1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp ngành trắc địa : XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUẢNG BÁ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI BẰNG ARCGIS ONLINE KẾT HỢP STORY MAP

84 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 17,92 MB

Nội dung

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀWEBGIS, CÔNG CỤ ARCGIS ONLINE VÀ STORY MAP TRONG DU LỊCH 2.1. SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ WEBGIS 2.1.1. THẾ NÀO LÀ WEBGIS? GIS có nhiều định nghĩa nên WEBGIS cũng có nhiều định nghĩa. Nói chung, các định nghĩa của WEBGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các thành phần của WEB (WEB component). Đây là một số định nghĩa về WEBGIS: WEBGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức năng như: bắt giữ hình ảnh (capturing), lưu trữ, hợp nhất dữ liệu (integrating), điều khiển bằng tay (manipulating), phân tích và hiền thị dữ liệu không gian (theo Harder 1998). WEBGIS là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System GIS) được phân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc thống nhất, phổ biến (disseminate), giao tiếp với các thông tin địa lý được hiển thị trên World Wide WEB (Edward, 2000, URL). Phần lớn sự chú ý gần đây tập trung vào việc phát triển các chức năng GIS trên Internet.WEBGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới.Thách thức lớn của WEBGIS là việc tạo một hệ thống phần mềm không phụ thuộc vào nền tảng phần cứng và chạy trên chuẩn giao thức mạng TCPIP, có nghĩa là khả năng WEBGIS được chạy trên bất kì trình duyệt WEB của bất kì máy tính nào nối mạng Internet. Đối với vấn đề này, các phần mềm GIS phải được thiết kế lại để trở thành ứng dụng WEBGIS theo các kỹ thuật mạng Internet. 2.1.2. KIẾN TRÚC CỦA WEBGIS WEBGIS hoạt động theo mô hình client – server giống như hoạt động của một Website thông thường, vì thế hệ thống WEBGIS cũng có kiến trúc ba tầng (3 tier) điển hình của một ứng dụng WEB thông dụng. Kiến trúc 3 tier gồm có ba thành phần cơ bản đại diện cho ba tầng: Client, Application Server và Data Server(xem hình 2.1). Hình 2.1: Sơ đồ kiến trúc 3 tầng của WEBGIS • Client (presentation – tier): Thường là một trình duyệt WEB browser như Internet Explorer, FireFox, Chrome,… để mở các trang WEB theo URL (Uniform Resource Location – địa chỉ định vịtài nguyên thống nhất) được định sẵn. Các ứng dụng client có thể là một WEBsite, Applet, Flash,… được viết bằng các công nghệ theo chuẩn của W3C. Các client đôi khi cũng là một ứng dụng desktop tương tự như phần mềm MapInfo, ArcMap,… • Application Server (business – tier): thường được tích hợp trong một WEB Server nào đó, ví dụ như Apache, Internet Information Server. Ngoài ra, khác với hệ thống WEB thường, đối với hệ thống WEBGIS thì WEB Server còn kết hợp với một ứng dụng bản đồ trên phía server gọi là Map Server (Map Server có thể là ArcGIS Server, Map Server, GeoServer,…). • WEB Server còn được gọi là HTTP Server ( như Apache). Chức năng chính của WEB Server là tiếp nhận và đáp lại những yêu cầu từ những trình duyệt WEB thông thường thông qua nghi thức truyền dữ liệu trên mạng HTTP. Tùy theo yêu cầu của client mà kết quả về khác nhau: có thể là một hình ảnh dạng bimap (jpeg, gif, png) hay dạng vector

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI KHOA TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BỘ MÔN ĐO ẢNH VÀ VIỄN THÁM

ARCGIS ONLINE KẾT HỢP STORY MAP

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: GIS – K56 MSV: 1121030149

Hà Nội, tháng 6/2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Trần Vân Anh, người đã dànhthời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và góp ý cho em, giúp em thực hiện đềtài tốt nghiệp này

Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Hà Nội, tập thể thầy cô bộ môn đo ảnh – viễn thám, cùng toàn thể quý thầy cô TrườngĐại học Mỏ - Địa chất Hà Nội đã tận tâm dạy dỗ, bồi dưỡng kiến thức cho em, cũng nhưcác bạn sinh viên khác trong suốt 5 năm học trên ghế giảng đường

Bản thân mặc dù đã cố gắng và nỗ lực để thực hiện đề tài nhưng đây chưa phải thực sự làmột CSDL du lịch hoàn thiện vì việc thu thập dữ liệu có nhiều khó khăn, lập trình WEBcòn hạn chế nên chưa thể diễn tả nội dung được một cách tốt nhất.Vì đây là lần đầu emlàm quen với việc xây dựng CSDL Du Lịch, kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn,nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý từphía quí Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện tốt nhất

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

Trang 3

MỤC LỤC 2

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3

Mục đích của đề tài 4

Nội dung nghiên cứu đề tài 4

Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIS 6

1.2 KHÁI NIỆM GIS 6

1.2.1 Mô hình công nghệ 6

1.2.2 Các lĩnh vực khoa học liên quan đến GIS 7

1.2.3 Một số ứng dụng 8

1.2.4 Các hệ thống tương tác 9

1.3 Các thành phần GIS 9

1.3.1 Con người 10

1.3.2 Dữ liệu 11

1.3.3 Phần cứng 11

1.3.4 Phần mềm 11

1.4 Chức năng của GIS 11

1.5 Các mô hình dữ liệu GIS 12

1) Mô hình dữ liệu vector 13

2) Mô hình dữ liệu raster 14

3) Mô hình TIN 15

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ WEBGIS, CÔNG CỤ ARCGIS ONLINE VÀ STORY MAP TRONG DU LỊCH 18

2.1 SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ WEBGIS 18

Trang 4

2.1.1 THẾ NÀO LÀ WEBGIS? 18

2.1.2 KIẾN TRÚC CỦA WEBGIS 18

2.1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN WEBGIS TRONG DU LỊCH 21

2.2 ARCGIS ONLINE VÀ STORY MAP 22

2.2.1 ARCGIS ONLINE (ArcGIS Desktop, ArcGIS sever…) 22

ArcGIS Online là gì ? 22

Tính năng chính của ArcGIS Online 23

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TẠI HÀ NỘI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU DU LỊCH 27

3.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27

3.1.1 Tổng quan về Hà Nội 27

3.1.2 Tổng quan về du lịch tại Hà nội 29

3.2 Đặc điểm của bản đồ du lịch 37

3.2.1 Khái quát chung về bản đồ du lịch 37

3.2.2 Nội dung của bản đồ du lịch 37

3.2.3 Cơ sở dữ liệu du lịch 39

3.2.4 Các thành phần của cơ sở dữ liệu du lịch 40

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CSDL DU LỊCH HÀ NỘI 43

4.1 Cơ sở dữ liệu du lịch 43

4.2 Phương pháp xây dựng CSDL nền 43

4.3 Phương pháp xây dựng CSDL du lịch: 44

Lớp dữ liệu Điểm du lịch: 44

Lớp dữ liệu khách sạn: 45

Lớp dữ liệu nhà hàng : 45

Lớp dữ liệu bệnh viện: 46

Lớp dữ liệu ẩm thực: 46

Trang 5

Lớp dữ liệu trạm giao thông: 47

4.4 Tình hình thu thập dữ liệu 47

4.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch 47

4.5.1 Các thông tin dữ liệu về du lịch sau khi thu thập được sẽ được xây dựng trên Excel: 47

4.5.2: Đưa dữ liệu excel vào ArcGIS desktop để biên tập lấy dữ liệu file shapfile .50

4.6 Kết nối CSDL du lịch với ArcGIS Online 54

4.6.1 Các bước thực hiện trên ArcGIS Online 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

KẾT LUẬN 68

KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

API Application Programming Interface

GIS Geographic Information System

HTML HyperText Markup Language

HTTP HyperText Transfer Protocol

LAN Local Area Network

Trang 6

SQL Structured Query Language

WPF Windows Presentation FoundationXML Extensible Markup Language

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và đang từng bướchướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Cùng với sự phát triển kinh tế - xãhội, Du lịch Việt Nam ngày càng đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế

Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa,

xã hội.Nó dần khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển và thể hiệntiềm năng kinh tế xã hội của một đất nước

Như chúng ta đã biết Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam là thành phố ngàn năm vănhiến mang trong mình nhiều giá trị văn hóa lịch sử, những thắng cảnh tự nhiên đadạng.Để đưa giá trị lịch sử văn hóa này đến với mọi người dân trong nước và bạn bè quốc

Trang 7

tế chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ việc quảng bá giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội mộtcách mạnh mẽ, công việc này cần thực hiện một các bài bản và hợp lí Để làm tốt được tacần thúc đẩy phát triển ngành du lịch ở Hà Nội cùng với việc xây dựng chiến lược quảng

bá du lịch trong nước để khẳng định được vị thế của nước ta với toàn thế giới.Trong thời

kì công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch ở

Hà Nội nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức, để thúc đẩy sự phát triển của du lịch

Hà Nội cũng như sự phát triển của du lịch trong nước thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu vàquản lí du lịch là một việc làm cấp thiết.Trước đây những phương pháp truyền thống cácthông tin về các đối tượng không được cung cấp đầy đủ và cập nhật thường xuyên Do đóviệc xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch theo phương pháp mới sẽ mang lại nhiều tiện ích tối

ưu hỗ trợ cho công tác quản lí Với thế mạnh phân tích liên kết dữ liệu không gian và dữliệu thuộc tính của GIS sẽ cho ta một bộ CSDL với đầy đủ các thông tin liên quan mộtcách tông thể GIS là hệ thống thông tin địa lí được thiết kế để thu thập, cập nhật lưu trữ,tra cứu phân tích hiển thị dữ liệu địa lí nhằm giải quyết các yêu cầu của người dùng.Côngnghệ GIS đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như Quản lí môi trường,

An ninh, Giáo dục…Đặc biệt hệ thống thông tin địa lí GIS cũng hỗ trợ đắc lực giải quyếtcác vấn đề về du lịch mang lại hiệu quả cao.Việc ứng dụng công nghệ GIS xây dựngCSDL du lịch hỗ trợ công tác quản lí du lịch góp phần phát triển ngành du lịch cũng như

nền kinh tế đất nước.Vì vậy em đã chọn đề tài:“Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ quảng bá và phát triển du lịch thành phố Hà Nội bằng ArcGIS Online kết hợp Story Map”.

Là công nghệ mới trên nền GIS, việc xây dựng WEBGIS không đỏi hỏi nhiều về lập trìnhnhưng có thể tự tạo ra một trang thông tin bản đồ số GIS trên nền WEB chạy trên môitrường desktop hoặc mobile phục vụ rất hiệu quả trong lĩnh vực quảng bá du lịch

Mục đích của đề tài

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS (ArcGIS Online, Story Map, ArcGIS desktop)

hỗ trợ công tác quản lí du lịch thành phố Hà Nội góp phần phát triển du lịch Hà Nộicũng như ngành du lịch ở Việt Nam.Với cơ sở dữ liệu của bản đồ du lịch thành phố

Hà Nội, ta sẽ có cơ sở để quản lý thông tin du lịch, để từ đó ứng dụng hệ thống GIS

để tìm ra những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp trong hướng dẫn du lịch,tìm kiếm điểm du lịch, quy hoạch đô thị cho phù hợp để không phá vỡ không gian

Trang 8

Nội dung nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lí GIS

- Tìm hiểu về WEBGIS và ARCGIS ONLINE VÀ STORY MAP

- Nghiên cứu về bản đồ du lịch và cơ sở dữ liệu du lịch

- Thu thập các thông tin về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, các khu du lịch,điểm du lịch, dịch vụ có khả năng phục vụ du lịch

- Xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch thành phố Hà Nội

- Thu thập và xây dựng các lớp bản đồ được sử dụng cho nghiên cứu đề tài

- Tạo ứng dụng WEB (Story Map) chia sẻ với mọi người

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập

số liệu về :

 Điều kiện tự nhiên, xã hội

 Địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh

 Các loại bản đồ du lịch, thông tin về du lịch tại Hà Nội

-Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài: Sử dụng công nghệ GIS thu thập

và xây dựng cơ sở dữ liệu, các tài liệu về ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu dulịch.Trên cơ sở dữ liệu thu thập được cùng với dữ liệu khảo sát thực tế tiến hành phântích, tổng hợp xử lý nguồn dữ liệu sau đó chọn lọc các dữ liệu cần thiết để làm CSDL cho

đề tài

- Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS: Xây dựng CSDL GIS du lịch, hiển thị

bản đồ, ranh giới khu vực nghiên cứu.

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIS

1 KHÁI NIỆM GIS

Khái niệm “thông tin” đề cập đến phần dữ liệu được quản lý bởi GIS.Đó là các dữ liệu vềthuộc tính và không gian của đối tượng.GIS có tính “hệ thống” tức là hệ thống GIS đượcxây dựng từ các mô đun.Việc tạo các mô đun giúp thuận lợi trong việc quản lý và hợpnhất

GIS là một hệ thống có ứng dụng rất lớn.Từ năm 1980 đến nay đã có rất nhiều các địnhnghĩa được đưa ra, tuy nhiên không có định nghĩa nào khái quát đầy đủ về GIS vì phầnlớn chúng đều được xây dựng trên khía cạnh ứng dụng cụ thể trong từng lĩnh vực.Có bađịnh nghĩa được dùng nhiều nhất

 GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong một

hệ toạ độ quy chiếu GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức đểthao tác với dữ liệu đó

Trang 10

 GIS là một hệ thống nhằm thu thập, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao tác, phân tích

và hiển thị dữ liệu được quy chiếu cụ thể vào trái đất

 GIS là một chương trình máy tính hỗ trợ việc thu thập, lưu trữ, phân tích và hiểnthị dữ liệu bản đồ

1.1 Mô hình công nghệ

Một cách khái quát, có thể hiểu một hệ GIS như là một quá trình sau:

Hình 1.1: Mô hình công nghệ GIS

 Dữ liêu vào: dữ liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi giữa cáccách biểu diễn dữ liệu, máy quét, hình ảnh từ vệ tinh, ảnh chụp…

 Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tổng hợp, GIS cần cung cấp cácthiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu nhằm đảm bảo: bảo mật số liệu, tích hợp sốliệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì GIS lưu thông tin thế giới thựcthành các tầng dữ liệu riêng biệt, các tầng này đặt trong cùng một hệ trục toạ độ vàchúng có khả năng liên kết với nhau

 Xử lý dữ liệu: các thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện để tạo ra thông tin Nógiúp cho người sử dụng quyết định cần làm tiếp công việc gì Kết quả của xử lý dữliệu là tạo ra các ảnh, báo cáo và bản đồ

 Phân tích và mô hình: số liệu tổng hợp và chuyển đổi chỉ là một phần của GIS.Những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính và địnhlượng thông tin đã thu thập

 Dữ liệu ra: một trong các phương diện công nghệ GIS là sự thay đổi của cácphương pháp khác nhau trong đó thông tin có thể hiển thị khi nó được xử lý bằngGIS Các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp bằng cácbản đồ và ảnh 3 chiều

Trang 11

1.2 Các lĩnh vực khoa học liên quan đến GIS

GIS là sự hội tụ các lĩnh vực công nghệ và các ngành truyền thống, nó hợp nhất các

số liệu mang tính liên ngành bằng tổng hợp, mô hình hoá và phân tích.Vì vậy có thể nói,GIS được xây dựng trên các tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để tạo ra các hệthống phục vụ mục đích cụ thể.Các ngành này bao gồm:

 Ngành địa lý: là ngành liên quan mật thiết đến việc biểu diễn thế giới và vị trí củađối tượng trong thế giới Nó có truyền thống lâu đời về phân tích không gian và nócung cấp các kỹ thuật phân tích không gian khi nghiên cứu

 Ngành bản đồ: nguồn dữ liệu đầu vào chính của GIS là các bản đồ Ngành bản đồ

có truyền thống lâu đời trong việc thiết kế bản đồ, do vậy nó cũng là khuân mẫuquan trọng nhất của đầu ra GIS

 Công nghệ viễn thám: các ảnh vệ tinh và ảnh máy bay là nguồn dữ liệu địa lý quantrọng cho hệ GIS Viễn thám bao gồm cả kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu ở mọi

vị trí trên quả địa cầu Các dữ liệu đầu ra của hệ thống ảnh vệ tinh có thể được trộnvới các lớp dữ liệu của GIS

 Ảnh máy bay: khi ta xây dựng bản đồ có tỷ lệ cao thì ảnh chụp từ máy bay lànguồn dữ liệu chính về bề mặt trái đất được sử dụng làm đầu vào

 Bản đồ địa hình: cung cấp dữ liệu có chất lượng cao về vị trí của ranh giới đất đai,nhà cửa…

 Ngành thống kê: các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu GIS Nó

là đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phát sinh các lỗi hoặc tính khôngchắc chắn trong số liệu của GIS

 Khoa học tính toán: tự động thiết kế máy tính cung cấp kỹ thuật nhập, hiển thịbiểu diễn dữ liệu Đồ hoạ máy tính cung cấp công cụ để thể hiện, quản lý các đốitượng đồ hoạ Quản trị cơ sở dữ liệu cho phép biểu diễn dữ liệu dưới dạng số, cácthủ tục để thiết kế hệ thống, lưu trữ, xâm nhập, cập nhật

 Toán học: các ngành hình học, lý thuyết đồ thị được sử dụng trong thiết kế hệ GIS

và phân tích dữ liệu không gian

1.3 Một số ứng dụng

Công nghệ GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi GIS có khả năng sử dụng dữ liệukhông gian và thuộc tính (phi không gian) từ các nguồn khác nhau khi thực hiện phân

Trang 12

tích không gian để trả lời các câu hỏi của người sử dụng Một số ứng dụng cụ thể của GISthường thấy trong thực tế là:

 Quản lý hệ thống đường phố, bao gồm các chức năng: tìm kiếm địa chỉ khi xácđịnh được vị trí cho địa chỉ phố hoặc tìm vị trí khi biết trước địa chỉ phố Đườnggiao thông và sơ đồ; điều khiển đường đi, lập kế hoạch lưu thông xe cộ Phân tích

vị trí, chọn khu vực xây dựng các tiện ích như bãi đỗ xe, ga tàu xe…Lập kế hoạchphát triển giao thông

 Quản lý giám sát tài nguyên, thiên nhiên, môi trường bao gồm các chức năng:quản lý gió và thuỷ hệ, các nguồn nhân tạo, bình đồ lũ, vùng ngập úng, đất nôngnghiệp, tầng ngập nước, rừng, vùng tự nhiên, phân tích tác động môi trường…Xác định ví trí chất thải độc hại Mô hình hoá nước ngầm và đường ô nhiễm Phântích phân bố dân cư, quy hoạch tuyến tính

 Quản lý quy hoạch: phân vùng quy hoạch sử dụng đất Các hiện trạng xu thế môitrường Quản lý chất lượng nước

 Quản lý các thiết bị: xác định đường ống ngầm, cáp ngầm Xác định tải trọng củalưới điện Duy trì quy hoạch các thiết bị, sử dụng đường điện

 Phân tích tổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và nhiều ứngdụng khác

1.4 Các hệ thống tương tác

Các hệ thống xử lý số liệu: số liệu vào từ các bản đồ, ảnh hoặc đo đạc hiện trường cần được xử lý để đưa vào CSDL số Sau đó là quá trình lưu trữ số liệu, cách sử dụng, cập nhật…

Hệ phân tích dữ liệu: rút ra và phân tích, có thể đơn giản để đáp ứng yêu cầu hoặc các phân tích thống kê tổng hợp dữ liệu Thông tin ra hay cách hiển thị kết quả có thể là bản

đồ, bảng biểu và cũng có thể dùng để đưa vào một hệ dữ liệu số khác

Hệ sử dụng thông tin: người dùng có thể là các nhà điều tra, quy hoạch, quản lý Sự tương tác cần thiết giữa các nhóm GIS và người sử dụng để lập kế hoạch cho các thủ tục phân tích và hệ thống quản lý cấu trúc dữ liệu

2 Các thành phần GIS

GIS bao gồm 5 thành phần:

Trang 13

về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia

 Người xây dựng bản đồ: sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn khácnhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu

 Người xuất bản: sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới nhiều địnhdạng xuất khác nhau

 Người phân tích: giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí…Người xây dựng dữ liệu: là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng cáccách khác nhau: vẽ, chuyển đổi từ định dạng khác, truy nhập CSDL…

Trang 14

 Người thiết kế CSDL: xây dựng các mô hình dữ liệu lôgic và vật lý.

 Người phát triển: xây dựng hoặc cải tạo các phần mềm GIS để đáp ứng các nhucầu cụ thể

2.2 Dữ liệu

Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại:

 Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý của cácđối tượng trên bề mặt trái đất

 Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêmthông tin thuộc tính của đối tượng

2.3 Phần cứng

Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame … là các thiết bị mạngcần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại viđặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máyquét (scanner)…

2.4 Phần mềm

Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần mềmriêng của mình Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng là hệquản trị CSDL địa lý Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng cho cácphần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng, quản lý cácgiao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng hình học trựctiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác

3 Chức năng của GIS

Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:

 Capture: thu thập dữ liệu Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể là bản đồgiấy, ảnh chụp, bản đồ số…

 Store: lưu trữ Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster

 Query: truy vấn (tìm kiếm) Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ hoạ hiển thịtrên bản đồ

 Analyze: phân tích Đây là chức năng hộ trợ việc ra quyết định của người dùng.Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi

Trang 15

 Display: hiển thị Hiển thị bản đồ.

 Output: xuất dữ liệu Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định dạng:giấy in, WEB, ảnh, file…

Hình 1.3: Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS

4 Các mô hình dữ liệu GIS

Trong các mô hình biểu diễn dữ liệu của GIS, chúng ta thường nhắc đến một kháiniệm là feature Theo định nghĩa của ISO (International Standard Organization): “Feature

là sự trừu tượng hoá của một sự vật trong thế giới thực.Trong đó, thuộc tính của featurechính là đặc điểm mô tả feature đó”

Có 3 cách mô hình dữ liệu trong GIS:

 Modelling with vector data: mô hình dữ liệu vector

 Modelling with raster data: mô hình dữ liệu raster

 Modelling with triangulated data: mô hình TIN

Mô hình dữ liệu vector

Trang 16

Mô hình dữ liệu vector xem các sự vật, hiện tượng là tập các thực thể không gian cơ

sở và tổ hợp của chúng Trong mô hình 2D thì các thực thể cơ sở bao gồm: điểm (point),đường (line), vùng (polygon) Các thực thể sở đẳng được hình thành trên cở sở các vectorhay toạ độ của các điểm trong một hệ trục toạ độ nào đó

Loại thực thể cơ sở được sử dụng phụ thuộc vào tỷ lệ quan sát hay mức độ kháiquát Với bản đồ có tỷ lệ nhỏ thì thành phố được biểu diễn bằng điểm (point), đường đi,sông ngòi được biểu diễn bằng đường (line) Khi tỷ lệ thay đổi kéo theo sự thay đổi vềthực thể biểu diễn Thành phố lúc này sẽ được biểu diễn bởi vùng có đường ranh giới.Khi tỷ lệ lớn hơn, thành phố có thể được biểu diễn bởi tập các thực thể tạo nên các đốitượng nhà cửa, đường sá, các trình tiện ích,… Nói chung mô hình dữ liệu vector sử dụngcác đoạn thẳng hay các điểm rời rạc để nhận biết các vị trí của thế giới thực

Trong mô hình vector người ta trừu tượng hoá các sự vật hiện tượng và gọi chúng là cácfeature (như phần đĩnh nghĩa ở mục 2.1) Các feature được biểu diễn bằng các đối tượnghình học: point, line, polygon Các biểu diễn này áp dụng cho những đối tượng đơn cóhình dạng và đường bao cụ thể

Hình 1.4: Bản đồ với mô hình dữ liệu vector

Trong cách biểu diễn này, người ta định nghĩa:

Feature là một đối tượng trên bản đồ có hình dạng và vị trí xác định, có các thuộc tính

cùng với hành vi cụ thể

Feature Class là một tập các feature có cùng kiểu tức là tập các point, line, hay polygon.

Các feature class tương đương với một lớp trên bản đồ

Feature Dataset là tập các feature class hay tập hợp các lớp trên cùng một hệ toạ độ.

Feature dataset tương đương với một bản đồ

Mô hình dữ liệu vector cho ta nhiều thao tác hơn trên các đối tượng so với mô hìnhraster Việc tính diện tích, đo khoảng cách của các đối tượng được thực hiện bằng cáctính toán hình học từ toạ độ của các đối tượng thay vì việc tính toán trên các điểm ảnh

Trang 17

của mô hình raster Các thao tác trong mô hình này nói chung thường chính xác hơn Thí

dụ, tính diện tích, chu vi của một vùng nào đó trên cơ sở đa giác sẽ chính xác hơn việcđếm các điểm ảnh trên bản đồ có các phép chiếu khác nhau Một số thao tác ở mô hìnhnày cũng thực hiện nhanh hơn như tìm đường đi trong mạng lưới giao thông dựa trên lýthuyết đồ thị Tuy nhiên,ở một số thao tác khác thì mô hình này sẽ chậm hơn so với môhình raster, chẳng hạn khi thực hiện nạp chồng các lớp của bản đồ, các thao tác vùngđệm

Mô hình dữ liệu vector hình thành trên cơ sở quan sát đối tượng của thế giới thực Quansát các đặc trưng theo hướng đối tượng là phương pháp tổ chức thông tin trong các hệGIS để định hướng các hệ thống quản trị CSDL Chúng tối ưu trong việc lưu trữ số liệubản đồ vì chỉ cần lưu các đường biên của các đặc trưng mà không cần phải lưu toàn bộvùng của chúng Do các thành phần đồ hoạ biểu diễn các đặc trưng của bản đồ liên kếttrực tiếp với các thuộc tính của CSDL nên người dùng dễ dàng tìm kiếm và hiển thị cácthông tin từ CSDL

Mô hình dữ liệu raster

Mô hình raster biểu diễn các đặc trưng địa lý bằng các điểm ảnh (pixel) Dữ liệu rastergắn liền với dữ liệu dạng ảnh hoặc dữ liệu có tính liên tục cao Dữ liệu raster có thể biểudiễn được rất nhiều các đối tượng từ hình ảnh bề mặt đất đến ảnh chụp từ vệ tinh, ảnhquét và ảnh chụp Định dạng dữ liệu raster rất đơn giản nhưng hỗ trợ rất nhiều kiểu dữliệu khác nhau

Hình 1.5: Bản đồ với mô hình dữ liệu raster

 Nguồn dữ liệu raster

Ảnh chụp từ vệ tinh, ảnh chụp từ máy bay, ảnh quét, ảnh chụp Trong đó ảnh chụp từ

vệ tinh là cách lấy dữ liệu tốn kém nhất nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứutình hình biến đổi của các sự vật trên trái đất theo thời gian Ảnh chụp từ máy bay giúp ta

vẽ bản đồ một cách chi tiết

Trang 18

Ngoài ra ta còn raster còn có thể được tạo ra bằng cách chuyển đổi từ nhiều nguồn dữliệu khác như vector hay TIN

Hình 1.6: Ảnh chụp từ máy bay – Biến đổi từ dữ liệu vector sang raster

 Biểu diễn Point, Line và Polygon trong raster

Trong cấu trúc dữ liệu raster, point có thể được biểu diễn bằng một cell Line đượcbiểu diễn bởi một tập các cell có hướng xác định, độ rộng của line bằng chiểu rộng củamột cell Polygon được biểu diễn bởi một dãy các cell nằm kề sát nhau

Hình 1.7: Biểu diễn các đối tượng cơ sở trong raster

Mặc dù ta có thể xác định các point, line và polygon trong raster một cách trực quan, nhưng nếu ta muốn tương tác với các đối tượng này hiệu quả, cách tôt nhất là ta chuyển đổi chúng từ dữ liệu raster sang dữ liệu vector Sự chuyển đổi này gọi là vector hoá

Hình 1.8: chuyển đổi dữ liệu raster sang vector

Trên hình vẽ ta thấy một quá trình chuyển đổi dữ liệu từ raster sang vector Độ phân giải của ảnh chụp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của dữ liệu vector

Mô hình TIN

Trang 19

Các ứng dụng mô hình hoá địa hình đòi hỏi phương pháp biểu diễn độ cao so với bề mặtnước biển Có rất nhiều mô hình biểu diễn bề mặt thực hiện công việc này, trong đó môhình “lưới tam giác không đều” - gọi tắt là mô hình TIN được đánh giá là hiệu quả nhất

Hình 1.9: Bản đồ với mô hình dữ liệu TIN

TIN có khả năng biểu diễn bề mặt liên tục từ những tập hợp điểm rời rạc Về mặt hìnhhọc, TIN là tập các điểm được nối với nhau thành các tam giác Các tam giác này hìnhthành nên bề mặt 3 chiều Các điểm được lưu trữ cùng với giá trị gốc chiếu của chúng.Các điểm này không cần phải phân bố theo một khuân mẫu nào và mật độ phân bố cũng

có thể thay đổi ở các vùng khác nhau Một điểm bất kỳ thuộc vùng biểu diễn sẽ nằm trênđỉnh, cạnh hoặc trong một tam giác của lưới tam giác Nếu một điểm không phải là đỉnhthì giá trị hình chiếu của nó có được từ phép nội suy tuyến tính (của hai điểm khác nếuđiểm này nằm trên cạnh hoặc của ba điểm nếu điểm này nằm trong tam giác) Vì thế môhình TIN là mô hình tuyến tính trong không gian 3 chiều có thể được hình dung như sựkết nối đơn giản của một tập hợp các tam giác

Ta có thể lưu trữ sơ đồ của TIN bằng danh sách liên kết đôi hoặc cấu trúc tứ phân Cả haiphương pháp này đều mô tả cấu trúc hình học tô pô của bản đồ chia nhỏ Sự mô tả nàychấp nhận tất cả các thao tác duyệt cần thiết để đạt hiệu quả

Trong mô hình TIN ta có thể xây dựng mô hình cấu trúc mạng để giải quyết các bài toán

về mô tả đường, vì nó là một trường hợp đặc biệt của bản đồ chia nhỏ

Trang 20

Hình 1.10: Mô hình cấu trúc mạng của TIN

Đường đi này được lưu vào không gian nhớ trong đó mỗi tam giác t, cạnh e và đỉnh v sẽ

có một bản ghi mô tả đặc trưng của chúng Bản ghi của tam giác t có 3 trường con trỏ.Các con trỏ này trỏ đến các bản ghi của các cạnh gắn liền với t Bản ghi mô tả cạnh e có 4trường con trỏ, trong đó 2 con trỏ trỏ đến hai tam giác gắn liền với nó còn hai con trỏkhác trỏ đến hai đỉnh tạo nên nó Bản ghi của đỉnh v có ba trường lưu giá trị, đó là toạ độ

x, y và giá trị hình chiếu của nó

 Các thành phần của TIN

Mô hình TIN có thể biểu diễn: point, line, polygon

Hình 1.11: Biểu diễn TIN từ các đối tượng cơ bản

Breaklines: là các đoạn thẳng nối với nhau mà ở đó bề mặt của địa hình có sự thay đổi

đột ngột

Exclusion area: biểu diễn các bề mặt có cùng độ cao.

Project boundary: có thể tách bề mặt ra ngoài một vùng nào đó.Việc này rất quan trọng

trong tính toán giá trị

Trang 21

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀWEBGIS, CÔNG CỤ ARCGIS ONLINE VÀ STORY MAP TRONG DU LỊCH

2.1 SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ WEBGIS

2.1.1 THẾ NÀO LÀ WEBGIS?

GIS có nhiều định nghĩa nên WEBGIS cũng có nhiều định nghĩa Nói chung, các địnhnghĩa của WEBGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các thànhphần của WEB (WEB component) Đây là một số định nghĩa về WEBGIS:

- WEBGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chứcnăng như: bắt giữ hình ảnh (capturing), lưu trữ, hợp nhất dữ liệu (integrating), điều

khiển bằng tay (manipulating), phân tích và hiền thị dữ liệu không gian (theo Harder 1998)

- WEBGIS là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System -GIS) đượcphân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc thống nhất, phổ biến(disseminate), giao tiếp với các thông tin địa lý được hiển thị trên World Wide

WEB (Edward, 2000, URL).

Phần lớn sự chú ý gần đây tập trung vào việc phát triển các chức năng GIS trênInternet.WEBGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng

và sẵn sàng tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới.Thách thức lớn của WEBGIS

là việc tạo một hệ thống phần mềm không phụ thuộc vào nền tảng phần cứng và chạy trênchuẩn giao thức mạng TCP/IP, có nghĩa là khả năng WEBGIS được chạy trên bất kì trìnhduyệt WEB của bất kì máy tính nào nối mạng Internet Đối với vấn đề này, các phầnmềm GIS phải được thiết kế lại để trở thành ứng dụng WEBGIS theo các kỹ thuật mạngInternet

2.1.2 KIẾN TRÚC CỦA WEBGIS

WEBGIS hoạt động theo mô hình client – server giống như hoạt động của một Websitethông thường, vì thế hệ thống WEBGIS cũng có kiến trúc ba tầng (3 tier) điển hình củamột ứng dụng WEB thông dụng Kiến trúc 3 tier gồm có ba thành phần cơ bản đại diệncho ba tầng: Client, Application Server và Data Server(xem hình 2.1)

Trang 22

Hình 2.1: Sơ đồ kiến trúc 3 tầng của WEBGIS

Client (presentation – tier): Thường là một trình duyệt WEB browser như Internet

Explorer, FireFox, Chrome,… để mở các trang WEB theo URL (UniformResource Location – địa chỉ định vịtài nguyên thống nhất) được định sẵn Các ứngdụng client có thể là một WEBsite, Applet, Flash,… được viết bằng các công nghệtheo chuẩn của W3C Các client đôi khi cũng là một ứng dụng desktop tương tựnhư phần mềm MapInfo, ArcMap,…

Application Server (business – tier): thường được tích hợp trong một WEB

Server nào đó, ví dụ như Apache, Internet Information Server Ngoài ra, khác với

hệ thống WEB thường, đối với hệ thống WEBGIS thì WEB Server còn kết hợpvới một ứng dụng bản đồ trên phía server gọi là Map Server (Map Server có thể làArcGIS Server, Map Server, GeoServer,…)

 WEB Server còn được gọi là HTTP Server ( như Apache) Chức năng chính củaWEB Server là tiếp nhận và đáp lại những yêu cầu từ những trình duyệt WEBthông thường thông qua nghi thức truyền dữ liệu trên mạng HTTP Tùy theo yêucầu của client mà kết quả về khác nhau: có thể là một hình ảnh dạng bimap (jpeg,gif, png) hay dạng vector được mã hóa như SVG, KML, GML,…

Trang 23

 Map Server là nơi hoàn thành những truy vấn không gian, chỉ dẫn phân tích khônggian, tạo và trả lại bản đồ theo yêu cầu từ Client Thông thường các response vàrequest đều theo chuẩn HTTP POST hoặc GET

Data Server (data – tier): là nơi lưu trữ các dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không gian

và phi không gian Các dữ liệu này được tổ chức lưu trữ bởi các hệ quản trị cơ sở

dữ liệu như: PostgreSQL/PostGIS, Microsoft SQL Server 2008, MySQL, Oracle,

…hoặc có thể lưu trữở dạng các tập tin dữ liệu như shapfile, XML,… Các dữ liệunày được thiết kế, cài đặt và xây dựng theo từng quy trình, từng quy mô bàitoán… mà lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu phù hợp

Cơ sở dữ liệu không gian sẽ được dùng để quản lý và truy xuất dữ liệu không gian, đượcđặt trên data server Dựa trên những thành phần quản lý dữ liệu, ứng dụng server và môhình server được dùng cho ứng dụng hệ thống để tính toán thông tin không gian thôngqua các hàm cụ thể Tất cả kế quả tính toán của ứng dụng server sẽ được gửi đến WEBserver để thêm vào các gói HTML, gửi cho phía client và hiển thị nơi trình duyệt WEB

Để thực hiện một yêu cầu của client hệ thống theo kiến trúc n tier cần phải truy cập, traođổi thông tin và xử lí qua nhiều tầng ứng dụng của nhiều thành phần hay nhiều hệ thốngkhác nhau Trong nhiều mô hình khác nhau kiến trúc n -tier còn được thể hiện qua sựtương tác trực tiếp của client với nhiều hệ thống

Hình 2.2: Kiến trúc n-tier tương tác lẫn nhau trong hệ thống

MÁY CHỦ BẢN ĐỒ WEB KHU VỰC 1

MÁY CHỦ BẢN ĐỒ WEB KHU VỰC 1

MÁY CHỦ BẢN ĐỒ WEB KHU VỰC 2

MÁY CHỦ BẢN ĐỒ WEB KHU VỰC 2

MÁY CHỦ BẢN ĐỒ WEB KHU VỰC 3

MÁY CHỦ BẢN ĐỒ WEB KHU VỰC 3

MÁY KHÁCH BẢN ĐỒ WEB (DUYỆT WEB)

MÁY KHÁCH BẢN ĐỒ WEB (DUYỆT WEB)

DỮ LIỆU

NGƯỜI DÙNG

Trang 24

2.1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN WEBGIS TRONG DU LỊCH

Vào đầu những năm 60 thế kỉ XX, công nghệ GIS đầu tiên trên thế giới được xâydựng ở Canada Từ đó đến nay, GIS đã phát triển mạnh mẽ, mang lại rất nhiều tiện íchtrong nhiều lĩnh kinh tế - xã hội Cùng với sự phát triển của Internet, công nghệ GIS đượcphát triển theo hướng tích hợp GIS trên nền WEB hay còn gọi là WEBGIS Yêu cầu củaWEBGIS là phải có phần mềm chạy trên nền độc lập, sử dụng mạng theo tiêu chuẩnTCP/IP (bộ giao thức liên mạng) có thể kết nối đến Internet và trình duyệt WEB Trên thếgiới, xây dựng WEBGIS du lịch đã đươc quan tâm, nghiên cứu và áp dụng trong thực tế

từ những thập niên 90 của thế kỷ XX Đặc biệt, những nước có nền khoa học công nghệphát triển như Mỹ, Canada, Pháp, Italy, Hà Lan,… đã ứng dụng hiệu quả công nghệWEBGIS trong các lĩnh vực khác nhau phục vụ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), trong

đó ngành du lịch cũng không ngoại lệ và đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân Cáccông trình nghiên cứu điển hình của Andrew S Dye and Shih-Lung Shaw (2007) đãnghiên cứu đề tài “A GIS-based spatial decision support system for tourists of GreatSmoky Moutains National Park”; Lifang Qiao (2009) vời đề tài “Application of GISTechnology in Chinese Tourism”;…Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ WEBGIS dulịch ở nước ta bắt đầu vào những năm đầu 2000, chủ yếu trong hoạt động số hóa dữ liệu

du lịch Một số địa phương như Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Tây Ninh,

…bước đầu ứng dụng WEBGIS để xây dựng công cụ hỗ trợ khách du lịch Trên thực tế,

đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng bản đồ WEBGIS phục vụ

du lịch ở nước ta, tiêu biểu như: Trần Quốc Vương (2006) “Nghiên cứu WEBGIS phục

vụ du lịch”; Nguyễn Quang Tuấn và cộng sự (2010) đã “Ứng dụng công nghệ WEBGIS

để xây dựng CSDL phục vụ khai thác tiềm năng du lịch bền vững tỉnh Quảng Trị; Bùi TáLong và Phạm Thị Sương (2013) nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ WEBGIS xây dựngphần mềm tra cứu và quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Tây Ninh”, Các nghiên cứu đã chothấy ứng dụng công nghệ WEBGIS trong ngành du lịch được áp dụng cho ba đối tượngchính: Khách đi du lịch, nhà cung cấp dịch vụ và nhà quản lý để quảng bá và phát triển

du lịch trên Internet Các công nghệ WEBGIS trên đòi hỏi người xây dựng trangWEBGIS phải biết lập trình chuyên sâu, giao diện trang WEBsite ít phân loại theo nhómđối tượng không gian du lịch, khả năng tích hợp công cụ tìm đường đi, các đoạn video-clip để quảng bá điểm du lịch còn nhiều hạn chế, tốc độ truy cập còn chậm Bên cạnh đó,chưa hỗ trợ nhiều trên thiết bị mobile

Trang 25

2.2 ARCGIS ONLINE VÀ STORY MAP

Năm 2010, ArcGIS Online của ESRI (Environmental Systems Research Institute) rađời nhằm cung cấp công cụ đưa dữ liệu địa lý lên trên nền Internet hoàn toàn miễn phí,

có thể sử dụng ngay lập tức, không cần cài đặt phần mềm và không đòi hỏi phải biết vềkiến thức lập trình, tốc độ truy cập nhanh và giao diện đẹp, thân thiện, sử dụng dễ dàngtrên các thiết bị di động, với phương châm GIS dành cho tất cả mọi người Đến năm

2012, Story Map ra đời và kết hợp với ArcGIS Online nhằm chia sẻ dữ liệu hình ảnh,video clip và các đoạn nhạc chất lượng cao để cung cấp thông tin trực quan, sống độngtrong quảng bá điểm, tuyến du lịch đến người dùng Ngày nay, sự kết hợp của hai côngnghệ trên đã được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng trong quảng bá, giới thiệutuyến, điểm du lịch cũng như cung cấp công cụ cho mọi người sử dụng chia sẻ nhữngchuyến hành trình, khám phá du lịch cá nhân đến với mọi người trên toàn cầu

2.2.1 ARCGIS ONLINE (ArcGIS Desktop, ArcGIS Sever…)

ArcGIS Online là gì?

ArcGIS Online là một ứng dụng WEB GIS trực tuyến, cho phép chúng ta có thể sử dụng,tạo và chia sẻ các bản đồ, các ứng dụng, phân tích các lớp dữ liệu Đồng thời, chúng ta cóthể truy cập đến các bản đồ, các ứng dụng có sẵn để sử dụng trên đám mây an toàn củaESRI, nơi mà ta có thể thêm vào các đối tượng hoặc phổ biến các lớp ứng dụng WEB VìArcGIS Online là một phần không thể thiếu của hệ thống ArcGIS, vì vậy, chúng ta có thể

sử dụng nó để mở rộng khả năng của ArcGIS cho Desktop, ArcGIS Server, ArcGISWEBAPIs, and ArcGIS Runtime SDKs

Trang 26

Hình 2.3: Giao diện của ArcGIS Online

Tính năng chính của ArcGIS Online

Với ArcGIS Online, chúng ta có thể sử dụng để tạo bản đồ hoặc phối cảnh (dạngnhư bản đồ mô phỏng 3D (có nhà cửa, cây cối, đồi núi…), truy cập đến các bản

đồ có sẵn để sử dụng, các lớp và phân tích, công bố dữ liệu như các lớp dữ liệuWEB, cộng tác và chia sẻ, bản đồ có thể truy cập từ bất kì thiết bị nào, tạo ra cácbản đồ với dữ liệu từ Microsoft Excel, tùy chỉnh các báo cáo trang WEB và trìnhbày bản đồ với ArcGIS Online Qua đó, chúng ta có thể sử dụng ArcGIS Onlinenhư là một nền tảng để xây dựng các ứng dụng dựa trên các yêu cầu tùy chọn.Sau đây là những tính năng chính của ArcGIS Online:

Có thể sử dụng ngay lập tức

ArcGIS Online có thể sử dụng ngay lập tức mà không cần cài đặt hay thiết lập gì

cả Đó là phần mềm được phân phối dưới dạng dịch vụ, mang đến cho bạn và đồng nghiệp những công cụ trực quan để có thể tạo và xuất bản ứng dụng và bản

đồ theo nhu cầu Bạn nắm trong tay dữ liệu của mình và mang đến cho mọi người những bản đồ có thể dễ dàng sử dụng trên nền WEB

Tiếp cận với người dùng

Bạn không tốn sức khi chia sẻ các bạn đồ trên các blog, trang WEB và ứng dụng WEB, hoặc trên Facebook và Twitter

Với thiết bị di động

Với ứng dụng ArcGIS hoàn toàn miễn phí dành cho điện thoại thông minh và máytính bảng, bạn và cơ quan của mình có thể truy cập vào các bản đồ ở bất cứ nơi

Trang 27

đâu, vào bất cứ lúc nào Đơn giản hơn nữa là dùng trình duyệt WEB trên thiết bị diđộng của mình để khám phá các nội dung, báo cáo và các bộ dữ liệu, và thực hiện các phân tích GIS Thực hiện tất cả mà không cần phải làm gì thêm

dữ liệu mà chúng ta cần

Tạo bản đồ, phối cảnh và các ứng dụng

ArcGIS Online bao gồm mọi thứ mà ta có thể tạo bản đồ, phối cảnh và các ứngdụng Thông qua chức năng hiển thị bản đồ và các phối cảnh, ta có thể truy cậpvào một thư viện bản đồ nền và sử dụng các công cụ để thêm các lớp riêng mà tamuốn và có thể chia sẻ với người khác Chúng ta cũng có thể truy cập dễ dàng sửdụng các công cụ để tạo ra các ứng dụng mà bạn có thể xuất bản ArcGIS Online

up vào bản đồ của bạn để làm nổi bật thông tin như hình ảnh hoặc đường dẫn đến các trang WEB

Trang 28

Thành lập bản đồ trực tiếp trong Excel

Tạo các bản đồ tương tác trực tiếp từ dữ liệu của bạn trong Excel với phần mềm add-in Esri Maps for Office Nhanh chóng lập bản đồ địa chỉ hoặc vị trí của các dữliệu địa lý như vùng bán hàng Từ bản đồ tạo trong Excel, tạo ra các trang mới trong bài trình diễn trên Power Point Hoặc xuất bản và chia sẻ bản đồ của bạn trênArcGIS Online cho những người khác sử dụng

Dữ liệu lưu trên đám mây

Chuyển hóa dữ liệu của bạn thành các dịch vụ WEB cho toàn cơ quan sử dụng Xuất bản dữ liệu thành dịch vụ đối tượng trực tiếp trên ArcGIS Online, hoặc dịch

vụ bản đồ mạnh sử dụng ArcGIS 10.1 cho Desktop Các dịch vụ đã được xuất bản

sẽ được lưu trữ trên đám mây của Esri và bạn nắm quyền sở hữu Bạn có thể đặt chế độ riêng tư cho dữ liệu trong cơ quan hoặc chia sẻ nó đến cộng đồng người sử dụng

An ninh và quyền sở hữu dữ liệu

Bạn kiểm soát việc ai có thể truy cập dữ liệu và bản đồ của bạn An ninh nhiều lớpbảo vệ thông tin của bạn trước những truy cập trái phép Chúng tôi liên tục theo dõi và cải thiện ứng dụng, hệ thống và quy trình của mình để đáp ứng các thách thức về mặt an ninh

Một nền tảng cho việc xây dựng ứng dụng

Các nhà phát triển có thể sử dụng ArcGIS APIs và SDKs để tạo các ứng dụng WEB và di động, cũng như các công cụ chia sẻ và hợp tác

2.2.2 STORY MAP

Năm 2012, ESRI đã phát triển công nghệ Story Map để cung cấp một công cụ, tiện íchcho mọi người chia sẻ dữ liệu hình ảnh chụp, video clip hay các đoạn nhạc trong nhữngchuyến đi du lịch lên mạng tương ứng với vị trí địa lí trên thực địa.Story Map có thể kếtnối hoàn hảo với ArcGIS Online để tích hợp dữ liệu GIS nhằm giới thiệu các kết quảphân tích không gian, nhưng không yêu cầu người dùng có bất kỳ kiến thức đặc biệt hoặc

kỹ năng trong WEBGIS.Người sử dụng ArcGIS Online có thể sử dụng bất kỳ Temples cósẵn của Story Map để xuất bản bản đồ WEB

Trang 29

Một số ứng dụng cơ bản của WEBGIS du lịch sử dụng công nghệ ArcGIS Online vàStory Map bao gồm: Tìm kiếm điểm, tuyến du lịch; Tra cứu thông tin du lịch; Sử dụngchức năng tìm kiếm đường đi (tìm đường đi ngắn nhất đến điểm du lịch)… ArcGISOnline và Story Map của ESRI có rất nhiều ưu điểm trong nghiên cứu quảng vá du lịch:

Có khả năng liên kết thông tin bản đồ với thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau,lưu trữ một lượng thông tin lớn và dễ cập nhật, tích hợp hình ảnh, video clip, mp3, cáccông cụ biên tập đối tượng đơn giản, dễ sử dụng (thành lập bản đồ trực tiếp từ Excel),quản lý, chỉnh sửa cũng như truy vấn nhanh… Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi dữ liệucần có tính đồng nhất cao, người xây dựng trang WEBGIS cần phải có kiến thức về cơ sở

dữ liệu và GIS nhất định, công cụ tìm đường đi còn sơ sài, dữ liệu du lịch chia sẻ lêninternet phải thông qua máy chủ của ESRI

Một số hướng khai thác nhằm phát huy lợi thế của ArcGIS Online và Story Map choquảng bá du lịch:

- Sử dụng ArcGIS Online và Story Map như một công cụ hoạt động kết hợp giữaDesktop và Mobile, tiện lợi cho tra cứu thông tin của du khách

- Kết nối, chia sẻ thông tin du lịch, phản hồi du khách từ ArcGIS Online và Story Mapvới các trang mạng xã hội (facebook, Twiter )

- Tạo bản đồ WEBGIS sử dụng ngay trên trang WEB cá nhân; - Tích hợp và chia sẻhình ảnh chụp 360 độ của Google map nhằm giúp du khách dễ dàng hình dung địa danh

du lịch trên thực địa

- Sử dụng công nghệ đám mây (Cloud) trên ArcGIS Online để lưu trữ dữ liệu và khảnăng bảo mật dữ liệu

Trang 30

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TẠI HÀ NỘI VÀ CƠ SỞ

DỮ LIỆU DU LỊCH3.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.1 Tổng quan về Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học và là đầu mốigiao thông quan trọng của cả nước.Cùng với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội được đánh giá là

đô thị loại đặc biệt của Việt Nam

Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sôngHồng, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, ởphía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam tiếp giáp HàNam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp HòaBình cùng Phú Thọ, cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km rất thuận lợi cho việc giaolưu với các địa phương trong nước và thế giới

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay là thànhphố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện,đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với khoảng 7 triệu người

Trang 31

Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính Thành phố Hà Nội

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với

độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tưdiện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sôngHồng và chi lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện SócSơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê(707m, Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m) Khu vực nộithành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng…

Nhìn chung, địa hình thành phố Hà Nội không phức tạp nhưng cũng khá đa dạng,

có nhiều điệu kiện để phát triển nhiều mặt về kinh tế cũng như văn hóa xã hội, du lịch

Trang 32

3.1.2 Tổng quan về du lịch tại Hà nội

Hình 3.2: Du lịch Hà Nội

Nhắc đến du lịch Hà Nội là nhắc đến mảnh đất ngàn năm văn hiến Nếu bạn đã từng

đi du lịch Hà Nội chắc chắn bạn sẽ có những ấn tượng không thể quên về không khí sầmuất của 36 phố phường nơi đây và nét thanh lịch của con người Hà Nội

Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, vǎnhoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước Là một trong hai trung tâm

du lịch lớn nhất của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc pháttriển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng Lượng khách du lịch quốc tếđến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt Nam Với lợi thế là Thủ đô ngànnăm văn hiến, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước Hà Nội còn làtrung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và cácvùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực

Khi Thủ đô được mở rộng, tiềm năng du lịch của Hà Nội vốn dồi dào càng thêm đadạng, phong phú với quy mô lớn hơn rất nhiều, đủ sức kéo dài thời gian lưu trú và tăngmức chi tiêu của du khách Nếu như trước đây, tour khám phá Thủ đô chỉ gói gọn trong 1ngày với những điểm đến là Hồ Tây, đền Quán Thánh, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, chợĐồng Xuân, phố cổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh,thăm bảo tàng và kết thúc là xem múa rối nước, thì nay hành trình đó được kéo dài hơn

đủ để du khách thỏa sức chiêm ngưỡng cả một vùng sơn thủy hữu tình với Ao Vua, Thác

Đa, hồ Ngải Sơn, Đồng Mô, Suối Hai, Vườn quốc gia Ba Vì, núi Tản Viên, Thành cổSơn Tây, làng cổ Đường Lâm, chùa Hương…Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo

Trang 33

hướng khai thác lợi thế văn hóa, sinh thái, nhân văn của Thủ đô nghìn năm tuổi nhằm thuhút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu là một trong nhữngmục tiêu chính của ngành du lịch Hà Nội trong thời gian tới Bên cạnh việc tiếp tục pháttriển du lịch Homestay (một loại hình du lịch cộng đồng) tại Ba Vì, ngành sẽ tập trungphát triển du lịch tại một số điểm di sản văn hóa, làng nghề, ẩm thực trên địa bàn thànhphố

Trong thời gian tới, định hướng của Hà Nội là khai thác tối ưu các giá trị tàinguyên tự nhiên, các giá trị di sản văn hóa- lịch sử nhằm đa dạng hóa và xây dựng cácsản phẩm du lịch đặc trung của thủ đô Hà Nội; chú trọng gắn kết phát triển du lịch vớibảo vệ tài nguyên, môi trường Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ dulịch, nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Nội một cách đồng bộ

Cụ thể như sau :

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự

nhiên và nhân văn sẵn có, Hà Nội còn cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹthuật du lịch cũng như cần tôn tạo, bổ sung một số hạng mục nhằm làm tăng thêm giá trịcho sản phẩm du lịch Hà Nội Đầu tư phát triển hệ thống các công viên, các cơ sở vuichơi giải trí, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí về đêm phục vụ tốt hơn các nhucầu của khách du lịch trong nước và quốc tế

- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hútnguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp nhất là hình thành các khu

du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí; đặc biệt cần ưu tiên, tập trung đầu tư cáckhu du lịch, dự án du lịch lớn tại các khu vực ngoại thành của Thành phố

- Do tính đặc thù của ngành du lịch nên chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyếtđịnh chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch Do đó việc quy hoạch, đầu tư pháttriển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết, cần phải tiếnhành liên tục, thường xuyên một cách có hệ thống

Một mặt địa phương tự tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ Một mặtphối hợp với các tỉnh bạn và Tổng cục du lịch để đào tạo đội ngũ cán bộ theo chươngtrình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc gia, khu

Trang 34

Có các chương trình đào tạo với nhiều hình thức đa dạng để nâng cao trình độnghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách.Khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp chủ động tự đào tạo để phục vụ cho nhu cầu củađơn vị.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp của các hoạt động quảng

bá xúc tiến

- Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với các công ty lữ hành, các kháchsạn để giảm bớt những phàn nàn về chất lượng và giá cả dịch vụ cung ứng cho khách đểđảm bảo sự hài lòng và công bằng cho khách du lịch

- Hà Nội có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch MICE, bên cạnh đầu tư phát triểncác tiện nghi hội nghị hội thảo độc lập hoặc trong các khách sạn cao cấp, cần thiết đầu tưxây dựng một trung tâm tổ chức hội chợ quốc tế tầm cỡ vài chục ha để thuận lợi cho tổchức các hội chợ, các sự kiện lớn của Hà Nội, Việt Nam

Tài nguyên du lịch Hà Nội.

Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi

vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân vănphong phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội:như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì đặc biệt Khu di tíchHoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Ca trù đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngoài ra, hệ thống các văn bia tiến sĩ thời

Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giớithuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO Do vậy, Hà Nội luôn được du kháchquốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn

Với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả nước về sốlượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâmlinh Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến,

Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí

Trang 35

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều khu điểm dulịch đặc sắc phục vụ khách Hà Nội hiện có một số khu du lịch sinh thái chất lượng phục

vụ tương đối tốt là Tản Đà, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên, Asian Ngoài ra còn cóthêm một số khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên đường Bảo Sơn (Hoài Đức), Việt PhủThành Chương, Công viên nước Hồ Tây… có quy mô khá lớn đã đi vào hoạt động

Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước nhưtrung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu diễn nghệthuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế vàtrong nước

Từ mấy năm nay, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu Thếgiới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và đạtdanh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất Châu Á

Về Giao Thông:

Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến cáctỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đườngthủy và đường sắt

Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có sânbay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên Từng là sân bay chính của Hà Nộinhững năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trựcthăng, gồm cả dịch vụ du lịch Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắttrong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước Châu Âu.Các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là đầu mối tập trung

ô tô chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3…

Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến PhàĐen trên sông Hồng đi các tỉnh trong khu vực như Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình…

Về khách Du lịch:

Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích, trong đó với mục đích dulịch chiếm khoảng 70%, khách công vụ, thương mại, hội nghị hội thảo, thực hiện cácnhiệm vụ của Chính phủ chiếm tương ứng 15,9; 4,0 và 2,9%; thăm thân 5,1%

Trang 36

Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu là

do các giá trị văn hoá, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên Lời khuyên của bạn bè, ngườithân trong việc lựa chọn Hà Nội là điểm đến cũng rất quan trọng, ngoài ra còn các yếu tố

Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội muasắm

Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng trung bình

từ 18-20% Năm 2008, Hà Nội đón 1,3 triệu lượt; năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàncầu và các dịch bệnh lượng khách là 1,02 triệu lượt; năm 2010 với sự kiện Đại lễ kỷniệm 1000 ngìn năm Thăng Long – Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia, lương khách đên

Hà Nội tăng mạnh, tổng số trên 1,7 triệu lượt; Năm 2011 đón 1,84 triệu lượt khách quốctế.Ước tính năm 2012, Hà Nội đón trên 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế… Năm 2016

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt trên 1 triệu lượt người,tăng 25% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng trưởng đột biến trong nhiều năm qua

Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cảnước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách du lịchnội địa của Việt Nam Năm 2002, Hà Nội đón 2,8 triệu lượt, đến năm 2009 đã đón được9,2 triệu lượt, năm 2010 đã đón được 10,6 triệu lượt, năm 2011 đạt 11,6 triệu lượt và

2012 ước đạt trên 12 triệu lượt khách Từ đầu năm 2016 đến nay, lượng khách nội địađến Hà Nội cũng tăng nhanh đạt gần 4,6 triệu lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ nămtrước Tổng lượng khách đến Hà Nội đạt trên 5,6 triệu lượt người, tăng 10% so với cùng

kỳ năm trước, doanh thu đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ

Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với nhiếu mục đích khác nhau và từ khắp cácTỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần thuý, đi

công tác, thăm thân và chữa bệnh Khách đến Hà Nội, lưu trú tại Khách sạn là 38,6%,

Nhà khách 24,4%, Nhà nghỉ 21,8% và ở nhà bạn bè, người thân khoảng 15,2% (do tỷ lệkhách thăm thân và đi chữa bệnh tại Hà Nội khá lớn) Mua sắm là một thú vui của dukhách, đặc biệt là khách du lịch nội địa Chi tiêu cho mua sắm chiếm tỷ trọng cao nhất,đến 27,7% trong tổng số chi tiêu, tiếp theo là ăn uống 22,5% ,lưu trú 22,1%, vận chuyển

và vui chơi giải trí lần lượt là 10,2 và 9,4%

Trang 37

Về doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành, vận chuyển :

Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần 500 doanhnghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyểnkhách du lịch

Về Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá :

Hà Nội tập trung các cơ sở văn hoá lớn của cả nước như nhà hát lớn, Trung tâmchiếu phim quốc gia, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hátchèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước

Hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viênĐống Đa, Công viên Tuổi Trẻ, công viên nước Hồ Tây, công viên Thiên Đường BảoSơn, Việt Phủ Thành Chương … đang ngày càng trở thành các điểm tham quan được dukhách quan tâm

Về cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực:

Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã hộihoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế giới vàkhu vực Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú và

đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàngHàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên thế giớinhư KFC, Lotteria đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu ẩm thực rất lớn của đông đảo

du khách và người dân Hà Nội

Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar pháttriển ngày càng tiện nghi Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thíđiểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và HàNội

Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển cònthiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như như bãi đỗ xe,không giản cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ tạimột số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách

Về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan:

Trang 38

Mua sắm là thú vui của du khách là một yếu tố cấu thành trong sản phẩm du lịch,đặc biệt là các đô thị du lịch như Hà Nội Với lượng khách du lịch trong nước và quốc tếđến Hà Nội ngày một tăng, cộng với sức tiêu thụ nội địa lớn, đã thúc đẩy hoạt độngthương mại phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này Hiện Hà Nội có 10trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa hàng với đủ các chủng loạihàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân và du khách đến

Hà Nội Chi tiêu cho mua sắm của khách chiếm tỷ trọng khá lớn từ 15% đến 26% (nhất làkhách Pháp, khách ASEAN, Châu Á và khách nội địa) Phát triển du lịch làng nghề vàmua sắm là một trong định hướng phát triển du lịch Hà Nội Hà Nội có nhiều các mặthàng thủ công mỹ nghệ truyền thông như đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai,tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm Việc tổchức nghiên cứu mẫu mã sản phẩm, mạng lưới bán hàng gắn với việc bảo tồn nâng cấpphát triển các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch thu hút khách thăm quanmua sắm đang được Ngành Du lịch Hà Nội quan tâm khuyến khích đầu tư phát triển

Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, nhiều tuyếnphố mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, dịch vụ, hàng hoá thiếu hấp dẫn,ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm

Với những điều kiện như trên, hiện nay Hà Nội đang phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu như:

Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng:

Hà Nội là địa phương có số lượng di tích, lịch sử danh thắng lớn nhất cả nước.Toàn thành phố có khoảng 5.100 di tích các loại gắn liền với nhiều lễ hội và các hoạtđộng văn hóa dân gian mang đậm chất truyền thống dân tộc Hiện nay trên địa bàn Thànhphố có một số bảo tàng đón khách du lịch khá lớn như: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàngLịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,Bảo tàng Hồ Chí Minh… Do đó, du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng làloại hình du lịch được tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển và được khách du lịch, đặcbiệt khách du lịch quốc tế ưa chuộng khi đến Hà Nội

Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực:

Trang 39

Hiện nay, Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng sốlàng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống Số làng có nghề phân bố không đều đa sốtập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ

174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng , trong đó có 198 làngnghề truyền thống được công nhận

Đến nay, theo đánh giá của tổ chức JICA Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều hướngphát triển như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tređan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí…,trong đó, có một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhanh như: gốm sứ,khảm trai, mây tre đan, sơn mài, điêu khắc…

Du lịch MICE:

Du lịch MICE (Viết tắt của Meeting Incentive Conference Event) là hình thức dulịch kết hợp với tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm …Với cơ sở vật chất hiện có, vớikinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nóitiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghịAPEC…, Hà Nội là thành phố hàng đầu Việt Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc

tế lớn Các tiện nghi hội nghị, hội thảo của Hà Nội hiện nay có sức chứa tổng cộngkhoảng trên 14.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các sự kiện từ vài trăm đến cả ngànngười/địa điểm Tổng số phòng họp hội nghị trong các khách sạn là 97 phòng/6939 chỗngồi Việc tổ chức các hội nghị với phòng họp có trang bị kỹ thuật, máy móc hiện đại,đồng bộ kết hợp với các tour du lịch ngắn ngày giúp khách dự hội nghị có thời gian thưgiãn đang được các khách sạn từ 3 sao trở lên, các hãng lữ hành quốc tế và Tổng công tyhàng không Việt Nam phối hợp xây dựng và quảng bá

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần:

Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng Những lợithế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện tích mặtnước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… trong những năm qua nhiềukhu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và phát triển như: Khu

Trang 40

Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuốituần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách du lịch.

Du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ: Hiện nay, Du lịch chữa bệnh là loại

hình du lịch mới, đang có xu hướng phát triển trên thế giới Trong bối cảnh toàncầu hoá, khu vực hoá, bên cạnh nhu cầu du lịch vui chơi, giải trí, con người cònmong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh tại những nước có nền y

tế phát triển trên thế giới, đặc biệt với những người có thu nhập cao Hiện nay, HàNội đang quan tâm đến loại hình du lịch này với các tiềm năng sẵn có như: nền yhọc dân tộc, cổ truyền, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp (spa), phục hồi sức khoẻ,châm cứu, phục vụ du khách Trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số khu du lịchsinh thái, nghỉ dưỡng thu hút đông đảo du khách như: Tản Đà, nước khoáng nóngThuần Mỹ, Asean…

3.2 Đặc điểm của bản đồ du lịch

3.2.1 Khái quát chung về bản đồ du lịch

Bản đồ du lịch là sản phẩm bản đồ chuyên đề được thành lập trên nền cơ sởcủa bản đồ địa hình kết hợp với việc thể hiện nội dung theo đề tài du lịch

Bản đồ du lịch được xây dựng với mục đích:

- Cung cấp thông tin cho du khách tham quan các danh lam thắng cảnh: đối vớinhững người đi du lịch thì họ sử dụng để tìm hiểu sự phân bố các danh lam thắng cảnh, ditích văn hoá, ngoài ra người ta còn tìm hiểu tính chất của các địa điểm du lịch, cácphương tiện giao thông và lộ trình du lịch Với bản đồ du lịch, du khách cũng có thể tìmhiểu vị trí địa lý của các khu vực du lịch và điều kiện khí hậu để lựa chọn mùa đi du lịchhay lộ trình

- Sử dụng cho các cơ quan du lịch phục vụ trong công tác quản lý hoặc nghiên cứutiềm năng về du lịch, quy hoạch về các vùng du lịch

Đối với bản đồ du lịch thì các yếu tố địa lý thể hiện sơ lược còn các nội dungchính thì liên quan chặt chẽ với các chủ đề tham quan du lịch.Bản đồ du lịch được thiết

kế tương đối linh hoạt và đa dạng, ký hiệu, màu sắc, trình bày có những đặc thù riêng

Ngày đăng: 09/07/2016, 07:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Tấn Thương, Phan Thương Thương, 2011. XÂY DỰNG WEBGISHỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ. Luận văn tốt nghiệp hệ thống thông tin, Đại học công nghệ thông tin, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: XÂY DỰNGWEBGISHỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO ĐẠC BẢNĐỒ
[3] PS.Thuận, 2012. Hướng dẫn xây dựng WEBGIS bằng hình từ cơ bản đến nâng cao bằng công nghệ ESRI. TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn xây dựng WEBGIS bằng hình từ cơ bản đếnnâng cao bằng công nghệ ESRI
[4] Nguyễn Thị Minh Hoài, 2009. Ứng dụng công nghệ WEBGIS giám sát ô nhiễm không khí cho khu công nghiệp tập trung. Áp dụng thử nghiệm choKCN Lê Minh Xuân. Luận văn thạc sỹ Ngành quản lý môi trường, Đại học quốc gia TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ WEBGIS giám sát ônhiễm không khí cho khu công nghiệp tập trung. Áp dụng thử nghiệmchoKCN Lê Minh Xuân
[5] Phạm Thị Phép, 2013. Ứng dụng công nghệ WEBGIS mã nguồn mở phục vụ công tác quản bá du lịch. Khóa luân tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin địa lý, ĐH Nông Lâm, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ WEBGIS mã nguồn mở phục vụcông tác quản bá du lịch
[6] Bùi Tá Long và Phạm Thị Sương, Ứng dụng công nghệ WEBGIS xây dựng phần mềm tra cứu và quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Tây Ninh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở KH & CN Tây Ninh, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ WEBGIS xây dựngphần mềm tra cứu và quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Tây Ninh
[7] Vương Hồng Nhật, Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướngphát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào
[8] Xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Phú Yên, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w