1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định hướng và giải pháp phát triển du lịch thành phố hạ long giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

72 579 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 578,5 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây , cùng với sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế ,ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đóng góp một phầnquan trọng vào sự

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH 3

1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch 3

1.1.1 Khái niệm du lịch 3

1.1.2 Khái niệm về dịch vụ du lịch 4

1.1.3 Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó 5

1.1.3.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch 5

1.1.3.2 Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch 5

1.1.3.3 Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch 5

1.1.4 Khái niệm phát triển du lịch 6

1.2 Các yếu tố tác động tới phát triển du lịch của một địa phương 6

1.2.1 Các nhân tố khách quan 6

1.2.1.1 Các xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam 6

1.2.1.2 Định hướng phát triển du lịch của địa phương 7

1.2.1.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương 7

1.2.2 Các nhân tố chủ quan 8

1.2.2.1.Tài nguyên du lịch 8

1.2.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 8

1.2.2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 9

1.2.2.4 Điều kiện chung 11

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch 12

1.3.1 Mức độ khai thác tài nguyên du lịch 12

1.3.2 Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế 13

1.3.2.1 Đối với khách du lịch quốc tế 13

1.3.2.2 Đối với khách du lịch nội địa 14

1.3.3 Doanh thu du lịch 14

Trang 2

1.3.5 Tình hình tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch 15

1.4 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội 15

1.4.1 Du lịch với phát triển kinh tế 15

1.4.1.1 Phát triển du lịch nội địa 16

1.4.1.2 Phát triển du lịch quốc tế 16

1.4.1.3 Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất 16

1.4.1.4 Du lịch khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài 17

1.4.1.5 Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế 17

1.4.2 Phát triển du lịch đối với văn hóa - xã hội 17

1.4.2.1 Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân 18

1.4.2.2 Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển 18

1.4.2.3 Du lịch là phương tiện truyền quảng bá cho các nước chủ nhà.18 1.4.2.4 Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc 18

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 20

2.1 Những tiềm năng phát triển du lịch thành phố Hạ Long 20

2.1.1 Tài nguyên cảnh quan 20

2.1.2 Tài nguyên sinh thái 22

2.1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa 23

2.1.3.1 Các di chỉ khảo cổ 23

2.1.3.2 Các truyền thuyết lịch sử 23

2.1.3.3 Di tích lịch sử văn hoá 24

2.1.3.4 Làng nghề truyền thống 25

2.1.4 Tài nguyên bãi tắm 25

2.1.5 Sức hấp dẫn của đô thị Hạ Long 26

2.1.6 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch 26

Trang 3

2.2 Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn 2005 - 2010 .27

2.2.1 Mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên 27

2.2.2 Mức độ khách trong nước và nước ngoài 27

2.2.2.1 Hiện trạng thị trường khách du lịch nội địa 28

2.2.2.2 Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế 30

2.2.3 Doanh thu hằng năm từ du lịch 34

2.2.4 Tổng đầu tư hằng năm vào du lịch 36

2.2.5 Tình hình tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch 39

2.2.5.1 Hiện trạng tổ chức các dịch vụ tham quan 39

2.2.5.2 Hiện trạng tổ chức các dịch vụ lưu trú 40

2.2.5.3 Hiện trạng tổ chức dịch vụ ăn uống 42

2.2.5.4 Hiện trạng tổ chức các dịch vụ hàng lưu niệm 42

2.2.5.5 Hiện trạng tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí 43

2.2.5.6 Hiện trạng tổ chức dịch vụ vận chuyển khách du lịch 43

2.3 Đánh giá chung về thành tựu, đóng góp của du lịch đối với sự phát triển kinh tế thành phố 44

2.3.1 Những mặt đạt được và hạn chế 44

2.3.1.1 Những mặt đạt được 44

2.3.1.2 Những mặt hạn chế 45

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 47

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẠ LONG 49

3.1 Quan điểm và các mục tiêu phát triển 49

3.1.1 Quan điểm phát triển 49

3.1.2 Mục tiêu phát triển 49

3.2 Định hướng phát triển ngành du lịch thành phố Hạ Long 49

3.2.1 Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch 49

3.2.2 Định hướng phát triển thị trường khách du lịch 50

3.2.3 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 51

Trang 4

3.2.3.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch 51

3.2.3.2 Định hướng phát triển các tuyến tham quan 52

3.2.3.3 Định hướng phát triển các loại hình nhà nghỉ, khách sạn 52

3.2.3.4 Định hướng phát triển các phương tiện vận chuyển 53

3.2.3.5 Định hướng phát triển các khu Vui chơi giải trí 53

3.2.3.6 Định hướng phát triển các dịch vụ ăn uống 54

3.2.3.7 Định hướng phát triển các dịch vụ hàng hoá 54

3.2.4 Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch 54

3.3 Các giải pháp thực hiện 55

3.3.1 Giải pháp nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực 55

3.3.1.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân 55

3.3.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch 55

3.3.2 Giải pháp về công tác quản lý Nhà nước 56

3.3.3 Giải pháp về cơ chế chính sách 56

3.3.3.1 Cơ chế chính sách về quản lý 56

3.3.3.2 Cơ chế chính sách thu hút đầu tư 57

3.3.3.3 Cơ chế chính sách phát triển thị trường 57

3.3.4 Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 57

3.3.5 Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch 58

3.3.6 Giải pháp bảo vệ môi trường 58

3.3.7 Giải pháp phối hợp giữa các thành phần kinh tế 60

3.3.8 Giải pháp tạo vốn 60

3.3.9 Giải pháp giữ gìn an ninh và an toàn trong hoạt động du lịch 61

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thống kê các dạng tài nguyên cảnh quan của thành phố Hạ Long 20

Bảng 2: Thống kê các hệ sinh thái điển hình của Vịnh Hạ Long 22

Bảng 3: Thực trạng thị trường khách đến Hạ Long thời kỳ 2006 - 2010 28

Bảng 4: Các thông tin về đặc điểm, nhu cầu của thị trường khách nội địa: 29

Bảng 5: Cơ cấu khách quốc tế đến Hạ Long 31

Bảng 6: Kết quả điều tra xã hội học đối với 550 khách quốc tế có khả năng chi trả cao (chủ yếu là quốc tịch Anh và Pháp) 34

Bảng 7: Hiện trạng doanh thu du lịch trên địa bàn TP Hạ Long giai đoạn 2005 - 2010 35

Bảng 8: Cơ cấu doanh thu du lịch trên địa bàn TP Hạ Long thời kỳ 1995-2004 36 Bảng 9: Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hạ Long .38

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây , cùng với sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế ,ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đóng góp một phầnquan trọng vào sự tăng trưởng về mọi mặt của đời sống Du lịch là một trong nhữnghình thức nghỉ ngơi tích cực và phổ biến nhất , được trở thành một bộ phận khôngthể tách rời của đời sống con người với khát vọng muốn khám phá những miền đấtmới, những thắng cảnh thiên nhiên , di tích lịch sử văn hoá , phong tục tập quán vàtruyền thống các dân tộc khác nhau Chính vì vậy mà du lịch ngày càng giữ vị tríquan trọng trong nền kinh tế quốc dân - là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chấtliên ngành , liên vùng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển

Được thành lập từ năm 1993 và mở rộng thêm vào năm 2001 , Thành phố HạLong có tổng diện tích tự nhiên 636,11 km2 trong đó diện tích đất tự nhiên208,552km2, dân số 184.032 nhân khẩu với 20 đơn vị hành chính, 18 phường và 2

xã Hạ Long có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, đặc biệt là Vịnh Hạ Long đãđược Unesco công nhận là di sản thế giới nên thu hút ngày một nhiều khách du lịchtrong nước và quốc tế Hiện trạng phát triển du lịch Hạ long trong thời gian qua đã

có những bước tiến đáng kể Hoạt động du lịch của Thành phố đã góp phần vàotăng trưởng kinh tế của toàn Tỉnh, thay đổi cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việclàm và xoá đói giảm nghèo Với tốc độ tăng trưởng tương đối cao về lượng khách

và doanh thu, du lịch Hạ Long đang là điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt nam vàkhu vực Tuy vậy, thực tế phát triển trong những năm qua đã có nhiều bất cập cầnsớm được khắc phục; sản phẩm du lịch còn đơn điệu và chất lượng chưa cao, chưathu hút được nguồn khách có khả năng chi trả cao; sự phát triển nhanh của du lịch

đã gây nên những tác động tiêu cực về môi trường và sinh thái cảnh quan; nguồnnhân lực chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng du lịch

Để góp phần giải quyết vấn đề này, em đó lựa chọn đề tài “Định hướng và

giải pháp phát triển du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”

Trang 8

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Được giới hạn trong ngành du lịch thành phố Hạ Long với ưu thế về cáccảnh quan tự nhiên Tập trung tìm hiểu về chất lượng ngành du lịch thành phố tronggiai đoạn 2005 – 2010

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu: địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

Về thời gian nghiên cứu: Trong phạm vi 6 năm, bao gồm phân tích, đánh giá

thực trạng giai đoạn 2005 - 2010, phương hướng và giải pháp đến năm 2015, tầmnhìn đến năm 2020

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng kiến thức kinh tế chính trị học Mác – Lênin , tư tưởng Hồ ChíMinh về kinh tế và những kiến thức về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN để phân tích , làm rõ những nội dung cơ bản về phát triển dulịch ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

- Bài viết sử dụng số liệu thống kê , báo cáo của các ngành ở địa phương ,các Nghị quyết của Đảng , các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước

để phân tích , tổng hợp , khái quát hoá trong quá trình thực hiện

em hoàn thành đề tài này

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 9

có Việt Nam Tuy nhiên , cho đến nay , không chỉ ở nước ta , nhận thức về nội dung

du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau , dướimỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau

Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi(Tour round the world - cuộc đi vũng quanh thế giới ; to go for tour round the town

- cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection - cuộc kinh lý kiểm tra, …) TiếngPháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi , dã ngoại, …Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng , Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đichơi, Lịch là lịch lãm , từng trải , hiểu biết, như vậy du lịch được hiểu là việc đichơi nhằm tăng thêm kiến thức

Như vậy , có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịchhàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên củacác cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ;

- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằmphục vụ cho các cuộc hành trình , lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhânhoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

- Các cuộc hành trình , lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồngthời có một số mục đích nhất định , trong đó có mục đích hoà bình

Năm 1963 , với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch

họp ở Roma , các chuyên gia đó đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Khác với quan điểm trên , các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư

Trang 10

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơ i, giải trí, xem danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử , công trỡnh văn hoá, nghệ thuật, …

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên , truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tính hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế , du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn : có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.

Việc phân định ra rằng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa giúpphần thúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay , không ít người , thậm chí ngay

cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch làmột ngành kinh tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quảkinh tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tàinguyên, mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch cũng là một hiện tượng xãhội, nó giúp phần nâng cao dân trí , phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêunước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy , toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp , hỗtrợ , đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục , thể thao hoặc một lĩnh vựcvăn hoá khác

Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày20/02/1999) : Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan , giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảngthời gian nhất định

1.1.2 Khái niệm về dịch vụ du lịch

Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cungcấp và khách hàng , cũng như nhờ hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhucầu của người tiêu dùng

Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vậtchất , nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu

là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể , không lưu kho , không chuyển quyền sởhữu khi sử dụng

Trang 11

Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữanhững tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt độngtương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổchức cung ứng dịch vụ.

Sản phẩm bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình: Yếu

tố hữu hình là hàng hoá , yếu tố vô hình là dịch vụ Xét theo quá trình tiêu dùng củakhách du lịch trên chuyến hành trinh du lịch thì chúng ta có thể tông hợp các thànhphận của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:

- Dịch vụ vận chuyển;

- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, đồ uống;

- Dịch vụ thăm quan, giải trí;

- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm;

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch

1.1.3.3 Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể , không tồn tại dưới dạng vật thể.Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% vềmặt giá trị) , hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ Do vậy ,việc đánh giá chất lượng sảnphẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụthuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch Chất lượng sản phẩm

du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảmnhận về chất lượng của khách du lịch

Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch

Do vậy, sản phẩm du lịch không thể di chuyển được Trên thực tế không thể đưasản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi

Trang 12

có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sảnphẩm du lịch

Vi vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ

Sự dao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chứchoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hương đến kết quả kinh doanh của các nhà kinhdoanh du lịch Khắc phục mùa vụ trong du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặtthực tiễn , cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch

1.1.4 Khái niệm phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của mỗiquốc gia Tương tự như khái niệm phát triển kinh tế , phát triển du lịch được hiểu làmột quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của ngành du lịch Sự biến đổi vềlượng thể hiện sự gia tăng về doanh thu của ngành , và giá trị của ngành đóng gópvào tổng sản phẩm trong nước Sự biến đổi về chất của du lịch thể hiện ở số lượngcũng như chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch được cung cấp

1.2 Các yếu tố tác động tới phát triển du lịch của một địa phương

1.2.1 Các nhân tố khách quan

1.2.1.1 Các xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Hiện nay trên thế giới phát triển du lịch theo hai xu hướng: i, Phát triển theo

mô hình đa dạng hoá các sản phẩm du lịch ii, Phát triển du lịch chỉ tập trung vào

khai thác một hoặc hai tài nguyên du lịch nổi trội nhất Mặc dù xu hướng thứ nhấtđược nhiều nước áp dụng , nhưng trên thực tế, các nước phát triển theo xu hướngthứ hai lại gặt hái được nhiều thành công hơn, tiêu biểu như Hung-ga-ri, Hy Lạp vàmột số nước phát triển khác Vì vậy , TS Lưu Đức Hải cho rằng: Việt Nam nênphát triển theo xu hướng thứ hai , tức là tập trung khai thác nguồn tài nguyên du lịchbiển , tài nguyên du lịch núi và tài nguyên du lịch 7 di sản thiên nhiên, văn hoá thếgiới , trong đó ưu tiên vào các khu du lịch trọng điểm: Phú Quốc; Nha Trang; VânĐồn - Hạ Long - Cát Bà; Đà Lạt; Tam Đảo và phụ cận; Huế - Hội An

Trong xu thế hội nhập , sự liên kết hợp tác phát triển giữa các nước Đông Á Thái Bình Dương, giữa các nước Đông Nam Á, giữa 6 nước tiểu vùng sông MêCông,… song phương và đa phương sẽ mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợicho sự phát triển du lịch của mỗi nước Đó cũng là triển vọng tốt đẹp cho xu hướng

Trang 13

-Trong bối cảnh của sự đổi mới đất nước với những thành tựu quan trọng đãđạt được về chính trị , kinh tế , văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng , Đảng và nhànước ta đã xác định: "Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trongđường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước" (Theo chỉ thị 46/ CT-TW Đảng khoá VII,10/1994).

Vì vậy , mỗi địa phương khi xây dựng chiến lược phát triển du lịch cần phảibiết vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới , tận dụng những cơ hội của

sự hội nhập quốc tế nhưng đồng thời phải dựa trên quan điểm, chiến lược phát triển

du lịch của nhà nước để có được hướng phát triển du lịch đúng đắn cho địa phươngmình

1.2.1.2 Định hướng phát triển du lịch của địa phương

Định hướng phát triển du lịch của địa phương sẽ đưa ra quy hoạch tổng thể

để phát triển du lịch và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy việc thực hiện quy hoạch

đó Vì vậy mà chính sách phát triển du lịch là chính chìa khóa dẫn đến thành côngtrong việc phát triển du lịch Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế.Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt : Thứ nhất là chính sách chung của Tổchức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quanquyền lực tại địa phương, quốc gia đó Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì

nó huy động được sức người , căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia

đó để đưa ra chính sách phù hợp

1.2.1.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Du lịch là một bộ phận trong cơ cấu ngành kinh tế , vì vậy sự phát triển của

du lịch sẽ có tác động không nhỏ tới kinh tế - xã hội của địa phương Vì vậy ngành

du lịch có thể hoàn thành tốt vai trò của mình, thì sự phát triển của du lịch phải dựatrên định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó

1.2.2 Các nhân tố chủ quan

1.2.2.1.Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển dulịch Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và

Trang 14

phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người Theo Buchvakop – Nhà địa

lý học người Bungari : Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kếthợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sửdụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách

du lịch Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phậnhợp thành : Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

1.2.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình

địa chất lâu dài (nội sinh , ngoại sinh ) Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt độngsống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình Đối với hoạt động dulịch , địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách.Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tàinguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ cácnền văn minh của loài người Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng,nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc , lại là nơi có những di tích khảo cổ và tàinguyên văn hóa, lịch sử độc đáo , tạo khả năng phát triển loại hình du lịch thamquan theo chuyên đề Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch , đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịchthể thao như leo núi, du lịch sinh thái v.v… Địa hình Karst được tạo thành do sựlưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan

Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch,

nó tác động tới du lịch ở hai phương diện :

- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ

về du lịch

- Là một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch

+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa , du lịch chữa bệnh

+ Du lịch mùa đông : Du lịch thể thao

+ Du lịch mùa hè : Du lịch biển, nói chung là phong phú

Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm Đối với

du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn Nó bao gồm đại dương , biển, hồ,sông, hồ chứa nước nhân tạo , suối, Karst, thác nước, suối phun… Nhằm mục đíchphục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầ, sự thích ứng của cá nhân , độ tuổi vàquốc gia Trong tài nguyên nước , cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng Ở Việt

Trang 15

Nam tiêu biểu có nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) , Hội Vân (Bình Định),Quang Hanh (Quảng Ninh), Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) v.v…

Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức

hấp dẫn lớn khách du lịch Du khách đến với các vườn quốc gia , khu bảo tồn thiênnhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động , hài hòa trong thiên nhiên đểcon người thêm yêu cuộc sống Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình du lịchnghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định từng vùng)

1.2.2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử docon người sáng tạo ra trong đời sống So với tiềm năng du lịch tự nhiên , tiềm năng

du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu Tiềmnăng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn , là đầu mối giaothông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch Đại bộ phận tài nguyên dulịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tầnsuất hoạt động của nó là rất lớn(lượng khách , số ngày khách đến)

Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiền năng du lịch nhân văn để pháttriển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch Việt Nam chỉ

rõ : “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quantrọng, mang nội dung văn hoá sấu sắc…” Việc phát triển du lịch nhân văn (Dulịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tàisản công của quốc gia , quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thề giới

Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản văn hoá quý giá của mỗ địa phương , mỗi

đất nước và của cả nhân loại Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàntích, dấu vết còn sót lại của quá khứ , là tài sản của các thế hệ trước để lại cho cácthế hệ kế tiếp Ở Việt Nam , theo pháp lệnh bảo vệ và sự dụng di tích lịch sử vănhóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá

được quy định chư sau: “Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có gía trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử , quá trính phát triển văn háo xã hội”

Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc , truyền thụ tri thức,

chấn hưng tinh hoa truyền thống Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử – Vănhoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế, văn hoá, xã hội

Trang 16

mỗi quốc gia Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi bào quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan” Chính các bảo tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du

lịch trong và ngoài nước

Lễ hội: Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn

dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử ,nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử vănhoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội Các lễ hội

có sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá GS.Phan Đăng

Nhật cho rằng: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ , ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Lễ hội còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt Chúng đã sống , đang sống và với đặc trưng của mình , chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.”

Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện

sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mangnhững sắc thái riêng Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảmmới lạ” mà quê mình không có Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về

cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt , kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v…

Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa Mỗi quốc

gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng

cho mình Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật Chủ quan , cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng , một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.

1.2.2.4 Điều kiện chung

a An ninh chính trị, an toàn xã hội

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn củađất nước , sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động dulịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảm

Trang 17

vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và kháchtới tham quan.

Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinhthần độc đáo , khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu , đi lạicủa du khách giữa các quốc gia , các vùng với nhau Bầu chính trị hòa bình, hữunghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế Một thế giới bất ổn về chính trị,xung đột về sắc tộc , tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nókhông làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch , gây nên nỗi hoài nghi , tâm lý sợ hãi cho

du khách Bên cạnh đó , những cuộc nội chiến , những cuộc chiến tranh xâm lượcvới nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch , các công trìnhnghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên

b Kinh tế

Là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và pháttriển du lịch là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự rađời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tếthuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc , một đất nước có thể pháttriển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cảivật chất cần thiết cho du lịch

Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quantrọng với phát triển du lịch Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch.Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bịphòng khách, các loại khăn trải bàn , ga giường … Ngành công nghiệp chế biến gỗtrang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú

Khi nói đến nền kinh tế của đất nước , không thể không nói đến giao thôngvận tải Từ xa xưa , giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chínhcho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Giao thông vận tải ảnhhưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện : Số lượng và chất lượng Sựphát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền tráiđất Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở cácmặt sau : tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả

Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng

bá, góp phần xây dựng kinh tế Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhaumới bền vững

Trang 18

c Văn hóa

Trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch Phần lớnnhững người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ vănhoá nhất định , nhất là những người đi du lịch nước ngoài Bởi vì họ có sở thích(nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử , bản sắcvăn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên , điểm du lịch tác động đến họ theomột quá trình : Thông tin - Tiếp xúc - Nhận thức - Đánh giá Phải có trình độ vănhoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch Trong các nước mà nhândân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừngvới cường độ cao Bên cạnh đó, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón kháchcũng phải chú ý Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của dulịch như : Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng…

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người , tức là con ngườithông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp , cách thức để phát triển dulich Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụngtrí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối

bỏ bể” Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biếtphát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽphát triển bền vững

Ngày nay , việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên

phổ biến Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sử nhất Việc xây

dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2lọai : Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch

1.3.1 Mức độ khai thác tài nguyên du lịch

Việc đánh giá hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch cho biết việc khai tháctài nguyên du lịch đã hợp lý , đúng hướng chưa , có đảm bảo hài hoà giữa các mụctiêu kinh tế , xã hội và môi trường không hay có đáp ứng được các nhu cầu du lịchhiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch trong tương laikhông Đồng thời , ta có thể có thể đưa ra những quy hoạch hợp lý hơn để vậndụng tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương

1.3.2 Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế

Trang 19

Khách du lịch là yếu tố quyết định trong việc hình thành nên “cầu” du lịch ,

là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển du lịch củamột điểm du lịch cụ thể Các chỉ tiêu về khách có thể cho biết rất nhiều thông tin,

cụ thể là thước đo của sự phát triển du lịch , của sự nổi tiếng của điểm du lịch, củasức hấp dẫn của điểm du lịch , của khả năng “cung” và đáp ứng các nhu cầu của dukhách của điểm du lịch… Các đánh giá về khách là bức tranh về hoạt động du lịchcủa điểm du lịch , các đánh giá về khách sẽ làm cơ sở cho nhiều đánh giá liên quankhác cũng như đưa ra những định hướng phát triển du lịch trong tương lai Để cónhững đánh giá cụ thể về khách cần thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra nhằmđánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch cũng như thái độđón tiếp của chính quyền và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch

1.3.2.1 Đối với khách du lịch quốc tế

Phát triển du lịch bền vững dưới góc độ đánh giá các tiêu chí về khách dulịch quốc tế đó là việc có được những đánh giá cụ thể của du khách trong việc

“mong muốn dược quay trở lại điểm du lịch đó lần thứ hai, thứ ba ”, nói cách

khác phát triển du lịch bền vững theo tiêu chí về khách du lịch là việc phân tích “tỷ

lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại lan thứ hai, thứ ba,….thứ n” trong cơ cấu

khách quốc tế Các giá trị này có được thông qua việc tiến hành các cuộc điều tra ,phỏng vấn khách du lịch tại các khu điểm du lịch trên toàn lãnh thổ hoặc thông quaviệc phối hợp với các hãng lữ hành trên toàn quốc tổ chức các cuộc phỏng vấn Tỷ

lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai càng cao chứng tỏ rằng hoạt động

du lịch tại khu vực đó , quốc gia đó đang phát triển đúng hướng , có hiệu quả cao.Đối với Việt Nam , trong khi tiến hành điều tra phỏng vấn khách , cần tập trung chú

ý vào các thị trường khách có khả năng chi trả cao , có thời gian lưu trú dài ngày vàthị trường đó phải là thị trường có lượng khách outbound lớn như Nhật Bản , Anh,Pháp , Mỹ, và một số nước trong cộng đồng Châu Âu

Ngoài ra tiêu chí về sự ổn định và tăng trưởng của lượng khách quốc tế từcác thị trường nguồn trọng điểm đến Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng để đánhgiá sự phát triển du lịch

1.3.2.2 Đối với khách du lịch nội địa

Trang 20

Khách du lịch quốc tế là đối tượng được tập trung chú ý như một nguồn thungoại tệ chính đối với ngành du lịch thì khách du lịch nội địa có vai trò duy trì sựphát triển và tăng trưởng chung của ngành du lịch Việc khuyến khích được ngườidân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thànhphần lao động trong xã hội , góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội , hỗ trợtích cực cho các chương trình cứu trợ của Chính phủ như các chương trình xoá đóigiảm nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng Như vậy đã góp phần quan trọngtrong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dưới góc

độ về kinh tế và góc độ xã hội “Tỷ lệ người dân Việt Nam đi du lịch trong mộtnăm” là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch Việt Nam, con sốnày càng cao thì mục tiêu đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành công

1.3.3 Doanh thu du lịch

Tài nguyên du lịch khi được khai thác phục vụ mục đích du lịch đều đem lạimột nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nói chung và cộng đồng địa phương Nguồn thu này có thể có được từ việc bán vé tham quan , vé cho các dich vụ vuichơi giải trí , từ việc bán các sản phẩn lưu niệm hay các đặc sản của địa phương…

và được tính vào doanh thu cho ngành du lịch Sự đóng góp của ngành du lịch chobảo tồn thể hiện ở “tỷ lệ doanh thu du lịch được trích lại cho chính quyền địaphương hoạc chủ quả các nguồn tài nguyên du lịhc đó phục vụ công tác bảo tồn và

tôn tạo”

Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao Chính vì vậy tỷ lệ doanh thu mà ngành du lịch trích lại cho cơ quan chủ quản cácnguồn tài nguyên du lịch càng cao chứng tỏ khả năng phối hợp liên ngành tốt Việcđánh giá khả năng phát triển của ngành bắt buộc phải dựa trên yếu tố này , kết quảthu được có thể có xác suất do nhiều khi doanh thu du lịch trích lại không đượcdùng vào mục tiêu bảo tồn , tôn tạo các nguồn tài nguyên

1.3.4 Đầu tư cho du lịch

- Đối với các nguồn vốn huy động trong nước: tỷ lệ vốn quay vòng từ các

hoạt động kinh doanh du lịch , vốn trích từ quỹ phát triển ngành cho công tác bảotồn và các nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho phát triển Nhưng nhìn chung, nguồn vốn này thường mang tính chất hỗ trợ hơn là việc khuyến khích phát triển

Trang 21

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy

sự phát triển của hầu hết các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân trong đó có

du lịch Trong một khoảng thời gian nghiên cứu xác định(có thể là 5 năm , 10 năm)mức độ biến đổi của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch sẽ chochúng ta những nhận định cơ bản về tương lai phát triển của ngành Trong đó tỷ số

k sẽ cho chúng ta những nhận định cụ thể về sự phát triển của ngành du lịch

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch

k =

Tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào nền kinh tế

1.3.5 Tình hình tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch

Tình hình tổ chức các sản phẩm du lịch được thể hiện ở các sản phẩm du lịchđược cung cấp và chất lượng của từng sản phẩm đó được thể hiện như thế nào Cóthể đánh giá qua nhóm các chỉ tiêu :

- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ tham quan

- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ lưu trú

- Hiện trạng tổ chức dịch vụ ăn uống

- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ hàng lưu niệm

- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí

- Hiện trạng tổ chức dịch vụ vận chuyển khách du lịch

1.4 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội

1.4.1 Du lịch với phát triển kinh tế

Về phương diện kinh tế , du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một

tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân Không những vậy , do đặc tính hoạtđộng, du lịch cũng góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển,đồng thời giúp xóa đói , giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa Du lịch đóng một vaitrò chủ chốt bởi sức hút mạnh mẽ của đồng tiền đối với hàng hóa , dịch vụ và cơ hộiviệc làm trong những ngành công nghiệp dịch vụ có liên quan đến du lịch

1.4.1.1 Phát triển du lịch nội địa

Tham gia tích cực tạo nên thu nhập quốc dân(sản xuất ra đồ lưu niệm , chếbiến thực phẩm,…) làm tăng tổng sản phẩm quôc nội

Trang 22

Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa cácvùng hay nói cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc củathu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng(thường thì các vùng phát triểnmạnh du lịch lại là các vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập củangười dân tại những vùng đó từ sản xuất là thấp

Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố cho nhân dân lai động và do vậy gópphần làm tăng năng suất lao động xã hội Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sửdụng cưo sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn Vào trước vàsau thời vụ du lịch , khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹy thuật

ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa Theo cách đó vừa có tác động thúc đẩy sựphát triển của du lịch nội địa , vừa tân dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật

1.4.1.2 Phát triển du lịch quốc tế

Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thong qua ngoại tệđóng góp vai trò lớn trong việc cân bằng cán cân kinh t

Cùng với hàng không dân dụng , kiều hối , cung ứng tàu biển , bưu điện quốc

tế chuyển giao công nghệ và dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng nămđem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịchđối với nền kinh tế , nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USDmỗi năm thông qua việc phát triển du lịch

1.4.1.3 Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất

Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ du lịch

là một ngành “ sản xuất tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp , hàng tiêu dùng , thủcông mỹ nghệ… theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ thu giábuôn) được trao đổi thông qua con dường du lịch , các hàng hoá được xuất khẩu màkhông phải chịu hàng rào thuế quan, mậu dịch quốc tế

Du lịch không chỉ là ngành “sản xuất tại chỗ” mà còn là ngành “sản xuất

vô hình” hàng hoá du lịch Đó là cảnh quan thiên nhiên , khí hậu và ánh nắngvùng nhiệt đới , và những giá trị của những di tích lịch sử văn hoá, tính độc đáotruyền thống phong tục tập quán… mà không bị mất đi qua mỗi lần bán

1.4.1.4 Du lịch khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài

Trang 23

Qui luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu hiện nay là giá trịngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phâm xã hội và trong sốngười có việc làm Do vậy các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì dulịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác Du lịchđem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngànhcông nghiệp , giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn nhanh , kỹ thuật khôngphức tạp.

Đặc biệt trong linh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu

tư lại càng ít hơn Mà lại thu hút lao đông nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn

1.4.1.5 Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế

Các tổ chức mang tinh chính phủ và phi chính phủ vì du lịch tác đôngj tíchcực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế

Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế

Du lịch quốc tế như một đầu mối “ xuất - nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làmphát triển quan hệ ngoại hối quốc tế…

1.4.2 Phát triển du lịch đối với văn hóa - xã hội

Du lịch ngày nay đó trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sốngsinh hoạt xã hội , làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn , lý thú và bổích hơn Du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoátruyền thống dân tộc Nghị quyết 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 vềviệc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống là định hướng quan trọngtrong việc khôi phục lại nguồn vốn quý của dân tộc Nhiều công trình văn hoá nghệthuật trên các lĩnh vực văn hoá phi vật thể và vật thể được kiểm kê , trùng tu, tôn tạochống xuống cấp; sưu tầm bảo quản nghiên cứu giới thiệu, giao lưu để bảo tồn trongcuộc sống và cho khách tham quan Trong đó , du lịch đóng vai trò to lớn và đặcbiệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc

1.4.2.1 Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân

Theo thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo nên việc làm quantrọng Tổng số lao động trong các hoạt động lien quan đến du lịch chiếm 10,7%

Trang 24

tổng số lao động toàn cầu Cứ 2.5giây, du lịch tạo ra 1 việc làm mới Đến năm

2005 cứ 8 lao động thì có 1 lao động trong ngành du lịch so với tỉ lệ hiện nay là 1/9

1.4.2.2 Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển

Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùngnúi xa xôi , vùng ven biển hay vùng hẻo lánh khác Việc khai thác đưa những tàinguyên này vào sử dung đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt giao thông bưu điện,kinh tế văn hóa , xã hội… Do vậy, việc phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xãhội ở những vùng đó và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cưcăng thẳng ở nhưng trung tâm dân cư

1.4.2.3 Du lịch là phương tiện truyền quảng bá cho các nước chủ nhà

Về kinh tế : là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho hàng hoánội địa ra nước ngoài thường qua du khách Khách du lịch được làm quen tại chỗvới các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Một số mặt hàng làm cho dukhách hài lòng cả về chất lượng, giá cả lẫn mẫu mã… về đến nước khách du lịchtuyên truyền cho bạn bè, người thân và nhiều khi bắt đầu tìm kiếm các mặt hàng đó,nhiều khi chính bằng con đường đó , nước làm du lịch có điều kiện xuất khẩu nhiềuhàng hoá hơn

Vê mặt xã hội : là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho cácthành tựu kinh tế , chính trị, xã hội , văn hoá, giới thiệu về con người và phong tục,tập quán…

1.4.2.4 Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc

Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc đó là các sảnphẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền

Khách du lịch văn hoá ngày một đông, họ thường đi tham quan các danh lamthắng cảnh , di tích lịch sử , văn hoá dân tộc Do vậy, việc tôn tạo và bảo dưỡng các

di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyềndân tộc phuc vụ cho các mục đích đó có điều kiện phục hồi và phát triển hơn(khảm,khác , sơn mài , đẽo tạc tượng, làm tranh lụa…)

Ngoài ra, du lịch còn làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của ngườidân thông qua người ở địa phương khác , khách nước ngoài(về phong cách sống,thẩm mỹ, ngoại ngữ…) Đồng thời , du lịch cũng làm tăng them tính đoàn kết , hữu

Trang 25

nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của người dângiữa các quốc gia với nhau

Trang 26

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THÀNH PHỐ HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

2.1 Những tiềm năng phát triển du lịch thành phố Hạ Long

2.1.1 Tài nguyên cảnh quan

Cảnh quan biển - đảo Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sứccạnh tranh nhất Hình thái và bố cục kỳ lạ của các hòn đảo gắn liền với truyềnthuyết "Rồng Hạ" là hình ảnh vô cùng độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phương.Cảnh quan của đô thị Hạ Long - đô thị ven biển với hơn 100 năm phát triển gắnliền với lịch sử phát triển của ngành than cũng là yếu tố đặc biệt thu hút du khách

Bảng 1: Thống kê các dạng tài nguyên cảnh quan của thành phố Hạ Long

TT Dạng cảnh quan Vị trí Độ hấp dẫn Mức độ khai thác hiện tại

A- Cảnh quan Vịnh Hạ Long

A1 Cảnh quan tổngthể Vịnh Hạ Long Rất hấpdẫn

Khai thác nhiềunhưng chất lượngthấp

A2 đảo có hình tháiCảnh quan các

đặc biệt

Hòn Gà Chọi, Hòn Trốngmái, Hòn Thiên Nga, HònCon cóc,…

Rất hấpdẫn

Khai thác tương đốinhiều nhưng chấtlượng thấp

Rất hấpdẫn

Khai thác tương đốinhiều nhưng chưasâu

A4 Cảnh quantùng- áng áng Luồn, áng Ba Hầm,áng Lờm Bò,… Rất hấpdẫn Khai thác tương đốinhiều nhưng chua sâu.A5 Cảnh quan rừngngập mặn Khu vực ven đảo Tuầnchâu và Yên cư, Đại đán. Hấp dẫn Khai thác ít

A6 Cảnh quan sanhô

Khu vực đáy biển các đảoĐầu bê, Hang Trai, Cốngđỏ…

Rất hấpdẫn Khai thác ítA7 Cảnh quan cáclàng chài Cửa Vạn Hấp dẫn Khai thác tương đốinhiềuA8 Cảnh quan cácđảo đất Đảo Soi Sim, đảo Lờm bò,đảo Rều, đảo Tuần châu. Khai thác ít

Trang 27

B- Cảnh quan T.P Hạ Long

B1 Cảnh quan cáckhu dịch vụ du

lịch ven bờ

Bãi Cháy, Hùng Thắng,Tuần châu, Yên cư- Đạiđán

ít hấpdẫn

Khai thác nhiềunhưng chất lượngthấp

B2 Cảnh quan cáckhu thắng cảnh Hồ Yên Lập, Núi BàiThơ, Lán Bè. Hấp dẫn Khai thác ít

B4 Cảnh quan khuđô thị Hòn Gai Khu trung tâm thươngmại, khu Phố cổ Hòn Gai,

Khu đường dạo ven biển

Hấp dẫn Khai thác tương đốinhiều

Nguồn: Phòng Du lịch - Thương mại T.P Hạ Long

Cảnh quan Vịnh Hạ Long có những giá trị điển hình sau:

+ Giá trị thẩm mỹ: thể hiện qua bố cục tổng thể của quần thể đảo và vẻ đẹp

hình thái độc đáo, đa dạng mang tính liên tưởng cao của nhiều hòn đảo

+ Giá trị văn hoá: thể hiện dưới các khía cạnh sau:

- Giá trị tâm linh huyền thoại: thể hiện qua hình thái bố cục đảo kết hợp với

các di chỉ khảo cổ và truyền thuyết về con Rồng

- Giá trị lịch sử: thể hiện qua lịch sử hình thành của hệ thống đảo và sự tồn

tại của các di tích, di chỉ

- Giá trị triết lý: thể hiện qua sự phối kết của hai yếu tố cảnh quan cơ bản là

Đá - Nước, vừa đa dạng phong phú, vừa thống nhất, hài hoà như sự tồn tại và luânchuyển của hai thái cực Âm - Dương và sự vận động của Ngũ hành

+ Giá trị đa dạng sinh học: thể hiện qua sự phong phú, đa dạng của các hệ

sinh thái trong khu vực

+ Giá trị địa chất: thể hiện qua quá trình vận động địa chất của hệ thống đảo + Giá trị cảm xúc tinh thần: là những cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất của du

khách đối với Vịnh hạ Long như: Vẻ đẹp hoang sơ yên tĩnh, thơ mộng; Sự huyền bísiêu nhiên; Sự hùng vĩ; sự đa dạng phong phú; sự gần gũi, thân mật

Những giá trị trên là những giá trị tinh thần đặc biệt của Hạ Long mà khôngnơi nào có được Quá trình khai thác cảnh quan phục vụ du lịch cần lưu ý đến việcbảo tồn và phát huy các giá trị đặc thù này

Trang 28

2.1.2 Tài nguyên sinh thái

Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệsinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng mưa nhiệtđới đặc biệt là hệ sinh thái tùng - áng độc đáo không nơi nào có được

Các HST không chỉ là những tài nguyên du lịch hấp dẫn mà còn đóng vai tròrất lớn trong việc bảo vệ môi trường Vì vậy cần xác định những ranh giới bảo vệ vàchính sách khai thác hợp lý để không làm ảnh hưởng đến các HST nhạy cảm này

Bảng 2 : Thống kê các hệ sinh thái điển hình của Vịnh Hạ Long

TT sinh thái Tên hệ Khu vực cư trú Giá trị

Mức độ đa dạng sinhhọc cao, thành phầnloài phong phú, là nơi

cư trú của nhiều loại

Là yếu tố tạo cảnh đặcsắc cho cảnh quan đáybiển

- Giữ cân bằng sinhthái

- Bảo tồn các nguồngien quí hiếm

3 HST tùng– áng

Xuất hiện ở khuvực đảo Đầu Bê,Hang trai và đảoLờm Bò

Có địa hình thích hợpvới việc hình thànhcác công viên biển

Nuôi trồng và bảo vệcác nguồn gen độngthực vật quí hiếm

Tô điểm cho vẻ đẹpcủa Vịnh Hạ Long,thích hợp với việc pháttriển các tuyến du lịchsinh thái

Là nơi cư trú củanhiều loại động thựcvật quí hiếm

5 ngập nướcHST đất

Có ở các đầm pháven biển, các hồchứa nước, các bãiđất triều ven biển

Thích hợp với việcphát triển các loại hình

du lịch sinh thái đặcthù

Là nơi cư trú củanhiều loại động thựcvật biển

Nguồn: Phòng Du lịch - Thương mại T.P Hạ Long

2.1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa

2.1.3.1 Các di chỉ khảo cổ

Trang 29

Tài nguyên văn hoá của TP Hạ Long gắn liền với lịch sử phát triển của toàn

bộ hệ thống đảo ven bờ Đông bắc Lịch sử phát triển 250 triệu năm của Vịnh HạLong - Cát bà và Vịnh Bái Tử Long không chỉ là minh chứng hùng hồn cho quátrình biến động của vỏ trái đất, bằng chứng về sự xâm thực của nước biển ở các thời

kỳ khác nhau mà còn là dấu ấn thăng trầm của người Việt cổ trước nhiều thách thứcnhư: thiên tai, giặc dã

Những di chỉ khảo cổ như: di chỉ Soi Nhụ, di chỉ cái Bèo, di chỉ, thươngcảng cổ Vân Đồn đã thể hiện sự tồn tại của nhiều tầng văn hoá tại khu vực này, điểnhình nhất là nền văn hoá Hạ Long

2.1.3.2 Các truyền thuyết lịch sử

Hạ Long là vùng đất thiêng của dân tộc Nơi phát tích các truyền thuyết hàohùng nhất của dân tộc Điển hình nhất là truyền thuyết truyền thuyết “Rồng hạ” nói

về sự tích ra đời Vịnh Hạ Long Truyền thuyết kể rằng : Thuở xa xưa, những người

dân ở vùng này thỉnh thoảng lại trông thấy một con rồng mẹ đem theo một đàn rồngcon từ trên trời cao bay xuống, nô đùa trên sóng nước Khi đất đai hạn hán khô cằnnứt nẻ, cây cối héo hon, Rồng nuốt những xoáy nước lớn phun khắp vùng Cảnh vậttrở lại tươi tốt Gặp ngày dông bão, thuyền chài đi biển xa về chậm gặp nguy hiểm,Rồng lượn xuống quanh thuyền che sóng to gió lớn cho thuyền chài cập bến Dânyêu quí Rồng , mỗi khi trong vùng có hội hè tế lễ thường mang đồ tế lễ ra bờ biển

để cảm tạ Rồng Nhưng rồi bỗng nhiên đàn Rồng vắng bóng Giặc ngoại xâm kéođến tàn phá dân lành Dân mang đồ tế lễ đến bên bờ biển cầu cứu Rồng Rồng mẹcùng đàn Rồng con lại xuất hiện, hoá thành những dãy núi khổng lồ đứng san sátnhư bức tường thành ngăn bước tiến của quân giặc Nơi Rồng mẹ hạ xuống nay làVịnh Hạ Long, nơi đàn Rồng con quay về chầu mẹ là phần Vịnh Bái Tử Long.Truyền thuyết ấy có lẽ đã gắn với quan niệm của người Việt xưa về tổ tiên mình làRồng và Tiên Mặt khác địa thế Hạ Long lại gồm những đảo và núi phân bố nhấpnhô uốn khúc như dáng con Rồng (theo mỹ cảm của dân gian) đang uốn lượn trênsóng nước Trong số những hòn đảo trên Vịnh Hạ Long lại có những Hòn Rồng,Hòn Long Châu cũng mang dáng đầu Rồng, đuôi Rồng

Ngoài truyền thuyết nổi bật trên, vùng ven biển Đông Bắc còn chứa đựng vô

số các truyền thuyết hay khác gắn liền với tên của các hòn đảo và hang động như:Đảo Dấu Gỗ, Hang Tam Cung, Hang Sửng Sốt, Hang Trinh Nữ, Hang Trống thểhiện rất rõ nhân sinh quan và thế giới quan của người Việt Nam

Trang 30

Những truyền thuyết đặc sắc trên nếu biết tận dụng và khai thác triệt để trongquá trình phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được thương hiệu lớn không chỉ cho du lịch

Hạ Long, du lịch Quảng Ninh mà còn cho cả ngành du lịch Việt nam

2.1.3.3 Di tích lịch sử văn hoá

Số lượng di tích của T.P Hạ Long không nhiều, mật độ phân bố không tậptrung và không rõ nét đặc trưng điển hình Tuy nhiên nếu khéo tận dụng và pháthuy thì cũng sẽ là những sản phẩm du lịch bổ trợ hấp dẫn cho các tuyến thamquan trên bờ

Các cụm di tích điển hình là:

+ Cụm di tích lịch sử - Văn hoá - Danh thắng Núi Bài Thơ nằm ở Trung

tâm Thành phố, một mặt tiếp giáp với đất liền, một mặt tiếp giáp với biển, độ cao187,9 m, rộng 226,413 m2, được xếp hạng theo Quyết định số 1140/QĐ-VHTTngày 31/8/1992 của Bộ Trưởng Bộ Văn hoá thông tin, bao gồm các điểm di tích :

- Bài Thơ Cổ của Lê Thánh Tông;

- Đền thờ Trần Quốc Nghiễn;

- Chùa Long Tiên;

- Trạm Vi Ba;

- Còi báo động;

- Hang thị đội, hang số 6;

- Cột cờ trên đỉnh Núi Bài Thơ

Tất cả những hiện vật và địa điểm nói trên góp phần làm tôn vinh giá trịnhiều mặt của Cụm di tích Lịch sử - Văn hoá - Danh thắng Núi Bài Thơ Nơi đâyrất hấp dẫn đối với khách thập phương đến du lịch tín ngưỡng lễ hội, thăm quan

+ Cụm Di tích lịch sử Danh thắng chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập: Chùa Lôi

Âm là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ XV (tức thời Lê Thánh Tông),chùa Lôi Âm thuộc thôn Yên Cư, xã Đại Yên, tổng diện tích chùa Lôi Âm là 3.140

m2 với chiều dài 62m và chiều rộng 55m chùa là một Danh thắng hài hoà trong cảnhsơn thuỷ hữu tình, trên cao nhất có ngọn núi Lôi Âm có bàn cờ tiên do thiên tạo màthành, đứng từ đỉnh núi ở độ cao 503 m, có thể thu gọn vùng Đông Bắc trong tầmmắt, sánh ngang cùng Tản Viên, Tam Đảo Hồ Yên Lập được xây dựng từ năm

1976 thuộc thôn Yên Cư, xã Đại Yên với tổng diện tích 182,6 km 2 trong đó có trữlượng nước trung bình là 128.000 triệu m3 là một danh thắng kết hợp hài hoà giữacảnh sơn thuỷ hữu tình Cụm di tích lịch sử Danh thắng chùa Lôi Âm - Hồ Yên Lập

Trang 31

đã tạo cảnh quan thơ mộng, vốn đã nổi tiếng từ xưa, đến nay lại càng nổi tiếng đểthu hút khách đến du lịch văn hoá, tín ngưỡng lễ hội, cảnh quan sinh thái.

+ Cụm Di tích lịch sử của xí nghiệp tuyển than Hòn Gai - Đơn vị Anh Hùng gồm các địa điểm :

Cảng Hòn Gai “ Sự kiện 5/8/1964”, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắcnước ta, Cảng Hòn gai thuộc xí nghiệp Bến Hòn Gai là một trọng điểm chúng tậptrung hỏa lực có tính chất huỷ diệt Trong trận chiến đấu này, tự vệ Bến Hòn Gai đãtham gia cùng quân và dân Quảng Ninh đánh trả kiên cường, góp phần bắn cháy 3máy bay, bắt sống giặc lái Mỹ đầu tiên trên miền Bắc

Đồi đại đội tự vệ pháo cao xạ 37 ly anh hùng “Trận địa pháo cao xạ 37 lytrên đồi 102”, cuối năm 1968 được trang bị 04 khẩu pháo cao xạ 37 ly, đơn vị cùng

xí nghiệp nhanh chóng thành lập Đại đội tự vệ với tinh thần chiến đấu dũng cảm,lập nhiều chiến công vang dội

+ Di tích lưu niệm Bác Hồ tại xã Đảo Tuần Châu và tại Đảo Hòn Rồng (Vịnh Hạ Long ).

+ Các di tích văn hoá khác như : Nhà thờ Hòn Gai và hàng chục các đền,

chùa, miếu, tượng đài, di chỉ khảo cổ phân bố trên khắp Thành phố

2.1.3.4 Làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống ở Hạ Long còn tồn tại rất ít Nét văn hoá chủ yếucòn giữ lại được là hình thái không gian kiến trúc của các làng chài với lối sốngquần tụ theo cụm nhỏ, mỗi con thuyền là một đơn vị gia đình cá thể với đầy đủ cácsinh hoạt ăn, ngủ, kiếm sống

Hiện nay, ở Vịnh Hạ Long có khoảng 400 hộ ngư dân với khoảng 2.200người sinh sống trên biển Tập trung đông nhất ở Cửa Vạn với 128 hộ

Cộng đồng làng chài trên Vịnh Hạ Long là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hoátruyền thống độc đáo của ngư dân miền biển như: phong tục tập quán, cách thứcsinh sống, ca dao, tục ngữ, hò vè, hát đối đáp giữa nam và nữ trên thuyền, hát cướitrên thuyền là nơi lý tưởng cho du khách khám phá những điều mới mẻ và kỳdiệu về dân tộc học, ngôn ngữ học,

2.1.4 Tài nguyên bãi tắm

So với các đỉểm du lịch lân cận như Bái Tử Long hay Trà Cổ – Vĩnh Thựcthì các bãi tắm của Hạ Long có số lượng, qui mô và chất lượng rất hạn chế Tuy

Trang 32

nhiên, với thế mạnh về vị trí là nằm trong khu vực di sản Hạ Long nên việc thu hútlượng khách trên các tuyến tham quan Vịnh vào hoạt động tắm biển trên đảo là rấtthuận lợi Hiện tại, đã có 8 bãi tắm ở Hạ Long được chính thức đưa vào hoạt động.Điển hình là các bãi tắm Thanh niên, bãi tắm Hoàng Gia, bãi tắm Ti Tốp, bãi tắmTuần Châu,…

Việc tổ chức bãi tắm và các công trình dịch vụ bãi tắm cần được kiểm soát

về vị trí, qui mô, vật liệu xây dựng và lượng chất thải ra môi trường để không làmảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đảo

2.1.5 Sức hấp dẫn của đô thị Hạ Long

T.P Hạ Long đang đứng trước nhiều vận hội lớn để phát triển thành một đôthị du lịch -thương mại cấp quốc tế

Với thế mạnh đặc biệt về vị trí, là cửa số lớn của vùng kinh tế trọng điểmBắc bộ.Với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã được đầu tư khá hoàn chỉnh,

Hạ Long hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm thương mại sầm uất nhất Việt Nam,đây là một trong những nhân tố hấp dẫn rất nhiều thị trường khách lớn

2.1.6 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch

So với các trung tâm du lịch biển khác trên phạm vi toàn quốc thì Hạ Long

là nơi hội tụ được nhiều tài nguyên du lịch nổi trội Ngoài thế mạnh độc tôn của Disản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long với các giá trị thẩm mỹ và địa chất mang tínhtoàn cầu, Hạ Long còn là vùng đất thiêng của dân tộc, nơi có nhiều truyền thuyếtđặc sắc; có lịch sử phát triển lâu đời với dấu ấn rõ nét của nền văn hoá Hạ Long; nơitập trung nhiều hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình với tính đa dạng sinh học cao

Hầu hết tài nguyên du lịch Hạ Long đều là những yếu tố rất nhạy cảm, tập trungchủ yếu trong khu vực di sản thế giới nên có yêu cầu về mức độ bảo tồn rất cao

Tuy có nhiều tiềm năng du lịch như vậy nhưng hiện tại du lịch của Hạ longvẫn chưa khai thác được là bao Các loại hình du lịch đang khai thác chủ yếu là cáctuyến tham quan Vịnh với nội dung và hình thức nghèo nàn, đơn điệu, chưa tônvinh được các giá trị đặc biệt của di sản Các tài nguyên sinh thái và văn hoá hầunhư chưa được quan tâm đến Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu

du lịch của T.P Hạ Long

Trang 33

2.2 Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn 2005 - 2010

2.2.1 Mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên

Việc đánh giá hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch của thành phố Hạ Longtrong thời gian qua cần phải được nhìn nhận một cách toàn diện trên quan điểm pháttriển bền vững - đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường;đáp ứng được các nhu cầu du lịch hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự pháttriển của du lịch trong tương lai

Nếu phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên trên diện rộng baogồm toàn bộ dải không gian lãnh thổ ven biển Đông bắc, ta sẽ nhận thấy sự pháttriển du lịch đang bị quá tải ở khu vực Hạ Long - Bãi cháy và Đồ Sơn - Cát Bà.Việc khai thác tràn lan, manh mún và thiếu kiểm soát của các hoạt động và côngtrình dịch vụ du lịch đã tạo ra qui mô và mật độ xây dựng quá lớn ở khu vực BãiCháy - Hùng Thắng - Tuần Châu, gây sức ép lớn đối với môi trường sinh thái tạikhu vực này Trong khi đó, các khu vực giàu tiềm năng du lịch như Bái Tử Long,Trà Cổ - Vĩnh Thực thì việc đầu tư khai thác còn rất dè dặt và hạn chế

Nếu so sánh cơ cấu tài nguyên du lịch và cơ cấu khai thác tài nguyên du lịchcủa thành phố Hạ Long sẽ nhận thấy sự khai thác còn chưa đúng hướng Tài nguyênbãi tắm bị khai thác quá mức trong khi tài nguyên văn hoá, sinh thái và đô thị còn

bị bỏ ngỏ Tài nguyên cảnh quan còn khai thác chưa triệt để Vì vậy, hiện trạng khaithác tài nguyên còn có nhiều bất hợp lý, chưa bảo tồn và phát huy được thế mạnhcủa tài nguyên và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường khách

2.2.2 Mức độ khách trong nước và nước ngoài

Thời gian qua từ 2005 - 2010, hòa cùng xu hướng phát triển chung của dulịch cả nước, khách du lịch đến Hạ Long đã có mức tăng trưởng đáng kể Tốc độtăng trưởng trung bình về khách du lịch đạt 22,7%/năm, trong đó khách quốc tếtăng trưởng 26,3%/ năm và khách du lịch nội địa tăng 19,1%/năm

Trang 34

Bảng 3: Thực trạng thị trường khách đến Hạ Long thời kỳ 2006 - 2010

Nguồn: Phòng Du lịch - Thương mại T.P Hạ Long

2.2.2.1 Hiện trạng thị trường khách du lịch nội địa

Số lượng khách du lịch nội địa đến Hạ Long đã tăng lên trong những nămqua Từ năm 2005 đến 2010, do có sự đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng vậtchất kỹ thuật cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế đất nước, lượng khách

du lịch nội địa đi nghỉ ngày càng tăng, đáng chú ý là năm 2007 và 2008 Tuy nhiênlượng khách này lại tập trung chủ yếu vào mùa hè, gây ra tình trạng khan hiếmphòng buồng, tầu, xe vào mùa du lịch, đồng thời dư thừa các cơ sở phục vụ này vàomùa khác, điều này cũng làm ảnh hưởng tới kinh doanh du lịch và phương án đầu tư

cơ sở vật chất của ngành tại địa bàn

Thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa từ 1,3 - 1,7 ngày Chi tiêubình quân của khách là 700.000 đồng/người/ngày

Khách du lịch nội địa đến Hạ Long bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thành phầnkhác nhau, các đối tượng chính là:

- Khách nghỉ cuối tuần: Chủ yếu là khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,Quảng Ninh và khu vực lân cận

- Khách thăm quan, nghỉ dưỡng biển vào mùa hè: Từ Hà Nội và các tỉnh phíaBắc

Trang 35

- Khách đi tour trọn gói Hà Nội - Hạ Long - Bái Tử Long, chủ yếu là khách

từ Hà Nội, các tỉnh phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

- Khách đi nghỉ tuần trăng mật: Các cặp vợ chồng trẻ từ Hà Nội, các tỉnhphía Bắc và một số ít từ các tỉnh miền Nam

- Thanh niên, sinh viên, học sinh ở các địa phương, Hà Nội và phụ cận

* Thời điểm đi du lịch: Tính thời vụ của hoạt động du lịch ở Hạ Long hiện

nay là tương đối cao Theo thống kê khách đi nghỉ tại Hạ Long tập trung đông nhấtchủ yếu vào các tháng hè bắt đâu từ đầu tháng tư, đặc biệt ở những năm gần đây làdịp 30/4, 1/5 do có lễ hội Carnaval và kéo dài đến hết tháng 8 Nguyên nhân chính

là do các gia đình cho con cái đi nghỉ hè, các cơ quan đoàn thể tổ chức các chươngtrình nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên

* Một số thông tin điều tra xã hội học: Trong khuôn khổ chương trình điều

tra nghiên cứu thị trường năm 2010 của Viện NCPT du lịch về chiến lược phát triểnsản phẩm du lịch vùng ven biển Bắc Bộ trong đó Hạ Long được đánh giá là mộtđiểm đến quan trọng

Bảng 4: Các thông tin về đặc điểm, nhu cầu của thị trường khách nội địa:

Giáo viên: 12,81% Học sinh, sinh viên 2,60%

Mức độ quay trở lại điểm du lịch

Cách thức đi du lịch

Lựa chọn cơ sở lưu trú

Trang 36

Lấy thông tin về du lịch Hạ Long từ nguồn

Gia đình/Bạn bè: 15,63% Từ sách giới thiệu: 3,71%Các đại lý lữ hành: 19,11% Từ tạp chí du lịch: 16,18%Trực tiếp từ Cty DL: 16,19% Từ Internet: 17,70%

Từ ấn phẩm quảng cáo: 18,32% Nguồn khác: 3,16%

Các loại hình lưu trú ưa thích

Nhà nổi trên biển 16,75% Biệt thự cao cấp 26,06%

Nhà nổi di động 21,41% Nghỉ cùng với dân 2,94%

Nguồn: Phòng thương mại – du lịch thành phố Hạ Long

2.2.2.2 Hiện trạng thị trường khách du lịch quốc tế

Cùng với sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch nội địa, lượng khách

du lịch quốc tế đến Hạ Long thời gian qua cũng tăng lên rất nhanh - một dấu hiệulạc quan cho các doanh nghiệp du lịch ở địa phương

Trong những năm gần đây cơ cấu khách quốc tế đến Hạ Long có sự thay đổi.Đáng chú ý là trong 2 năm 2008 - 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếthế giới khách du lịch quốc tế đến Hạ Long thấp hơn các năm trước Tuy nhiên,

cơ cấu khách quốc tế đến du lịch Hạ Long trong thời gian qua cũng có những thayđổi, tác động tích cực đến doanh thu du lịch Một số thị trường khách có khả năngchi tiêu cao như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chiếm tỷ lệ cao trong cơcấu khách quốc tế đến Hạ Long

Đặc biệt, gần đây trong cơ cấu khách quốc tế đến Hạ Long đã xuất hiện lạithị trường khách du lịch quốc tế đi bằng tàu biển - một thị trường khách du lịch caocấp, có khả năng chi trả cao Luồng khách này bắt đầu đến Hạ Long từ năm 1998với 5.000 khách đầu tiên và liên tục tăng nhanh ở những năm tiếp theo Năm 1999khách du lịch tàu biển đến Hạ Long tăng gấp 6 lần so với năm 1998 đạt 30.000khách, các năm tiếp theo lượng khách đến Hạ Long bằng tàu biển đều tăng mạnh

Ngày đăng: 23/01/2015, 19:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 – 2020”, phòng thương mại, du lịch - Sở công nghiệp Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hạ Long giaiđoạn 2010 – 2020
5. Quyết định số 250/2003/QĐ-TTg ngày 20/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ“V/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: V/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020
4. Quyết định 145/ 2004/ QĐ TTg ra ngày 13/ 8/ 2004 của Thủ tướng chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 Khác
6. Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 03/3/2005 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2015 và định hướng đến 2020 Khác
7. Các Website: www.kilobooks.com/threads/20208-Đầu-tư-phát-triển-ngành-du-lịch-tỉnh-Ninh-Bìnhwww.youtemplates.com/14024-Chia-sẻ-kiến-thức-trực-tuyến Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w