Sự tác động của môi trường vi mô

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 50)

2.5.2.1. Đối thủ cạnh tranh chính

- Đối thủ cạnh tranh quốc tế: So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển ngành du lịch. Tuy đạt được một số kết quả cơ bản, nhưng ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Cửa

Lò nói riêng vẫn còn những hạn chế trong cạnh tranh du lịch với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình du lịch chưa phong phú, độc đáo, chưa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, giá cả đắt hơn so với một số nước trong khu vực, nhất là cước phí vận chuyển hàng không. Sự đa dạng của sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp. Tính đặc thù của sản phẩm ở từng doanh nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi địa phương chưa được khai thác và phát huy triệt để, sản phẩm du lịch Cửa Lò vì thế chưa thật đa dạng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng du khách, của mỗi thị trường. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ra bên ngoài tuy đã có bước phát triển nhất định nhưng chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của du khách và các nhà đầu tư.

Những hạn chế nêu trên đã đưa đến một thực tế là, trên cả tầm quốc gia và địa phương, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung, Cửa Lò nói riêng hiện nay còn yếu, chúng ta chưa phải là đối thủ cạnh tranh du lịch của các nước có nền kinh tế du lịch phát triển trong khu vực như Thailand, Malaysia, Singapore.

- Đối thủ cạnh tranh trong nước:

Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành, liên vùng nên trong nhiều trường hợp, sự phát triển mang tính đặc thù của từng địa phương sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành các tuyến du lịch phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do sự phát triển tương tự vì cùng dựa trên những tài nguyên du lịch giống nhau và trình độ quản lý tương đương nhau nên giữa các địa phương không tránh khỏi sự cạnh tranh trong việc thu hút khách, thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và khả năng nên chỉ chọn phân tích ngành du lịch Đà Nẵng và Thanh Hóa là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch Cửa Lò và tác giả có thể thu thập tương đối đầy đủ thông tin về các đối thủ này.

* Ngành du lịch Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.

Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: - Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 - 700 m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200 m, độ dốc từ 15 - 20o.

- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5 - 15 m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3 - 6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

+ Điểm mạnh:

- Giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản

- Khí hậu ôn hòa có nhiệt độ trung bình từ 23 - 240C - Có nhiều di tích văn hóa - lịch sử,

- Là giao điểm nối liền các trung tâm du lịch lớn và các vùng phụ cận

- Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng qui mô kinh doanh của đơn vị mình, khai thác tiềm năng đặc trưng của cảnh quan môi trường sinh thái cũng như sinh hoạt văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống, sự kiện chính trị lớn của tỉnh.

+ Điểm yếu:

- Các sản phẩm du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch nói chung là phong phú và đa dạng nhưng còn bị trùng lặp và chưa được khai thác triệt để, các tuyến du lịch, các tour du lịch còn tương đối đơn điệu, không có sự mới lạ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu và thiếu chưa theo kịp nhu cầu phát triển, bên cạnh các doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm việc đao tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên làm công tác phục vụ khách du lịch.

- Tại các khu, điểm tham quan du lịch còn xẩy ra tình trạng cò mồi, tranh giành khách, cảnh buôn bán vô tổ chức nơi tham quan, đã làm cho môi trường du lịch thiếu văn minh, lịch sự.

* Ngành du lịch Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía Tây Bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía Đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía Nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.

+ Điểm mạnh:

- Đà Nẵng đang sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, giao thông đường bộ, cảng biển và sân bay đã và đang được đầu tư mạnh mẽ, tạo lực hút cần thiết phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

- Đà Nẵng chính là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), là cửa ngõ quan trọng cho các địa phương, các nước trong khu vực thuộc tuyến EWEC hướng ra thị trường bên ngoài .

- Tài nguyên tự nhiên phong phú rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch biển, du lịch sinh thái.

+ Điểm yếu:

- Các loại hình du lịch còn đơn điệu chưa khai thác hết tiềm năng về tài nguyên . - Đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều, nhất là ở khu vực tư nhân ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Đáng chú ý la hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch còn chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.

Bảng 2.6 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành du lịch Cửa Lò Du lịch Cửa Lò Du lịch Thanh Hóa Du lịch Đà Nẵng Các yếu tố thành công Mức độ Quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Cơ sở hạ tầng 0,10 3 0,4 3 0,3 4 0,3 Vị trí địa lý 0,04 3 0,12 3 0,12 3 0,12 Tài nguyên thiên nhiên 0,08 2 0,24 3 0,24 3 0,32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Di tích lịch sử 0,09 2 0,18 2 0,18 3 0,18 Lễ hội truyền thống 0,07 1 0,14 2 0,14 2 0,07 Sản phẩm du lịch 0,20 2 0,6 3 0,6 3 0,8 Việc đầu tư mở rộng 0,09 2 0,18 2 0,18 2 0,18 Quảng bá hình ảnh 0,13 3 0,26 2 0,26 2 0,39 Các cơ sở lưu trú 0,09 3 0,27 3 0,27 3 0,27 Về nhân sự, quản lý 0,12 2 0,24 2 0,24 2 0,24

Tổng cộng 1,00 2,63 2,53 2,87

(Nguồn: tác giả tự điều tra nghiên cứu và ý kiến các chuyên gia)

* Nhận xét: Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: ngành du lịch Đà Nẵng xếp thứ 1, đứng ở vị trí thứ hai là du lịch

Cửa Lò, sau đó là du lịch Thanh Hóa. Tổng số điểm quan trọng của nganh du lịch Cửa Lò là 2,63 cho thấy Cửa Lò là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì du lịch Cửa Lò ứng phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài.

2.5.2.2. Khách hàng

Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, do đó khách hàng trung thành là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thoả mãn những nhu cầu mà doanh nghiệp mang đến cho họ dược thoả mãn tốt hơn. Người mua tranh đua với ngành bằng cách ép giá giảm xuống, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành.

Đã từ lâu khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” không còn xa lạ với tất cả chúng ta, bản thân khách hàng cũng thấy được quyền lực của mình. Có thể nói rằng, sự sống còn của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sức tiêu thụ và sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng của ngành là: Du khách các nơi, du khách nước ngoài, dừng

chân thời gian ngắn (du lịch theo tuyến), du khách trong thành phố, đòi hỏi của du khách ngày càng cao.

Khách quốc tế đến Cửa Lò trong những năm qua chủ yếu là khách thương nhân, quan chức, khách du lịch loại sang, khách vãng lai,… đến từ các khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Singapore, Malaysia; khu vực Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; khu vực Châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Nga (số lượng khách Nga chiếm tỉ lệ cao).

Nguồn khách nội địa chủ yếu là quan hệ với các ngành có nguồn khách thường xuyên như các đoàn công tác, thương nhân đến Cửa Lò khảo sát tìm kiếm cơ hội làm ăn hay dự hội nghị, Công đoàn cơ sở, Hội Phụ nữ, Hội Sinh viên, học sinh, Hội liên hiệp thanh niên, các Sở Ban Ngành,…

Đặc điểm khách du lịch nội địa và quốc tế: - Thị trường khách du lịch Quốc tế:

+ Thị trường du lịch ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia,…): khách du lịch ASEAN đến Cửa Lò chủ yếu vì mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo, …, nhìn chung, giá cả dịch vụ du lịch phù hợp với mức thu nhập của người dân của nước này, để hội nhập với phong cách sống ở Việt Nam do có văn hóa và lịch sử tương đồng. Tuy nhiên, những thị trường này đòi hỏi cao như giá rẻ nhưng dịch vụ chất lượng, hiệu quả, dịch vụ đa dạng.

+ Thị trường Châu Âu (Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan…): có khả năng chi trả rất cao, nhưng đòi hỏi dược phục vụ những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, có chất lượng cao và rất đắn đo trong chi tiêu; khách Châu Âu đến Cửa Lò chủ yếu là tham quan, mục đích thương mại, thăm thân nhân, … đặc biệt, họ thích tìm hiểu về các bản sắc văn hóa, các lễ hội, thích thưởng thức các món ăn Việt Nam, …

+ Thị trường khách du lịch Trung Quốc (kể cả Hồng Kông): Có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây. Đối với thị trường này, họ sử dụng các dịch vụ với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp.

+ Thị trường khách du lịch Nhật Bản: là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao nhất, tuy nhiên, khách Nhật Bản đến các khách sạn Cửa Lò còn rất hạn chế, mục đích chính là tham quan du lịch, tiếp đến là thương mại. Khách Nhật Bản rất khó tính, thường đòi hỏi chất lượng các dịch vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn 4 – 5 sao. Để phục vụ khách du lịch Nhật Bản, các khách sạn cần phải đầu tư về tiếng Nhật cũng như trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.

+ Thị trường khách Đài Loan: khách du lịch Đài Loan Đến nước ta chủ yếu với mục đích thương mại, hội nghị, hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch. Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ lưu trú chất lượng cao, thích sử dụng nhiều các dịch vụ bổ sung.

+ Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư, có khả năng chi trả cao và sở thích giống với khách Nhật Bản. Đây là thị trường đang phát triển mạnh vì mới đây khách du lịch Hàn Quốc đã được miễn thị thực vào Việt Nam.

- Thị trường khách du lịch nội địa:

+ Thị trường khách trong nước là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Bên cạnh đó với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Cửa Lò có nhiều cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Đối với du lịch Cửa Lò, thị trường truyền thống là từ thành phố Hà Nội, các tỉnh phía Bắc qua hệ thống đường không, đường bộ thuận tiện, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, du lịch Cửa Lò cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc là một trong những thị trường trọng điểm.

+ Khách du lịch thương mại, công vụ: thường là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệp, … thường kết hợp giữa công tác, hội nghị, hội thảo, triễn lãm và du lịch. Khả năng chi tiêu đối tượng này tương đối cao nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn.

+ Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng: thường là những người lớn tuổi, buôn bán kinh doanh. Họ thường đi vào các dịp lễ hội lớn ở Cửa Lò.

+ Khách du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch chữa bệnh: đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

+ Khách du lịch cuối tuần: đối tượng khách này thường đi vào những ngày nghỉ cuối tuần, thị trường chính là thành phố Hà nội và các tỉnh phụ cận. Loại hình này có xu hướng phát triển, đặc biệt sau khi có quy định nghỉ 2 ngày/tuần.

2.5.2.3. Nhà cung ứng

Bảng 2.7: Các nhà cung cấp Khách

sạn

5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Nhà nghỉ đạt

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 50)