a/ Yêu cầu về ngoại hình
2.1.3.2 Hiện trạng sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật tại Nhà nghỉ
Cho đến nay, Nhà nghỉ có 45 phòng, gồm 3 biệt thự 18 phòng nghỉ tiện nghi cao cấp để phục vụ TW, 1 biệt thự 20 phòng để phục vụ khách tận thu và 7 phòng phục vụ khách có mức thanh toán rẻ tiền. Nhà ăn của Nhà nghỉ có thể phục vụ 190 chỗ ngồi theo tiêu chuẩn. Trong mỗi phòng nghỉ có đầy đủ tiện nghi để khách có thể cảm thấy thoải mái nhất.Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế nên trong mỗi phòng không có máy tính và mạng wifi để truy cập internet. Khách đến nghỉ có thể truy cập thông qua máy tính xách tay của mình nối vào điện thoại.
Trong quá trình hình thành và phát triển qua từng giai đoạn, Nhà nghỉ luôn đảm bảo phục vụ tốt cho khách đến nghỉ theo nhiệm vụ cấp trên giao và tận thu đảm bảo kết quả tốt. Ngày càng phát triển cả về đội ngũ nhân viên và doanh thu hàng năm có kết quả tăng lợi nhuận từ 18- 23%.
Hiện tại, Nhà nghỉ được TW đầu tư cho xây dựng dự án khách sạn 4 sao,đã triển khai từ cuối năm 2008, dự tính đến 9/2009 sẽ xây dựng xong nhà ăn hơn 300 chỗ với tầng hầm để xe ô tô và đến năm 2011 dự tính xây xong dự án khách sạn 4 sao
ngay trong đất của Nhà nghỉ. Tin rằng trong thời gian sắp tới Nhà nghỉ sẽ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách. Bên cạnh dự án khách sạn mới này, Nhà nghỉ còn được cấp trên phê duyệt cho sửa sang lại một số thiết bị trong phòng như đóng mới lại giường tủ bằng gỗ cao cấp, thay lại những tủ lạnh đã cũ. Để có được những sự đầu tư trên, Ban giám đốc của Nhà nghỉ cùng toàn thể nhân viên đã nỗ lực bằng chính kết quả kinh doanh của mình thông qua bản báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Cấp trên phê duyệt việc xây dựng trên cho Nhà nghỉ Tuần Châu không gì khác hơn ngoài mục đích đưa về đây nhiều hơn nữa đoàn khách lớn của TW, những buổi hội thảo và những đoàn khách quốc tế.
2.1.3.3 Đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tại Nhà nghỉ:
Để đánh giá về cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà nghỉ Tuần Châu một cách khách quan nhất, ta cùng xét với bảng tiêu chuẩn khách sạn ba sao của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Bảng 2.5: Bảng so sánh về chuẩn khách sạn ba sao của Tổng cục đối với Nhà nghỉ Tuần Châu
Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn khách sạn ba sao của Tổng Cục
Đánh giá
1.Yêu cầu về vị trí, kiến trúc
Giao thông thuận tiện
Môi trường cảnh quan sạch đẹp
Kiến trúc xây dựng đẹp, hợp lí
Đ Đ
C ( đi lại còn khó khăn
2.Qui mô khách sạn
Có tối thiểu 20 buồng Đ 3.Không
gian xanh
Có sân, vườn, cây xanh Đ 4.Khu vực
gửi xe
Có nơi gửi xe cho khách ngoài khách sạn C 5.Các loại phòng ăn Có phòng ăn Có bar Đ Đ 6.Khu phục vụ hành chính
Phòng làm việc của Giám đốc,phó giám đốc
Phòng tiếp khách
Phòng kế toán,điện nước Phòng cho nhân viên phục vụ
Khu để đồ
Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm Khu giặt là Đ Đ Đ Đ Đ C( tiếp ở phòng GĐ) C ( chưa có) 7.Yêu cầu về trang thiết bị tiện nghi
Trang thiết bị nội thất buồng ngủ hài hòa, đủ ánh sáng Đồng bộ, chất lượng tốt Đ C ( thiếu đồng bộ) 8.Trang thiết bị buồng ngủ
Ti vi, điều hòa nhiệt độ, thiết bị báo cháy, bàn sa lon, bàn trang điểm, ghế, tranh treo tường, bộ đồ ăn hoa
C ( thiếu những thiết bị như tranh treo tường, dụng cụ mở bia, bộ đồ ăn hoa quả)
quả, dụng cụ mở bia, rượu 9.Trang thiết
bị phòng vệ sinh
Bồn tắm nằm cho 50% số buồng, điện thoại, điện sấy tóc, mũ tắm, màn che bồn tắm
C ( thiếu điện thoại, máy sấy tóc, mũ tắm)
9.Thiết bị điều hòa trong khu vực chung
Có điều hòa nhiệt độ ở các khu vực công cộng
Đ
Bảng trên chỉ nêu những tiêu chuẩn cơ bản nhất về cơ sở vật chất kĩ thuật.
2.1.4 Đặc điểm hệ thống sản phẩm dịch vụ: 2.1.4.1 Dịch vụ lưu trú:
Bảng 2.6:Bảng giá và hạng phòng của Nhà nghỉ năm 2008.
Số phòng Giá View Sức chứa nhà ăn Biệt thự 1.Biệt thự1 2.Biệt thự 2 3.Biệt thự 3 6 6 6 550000VND/ phòng/ đêm 350000VND/ phòng/ đêm 350000VND/
view hướng ra biển. view hướng lên đồi. view hướng lên đồi.
10- 15 người phòng ăn nhỏ cho
20 người phòng ăn nhỏ cho
4.Biệt thự 4 5.Biệt thự 5 20 7 phòng/ đêm 450000VND/ phòng/ đêm 400000VND/ phòng/ đêm 250000VND/ phòng/đêm
có view hướng ra bãi biển
view là khu đồi thông view hướng xuống khu tập thể của nvien.
20 người
Trong mỗi phòng có một mini bar nhỏ để đồ uống.
Mức giá trên áp dụng vào mùa cao điểm. Vào mùa thấp điểm giá có thể thấp hơn.
• Qui trình phục vụ:
Do đặc điểm về nguồn khách nên qui trình phục vụ khách dịch vụ lưu trú cũng được phân thành 2 loại. Trước tiên với khách kế hoạch, Nhà nghỉ sẽ nhận được một bản fax từ Cục A gửi xuống trước khoảng một đến hai tuần về kế hoạch khách đến nghỉ, bao gồm: danh sách đoàn khách, số lượng,ngày đến, thời gian lưu trú, chế độ ăn nghỉ.
Dựa theo lịch khách kế hoạch về nghỉ đã được gửi thông báo trước, trong và sau thời gian đó mà lãnh đạo Nhà nghỉ sẽ bố trí sắp xếp phòng, đưa bản bố trí phòng trong tuần tiếp theo cho nhân viên lễ tân để họ nhìn lịch phòng trống trong mỗi ngày mà nhận khách lẻ, sau đó thông báo cho bộ phận buồng chuẩn bị phòng để đón khách và bộ phận nhà ăn chuẩn bị lương thực thực phẩm cho phù hợp với chế độ ăn đã qui định.
Vào ngày khách đến,lãnh đạo Nhà nghỉ bố trí tiếp đón, lễ tân đưa khách lên phòng.
Nhân viên nhà buồng thay dọn phòng thường xuyên trong thời gian khách luu trú.Bên cạnh đó,ban lãnh đạo phải quan tâm, hỏi han đến tình hình,điều kiện ăn ở của khách để điều chỉnh cho phù hợp.
Lễ tân bố trí người dẫn khách đi thăm Vịnh nếu khách có nhu cầu hoặc nằm trong chế độ của khách.
Tổ chức tiễn khách khi đoàn rời khỏi và tiếp thu ý kiến từ khách để lần sau phục vụ tốt hơn .
Với khách tận thu, dựa trên kế hoạch nghỉ của khách kế hoạch đã được cấp trên thông báo trước, nhân viên lễ tân xem xét trong ngày còn trống bao nhiêu phòng, dựa trên đó có thể đón thêm khách tận thu để lấp phòng trống để tăng doanh thu. Những khách này đến thuê phòng có thể do xe ôm, lái xe taxi dẫn vào hoặc khách tự tìm đến. Trong trường hợp có người đưa khách đến, đơn vị phải trích 5- 10% tiền phòng khách thuê làm hoa hồng cho người dẫn khách. Nhân viên lễ tân sẽ thông báo cho khách về dịch vụ của Nhà nghỉ bao gồm nhận giặt là, bố trí thuyền và người đưa khách đi thăm vịnh, dịch vụ ăn uống trong ngày. Nếu khách có yêu cầu gì sẽ thông báo cho nhân viên lễ tân và nhân viên lễ tân sẽ thông báo cho các bộ phận liên quan để phục vụ kịp thời như thong báo cho nhà ăn nếu khách đặt ăn, gọi cho đội thuyền thông báo ngày giờ khách đi vịnh để bố trí thuyền…
2.1.4.2 Dịch vụ ăn uống:
Tổng số chỗ ngồi phục vụ ăn của nhà nghỉ có 170 chỗ, trong đó bao gồm một nhà ăn 120 chỗ và 3 nhà ăn nhỏ ở các biệt thự 1,2 , 3. Trong bếp có nhà kho có ngăn bảo quản thực phẩm để chứa đồ đông lạnh.
Nhà ăn sẽ nhận kế hoạch đặt ăn của khách từ lãnh đạo Nhà nghỉ (với khách kế hoạch) và từ bộ phận lễ tân (với khách lẻ).Trước khi khách kế hoạch về một tuần, lãnh đạo Nhà nghỉ thông báo cho bộ phận nhà ăn để chuẩn bị lương thực. Tùy vào tiêu chuẩn chế độ ăn của đoàn khách, nhưng thông thường mức ăn thường giao động vào khoảng 50 000VND/ suất – 120 000VND/ suất, tổ trưởng tổ nhà ăn cùng người tiếp phẩm lên thực đơn cho khách nếu khách không có yêu cầu nào đặc biệt. Và người tiếp phẩm sẽ theo thực đơn đó mà đi chợ.
Hàng ngày, nhiệm vụ của người tiếp phẩm rất quan trọng. Người đó phải đi chợ mua thực phẩm cho đoàn khách kế hoạch, mua đồ ăn cho cán bộ nhân viên của
đơn vị trong ngày, và tính toán lượng thực phẩm mua dự trữ để dành cho khách tận thu khi họ đến nghỉ.
Công việc hàng ngày của bộ phận nhà ăn cũng tương tự: chuẩn bị cơm trưa và tối cho nhân viên nhà nghỉ, nấu đồ ăn phục vụ khách kế hoạch và khách lẻ đặt ăn trước và sẵn sàng nấu thêm nếu khách lẻ đến đặt ăn vào giờ ăn.
Bộ phận nhà bếp phải phối hợp nhịp nhàng với bộ phận bàn để tránh sai sót,nhầm lẫn khi đưa món ăn ra cho khách.
Khách đến nhà nghỉ một phần vì thực phẩm tại đây nấu đảm bảo và giá cả vừa phải so với những chỗ khác. Đó là một lợi thế mà từ lâu đơn vị đang cố gắng phát huy. Trong chiến lược kinh doanh của đơn vị, nhà ăn chỉ thu lợi nhuận là 40% số tiền ăn bán cho khách.,60% còn lại là tiền mua thực phẩm, chi phí gas, dầu ăn… Dù lợi nhuận từ nhà ăn không đáng kể nhưng đây là một cách để đơn vị giữ chân khách. Ngoài ra ở nhà ăn có một bar lớn, khách đến ăn có thể gọi đồ uống tại đây và thanh toán tiền.
2.1.4.3 Dịch vụ khác:
Nhà nghỉ Tuần Châu ngoài phục vụ cho khách ăn nghỉ còn có các dịch vụ như gửi fax, gọi taxi, nhận giặt là. Đặc biệt hơn cả là Nhà nghỉ tổ chức cho khách đi thăm vịnh. Nhà nghỉ sẽ lo từ tàu thuyền đi Vịnh đến hướng dẫn viên đi cùng.
Với bất cứ khách sạn nào ở Quảng Ninh khi du khách đi thăm Vịnh đều phải đi từ bến tàu du lịch Hạ Long ở Bãi Cháy, riêng Nhà Nghỉ Tuần Châu do tính chất là Nhà nghỉ của TW nên được lãnh đạo tỉnh cho phép được phối hợp với một đội tàu tư nhân,được cập bến ở cầu cảng Tuần Châu để đón khách của Nhà nghỉ đi Vịnh.Do đó du khách sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát sinh do đi lại.
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006 – 2007 – 2008:2.1.5.1 Về doanh thu: 2.1.5.1 Về doanh thu:
Bảng 2.7:Bảng kết quả về doanh thu của Nhà nghỉ năm 2006 – 2007 – 2008
Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Doanh thu lưu trú Tr/đ VND 2715.443 2813,6 3017,5 +203,9
Tỷ trọng % 73,93 71,93 71,52 - 0,41 Doanh thu ăn
uống Tỷ trọng Tr/đ VND % 950,857 25,889 1088,06 27,828 1190,33 28,213 +102,27 +0,385 Doanh thu khác Tỷ trọng Tr/đ VND % 6,282 0,171 8,14 0,208 11,27 0,267 +3,13 +0,059 Tổng doanh thu Tr/đ 3672,582 3909,8 4219,1 +309.3
Nguồn : Nhà nghỉ Tuần Châu
Từ bảng trên ta nhận thấy tổng doanh thu năm 2006 của Nhà nghỉ là 3672,582 trđ, sang năm 2007 là 3909,8 trđ, tăng 236,948 trđ hay 6,45%.Năm 2008 là 4219,1 trđ, tăng 309,3 trđ so năm 2007 và tăng 546,518 trđ so với năm 2006. Trong đó doanh thu lưu trú chiếm phần lớn. Ta có biểu đồ hình tròn về tỷ trọng doanh thu năm 2006 và năm 2007 như hình dưới.
Doanh thu lưu trú chiếm hơn 70% tổng doanh thu ở cả ba năm tại Nhà nghỉ, mặc dù tăng 98,157 trđ nhưng tỷ trọng của năm 2007 lại giảm 1,97% so với 2006 và giảm 0,41 so với năm 2008 trong tổng doanh thu. Sự thay đổi về tỷ trọng đó là do doanh thu ăn uống và doanh thu khác tăng lên. Cụ thể:
- Doanh thu ăn uống năm 2007 tăng 137,169 trđ so với 2006 làm tăng tỷ trọng của doanh thu ăn uống lên 1,939%, năm 2008 tăng 102,27 trđ so với 2007 làm tăng tỷ trọng lên 0,385%. Có thể thấy năm 2008 so với 2007, tỷ trọng tăng doanh thu ăn uống không nhiều bằng năm 2007 so với 2006.
- Doanh thu khác năm 2007 tăng 1,858 trđ làm tăng tỷ trọng lên 0,037% so với 2006, năm 2008 tăng 3,13 trđ làm tăng tỷ trọng lên 0,059%. Trong ba năm, năm 2008 là năm Nhà nghỉ biết tận dụng các dịch vụ khác để tăng doanh thu nhiều nhất so với hai năm còn lại.
Mặc dù tất cả những sự tăng lên ở trên là con số nhỏ nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng vì Nhà nghỉ đã bước đầu biết khai thác hoạt động ăn uống và hoạt động khác để tăng doanh thu cho đơn vị.
Bảng 2.8:Biểu đồ tỷ trọng doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống và doanh thu khác trong tổng doanh thu của Nhà nghỉ năm 2006, 2007 và 2008
Bảng 2.9:Biểu đồ so sánh doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống và doanh thu khác năm 2006, 2007, 2008.
2.1.5.2 Về chi phí:
Bảng 2.10:Bảng kết quả về chi phí năm 2006 – 2007 – 2008 của Nhà nghỉ Tuần Châu.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Khấu hao TSCD
Tỷ suất khấu hao TSCD
10,74 0,321 10,818 0,321 11,512 0,323 +0,694 +0,002% Chi phí nội bộ
Tỷ suất chi phí nội bộ
3155,214 99,679 3354,552 99,679 3551,271 99,677 +196,719 - 0,002% Tổng chi phí 3165,388 3365,371 3562,783 +197,412
Nguồn : Nhà nghỉ Tuần Châu
Tổng chi phí năm 2006 của Nhà nghỉ là 3165,388 trđ, sang năm 2007 là 3365,371 trđ, tăng 199,983 trđ hay tăng 6,318%. Năm 2008 tổng chi phí là 3562,783 trđ tăng 197,412 trđ hay tăng 5,87% so với 2007. Như vậy mức tăng tổng chi phí qua ba năm có xu hướng giảm đi, đây là một dấu hiệu đáng mừng.
Trong đó chi phí nội bộ chiếm phần lớn, năm 2006 là 3155,214 trđ năm 2007 tăng lên là 3354,552, tăng 199,339 trđ hay tăng 6,318%. Năm 2008, chi phí nội bộ giảm 0,002% mặc dù mức tăng so với năm 2007 là 196,719 trđ. Mặc dù tỷ suất chi phí nội bộ giảm 0,002% so với 2007 nhưng mức chi chi phí nội bộ của năm 2008 vẫn tăng, việc tăng lên mà vẫn giảm đi này là do cơ cấu của tỷ suất khấu hao TSCD, tỷ suất chi phí nội bộ so với tổng chi phí năm 2008. Khoản chi nội bộ này bao gồm: chi lương cho cán bộ nhân viên, chi đồ đặt phòng, mua đồ ăn để chế biến thực phẩm, điện nước, văn phòng phẩm… Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản cố định thay đổi không đáng kể, năm 2006 và năm 2007 đều chiếm 0,321% tổng chi phí. Sang năm 2008, tỷ suất khấu hao TSCD tăng lên đôi chút là tăng 0,002% so với 2007. Điều này chứng tỏ qua thời gian TSCD có phần hư hao nhiều hơn, cần nhiều chi phí hơn cho việc thay mới và sửa chữa.
Ta có bảng thay đổi về cơ cấu của tổng chi phí qua ba năm như sau:
Bảng 2.11: Sự thay đổi về cơ cấu của tổng chi phí năm 2006 – 2007 – 2008 của Nhà nghỉ.
Ta có bảng cơ cấu của tổng quĩ lương trong chi phí nội bộ qua ba năm như sau:
Bảng 2.12:Cơ cấu của tổng quĩ lương so với chi phí nội bộ qua ba năm của Nhà nghỉ. Nguồn: Nhà nghỉ Tuần Châu
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Tổng quĩ lương 1123,254 1159,841 1206,213 +46,372 Lương/Chi phí nội bộ 35,6 34,575 33,966 - 0,609% Quĩ lương của Nhà nghỉ năm 2007 so với năm 2006 tăng 36,857 trđ ( năm 2006 là 1 123,254 trđ , năm 2007 là 1 159,841 trđ ) hay tăng 3,257%, năm 2008 tăng 46,372 trđ, tương ứng với tăng 3,99% so với 2007. Nguyên nhân tăng lên của quĩ lương là số nhân viên năm 2007 nhiều hơn 5 nhân viên của năm 2006,năm 2008 nhiều hơn 3 nhân viên so với 2007. % của mức lương so với chi phí nội bộ chiếm 35,6% năm 2006, năm 2007 là 34,575% và đến năm 2008 con số này tiếp tục giảm còn 33.966%. Mặc dù quĩ lương tăng lên nhưng tăng ít hơn khoản chi cho nội bộ nên tỉ lệ quĩ lương/ chi phí nội bộ giảm 1,025% năm 2007 và giảm 0.609% năm 2008.