Với chiến lược phát triển sản phẩm (S1S3S4S 6+ O2O3O 7)

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 73)

Mục tiêu của giải pháp là gia tăng số lượng khách đến Cửa Lò bằng biện pháp phát triển những sản phẩm du lịch mới thông qua hình thức đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch hiện tại để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Thực trạng phát triển du lịch Cửa Lò trong những năm qua cho thấy rằng sản phẩm du lịch Cửa Lò cũng như du lịch miền Bắc với các tour na ná giống nhau, đó là đi tắm biển, … thế là hết. Các sản phẩm chủ yếu vẫn dựa trên tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển thành. Các điểm tham quan, các khu du lịch Cửa Lò chưa có sự đầu tư lớn để tạo nên một khu du lịch với đầy đủ các loại hình du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí mà chủ yếu vẫn là các sản phẩm đơn lẻ, làm cho khách phải di chuyển nhiều, vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí. Để khắc phục hạn chế này, thị xã Cửa Lò cần thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm làm phong phú thêm, đa dạng thêm các sản phẩm du lịch nhằm tạo nên tính hấp dẫn, đặc sắc của du lịch Cửa Lò, có như vậy mới thu hút được khách đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Để tạo được nét đặc trưng riêng của du lịch Cửa Lò nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của thị xã và vị trí địa lý trong nền kinh tế khu vực, các loại hình sản phẩm du lịch cần được phát triển như sau:

- Liên kết để phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng:

So với các điểm du lịch của tỉnh bạn, thị xã Cửa Lò với lợi thế vị trí địa lý và có cơ sở hạ tầng, các dịch vụ phục vụ du lịch tương đối khá sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách đến với một tỉnh duyên Hải miền Trung, nhưng ngược lại Cửa Lò lại thiếu du lịch núi rừng, du lịch cuối tuần cho người dân địa phương…, do dó du lịch Cửa Lò nhất thiết phải liên kết hợp tác với các tỉnh để hỗ trợ nhau cùng phát huy tiềm năng và lợi thế nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng mang tính toàn vùng. Thông qua liên kết hợp tác đẩy mạnh quảng bá, mở rộng địa bàn xúc tiến kêu gọi đầu tư và tăng cường công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực du lịch tạo điều kiện đưa du lịch toàn khu vực phát triển bền vững theo yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thời gian qua ngành du lịch Cửa Lò đã ký kết hợp tác phát triển với các địa phương là: Thanh Hóa, Hải Phòng, và thành phố Hà Nội, bước đầu đã phát huy tác

dụng nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực và lữ hành. Hướng tới Cửa Lò sẽ tiến hành bàn bạc ký kết với tất cả các địa phương còn lại trong khu vực.

- Phát triển sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghĩ dưỡng:

Bên cạnh việc đầu tư phát triển các loại hình du lịch mà Cửa Lò đang có thế mạnh, có đầy đủ điều kiện để phát triển như: du lịch biển, du lịch sinh thái,.du lịch nghỉ dưỡng..ngành du lịch cần phát triển các loại hình vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng như tuần lễ giảm giá, khuyến mãi lớn, đua thuyền trên biển hay tạo cơ hội cho du khách được hoà mình vào cuộc sống của người dân Cửa Lò được cùng ăn, cùng nghỉ ngơi, cùng giao lưu với họ để được hiểu hơn về văn hoá và con người nơi đây cũng như sẽ thuận tiện cho việc học ngôn ngữ địa phương qua hình thức du lịch home- stay.

Đối với du khách quốc tế thì thị trường chính của Cửa Lò chủ yếu từ các nước Châu Âu và Châu Á. Theo dự báo thì trong tương lai, thị trường du lịch Châu Á chỉ bao gồm chủ yếu các du khách nội địa và du khách quốc tế từ các nước trong khu vực. Như vậy các tour mang nặng tính văn hóa vốn là tiêu điểm thu hút du khách Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ được thay thế bằng các tour nghỉ dưỡng, chơi golf. Để tiếp cận xu hướng này ngành du lịch Cửa Lò cần chú trọng hoàn thiện những khu du lịch cao cấp, mở rộng thêm các hoạt động du lịch khác tại dây.

- Phát triển loại hình du lịch hội nghị (MICE) tại Cửa Lò:

Có thể nói với vị trí địa lý có bãi biển kéo dài và đẹp trong khu vực cộng với việc chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch, thêm yếu tố nữa là khi sân bay Vinh được nâng cấp thành sân bay quốc tế và tổ chức được nhiều chuyến bay dẫn đến chính khách trong nước có thể đến và lưu lại Cửa Lò lâu hơn và hứng thú hơn vì không phải trải qua hành trình dài mất nhiều tiếng đồng hồ như trước. Cửa Lò, nhờ vậy sẽ là chủ nhân của nhiều hơn những cuộc họp, hội nghị mang tầm quốc gia.

Một tương lai gần, sẽ có nhiều những sự kiện, hội thảo quốc tế “hạ cánh” xuống Cửa Lò. Cùng với nó là một lượng không nhỏ khách hàng tiềm năng của loại hình du lịch MICE và hơn nữa là một loạt cơ hội đầu tư du lịch.

- Phát triển sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn: Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên, ngành du lịch Cửa Lò cần phải chú trọng phát triển loại hình văn hóa dựa vào các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của mình như: Chùa Lô Sơn, Đền Vạn Lộc, Chùa

Đảo Ngư … Liên tục tổ chức thật nhiều lễ hội đan xen với các sự kiện lớn, các sự kiện nhỏ được tổ chức liên tục trong năm hoặc mỗi cuối tuần như các lễ hội văn hoá, ẩm thực dân gian cũng vô cùng đặ c sắc của Cửa Lò như: Lễ hội cầu ngư, lễ hội du lịch, lễ hội Đền Mai Bảng,…

Xây dựng chương trình phát triển “Mỗi làng một nghề” gắn kết với du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan các làng nghề như: Làng nghề bánh tráng, làng mộc; các làng nghề Hải sản...

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 73)