Trong Đông Xuân 1953 1954, mặt trận đồng bằng của ta đang còn có những khó khăn nhất định do vừa phải đối phó với một loạt cuộc hành quân càn quét lớn, ác liệt, nhƣng đã có thêm nhiều thuận lợi mới. Các mặt trận trên cả nƣớc, nhất là mặt trận chính đánh mạnh đã thu hút một bộ phận quan trọng của khối cơ động chiến lƣợc địch lên đối phó với ta trên miền rừng núi, nên ở đồng bằng chúng bộc lộ nhiều sơ hở. Cả ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng, dân quân du kích của ta đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu và trƣởng thành vƣợt bậc. Tháng 9 năm 1953, Bộ chính trị ban chấp hành trung ƣơng đảng đã họp và quyết định chủ trƣơng tác chiến Đông Xuân 1953 1954, giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lƣng địch, phối hợp trên phạm vi cả nƣớc và phối hợp trên toàn Đông Dƣơng.
Quyết tâm của quân dân đồng bằng Bắc Bộ là đoàn kết quân dân, đẩy mạnh đấu tranh trên tất cả mọi mặt quân sự, chính trị, kinh tế... chủ yếu là đấu tranh vũ tranh để phá âm mƣu mới của địch. Trong tác chiến phải tranh thủ thời cơ, nhằm chỗ sơ hở, chỗ yếu và hiểm yếu của địch để tích cực tiêu diệt và giam chân địch, phối hợp chiến trƣờng và mở rộng các căn cứ du kích, giải phóng từng bộ phận địa bàn khi có điều kiện, đồng thời chủ động và tích cực chống càn, sẵn sàng đánh bại quân địch nếu chúng liều lĩnh tiến công ra các vùng tự do của ta.
Phƣơng châm tác chiến của quân dân Hải Phòng Kiến An là: ―Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt. Phải phát triển mạnh các lối đánh tập kích, phục kích, đánh giao thông, vây điểm diệt viện, mạnh bạo đánh sâu vào địa phƣơng nơi địch sơ hở để tiêu diệt cơ quan đầu não, phá sân bay, bến cảng, kho tàng và phƣơng tiện chiến tranh của địch‖[8, Tr. 455].
Ngày 20 tháng 11 năm 1953, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dƣơng đã thả quân dù xuống Điện Biên Phủ điểm then chốt của kế hoạch Na
va. Ta đang đánh mạnh ở khắp các chiến trƣờng để buộc địch phân tán lực lƣợng đối phó. Tin thắng lớn của quân ta ở Lai Châu dội về đồng bằng địch hậu nhƣ một nguồn cổ vũ, khích lệ mạnh mẽ quân dân ta. Cuối năm 1953 ta mở chiến dịch Tây Bắc lần thứ hai.
Giặc Pháp hốt hoảng cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, rút quân còn lại ở Tây Bắc về đó, với chủ định tránh cho quân lính khỏi bị tiêu diệt. Mặt khác chúng xây đắp Điện Biên thành một hệ thống cụm cứ điểm mạnh để bảo vệ Thƣợng Lào, tạo bàn đạp tiến công đánh chiếm lại Tây Bắc và tiêu diệt chủ lực của ta. Chúng dùng một lực lƣợng 21 tiểu đoàn gồm nhiều binh chủng chiếm đóng cánh đồng Điện Biên và những đồi núi xung quanh, xây dựng lên hai sân bay trong một khoảng thung lũng nhỏ hẹp ấy. Tất cả quân lính, vũ khí, thuốc men, xe tăng và xe cơ giới khác đều phải chở bằng máy bay từ đồng bằng Bắc Bộ lên thả dù xuống Điện Biên Phủ.
Để giữ vị trí quan trọng Điện Biên Phủ, đảm bảo cho các lực lƣợng phòng thủ ở đây luôn sung sức, một cầu hàng không từ vùng đồng bằng Bắc Bộ lên Điện Biên Phủ đƣợc thành lập. Gần nhƣ toàn bộ không lực Pháp ở Đông Dƣơng đƣợc huy động để làm nhiệm vụ này. Không quân của Pháp phải làm rất nhiều nhiệm vụ: Đánh phá đƣờng vận chuyển của ta từ các hƣớng lên Điện Biên; trinh sát và quan sát để chỉ thị mục tiêu cho pháo binh và máy bay oanh tạc; vận chuyển vũ khí, đạn dƣợc, lƣơng thực, thuốc men, quân bổ sung cho Điện Biên Phủ, chở thƣơng binh về sau; chi viện chiến đấu cho quân phòng thủ; đánh phá hậu phƣơng của đối phƣơng. Vì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ — ―Pháo đài
không thể công phá‖ - nhƣ tƣớng Na - va thƣờng huyênh hoang lại ở xa hậu phƣơng nên yêu cầu đặt ra cho cầu hàng không càng lớn.
Riêng ở sân bay Cát Bi, hàng ngày hơn 100 lƣợt máy bay vận tải DC 3, 30 máy bay C119 cất cánh từ sân bay này để chở 200 300 tấn hàng hoá vũ khí lên Điện Biên. Nhƣ vậy muốn tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này ta cần phá các sân bay của địch, nhất là Cát Bi, cắt đƣờng tiếp tế của chúng.
Sau khi ta đánh hai trận tập kích vào thị xã Kiến An và Sở Dầu Hải Phòng thì Bộ Tƣ lệnh quân khu Tả Ngạn đã đề ra phƣơng châm chỉ đạo tác chiến trong hậu địch là tiếp tục tiêu diệt sinh lực quan trọng và phá huỷ phƣơng tiện chiến tranh của địch, phát triển chiến tranh du kích. Để hƣởng ứng chiến dịch Đông Xuân 1953 1954, nhằm tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá kế hoạch bình định, phối hợp với chiến trƣờng Điện Biên Phủ, Tổng quân uỷ, Khu uỷ Tả ngạn đã chỉ thị cho tỉnh đội Kiến An tổ chức một trận tập kích vào sân bay Cát Bi nhằm các mục đích:
– Phá huỷ một số lƣợng lớn máy bay địch để phối hợp với chiến trƣờng Điện Biên Phủ;
– Làm cản trở sự chi viện đƣờng không của địch cho các mặt trận, gây hoang mang trong binh lính, sĩ quan địch;
– Đồng thời thúc đẩy chiến tranh du kích của ta trong vùng địch tạm chiếm. Các nhà quân sự của dân tộc ta luôn nhấn mạnh quyền chủ động trong chiến đấu. Tiến công chính là một hành động giành quyền chủ động; chúng ta đánh thực dân Pháp một cách tích cực, luôn hãm địch vào thế bị động.
Tháng 7 năm 1953, bộ đội địa phƣơng tỉnh Kiến An đƣợc Trung ƣơng và Bộ tƣ lệnh giao nhiệm vụ đánh Cát Bi, dƣới quyền điều khiển của đồng chí Đặng Kinh – Tỉnh đội trƣởng Kiến An.
Đối với đồng chí Đặng Kinh – ngƣời kiến trúc sƣ của trận đánh sân bay Cát Bi, ngay sau trận tập kích Sở Dầu đêm 18 tháng 6 năm 1953, suy nghĩ của ông lúc đó là: từ Thu Đông 1953 đến Đông Xuân 1954, Kiến An phải đánh những trận nào nữa để phối hợp với các chiến trƣờng một cách đắc lực nhất. Và ý đồ
tập kích Cát Bi đã nảy sinh. Vì sao lại chọn mục tiêu đánh sân bay Cát Bi, lí do đồng chí Đặng Kinh nghĩ đến nhiều nhất lúc ấy là đánh vào chỗ địch nó cho là mình không thể đánh đƣợc, tức là bất ngờ rất lớn, địch không bao giờ ngờ tới thì ta sẽ thắng lớn.
Chọn điểm tấn công là sân bay Cát Bi, chúng ta đã chọn đúng vào nơi hiểm và sơ hở của địch mà tiến công. Đánh vào chỗ hiểm thì lực lƣợng nhỏ cũng có thể tạo thành tác động lớn, một mũi kim có thể có tác dụng hơn một thanh kiếm. Chỗ hiểm của địch có khi là chỗ yếu, nhƣng chỗ hiểm của địch có khi lại là chỗ mạnh. Nhƣng dù là chỗ mạnh thì trong thế mạnh chung, kẻ địch bao giờ cũng có mặt yếu và sơ hở. Do đó hƣớng tiến công chủ yếu thƣờng nhằm vào nơi hiểm và yếu của địch, nhƣng khi cần thiết và có điều kiện cũng nhằm vào nơi hiểm và mạnh của chúng. Trong trƣờng hợp đó, vẫn phải tìm nơi có nhiều sơ hở của địch mà tiến công. Quyết định tập kích sân bay Cát Bi, ta ta phải lƣợng đúng sức mình, phải có đầy đủ điều kiện tạo thành thế mạnh và lực mạnh hơn địch để tiêu diệt lực lƣợng mạnh của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở sân bay này.
Đầu tháng 10 năm 1953, Ban chỉ huy Tỉnh đội Kiến An đã mở cuộc họp nghe cơ quan tham mƣu báo cáo về nhiệm vụ chuẩn bị cho trận đánh sân bay Cát Bi. Cuộc họp có đồng chí Phạm Minh (tức Nhẫn) – Bí thƣ Tỉnh uỷ Kiến An kiêm chính trị viên, đồng chí Đặng Kinh – Thƣờng vụ Tỉnh đội trƣởng tỉnh đội Kiến An, đồng chí Trần Cƣ – Bí thƣ huyện uỷ Hải An, đồng chí Giang Sơn – quyền Bí thƣ huyện uỷ Kiến Thuỵ, đồng chí Trần Hoàn – trƣởng ban quân báo Tỉnh đội, đồng chí Lục – trƣởng ban địch vận.
Trƣớc hết đồng chí Giang Sơn báo cáo tình hình đã gây đƣợc cơ sở ở xã Tân Phong và Hoà Nghĩa, nắm chắc đƣợc 3 gia đình tốt, đã cho đào hầm. Còn về hƣớng Đồ Sơn thì bãi sú rộng, mật thám lùng sục thƣờng xuyên, khả năng không đột nhập đƣợc. Ban chỉ huy quan tâm đến việc đồng chí Phạm Văn Bỉnh, trƣởng đội trinh sát hƣớng Đồ Sơn bị bắt có lộ mục tiêu tác chiến không? Qua trao đổi mọi ngƣời đều nhất trí rằng: đồng chí Bỉnh là đảng viên cốt cán của lực
lƣợng trinh sát, khi ra đi mới nhận nhiệm vụ xây dựng cơ sở, nếu thành công thì ra ngoài báo cáo cấp trên rồi mới nhận nhiệm vụ đánh địch trong sân bay. Do đó, mục tiêu đánh sân bay đồng chí Bỉnh chƣa biết, hơn nữa đồng chí lại bị địch bắt trong trận càn Tiên Lãng, địch sẽ không thẩm vấn sâu địa bàn trong địch hậu. Ban chỉ huy kết luận đồng chí Bỉnh bị bắt không lộ mục tiêu sân bay, ý đồ tác chiến tiếp tục đƣợc triển khai.
Tiếp theo, mọi ngƣời cùng nghiên cứu bản đồ sân bay Cát Bi. Đó là bản vẽ sân bay do cơ sở của ta là một nhân viên địa chính cung cấp. Đồng chí Trần Hoàn – quân báo chỉ nói từ Tiên Lãng vào sân bay Cát Bi có phòng tuyến sông Văn Úc, phòng tuyến sông Đa Độ, phòng tuyến đƣờng 14, còn cụ thể sân bay phải chờ tổ trinh sát vào thì mới biết đƣợc. Đồng chí Lục, báo cáo đã cho nhiều hƣớng nhân mối, chỉ biết sân bay có nhiều hàng rào kẽm gai kiên cố, nhiều tháp canh, nhiều đèn pha, còn cụ thể chƣa nắm đƣợc, tổ mật giao thì bị địch kiểm tra gắt gao.
Trong cấp lãnh đạo lúc đó có nêu mấy ý kiến quan trọng về những trở ngại lớn khi ta đánh Cát Bi:
– Thứ nhất là vị trí sân bay ở sâu trong lòng địch, từ căn cứ du kích huyện Tiên Lãng hành quân vào phải vƣợt qua ba con sông lớn;
– Thứ hai là sân bay Cát Bi là một sân bay chính của cả chiến trƣờng Bắc Bộ, nhƣng tình hình địch thì chƣa biết ra sao;
– Thứ ba là vùng xung quanh sân bay là vùng bị địch lập vành đai trắng và kiểm soát khống chế gắt gao. Cơ sở quần chúng của ta ở quanh sân bay hầu nhƣ chƣa có, nơi có thì lại yếu.
Vì vậy vấn đề đầu tiên phải giải quyết là làm sao có cơ sở đứng chân làm bàn đạp để tiến vào sân bay. Cho nên phải chọn những ngƣời dũng cảm nhất, những ngƣời biết làm công tác tình báo, biết luồn vào vị trí giỏi, đồng thời lại biết làm công tác quần chúng, gây dựng cơ sở trong nhân dân. Quân ta chƣa biết sân bay ra sao, ngay đến cái hàng rào ngoài cùng của sân bay chúng ta cũng chƣa từng tiếp cận. Vì vậy, phải dùng mọi cách để trinh sát địch, dùng đủ mọi
nguồn để kiểm tra tài liệu trinh sát và trinh sát đến đâu là phải dự kiến đƣợc ngay đƣờng vào của quân ta sẽ thế nào, cách đánh nhƣ thế nào, rút nhƣ thế nào...
Ban chỉ huy quyết định:
– Hợp nhất hai tổ trinh sát thành một tổ, giao cho đồng chí Tạ Văn Thiều (tức Mai Năng) chỉ huy đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ:
Nắm chắc tình hình địa hình;
Bảo đảm dẫn quân vào phá máy bay;
Cùng với địa phƣơng xây dựng cơ sở chính trị.
– Tỉnh tăng cƣờng cho đồng chí Giang Sơn 5 trinh sát viên do đồng chí Tạ Văn Thiều làm tổ trƣởng dƣới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, vào xã Tân Phong lập bàn đạp tiến sang gây cơ sở ở Hoà Nghĩa, tìm mọi cách đột nhập vào sân bay, kiểm tra kĩ cách bố phòng của địch.
– Đồng chí Trần Cƣ, đồng chí Lục có nhiệm vụ khai thác lực lƣợng ở sân bay, số lƣợng máy bay, cách bố phòng nhƣng phải thật khéo, tuyệt đối giữ bí mật.
– Giao cho chỉ huy trƣởng Tỉnh đội lập kế hoạch tác chiến vây điểm diệt địch, đánh tàu địch trên sông, đánh kho tàng và sân bay Đồ Sơn. Đặt kế hoạch cho lực lƣợng vũ trang huyện An Dƣơng đánh mìn trên đƣờng sắt, phối hợp với lực lƣợng của khu tổng phá đƣờng 5 và đƣờng sắt.
– Giao cho đồng chí Quốc Hiệu – Chính trị viên phó cùng với Tham mƣu trƣởng Lê Vĩnh, huy động du kích khi càn phối hợp chiến trƣờng, chỉ đạo du kích bao vây toàn bộ vị trí của địch đóng cô lập ở 2 khu duc kích Vĩnh Bảo Tiên Lãng, tạo điều kiện cho chủ lực của tỉnh và huyện đánh quân tiếp tế trên đƣờng 10, đƣờng 5 và chuẩn bị đánh địch rút chạy.
Nhƣ vậy việc tập kích sân bay Cát Bi sẽ có tác dụng phối hợp tác chiến với chiến dịch Đông xuân 1953 – 1954. Trận đánh này sẽ góp phần phát triển chiến tranh du kích.
CHƢƠNG II
Quá trình chuẩn bị cho trận đánh