Trong chiến tranh, chúng ta muốn nâng cao hiệu lực chiến đấu thì cần phải tổ chức lực lƣợng một cách hợp lý, có số lƣợng thích hợp, lấy chất lƣợng làm chính. Trong đó, bộ đội có chất lƣợng cao phải là bộ đội:
— Có tinh thần chiến đấu cao, có ý chí tiến công địch một cách mãnh liệt, có ý thức tổ chức kỷ luật.
— Đƣợc biên chế tổ chức một cách hợp lý (gọn, nhẹ mạnh) và đƣợc trang bị tốt.
— Có trình độ kỹ thuật và chiến đấu giỏi, đƣợc huấn luyện thành thạo, phù hợp với yêu cầu thực tế chiến đấu ở chiến trƣờng. Có sức bền bỉ dẻo dai và khả năng cơ động trên mọi địa hình và trong mọi thời tiết.
— Đƣợc đảm bảo tốt và thích hợp về mặt vật chất, kỹ thuật.
— Có cán bộ và cơ quan chỉ huy vững vàng, có năng lực tổ chức vững vàng.
Đối với trận tập kích sân bay Cát Bi, sau khi cán bộ trinh sát và bộ đội địa phƣơng đã nắm đƣợc tình hình và có cơ sở rồi, chỉ thị của trên đƣa về là quyết tâm đánh. Nhƣng muốn đánh nhanh, giải quyết nhanh thì việc chuẩn bị chiến đấu phải thật chu đáo. Đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ đánh sân bay Cát Bi đƣợc học tập kĩ càng, nắm vững mục đích yêu cầu và tác dụng của trận đánh để phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ, đặc biệt xác định nhiệm vụ của ngƣời đảng viên và quân dân cách mạng trƣớc quân thù.
Trong suốt mấy tháng chuẩn bị huấn luyện, hàng loạt yêu cầu đã đƣợc đặt ra. Đó là làm sao để các chiến sĩ có sức dẻo dai mà hành quân trên quãng đƣờng dài, nhất là sau khi đánh xong phải rút thật nhanh càng xa sân bay càng tốt. Bộ đội ta chƣa trông thấy máy bay bao giờ, làm thế nào để họ biết cách leo lên thân máy bay, biết đặt vũ khí phá hoại ở những chỗ hiểm yếu của máy bay, làm thế nào để vƣợt qua đèn pha, pháo sáng của địch mà không bị lộ. Kĩ thuật gỡ mìn, cắt rào, phối hợp đánh thế nào để khỏi nguy hiểm cho đồng đội. Vì vậy kế hoạch tập luyện của các chiến sĩ đƣợc đề ra rất khẩn trƣơng và nghiêm túc.
Trong huấn luyện, yêu cầu mỗi chiến sĩ ba điều: – Sức chạy tốt;
– Biết bơi giỏi;
– Chịu đựng đƣợc gian khổ.
Cứ trời vừa tối là các chiến sĩ tập chạy. Lúc đầu không có ai chạy nổi 10 km. Khi mỗi ngƣời phải mang thêm 3 viên gạch bọc trong một túi vải thay cho gói bộc phá thật đeo ở bên hông để chạy thì còn gay go nữa. Tình hình đó buộc các chiến sĩ phải khổ công tập dƣợt. Sau đó đến tập bơi. Liên tiếp nhiều đêm
luyện tập vô cùng vất vả trong điều kiện thời tiết giá lanh nhƣng không có ai bỏ buổi tập nào.
Tuy chƣa hiểu kế hoạch đánh ra sao nhƣng tất cả các chiến sĩ đều thấy một phần quan trọng của trận đánh vì chƣa có lần nào bộ đội ta phải chuẩn bị luyện tập nhiều nhƣ lần này. Mọi ngƣời đều mải miết tập, kết quả tăng lên thấy rõ, anh em chạy ngày càng tốt và đề nghị cho chạy dài thêm. Hành quân bôn tập qua các địa hình phức tạp trong đêm tối, có đêm chạy đƣợc 30 km, tốc độ đạt tới 7 km/h, kể cả thời gian vƣợt qua sông ngòi, bãi. Phải tập bơi giỏi, có mang theo vũ khí, bộc phá mà không bị ẩm ƣớt, qua sông ngòi bí mật an toàn.
Về huấn luyện kĩ thuật, nội dung tập luyện chủ yếu là kĩ thuật tiếp cận mục tiêu, nguỵ trang, bò dƣới hàng rào dây thép gai rồi cắt hàng rào dây thép gai, gỡ mìn; tập cách đặt bộc phá để phá huỷ máy bay; tập hành quân bôn tập qua các địa hình phức tạp trong đêm tối; bơi qua sông ngòi bí mật, an toàn. Chỉ riêng việc tập cắt dây thép gai cũng đòi hỏi rất cao. Ngƣời giữ phải cầm dây thép gai co vào ngƣời để cho ngƣời khác cắt. Mà co vào đến khi đứt nó tạo ra lực bật trở lại động đến các dây khác, nếu động vào dây mìn nó sẽ nổ. Ngƣời cắt cũng phải rất thuần thục, không đƣợc cắt đứt hẳn dây mới khó. Chỉ đƣợc cắt 2 phần 3, xong dùng tay giữ lại bẻ
Sau đó bộ đội ta chuyển sang tập đánh máy bay. Bài tập này thật khó vì máy bay bay trên trời thì mọi ngƣời đã thấy nhƣng nó đỗ ở sân bay thì chƣa ai nhìn thấy cả. Mọi ngƣời đều hình dung chiếc máy bay rất cao vì vậy quyết định tập chồng lên 3 tầng ngƣời có thể đứng lên cao, gắn bộc phá vào máy bay.
Muốn lên 3 tầng phải có một cây sào giữa. Sau đó lại tập tầng dƣới 3 ngƣời, tầng hai thì 2 ngƣời và tầng 3 thì 1 ngƣời, chống sào lên đƣợc nhƣng rất chông chênh. Đầu tháng 11 năm 1953, Tỉnh thấy đƣợc khó khăn này nên quyết định cử lực lƣợng đi nghiên cứu B2 (sân bay Đồ Sơn), rút kinh nghiệm để đánh B1 (sân bay Cát Bi). Sau trận đánh Đồ Sơn chúng ta mới bỏ phần tập chồng ngƣời này vì một ngƣời có thể với tới và dùng móc để móc bộc phá vào. Anh
em tập luyện rất hăng say và trong quá trình tập luyện đã đóng góp nhiều sáng kiến.
Rút kinh nghiệm trận tập kích thị xã Kiến An, công tác đảm bảo hành quân, tác chiến và rút lui cũng đƣợc bàn tính và phân công chu đáo. Công tác chuẩn bị thuyền bè đƣa bộ đội qua sông Văn Úc cũng nhƣ đón anh em khi trở về cũng đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng. Tỉnh uỷ đã đề ra yêu cầu: Cƣơng quyết bảo vệ thuyền đến cùng, dù trời sáng hay gặp nguy hiểm vẫn phải đón anh em chu đáo. Tỉnh sử dụng một số lực lƣợng bố trí chặn địch, kiềm chế giam chân địch trong vị trí, và lực lƣợng đánh ca nô, tàu chiến địch khi chúng chặn đƣờng sông Văn Úc. Ngoài ra còn trang bị cho mỗi cán bộ chiến sĩ phao bơi, một ni lông để đảm bảo khi vƣợt sông Đa Độ và Văn Úc là hai con sông nằm sâu trong lòng địch, ta không huy động thuyền để giữ bí mật đến cùng trận đánh. Việc trang bị phải gọn nhẹ, đảm bảo cho bộ đội đƣợc vận động thuận lợi.
Bên cạnh đó, việc phân công cho các đơn vị phối hợp nhằm bảo vệ chặng đƣờng rút lui của đơn vị xung kích sau khi đột nhập sân bay cũng đƣợc chúng ta nghiên cứu trƣớc. Sở dĩ phải đặt vấn đề đó ra ngay từ đầu là vì đơn vị đột kích chỉ là một lực lƣợng nhỏ, khi vào sân bay thì bí mật bất ngờ nhƣng đến khi đánh và rút ra, nhất định là toàn bộ lực lƣợng của địch sẽ chĩa cả vào đơn vị đó. Nếu không có lực lƣợng bên ngoài của ta kiềm chế bớt vòng vây của địch thì cuộc rút lui của bộ đội ta sẽ rất khó khăn.
Về phía ngƣời chỉ huy, trƣớc khi tiến hành chỉ huy trận tập kích thì các đồng chí cán bộ phải thực hiện việc kiểm tra lại đƣờng vào sân bay và hƣớng đánh. Mặc dù kế hoạch tập kích sân bay Cát Bi đã đƣợc các trinh sát dự thảo tỉ mỉ nhƣng chỉ huy trực tiếp trận đánh sắp tới lại không phải là các đồng chí trinh sát. Các trinh sát viên cũng tham gia trận đánh nhƣng nhiệm vụ của họ là mở đƣờng, đối phó với địch. Vì vậy, nếu ngƣời chỉ huy tập kích vào sân bay mà chƣa nắm đƣợc đƣờng đi lối lại trong sân bay, nắm đƣợc vị trí máy bay thì nhất định việc chỉ huy sẽ bị hạn chế. Bởi vậy, sau khi lựa chọn xong cán bộ chỉ huy,
Tỉnh đội Kiến An đã cho đồng chí đó cùng trinh sát vào điều tra thêm lần nữa và dựa trện thực tế duyệt lại kế hoạch đánh.
Ngƣời chỉ huy đi cùng tổ trinh sát khi vào sân bay có nhiệm vụ phải rà soát lại toàn bộ tình hình, nắm lại cơ sở quần chúng và cũng phải tận mắt trông thấy, phải chạm vào máy bay thì mới đạt yêu cầu. Chính vì vậy mà việc huấn luyện bộ đội sau đó đã sát với thực tế chiến đấu hơn, lòng tin của anh em chiến sĩ đối với cán bộ chỉ huy đƣợc củng cố thêm.
Bên cạnh công tác chuẩn bị lực lƣợng, cơ sở vật chất và huấn luyện chiến đấu, công tác lãnh đạo tƣ tƣởng, giáo dục chính trị cũng hết sức đƣợc coi trọng. Tỉnh uỷ và các đồng chí lãnh đạo rất chú trọng vấn đề động viên tinh thần chiến đấu của bộ đội ta và tuyên truyền về chiến thắng sau trận đánh Cát Bi . Nhƣng điều quan trọng trƣớc tiên là phải làm cho anh em chiến sĩ hiểu rõ mục đích lớn của trận đánh, cũng nhƣ trọng trách cao cả của mỗi chiến sĩ. Mỗi cán bộ chiến sĩ đều thấm nhuần ý nghĩa của trận trận tập kích, đó là:
– Địch tiếp viện cho mặt trận Điện Biên Phủ chủ yếu bằng máy bay, vì vậy bộ đội ta phá hoại một máy bay cũng giá trị nhƣ tiêu diệt một đại đội địch;
– Phá đƣợc sân bay của địch là trực tiếp phối hợp với chủ lực của ta đang vây ráo riết quân địch ở Điện Biên Phủ;
– Phá đƣợc sân bay của địch sẽ trực tiếp uy hiếp những đồn bốt của chúng đang bị quân ta mở những cuộc công kích lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu 5 và cả Nam Bộ.
Chính ý nghĩa cao quý đó càng kích thích lòng căm thù giặc của các chiến sĩ, thôi thúc họ quyết tâm thi đua giết giặc lập công.
Vì lực lƣợng vũ trang Kiến An phải tiến hành tập kích sân bay Cát Bi trong lòng địch – một căn cứ địch bố phòng chặt chẽ, hiện đại, đƣờng vào, đƣờng rút vô cùng khó khăn; nên đòi hỏi những ngƣời tham gia trận đánh phải là những ngƣời dũng cảm không sợ hi sinh gian khổ, có đầy đủ tinh thần và nghị lực mới vƣợt qua mọi trở ngại giành thắng lợi. Phải xác định rõ chúng ta
không thể thắng địch chỉ bằng ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm mà còn phải bằng sức mạnh của thể lực và kĩ thuật.
Ngoài ra, từ cán bộ đến chiến sĩ mọi ngƣời đều học tập nghiên cứu để thấm nhuần phƣơng châm tấn công là: Bí mật bất ngờ, đánh sâu rút xa, dùng lực lƣợng nhỏ vẫn gây đƣợc tổn thất lớn. Mọi cán bộ chiến sĩ đều phải hiểu rõ nhiệm vụ, cách đánh, điều kiện thuận lợi và những khó khăn phải vƣợt qua. Đề cao kỉ luật chiến đấu, tinh thần đoàn kết hiệp đồng.
Đặc biệt, 32 cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia trận đánh đều tự hào vì họ là đại diện cho lực lƣợng tác chiến tinh nhuệ của toàn địa phƣơng; đại diện cho quân dân Hải Phòng Kiến An báo cáo với Đảng và Bác Hồ và Bộ tổng tƣ lệnh
―Đánh thắng địch nhưng phải bảo toàn lực lượng, bảo vệ cơ sở‖ [3, Tr.119]. Các đồng chí lãnh đạo còn phổ biến quán triệt chủ trƣơng của Tỉnh uỷ, quyết tâm của Tỉnh đội về ý nghĩa của trận đánh cho các cán bộ chiến sĩ và quần chúng cơ sở. Chúng ta còn vạch rõ tội ác của thực dân Pháp đối với đồng bào ta; từ đó khơi dậy lòng căm thù giặc, động viên tinh thần dũng cảm chiến đấu, quyết đánh quyết thắng để góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng ta còn đồng thời vận động cán bộ, quần chúng nhân dân các địa phƣơng bảo vệ giúp đỡ đơn vị tập kích hoàn thành nhiệm vụ.
Những yêu cầu trận đánh đƣợc quán triệt tới cán bộ và chiến sĩ tham gia trận đánh. Đồng chí nào cũng hồ hởi phấn khởi, hứa quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau khi nghiên cứu tình hình địch, phổ biến kế hoạch trên sa bàn, giải quyết hết thắc mắc, các cán bộ chiến sĩ đã viết quyết tâm thƣ hứa với Bác Hồ, với Đại tƣớng và Bộ tƣ lệnh: ―Quyết hoàn thành nhiệm vụ‖.
CHƢƠNG III
Diễn biến, kết quả của trận đánh