0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI NHÀ NGHỈ TUẦN CHÂU (Trang 44 -44 )

a/ Yêu cầu về ngoại hình

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008

2.1.5.1 Về doanh thu:

Bảng 2.7:Bảng kết quả về doanh thu của Nhà nghỉ năm 2006 – 2007 – 2008

Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Doanh thu lưu trú Tr/đ VND 2715.443 2813,6 3017,5 +203,9

Tỷ trọng % 73,93 71,93 71,52 - 0,41 Doanh thu ăn

uống Tỷ trọng Tr/đ VND % 950,857 25,889 1088,06 27,828 1190,33 28,213 +102,27 +0,385 Doanh thu khác Tỷ trọng Tr/đ VND % 6,282 0,171 8,14 0,208 11,27 0,267 +3,13 +0,059 Tổng doanh thu Tr/đ 3672,582 3909,8 4219,1 +309.3

Nguồn : Nhà nghỉ Tuần Châu

Từ bảng trên ta nhận thấy tổng doanh thu năm 2006 của Nhà nghỉ là 3672,582 trđ, sang năm 2007 là 3909,8 trđ, tăng 236,948 trđ hay 6,45%.Năm 2008 là 4219,1 trđ, tăng 309,3 trđ so năm 2007 và tăng 546,518 trđ so với năm 2006. Trong đó doanh thu lưu trú chiếm phần lớn. Ta có biểu đồ hình tròn về tỷ trọng doanh thu năm 2006 và năm 2007 như hình dưới.

Doanh thu lưu trú chiếm hơn 70% tổng doanh thu ở cả ba năm tại Nhà nghỉ, mặc dù tăng 98,157 trđ nhưng tỷ trọng của năm 2007 lại giảm 1,97% so với 2006 và giảm 0,41 so với năm 2008 trong tổng doanh thu. Sự thay đổi về tỷ trọng đó là do doanh thu ăn uống và doanh thu khác tăng lên. Cụ thể:

- Doanh thu ăn uống năm 2007 tăng 137,169 trđ so với 2006 làm tăng tỷ trọng của doanh thu ăn uống lên 1,939%, năm 2008 tăng 102,27 trđ so với 2007 làm tăng tỷ trọng lên 0,385%. Có thể thấy năm 2008 so với 2007, tỷ trọng tăng doanh thu ăn uống không nhiều bằng năm 2007 so với 2006.

- Doanh thu khác năm 2007 tăng 1,858 trđ làm tăng tỷ trọng lên 0,037% so với 2006, năm 2008 tăng 3,13 trđ làm tăng tỷ trọng lên 0,059%. Trong ba năm, năm 2008 là năm Nhà nghỉ biết tận dụng các dịch vụ khác để tăng doanh thu nhiều nhất so với hai năm còn lại.

Mặc dù tất cả những sự tăng lên ở trên là con số nhỏ nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng vì Nhà nghỉ đã bước đầu biết khai thác hoạt động ăn uống và hoạt động khác để tăng doanh thu cho đơn vị.

Bảng 2.8:Biểu đồ tỷ trọng doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống và doanh thu khác trong tổng doanh thu của Nhà nghỉ năm 2006, 2007 và 2008

Bảng 2.9:Biểu đồ so sánh doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống và doanh thu khác năm 2006, 2007, 2008.

2.1.5.2 Về chi phí:

Bảng 2.10:Bảng kết quả về chi phí năm 2006 – 2007 – 2008 của Nhà nghỉ Tuần Châu.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Khấu hao TSCD

Tỷ suất khấu hao TSCD

10,74 0,321 10,818 0,321 11,512 0,323 +0,694 +0,002% Chi phí nội bộ

Tỷ suất chi phí nội bộ

3155,214 99,679 3354,552 99,679 3551,271 99,677 +196,719 - 0,002% Tổng chi phí 3165,388 3365,371 3562,783 +197,412

Nguồn : Nhà nghỉ Tuần Châu

Tổng chi phí năm 2006 của Nhà nghỉ là 3165,388 trđ, sang năm 2007 là 3365,371 trđ, tăng 199,983 trđ hay tăng 6,318%. Năm 2008 tổng chi phí là 3562,783 trđ tăng 197,412 trđ hay tăng 5,87% so với 2007. Như vậy mức tăng tổng chi phí qua ba năm có xu hướng giảm đi, đây là một dấu hiệu đáng mừng.

Trong đó chi phí nội bộ chiếm phần lớn, năm 2006 là 3155,214 trđ năm 2007 tăng lên là 3354,552, tăng 199,339 trđ hay tăng 6,318%. Năm 2008, chi phí nội bộ giảm 0,002% mặc dù mức tăng so với năm 2007 là 196,719 trđ. Mặc dù tỷ suất chi phí nội bộ giảm 0,002% so với 2007 nhưng mức chi chi phí nội bộ của năm 2008 vẫn tăng, việc tăng lên mà vẫn giảm đi này là do cơ cấu của tỷ suất khấu hao TSCD, tỷ suất chi phí nội bộ so với tổng chi phí năm 2008. Khoản chi nội bộ này bao gồm: chi lương cho cán bộ nhân viên, chi đồ đặt phòng, mua đồ ăn để chế biến thực phẩm, điện nước, văn phòng phẩm… Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản cố định thay đổi không đáng kể, năm 2006 và năm 2007 đều chiếm 0,321% tổng chi phí. Sang năm 2008, tỷ suất khấu hao TSCD tăng lên đôi chút là tăng 0,002% so với 2007. Điều này chứng tỏ qua thời gian TSCD có phần hư hao nhiều hơn, cần nhiều chi phí hơn cho việc thay mới và sửa chữa.

Ta có bảng thay đổi về cơ cấu của tổng chi phí qua ba năm như sau:

Bảng 2.11: Sự thay đổi về cơ cấu của tổng chi phí năm 2006 – 2007 – 2008 của Nhà nghỉ.

Ta có bảng cơ cấu của tổng quĩ lương trong chi phí nội bộ qua ba năm như sau:

Bảng 2.12:Cơ cấu của tổng quĩ lương so với chi phí nội bộ qua ba năm của Nhà nghỉ. Nguồn: Nhà nghỉ Tuần Châu

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Tổng quĩ lương 1123,254 1159,841 1206,213 +46,372 Lương/Chi phí nội bộ 35,6 34,575 33,966 - 0,609% Quĩ lương của Nhà nghỉ năm 2007 so với năm 2006 tăng 36,857 trđ ( năm 2006 là 1 123,254 trđ , năm 2007 là 1 159,841 trđ ) hay tăng 3,257%, năm 2008 tăng 46,372 trđ, tương ứng với tăng 3,99% so với 2007. Nguyên nhân tăng lên của quĩ lương là số nhân viên năm 2007 nhiều hơn 5 nhân viên của năm 2006,năm 2008 nhiều hơn 3 nhân viên so với 2007. % của mức lương so với chi phí nội bộ chiếm 35,6% năm 2006, năm 2007 là 34,575% và đến năm 2008 con số này tiếp tục giảm còn 33.966%. Mặc dù quĩ lương tăng lên nhưng tăng ít hơn khoản chi cho nội bộ nên tỉ lệ quĩ lương/ chi phí nội bộ giảm 1,025% năm 2007 và giảm 0.609% năm 2008.

2.1.5.3 Về lợi nhuận:

Nhìn ở trên ta có thể thấy, qua ba năm, mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng lên. Vậy lợi nhuận có tăng theo?

Bảng 2.13:Lợi nhuận của Nhà nghỉ qua ba năm. ( Đơn vị tính trđ)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu Tổng chi phí 3672,582 3165,388 3909,8 3365,371 4219,1 3562,783

Thuế (GTGT, TNDN) 142,014 156,392 183,77

Lợi nhuận 365,181 388,037 472,55

Nguồn: Nhà nghỉ Tuần Châu.

Sau khi trừ đi thuế doanh nghiệp, lợi nhuận của năm 2006 là 365,181 trđ, năm 2007 là 388,037 trđ và năm 2008 là 472,55 trđ, vậy năm 2007 lợi nhuận tăng 22,856 trđ so với năm 2006, năm 2008 tăng 84,513 trđ so với 2007, con số tăng lên rõ rệt. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà nghỉ :

H = Doanh thu/ chi phí

Năm 2006, H = 3672,582 / 3165,214 = 1,16029 >1 tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được 1,1609 đồng doanh thu.

Năm 2007, H = 3909,8 / 3365,371 = 1,16177 > 1, một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được 1,16177 đồng doanh thu.

Năm 2008, H = 4219,1 / 3562,783 = 1,18421 > 1, một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được 1,18421 đồng doanh thu.

Có thể thấy rõ, càng về các năm sau, Nhà nghỉ hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả, sau hai năm, H tăng 0,02392 lần.

Chỉ số doanh lợi của Nhà nghỉ: P’= LN / CP

Năm 2006, P’ = 365,181/ 3165,388 = 0,1153. Chỉ số trên có nghĩa trong năm 2006, Nhà nghỉ cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về được 0,1139 đồng lợi nhuận.

Năm 2007, P’ = 388,037/ 3365,371 = 0,1153, một đồng chi phí bỏ ra Nhà nghỉ thu được 0,1153 đồng lợi nhuận.

Năm 2008, P’ = 472,55/ 3562,783 = 0,1326, tức là một đồng chi phí bỏ ra thu được 0,1326 đồng lợi nhuận.

Mặc dù lợi nhuận và chi phí cùng tăng nhưng tăng với một lượng bằng nhau nên trong hai năm 2006 và 2007 chỉ số doanh lợi của Nhà nghỉ vẫn không đổi là 0,1153 đơn vị, nhưng sang năm 2008, hiệu quả hoạt động kinh doanh thật sự tạo ra sự khác biệt, con số chỉ chỉ số doanh lợi là 0,1326, tăng 0,0173 đơn vị.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà nghỉ rất tốt, doanh thu của năm sau cao hơn năm trước dù sự chênh lệch nhau không đáng kể, chi phí được kiểm soát nên lợi nhuận năm sau đều cao hơn. Từ năm 2002 đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn rõ rệt.

- Năm 2002, doanh thu đạt 1 981 000 000VND đến 2008 con số này là 4219 000 000VND.

- Lương bình quân của cán bộ công nhân viên Nhà nghỉ năm 2002 là 1 250 000/ người/ tháng. Đến 2007 đạt 2 250 000/ người/ tháng.

Để có được kết quả đáng khích lệ trên là cả một sự nỗ lực rất lớn của Ban giám đốc của Nhà nghỉ trong điều kiện kinh doanh không biến động, nguồn khách ổn định mà doanh thu hàng năm, sau mỗi năm luôn tăng:

- Quản lí chặt chẽ nguồn chi như: chi đồ đặt phòng, tiêu dùng điện nước không chỉ tránh lãng phí khi khách không có trong phòng mà cả trong khu tập thể của nhân viên ( vì chi phí nước tiêu dùng khi lãng phí có thể lên đến cả trăm triệu đồng), chi phí thực phẩm, chi phí văn phòng…

- Tăng nguồn thu như: đảm bảo đủ số lượng nhân viên phục vụ trong mùa cao điểm, tận dụng khi có phòng trống nhận khách tận thu để tăng thu.

- Bên cạnh đó đảm bảo nguồn nhân lực dài hạn để vừa đảm bảo đủ người phục vụ trong khi đông khách cũng như không thừa nhân lực khi vắng khách cũng không phải là vấn đề nhỏ.

Tuy nhiên, công suất sử dụng phòng của đơn vị còn thấp, dưới 50% mỗi năm vào năm 2006 và 2007.Điều này cũng dễ giải thích vì Nhà nghỉ còn tình trạng kinh doanh theo mùa vụ. Tháng cao điểm đông khách nhất là từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 9, tức là 5 tháng/ 12 tháng trong năm Nhà nghỉ hoạt động hết công suất còn gần như sau đó là vắng khách nên công suất sử dụng phòng mỗi năm còn thấp. Nhưng cũng trong năm 2008, công suất sử dụng phòng đạt trên 50% là 51,3%. Để có được con số này là cả một quá trình nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên Nhà nghỉ trong một thời gian dài tạo ra chất lượng dịch vụ tốt, tạo niềm tin với khách để họ quay trở

lại vào năm sau. Và tin rằng theo đà phát triển này, kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà nghỉ còn tốt hơn nữa.

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực tại Nhà nghỉ Tuần Châu:2.2.1 Đặc điểm đội ngũ lao động trong Nhà nghỉ:

2.2.1 Đặc điểm đội ngũ lao động trong Nhà nghỉ:

2.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy lao động của Nhà nghỉ:

Năm 2009, Nhà nghỉ có 48 nhân viên, được bố trí như sau:

Nguồn: Nhà nghỉ Tuần Châu. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ TỔ TRƯỞNG TỔ

NHÀ ĂN TỔ TRƯỞNG TỔ BUỒNG TỔ TRƯỜNG TỔ BẢO VỆ

TỔ LỄ TÂN KẾ TOÁN

(3 NGƯỜI) NHÂN VIÊN( 4 NGƯỜI) NHÂN VIÊN(19 NGƯỜI) NHÂN VIÊN(10 NGƯỜI) NHÂN VIÊN (5 NGƯỜI) ĐIỆN, LÁI XE, MÔI TRƯỜNG (5 NGƯỜI)

Với cơ cấu tổ chức bộ máy như trên, mỗi bộ phận cũng như mỗi nhân viên được phân cấp chức năng và nhiệm vụ cụ thể cũng như nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của cấp quản lí. Cụ thể như sau:

a) Giám đốc:

Trách nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lí mọi hoạt động của đơn vị. + Chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động của đơn vị. Quyền hạn:

+Quyết định mọi vấn đề liênquan đến nhà nghỉ,giao quyền quyết định cho cấp dưới.

+ Kí các phiếu thu chi, nhập xuất, mua bán hàng hóa, quyết định mua sắm công cụ, dụng cụ sản xuất nhỏ.

+ Quyết định khen thưởng kỉ luật hoặc đề xuất lên cấp trên đề bạt,nâng lương hoặc gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân viên trong nhà nghỉ.

b) Phó giám đốc:

Trách nhiệm:

+ Là trợ lí của giám đốc, cùng giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị.

+ Quản lí các tổ bộ phận dưới quyền.

+ Điều hành các hoạt động của đơn vị khi được giám đốc ủy quyền. Quyền hạn:

+ Chủ động giải quyết công việc trong quyền hạn của mình

+ Đề nghi giám đốc khen thưởng kỉ luật, tiếp nhận cán bộ nhân viên dưới quyền theo phân cấp quản lí.

+ Thực hiện quyền hạn như giám đốc khi được giám đốc ủy quyền.

c) Kế toán:

Trách nhiệm:

+ Thực hiện công tác kế toán theo qui định của cơ quan quản lí cấp trên, của Nhà nghỉ và theo pháp luật kế toán hiện hành.

+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về công tác tài chính kế toán của đơn vị.

Quyền hạn:

+ Có quyền yêu cầu các tổ bộ phận và cá nhân làm đúng, chuyển đầy đủ và kịp thời những chứng từ,hóa đơn, có quyền từ chối các chứng từ không hợp lệ. + Có quyền kiểm tra giá cả, khối lượng,chất lượng hàng hóa,vật tư, thực phẩm mua về để đáp ứng cho hoạt động của đơn vị.

+ Kí các báo cáo, chứng từ thu chi.

d) Tổ trưởng các tổ bộ phận:

Trách nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc chuyên môn của tổ và hoàn thành nhiệm vụ của tổ do mình phụ trách.

+ Lắng nghe, tiếp thu ý kiến và phản ánh với ban giám đốc các ý kiến,kiến nghị của các thành viên trong tổ.

Quyền hạn:

+ Chủ động giải quyết công việc trong phạm vi,chức năng, nhiệm vụ của mình.

+ Đề nghị giám đốc khen thưởng, kỉ luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao đông thời vụ.

+ Sử dụng lao động trong biên chế của tổ phù hợp với yêu cầu công tác và đảm bảo chất lượng phục vụ.

e) Bộ phận lễ tân:

*Chức năng: Tiếp nhận kế hoạch phục vụ khách; theo dõi, tìm hiểu thị trường khách du lịch, thu hút khai thác các nhu cầu phục vụ; thực hiện chức năng tiếp đón giao dịch.

*Nhiệm vụ:

Thực hiện tốt quy trình công tác từ lúc đón đến khi tiễn khách rời nhà nghỉ. Nhân viên lễ tân phải nhớ rõ vị trí, trang thiết bị, giá của từng loại phòng, giá ăn uống, dịch vụ để giao dịch vớí khách.

Thực hiện đón tiếp, đưa khách tới phòng nghỉ, cùng với bảo vệ giúp khách mang xách hành lý; kết hợp chặt chẽ với tổ buồng làm tốt việc giao, nhận phòng và giải quyết các nhu cầu của khách.

Thực hiện nghiêm chỉnh việc ghi sổ đăng ký tạm trú và trình báo tạm trú theo quy định.

Ghi chép sổ sách rõ ràng,sạch sẽ làm cơ sở báo cáo cho Lãnh đạo,và kế toán thanh toán với khách. Thực hiện tốt các chế độ báo cáo theo quy định.

Theo dõi, quản lý chặt chẽ sự ra vào của khách.

Trao đổi chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các bộ phận có liên quan về tình hình khách đến, khách đi, các chế độ ăn uống phục vụ.

Đáp ứng tốt các nhu cầu của khách về thông tin; thực hiện tuyên truyền quảng cáo, thu hút khách tới Nhà Nghỉ.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực được giao quản lý; sử dụng điện nước tiết kiệm; quản lý máy điện thoại theo quy định của Đơn vị.

Nhân viên lễ tân phải thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, trung thực; mang trang phục đúng quy định.

Ghi chép và bàn giao cụ thể khi giao, nhận ca, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong phục vụ.

f) Tổ hành chính quản trị:

*Chức năng: quản lý nhà cửa, vật kiến trúc, tài sản cố định khác, cảnh quan môi trường trong khuôn viên Nhà Nghỉ.

*Nhiệm vụ:

Quản lý nhà cửa, vật kiến trúc, sân vườn, tài sản trang thiết bị máy móc của Đơn vị.

Thực hiện chế độ kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các trang thiết bị máy móc, hệ thống thiết bị cấp thoát nước.

Thực hiện các công việc hành chính, quản trị, tổ chức cung ứng các nhu cầu vật tư, hàng hoá cho mọi hoạt động phục vụ kinh doanh của Đơn vị.

Đảm bảo điện, nước đầy đủ, ổn định, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phục vụ. Có trách nhiệm theo dõi, giám sát các công trình sửa chữa xây dựng mới. Giữ gìn vệ sinh môi trường, luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước.

g) Tổ phục vụ buồng:

*Chức năng: Quản lý tài sản trang thiết bị được giao; thực hiện phục vụ phòng ngủ theo đúng quy trình kỹ thuật.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI NHÀ NGHỈ TUẦN CHÂU (Trang 44 -44 )

×