Ngày 06 tháng 12 năm 1953, Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tổng tƣ lệnh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đối với kế hoạch tập kích sân bay Cát Bi, lúc này qua gần 4 tháng chuẩn bị, Bí thƣ Huyện uỷ Kiến Thuỵ cho biết cơ sở Đảng, cơ sở chính trị đã hoàn thành kế hoạch, đảm bảo nơi ăn nghỉ qua đêm cho 150 ngƣời. Đội trinh sát của đồng chí Tạ Văn Thiều( Mai Năng) đã nắm chắc tình hình địch và địa hình, đủ cơ sở cho một kế hoạch tấn công phá máy bay.
Trên cơ sở đó, vào đầu tháng 12, đã diễn ra cuộc họp Thƣờng vụ Kiến An đã tổ choc cuộc họp để bàn về chủ trƣơng đánh sân bay Cát Bi. Chỉ huy trƣởng Tỉnh đội Đặng Kinh báo cáo quyết tâm kế hoạch là sử dụng 130 cán bộ chiến sĩ tinh tuý nhất đƣợc lựa chọn trong số 1400 quân của Tỉnh đội, chủ yếu lấy ở các đại đội chủ lực (dùng đại đội 295 đánh sân bay, còn C331, C196 và đại đội Quang Trung (Kiến Thuỵ) ở khu Tân Phong đánh càn) gồm phần lớn đảng viên và những cán bộ chiến sĩ đã trải qua các trận đánh Kiến An và Sở Dầu. Sử dụng 1000 kg thuốc nổ chia cho 100 chiến sĩ, mỗi chiến sĩ phá 2 máy bay; gói bộc phá 5 kg phá huỷ 1 máy bay.
Các đồng chí trong Thƣờng vụ nhất trí thông qua quyết tâm sử dụng 130 cán bộ chọn trong 4 đại đội; mục tiêu trận đánh phá huỷ từ 150 đến 200 máy
bay (sân bay Cát Bi thƣờng đậu khoảng 250 máy bay). Còn kế hoạch cụ thể giao cho ngƣời chỉ huy trận đánh đảm nhiệm.
Trận đánh sẽ do đồng chí Đặng Kinh, Tỉnh đội trƣởng Kiến An là chỉ huy trƣởng và Minh Khánh (Lê Thừa Giao) là chỉ huy phó. Ngày đánh là ngày 20 tháng 12, kỉ niệm 8 năm ngày kháng chiến của Hải Phòng; giờ nổ súng là 0 giờ.
Tinh thần quyết tâm của chúng ta trong trận đánh lớn ta không sợ thƣơng vong, thậm chí mỗi máy bay phải hi sinh một chiến sĩ cũng thoả đáng. Tuy nhiên yêu cầu của Thƣờng vụ Tỉnh uỷ với ngƣời chỉ huy là phải phát huy sáng tạo, giảm mức thƣơng vong của cán bộ chiến sĩ đến mức thật cần thiết. Còn một việc hết sức quan trọng là công tác giữ bí mật đến phút cuối cùng cho trận đánh là điểm quan trọng nhất.
Ngày 10 tháng 12 năm 1953, Bộ tƣ lệnh khu họp nghe báo cáo kế hoạch; tham dự có đủ các đồng chí trong Bộ tƣ lệnh gồm: đồng chí Ngạn (Đỗ Mƣời) – Bí thƣ Khu kiêm Chính uỷ khu, đồng chí Nguyễn Khai – Tƣ lệnh trƣởng khu, đồng chí Dƣơng Hữu Miên – Phó tƣ lệnh tham mƣu trƣởng khu, đồng chí Đặng Kinh – Tỉnh đội trƣởng Kiến An, chỉ huy trƣởng trận tập kích sân bay Cát Bi sắp tới. Sau khi nghe xong, cả ba đồng chí Ngạn, Khai và Miên đều thể hiện nhất trí với quyết tâm của tỉnh.
Nhƣng đồng chí Ngạn đƣa ra vấn đề: khi ta đánh xong, rút ra địch tập trung phản ứng thì ta sẽ đối phó nhƣ thế nào; lực lƣợng cơ động của địch ở Hải Phòng khá mạnh, khi địch thua đau nhất định chúng sẽ huy động 3 4 tiểu đoàn phối hợp với pháo binh thì lực lƣợng đánh địch nhƣ của tỉnh quá mỏng, khó đánh lại chúng.
Đồng chí Đặng Kinh đã trình bày việc địa phƣơng đã chuẩn bị đủ vũ khí bộ binh trang bị đủ cho 130 ngƣời cất sẵn ở xã Tân Phong, khi đánh sân bay xong rút ra sẽ có trang bị. Sáng hôm sau nếu địch phản ứng sẽ cùng với đại đội của tỉnh bố trí trƣớc tại đây để đánh càn. Thƣờng vụ tỉnh cũng đã dự kiến bộ đội ta đánh xong rút ra phải đánh càn với lực lƣợng địch ƣu thế, lại ở trong vùng
địch, không có lợi cho quân ta thì nhất định có tổn thất. Nhƣng nếu phá đƣợc 200 máy bay mà phải tổn thất 100, 200 cán bộ chiến sĩ thì cũng xứng đáng.
Đồng chí Nguyễn Khai đƣa ra đề nghị với Bộ tƣ lệnh khu về việc điều trung đoàn 50 đang đóng quân phía nam Thái Bình về Kiến An, kế hoạch tác chiến là: Đêm lực lƣợng của tỉnh nổ súng đánh phá sân bay thì hành quân vào Kiến Thuỵ đánh địch phản ứng để vừa tiêu diệt thêm quân địch vừa bảo vệ lƣc lƣợng của tỉnh đánh vào sân bay rút ra.
Cả ba đồng chí trong Bộ tƣ lệnh khu đều nhất trí với ý kiến này và cử đồng chí Dƣơng Hữu Miên – Phó tƣ lệnh sẽ trực tiếp chỉ đạo trung đoàn 50, chuẩn bị hành quân vào Kiến Thuỵ.
Ngày 15 tháng 12 năm 1953, trung đoàn 50 do đồng chí Dƣơng Hữu Miên chỉ huy từ Thuỵ Anh (Thái Bình) vƣợt sông Hoá sang Vĩnh Bảo (Kiến An), đóng quân ở xã Chấn Dƣơng chuẩn bị kế hoạch vƣợt sông Văn Úc vào Kiến Thuỵ thực hiện kế hoạch của Bộ tƣ lệnh khu. Đánh xong, lại rút về Kiến Thuỵ dựa vào nhau chống càn, đến tối sẽ vƣợt vòng vây để về khu du kích Tiên Lãng. Kế hoạch là nhƣ vậy nhƣng do chủ lực của khu quân số đông, di chuyển nặng nề, lại kèm theo một tiểu đoàn dân công phục vụ, nên trung đoàn 50 về đến huyện Vĩnh Bảo thì bị địch phát hiện.
Ngày 18 tháng 12 địch đƣa 3 tàu chiến và 20 ca nô chăng kín sông Văn Úc từ Dƣơng Áo đến bến đò Khuể suốt 10 ngày. Chúng bắn súng và pháo địch ở Kiến An bắn về, lái đò bỏ chạy, bị địch cƣớp mất 2 chiếc thuyền to chuẩn bị cho bộ đội vƣợt sông. Đó là do có một tên phản động ở khu vực chuẩn bị chiến trƣờng biết kế hoạch tập trung thuyền của ta đã báo cho địch.
Trƣớc tình hình đó, đồng chí Dƣơng Hữu Miên xin ý kiến Bộ tƣ lệnh khu quyết định tạm hoãn trận đánh vào sân bay Cát Bi, vì từ khi địch chiếm Kiến An đến lúc đó chƣa có lực lƣợng quân chủ lực đông hàng mấy nghìn quân về Kiến An nên đã lộ, địch tổ chức ngăn chặn chủ lực của ta. Rất may là ý định đánh Cát Bi của ta chƣa bị lộ; địch không ngờ ta định đánh Cát Bi mà chỉ tƣởng ta đánh vào Kiến Thuỵ.
Trong tình hình yêu cầu phối hợp với chiến trƣờng rất khẩn trƣơng phải hoãn trận đánh vào sân bay Cát Bi, Ban chỉ huy Tỉnh chủ trƣơng chuyển sang đánh trậnn ―vây điểm diệt viện‖. Ban chỉ huy đã lệnh cho đại đội 196 huyện Tiên Lãng đƣợc tăng cƣờng một bộ phận hoả lực của đại đội 311 của tỉnh, vây chặt vị trí địch tại thôn Đông Xuyên Ngoại giáp bờ sông Thái Bình lấn sát vị trí tấn công thật vào đêm mùng 4 tháng 1 năm 1954; bên cạnh đó sử dụng đội 12 công binh thả quả thuỷ lôi 150 kg thuốc nổ tạ bến đò Cầu trên sông Thái Bình về phía xã Khởi Nghĩa huyện Tiên Lãng đón đánh tàu tiếp viện của địch vào sáng mùng 5 tháng 1 năm 1954.
Quán triệt tinh thần nghị quyết Bộ chính trị tháng 9 năm 1953 là ―Căng địch ra mà đánh‖, đồng thời để quân ta có kinh nghiệm thì trong khi triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở, phục vụ cho trận đánh sân bay Cát Bi, ta đồng thời triển khai kế hoạch điều tra, nghiên cứu để đánh sân bay Đồ Sơn. Đánh Đồ Sơn lúc này ta nhằm 2 mục đích:
– Thứ nhất là phối hợp với chiến trƣờng chính, đây là đòi hỏi cấp bách; – Thứ hai là thí điểm đánh máy bay vận tải Đa – kô – ta, kho xăng Hang Dơi, để tìm ra cách đánh máy bay, vì lúc đó bộ đội ta còn rất bỡ ngỡ với nhiệm vụ này. Đây là chủ trƣơng sáng tạo và độc đáo của Tỉnh đội Kiến An.
Kinh nghiệm tập kích thị xã Kiến An, tập kích Sở Dầu đã mở ra khả năng đánh mới trên mặt trận sau lƣng địch; có thể dùng lực lƣợng đánh thọc sâu, tiêu diệt địch đạt hiệu quả và ý nghĩa lớn.
Để chuẩn bị cho trận đánh, các cán bộ của ta đã vào xã Ngọc Hải để trinh sát. Lực lƣợng gồm có 3 trung đội trƣởng, 9 tiểu đội trƣởng do đồng chí Quốc Bình – Bí thƣ chi bộ Đồ Sơn đƣa vào. Ban ngày từ rặng bứa Ngọc Hải ta có thể nhìn rõ sân bay, máy bay, các hàng rào thấp canh, máy bay lên xuống. Thực tế quan sát thấy cho thấy máy bay vận tải có đuôi sụt thấp, sải cánh không cao lắm, xác định ở tƣ thế đứng ta vẫn đánh vẫn đƣợc.
Tối 10 tháng 11 năm 1953, đoàn trinh sát sân bay Đồ Sơn trở về đến Lạch Hạng, đang bơi sông thì bị địch phục kích, nhƣng địch không bắt đƣợc một ai, chỉ có một đồng chí bị hi sinh.
Ban đầu, ngày 2 tháng 12 năm 1953 chúng ta đã tổ chức vào đánh Đồ Sơn, đi bằng thuyền từ xã Vinh Quang (Tiên Lãng) vào Bàng La (Đồ Sơn), tiến về mục tiêu nhƣng bị sóng lừng, cả đội say sóng, không đánh đƣợc. Đồng chí Đặng Kinh cùng đi quyết định trở về Tiên Lãng nghiên cứu cách đánh khác.
Đêm ngày 17 tháng 12 năm 1953, ta tổ chức 2 tiểu đội kết hợp với tổ trinh sát của tỉnh, do đồng chí Thắng – Đại đội phó 295 làm đội trƣởng; Tỉnh cử đồng chí Minh Khánh – Trƣởng ban tác chiến và đồng chí Trần Hoàn – Quân báo tỉnh đội đi đốc chiến.
Sau một thời gian nghiên cứu, phân tích kĩ tình hình mọi mặt, đêm 31 tháng 1 năm 1954, anh em vào đánh sân bay Đồ Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Kết quả của trận đánh ta đã diệt đƣợc diệt sở chỉ huy địch, phá huỷ 5 máy bay Đa — kô — ta, đốt cháy 5 triệu lít xăng ở chân núi Hang Dơi, tiêu diệt đƣợc 15 tên lính bảo vệ. Từ đó các chiến sĩ kết luận, ở tƣ thế đứng cũng đánh đƣợc máy bay chứ không hề cần phải 2 3 ngƣời chồng lên nhau, thuốc nổ không cần 5kg mà chỉ cần 1 2 kg và máy bay có nhiều chỗ móc đánh là nhanh nhất.
Đây có thể coi là một trận đánh thực tập nhằm giải quyết rất nhiều vấn đề còn vƣớng mắc cho bộ đội địa phƣơng tỉnh Kiến An nhƣ: vấn đề tổ chức và sử dụng lực lƣợng, chỉ huy, cách đánh luồn sâu vào những mục tiêu đƣợc địch bố phòng chặt chẽ, cách đánh phá máy bay, trang bị thuốc nổ cần thiết... Từ trận đánh sân bay Đồ Sơn, ta có đủ kinh nghiệm đánh sân bay Cát Bi, chiến thắng quan trọng ấy đã củng cố thêm lòng tin của cán bộ chiến sĩ là ta có thể đánh thắng nhƣ lời khẳng định của đồng chí Đặng Kinh, Tỉnh đội trƣởng Kiến An:
―Nhờ có trận đánh sân bay Đồ Sơn mà 37 ngày sau ta đánh thắng oanh liệt ở sân bay Cát Bi‖ [5, Tr.147].
Hai trận đánh tầu chiến trên sông Thái Bình, phá máy bay, đốt kho xăng tại thị xã Đồ Sơn đã phối hợp kịp thời với chiến trƣờng chính, vừa rút kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho trận đánh Cát Bi sắp tới.
Đêm ngày 12 tháng 02 năm 1954, đồng chí Đặng Kinh đã có cuộc họp ngắn khoảng một giờ với đồng chí Ngạn (Đỗ Mƣời). Đồng chí Ngạn đã nêu nhiệm vụ lúc này là theo yêu cầu của chiến trƣờng chính, Khu cần phải khẩn trƣơng phối hợp; làm sao để đánh đƣợc vào sân bay Cát Bi càng sớm càng tốt. Trƣớc đây Tỉnh uỷ và Khu uỷđều chuẩn bị đánh lớn, bây giờ ta thực hiện đánh nhỏ ăn chắc với nguyên tắc bí mật, bất ngờ nhƣ trận đánh vào Sở Dầu –Thƣợng Lí. Theo yêu cầu của Khu uỷ, bộ đội Kiến An phải phá đƣợc 50 máy bay là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và việc tiến hành tập kích sân bay nên diễn ra vào thời gian khoảng thƣợng tuần tháng 3, có thể từ mùng 5 đến mùng 10 tháng 3 là tốt nhất.
Chỉ huy trƣởng Đặng Kinh sau khi nghe ý kiến chỉ đạo đã nhận định rằng nếu phá 50 máy bay thì chỉ cần 30 cán bộ chiến sĩ chiến đấu trực tiếp và 2 cán bộ chỉ huy là đủ; còn đối phó với địch chỉ cần đội vũ trang của huyện Kiến Thuỵ chặn hai đầu đƣờng từ Đồ Sơn về, còn các vị trí địch trong Kiến Thuỵ chỉ cần bố trí du kích bí mật bao vây là đảm bảo. Nhƣ vậy, buổi làm việc giữa đồng chí Ngạn với đồng chí Đặng Kinh đầu năm 1954 coi nhƣ đã hình thành quyết tâm và kế hoạch tập kích vào sân bay Cát Bi là vững chắc, có cơ sở thực hiện.
Sau cuộc họp ấy, Chỉ huy trƣởng Đặng Kinh về báo cáo với đồng chí Phạm Minh – Bí thƣ Tỉnh uỷ, đồng chí Phạm Minh cũng rất phấn khởi và nhất trí giao cho ngƣời chỉ huy triển khai thực hiện. Lực lƣợng tiến hành trận đánh đã đƣợc thu hẹp lại gồm 32 ngƣời, lấy gọn vào đơn vị C295 cộng với một số trinh sát của C186 và chọn đồng chí Minh Khánh (Lê Thừa Giao) – Tiểu đoàn trƣởng tiểu đoàn 204 của tỉnh làm chỉ huy trận đánh.
Nhƣ vậy Bộ tƣ lệnh khu và Tỉnh uỷ đã quyết định không đánh nhƣ kế hoạch trƣớc. Bởi lẽ thực tế cho thấy dùng lực lƣợng lớn quá, phải đánh sâu trong lòng địch, công tác chuẩn bị chiến trƣờng nặng nề cồng kềnh, giấu quân
khó khăn, rất dễ lộ bí mật. Bây giờ chỉ nên sử dụng một lực lƣợng nhỏ, bí mật đột nhập vào sân bay và đánh máy bay là chủ yếu. Đánh nhanh, rút thật nhanh. Bộ tƣ lệnh cũng đặt vấn đề đánh ít hơn để giải quyết việc giấu quân, bảo đảm rút ra cho kịp.
Từ nhận định trên, Tỉnh uỷ chỉ thị cho ban chỉ huy tỉnh đội tổ chức, sử dụng một lực lƣợng nhỏ, đảm bảo chất lƣợng, hành động bí mật, bất ngờ tranh thủ chủ động đột nhập sân bay phá hoại lớn, đánh nhanh giải quyết nhanh và nhanh chóng rút về khu căn cứ trƣớc khi trời sáng để bảo toàn lực lƣợng. Các đơn vị khác phải làm nhiệm vụ kiềm chế đồn bốt chung quanh, chặn đƣờng bao vây của địch để bảo vệ đƣờng rút lui của quân ta.
Chiến thuật lúc này là dùng một phân đội nhỏ bí mật luồn sâu đột nhập vào sân bay, tiến công thành nhiều mũi vào các vị trí đƣợc phân công. Hƣớng đột nhập sân bay là hƣớng đông nam. Mục tiêu tiến công chủ yếu là khu máy bay đỗ trên đƣờng băng chính và đƣờng băng phụ.
Tuy nhiên kế hoạch mới cũng gặp một số khó khăn lớn. Từ căn cứ Tiên Lãng, lực lƣợng đánh sân bay phải vƣợt qua phòng tuyến tả ngạn sông Văn Úc, qua vùng địch hậu Kiến Thuỵ có nhiều đồn bốt, tề dõng, địa hình phức tạp. Nếu mở đƣợc đƣờng vào, cắt rào, tiếp cận trận địa, đánh xong, rút ra vẫn không kịp trƣớc khi trời sáng. Làm sao có thể quan đƣợc những tuyến phòng ngự dày đặc của địch ở đƣờng 14 và sông Văn Úc về đến khu Tiên Lãng đƣợc giữa ban ngày? Ngoài ra, cơ sở đảng, cơ sở quần chúng ở khu vực quanh sân bay còn yếu, không có khả năng bí mật đƣa lực lƣợng lớn vào giấu quân gần sân bay.
Về vấn đề lực lƣợng tấn công, sau khi đã thống nhất chọn 32 ngƣời, ta lại phải họp bàn cách giấu quân. Nếu đào hầm thì vì nƣớc xung quanh nhiều, sẽ bị sụt ngay, hơn nữa khi đào dễ lộ, lại chậm. Mọi ngƣời đều nhất trí cách giấu quân vào các nhà dân, vào các đống rơm rạ xung quanh, địch chủ quan có thể không ngờ ta giấu quân nhƣ vậy. Phƣơng án đó thật đơn giản, tuy hơi mạo hiểm một chút nhƣng rất thực tế. Nhiều trận phục kích bộ đội ta vẫn giấu quân tƣơng tự nhƣ vậy. Đồng chí Minh Khánh sau khi nắm ý kiến anh em bộ đội, đã trực
tiếp vào Hoà Nghĩa cùng với trinh sát nghiên cứu cách giấu quân, đồng thời kiểm tra lại đƣờng vào sân bay một lần cuối. Toàn đội giấu quân ở thôn Hoà Nghĩa, sát đƣờng 14 từ Hải Phòng đi Đồ Sơn.
Với những yêu cầu của trận tập kích sân bay Cát Bi sắp tới, phƣơng thức chiến thuật đề ra cho trận đánh là:
– Bảo đảm chất lƣợng, hành động bí mật bất ngờ, tranh thủ chủ động; – Dùng ít đánh nhiều, đánh nhỏ, ăn chắc;
– Đánh nhanh, giải quyết nhanh và nhanh chóng rút về căn cứ trƣớc khi