2.5.1. Sự tác động của môi trường vĩ mô
2.5.1.1. Yếu tố kinh tế
Trong những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn thách thức, kinh tế thị xã Cửa Lò vẫn có những bước phát triển đáng kể, vượt lên khá cao và khá nhanh so với huyện thành thị trong tỉnh.
Nhờ xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng phát triển của một đô thị trung tâm vùng, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực đồng
thời tranh thủ sự hỗ trợ của Tỉnh và Trung ương và các nguồn lực khác, kinh tế Cửa Lò phát triển khá nhanh chóng và ổn định trong đó có sự đóng góp quan trọng của khối dịch vụ du lịch.
Với diện tích bờ biển dài, Cửa Lò có ưu thế về ngành thủy sản, sản lượng thủy sản năm 2012 toàn tỉnh có 86.568 tấn, trong đó nuôi trồng 12.212 tấn, khai thác 74.356 tấn.
Về du lịch, thị xã Cửa Lò phát triển theo hướng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo; xây dựng các tuyến du lịch văn hóa, phát triển các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế ...
Đó là sự khẳng định vai trò quan trọng của du lịch trong sự phát triển của nền kinh tế của thị xã. Sự phát triển của các ngành dịch vụ đã thật sự góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã và giải quyết lao động việc làm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội các ngành sản xuất vật chất với sự đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng của thị xã như: điện, đường giao thông, thuỷ lợi, tôn tạo các di tích lịch sử, đầu tư xây dựng các khu du lịch, mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ, các sản phẩm du lịch được đa dạng, … thị xã Cửa Lò chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, hợp tác đầu tư với thời gian lưu lại của khách kéo dai hơn sẽ là tiền đề cho sự phát triển của ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Hoạt động của ngành du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là những thuận lợi và thách thức lớn đối với ngành du lịch, để đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một đô thị hiện đại, trung tâm phát triển vùng.
2.5.1.2. Yếu tố chính trị - chính phủ
Không khí chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng.
Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc và Việt Nam là đất nước được bạn bè quốc tế biết đến như là một Quốc gia yêu chuộng hòa bình, ổn định chính trị, phát triển về kinh tế.
Tuy tình hình chính trị Việt Nam ổn định nhưng mức độ an ninh, an toàn vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, tại các điểm du lịch vẫn còn xuất hiện những hiện tượng gây mất
trật tự an ninh như nạn ăn xin, lường gạt, móc túi, chạy theo du khách để bán hàng, … đã gây ra những phản cảm trong lòng du khách.
Việt Nam và Thái Lan, Lào, Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore đã ký hiệp định miễn Visa song phương, hiệp định miễn thị thực nhập cảnh (Visa) đơn phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Hà Lan cho những công dân khi họ đến du lịch. Từ đây, công dân các quốc gia này sẽ không còn cảnh chầu chực tại cơ quan ngoại giao ở các nước để đăng ký Visa vào Việt Nam. Đây là “món qùa” lớn của ngành du lịch nước nhà trong cuộc đua cùng các quốc gia trong khu vực hiện nay và thời gian tới. Nhiều năm qua tình hình du lịch Việt Nam bị hạn chế, không khai thác được thị trường trọng điểm là khách du lịch nước ngoài do thủ tục xuất nhập cảnh rườm ra, mất thời gian. Trong hoạt động du lịch, việc khách quốc tế đến đông phần lớn bắt nguồn từ các thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng, tiện lợi, lịch sự. Vì thế, với chính sách “mở cửa Visa” để đón khách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy ngành du lịch cả nước có bước tiến triển vượt bậc.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở thị xã Cửa Lò luôn ổn định và được giữ vững đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của thành phố phát triển. Vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách đang được các cấp, các ban ngành có liên quan bắt tay thực hiện.
Đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch, hoạt động du lịch được các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện phát triển, việc Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng và phát triển thị xã Cửa lò trở thành đô thị du lịch đến năm 2015, có tính đến năm 2020 và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4974/QĐ - UBND ngaỳ 12 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng và phát triển thị xã Cửa lò trở thành đô thị du lịch đến năm 2015, có tính đến năm 2020, từ đó thị xã Cửa Lò đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai và xây dựng ngành du lịch đã tạo ra sức bật mới cho du lịch thị xã Cửa Lò.
2.5.1.3. Yếu tố văn hoá - xã hội
- Về hệ thống dịch vụ y tế: thị xã Cửa Lò có hệ thống dịch vụ y tế tương đối phát triển, trong đó đặc biệt công tác y tế dự phòng luôn được chú trọng. Đây là một điều
kiện hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch. Hiện nay tại địa bàn thị xã đã có 1 Bệnh viện đa khoa với 65 giường bệnh với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sỹ được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân, 1 Trung tâm y tế dự phòng, 6 Trung tầm điều dưỡng lớn của Tỉnh và các ban, ngành TW, 6/7 trạm xá có bác sỹ, có 7/7 phường xã đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế.
- Về hệ thống giáo dục, hiện trên địa bàn thị xã có 02 trường Đại học, 01 trường Cao đẳng và 2 trường trung học chuyên nghiệp. Đây là những cơ sở giáo dục đào tạo quan trọng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch.
- Về hệ thống vui chơi, giải trí: Để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách khi đến với biển Cửa Lò trong các hoạt động tắm trên biển và các hoạt động khác ngoài tắm biển. Đến nay Thị xã đã đầu tư xây dựng 3 công viên như: công viên Hoa Cúc Biển, công viên Thiếu nhi, Quảng trường Bình Minh, dịch vụ vui chơi giải trí trên biển (mô tô nước, dù bay…).
Đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng dựng hệ thống đường dạo bộ ven biển, tô điểm xung quanh bởi những vườn hoa, thảm cỏ, được che nắng bởi rừng phi lao và hàng dừa xanh tốt kéo dài đan xen hệ thống đèn màu trải dài (5km) dọc theo tuyến đường Bình Minh và đường dạo bộ với nhiều loại ánh sáng được bật lên trong đêm tạo nên phong cảnh Cửa Lò huyền ào và rất đẹp, ngoài khơi xa là những ngọn đèn của các đoàn thuyền câu mực đêm tỏa sáng cả một vừng biển kéo dài trên 10 km giống ánh đèn của một thành phố ngoài biển.
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình vui chơi thể thao như: sân bóng chuyền bãi biển, sân bóng đá (1 sân cố định), sân chơi chơi Tennis (11 Sân), bi a, bóng bàn, đi xe đạp đôi (300 xe), du thuyền, câu mực đêm…
Tuy nhiên các trò chơi trong các khu vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, nghèo trò chơi, thiếu đồng bộ chưa tạo được sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu vui chơi của du khách.
Quảng Trường Bình Minh diện tích bê tông hóa quá lớn (1,1ha) trong khi bố trí ít cây xanh, thảm cỏ, nên tạo ra cảm giác khá nóng vào ban ngày.
Đặc biệt khi kết thúc mùa du lịch, vào mùa đông hệ thống chiếu sáng bị hạn chế, nhiều khách sạn, nhà nghỉ đóng cửa, công tác vệ sinh môi trường bãi tắm, vỉa hè, các cơ sở vui chơi cộng cộng giảm, tốc độ thi công xây dựng cơ sở hạ tầng tăng…. đã làm cho giảm sức hấp dẫn danh lam thắng cảnh du lịch Cửa Lò.
- Về hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng: Hệ thống ngân hàng ở Cửa Lò phát triển khá tốt, cụ thể có sự hiện diện của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư, Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long và các dịch vụ tín dụng, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả tốt, nhưng với nhu cầu của du khách hiện nay du khách đang có nhu cầu thanh toán và rút tiền qua máy ATM ngày càng cao, nhưng ở thị xã mới chỉ có 2 máy ATM của hai ngân hàng Incombank và Vietcombank chưa đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Hệ thống này cần ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp với định hướng phát triển du lịch cũng như kinh tế - xã hội của Thị xã. Mạng lưới các điểm đổi tiền tự động cũng cần được mở rộng, bởi đây là nhu cầu thiết yếu và thực tế của du lịch, vì vậy nếu không chủ động phát triển thì mảng dịch vụ này sẽ phát triển một cách tự phát ngoài tầm quản lý của cơ quan hữu quan.
Về di tích lịch sử - văn hoá: Nổi bật nhất là khu du lịch Kim Liên Nam Đàn cách trung tâm du lịch Cửa Lò khoảng 35 km, là một trong ba khu du lịch lớn của tỉnh Nghệ An. Ở Kim Liên Nam Đàn có khu di tích Kim Liên quê hương của Hồ Chí Minh là một quần thể di tích gắn liền với Hồ Chí Minh và gia đình của Người, Kim Liên – Nam Đàn một vùng địa danh nhân kiệt với những tên tuổi nổi tiếng như: Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, … Du khách đến đây để được cảm nhận sâu sắc các danh nhân và được hòa mình trong không gian văn hóa làng quê xứ Nghệ.
Cách thị xã Cửa Lò khoảng 20 km là trung tâm thành phố Vinh là một trong ba khu du lịch phát triển của tỉnh, thành phố Vinh có nhiều khu du lịch nổi tiếng trong tỉnh như: tượng đài và Quảng trường Hồ Chí Minh là công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Nghệ An, lâm viên Dũng Quyết, Phượng Hoàng Trung Đô và đền thờ Hoàng đế Quang Trung. Núi Dũng Quyết đối diện với núi Hồng Lĩnh ở bờ Nam sông Lam. Dũng Quyết chiếm vị trí yết hầu trên con đường thiên lý Bắc Nam từ xưa đến nay, thành cổ Nghệ An, đền Hoàng Mười, đền Hồng Sơn … là những nơi có thể thu hút được nhiều lượng khách nội địa.
Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở làng Tiên Điền Nghi Xuân- Hà Tĩnh, Di tích lưu niệm Nguyễn Công Trứ ở Làng Uy Viễn - Nghi Xuân - Hà Tĩnh, Đền Củi nằm tựa trên mái Bắc núi Mã của dãy núi Hồng Lĩnh.
Ngã ba Đồng Lộc là những chứng tích hùng hồn về cuộc chiến chống đế quốc Mỹ hết sức ác liệt và quả cảm của nhân dân Hà Tĩnh. Trên đất Hà Tĩnh còn có chùa Hương với phong cảnh hương tích đẹp đến mơ màng.
2.5.1.4. Yếu tố tự nhiên
2.5.1.4.1. Địa hình, bờ biển, hải đảo
Địa hình của thị xã Cửa Lò chủ yếu là đồng bằng với bờ biển dài 10,2 km, có chiều rộng từ 250 - 500 m, có độ dốc thoai thoải cát trắng, mịn, nước biển trong xanh và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác.
Nước biển ở đây có độ mặn từ 3,4 đến 3,5 % “Điều đặc biệt là giá trị nhiệt độ nước biển mùa hè ở Cửa Lò thấp hơn so với Sầm Sơn, Đồ Sơn và nhiều bãi biển phía Bắc” còn mùa Đông các bãi biển phía Bắc luôn có nhiệt độ nước biển thấp hơn 18oc nhưng biển Cửa Lò vẫn giữ được nhiệt độ trong khoảng 20-21oc.
Sóng biển ở đây không lớn, cao trung bình xấp xỉ 0,5 m. Dòng chảy ở đây cũng không lớn và cao nhất nhiều năm chỉ vào khoảng 40 cm/s. Trường dòng chảy trên dải ven bờ biển phân bố tương đối đều, ít có khả năng xuất hiện các giếng xoáy.
Phía Đông bãi biển Cửa Lò được che chở bởi ba hòn đảo rất đẹp và có rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn và độc đáo bao gồm:
+ Đảo Lan Châu có diện tích khoảng 10 ha. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt.
+ Cách bờ khoảng 4 km là đảo Song Ngư; đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển có diện tích khoảng 156 ha,
+ Cách đất liền khoảng 18 km là hòn đảo Mắt có diện tích 300 ha, đảo còn có tên là núi Quỳnh Nhai cao 218 m, biển sâu 24 m. Núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn và hòn nhỏ nối với nhau. Từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt, nên dân gian gọi là đảo Mắt, đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền.
2.5.1.4.2. Khí hậu
Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu chung những đặc điểm khí hậu của miền Trung. Đồng thời là địa bàn ven biển nên trực tiếp chịu tác động của bão, áp thấp nhiệt đới và khí hậu thời tiết hải dương nói chung.
Chế độ nhiệt độ: Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 23 - 24oC, tháng nóng nhất là tháng 7 lên tới 39-40oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19-20oC; thấp nhất có thể xuống tới 6oC. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ .
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất đạt 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, nhiều khi dẫn tới lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.
Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió muà Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (tháng 6-7 có gió Lào khô nóng).
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân 85-86%, cao nhất vào tháng 1 tháng 2 trên 90% và nhỏ nhất vào tháng 7 khoảng 74-75%).
Lượng bốc hơi: Bình quân năm 943 mm; Lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm (tháng 5 đến tháng 8); Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm ( tháng 9,10,11).
Những đặc trưng về mặt khí hậu của thị xã là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng vào mùa bão, mùa nắng nóng có gió Lào khô nóng. Mặt khác Cửa Lò có dải tần suất bão và áp thấp nhiệt đới đỗ bộ vào bờ rất ít, trung bình chỉ xẩy ra 0,55 cơn bão/năm.
2.5.1.4.3. Các điểm du lịch tự nhiên có giá trị
Thị xã Cửa Lò có tiềm năng du lịch tự nhiên tương đối phong phú và đa dạng. Nổi bật nhất là bãi biển và hải đảo có thể được khai thác tạo thành những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn.
2.5.1.4. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong mọi lĩnh vực của đời sống