Xây dựng lực lượng và chuẩn bị vật chất

Một phần của tài liệu Quá trình tổ chức trận tập kích sân bay Cát Bi (Trang 53)

Việc quan trọng đầu tiên là lựa chọn những ai vào đơn vị xung kích 32 ngƣời. Tiếp đó là quy định những điều cần thiết cho đơn vị đặc biệt này. Thí dụ nhƣ việc giữ bí mật. Mọi sinh hoạt của đơn vị hầu nhƣ riêng biệt. Việc huấn luyện kĩ thuật cho bộ đội đƣợc tiến hành khẩn trƣơng, đều đặn nhƣng mãi đến

gần ngày chiến đấu ban chỉ huy mới phổ biến kế hoạch tác chiến cho các chiến sĩ.

30 chiến sĩ chiến đấu trực tiếp trong trận tập kích Cát Bi sắp tới đƣợc chọn từ các đơn vị tập trung của Tỉnh đội và đƣợc tổ chức thành một đội chiến đấu do đồng chí Minh Khánh chỉ huy chung. Lực lƣợng đảm bảo chiến đấu gồm quân báo tỉnh đội đảm nhiệm nắm cơ sở, trinh sát địch, xác định khu vực, mục tiêu tiến công và chuẩn bị địa bàn tác chiến do đồng chí Mai Năng phụ trách. Quân cảm tử hầu hết là cán bộ.

Lực lƣợng phối hợp chiến đấu gồm có:

– Hai tổ thuộc đại đội 198 có nhiệm vụ phá đƣờng 14, đánh chặn xe cơ giới địch từ ngã ba Ninh Hải xuống, từ Đồn Riềng lên, không cho địch chặn đƣờng vào ra của ta qua đƣờng 14, quãng Hoà Nghĩa.

– Bộ đội địa phƣơng huyện Kiến Thuỵ kết hợp với du kích bí mật bám sát các đồn Quý Kim, Đồng Mô, Phúc Xá, Lão Phong. Hai tiểu đội của các đại đội 295, 198 áp sát bao vây các đồn Riềng, Tạm Xá, sẵn sàng kềm chế địch trong vị trí để bảo vệ đƣờng rút của ta về căn cứ.

– Hai tiểu đội của đại đội trợ chiến 29 và đội đánh thuỷ lôi (giao thông chiến) đƣợc trang bị thuỷ lôi tự tạo, bố trí trận phục kích dọc đê Văn Úc từ xóm Vo Am đến bến đò Dƣơng Áo, Tiên Lãng, sẵn sàng đánh ca nô, tàu chiến địch trên sông Văn Úc, bảo vệ bến vƣợt sông và khu giấu thuyền đón bộ đội qua sông.

Các chiến sĩ trinh sát cũng tham gia trận đánh nhƣng với nhiệm vụ mở đƣờng, đối phó với địch. Sau khi lựa chọn xong cán bộ chỉ huy, tỉnh đội đã cho đồng chí chỉ huy đó đi cùng trinh sát viên vào điều tra thêm lần nữa và dựa trên thực tế duyệt lại kế hoạch đánh. Ngƣời chỉ huy đi cùng tổ trinh sát không phải chỉ cốt vào trong đó quan sát máy bay. Đồng chí đó đã cùng trinh sát soát lại toàn bộ tình hình, nắm lại cơ sở quần chúng và cũng ―mắt trông thấy, tay sờ đƣợc‖ máy bay mới đạt yêu cầu. Chính vì vậy mà việc huấn luyện bộ đội sau đó

đã sát với thực tế chiến đấu hơn, lòng tin tƣởng của anh em tham gia trận đánh đối với cán bộ chỉ huy đƣợc củng cố thêm.

Về việc chuẩn bị trang bị vũ khí, ta cho gói bộc phá 2kg/quả, có móc để móc vào thân máy bay khi đánh, mỗi ngƣời mang 3 quả. Trƣớc đây chúng ta dự kiến phá một máy bay hết 5 kg thuốc nổ, nhƣng sau trận tập kích sân bay Đồ Sơn, ta rút kinh nghiệm chỉ cần 2 kg thuốc nổ là có thể phá huỷ máy bay địch. Nhƣ vậy một ngƣời có thể mang 6 kg thuốc nổ để phá huỷ ba máy bay địch, rút bớt đƣợc lực lƣợng tác chiến, đồng thời lại đáp ứng đƣợc yêu cầu chiến thuật là dùng ít ngƣời mà phá hoại đƣợc lớn.

Mỗi cán bộ chiến sĩ tham gia trận đánh đều mang theo một tấm ni lông làm phao bơi ứng dụng khi vƣợt sông để bảo vệ bộc phá không bị ƣớt. Từ trang bị vũ khí, thuốc nổ, phao và thuyền qua sông cho đến viên kẹo phòng ho, lọ nƣớc mắm cáy để uống cho nóng ngƣời... tất cả đều đƣợc tính toán tỉ mỉ cho từng ngƣời.

Về công tác hậu cần: Bộ phận công tác dài ngày dựa vào cơ sở tại chỗ là chính; riêng lực lƣợng chiến đấu khi vào vị trí tập kết mang theo một ngày cơm nắm và dựa vào cơ sở ủng hộ, tiếp tế. Việc cứu chữa thƣơng binh, chôn cất liệt sĩ cũng nhờ cơ sở địa phƣơng quanh sân bay giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Quá trình tổ chức trận tập kích sân bay Cát Bi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)