượt 3,5% kế hoạch đề ra; khách quốc tế ước đạt 97.000 lượt, tăng 20% Doanh thu du lịch trong năm đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 29%
so với 2009, trong đó doanh thu khách quốc tế đạt 12 triệu USD Để có được kết quả này, trong năm qua, lượng khách hành hương về các lễ hội tăng đáng kể Trong mùa
hè thì lượng khách về du lịch biển Cửa Lò tăng mạnh Kinh doanh lưu trú du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động du lịch Trong năm, toàn ngành có thêm 16 khách sạn với 584 phòng đi vào hoạt động Chất lượng dịch vụ có nhiều đổi mới và từng bước đa dạng Kinh doanh lữ hành có bước tăng trưởng, trong năm đã có thêm 5 doanh nghiệp được cấp giấy phép lữ hành quốc tế và nội địa Lượng khách lữ hành đạt 25.000 lượt, tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó có 6.500 lượt khách quốc tế Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch cho biết: ngành đã tham mưu xây dựng chương trình kích cầu du lịch năm 2010 với khẩu hiệu “Việt Nam – điểm đến của bạn”
Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do lạm phát kinh tế toàn cầu, du lịch Nghệ An vẫn đạt mức tăng trưởng khá, tổng lượng khách du lịch đạt 2,95 triệu lượt, trong đó có trên 98.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu dịch vụ du lịch toàn ngành đạt 1.317 tỷ đồng, bằng 130% so với năm 2010, trong đó danh thu khách quốc tế ước
Trang 28đạt 17 triệu USD Hoạt động du lịch cũng tạo việc làm cho gần 13.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trên địa bàn
Năm 2012, tổng lượng khách lưu trú toàn tỉnh đạt 3.086 ngàn lượt, bằng 104%
so với cùng kỳ năm 2011, trong đó có 98.780 lượt khách quốc tế, bằng 102% so với năm 2011 Tổng doanh thu du lịch đạt trên 1.572 tỷ đồng, bằng 118% so với cùng kỳ năm 2011
2.3 Giới thiệu thị xã Cửa Lò
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Cửa Lò là một trong 20 đơn vị hành chính cấp huyện, một trong 2 trung tâm đô thị lớn của tỉnh Nghệ An Diện tích của Cửa Lò là 28,262 km2, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, trải rộng từ 18o55’ đến 19o15’ Vĩ độ Bắc và từ 105o38’ đến
105o52' kinh độ Đông bao gồm các đảo Ngư (156 ha) và đảo Mắt (300 ha)
- Phía Bắc và Tây giáp huyện Nghi Lộc;
- Phía Nam giáp sông Lam và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh;
- Phía Đông giáp biển Đông
Thị xã Cửa Lò có 7 đơn vị hành chính: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Hoà và Nghi Hải
Thị xã Cửa Lò chạy dọc theo bờ biển với chiều dài trên 10 km, nằm giữa hai cửa sông lớn là Cửa Lò và Cửa Hội Thị xã Cửa Lò cách thành phố Vinh 17 km về hướng Đông Bắc và được nối với Vinh bằng các tuyến đường Vinh - Cửa Hội, Vinh - Quán Bánh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò Mạng lưới giao thông phát triển sẽ càng gắn bó hai đô thị này với nhau về kinh tế và xã hội, làm đối trọng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển
Hệ thống giao thông đối ngoại của Cửa Lò khá hoàn thiện và được nối liền với giao điểm của các tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây, đó là tuyến đường sắt Bắc Nam, 2 tuyến đường bộ xuyên Việt Quốc Lộ 1A và đường Hồ Chí Minh (chạy cách Cửa Lò trên 20 km về phía Tây), các quốc lộ 46, 48, 7, 8 đi các huyện phía Tây, ngoại tỉnh và đi Lào, Đông Bắc Thái Lan
Cảng biển Cửa Lò là cảng lớn trong hệ thống các cảng ở Bắc Trung bộ với công suất đạt trên 1triệu tấn/năm và tàu trọng tải trên 1 vạn tấn ra vào thuận lợi và nằm trong khu phi thuế quan của khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Từ đây hàng hóa
có thể vận chuyển bằng đường thủy hay đường bộ đi các vùng trong cả nước, qua các
Trang 29cửa khẩu biên giới sang các nước láng giềng và ngược lại Cảng Cửa Lò cách không
xa cảng Bến Thủy thuộc thành phố Vinh Sự kết hợp hoạt động giữa hai cảng có thể sẽ tôn thêm vị thế cho cảng Cửa Lò, nhất là sẽ thiên về những dịch vụ như: Vận chuyển hàng hoá, thương mại, du lịch, dịch vụ khoa học công nghệ
Sân bay Vinh nằm cách Cửa Lò khoảng 10 km, không chỉ thuận lợi cho các chuyến bay trong nước và đang được quy hoạch, mở rộng, nâng cấp để nối với các tuyến bay quốc tế đi Hải Nam, Trung Quốc và các tỉnh Trung Lào và Đông - Bắc Thái Lan
Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển, địa hình khá đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đông, cao ở phía Tây và thấp dần sang phía Đông Về tổng thể, có thể chia thị xã Cửa Lò thành 2 vùng: Vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc (Khu vực núi Gươm và núi Lô Sơn và vùng đồng bằng ven biển thuộc Đông Nam và trung tâm thị xã), đây là khu vực thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và du lịch
Bờ biển dài, thoai thoải (từ độ sâu 40m trở vào), ngoài khơi là quần thể các đảo lớn nhỏ, trong đó 2 đảo lớn nhất là đảo Ngư và đảo Mắt Đảo Ngư cách bờ 4 km, có diện tích khoảng 156 ha với độ sâu xung quanh đảo từ 8m đến 12 m Đảo ngư có 2 đỉnh núi thấp cao 133 m và 88m, phong cảnh đẹp có thể trở thành một quần thể du lịch hấp dẫn Đảo Mắt, diện tích 3 km2 (300 ha) hay còn gọi Núi Quỳnh Nhai cao 218
m, cách bờ biển Cửa Lò 18 km, biển xung quanh đảo có độ sâu trung bình 24m Diện tích rừng trên đảo còn khá lớn, có nhiều loài động, thực vật như các loài chim biển, khỉ, dê lợn rừng Cùng với truyền thuyết nàng Tố Nương, Đảo Mắt là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng, có thể thu hút nhiều khách đến thăm quan nghỉ dưỡng Biển, đảo Cửa Lò ngoài ý nghĩa về quốc phòng còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, đặc biệt là du lịch Bãi biển nông, cát mịn, nước biển trong xanh có độ mặn thích hợp, môi trường khí hậu trong sạch, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên ven biển như cây xanh, thảm cỏ, núi non, hang động, có đảo gần bờ, tất cả đã tạo cho Cửa Lò lợi thế so sánh lớn về phát triển du lịch
Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu chung những đặc điểm khí hậu của miền Trung Đồng thời là địa bàn ven biển nên trực tiếp chịu tác động của bão, áp thấp nhiệt đới và khí hậu thời tiết hải dương nói chung
2.3.2 Kinh tế – xã hội
Ở giai đoạn này cơ cấu kinh tế của thị xã Cửa Lò đã chuyển dịch: Dịch vụ du lịch - Công nghiệp - Nông nghiệp Trong những năm qua kinh tế xã hội thị xã Cửa Lò
Trang 30phát triển với tốc độ tương đối cao, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng bình quân hàng năm trên 16,2%, GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 2071USD
Sự phát triển của thị xã Cửa Lò trong thời gian quan có sự đóng góp to lớn của ngành du lịch thị xã Cửa Lò Doanh thu về du lịch đạt 1.120 tỷ đồng (vượt 1,8 % KH) các ngành dịch vụ du lịch tăng bình quân 17,9%, nhiều cơ sở vật chất được đầu
tư phát triển đa dạng, Khách du lịch trong và ngoài nước tăng bình quân 12%/năm
Ngành dịch vụ du lịch phát triển đã làm cho cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ du lịch và công nghiệp
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò 2008 - 2012
Cơ cấu (%) Chỉ tiêu
Nguồn: Chi cục Thống kê Cửa Lò
2.4 Thực trạng hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò trong thời gian qua
2.4.1 Cơ sở vật chất du lịch
Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 26/9/2006 của Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ về “xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò trở thành đô thị du lịch đến
2015, có tính đến năm 2020”, đặc biệt là sau hơn 4 năm được công nhận Đô thị loại III, Cửa Lò đã có bước phát triển mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển dịch vụ du lịch, mở rộng không gian đô thị hướng tới một thành phố du lịch biển vào năm 2015
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, BCH Đảng bộ Thị xã đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-ThU về chương trình thành động thực hiện Nghị quyết 05/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kết quả nổi bật nhất là đã thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Một loạt các quy hoạch đã được hoàn thành như: quy hoạch chung xây dựng Thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội Thị xã Cửa Lò đến năm 2020; quy hoạch chi tiết 7/7 phường Hoàn thành quy hoạch kêu gọi đầu tư đối với các dự án phát triển du lịch: các khu du lịch cao cấp phía
Trang 31đông đường Bình Minh; khu resort phía nam phường Nghi Hải; khu khách sạn, nhà hàng, biệt thự và nhà ở kiêm dịch vụ du lịch tại phường Nghi Hương và phường Nghi Hoà Đã thu hút đầu tư các dự án: Trường Đại học tư thục Vạn Xuân 50 ha, Tổ hợp sân gofl 18 lỗ diện tích 123 ha, khu khách sạn 5 sao của Công ty CP du lịch Hà Nội, nhà máy bánh kẹo Tràng An, Nhà máy chiết gas khí hoá lỏng, mở rộng trường Cao đẳng
Du lịch Thương mại Nghệ An (Phòng Quản lý đô thị thị xã Cửa Lò, 2013)
Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch mạnh, đúng định hướng: kinh tế dịch vụ từ 56,5% tăng lên 61,8%, giảm kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp từ 10,4% xuống còn 6,2% Phát huy các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ đạt 305,5 tỷ đồng (chiếm 6,6%) và tăng 6,5% so với năm
2011, Công nghiệp - xây dựng đạt 2.195,9 tỷ đồng (chiếm 47,2%), tăng 14,9% so với năm 2011 và du lịch - dịch vụ đã đóng góp 2.144,7 tỷ đồng (chiếm 46,2%) tăng 20,7% so với năm 2011 Đã có 34 dự án từ nguồn huy động nội lực với tổng mức đầu
tư hơn 56,8 tỷ đồng Nhiều công trình hạ tầng du lịch, văn hoá đã được xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng, tạo bộ mặt, diện mạo mới cho Thị xã như: Hệ thống đường nội thị, hệ thống công viên, thảm cỏ, cây xanh, Quảng trường Bình Minh, cầu cảng đảo Lan Châu, cầu cảng đảo Ngư, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí các trục đường trung tâm Một số công trình trọng điểm đang được tập trung triển khai thực hiện như: Dự án nước thải giai đoạn 1 đã hoàn thành 90% khối lượng với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, hiện nay đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Vương quốc Bỉ; Dự án kè chống sạt lở kết hợp bến cá nhân dân và khu tái định cư Nghi Tân, Nghi Hải với giá trị 173 tỷ đồng Hạ tầng phục vụ kinh tế dịch vụ du lịch được phát triển mạnh, loại hình dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện Trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo (Chi cục thống kê Thị xã Cửa Lò, 2013)
Kết thúc mùa du lịch năm 2012, Cửa Lò đã đón lượng khách đạt 1.935.000 ngàn lượt khách (đạt 90 % Kế hoạch năm), trong đó: khách lưu trú 1.245.000 ngàn lượt khách (đạt 93.6% Kế hoạch năm); khách quốc tế đạt 5.200 lượt khách
Đặc biệt trong năm 2012, Cửa Lò vinh dự được UBND tỉnh chọn làm địa điểm
tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại mang tầm Quốc tế với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó các hoạt động liên kết với Quốc gia Lào, Camphuchia;
Trang 32của 2 tỉnh Xiêng Khoảng - Nghệ An được Bộ ngoại giao, Ban đối ngoại Quốc hội đánh giá cao, tạo được ấn tượng với bạn bè Quốc tế Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch đạt 1.120 tỷ đồng (đạt 101,8% Kế hoạch năm, tăng 17, 9% so với năm 2011) Thu thuế, phí từ hoạt động du lịch đạt 21 tỷ 133 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2011
Đến nay, trên địa bàn Thị xã có 246 cơ sở lưu trú (tăng 20 cơ sở so với năm 2011); với 6.453 phòng nghỉ và 13.191 giường có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ ngày đêm ; 20 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 - 4 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mang tầm Quốc tế Năm 2012 có 4 khách sạn được xếp hạng 2 sao và 15 khách sạn đang lập hồ sơ trình xếp hạng Tổng lao động trong lĩnh vực du lịch năm 2012 là 6.750 người (tăng 250 lao động so với năm 2011) Hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch cũng được tăng cường, tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng các tour, tuyến quen thuộc như Cửa Lò - đảo Ngư, Cửa Lò – Vinh - Khu
di tích Kim Liên, Cửa Lò - Bãi Lữ liên kết các tỉnh trong và ngoài nước mở duy trì các tuyến: Cửa Lò - Cửa khẩu Cầu Treo - Lạc Xao, Cửa Lò - đền Củi - Thiên Cầm
Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tiếp tục phát huy các sản phẩm đã được du khách quan tâm như: nước mắm Cửa Lò, Cửa Hội, hàng hải sản khô, hàng hải sản tươi, đồ lưu niệm chế tác từ vỏ ốc Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và tăng cường quảng bá hình ảnh Cửa Lò trên các phương tiện truyền thông, tổ chức nhiều sự kiện văn hoá, thể thao hoành tráng để hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia "Thiên đường du lịch biển đảo" Hệ thống kiốt kinh doanh, các sản phẩm du lịch ngày được đầu tư xây dựng khang trang với trên 226 ki ốt kinh doanh dịch vụ ăn uống bãi biển, đáp ứng nhu cầu ẩm thực của
nhân dân và du khách (Phòng VH, TT&DL Thị xã Cửa Lò, 2013)
Hiện nay, UBND Thị xã Cửa Lò đang phối hợp với các ngành xây dựng chương trình hành động và lập đề án nâng cấp đô thị Cửa Lò trở thành thành phố du lịch biển Tổ chức triển khai đề án mở rộng địa giới hành chính, không gian đô thị; triển khai lập chương trình, dự án phát triển tổng thể cơ sở hạ tầng kinh tế đô thị du lịch Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hệ thống đường nội thị, bàn giao mặt bằng để triển khai xây dựng đại lộ Vinh - Cửa Lò, đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang đô thị, nhất là khu vực lâm viên bãi tắm phía đông đường Bình Minh, triển khai lắp đặt hệ thống điện trang trí khu trung tâm Thị xã, lắp đặt
Trang 33biển số nhà, tên đường phố Mở rộng không gian du lịch xuống phía Nam (Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải)
Với những thành quả và nổ lực trên cho thấy ngành du lịch Thị xã ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển Tuy nhiên, thực trạng du lịch Cửa Lò vẫn còn nhiều mặt hạn chế và tồn tại: không gian đô thị còn chậm được mở rộng, không gian du lịch chưa được khai thác hết tiềm năng; việc quy hoạch đã được quan tâm đúng hướng nhưng triển khai còn khá chậm, một số công trình du lịch bị “treo” khá lâu; chưa có trung tâm thương mại tầm cỡ xứng đáng với đô thị du lịch biển để phục vụ du khách; khách quốc tế đến với Cửa Lò chưa nhiều do việc quảng bá điểm đến với du khách quốc tế chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, đồng thời trình độ ngoại ngữ của lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế; hiện tượng chặt chém khách du lịch vẫn thường xuyên xảy ra; vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách tới các điểm du lịch như đảo Mắt, đảo Ngư chưa được đầu tư xứng tầm …
2.4.1.1 Cơ sở lưu trú du lịch
Thị xã Cửa Lò hiện có 246 khách sạn với với 6.453 phòng nghỉ và 13.191 giường có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ ngày đêm; 20 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 - 4 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mang tầm Quốc
tế Năm 2012 có 4 khách sạn được xếp hạng 2 sao và 15 khách sạn đang lập hồ sơ trình xếp hạng Với hệ thong khách sạn này, Thị xã Cửa Lò có khả năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, hội họp cho du khách,
tổ chức các sự kiện lớn, cung cấp dịch vụ văn phòng cho thuê cho các doanh nghiệp Phục vụ nhu cầu tham quan của du khách hiện nay, Thị xã Cửa Lò có nhiều điểm tham quan giải trí như Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan Đến thăm Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn, chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, các khu
di tích, khu lưu niệm đã đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước
Bảng 2.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Thị xã Cửa Lò
Trang 342.4.1.2 Cơ sở ăn uống
Tại trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò có khoảng 550 cơ sở kinh doanh ăn uống, trong đó có 125 nhà hàng kiên cố, bán kiên cố được xây dựng dọc theo bãi tắm từ Thu Thủy đến Nghi Hương và có khoảng 170 nhà hàng trong hệ thống khách sạn, còn lại chủ yếu các nhà hàng nhỏ Các nhà hàng này đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu ăn uống chủ yếu các món đặc sản biển tươi sống như: tôm, cua, ghẹ, mực, ngao, cá thu, cá dò,
cá chim, cá hồng, cá mú, đặc biệt có món mực “nháy” là đặc sản mang tính đặc thù
ẩm thực của Cửa Lò mà ở những điểm du lịch khác trong cả nước khó mà có được Nên du khách đến Cửa Lò rất thích thưởng thức món ẩm thực này
Tuy nhiên số nhà hàng có khả năng phục vụ khách quốc tế rất khiêm tốn, mới chỉ có khoảng 5 nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên như: Resort Sai Gon Kim Liên (nhà hàng Lotus), khách sạn Xanh, Hòn Ngư, Thái Bình Dương, Công Đoàn Nhưng chỉ có một vài nhà hàng cung cấp ăn uống có chất lượng phục vụ khách Châu Âu
Kinh doanh ăn uống luôn mang lại doanh thu và lợi nhuận rất cao cho ngành du lịch Cửa Lò, đồng thời tạo được nhiều việc làm cho người lao động, thu hút được nhiều người dân tham gia Trong đó ngư dân 2 phường Nghi Thủy, Nghi Hải đóng vai trò chủ đạo cung cấp khối lượng hải sản tươi sống cho ngành ăn uống du lịch Cửa Lò
Mặt khác không gian bố trí các dịch vụ ăn uống và không gian dành cho khu vực tắm biển chưa hợp lý, tất cả các ki ốt kiêm nhà hàng bám biển đều tự xây hệ thống
vệ sinh phục vụ du khách, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cảnh quan khu du lịch bãi tắm Cửa Lò và nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn
Hơn nữa kiến trúc ki ốt nhà hàng còn đơn giản, trang thiết bị phục vụ du khách ăn uống còn bình dân, chưa tạo được nét đặc thù và có chất lượng cao để có thể tăng thêm sức hấp dẫn cho du lịch Cửa Lò
Nhìn chung dịch vụ ăn uống của du lịch Cửa Lò mới đáp ứng mức độ “bình dân” của du khách, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế
2.4.1.3 Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác
Hiện nay, trên địa bàn Thị xã Cửa Lò có rất nhiều điểm du lịch vui chơi, giải trí dành cho du khách và nhân dân như hệ thống lâm viên dọc bãi tắm như: Quảng trường Bình Minh, Công viên Hoa cúc biển, Cửa Lò Golf resort
Trang 35* Quảng trường Bình Minh và lâm viên bãi tắm kéo dài gần 10 Km chạy dài ven biển qua các phường Nghi Thủy - Thủ Thủy - Nghi Thu - Nghi Hương - Nghi Hòa và Nghi Hải
* Công viên Bình Minh, công viên Hoa cúc biển, công viên thanh thiếu nhi là những điểm công cộng thu hút nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi hàng ngày
* Cửa Lò Gorf Resort nằm trên diện tích 133 ha tại khu vực đẹp và thuận lợi nhất tại phố biển Cửa Lò, Cửa Lò Gorf Resort đang trở thành một điểm nhấn trong hệ thống các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nói chung và là biểu tượng nổi bật đối với du khách khi về với thị xã Cửa Lò Dự án Cửa Lò Golf Resort – một dự án Sân golf, biệt thự, trung tâm thương mại và các khu vui chơi giải trí bãi biển tiêu chuẩn quốc tế với quy mô lớn nhất trong vùng nằm tại Cửa Lò Với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, dự án Cửa Lò Golf Resort được thiết kế tổng thể là sự kết hợp giữa thể thao, tắm biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, bao gồm các hạng mục: 6 khu Biệt thự sân golf cao cấp, khu biệt thự nằm ngay trong sân golf; khách sạn 5 và 3 sao, hơn
700 phòng được trang bị nội thất sang trọng, thiết kế đặc sắc với hồ bơi thoáng rộng, sân chơi tennis …; Sân Golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, được thiết kế bởi IMG-USA nhà thiết kế sân golf hàng đầu thế giới; nhà Câu Lạc Bộ hiện đại nhìn ra biển, Trung tâm thương mại, Khu vui chơi giải trí bãi biển, spa … Sau một thời gian đầu tư xây dựng mang tính đồng bộ cao, hiện nay các hạng mục đã hoàn thành và đưa vào hoạt động như: sân Golf hàng tháng đã đón khoảng 600 lượt khách trong nước và khoảng 100 lượt khách quốc tế, tổ chức một số giải thi đấu nội địa Nhà Câu lạc bộ đã tổ chức một
số hội nghị, hội thảo và tổ chức dịch vụ cưới hỏi và phục vụ ăn uống thường xuyên cho khách hàng Biệt thự đang giai đoạn hoàn thiện mẫu và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian từ tháng 7 năm 2011
* Đảo Ngư và Chùa Ngư cách bờ 4 Km Từ Cảng Cửa Lò hoặc Cầu cảng Đảo Lan Châu, Cảng Cửa Hội hoặc bất kỳ 1 điểm nào đó dọc bãi tắm, quý khách có thể theo thuyền ra thăm Đảo Ngư và chùa Ngư Chỉ mất khoảng 10-15 phút, quý khách có thể tận mắt chứng kiến 1 phong cảnh tuyệt vời giữa trời nước bao la Chùa Ngư được xây dựng để thờ Phật và Sát hải đại vương Hoàng Tá Thốn - 1 danh tướng thời Trần Trước sân chùa Ngư hiện còn 2 cây lộc vừng khoảng 5 trăm năm tuổi và giếng tiên nước rất trong Chùa Ngư được thị xã Cửa Lò phục dựng lại trên nền cũ nay đã được công nhận
là di tích lịch sử văn hóa Trụ trì chùa Ngư là Đại đức Thích Minh Hương Chùa Ngư và Đảo Ngư hiện là điểm tham quan hấp dẫn của khách du lịch khi về với Cửa Lò
Trang 362.4.1.4 Cơ sở hạ tầng
- Đường bộ: thị xã Cửa Lò có tuyến đường Bình Minh nối tất cả 7/7 phường của Thị xã và là tuyến được đi dọc bãi biển Đường Nguyễn Sinh Cung chạy qua phường Nghi Hương nối với quốc lộ 46 và đường Quán Bánh - Cửa Lò Đường Nguyễn Xí là tuyến đường giáp ranh giữa 2 phường Thu Thuỷ và Nghi Thuỷ, nối đường Nam Cấm với dường Bình Minh Đường Phạm Nguyễn Du chạy qua các phường Nghi Hoà - Nghi Hải nối đường Bình Minh với đường 535 đoạn Vinh - Cửa Hội Đường Sào Nam chạy qua phường Nghi Thu nối đường Bình Minh với Quốc lộ
46 Đường Mai Thúc Loan chạy qua các phường Nghi Thu, Nghi Hương, Thu Thuỷ nối đường Nguyễn Sinh Cung với đường Sào Nam, Đường 5 Đường 5 nối đường Bình Minh với đường dọc số 3 Đường dọc số 3 chạy qua 6 phường Hiện nay tổng số
Km đường giao thông nội thị là 61 km
Đường ngoại thị bao gồm Đường Cửa Lò - Cửa Hội - Sông Lam - Bến Thủy - Hưng Nguyên - Nam Đàn; đường Cửa Lò - Cửa Hội - Vinh; đường Cửa Lò - Quán Bánh - Vinh; đường Quán Hành - Cửa Lò Thuận lợi cho khách du lịch từ Hà Nội và các tình phía Bắc đến với Cửa Lò hoặc từ Cửa Lò đến với miền Tây Xứ Nghệ với các thắng cảnh nổi tiếng như Vườn quốc gia Phù Mát, thác Khe Kèm hoặc đi theo Quốc
lộ 7 tới đất nước Triệu Voi với Cánh đồng Chum, Cố đô Luang Prabang nổi tiếng Trong tương lai sắp tới, sẽ có trục đường Vinh - Cửa Lò dài 11,5 km, rộng 165 m gắn kết nhanh hơn 2 đô thị là Vinh và Cửa Lò để sau đó Cửa Lò sát nhập vào Vinh và trở thành đô thị loại 1 Xây dựng Cầu Cửa Hội nối Cửa Lò với Nghi Xuân, đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò, nâng cấp đường 46 đi quê Bác, Tân Kỳ - Cửa Lò, lúc đó sẽ tạo nên một chuỗi các đô thị du lịch, thương mại, công nghiệp liên hoàn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các du khách trong và ngoài nước
- Đường thuỷ: Thị xã Cửa Lò được bao bọc bởi 2 con sông nằm 2 đầu đó là sông Câm và Sông lam, có 01 Cảng chuyên phục vụ các loại tàu có tải trọng lớn trong nước và ngoài nước trung chuyển hàng hóa
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua địa bàn thành phố Vinh cách Trung tâm thị xã Cửa Lò 22 km, hệ thống giao thông về đến trung tâm thị xã rất thuận tiện là phương tiên cho du khách để đến với Cửa Lò du lịch và tắm biển
- Đường hàng không: Sân bay Vinh cách Trung tâm thị xã Cửa Lò 15 km được nối với Quốc lộ 46 rất thuận tiện và lưu thông dễ dàng để cho du khách đến với Cửa Lò
Trang 37- Đường biển: Cửa Lò có 10,2 km bờ biển và Cảng Cửa Lò, ngoài ra còn có Cảng nước sâu tại xã Nghi Thiết cách Cảng Cửa Lò 5 km về phía Bắc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa
- Điện: Đây là một trong những hệ thống quan trọng thiết yếu cung cấp năng lượng điện đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của toàn thị xã Cửa Lò
Hiện nay nguồn điện cung cấp cho toàn bộ Thị xã được thông qua 2 trạm biến
áp trung gian 35/10kv và trạm 110/22kv có tổng công suất gần 38.000KVA cung cấp, trong khi đó nhu cầu dùng điện hiện tại ở thị xã là 32.364 KVA
Mặt khác hệ thống lưới điện chủ yếu là đường dây trần treo trên không, nên có thể phần nào giảm sức hấp dẫn của cảnh quan khu du lịch biển Hơn nữa giá bán điện cho khu vực kinh doanh du lịch tính theo giá điện kinh doanh giao động từ 1.500-
2000 đ/KWh chung cho cả năm, trong khi đó vào mùa vắng khách là 9 tháng Vì vậy mùa vắng khách đa số các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng vui chơi giải trí đều hạn chế sử dụng điện, nên phần nào giảm mức độ hấp dẫn về cảnh quan khu du lịch biển Cửa Lò
- Nước: Trước đây Thị xã chưa có hệ thống nước cấp nước tập trung, các khu dân cư, khách sạn, khu cảng và các xí nghiệp đều dùng nước giếng khơi hoặc giếng UNISEP, đến nay Thị xã đã đầu tư xây dựng một nhà máy cấp nước với công suất 20.000m3/ngày (nguồn vốn vay ODA), nguồn nước được khai thác tại khu vực gần cầu Cấm (Nghi Lộc) được xác định là nguồn nước ngầm rất tốt ở khu vực này Kế hoạch đến 2020 sẽ nâng công suất và cung cấp 10.000 - 15.000m3 /ngày
Hiện nay nhà máy mới chỉ cung cấp 3.100m3/ngày đêm, có hệ thống dẫn nước cấp cho các khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu công nghiệp Nguyên nhân chính do nguồn kinh phí để lắp đặt các đường ống còn hạn chế mới đáp ứng được 50% nhu cầu dùng nước sạch của người dân và cơ sở kinh doanh du lịch và dịch
vụ, khu công nghiệp
- Viễn thông: Cửa Lò là một trong những trung tâm phát triển du lịch lớn nhất
ở Nghệ An, là nơi phát triển nhanh và mạnh về nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có ngành bưu chính viễn thông, đã được nhiều nhà kinh doanh viễn thông đầu tư vào như: VNPT, Viettel, EVN, với mạng lưới viễn thông thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh, các tuyến cáp đã phủ kín tất cả 71 khối xóm với 4 tổng đài có dung lượng 10.000 số, với tỷ lệ bình quân đạt 20máy/100 dân, có hệ thống mạng internet ADSL
Trang 38tốc độ cao, đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển ngành du lịch dịch vụ
2.4.2 Khách du lịch
Trong năm 2012, Cửa Lò đã thu hút 1.935.000 lượt khách, trong đó có trên 5.200 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu 1.120 tỷ đồng với mức tăng 17,9 % so với nãm 2011 ( 970 tỷ đồng)
Bảng 2.3 : Số lượng khách du lịch đến Cửa Lò giai đoạn 2008-2012
+ Vận chuyển khách 21,460 64,350 153,660 177,460 215,557
Doanh thu bán hàng 95,420 102,546 177,384 242.560,00 348.550 Doanh thu ăn uống 229,540 281,460 379,560 473,588 568,490
Nguồn: Chi cục Thông kê thị xã Cửa Lò
Tăng trưởng kinh tế của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2008 - 2012 ổn định Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ năm 2012 đạt 1.120 tỷ đồng Trong đó, doanh thu của ngành du lịch Cửa Lò năm sau luôn cao hơn năm trước (bao gồm các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển, mua sắm và từ các dịch vụ khác như: Ngân hàng, y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui
Trang 39Từ nhiều năm nay, Cửa Lò đã hình thanh 4 loại hình du lịch được ưa thích là
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch văn hoá, truyền thống và du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, khen thưởng triển lãm
- Còn vào mùa thấp điểm thì không giảm giá tour, giá phòng mà chú trọng tăng chất lượng sản phẩm truyền thống
Hiện tại, vấn đề giảm giá là một chính sách thường không được các Công ty
du lịch áp dụng cho sản phẩm du lịch Vì mức sống của người dân ngày càng được nâng lên thì vấn đề giá cả đối với họ hôm nay không còn quan trọng nhưng cái họ cần
là sự hợp lý trong chất lượng sản phẩm du lịch mà họ bỏ tiền ra để được thụ hưởng nó
2.4.4.3 Kênh phân phối
Hiện nay hệ thống phân phối sản phẩm của ngành chủ yếu thông qua 2 hình thức: kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp
- Kênh bán hàng trực tiếp: tại công ty du lịch, lữ hanh, tại các chi nhánh, văn phòng đại diện bán hàng hay liên kết với các hãng lữ hành tại các các tỉnh trong cả nước, tham gia hội chợ chuyên ngành, thực hiện bán hàng trực tiếp trên mạng Internet, tại các khách sạn, nhà hàng Với hệ thống nhà hàng, khách sạn việc bán sản phẩm được thực hiện trực tiếp tại các quầy tiếp tân của các khách sạn, nhà hàng
- Kênh bán hàng gián tiếp: thông qua các đại lý ở một số thành phố, thị xã thuộc các tỉnh thành khu vực phía Bắc, phía Nam Hợp tác với một số hãng lữ hành ở
Trang 40nước ngoài như Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc, … để chào bán tour Bán hàng thông qua sự giới thiệu của khách hàng cũ
2.4.4.4 Hoạt động chiêu thị
Tổ chức các sự kiện: kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã Cửa Lò (1994-2004), năm du lịch Nghệ An (2005), 100 năm du lịch Cửa Lò (5/6/1907- 5/6/2007) được tổ chức vào những ngày khai trường mùa du lịch và lễ hội Sông Nước Cửa Lò từ ngày 30/4-2/5 Lễ hội ẩm thực bia Tiger …Thông qua việc tổ chức các sự kiện, Thị xã lồng ghép các chương trình tuyên truyền quảng bá các danh lam thắng cảnh Cửa Lò nói riêng và Nghệ An nói chung qua các ấn phẩm in ấn thành tập quảng cáo, tờ rơi và đĩa phim VCD, mũ, áo… (in ấn và phát hành 1000 cuốn quy chế hoạt động du lịch, 10.000 bản đồ du lịch, 2.000 cuốn sách thông tin về du lịch Cửa Lò, 2000 đĩa VCD trong 3 năm qua) chủ yếu dành cho khách mời
Điểm nhấn của ngành du lịch Cửa Lò chính là việc tổ chức các sự kiện quảng
bá du lịch như Hội chợ thương mại du lịch Bên cạnh đó, trong chiều hướng liên kết quảng bá giữa thị xã với với các tỉnh thông qua việc thiết kế gian hàng chung giới thiệu hình ảnh điểm đến du lịch Cửa Lò cùng với các gian hàng quảng bá riêng các doanh nghiệp với những sản phẩm đặc thù của mỗi đơn vị
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch Cửa Lò có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế như ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng; tính chuyên nghiệp của công tác quảng
bá có được nâng lên nhưng nêu được mối tương quan chung với các điểm đến trong khu vực, có thể thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến Cửa Lò nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng Bên cạnh đó, việc tham gia các sự kiện du lịch tại các địa phương bạn chưa thật sự đạt hiệu quả
2.4.5 Hệ thống thông tin
Ở nhiều nước có nền du lịch phát triển, bộ phận xúc tiến của Tổng cục hoặc Hiệp hội Du lịch giữ vai trò hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường bằng cách cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức khảo sát xây dựng sản phẩm tại thị trường mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quan hệ bằng các hoạt động tổ chức và tham gia các sự kiện, triển lãm, hội chợ, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế
Có thể nói du lịch Cửa Lò đã có quan tâm đến quảng bá, xúc tiến du lịch Nhưng nhìn chung, sự quảng bá còn yếu ớt, rời rạc, chưa có sự phối hợp nên không thể tạo được sức hút, thành công