Trinh sát  gây dựng cơ sở

Một phần của tài liệu Quá trình tổ chức trận tập kích sân bay Cát Bi (Trang 34)

Xuất phát từ đặc điểm sân bay Cát Bi nằm rất sâu trong vùng địch hậu, xung quanh sân bay địch lập vành đai trắng và kiểm soát, khống chế rất gắt gao nên vấn đề đầu tiên mà những ngƣời thực hiện ý đồ tập kích sân bay Cát Bi phải giải quyết đó là làm sao có cơ sở đứng chân làm bàn đạp để tiến vào sân bay. Để chuẩn bị cho kế hoạch tác chiến, công tác trinh sát nắm chắc tình tình địch đƣợc Ban chỉ huy tỉnh đội trực tiếp chỉ đạo từ sớm.

Ngay từ tháng 7 năm 1953, các quân báo viên của ta đã đƣợc tung vào Cát Bi điều tra tình hình sân bay. Chúng ta kết hợp chặt chẽ các lực lƣợng, biện pháp để tiến hành trinh sát nhƣng chủ yếu vẫn là quân báo tỉnh đội trực tiếp trinh sát nắm vững tình hình địch, tình hình nhân dân, địa hình tác chiến. Phải tìm hiểu kĩ lực lƣợng và biện pháp của địch bố phòng bảo vệ sân bay, những sơ hở của địch mà ta có thể lợi dụng đƣợc, đƣờng vào, đƣờng ra, mục tiêu tiến công làm cơ sở cho ngƣời chỉ huy hạ quyết tâm chiến đấu chính xác, đánh chắc thắng, tổn thất ít nhất. Tỉnh uỷ giao cho huyện uỷ Kiến Thuỵ xây dựng cơ sở chính trị phục vụ cho công tác điều tra nghiên cứu tình hình Cát Bi.

Quân báo tỉnh đội tổ chức hai hƣớng trinh sát: Tổ thứ nhất do Nguyễn Văn Bỉnh chỉ huy. Đồng chí Bỉnh vừa trinh sát Sở Dầu và tham gia trận đánh Sở Dầu, đƣợc thƣởng huân chƣơng Quân công hạng Ba. Tổ này gồm 3 ngƣời, có nhiệm vụ từ cơ sở Đồ Sơn dùng thuyền vƣợt biển vào Đình Vũ dựa vào xóm chài ở đây để tiến vào xây dựng cơ sở ở xã Nam Hải và xã Tràng Cát, rồi từ Đình Vũ vƣợt qua 8 km bãi lầy, sông ngòi để thâm nhập vào sân bay, phát triển sang sân bay từ hƣớng đông nam. Đồng chí Đang –Bí thƣ Đồ Sơn lúc đó đƣợc giao nhiệm vụ giúp đỡ tổ này.

Về phía đồng chí Bỉnh, để thực hiện nhiệm vụ này đã phải vƣợt qua 15 km đƣờng biển, đến một cồn cát ở làng Đình Vũ ở trong một bãi sậy không có dân cƣ, đào hầm bí mật ở đấy. Đồng chí Bỉnh hoạt động đƣợc ít lâu thì thực dân Pháp mở trận càn Cơ – lốt vào huyện Tiên Lãng, càn quét gắt gao quanh vùng suốt một tháng, vì vậy đã phải nhịn đói bảy tám ngày liền, nằm trong bãi sậy, chỉ nhai búp cây và bắt con còng còng ăn sống để cầm hơi.

Nhƣng sau một thời gian tổ trinh sát của Bỉnh không vào đƣợc sân bay Cát Bi, vì xóm chài đảo Đình Vũ không còn, địch đã đuổi dân đi gần hết. Đồng chí Nguyễn Văn Bỉnh bị địch bắt và đầy ra Côn Đảo. Nhƣ vậy, mũi tiến công này không thể thành công đƣợc vì địa thế hiểm trở, nhƣng khó khăn nhất là không có chỗ dựa. Nơi đó chỉ có số ít đồng bào chài sống trên mặt biển. Việc tiếp cận sân bay rất khó và cũng rất dễ lộ dấu vết. Sau đó Ban chỉ huy đã kịp thời bỏ hƣớng tấn công bằng đƣờng biển này.

Tổ trinh sát thứ hai do đồng chí Tạ Văn Thiều (Mai Năng) chỉ huy. Lúc này đồng chí Mai Năng đang là cán bộ trinh sát của tỉnh đội Kiến An, vừa đánh Kiến An xong và đang chuẩn bị đánh sân bay Đồ Sơn. Nhƣng ngay sau đó đồng chí Mai Năng có lệnh bàn giao công việc lại cho ngƣời khác để nhận nhiệm vụ mới. Đồng chí Mai Năng đã đƣợc đồng chí Trần Hoàn – Trƣởng ban quân báo của tỉnh lúc đó trực tiếp gặp và giao nhiệm vụ là hƣớng vào sân bay Cát Bi với 4 công việc chính:

Nghiên cứu điều tra, tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng nơi ém quân tại Hoà Nghĩa;

Nghiên cứu tổ chức trinh sát nắm tình hình tiến tới điều tra nghiên cứu đột nhập sân bay;

Tham gia cùng các lực lƣợng tập kích vào đánh phá máy bay; Đƣa dẫn, bảo vệ cán bộ vào trinh sát thực địa, trinh sát chỉ huy.

Nhiệm vụ ban đầu của tổ trinh sát của đồng chí Mai Năng trong giai đoạn đầu là phải vào xã Hoà Nghĩa cùng cán bộ địa phƣơng, bám dân gây cơ sở đứng chân, từ đó vƣợt sông Văn Úc vào trinh sát hƣớng tây nam đến tây và các

hƣớng khác. Để đảm bảo cho tổ hoạt động, Tỉnh đội trƣởng Đặng Kinh đã bàn riêng với đồng chí Lê Phát – Bí thƣ huyện Kiến Thuỵ giúp đỡ và cử cán bộ tham gia. Đến cuối tháng 8 năm 1953, tổ của trinh sát của đồng chí Mai Năng đã bắt đầu xây dựng đƣợc cơ sở ở xã Hoà Nghĩa và phát triển nhờ có sự phối hợp của hai đồng chí huyện uỷ viên Kiến Thuỵ và một tổ vũ trang tuyên truyền trong đội vũ trang tuyên truyền của huyện Kiến Thuỵ.

Hoà Nghĩa là một xã ven đƣờng 14, ta gây cơ sở, làm bàn đạp ở đây; từ đó đêm đêm các chiến sĩ trinh sát men theo biển, vƣợt qua cửa sông Văn Úc vào sân bay bám địch; gần sáng lại rút về cơ sở, ăn nghỉ ngay dƣới hầm bí mật. Mũi trinh sát này đã chọn đƣợc một hƣớng tiến công có chỗ dựa chắc hơn. Về địa thế thì từ khu du kích vào Hoà Nghĩa cũng xa nhƣng nếu biết đƣờng đi tắt thì vẫn không khó khăn lắm. Và nếu từ Hoà Nghĩa vào sân bay nếu tìm đƣợc đƣờng đi tắt nữa thì việc đánh nhanh, rút nhanh sẽ thuận lợi hơn.

Điều quan trọng nhất lúc ấy là làm thế nào gây đƣợc cơ sở quần chúng rồi tổ chức quần chúng thành khu rừng kín đáo che chở cho quân ta. Từ khu du kích của ta đến Hoà Nghĩa phải qua sông Văn Úc và 4 đồn bốt của giặc là đồn Đoàn Xá, Tân Phong, Tứ Sinh và Tứ Thuỷ. Muốn đánh sân bay phải chạy một mạch 30 km vào, đánh xong chạy 30 km ra. Ngay khi vào đến sân bay còn phải qua 9 hàng rào dây thép gai rồi bò 2 cây số, vƣợt qua bãi mìn mới đến đƣợc chỗ máy bay đỗ. Các trinh sát của ta đã cố gắng điều tra cách bố trí rút ngắn đƣờng vào cho bộ đội ta mà vẫn đảm bảo đƣợc bí mật. Nhƣ vậy lúc đánh xong ta rút ra sẽ đỡ thƣơng vong nếu ta bị chặn đƣờng hay truy kích.

Công tác xây dựng cơ sở các xã ven sân bay là một công tác hết sức quan trọng đƣợc Tỉnh uỷ giao cho huyện Kiến Thuỵ trực tiếp đảm nhiệm. Bởi lẽ việc tập kích giặc nếu không đƣợc nhân dân che chở, nhân dân giúp đỡ thì chúng ta không thể hoàn thành đƣợc công tác trinh sát, không có cơ sở vững chắc để chủ trƣơng những hành động táo bạo. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đƣợc giao, Ban thƣờng vụ huyện uỷ trực tiếp phụ trách chỉ đạo phân công đồng chí Quỳnh – thƣờng vụ, phó Chủ tịch huyện và đồng chí Thiệu – huyện uỷ viên và

chọn lọc một số đảng viên tin cậy trong lực lƣợng bộ đội huyện đi gây dựng cơ sở.

Vấn đề quan trọng trƣớc mắt của chúng ta là đảm bảo cho tổ quân báo tỉnh đội hoạt động, tiếp sau là xây dựng địa bàn tập kết giấu quân của lực lƣợng đánh sân bay. Địa bàn trọng tâm là ba xã Tân Phong, Hợp Đức, Hoà Nghĩa; phải chuẩn bị đủ hầm bí mật và hoàn thành đúng thời gian quy định. Lấy xã Tân Phong làm bàn đạp, từ đó xây dựng cơ sở xã Hợp Đức và từ Hợp Đức bắc cầu xây dựng cơ sở xã Hoà Nghĩa, vì cơ sở Hoà Nghĩa lúc này đang yếu và trắng. Vì vậy Ban thƣờng vụ huyện uỷ Kiến Thuỵ quyết định phân công đồng chí Lê Giang – phó Bí thƣ huyện uỷ và Nguyễn Quốc Bảo – quyền Huyện đội trƣởng cùng một số cán bộ quân sự tin cậy về trực tiếp công tác ở Hoà Nghĩa. Đồng chí Nguyễn Quốc Bảo đã về tại cơ sở để cùng với nữ đồng chí Thanh Ghi – Bí thƣ chi bộ xã Hoà Nghĩa chỉ đạo mọi hoạt động. Cơ sở Hoà Nghĩa dần đƣợc hồi phục.

Trong suốt 8 tháng chuẩn bị (từ tháng 7 năm 1953 đến đầu tháng 3 năm 1954), trinh sát ta đến vùng Cát Bi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, lúc đầu tƣởng chừng không vƣợt nổi. Ta phải tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh không hề có cơ sở quần chúng hoặc có nhƣng rất yếu. Phạm vi sân bay hết sức rộng lớn, giặc lại bố trí canh phòng hết sức cẩn mật; chúng lại thƣờng xuyên bao vây, càn quét, khủng bố và phục kích trên các ngả đƣờng nên việc nên việc đi lại của các trinh sát vô cùng khó khăn. Huyện Kiến Thuỵ bị khủng bố gắt gao, không có cơ sở, nhƣng ta lại cần có Kiến Thuỵ để làm bàn đạp. Dân cƣ huyện An Hải bị đuổi đi, chúng ta chủ trƣơng hồi cƣ cho họ và ở những nơi có thể ở đƣợc.

Các trinh sát ban ngày phải nằm ở đồng lúa, bụi rậm nơi sình lầy; cũng có khi phải ra ngoài bãi nằm hoặc trú ẩn ở những nơi có khả năng an toàn nhất nhƣ đình, chùa. Họ không có cơm ăn, ngủ không đƣợc, quần áo ƣớt sũng; rét, đói, mệt chen nhau tác động. Anh em trinh sát lại phải hoá trang ra chợ Đồn gần khu vực Hoà Nghĩa để mua bán kiến ăn. Đến đêm họ lại phải lần vào gặp dân để

tuyên truyền vận động nhân dân nhƣng dân không tiếp. Đó không phải là do nhân dân không có tinh thần cách mạng mà họ sợ địch khủng bố, bao vây, bắn giết nên ngại quan hệ với bộ đội ta.

Tuy nhiên tất cả mọi ngƣời vẫn kiên cƣờng bám trụ, kiên trì thuyết phục, khắc phục mọi khó khăn và tin tƣởng sẽ thành công. Cứ nhƣ vậy hết đêm này qua đêm khác, đêm nào cũng diễn ra nhƣ vậy. Sự kiên trì ấy đến mức con chó trong nhà dân đã quen mùi, gặp cán bố nó mừng, không còn sủa nữa. Ngày tháng qua đi họ đã phát triển vào đƣợc một số gia đình ở Hoà Nghĩa.

Trong quá trình trinh sát, đã có những tình huống rất cảm động. Đồng chí đội trƣởng trinh sát Mai Năng kể lại: ―Khoảng 15 ngày sau khi bắt đầu trinh sát, gây dựng cơ sở ở Hoà Nghĩa thì một hôm đột nhiên bà Sàn mở cửa rồi kéo tuột chúng tôi vào nhà, bà lấy cơm cho ăn. Hình như bà có chuẩn bị từ trước. Rồi bà nói: ―Ở đây chúng nó khủng bố ghê lắm, nó mà bắt được là nó tra tấn, bắn giết. Cho nên nhân dân rất sợ. Các con đêm nào cũng ướt, cũng rét thế này thì ốm chết, mà chết thì khổ gia đình, vợ con. Các con nên ra vùng tự do để khi nào có điều kiện thì quay lại‖2

.

Nhƣng chúng tôi ôn tồn trả lời: Chúng con cảm ơn mẹ đã giành cho chúng con tình thƣơng, cho chúng con ăn. Nhƣng chúng con không thể bỏ gia đình và quê hƣơng ở đây mà đi đƣợc. Chúng con là con của Bác Hồ, của nhân dân, của quê hƣơng cho nên chúng con phải ở lại bám đất bám dân‖. Lúc đó bà Sàn khóc và nói: ―Thế thì mai các con đến đây mẹ nấu cơm chuẩn bị sẵn cho các con ăn‖. Rồi một hôm bà bảo ―Thôi bây giờ các con phải làm hầm‖ và chỉ luôn chỗ làm hầm, cách làm hầm, cách nghe các tín hiệu bắt liên lạc khi địch ở xa, lúc địch vào gần để cho mình tránh. Bà còn bắt các anh con trai ra canh gác cho anh em vào làm việc trong nhà, hoặc ở nhà cảnh giới bảo đảm khi chúng tôi ở dưới hầm‖3

.

2, Mai Năng (1999), ―Góp ý làm rõ thông tin về trận đánh tập kích sân bay Cát Bi‖, Kỷ yếu Hội nghị Đoàn dũng sĩ Cát Bi kỉ niệm 45 năm chiến thắng Cát Bi, Tr.27, Lƣu hành nội bộ. sĩ Cát Bi kỉ niệm 45 năm chiến thắng Cát Bi, Tr.27, Lƣu hành nội bộ.

2 Mai Năng (1999), ―Góp ý làm rõ thông tin về trận đánh tập kích sân bay Cát Bi‖, Kỷ yếu Hội nghị Đoàn dũng sĩ Cát Bi kỉ niệm 45 năm chiến thắng Cát Bi, Tr.28, Lƣu hành nội bộ. sĩ Cát Bi kỉ niệm 45 năm chiến thắng Cát Bi, Tr.28, Lƣu hành nội bộ.

Đến nhà bà Vo có một tình huống rất thuận lợi ở nhà bà có anh Canh là ngƣời Lƣơng Sâm (huyện An Hải). Gia đình anh là gia đình kháng chiến, anh cũng cùng chung số phận với bà con thôn xóm khi giặc Pháp dồn dân lấy đất làm sân bay. Anh Canh đã đƣợc tổ chức, giáo dục và giao nhiệm vụ nắm tình hình cơ sở trong đó. Sau đó, anh Canh đã tổ chức thêm đƣợc anh Chiêm ngƣời Tràng Cát (huyện An Hải) là lính đơn vị phòng không trong sân bay; anh Đức ngƣời làm bồi bếp cho sĩ quan Pháp ở trong đó. Nhờ đó, tổ trinh sát của đồng chí Mai Năng đã có 3 ngƣời ở sân bay giúp nắm tình hình. Nhƣ vậy ở lần trinh sát thứ nhất, từ đầu tháng 7 năm 1953 đến 20 tháng 8 năm 1953, tổ đã xây dựng đƣợc đủ cơ sở ăn ở qua lại và trú quân nắm địch, đủ điều kiện tiến hành sát thực tế sân bay.

Sau trận đánh phá càn Tiên Lãng, sang đầu tháng 10 năm 1953, tổ trinh sát của đồng chí Mai Năng đƣợc tăng thêm lực lƣợng và vào khu vực Cát Bi trinh sát lần thứ hai. Đồng chí Trần Hoàn – Trƣởng ban quân báo của tỉnh đã nhắc nhở tổ trinh sát là khi vào Cát Bi thì nhớ nắm lại tình hình củng cố cơ sở và phát triển thêm cơ sở ở khu vực đó; thời gian lần này có thể ở lâu hơn. Đồng thời tỉnh đã tăng cƣờng đồng chí Mi trinh sát ở tổ của Nguyễn Văn Bỉnh sang. Nhƣ vậy tổ trinh sát lúc này có 3 ngƣời là đồng chí Mai Năng, đồng chí Hồng và đồng chí Mi.

Đợt trinh sát lần thứ hai kéo dài từ 23 tháng 9 cho đến hết tháng 11 năm 1953. Thời gian này địch tăng cƣờng tuần tiễu, bao vây lục soát vùng Hoà Nghĩa thƣờng xuyên hơn. Vì vậy nhiệm vụ của các cán bộ trinh sát lần này cũng khó khăn hơn, nhƣng họ cũng có thuận lợi là đã rút đƣợc kinh nghiệm của lần trinh sát trƣớc, địa bàn đã quen thuộc. Trong thời gian này, tổ trinh sát đã phát triển thêm đƣợc 3 cơ sở ở nhà bà Vo, bà Tanh, bà Tạ, nhƣ vậy là có 5 cơ sở. Có nhiều cơ sở hơn nhƣng các chiến sĩ quy định với nhau không đƣợc ở một nơi mà phải luôn thay đổi. Nếu ở một chỗ thành quy luật thì kẻ gian dễ phát hiện ra.

Sau đó một thời gian nữa, tỉnh lại tăng cƣờng cho tổ trinh sát đồng chí Riệp thành 4 ngƣời. Trong quá trình trinh sát, đồng chí Mai Năng đƣợc Bí thƣ huyện An Hải Bùi Đức Quyện giới thiệu cho anh Tộ làm địa chính trong sân bay để giúp cho nắm tình hình bên trong. Qua Tộ, các trinh sát có điều kiện nắm tình hình kĩ hơn, rộng hơn. Từ đó họ tổ chức triển khai trinh sát thực địa hay còn gọi là trinh sát đột nhập sân bay.

Là trinh sát là trƣớc hết phải đến tận nơi, từng hƣớng, từng hàng rào, từng khu vực. Mọi nơi đều phải dừng lại quan sát nghiên cứu nắm đƣợc quy luật hoạt động của địch, nhƣ sử dụng đèn pha, pháo sáng để xác định hƣớng đi. Mà mỗi một chỗ phải quan sát khoảng 1 giờ 30 phút. Do vậy, đi trên một hƣớng không phải một đêm mà phải nhiều đêm mới xong, mỗi đêm phải vƣợt qua một chặng. Những đêm đầu các trinh sát vƣợt qua sông Văn Úc vào đến sát đƣờng 14 thì phải nằm lại thôn Hoà Nghĩa. Đây là cơ sở bàn đạp của ta để tiến vào sân bay.

Đêm tiếp sau đó thì đợi lúc trời nhập nhoạng tối, bọn lính canh gác vừa rút, họ nhanh chóng vƣợt đƣờng 14, tiến về hƣớng sân bay. Trƣớc khi lên đƣờng họ lấy lá khoai xát khắp ngƣời làm cho da xanh giống màu cỏ rồi cứ theo khu ánh

Một phần của tài liệu Quá trình tổ chức trận tập kích sân bay Cát Bi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)