1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 đến 2020

166 714 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Nhân lực không chỉ là nhân tố quyết định đối với sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, mà nó còn là mục tiêu và biểu hiện rõ nét nhất trình độ phát triển của quốc gia đó. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định:“Tập trung phát triển mạnh nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và nhân lực chất lượng hàng đầu của cả nước và có uy tín quốc tế, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 7075% năm 2020 và khoảng 8590% năm 2030. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng một số trường đại học xuất sắc và trường đại học trọng điểm trên địa bàn. Tập trung đào tạo nhân tài và nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: lãnh đạo quản lý, quản trị doanh nghiệp, tư vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo đại học, y học, văn hoá nghệ thuật, thể thao thành tích cao và công nhân kỹ thuật bậc cao. Có chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực lãnh đạo, quản lý và khoa học công nghệ trình độ cao ở nước ngoài. Tăng nhanh quy mô và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái công nghệ cao và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vì vậy, quyết tâm của thành phố Hà Nội là xây dựng được một đội ngũ nhân lực đa dạng, được đào tạo cơ bản, góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội không chỉ của TP. Hà Nội mà còn cho khu vực đồng bằng Bắc bộ và cả nước.Tuy nhiên, công tác phát triển nhân lực của Thành phố vẫn còn nhiều bất cập: lực lượng lao động mất cân đối giữa các ngành nghề và cấp bậc đào tạo, mạng lưới cơ sở đào tạo chưa được quy hoạch đồng bộ, một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu về quy mô, năng lực, chất lượng; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề để phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn; một số ngành nghề có nhu cầu cao nhưng Thành phố chưa có cơ sở đào tạo hoặc chưa có chương trình đào tạo; hệ thống cơ sở đào tạo chất lượng cao chưa đồng bộ, xuyên suốt từ thấp đến cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội; đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các ngành, lĩnh vực còn thiếu; hệ thống thông tin việc làm, lao động chưa đầy đủ, cập nhật,…Để thực hiện mục tiêu của Chiến lược cũng như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực của Thành phố Hà Nội giai đoạn 20112020 là cần thiết, làm căn cứ để hoạch định các chương trình, kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển nhân lực. Đây được xem là điều kiện cần để hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Mặc dù đến nay các quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được xây dựng và phê duyệt, nhưng các giải pháp phát triển nhân lực của ngành lại chưa được đề cập sâu. Các số liệu về nhu cầu nhân lực cho ngành chưa được dự báo trên cơ sở nhu cầu phát triển của các ngành. Hơn nữa nội dung giải pháp nhân lực tại các quy hoạch ngành thường mang tính chất cục bộ. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch mang tính chất tổng thể về nhân lực cho sự phát triển của Hà Nội là đặc biệt cần thiết.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2012

của UBND thành phố Hà Nội)

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CƠ QUAN TƯ VẤN CƠ QUAN LẬP QUY HOACH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

KT HIỆU TRƯỞNG KT.GI ÁM ĐỐC

PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC

GS.TS Trần Thọ Đạt Nguyễn Thị Bài

HÀ NỘI – 2012

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUY HOẠCH x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7

1.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 7

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường 7

1.1.2 Hiện trạng dân số, lao động và đất đai 9

1.1.3 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội TP Hà Nội giai đoạn 2006 -2010 10

1.2 Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 14

1.2.1 Những lợi thế đặc thù của Hà Nội 14

1.2.2 Một số khó khăn 15

1.2.3 Cơ hội và thách thức 16

1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 17

1.3.1 Quan điểm phát triển 17

1.3.2 Mục tiêu phát triển 18

1.3.3 Các trọng tâm phát triển 18

Phần 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20

2.1 Thực trạng nhân lực thành phố Hà Nội 20

2.1.1 Quy mô và phân bố nhân lực theo vùng 20

2.1.2 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi 20

2.1.3 Tỷ lệ tham gia LLLĐ TP Hà Nội 21

2.1.4 Cơ cấu lao động theo ngành 22

2.1.5 Lực lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội 26

Trang 4

2.1.6 Lực lượng lao động các cơ quan Trung ương trên địa bàn Hà Nội 27

2.2 Hiện trạng chất lượng lao động 27

2.2.1 Về trình độ chuyên môn của người lao động 27

2.2.2 Về đặc điểm thể chất của lực lượng lao động thành phố Hà Nội 30

2.3 Hiện trạng lao động của một số ngành kinh tế 31

2.3.1 Ngành nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản 31

2.3.2 Ngành công nghiệp - xây dựng 32

2.3.3 Ngành dịch vụ 33

2.4 Hiện trạng đào tạo nhân lực 40

2.4.1 Hiện trạng hệ thống đào tạo 40

2.4.2 Hiện trạng các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo 43

2.4.3 Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực 45

2.4.4 Trình độ, chất lượng đào tạo và năng lực nghề nghiệp 46

2.5 Thực trạng sử dụng nhân lực 49

2.5.1 Quy mô nguồn lao động và mức độ sử dụng lao động 49

2.5.2 Thực trạng sử dụng lao động 49

2.5.3 Các xu hướng di chuyển, thị trường lao động và thực trạng tạo việc làm mới 51

2.5.4 Thực trạng chính sách nâng cao hiệu quảsử dụng nhân lực 53

2.6 Đánh giá tổng quan những thành tựu, hạn chế, thách thức và thời cơ đối với phát triển nhân lực của thành phố Hà Nội 54

2.6.1 Thành tựu 54

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 54

2.6.3 Cơ hội 55

2.6.4 Thách thức 56

Phần 3: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020 57

3.1 Những nhân tố tác động đến phát triển nhân lực TP Hà Nội giai đoạn 2011-2020 57

Trang 5

3.1.1 Những nhân tố trong nước và quốc tế 57

3.1.2 Những nhân tố nội tại của thành phố Hà Nội 57

3.2 Dự báo cung, cầu lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020 59

3.2.1 Phương pháp dự báo 59

3.2.2 Kết quả dự báo cung, cầu lao động Hà Nội giai đoạn 2011-2020 62

3.3 Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực TP Hà Nội giai đoạn 2011-2020 67

3.3.1 Quan điểm phát triển nhân lực 67

3.3.2 Mục tiêu phát triển nhân lực 68

3.4 Nội dung quy hoạch phát triển nhân lực Hà Nội giai đoạn 2011-2020 69

3.4.1 Quy hoạch nhân lực theo trình độ đào tạo 69

3.4.2 Quy hoạch nhân lực ngành/lĩnh vực theo trình độ đào tạo 70

3.4.3 Quy hoạch nhu cầu nhân lực qua đào tạo cần bổ sung 78

3.4.4 Các chương trình và dự án trọng điểm thực hiện quy hoạch nhân lực 90

Phần 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 -2020 96

4.1 Nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo 96

4.2 Giải pháp tăng cường công tác QLNN trong phát triển nhân lực Thủ đô 99

4.3 Giải pháp hoàn thiện và triển khai quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo của Hà Nội và trên địa bàn Hà Nội 100

4.3.1 Chuyển dịch cơ cấu đào tạo 100

4.3.2 Xác định quỹ đất để xây dựng các cơ sở đào tạo 101

4.3.3 Bố trí không gian các trường đại học cao đẳng, TCCN, cơ sở dạy nghề 102

Trang 6

4.4 Hỗ trợ các doanh nghiệp để thực hiện đào tạo lại và nâng cao chất

lượng nhân lực 106

4.4.1 Tổ chức các lớp bồi dưỡng để đào tạo nghề cho người chưa qua đào tạo hoặc cập nhật và bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động 106

4.4.2 Đổi mới và phát triển các chương trình đào tạo 106

4.5 Huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch 109

4.5.1 Nguồn lực về vốn 109

4.5.2 Nguồn lực về đất đai 113

4.5.3 Nguồn nhân lực chất lượng cao 114

4.6 Các giải pháp khác 115

4.6.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực 115

Phần 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 118

5.1 Phân công nhiệm vụ 118

5.2 Kiến nghị và kết luận 119

5.2.1 Kiến nghị với Trung ương 119

5.2.2 Kết luận 120

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô dân số trung bình Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010 20

Bảng 2.2: Lực lượng lao động theo nhóm tuổi TP Hà Nội năm 2010 21

Bảng 2.3: Số lượng và tỷ trọng lao động có việc làm theo khu vực kinh tế thành phố Hà Nội năm 2010 22

Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành 23

Bảng 2.5: Số lượng giáo viên các cấp học của Hà Nội 26

Bảng 2.6: Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo 28

Bảng 2.7: Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo nghề nghiệp 2010 29

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo đào tạo phân theo giới tính năm 2009 30

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành nông - lâm - thủy sản 31

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động ngành công nghiệp khai khoáng 32

Bảng 2.11: Cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến theo trình độ đào tạo 32

Bảng 2.12: Cơ cấu lao động ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện và nước theo trình độ đào tạo 33

Bảng 2.13: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành xây dựng 33

Bảng 2.14: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy 34

Bảng 2.15: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 34

Bảng 2.16: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 34

Bảng 2.17: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành hoạt động ngân hàng, tài chính, bảo hiểm 35

Bảng 2.18: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành hoạt động kinh doanh bất động sản 35

Bảng 2.19: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành hoạt động khoa học và công nghệ 36

Bảng 2.20: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành hành chính và hoạt động hỗ trợ 36 Bảng 2.21: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành hoạt động của ĐCS, tổ

Trang 9

chức CT - XH, QLNN, ANQP, bảo đảm XH bắt buộc 37

Bảng 2.22: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành giáo dục 37

Bảng 2.23: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 38

Bảng 2.24: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí 38

Bảng 2.25: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình 39

Bảng 2.26: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 39

Bảng 2.27: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ngành dịch vụ khác 40

Bảng 2.28: Quy mô đào tạo nhân lực ở Hà Nội 41

Bảng 2.29: Cơ cấu các trường đại học theo ngành nghề đào tạo 42

Bảng 2.30: Chất lượng đào tạo theo trình độ 47

Bảng 2.31: Số lượng việc làm được tạo ra theo mục tiêu sử dụng lao động 52

Bảng 2.32: Tỷ trọng việc làm được tạo ra theo mục tiêu sử dụng lao động 52

Bảng 3.1: Dự báo dân số và cung lao động 63

Bảng 3.2: Dự báo cung lao động theo 3 nhóm ngành 63

Bảng 3.3: Kết quả dự báo cung lao động theo các nhóm ngành cấp I 64

Bảng 3.4: Dự báo cầu lao động 65

Bảng 3.5: Dự báo cầu lao động theo 3 nhóm ngành cấp I 65

Bảng 3.6: Dự báo cầu lao động theo nhóm ngành cấp I 66

Bảng 3.7: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo 67

Bảng 3.9: Quy hoạch nhân lực nhóm ngành nông - lâm - thủy sản theo trình độ đào tạo Error! Bookmark not defined. Bảng 3.10: Quy hoạch nhân lực các ngành trong nhóm ngành nông - lâm - thủy sản theo trình độ đào tạo 71

Bảng 3.11: Quy hoạch nhân lực nhóm ngành công nghiệp - xây dựng theo trình độ đào tạo 72

Bảng 3.12: Quy hoạch nhân lực các ngành trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng theo trình độ đào tạo 73

Bảng 3.13: Quy hoạch nhân lực nhóm ngành dịch vụ theo trình độ đào tạo 74

Bảng 3.14: Quy hoạch nhân lực ngành kinh tế tri thức theo trình độ đào tạo 75 Bảng 3.15: Quy hoạch nhân lực ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo trình

Trang 10

độ đào tạo 76Bảng 3.16: Quy hoạch nhân lực ngành quản lý nhà nước và đoàn thể theo trình độ

đào tạo 76Bảng 3.17: Quy hoạch nhân lực ngành dịch vụ truyền thống theo trình độ đào tạo

77Bảng 3.18: Quy hoạch nhân lực ngành y tế, văn hóa, thể thao theo trình độ đào tạo

78Bảng 3.19: Các phương án bổ sung nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2011-2020 79Bảng 3.20: Quy hoạch số lượng và cơ cấu nhân lực qua đào tạo cần bổ sung thêm

giai đoạn 2011-2020 80Bảng 3.21: Quy hoạch số lượng và cơ cấu nhân lực qua đào tạo nhóm ngành

nông-lâm-thủy sản cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020 81Bảng 3.22: Quy hoạch số lượng và cơ cấu nhân lực qua đào tạo ngành công

nghiệp - xây dựng cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020 83Bảng 3.23: Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành dịch vụ cần bổ sung thêm giai

đoạn 2011-2020 84Bảng 3.24: Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành dịch vụ tri thức cần bổ sung

thêm giai đoạn 2011-2020 85Bảng 3.25: Dự báo nhu cầu giáo viên Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020 86Bảng 3.26: Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành văn hóa, thể thao và y tế cần

bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020 87Bảng 3.27: Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành tài chính - ngân hàng – bảo

hiểm cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020 87Bảng 3.28: Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành quản lý Nhà nước và Đoàn thể

cần bổ sung thêm giai đoạn 2011-2020 88Bảng 3.29: Quy hoạch nhân lực qua đào tạo ngành dịch vụ truyền thống cần bổ

sung thêm giai đoạn 2011-2020 89Bảng 3.30: Quy hoạch nhân lực phục vụ an ninh quốc phòng giai đoạn 2011-2020

90Bảng 4.1: Tổng nhu cầu vốn đào tạo nhân lực Hà Nội giai đoạn 2011- 2020 110Bảng 4.2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nhân lực Hà Nội giai đoạn 2011-2020

111

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ theo đặc trưng theo độ tuổi và giới tính 21

Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn TP Hà Nội 22

Hình 2.3: Thực trạng sử dụng lao động theo lĩnh vực hoạt động 50

Hình 2.4: Mức độ sử dụng lao động theo loại hình kinh tế 50

Trang 12

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUY HOẠCH

1 Lực lượng lao động bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp trong thời gian quan sát.

2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người làm việc và thất nghiệp trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động.

3 Lao động trong độ tuổi là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc.

4 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là tỷ lệ phần trăm số người trong độ tuổi lao động so với tổng dân số.

5 Lao động việc làm trong các ngành kinh tế là những người, trong thời gian quan sát, đang có việc làm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc làm các công việc sản xuất, kinh doanh cá thể, hộ gia đình, hoặc đã

có công việc làm nhưng đang trong thời gian tạm nghỉ việc và sẽ tiếp tục trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ (tạm nghỉ vì ốm đau, sinh đẻ, nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch…).

6 Tỷ lệ tăng dân số là số phần trăm giữa dân số tăng hoặc giảm trong một năm do tăng tự nhiên và di cư thuần túy so với dân số bình quân trong năm.

7 Lao động qua đào tạo là người đã được đào tạo ở một trường hay một cơ

sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp

vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến

sỹ khoa học).

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết phải xây dựng Quy hoạch

Nhân lực không chỉ là nhân tố quyết định đối với sự thịnh vượng của mỗi quốcgia, mà nó còn là mục tiêu và biểu hiện rõ nét nhất trình độ phát triển của quốc gia đó.Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định:

“Tập trung phát triển mạnh nhân lực chất lượng cao Xây dựng, phát triển Hà Nội

trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và nhân lực chất lượng hàng đầu của cả nước và

có uy tín quốc tế, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70-75% năm 2020 và khoảng 90% năm 2030 Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng một số trường đại học xuất sắc và trường đại học trọng điểm trên địa bàn Tập trung đào tạo nhân tài và nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: lãnh đạo - quản lý, quản trị doanh nghiệp,

85-tư vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo đại học, y học, văn hoá - nghệ thuật, thể thao thành tích cao và công nhân kỹ thuật bậc cao Có chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực lãnh đạo, quản lý và khoa học - công nghệ trình độ cao ở nước ngoài Tăng nhanh quy mô và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái công nghệ cao và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

Vì vậy, quyết tâm của thành phố Hà Nội là xây dựng được một đội ngũ nhân lực

đa dạng, được đào tạo cơ bản, góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế –

xã hội không chỉ của TP Hà Nội mà còn cho khu vực đồng bằng Bắc bộ và cả nước.Tuy nhiên, công tác phát triển nhân lực của Thành phố vẫn còn nhiều bất cập: lựclượng lao động mất cân đối giữa các ngành nghề và cấp bậc đào tạo, mạng lưới cơ sởđào tạo chưa được quy hoạch đồng bộ, một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu vềquy mô, năng lực, chất lượng; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý, thiếu lao động kỹ thuậtlành nghề để phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn; một số ngành nghề có nhu cầucao nhưng Thành phố chưa có cơ sở đào tạo hoặc chưa có chương trình đào tạo; hệthống cơ sở đào tạo chất lượng cao chưa đồng bộ, xuyên suốt từ thấp đến cao và chưađáp ứng được nhu cầu của xã hội; đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các ngành, lĩnhvực còn thiếu; hệ thống thông tin việc làm, lao động chưa đầy đủ, cập nhật,…

Để thực hiện mục tiêu của Chiến lược cũng như Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của Thành phố, việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực củaThành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020 là cần thiết, làm căn cứ để hoạch định các

Trang 14

chương trình, kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển nhân lực Đây được xem là điềukiện cần để hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội Mặc dù đếnnay các quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được xây dựng

và phê duyệt, nhưng các giải pháp phát triển nhân lực của ngành lại chưa được đề cậpsâu Các số liệu về nhu cầu nhân lực cho ngành chưa được dự báo trên cơ sở nhu cầuphát triển của các ngành Hơn nữa nội dung giải pháp nhân lực tại các quy hoạchngành thường mang tính chất cục bộ Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch mang tính chấttổng thể về nhân lực cho sự phát triển của Hà Nội là đặc biệt cần thiết

Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội là bản luận chứng về nhữngmục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển nhân lực của Thành phố trên cơ sởphân tích và đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về chấtlượng và số lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển KT-XHcủa Thủ đô thời kỳ 2011 đến năm 2020

2 Mục đích, yêu cầu và phạm vi Quy hoạch

2.1 Mục đích

- Cụ thể hóa của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm

2030 về phát triển nhân lực, tầm nhìn đến năm 2050

- Đưa ra những quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nhân lực Hà Nộithời kỳ 2011 - 2020 đảm bảo Thành phố có nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu vàtrình độ, chất lượng cao để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội

- Làm căn cứ để Hà Nội xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực 5 năm và hàngnăm, làm căn cứ để các ngành, các quận, huyện thị xã xây dựng kế hoạch phát triểnnhân lực của mình 5 năm và hàng năm

2.2 Yêu cầu

- Phù hợp Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố,quy hoạch chung xây dựng Thủ đô;

- Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ

2011-2020, Chiến lược phát triển nhân lực, Chiến lược phát triển giáo dục, Chiến lược pháttriển dạy nghề của cả nước đến năm 2020 và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xãhội của TW và địa phương, đáp ứng hội nhập khu vực và quốc tế

- Phù hợp với các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô;

- Kết hợp nghiên cứu trước mắt với lâu dài để đưa ra định hướng cụ thể nhằm giảiquyết những vấn đề cấp bách, quan trọng và xác định ưu tiên cần tập trung đầu tư

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện, thực tiễn, khả thi và có kế thừa

Trang 15

là tập trung nghiên cứu phát triển nhân lực của Thành phố với trọng tâm vào phát triển trílực (trình độ học vấn, trình độ đào tạo, kỹ năng làm việc, quản lý, tình hình sử dụng nhânlực) gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 222/QĐ-TTgngày 22 tháng 02 năm 2012

Đối tượng của bản Quy hoạch xét đến ở đây chủ yếu tập trung vào nhân lực do

Hà Nội quản lý, tuy nhiên có tính đến nhân lực tại các cơ quan Trung ương đóng tại

Hà Nội và tác động của khối nhân lực này tới Hà Nội

Quy hoạch có tính đến vai trò, vị thế của Thủ đô đối với vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ và với cả nước

2.4 Nội dung của quy hoạch

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng, xácđịnh rõ những thế mạnh và yếu kém của nhân lực so với yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội của Thành phố;

- Phân tích, làm rõ thực trạng những nhân tố tác động tới phát triển nhân lực trên địabàn Thành phố (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới các cơ sở đào tạo, hệ thốngcác cơ chế, chính sách phát triển đào tạo, sử dụng nhân lực, đãi ngộ, thu hút nhân tài ),đúc kết những tác động tích cực, hạn chế, bài học kinh nghiệm và hướng khắc phục;

- Dự báo nhu cầu nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thànhphố Hà Nội giai đoạn 2011-2020;

- Dự báo khả năng cung ứng và quy hoạch phát triển nhân lực của Thành phố giaiđoạn 2011-2020;

- Hệ thống các giải pháp, điều kiện và lộ trình thực hiện phát triển nhân lực củaThành phố đến năm 2020 (bao gồm quan điểm, mục tiêu, phương hướng và hệ thống cácgiải pháp) để có thể đáp ứng yêu cầu của Thành phố trong sự nghiệp CNH, HĐH và hộinhập quốc tế; khắc phục những khoảng cách giữa cung và cầu nhân lực

3 Các căn cứ pháp lý xây dựng Quy hoạch

- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 3 năm 2003

Trang 16

- Quyết định 222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướngđến năm 2030

- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 vàtầm nhìn đến năm 2050;

- Các đề án, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầmnhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020

- Nghị quyết 15/NQ-QH ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giớihành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan

- Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày28/12/2000;

- Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về Phương hướng,nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

- Quyết định 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếuphát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020;

Trang 17

- Chương trình số 04 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa - xãhội, nâng cao chất lượng nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, vănminh giai đoạn 2011 - 2015;

- Kế hoạch số 157/KH-UBND cảu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Thựchiện chương trình “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựngngười Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011 - 2015” của Thành ủy Hà Nội;

- Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Thú tướng Chính phủ phêduyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020;

- Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020;

- Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về thựchiện quy hoạch nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

- Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn cả nước có liên quan đếnThủ đô Hà Nội;

- Các quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực trên địabàn Thủ đô Hà Nội;

- Nghị quyết của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về định hướng phát triểncác ngành và lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô Hà Nội;

- Các số liệu thống kê, báo cáo của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Thành

4 Phương pháp xây dựng Quy hoạch

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của ViệtNam, là cầu nối giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới Trong nhữngnăm qua, kinh tế Thủ đô đã phát triển nhanh chóng, cơ cấu chuyển dịch theo hướnghiện đại, hiệu quả, đa ngành, đa lĩnh vực Tuy nhiên, lực lượng lao động của các ngànhcòn chưa hợp lý, mất cân đối cung - cầu lao động trong từng ngành và giữa các ngành.Mặt khác, sự dịch chuyển lao động giữa Hà Nội và các địa phương cũng khá phức tạp.Tất cả những yếu tố đó gây ra nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch và đòi hỏi phải

có một phương pháp xây dựng quy hoạch thật phù hợp Sau đây là những nét cơ bảntrong phương pháp được áp dụng tại bản quy hoạch này

Trang 18

Thứ nhất, nguồn số liệu được dựa trên các nguồn chủ yếu sau đây: số liệu chính

thức của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê thành phố Hà Nội, báo cáo của các quậnhuyện, quy hoạch của các ngành trên địa bàn Thủ đô và Tổng điều tra dân số 2009 Bêncạnh đó, để có được số liệu về chất lượng nhân lực của từng ngành, quy hoạch dựa trên

số liệu điều tra phối hợp với các quận, huyện, các Sở, ban, ngành Các nhóm ngànhđược điều tra bao gồm 21 ngành cấp 1, chia thành 3 nhóm ngành chính là nông-lâm-ngưnghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Khi tiến hành điều tra đã có các căn cứ vềviệc chọn mẫu để đảm bảo tính đại diện cho các ngành và nhóm ngành

Thứ hai, dự báo cầu lao động được tính toán dựa trên xác định hệ số co giãn giữa

việc làm (nhu cầu lao động) và sản lượng (GDP) của từng ngành kinh tế, trong đó nhucầu thu hút lao động phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn đầu tư chophát triển kinh tế, tiến bộ kỹ thuật, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng Phương pháp này cũng có những điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với điều kiện

cụ thể của Hà Nội Nhu cầu đào tạo nhân lực cho các địa phương cũng sẽ được tính đến

Thứ ba, dự báo cung lao động dựa trên phương pháp ngoại suy xu thế và phương

pháp tỷ trọng Theo đó, tổng cung lao động được xác định căn cứ vào tổng dân số và

tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số Cung lao động của từng ngành cũng dựatrên xu thế phát triển của ngành, tỷ trọng của ngành trong nền kinh tế và năng lực của

hệ thống cơ sở đào tạo Bên cạnh đó, các luồng dịch chuyển lao động giữa Hà Nội vàcác địa phương sẽ được cân nhắc trong dự báo

Thứ tư, trên cơ sở đối chiếu quan hệ cung cầu về nhân lực sẽ đề xuất các giải pháp

nhằm khắc phục những khoảng cách, mất cân đối trong quan hệ cung cầu Các chínhsách và giải pháp nhằm điều chỉnh những bất hợp lý trong nội bộ từng ngành, giữa cácngành và trên phạm vi tổng thể nền kinh tế Thủ đô Những giải pháp này có thể liênquan đến đến các phương án quy hoạch cơ bản, các phương án phân bố không gian, đàotạo và bồi dưỡng nhân lực cũng như các giải pháp huy động vốn

5 Kết cấu của Quy hoạch

Nội dung chính của Quy hoạch được chia thành năm phần chính như sau:

Phần thứ nhất: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển nhân lực thành phố Hà Nội

Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội đến năm 2020 Phần thứ tư: Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực

Phần thứ năm: Tổ chức thực hiện quy hoạch

Trang 19

Phần 1

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Mục tiêu của phần này chủ yếu đưa ra những nhận định cơ bản và tiêu biểu nhất

về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, có ảnh hưởng trực tiếp đếncông tác quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố

1.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc tiếp giáp với các hầu hết cáctỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là đầu mối kết nối với các địa phương thông qua hệ thốnggiao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không Trong bối cảnh hộinhập quốc tế, Hà Nội đồng thời nằm trên hành lang công nghiệp xuyên Á, cầu nối giữaTrung Quốc, Nhật Bản với phần còn lại của châu Á Có thể nói, vị trí và địa thế của HàNội rất thuận lợi cho việc phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá,khoa học lớn có tầm cỡ trong khu vực

1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Về địa hình: Thủ đô Hà Nội có địa hình khá đa dạng, gồm: Vùng đồng bằng,

vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao Cao độ địa hình biến đổi từ Tây Bắcxuống Đông Nam và từ Tây sang Đông

Về khí hậu: Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và trung du Bắc

bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiệntượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa Nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi tương đối đồngnhất, biến đổi không nhiều giữa các vùng địa hình

Về mạng lưới sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn và đi qua Hà Nội

khá dày đặc, phong phú, gồm có: sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, Nhuệ, Tích, CàLồ… Hệ thống này có chức năng giao thông, cung cấp nước và phù sa cho nôngnghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho Thành phố Ngoài mạng lưới sôngngòi, Hà Nội còn là Thủ đô có nhiều ao hồ, hiện nay trên địa bàn 10 quận nội thành HàNội có tới 111 hồ/ao với tổng diện tích khoảng 1.165ha

Về địa chất: Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, có khả năng xảy

ra động đất trên các đứt gãy sâu chạy qua địa phận Thành phố Khu vực từ đứt gãy ởphía Tây sông Hồng và ở phía Đông sông Lô nằm trong vùng động đất cấp 8 (trong điềukiện nền bình quân) magnitude Mmax≤ 6,2; độ sâu chấn tiêu h=15-20m

Trang 20

Hà Nội nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều sông hồ nhưng độ dốc thấp,nên hàng năm Hà Nội thường chịu ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn và làm ngập úngdiện rộng Vì vậy, trong xây dựng và phát triển đô thị cần phải có giải pháp thoát nước

và xử lý cao độ nền hợp lý để hạn chế tối đa ngập úng Ngoài ra do cấu trúc địa chấtphức tạp, một số khu vực nền đất yếu cường độ chịu tải thấp R<1,5kg/cm2, cần chú ýkhi xây dựng nhà cao tầng mật độ cao

1.1.1.3 Hiện trạng môi trường

Về môi trường nước: Nguồn nước tại các lưu vực ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là

sông Tích và sông Đáy Chất lượng nước các sông chính thuộc lưu vực sông Nhụê sông Đáy đang bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông Nhuệ Các sông thoát nước và sôngCầu Bây (Gia Lâm): tiếp nhận khoảng 700.000 m3/ngày nước thải đô thị và sản xuất.Chất lượng nước ở hầu hết các con sông nội thành Hà Nội ngày càng bị ô nhiễmnghiêm trọng Nước ngầm tại Hà Nội đang ngày càng suy giảm về trữ lượng Mực nướcngầm Hà Nội đang sụt giảm 0,3-0,4 m/năm, đặc biệt là khu vực Mai Dịch, Pháp Vân

-Về môi trường không khí: Hà Nội đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về

ô nhiễm không khí với nguyên nhân chủ yếu là ô nhiễm do sản xuất và ô nhiễm dogiao thông, trong đó nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỷ lệnguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội Chất lượng không khí tại các đô thị, khu công nghiệpđều vượt tiêu chuẩn cho phép; ô nhiễm bụi do giao thông đô thị đều ở mức “báo độngđỏ” Các chuyên gia quốc tế khẳng định, Hà Nội là một trong những thành phố ônhiễm nhất khu vực châu Á, hàm lượng bụi cao gấp 2-3 lần so với tiêu chuẩn chophép Các khu dân cư và huyện ngoại thành Hà Nội chưa ô nhiễm nhưng nồng độ chất

ô nhiễm đang gia tăng do hoạt động giao thông, xây dựng và công nghiệp

Về môi trường đất: Chất lượng đất nông nghiệp một số vùng (Đông Anh, Gia

Lâm và Thanh Trì) đã có dấu hiệu ô nhiễm về hóa chất BVTV và kim loại nặng Ônhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nôngsản, mà còn thông qua lương thực, rau quả ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người

và động vật

Về hệ sinh thái: Hà Nội là thành phố có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, bao

gồm: hệ sinh thái lâm nghiệp (gồm Vườn Quốc gia Ba Vì, khu bảo tồn Hương Sơn, ChùaThầy, Vật Lại); hệ sinh thái nông nghiệp (chiếm 58% diện tích tự nhiên, là vùng sinh tháiquan trọng, chiếm phần lớn diện tích của Hà Nội, với đặc trưng là canh tác nông nghiệpgắn với làng xóm nơi ở của gần 60% dân số nông thôn); hệ sinh thái ao hồ (gồm nhiều ao

hồ tự nhiên phục vụ tiêu thoát nước và tưới tiêu nông nghiệp); hệ sinh thái sông ngòi (vớicác sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Đáy

Trang 21

và những con sông thoát nước nội thị như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sôngLừ, Cầu Bây) Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa, các hệ sinh thái thuỷsinh đang bị biến động, suy thoái.

Với hiện trạng như hiện nay, khả năng ô nhiễm môi trường của Hà Nội nói chung

có xu hướng gia tăng Hà Nội sẽ có thể gặp phải những tác động tiêu cực của môitrường như: biến đổi khí hậu, lũ lụt, ngập úng, xói lở bờ sông, sụt lún mặt đất do khaithác nước ngầm Những tác động này sẽ gây nên nhiều hệ quả nghiêm trọng tới quátrình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội sẽ phải có những bước điều chỉnhphù hợp ngay từ bây giờ để giải quyết và ngăn ngừa những vấn đề trong tương lai

1.1.2 Hiện trạng dân số, lao động và đất đai

1.1.2.1 Hiện trạng dân số, lao động

Theo số liệu của Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2011, dân số toànThành phố đến tháng 12 năm 2011 là 6.870,2 nghìn người, tăng 2,2% so với năm 2010,chủ yếu là tăng cơ học (tốc độ tăng dân số tự nhiên của Hà Nội xấp xỉ 1%, phần còn lại1,2% là do di cư, tuy nhiên mức tăng cơ học này biến động hàng năm và phụ thuộc tìnhhình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội và cả nước) trong đó dân số thành thị là2.905,4 nghìn người, chiếm 43,5% tổng số dân của Hà Nội và tăng 3,2% so với năm2010; dân số nông thôn là 3857,7 nghìn người tăng 1,5% Dân cư phân bố không đều,tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, tập trung tại các quận nội thành, mật độdân số trung bình là 1.926 người/km2 Tại khu vực nông thôn biến động dân số chủ yếu

do luồng di dân đi kiếm sống tại đô thị hoặc học tập Xu hướng dịch cư từ các tỉnhquanh Hà Nội, đặc biệt từ vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 70% lượng dịch cư và đa

số chọn các vùng ven đô để sinh sống và đi làm tại vùng nội đô

Theo kết quả sơ bộ của điều tra Lao động việc làm năm 2011, số người từ 15 tuổitrở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so với tổng sốngười từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010; trong đó lực lượng laođộng nữ chiếm 51,3% Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 4,3% So với năm 2010 tỷ lệ thấtnghiệp tăng 2,1% (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%) Tỷ lệ thất nghiệp khu vựcthành thị là 6,7% cao hơn nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là 3,1%)

Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao đòi hỏi phải có

kế họach đào tạo để chuyển lực lượng lớn lao động từ nông thôn thành những người cótay nghề cao trong các ngành kinh tế Năm 2011, toàn Thành phố đã giải quyết việclàm cho 138.800 người, đạt 101,3% kế hoạch

1.1.2.2 Hiện trạng đất đai

Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, tổng đất tự nhiên tính đến ngày 01/01/2011 của

Trang 22

Hà Nội là 332.888,99 km2 Tổng diện tích đất nông nghiệp là 188.364,71 ha (chiếmkhoảng 56,58%), tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 135.192,81 ha (chiếm khoảng40,61%), còn lại đất chưa sử dụng chiếm 2,8% tổng diện tích Trong đó, đất ở chiếmkhoảng 10,75% tổng diện tích và 26,47% diện tích đất phi nông nghiệp; đất đặt trụ sở

cơ quan, công trình sự nghiệp chiếm 0,57% tổng diện tích đất và 1,41% diện tích đất

phi nông nghiệp (xem Phụ lục 1).

Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành một trong các địa phương có diện tích lớn vàdân số đông thứ hai trong cả nước Hiện trạng dân số, lao động và đất đai ở Hà Nội cónhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển, tạo tiền đề cơ sở giúp Hà Nội tiến nhanh trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển Thủ đô đồng thời cũng đặt rakhông ít khó khăn do tốc độ tăng nhanh và tỷ lệ thất nghiệp cao

1.1.3 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010

1.1.3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế

a Quy mô tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế Thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã phát triển nhanh, cơ cấu kinh tếngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại Tổng GDP đứng thứ hai cả nước, sau thànhphố Hồ Chí Minh Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2010 là 11,3% cao gấp 1,49

lần cả nước (xem Phụ lục 2) Năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 10,1% so

năm 2010, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,2% (đóng góp 4,3% vào mứctăng chung), các ngành dịch vụ tăng 10,8% (đóng góp 5,5% vào mức tăng chung), ngànhnông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,4% (đóng góp 0,3% vào mức tăng chung)

Hà Nội là một trong số ít địa phương của cả nước có tỷ trọng dịch vụ (52,5%)cao hơn ngành công nghiệp (41,9%) trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố năm

2011 và là ngành có tỷ trọng cao nhất (xem Phụ lục 3) Các thành phần kinh tế đều

được Thành phố khuyến khích phát triển Các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố,sắp xếp lại, tiếp tục giữ vị trí quan trọng (năm 2011 khu vực Nhà nước vẫn chiếm45,7% trong cơ cấu GDP) Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển mạnh cả về sốlượng và quy mô, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao

trình độ công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động (xem Phụ lục 3).

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng của Hà Nội chưa thật sự bền vững vàtương xứng với tiềm năng khi GDP chưa bằng ½ của TP Hồ Chí Minh

b Các chỉ tiêu kinh tế khác

Tuy có tổng GDP đứng thứ hai trong cả nước nhưng GDP bình quân đầu ngườicủa Thủ đô Hà Nội năm 2011 chỉ khoảng hơn 2000 USD, gấp hơn 1,7 lần trung bình

Trang 23

cả nước và 1,75 lần so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng Một lý do là mức tăngdân số, đặc biệt là người nhập cư vào Thủ đô.

Thủ đô Hà Nội là một Thành phố có kinh tế "mở" khi tổng mức và doanh thudịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2011 tăng 22,1% so với năm 2010, trong đó tổng mứcbán lẻ tăng 23,7% Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2011 tăng 27,1%,kim ngạch nhập khẩu tăng 16,6% so với năm 2010, trong đó nhập khẩu địa phươngtăng 15,7% Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2011 đã đạt mức hơn 1.279 USD,

cao hơn một nửa so với mức GDP/người của Hà Nội (xem Phụ lục 4).

Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội có hiệu quả nhất định khi mức tiêu thụ điện đểtạo ra 1 đô-la GDP của Thành phố chỉ còn 0,49 KWh (2008), tương đương với mứccác nước có thu nhập trung bình khá trên thế giới (0,45-0,60) và chỉ bằng 1/2 mức tiêu

thụ bình quân của cả nước (xem Phụ lục 4).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm 2011 đạt 123.610 tỷ đồng, vượt 7,1% dựtoán năm, tăng 14,1% so năm 2010 Tổng chi ngân sách địa phương năm 2011 là45.932 tỷ đồng, vượt 5,3% dự toán, tăng 10,8% so năm 2010 Chỉ số giá tiêu dùngbình quân năm 2011 so năm 2010 tăng 17,98% Đây thực sự là thách thức đối với sựphát triển của thành phố Hà Nội Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2012, lạmphát giảm đi đôi với kinh tế phát triển chậm

c Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

▪ Hiện trạng phát triển công nghiệp

Công nghiệp Hà Nội trong những năm qua có mức tăng trưởng khá Giá trị sảnxuất công nghiệp trên địa bàn năm 2011 tăng 12,2% so năm 2010 Giá trị sản xuất côngnghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,1% so năm 2010 Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16% so năm 2010 Năm 2011, các sản phẩm chủ yếu củangành công nghiệp Hà Nội tiếp tục tăng cao Theo số liệu của Bộ Công thương, trên địabàn thành phố Hà Nội tính đến tháng 12 năm 2011 có 01 khu công nghệ cao Hòa Lạc,

14 khu công nghiệp, 49 cụm công nghiệp, 177 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,1.310 làng nghề Mặc dù các cơ sở công nghiệp đã góp phần thể hiện vai trò của Hà Nội

là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giải quyết gần nhiều lao động,song việc phát triển công nghiệp của Thành phố chưa tương xứng với tiềm năng đã có,một số khu công nghiệp triển khai chậm và chưa có hiệu quả

▪ Hiện trạng phát triển dịch vụ

Năm 2011, khu vực dịch vụ có tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu kinh tế GDP,chiếm 52,5%, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tếthành phố Hà Nội

Trang 24

Dịch vụ thông tin và truyền thông và dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm là

hai ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao Hà Nội là một trong hai trungtâm thông tin và tài chính lớn nhất của cả nước Tỷ trọng trong GDP của các ngànhdịch vụ này lần lượt là 10,1% và 4,2%

Dịch vụ thương mại: Hiện nay, toàn Thành phố có 362 chợ, 70 trung tâm thươngmại và siêu thị, gần 200 cửa hàng tiện ích, tự chọn Nhìn chung, mạng lưới chợ, siêu thị

- trung tâm thương mại trên cơ sở phân bố mật độ dân cư khu vực Hà Nội và hệ thốngchợ đầu mối hiện đại đều thiếu và yếu Hệ thống phân phối bán lẻ nằm rải rác và tự phátkhông có sức cạnh tranh Về trung tâm hội chợ triển lãm, nhu cầu ngày càng tăng nhưngquy mô và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu

Về du lịch: Thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử 1000 năm, có nhiều cảnh quan tự

nhiên đẹp, đó là những điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển ngành du lịch Tuynhiên, du lịch Hà Nội chưa xứng đáng với tầm vóc của nó Năm 2011, khách quốc tếđến Hà Nội là 1.277,1 nghìn lượt khách, tăng 2,6% so cùng kỳ Khách nội địa đến HàNội đạt 7382,1 nghìn lượt người giảm 2,3% so cùng kỳ Ngành du lịch chỉ đóng góptrực tiếp khoảng 4% GDP của Thành phố

Các dịch vụ khác như đào tạo, khoa học công nghệ cũng có vai trò quan trọng

Hà Nội là trung tâm đào tạo và khoa học công nghệ lớn nhất của cả nước

▪ Hiện trạng phát triển nông, lâm, thủy sản

Hạ tầng kinh tế khu vực nông thôn Hà Nội trong những năm qua tiếp tục được đầu

tư nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp Mặc dầu vậy, sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp năm 2011 tại Hà Nội chỉ chiếm tỷ trọng 5,6% GDP Trong đó, ngành nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên 94% Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảmtrồng trọt, tăng chăn nuôi - thủy sản - dịch vụ nông nghiệp; tỷ trọng các cây trồng, vậtnuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần Có thể nói, khuvực nông lâm nghiệp có giá trị quan trọng đối với môi trường của Thành phố, giữ gìn vàbảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, tạo không gian nghỉ ngơi, du lịch và cungcấp lương thực thực phẩm, rau xanh cho Hà Nội

1.1.3.2 Hiện trạng phát triển văn hóa - xã hội

▪ Về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Giữ vững và ổn định quy mô giáo dục, phát triển đa dạng các loại hình trườnglớp và hình thức học tập, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học Chất lượng giáodục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng cao Việc thực hiện đổimới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thu được kết quả tốt.Chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa được ưu tiên đầu tư, số trường đạt

Trang 25

chuẩn quốc gia tăng nhanh Đào tạo nghề trên địa bàn được mở rộng, tỷ lệ lao độngqua đào tạo năm 2010 đạt 35% (trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%) Đầu

tư cho khoa học công nghệ được đa dạng hóa, công tác quản lý được đổi mới theohướng gắn chặt hơn với yêu cầu thực tiễn Thành phố quan tâm xây dựng chính sáchđào tạo, sử dụng tài năng và nhân lực chất lượng cao

▪ Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hiện nay, Hà Nội là một trong hai trung tâm y tế lớn nhất nước (Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh), một trong bốn trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước (Hà Nội, TP HồChí Minh, Huế, Đà Nẵng), đồng thời cũng là trung tâm đào tạo cán bộ ngành y, dượclớn nhất nước Hà Nội là nơi tập trung đội ngũ thày thuốc có trình độ cao, có nhiềubệnh viện đầu ngành của TW, của các ngành cũng như của Hà Nội với trang thiết bịhiện đại Tuy nhiên, việc tập trung mật độ cao các bệnh viện tuyến Trung ương trongnội thành với số lượng rất lớn bệnh nhân từ các tỉnh phía Bắc đến chữa bệnh đã làm hệthống bệnh viện trở nên quá tải trầm trọng, gây áp lực đến cơ sở hạ tầng và môi trườngkhu vực trung tâm Hà Nội Cụ thể như sau:

Các cơ sở khám chữa bệnh do Trung ương quản lý:

Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý,trong đó có 16 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa có tổng diện tích 51,93 ha với 6.680giường bệnh; 4 bệnh viện đa khoa với 2.350 giường bệnh; 3 bệnh viện y học cổ truyền

và châm cứu với tổng số 770 giường bệnh nội trú và 150 ngoại trú; 9 bệnh viện chuyênkhoa, tổng số giường bệnh 3.560 giường

Các cơ sở khám chữa bệnh do các Bộ, ngành khác quản lý:

Trên địa bàn Hà Nội có 09 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các Bộ,Ngành với tổng số 940 giường bệnh, 05 bệnh viện thuộc Bộ Công an và Bộ Quốcphòng với hàng nghìn giường bệnh Các cơ sở này chủ yếu phục vụ cho các cán bộcông nhân viên chức thuộc các cơ quan Trung ương và các Bộ, ngành quản lý theo quyđịnh của Nhà nước, đồng thời cũng tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân Hà Nội

Các cơ sở y tế trực thuộc thành phố Hà Nội:

Thành phố Hà Nội hiện có 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và y học cổtruyền, có tổng diện tích 68,91 ha với 7.980 giường bệnh Ngoài ra, Hà Nội có 29trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trong đó có 7 trung tâm y tế có giường bệnh Tổngdiện tích của 07 TT này là 2,15 ha với tổng số 115 giường bệnh Hiện nay trên địa bàn

Hà Nội có 575 trạm y tế xã, phường, thị trấn Mạng lưới hầu như phủ khắp địa bàn HàNội và được quan tâm đầu tư Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tếhiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu

Trang 26

Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn Thành phố:

Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố Hà Nội đang cóchiều hướng phát triển nhanh, là bộ phận rất quan trọng góp phần thực hiện chăm sócsức khoẻ nhân dân Thủ đô Hiện tại, Thành phố có 19 bệnh viện đã được cấp giấyphép hoạt động với tổng số 540 giường (chiếm khoảng 6,5% tổng số giường bệnhcông lập và tư nhân); 20 bệnh viện dự kiến xây mới, đang làm thủ tục xây dựng, thủtục đầu tư và chuẩn bị đầu tư với tổng số 1.440 giường Tổng số giường bệnh các bệnhviện khu vực tư nhân đang hoạt động và dự kiến xây mới là 1.980 giường Như vậy, sốlượng bệnh viện ngoài công lập tại Hà Nội còn ít, số lượng giường bệnh cũng ít hơnnhiều so với số lượng giường bệnh của khu vực công lập

Ngoài ra còn có các phòng khám tư với 210 phòng khám đa khoa, trong đó có 3phòng khám vốn đầu tư nuớc ngoài; 1.379 phòng khám chuyên khoa; 288 cơ sở tưnhân làm dịch vụ y tế

1.1.3.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng và phát triển kỹ thuật

Mặc dù được đầu tư xây dựng hạ tầng lớn nhất trong cả nước nhưng cơ sở hạ

tầng Hà Nội còn cách xa so với yêu cầu phát triển Hệ thống đường xá (Phụ lục) còn

nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh và duy tu bảo dưỡng còn yếu

Hiện nay, Thành phố đang triển khai xây dựng một số công trình lớn, cải tạo nhiều

hồ, công viên nhằm tạo ra bước phát triển mới của Thủ đô; mở rộng, cải tạo hệ thốngphân phối và mạng cấp nước cho nhiều khu vực; hoàn thành giai đoạn I Dự án thoát nước

Hà Nội Tuy nhiên, những nút thắt về hạ tầng vẫn là một trong những trở ngại lớn nhấttrong sự phát triển của Thủ đô

1.2 Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội

1.2.1 Những lợi thế đặc thù của Hà Nội

○ Hà Nội có vị trí là Thủ đô, "là trái tim" của cả nước, đầu não chính trị - hànhchính quốc gia, được quan tâm và có các chính sách riêng, đặc thù được quy định trongPháp lệnh Thủ đô, các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các văn bản khác của Nhà nước

○ Hà Nội hội tụ tương đối đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển một nền kinh

tế tri thức với các ngành công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn Đây chính là sự khác biệtlớn nhất của Hà Nội so với các địa phương khác trong cả nước Hà Nội là địa điểm lýtưởng để phát triển những ngành như công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, viễnthông, tài chính ngân hàng, du lịch nhờ những ưu thế về vị trí địa lý, nhân lực và sự tích tụcùa các ngành có liên quan tạo nên một cụm liên kết (cluster) của các ngành này

○ Hà Nội có lợi thế về nhân lực, là nơi tập trung nhiều viện, trung tâm nghiên cứu vớiđội ngũ cán bộ khoa học và quản lý có bằng cấp cao, tiềm lực khoa học kỹ thuật lớn mạnhnhất trong cả nước Hà Nội có nhiều lợi thế trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng

Trang 27

cao từ khắp nơi trong cả nước Số giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học đang sinhsống và làm việc tại Hà Nội chiếm hơn 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước.

○ Hà Nội là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo bậc cao, nhiều cơ sở dạy nghề,nhiều cơ sở nghiên cứu với đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chất lượng cao.Đây là điều kiện hết sức thuận lợi của Hà Nội so với các địa phương khác trong việcđáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao phù hợp xu thế phát triển kinh tế -

xã hội của Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới để cung cấp cho cả nước

○ Ngoài ra, sự phát triển kinh tế của Hà Nội - đặc biệt là trong việc hình thànhcác khu công nghiệp - cùng với thu nhập và cơ hội phát triển tốt tạo lực cầu lớn vềnhân lực, dẫn đến biến động tăng cơ học lớn, thu hút lao động chất lượng cao (laođộng đã qua đào tạo), đồng thời tạo sức ép đối với lao động có trình độ chuyên mônthấp tham gia vào quá trình đào tạo nâng cao chất lượng, từ đó bổ sung thêm số lượng

và chất lượng cho nhân lực hiện có của Thành phố

○ Hà Nội có lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao thông, đất đai và một số điều kiện

tự nhiên và tài nguyên để phát triển đô thị và kinh tế - xã hội Từ Hà Nội đi các thành phố,thị xã của Bắc Bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, sắt, thủy và hàngkhông Hà Nội có 2 sân bay dân dụng, là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt, 7tuyến đường quốc lộ đi qua trung tâm Hà Nội còn có vị trí quan trọng trên hai hành langkinh tế châu Á Sau khi mở rộng Hà Nội có quỹ đất lớn, địa chất công trình thuận lợi đểphát triển đô thị, công nghiệp; hệ thống sông, hồ, núi đa dạng và nhiều thắng cảnh đẹpnhư Hồ Tây, núi Ba Vì, hồ Suối Hai, động Hương Tích

○ Hà Nội có bề dày lịch sử 1000 năm, là Thủ đô chứa đựng nhiều đặc trưng vănhóa Việt, điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch Với bề dày hàng nghìn nămlịch sử, Hà Nội có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật, khảo

cổ, kiến trúc cùng với các văn hóa phi vật thể khác, các lễ hội, làng nghề và văn hóa dângian; nơi tập trung những bảo tàng lớn và quan trọng của cả nước Những đặc trưng vănhoá Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển những ngành đem lại giá trị gia tăng cao

và tạo xuất khẩu tại chỗ như du lịch và các dịch vụ văn hoá khác

1.2.2 Một số khó khăn

○ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị chưa hiện đại và thiếu đồng bộ Tìnhtrạng ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ tuy có giảm nhưng vẫn là những vấn đềbức xúc Khi chưa xây dựng được hệ thống đường sắt đô thi, về cơ bản giao thông HàNội vẫn không thể giải quyết triệt để Mạng lưới cấp điện, cấp nước, vệ sinh môitrường chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân Mặc dùThành phố có nhiều loại hình giao thông nhưng không có cảng biển Kết cấu hạ tầng

Trang 28

xã hội còn nhiều bất cập Phân bố mạng lưới trường học, cơ sở y tế chưa hợp lý, chưa

có những trung tâm đào tạo, y tế, khoa học công nghệ chất lượng cao, đạt các tiêu chí

và chuẩn mực của quốc tế Quy hoạch đô thị trung tâm - đô thị vệ tinh - trung tâmhuyện lỵ chưa thật sự đồng bộ, chưa giảm được áp lực về phân bố dân cư và các áp lựckhác cho khu vực đô thị trung tâm

○ Trình độ công nghệ - kỹ thuật của sản xuất chưa cao Ngoài một số doanhnghiệp đầu tư nước ngoài có điều kiện trang bị công nghệ tiên tiến còn phần lớn cácdoanh nghiệp công nghiệp đều chỉ được trang bị công nghệ có trình độ trung bình vàthấp Các loại công nghệ mang tính mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinhhọc, công nghệ vật liệu mới chưa được phát triển mạnh Tự động hoá trong ngànhcông nghiệp còn rất hạn chế Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực còn yếu,nhiều sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng thấp, quy mô sản xuất không lớn, đóng gópvào nền kinh tế không cao (màn tuyn, sản phẩm may mặc, dệt kim, bánh kẹo, thức ănchăn nuôi ) Các sản phẩm cơ khí có tỷ trọng cao lại chưa vươn ra được thị trường thếgiới, chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa, các sản phẩm điện tử - công nghệ thông tin,công nghệ sinh học phát triển chậm mặc dù được xác định là ngành mũi nhọn Chưa cócác sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của Thủ đô

○ Ô nhiễm môi trường là vấn đề bức xúc, đòi hỏi đầu tư lớn cho việc xử lý Xử lý

những vấn đề ô nhiễm môi trường chưa theo kịp với tốc độ đô thị hoá nhanh và tăngtrưởng kinh tế cao Các con sông trên địa bàn như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sôngLừ, sông Sét, sông Nhuệ, sông Đáy đều bị ô nhiễm nặng Thành phố còn bị ô nhiễm bụi,không khí, tiếng ồn do vận chuyển vật liệu, chất thải xây dựng và còn trên 400 cơ sở côngnghiệp đang sản xuất kinh doanh trong đô thị và khu dân cư

○ Hạn chế trong công tác quản lý, điều hành Công tác quản lý, điều hành phát

triển đô thị và kinh tế - xã hội còn bất cập do đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành củaThành phố chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra

Có thể nói, những thuận lợi và khó khăn ở trên đã đặt ra cho Hà Nội những cơhội và thách thức trong quá trình phát triển và hội nhập

1.2.3 Cơ hội và thách thức

▪ Cơ hội

Với vị thế Thủ đô và những nguồn lực hiện tại, Hà Nội có khả năng đón nhận vàkhai thác những cơ hội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng để thu hút vàkhai thác có hiệu quả nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thịtrường để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hà Nội cũng nhận được nguồn đầu tư lớn nhất từ Trung ương cũng như sự hỗ trợ củacác địa phương khác để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh hơn với chất lượng cao hơn

Trang 29

Sau khi được mở rộng, Hà Nội có quỹ đất lớn và thuận lợi để quy hoạch và pháttriển đô thị, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

▪ Thách thức

Thách thức nảy sinh từ trình độ phát triển còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, kinh

tế phát triển chưa có sự đột phá, quy mô kinh tế của Thủ đô còn nhỏ bé so với nhiềuThủ đô ở trong khu vực và trên thế giới và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa cũng nhưkhông đáp ứng được vai trò đầu tầu đối với khu vực Bắc Bộ và cả nước

Bộ máy quản lý của Thủ đô chưa đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu của việcquản lý một đô thị lớn hiện đại và phức tạp với diện tích rất lớn, dân số nông nghiệp,nông thôn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao ở một số địa bàn, có sự chênh lệch khálớn về phát triển giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành cũ của Hà Tây cả vềthu nhập, trình độ dân trí, cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật

Mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ đặt Hà Nội trước sức ép cạnh tranh gay gắt trênthị trường quốc tế và ngay trên địa bàn Hà Nội Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộngcũng đưa cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng phải đối mặt trực tiếp với nguy cơ suythoái, khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh với đòi hỏi phát triển bền vững, bảo vệmôi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá, hạn chế nảy sinh các vấn đề xã hội (thất nghiệp,phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội )

1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

1.3.1 Quan điểm phát triển

○ Quan điểm phát triển bền vững Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo sử dụng

tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái Xây dựng năng lực cạnh tranh củakinh tế Thủ đô Đưa khu vực tư nhân thành động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế.Phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảmquốc phòng, an ninh

○ Quan điểm phát triển hiệu quả Tập trung ưu tiên những ngành, lĩnh vực mà

Thủ đô có lợi thế cạnh tranh, đi đầu trong những ngành kinh tế trí thức công nghệ cao.Đầu tư có trọng điểm vào các công trình trọng điểm trong xây dựng kết cấu hạ tầng Songsong với mục tiêu tăng trưởng với nâng cao chất lượng tăng trưởng, gắn kết chặt chẽ giữaphát triển kinh tế, xây dựng và quản lý đô thị và phát triển các lĩnh vực xã hội, giáodục - đào tạo, y tế, văn hóa, coi phát triển, xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụtrọng tâm, phát triển xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, phát triển kinh tế lànhiệm vụ nền tảng và liên tục

Trang 30

○ Quan điểm phát triển đồng bộ Phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô phải đặt

trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng Đồngbằng sông Hồng và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội và 2 hành langkinh tế với Trung Quốc; coi xây dựng và phát triển Thủ đô là một động lực thúc đẩyphát triển các vùng khác của cả nước

1.3.2 Mục tiêu phát triển

Xây dựng, phát triển Hà Nội thực sự trở thành đầu kéo cho sự phát triển của tòan bộkhu vực phía Bắc Đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, giaothương và kinh tế lớn của cả nước Bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống củaThủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, tiêu biểucho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu củađất nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dụcthể thao Phát triển nền kinh tế trí thức với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng

bộ, hiện đại, môi trường bền vững Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật

tự an toàn xã hội; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực vàquốc tế được nâng cao

1.3.3 Các trọng tâm phát triển

Để đảm bảo thực hiện các chức năng và mục tiêu phát triển trên đây, các trọngtâm phát triển của Thủ đô Hà Nội bao gồm:

○ Hình thành hệ thống công sở, trung tâm hành chính - chính trị đảm bảo thực hiện

chức năng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia Xây dựng các cụm công sở hiệnđại với những nét kiến trúc tiêu biểu Nghiên cứu hình thành trung tâm hành chính -chính trị mới và hệ thống giao thông kết nối nhanh với trung tâm chính trị Ba Đình

○ Phát triển nền kinh tế trí thức tại Thủ đô, đưa Hà Nội thành trung tâm dịch vụ

chất lượng cao của vùng, cả nước và khu vực Xây dựng trung tâm tài chính - ngân hàng.Giữ vững vai trò là trung tâm du lịch, trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất khu vựcphía Bắc Phát triển các dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế,văn hóa, khoa học - công nghệ Xây dựng Thủ đô trở thành một trung tâm giao dịchthương mại quốc tế

○ Phát triển một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệcao Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm, các công đoạn và chi tiết, sảnphẩm công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao như: công nghệ thôngtin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường

Trang 31

○ Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại Phát triển mạng lướigiao thông (xây dựng, nâng cấp các đường vành đai, đường xuyên tâm, hệ thống cầuqua sông Hồng, các tuyến đường nối đô thị trung tâm - đô thị vệ tinh ); hệ thống vậntải công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị ) Tiếp tục phát triển hệ thống cấp thoát nước

và xử lý rác thải, mạng lưới vườn hoa, cây xanh và các công trình bảo vệ môi trường.Cải tạo, phát triển mạng lưới điện, bưu chính - viễn thông

○ Phát triển nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu

phát triển Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, người Hà Nội thanh lịch, văn minh Phát

triển nhân lực chất lượng cao (cả lực lượng ra quyết định, lực lượng tham mưu, lực lượngthực hiện quyết định) đạt tiêu chuẩn và tương thích với điều kiện phát triển; khai thác tiềmlực khoa học - công nghệ để khoa học - công nghệ trở thành công cụ và lực lượng vật chấtthực sự cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Xác định giáo dục - đào tạo và khoa học -công nghệ là các khâu đột phá trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô

○ Nghiên cứu và hình thành các công trình văn hoá lớn, tiêu biểu Nâng cấp, xâydựng, tôn tạo các khu di tích văn hóa - lịch sử, hệ thống bảo tàng, tượng đài, quảngtrường, cửa ô có quy mô lớn, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa phi vật thể

○ Phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái và nông thôn mới Phát triển nềnnông nghiệp Thủ đô theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái gắn liềnvới dịch vụ, du lịch, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, antoàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.Xây dựng nông thôn Thủ đô có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại,phát triển theo quy hoạch, gắn kết với khu vực đô thị; giàu bản sắc văn hóa dân tộc

và môi trường sinh thái được bảo vệ

○ Đổi mới tư duy và nhận thức trong điều hành quản lý Thủ đô

Có thể nói, các điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nộitrong giai đoạn trước năm 2010, cùng với những định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của Thủ đô trong thời gian tới là những cơ sở quan trọng cho việc xác định nhân lực đápứng cho quá trình phát triển của Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Trang 32

Phần 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Thực trạng nhân lực thành phố Hà Nội

2.1.1 Quy mô và phân bố nhân lực theo vùng

Thành phố Hà Nội là địa phương đứng thứ hai trên cả nước về quy mô dân số vàquy mô lực lượng lao động Dân số trung bình Hà Nội tính đến năm 2010 là 6.617,9triệu người với tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2010 đạt 1,229%

Bảng 2.1: Quy mô dân số trung bình Hà Nội giai đoạn 2005-2010

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2009, 2010 và tính toán của nhóm nghiên cứu

Sự tăng lên của quy mô dân số đã kéo theo sự tăng trưởng về quy mô lực lượng

lao động địa bàn Thành phố Lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) của thành

phố Hà Nội tính đến năm 2010 là 3.546 nghìn người, chiếm khoảng 53,6% tổng dân số Trong số 3.546 nghìn người trong độ tuổi lao động, có 49,6% là lao động nữ, vàlực lượng lao động ở khu vực nông thôn (63,4%) nhiều hơn thành thị (36,6%)

Tỷ lệ dân số tuổi lao động trong tổng dân số giai đoạn 1979 - 2010 đã tăng từ 55%lên 67%, còn tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm từ 37% xuống 23% năm 2010 Điều nàychứng tỏ cơ cấu dân số của Thủ đô đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân sốvàng Tỷ số phụ thuộc đã giảm mạnh, sau 30 năm, đã giảm từ 72,7% xuống còn 43,7%,tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô

Tuy nhiên, cơ cấu lao động trên địa bàn Thành phố chưa phù hợp trong quá trìnhphát triển tỷ lệ lao động trong khu vực nông thôn còn quá cao, chiếm đến 63,4% tổng

số lao động, nguyên nhân có thể do quá trình hợp nhất và mở rộng địa bàn Thành phố,bao gồm 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây cũ, đây là những địa phương có tỷtrọng lao động làm việc ở nông thôn cao

2.1.2 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi

Nhân lực của Thành phố đa số trẻ, lực lượng lao động có độ tuổi dưới 35 chiếm50,3% (năm 2010)

Trang 33

Bảng 2.2: Lực lượng lao động theo nhóm tuổi TP. Hà Nội năm 2010

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội

Cơ cấu này phù hợp với yêu cầu của Thành phố đang trong quá trình CNH-HĐHvới sự phát triển mạnh của các ngành: điện tử - công nghệ thông tin; cơ khí; chế biến thựcphẩm - đồ uống; dệt may công nghiệp Có thể nhận thấy, do cơ cấu dân số trên địa bànthành phố Hà Nội đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng nên đây là cơhội lớn cho Thủ đô trong quá trình thực hiện CNH – HĐH

2.1.3 Tỷ lệ tham gia LLLĐ TP Hà Nội

Tỷ lệ tham gia LLLĐ đã tăng lên trong những năm gần đây do sự biến đổi cơ cấutuổi dân số của thành phố Hà Nội Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn thành phố HàNội năm 2010 là 67,6%, trong đó của nam là 70,4% và của nữ là 65,0% Tỷ lệ tham giaLLLĐ đặc trưng theo tuổi và giới tính thể hiện trong Hình 2.1 cho thấy độ tuổi lao động

có tỷ lệ tham gia LLLĐ cao từ 24 49 tuổi, trong đó cao nhất nằm trong độ tuổi từ 25

-29 tuổi, tỷ lệ tham gia LLLĐ thấp nhất thuộc độ tuổi từ 55 - 59 và 15 - 19 tuổi

Hình 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ theo đặc trưng theo độ tuổi và giới tính

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0

15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+

Nhãm tuæi

Phần trăm

Nam Nữ

Trang 34

2.1.4 Cơ cấu lao động theo ngành

Cơ cấu lao động theo nhóm ngành (bao gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụtrên địa bàn thành phố Hà Nội) đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ trọng laođộng làm việc năm 2010 trong khu vực dịch vụ lớn nhất chiếm 43,7%, tiếp đến là côngnghiệp - xây dựng 33,9% và cuối cùng là khu vực nông nghiệp với tỷ trọng 22,4% Nhưvậy, tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao với

vị thế của Hà Nội là Thủ đô và đô thị công nghiệp lớn của cả nước

Bảng 2.3: Số lượng và tỷ trọng lao động có việc làm theo khu vực kinh tế

thành phố Hà Nội năm 2010

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của trên địa bàn thành phố Hà Nội tronggiai đoạn 2006 - 2010 đã có dấu hiệu tích cực khi tỷ trọng lao động nông nghiệp giảmmạnh từ 32,9% năm 2005 xuống 22,4% năm 2010 (giảm 10,5%), tỷ lệ lao động côngnghiệp tăng từ 27,8% lên 33,9% (tăng 6,1%), còn tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ39,3% lên 43,6% (tăng 4,3%)

Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn TP Hà Nội

Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành

Trang 35

Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành

Trang 36

9 Vận tải, kho bãi

và thông tin liên

Trang 38

Năm 2010, theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế thành phố HàNội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, toàn Thành phố có 10,3 bác sỹ/vạn dân vàtrên 1 dược sỹ/vạn dân Quy mô hiện tại được đánh giá cao so với cả nước nhưng vẫn thấp

so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Thành phố Chính vì vậy, quy hoạch đãtiếp tục nâng cao mục tiêu tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ/vạn dân ở những năm tiếp theo

Đối với ngành giáo dục, lực lượng giáo viên đã tăng nhanh trong những nămvừa qua Theo đánh giá tại Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo thủ đô

Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, mặc dù quy mô giáo viên các cấp đã tăng liêntục trong những năm qua, tỷ lệ học sinh/lớp vẫn còn cao và tỷ lệ giáo viên/lớp thấp Vìvậy, trong những năm tới quy mô giáo viên sẽ tiếp tục cần tăng thêm

Bảng 2.5: Số lượng giáo viên các cấp học của Hà Nội

2002 2003

2003 2004

2004 2005

2005 2006

2006 2007

2007 2008

2008 2009

2009 2010

Mẫu giáo 7.728 7.892 8.134 8.611 8.464 9.126 9.740 10.09

6

11.012

13.838Tiểu học 19.06

3

19.383

19.557

19.906

20.039

20.251

19.665

19.279

20.246

20.545

6

21.052

21.113

21.020

21.532

22.130

21.105

20.239

21.322

20.614

0

11.541

12.057

Nguồn: Quy hoạch phát triển hệ thống GD&ĐT thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030

2.1.5 Lực lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội

Hiện nay, số lượng người nước ngoài làm việc tại Hà Nội là hơn 20.000 người,đến từ hơn 60 quốc gia, trong đó, khoảng 58% đến từ châu Á (Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc, Malaysia…), mang quốc tịch châu Âu chiếm khoảng 28,5% (Anh,Pháp…) và các nước khác chiếm khoảng 13,5%

Về trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, người nước ngoài có trình độ đại học và trênđại học chiếm 48,3% so với tổng số người nước ngoài làm việc tại Hà Nội, cóchứng chỉ, chuyên môn tay nghề chiếm 34,6%, là nghệ nhân, ngành nghề truyềnthống chiếm 17,1%

Trang 39

Về giới tính, độ tuổi, nam chiếm 89,9% tổng số người nước ngoài làm việc tại

Hà Nội, nữ chiếm 10,1% Người nước ngoài có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 86%.Theo Cục Việc làm, phần lớn người nước ngoài làm việc theo các hợp đồng laođộng Tuy nhiên, hiện vẫn còn diễn ra tình trạng doanh nghiệp FDI tuyển lao độngnước ngoài chưa có giấy phép lao động

2.1.6 Lực lượng lao động các cơ quan Trung ương trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội là Thủ đô và trung tâm chính trị của cả nước, do đó toàn bộ hệ thống các cơquan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức đoàn thể khác đều hoạt động trên địabàn Thủ đô với hơn 300,000 cán bộ công chức, viên chức Đây thực sự là nguồn nhân lực

có chất lượng cao nhất cả nước Lực lượng lao động này một mặt tạo điều kiện cho HàNội có thể sử dụng nhân lực có trình độ cao nhưng cũng đồng thời tạo ra những luồngdịch chuyển giữa các đơn vị, doanh nghiệp của Hà Nội với các cơ quan Trung ương trênđịa bàn Vì vậy, quy hoạch nhân lực Thủ đô mang tính động sâu sắc

Hà Nội đồng thời là trung tâm đào tạo lớn nhất của đất nước, đặc biệt là nhân lựcchất lượng cao Do vậy, Hà Nội có điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung nhân lực chocác ngành kinh tế trí thức được định hướng phát triển trên địa bàn

2.2 Hiện trạng chất lượng lao động

Chất lượng lao động được thể hiện thông qua trình độ chuyên môn của người laođộng, sức khỏe người lao động và tác phong công nghiệp

2.2.1 Về trình độ chuyên môn của người lao động

Trình độ chuyên môn lao động được thể hiện thông qua giáo dục và đào tạo, cụ thể

là tỷ lệ lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động qua đào tạo và khả năng về tin học, ngoạingữ… Sức khỏe của người lao động được thể hiện ở chiều cao và cân nặng

Hà Nội có tỷ lệ lao động qua đào tạo (theo chuẩn mực của Tổ chức lao độngquốc tế, ILO - là những người qua đào tạo sơ cấp ít nhất 3 tháng trở lên và có chứngchỉ) cao nhất trong cả nước và gấp hơn 2 lần so với mức bình quân chung Tuy vậy, sovới tiềm năng và yêu cầu thì tỷ lệ này vẫn còn khá khiêm tốn Bảng 2.6 cho thấy, năm

2009 chỉ có 31,1% lao động của TP Hà Nội đã qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên, cònlại 68,9% lao động chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật Tỷ lệ lao động qua đào tạo đãtăng lên 34,8% trong năm 2010 Trong đó, đào tạo sơ cấp nghề chiếm 3,64% lực lượnglao động, trung cấp nghề chiếm 3,03%, THCN chiếm 6,06%, cao đẳng nghề 0,34%,cao đẳng 2,52%, đại học 17,21%, thạc sỹ 1,56%, tiến sỹ 0,44% So với năm 2000, chấtlượng nhân lực của thành phố Hà Nội chậm được cải thiện, sau 10 năm tỷ lệ lao độngqua đào tạo chỉ tăng 5,9%, cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo chuyển dịch chậmchưa đúng với xu hướng phát triển của cơ cấu kinh tế

Một điểm cần lưu ý là nếu áp dụng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo chuẩn mực cũ

Trang 40

(chỉ có qua đào tạo, không cần bằng cấp, chứng chỉ, không quy định thời gian đào tạotối thiểu) như trong một số tài liệu thì Hà Nội có thể đạt mức gần 100%.

Bảng 2.6: Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ các số liệu của TCTK

Nếu so với cả nước và các địa phương thì tỷ lệ lao động qua đào tạo của TP Hà Nộicao hơn Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước năm 2009 là 13,3%, của TP Hải Phòng

là 20,2%, TP Đà Nẵng là 23,5%, TP Hồ Chí Minh là 20% và TP Cần Thơ là 11,6%

Cơ cấu này cho thấy TP Hà Nội cũng như cả nước đang trong tình trạng thiếu độingũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đã qua đào tạo bài bản LLLĐ có trình độ ĐH - CĐthường là lao động gián tiếp, trong khi đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất lại chưa quađào tạo nên phục vụ chủ yếu cho các ngành thâm dụng lao động với NSLĐ thấp, giá trịgia tăng nhỏ Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và những ngành CN công nghệ caothì chưa có được nguồn cung lao động chất lượng cao

Cơ cấu lao động qua đào tạo theo nghề nghiệp

Về trình độ chuyên môn theo nghề nghiệp và vị trí công việc các nhà lãnh đạocác cấp các ngành xem Bảng 2.7

Ngày đăng: 05/03/2015, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w