Lực lượng chiến đấu nhỏ nhưng tinh nhuệ

Một phần của tài liệu Quá trình tổ chức trận tập kích sân bay Cát Bi (Trang 80)

Trong nghệ thuật quân sự truyền thống, chúng ta luôn coi trọng việc dùng lực lƣợng một cách hợp lý, nhằm đạt hiệu lực cao, nhƣ Nguyễn Trói núi: ―sức dùng có nửa, công đƣợc gấp đôi‖. Phƣơng châm sử dụng lực lƣợng nhỏ nhinh chất lƣợng cao để tấn công đạt hiệu quả lớn của Ban chỉ huy Tỉnh đội Kiến An đã đƣa đến thắng lợi của trận đánh sân bay Cát Bi vì nó phù hợp với nghệ thuật quân sự truyền thống và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tiễn của quân ta lúc đó.

Quyết tâm sơ bộ ban đầu của tỉnh Kiến An là sử dụng một lực lƣợng 130 ngƣời tập kích vào sân bay nhƣng trong quá trình chuẩn bị, Tỉnh uỷ thấy cần phải thay đổi. Nếu sử dụng lực lƣợng quá lớn thì khó đảm bảo đủ cơ sở giấu quân sát địch trƣớc khi tiến công, do không thể hành quân xa hàng chục km từ khu du kích, lại vƣợt qua ba con sông đến tập kích xong rút về khu du kích trƣớc khi trời sáng. Phải biết tổ chức và sử dụng lực lƣợng nhỏ, gọn, nhẹ, vận

4,

Đặng Kinh (1999), ―Tỉnh đội Kiến An với công tác tổ chức chỉ huy trận tập kích sân bay Cát Bi ngày 7 tháng 3 năm 1954‖, Kỷ yếu Hội nghị Đoàn dũng sĩ Cát Bi kỉ niệm 45 năm chiến thắng Cát Bi, Tr.21, Lƣu hành nội bộ.

động đƣợc nhanh chóng thì khi vƣợt sông, luồn qua những đồn bốt địch đóng dày đặc mới đảm bảo đƣợc bí mật; nhân dân mới có đủ hầm bí mật cho bộ đội tiến quân. Dùng lực lƣợng nhỏ nhƣng chất lƣợng cao thì sức phá hoại không hề kém đi, lại dễ giải quyết nhanh trận đánh.

Thực tế đã chứng minh: ta chỉ có 32 chiến sĩ mà trong 25 phút phá huỷ đƣợc 59 máy bay địch với nhiều bom đạn, kho tàng và sân bay bị cháy suốt 17 giờ liền, đánh xong phải rút quân thật xa trên 20 km, vƣợt qua 3 con sông mà vẫn bảo toàn lực lƣợng. Phƣơng thức trên đây càng tỏ rõ hiệu quả một khi đƣợc xác định đùng hƣớng tấn công đột kích vào sân bay và tổ chức chu đáo việc bảo vệ đƣờng rút sau trận đánh. Việc dùng lực lƣợng nhỏ tấn công đạt hiệu quả cao tất nhiên phải dựa vào sự tạo điều kiện của cấp trên, sự giúp đỡ che chở của nhân dân... nhƣng rõ ràng chất lƣợng của từng chiến sĩ trong đơn vị phải đƣợc chọn lọc kĩ càng; ngoài các yêu cầu về chính trị, tinh thần thì còn phải là các vấn đề về thái độ và kinh nghiệm tác chiến, kĩ năng chiến đấu, khả năng bơi lội và sức khoẻ...

Tỉnh đã chọn lọc 32 cán bộ chiến sĩ tham gia trận tập kích sân bay Cát Bi về cơ bản đều là cán bộ; tiêu chuẩn đặt ra để chọn lựa là:

– Cán bộ tiểu đội làm chiến đấu viên; – Cán bộ trung đội làm tổ trƣởng; – Cán bộ đại đội làm mũi trƣởng.

Cụ thể là đồng chí Lê Thừa Giao (Minh Khánh) phụ trách ban tác chiến của tỉnh làm Chỉ huy trƣởng, đồng chí Đỗ Tất Yến – Đại đội trƣởng C295 làm Chỉ huy phó, đồng chí Tạ Văn Thiều (Mai Năng) – cán bộ trinh sát của tỉnh làm Tổ trƣởng đội trinh sát, đồng chí Phạm Minh (Nhẫn) – Bí thƣ Tỉnh uỷ kiêm chính trị viên Tỉnh đội trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy khâu tổ chức, chuẩn bị cho đến khi thực hành chiến đấu và rút quân.

Đồng chí Minh Khánh đƣợc Tỉnh uỷ và Tỉnh đội trƣởng Đặng Kinh nhất trí chọn làm ngƣời đội trƣởng vì đây là đồng chí lão thành cách mạng trƣởng thành từ cơ sở lên, nguyên là Huyện đội trƣởng huyện Kiến Thuỵ năm 1950 và

nguyên là huyện đội trƣởng An Lão 1951  1952. Đồng chí cũng là ngƣời tham mƣu trận tập kích thị xã Kiến An và là đội trƣởng chỉ huy trận tập kích Đồ Sơn. Đây cũng là một cán bộ chuyên gia vùng địch hậu, gan lì và chín chắn, có trình độ năng lực, có khả năng xử trí mọi tình huống.

Lực lƣợng chiến đấu trực tiếp chọn chủ yếu trong đại đội 295 (nguyên là đại đội Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng) rất quen sông nƣớc, có kinh nghiệm đánh vùng địch hậu, có thành tích chiến đấu, vừa trải qua đợt chống càn Cơ – lốt ở Tiên Lãng thắng lợi. Với lực lƣợng nòng cốt này Tỉnh bổ sung thêm chiến sĩ ở các đơn vị khác của tỉnh nhƣ đội trinh sát 186... Vì lực lƣợng chiến đấu chất lƣợng nhƣ vậy nên không nhiệm vụ khó khăn bộ đội ta nào không hoàn thành.

4.1.4.Trận đánh là đỉnh cao của chiến tranh nhân dân ở Hải Phòng

Kiến An trong kháng chiến chống thực dân Pháp:

Suốt những năm tháng chiến đấu với kẻ thù trong vùng sâu – căn cứ hậu phƣơng chiến lƣợc của chúng, tính chất toàn dân của cuộc chiến tranh nhân dân ở Hải Phòng  Kiến An do Đảng phát động thể hiện rất rõ nét. Chiến đấu và chiến thắng tại một vùng địch hậu sâu đã vô cùng gian khó; Cát Bi lại còn là một căn cứ quân sự lớn nhất miền Bắc Đông Dƣơng, đảm nhiệm chức năng có ý nghĩa chiến lƣợc của chiến tranh trong vùng nên cuộc chiến đấu lại càng khó khăn hơn.

Đánh vào căn cứ nằm sâu trong vùng địch kiểm soát, thì sự giúp đỡ, che chở của nhân dân địa phƣơng, sự phối hợp, giúp đỡ của đảng bộ, chính quyền và đoàn thể địa phƣơng là điều kiện không thể thiếu để giành thắng lợi. Ngay từ giai đoạn đầu, tỉnh uỷ Kiến An đã có chủ trƣơng: Kiên quyết bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở và mở rộng căn cứ trong lòng địch, nhất là việc xây dựng cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhờ có cơ sở vững chắc trong dân chúng ta mới nắm đƣợc địch, nhờ đó bộ đội địa phƣơng tỉnh và huyện sẽ đƣợc dân giúp đỡ,

chiến đấu ngày càng trƣởng thành và hoạt động theo phƣơng châm: Tìm địch mà đánh.

Nhờ có nhân dân một số xã thuộc các huyện Kiến Thuỵ, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo mà ta xây dựng đƣợc nơi trú quân, nơi chuẩn bị thực hiện kế hoạch chiến đấu, nơi xuất phát cho trận đánh sân bay Cát Bi. Chính nhân dân một số xã ven đƣờng 14, đặc biệt là nhân dân xã Hoà Nghĩa đã cƣu mang bộ đội từ bát cơm, chén nƣớc, hầm bí mật, từ sự chịu đựng đòn tra khảo của kẻ thù và sẵn sàng hi sinh tất cả vì chiến thắng Cát Bi.

Nhƣ vậy, Đảng là lực lƣợng tiền phong, lực lƣợng lãnh đạo trận đánh nhƣng lực lƣợng quyết định thắng lợi chính là nhân dân Hải Phòng  Kiến An, trong đó chúng ra phải nhấn mạnh đến sự đóng góp rất đáng kể của nhân dân xã Hoà Nghĩa. Ngay từ khi chuẩn bị đến Hoà Nghĩa xây dung cơ sở, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ nhận định chung tuy chi bộ ở đây còn ít đảng viên nhƣng nhân dân Hoà Nghĩa vốn có truyền thống kiên cƣờng trong đấu tranh, giàu lòng yêu nƣớc, thuỷ chung son sắt với cách mạng, vì vậy Đảng đặt niềm tin vào sức mạnh của nhân dân góp phần quan trọng cho trận đánh sân bay Cát Bi thắng lợi. Trong lần về làm việc với Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng, nguyên Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã ngợi ca tấm lòng vì cách mạng của của nhân dân Hoà Nghĩa:

―Nếu không có những tấm lòng muôn lần quý hơn vàng, trong như pha lê ấy thì không thể có chiến thắng Cát Bi, lịch sử đừng quên Hoà Nghĩa‖ [4, Tr.71]

Có thể nói, thiếu sự giúp đỡ, chở che của nhân dân thì các dũng sĩ Cát bi dù giỏi đến mấy cũng khó mà hoàn thành tốt nhiệm vụ; nếu không có cơ sở nhân dân, cán bộ nằm vùng, nếu không có trinh sát thực địa, dẫn đƣờng và chỉ mục tiêu tấn công thì dù bộ đội ta cũng chỉ nhƣ ngƣời khổng lồ nhƣng mù cả hai mắt. Đúng nhƣ lời Bác đã nói: ―Dễ nghìn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong‖.

Chiến thắng Cát Bi là cả một quá trình chuẩn bị và tổ chức chiến đấu rất công phu, đầy hi sinh, gian khổ của nhiều cán bộ chiến sĩ và nhân dân vùng địch hậu Hải Phòng  Kiến An dƣới sự lãnh đạo chỉ đạo tài tình của Tỉnh uỷ và Khu

uỷ. Nó thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu, một lòng tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng và Bác Hồ, quyết tâm chiến thắng quân địch, bảo toàn lực lƣợng của quân dân Hải Phòng  Kiến An.

Chiến thắng Cát Bi phát triển kinh nghiệm tập kích thị xã Kiến An, Sở Dầu, Đồ Sơn... Đối với trận tập kích thị xã Kiến An ngày 20 tháng 4 năm 1953, bộ đội ta đã rút ra đƣợc rất nhiều bài học kinh nghiệm. Đó là bài học dùng lực lƣợng tƣơng đối nhỏ của bộ đội địa phƣơng luồn sâu vào vùng địch hậu, đánh vào một trong những hậu cứ và bàn đạp chiến lƣợc của địch ở đồng bằng Bắc Bộ. Đánh vào hậu cứ địch là đòn đánh trúng, đánh hiểm vào nơi địch không ngờ, đạt hiệu suất chiến đấu cao, gây ảnh hƣởng lớn cả về quân sự, chính trị. Với phƣơng thức ấy, chúng ta không những tiêu diệt đƣợc nhiều sinh lực địch và phƣơng tiện chiến tranh quan trọng mà còn đánh mạnh vào tinh thần địch, khiến chúng choáng váng, khiếp sợ, nâng cao lòng tin và khí thế đấu tranh.

Chúng ta cũng rút ra những bài học vô cùng quý báu về các thức tổ chức trận đánh và lui quân. Ở trận tập kích Kiến An, do chủ quan khinh địch và tổ chức chỉ huy không chặt chẽ, chu đáo nên khi lui quân, quân ta bị tổn thất, thƣơng vong đáng tiếc. Nhƣng đến trận tập kích sân bay Cát Bi, ban lãnh đạo đã đề ra phƣơng án chiến đấu từ lúc cán bộ chiến sĩ bắt đầu hành quân cho đến lúc rút quân hết sức tỉ mỉ chu đáo, nhờ đó chúng ta đánh thắng giòn giã nhƣng vẫn bảo toàn lực lƣợng.

Phƣơng thức tấn công vào sân bay Cát Bi của bộ đội địa phƣơng Kiến An đã mở ra một lối đánh mới: dùng một lực lƣợng nhỏ nhƣng tinh nhuệ, một ngƣời có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu mà vẫn bảo toàn lực lƣợng, sử dụng kĩ thuật mật tập luồn sâu vào các mục tiêu nằm trong vùng địch kiểm soát, đánh cho địch những đòn bất ngờ. Đó là cách đánh sáng tạo của chiến tranh nhân dân địa phƣơng để tìm mọi cách đánh thắng địch.

Trận đánh vào sân bay Cát Bi là một trận tập kích tiêu biểu của quân và dân Hải Phòng – Kiến An nói riêng và của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ nói chung. Phƣơng thức tập kích sử dụng

trong trận đánh nay chính là một trong những hình thức chiến thuật du kích. Tƣ tƣởng chỉ đạo của chiến thuật đó là dựa chắc vào nhân dân, liên tục tiến công địch, phát huy mọi thứ vũ khí có trong tay, lợi dụng địa hỡnh thiờn hiểm, hiểm yếu, vận dụng linh hoạt cỏc cỏch đánh, dũng cảm, mƣu trí để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, giữ gỡn và phỏt triển lực lƣợng ta.

Để có đƣợc thắng lợi của trận tập kích Cát Bi, hậu phƣơng của ta phải rất vững chắc. Có dân, đƣợc lòng dân là có điều kiện rất cơ bản để các cán bộ chiến khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Thắng lợi này đã cho thấy sự đúng đắn khi phát động một cuộc chiến tranh du kích rộng rãi, có chiều sâu và đã đạt tới đỉnh cao theo phƣơng châm dựa vào sức mình là chính. Chính Na – va sau này đã phải thừa nhận: ―dùng những thủ đoạn và phƣơng tiện chiến tranh hiện đại để chống chiến tranh du kích là một điều vô ích‖[26, 134].

Chiến thắng Cát Bi còn nói lên sự thành công mới của một mô hình quân sự quán triệt và vận dụng đƣờng lối chiến tranh nhân dân, bằng lực lƣợng vũ trang nhân dân địa phƣơng làm nòng cốt, huy động sức mạnh toàn dân, nhất là nhân dân vùng địch hậu. Theo chỉ thị của Khu uỷ, Tỉnh đội Kiến An ngoài việc sử dụng C295, C198, C186 còn huy động một bộ phận của đội vũ trang huyện Kiến Thuỵ làm nhiệm vụ chặn viện đƣờng 14, bao vây kiềm chế các đồn bốt, bảo vệ đội đánh sân bay rút ra an toàn. Ở Tiên Lãng chỉ thị cho C196 chuẩn bị đánh càn ở khu 4, điều động C29 trợ chiến mang súng DKZ sang đê Hùng Thắng, Vinh Quang chuẩn bị đánh tàu chiến địch. Tỉnh đội trực tiếp chỉ đạo công binh xƣởng sản xuất bộc phá, thủ pháo, kìm cắt dây thép gai trang bị cho đội đánh Cát Bi. Nhƣ vậy có thể nói: ngoài bộ đội trực tiếp đánh sân bay Cát Bi, Tỉnh đội Kiến An gần nhƣ đã huy động toàn bộ lực lƣợng của tỉnh phục vụ cho trận đánh này.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đối với miền Bắc, Hải Phòng là nơi đi trƣớc về sau - nơi nổ tiếng súng kháng chiến đầu tiên trƣớc ngày toàn quốc kháng chiến, cũng là nơi kết thúc cuộc kháng chiến sau cùng với quy chế khu vực tập kết 300 ngày. Vì vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc ở Hải Phòng không phải là chín năm nhƣ cả nƣớc mà là mƣời năm. Do tính chất chiến lƣợc của địa bàn, thực dân Pháp dùng nơi này làm thí điểm những âm mƣu, thủ đoạn và biện pháp đánh phá mới rồi đem thực hiện ở các nơi khác. Hải Phòng – Kiến An còn là nơi phải chịu đựng những đòn trả thù của địch sau mỗi lần chúng bị đánh tơi tả trên chiến trƣờng chính. Những đặc điểm đó quyết định tính chất hết sức phức tạp và lâu dài của cuộc kháng chiến của địa phƣơng. Chính vì vậy, mỗi chiến thắng của quân và dân Hải Phòng – Kiến An đạt đƣợc đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến của địa phƣơng và cả chiến trƣờng miền Bắc.

Chiến thắng Cát Bi ngày 07 tháng 3 năm 1954 của bộ đội địa phƣơng Kiến An là chiến thắng lớn nhất về tiêu diệt phá huỷ máy bay của địch trong kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần quan trọng làm tiêu hao nặng lực lƣợng không quân Pháp. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Tham mƣu quân đội Pháp đã tính toán rằng: ―Về mặt chi viện hậu cần thì thƣờng xuyên tập trung ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có 2000 tấn dụng cụ, lƣơng thực dự trữ. Trung bình hàng ngày có từ 70 –80 chuyến máy bay tiếp tế từ Hà Nội và Hải Phòng chuyên chở lên‖[28, Tr.173]. Họ cũng tính rằng: ―Theo kinh nghiệm chiến đấu ở Nà Sản, để duy trì sức chiến đấu ở Điện Biên Phủ, mức tiếp tế yêu cầu mỗi ngày khoảng 70 tấn trong điều kiện chiến đấu thông thường và khoảng 90 tấn trong điều kiện chiến đấu ác liệt‖ [38, Tr.173]. Rõ ràng, đƣờng hàng không – vận tải tiếp tế là con đƣờng chi viện duy nhất của thực dân Pháp cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vì vậy, khi trận tập kích sân bay Cát Bi diễn ra 6 ngày trƣớc khi quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nó đã góp phần đẩy nhanh sự tan rã và sụp đổ của tập đoàn cứ điểm này.

Với chiến công đó, ngay sau khi đƣợc tin chiến thắng Cát Bi, Bác Hồ đã điện khen và quyết định tặng đơn vị đánh sân bay Cát Bi danh hiệu ―Đoàn dũng sĩ Cát Bi‖, đó là phần thƣởng cao nhất đối với đơn vị lập công xuất sắc. Bên cạnh đó, lực lƣợng vũ trang nhân dân tỉnh Kiến An đã đƣợc chính phủ tặng Huân chƣơng Quân công hạng nhất, đây cũng là đơn vị đầu tiên trong toàn quân đƣợc nhận danh hiệu cao quý này.

Vào thời điểm đầu năm 1954, trận tập kích Cát Bi có thể coi là trận tập kích có quy mô lớn nhất toàn quốc. Cùng với chiến thắng Gia Lâm, chiến thắng Cát Bi có ảnh hƣởng vang dội trên khắp các chiến trƣờng toàn quốc. Trận đánh có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển chiến tranh du kích trong chiến cuộc

Một phần của tài liệu Quá trình tổ chức trận tập kích sân bay Cát Bi (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)