1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng trường Đại học Giao thông vận tải Thiết kế tổ chức thi công chi tiết công trình xây dựng giao thông và lập kế hoạch tác nghiệp

101 3,6K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 742,26 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG Tổ chức sản xuất là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào nguyên vậtliệu, lao động, máy móc thiết bị… với các công nghệ sản xuất để tạo ra

Trang 1

NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015

Trang 2

NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN ĐỌC DUYỆT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG GIAO THÔNG 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG 8

1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG 8

1.2 Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT 8

1.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG GIAO THÔNG 9

1.3.1 Tính cân đối, kịp thời trong quá trình sản xuất 9

1.3.2 Tính gối đầu của quá trình sản xuất 9

1.3.3 Tính nhịp nhàng 10

1.3.4 Tính liên tục 10

1.4 CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU TRONG XÂY DỰNG GIAO THÔNG 10

1.4.1 Công tác chuẩn bị xây dựng 10

1.4.2 Công tác thi công xây dựng 11

1.4.3 Công tác kết thúc xây dựng 11

1.5 NỘI DUNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG GIAO THÔNG 11

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 12

12

2.1 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHỈ ĐẠO 12

2.1.2 Khái niệm 12

2.1.2 Căn cứ lặp thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo 12

2.1.3 Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo 12

2.2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT 13

2.2.1 Khái niệm 13

2.2.2 Căn cứ lặp thiết kế tổ chức thi công chi tiết 13

2.2.3 Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chi tiết 14

Trang 4

2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO

THÔNG 17

2.3.1 Phương pháp tổ chức thi công tuần tự 17

2.3.2 Phương pháp tổ chức thi công song song 19

2.3.3 Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền 20

2.3.4 Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp 26

2.4 SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG 27

2.4.1 Phương pháp dùng chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉ tiêu bổ sung 27

2.4.2 Phương pháp dùng chỉ không đơn vị đo 31

2.4.3 Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng 31

2.4.4 Các phương pháp toán học 32

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VỀ TỔ CHỨC VÀ KỸ THUẬT 33

3.1 CÔNG TÁC CHUẦN BỊ 33

3.1.1 Ý nghĩa và nội dung công tác chuẩn bị 33

3.1.2 Công tác xây dựng nhà tạm 34

3.1.3 Công tác xây dựng đường tạm 35

3.1.4 Tổ chức cung cấp năng lượng phục vụ thi công 36

3.2 TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT 39

3.2.1 Nguyên tắc cung ứng vật tư 39

3.2.2 Nội dung công tác cung ứng vật tư 39

3.2.3 Các hình thức tổ chức cung ứng vật tư 40

3.2.4 Xác định vật tư dự trữ 40

3.2.5 Tổ chức kho bãi dự trữ và bảo quản vật tư 42

3.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC MÁY THI CÔNG 44

3.3.1 Nội dung tổ chức quản lý và khai thác xe, máy thi công 44

3.3.2 Tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa xe máy thi công 44

3.4 TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 44

3.4.1 Tổ chức lao động 44

3.4.2 Công tác an toàn và bảo hộ lao động 45

Trang 5

PHẦN HAI: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT MỘT

CÔNG TRÌNH 47

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU 47

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH 47

1.1.1 Công trình 47

1.1.2 Quy mô công trình 47

1.1.3 Điều kiện tự nhiên 49

1.2 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THI CÔNG 49

1.2.1 Khái quát chung về nhà thầu 49

1.2.2 Sơ đồ tổ chức thi công 51

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH

52

2.1 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỀ 52

2.1.1 Trình tự thi công tổng thể 52

2.1.2 Chuẩn bị đội xe máy chuyên dụng 53

2.1.3 Chuẩn bị đội nhân lực chuyên môn 53

2.1.4 Đơn vị thi công thực hiện nhiệm vụ 55

2.1.5 Yêu cầu vật tư 55

2.1.6 Sơ đồ tổ chức hiện trường 61

2.2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH 62

2.2.1 Công tác chuẩn bị 62

2.2.2 Thi công nền đường 65

2.2.3 Thi công mặt đường 70

2.2.4 Công tác thi công cọc tiêu và đảm bảo giao thông 77

2.2.5 Công tác hoàn thiện công trình

85 2.3 TIẾN ĐỘ THI CÔNG 89

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 90

3.1 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG 90

Trang 6

3.1.1 Các quy định chung về an toàn lao động 90

3.1.2 Các quy định cho từng công tác 92

3.2 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG

93

3.3 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 94

3.4 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 96

CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP 97

4.1 KẾ HOẠCH VẬT TƯ 97

4.1.1 Khái niệm 97

4.1.2 Ý nghĩa 97

4.1.3 Nhu cầu vật tư 97

4.2 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NHÂN CÔNG 98

4.3 KẾ HOẠCH XE MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG 98 Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng cơ bản là một ngành vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nềnkinh tế, nó giúp chúng ta giải quyết được các nhu cầu của xã hội và qua đó tạo ratài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân Trong những năm gần đây nền kinh tếtăng trưởng nhanh tạo động lực thu hút đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng Thịtrường xây dựng nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết Nhiều biện pháp kỹthuật tiên tiến được đưa vào Việt Nam tạo một bước tiến đáng kể về tốc độ xâylắp, quy mô công trình, chất lượng tổ chức và xây dựng góp phần đáng kể vào sựhội nhập của ngành xây dựng Việt Nam với thế giới

Tổ chức sản xuất xây dựng giao thông là một bộ phận quan trọng của hoạt độngxây dựng cơ bản Vì hiệu quả và chất lượng của công trình đã được thiết kế cóđược thể hiện đúng hay không còn tùy thuộc vào khâu sản xuất xây dựng quyếtđịnh

Trong giai đoạn hiện nay, khi cơ sở vật chất kĩ thuật của nước ta còn non yếu,việc tổ chức và quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí xã hội trong xây dựng sẽmang ý nghĩa to lớn cho xã hội, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho chính tổchức xây dựng

Vì vậy việc tổ chức tốt các công tác chuẩn bị về mặt kỹ thật để phục vụ việc tổchức thi công xây dựng công trình có ý nghĩa to lớn.Trước khi tiến hành xâydựng ta phải lập thiết kế tổ chức thi công để lựa chọn, tính toán, dự trù tất cả cáccông việc nhằm thi công công trình hoàn thành yêu cầu đề ra

Và em thực hiện đề tài: “Thiết kế tổ chức thi công chi tiết một công trình và

lập kế hoạch tác nghiệp” Cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Lê Minh Cần và các thầy cô Bộ môn Kinh tế xây dựng, em đã hoàn thành đồ án của mình.

Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy, em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùnglớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn

Trang 8

Em xin cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh,tháng 06năm 2015 Sinh viên thực hiện

PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI

CÔNG TRONG XÂY DỰNG GIAO THÔNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

TRONG XÂY DỰNG GIAO THÔNG 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG

Tổ chức sản xuất là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguyên vậtliệu, lao động, máy móc thiết bị…) với các công nghệ sản xuất để tạo ra các sảnphẩm đầu ra đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất Tổ chức sản xuấtđược tiến hành dựa trên kiến thức công nghệ, khoa học tổ chức và tâm lý lãnhđạo

Tổ chức sản xuất trong xây dựng bao gồm việc kết hợp các yếu tố đầu vàonhư nguyên vật liệu, nhân lực, máy móc thiết bị và các tài nguyên khác với cáccông nghệ thi công xây lắp theo trình tự thời gian và không gian hợp lý (tiến độthi công) trên cơ sở tuân thủ các thiết kế xây dựng để tạo thành các hạng mụccông trình, công trình xây dựng hoàn thành đảm bảo chất lượng và tính hiệu quảtheo hồ sơ được phê duyệt và hợp đồng đã ký kết giữa bên giao thầu và bên nhậnthầu

Tổ chức xây lắp công trình cụ thể chỉ bao gồm các công việc chủ yếu: tổchức, bố trí, phối hợp cụ thể giữa máy móc thiết bị và con người theo không gian

và thời gian trên phạm vi công trường xây dựng Trong khi đó, khái niệm tổ chứcsản xuất trong xây dựng ngoài việc tổ chức thi công xây lắp, nó còn bao gồm cảcác quá trình tổ chức phục vụ cho thi công như tổ chức cung ứng vật tư, máymóc, lao động…

1.2 Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT

Quá trình tổ chức sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cũng như tiến độthi công công trình

Trang 9

Tổ chức sản xuất tốt trong xây dựng tức là thực hiện được quá trình thi côngtheo một trình tự thời gian và không gian hợp lý nhất, khai thác tối đa năng suấtcủa máy móc thiết bị, tận dụng sức lao động của nhân công một cách hiệu quảnhất, từ đó nhằm tiết kiệm chi phí tài chính cho dự án cũng như chi phí xã hộitrong xây dựng, đồng thời mang lại hiệu quả tài chính cho chính tổ chức xâydựng.

Tổ chức sản xuất góp phần vào việc thúc đẩy các quá trình áp dụng cơ giớihóa, công nghiệp hóa, công nghệ quản lý phát triển, góp phần to lớn trong việcthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

1.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY

DỰNG GIAO THÔNG

Khác với các ngành sản xuất khác, xây dựng giao thông có đặc thù riêng, sảnphẩm xây dựng không thể bán cho bất kỳ ngành nào, mà sản phẩm đó đã đượcđịnh giá trước khi xây dựng nên lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng cũng đồngnghĩa với việc tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất Muốn như vậy, việc tổ chức sảnxuất trong xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc:

1.3.1 Tính cân đối, kịp thời trong quá trình sản xuất

Do đặc thù của quá trình thi công xây dựng là một quá trình kéo dài theo tiến

độ thi công, tiêu hao một lượng lớn nguồn lực, vì vậy quá trình này đòi hỏi việc

tổ chức sản xuất phải đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ các nguồn lực theo tiến

độ thi công, đồng thời phải cân đối giữa năng lực và nhu cầu, cân đối giữa các bộphận tham gia vào quá trình sản xuất, cân đối về lao động (số lượng và trình độ,bậc thợ), cân đối về chi phí sản xuất, cân đối nguồn lực giữa nhiều quá trình sảnxuất, cân đối về mặt thời gian và không gian để đạt được hiệu quả kinh tế caonhất

1.3.1 Tính gối đầu của quá trình sản xuất

Tính gối đầu của quá trình sản xuất là việc tiến hành các công việc khác nhaunối tiếp theo một trình tự thời gian và không gian hợp lý để đảm bảo không lãngphí tài nguyên, sớm đưa các quá trình đã hoàn thành làm cơ sở cho các quá trình

Trang 10

sau, góp phần rút ngắn thời gian xây dựng để sớm đưa sản phẩm vào khai thác,

sử dụng

1.3.2 Tính nhịp nhàng

Là việc phối hợp ăn khớp nhịp nhàng giữa các bộ phận tham gia vào quátrình sản xuất theo thời gian và không gian, ăn khớp về khối lượng công tác vàtiến độ thực hiện giữa các tổ, đội sản xuất

1.3.3 Tính liên tục

Quá trình sản xuất được coi là liên tục khi bước công việc kế sau được bắtđầu khi bước công việc kế trước hoàn thành.Một người phải thực hiện đượcnhiều công việc khác nhau hoặc các các loại máy khác nhau.Mặt khác, doanhnghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu suất hoạt động để đẩm bảo sự liên tục thựchiện trong thời gian dài

1.4 CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU TRONG XÂY DỰNG GIAO THÔNG 1.4.1 Công tác chuẩn bị xây dựng

1.4.1.1 Đối với chủ đầu tư (bên A)

- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi

- Thiết kế, dự toán xây dựng công trình: bao gồm các bước thiết kế kỹ thuật,thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kèm theo

- Lựa chọn các nhà thầu xây lắp

- Ký kết hợp đồng xây dựng

- Xin giấy phép xây dựng (nếu cần)

- Xin cấp đất, thuê đất (nếu có)

- Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)

- Xin phép đấu nối hạ tầng ngoài hàng rào

- Giao tài liệu thiết kế và mặt bằng xây dựng cho nhà thầu thi công

1.4.1.2 Đối với nhà thầu (bên B)

- Thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng

- Tiếp nhận tài liệu thiết kế và mặt bằng xây dựng do bên A bàn giao

Trang 11

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công chỉ đạo.

- Lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết

- Thực hiện các công tác chuẩn bị:

+ Chuẩn bị về mặt bằng: san dọn mặt bằng, đào gốc cây…

+ Chuẩn bị xây dựng đường tạm, nhà tạm, hệ thống cung cấp năng lượngphục vụ thi công…

+ Chuẩn bị cơ sở gia công sản xuất phụ, phụ trợ…

+ Huy động nhân lực, máy móc thiết bị…

1.4.2 Công tác thi công xây dựng

- Lập và trình duyệt biện pháp thi công chi tiết

- Triển khai thi công các hạng mục công việc theo trình tự công nghệ và tiến

- Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng hoàn thành

- Lập hồ sơ hoàn công theo quy định

- Thực thiện nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định

- Thanh quyết toán hợp đồng xây dựng và vốn đầu tư

1.5 NỘI DUNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY

DỰNG GIAO THÔNG

- Tổ chức chuẩn bị xây dựng

- Tổ chức thi công xây lắp công trình

- Tổ chức kho, bãi vật tư kỹ thuật thi công

- Tổ chức cung cấp điện, nước, hơi nước, khí nén phục vụ thi công

- Tổ chức công trình tạm phục vụ thi công

- Tổ chức công tác vận chuyển trong quá trình xây dựng

- Tổ chức công tác quản lý chất lượng trong xây dựng

- Tổ chức công tác tác nghiệp

Trang 12

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO

THÔNG 2.1 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHỈ ĐẠO

2.1.1 Khái niệm

Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo là việc tính toán và lập các phương án, biệnpháp và kỹ thuật thi công các hạng mục chủ yếu của công trình, do đó nó là mộttrong những nội dung bắt buộc của hồ sơ thiết kế Thiết kế tổ chức thi công chỉđạo do đơn vị thiết kế lập, không đi sâu vào quá trình thi công chi tiết, là một bộphận của hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhằm đảm bảo tính hiện thực của phương ánthiết kế kỹ thuật, đồng thời là cơ sở lập tổng mức đầu tư và dự toán xây dựngcông trình

2.1.2 Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo

- Căn cứ vào dự án đầu tư đã được duyệt, các giải pháp nêu trong tài liệu thiết

- Căn cứ điều kiện cung cấp vật liệu cho thi công

- Căn cứ vào trình độ thi công và khả năng trang bị máy móc thiết bị của cácđơn vị thi công trong ngành

- Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật về nhân lực, vật tư, xe máy

- Căn cứ quy trình quy phạm thi công

2.1.3 Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo

2.1.3.1 Thuyết minh chung

- Điều kiện tự nhiên – xã hội khu vực thi công: địa hình, địa chất, khí tượng,thủy văn, tình hình kinh tế xã hội, dân cư khu vực thi công

Trang 13

- Đặc điểm công trình, hạng mục công trình thi công.

- Trình tự, thời hạn thi công các hạng mục chính của công trình hoặc toàn bộcông trình

- Cơ sở, các chỉ tiêu, căn cứ để lựa chọn phương án thi công

2.1.3.2 Khối lượng công tác

- Liệt kê khối lượng công tác xây lắp theo trình tự công nghệ và yêu cầu kỹthuật: công tác chuẩn bị, khối lượng xây lắp các hạng mục chính, khối lượngcác hạng mục thi công các công trình phụ trợ, công trình tạm…

- Nguồn lực phục vụ thi công: máy móc thiết bị chủ yếu, phương tiện vậnchuyển, nhân lực và nguồn nguyên vật liệu được sử dụng

2.1.3.3 Tiến độ thi công

Tiến độ thi công tổng thể trong đó thể hiện được tiến độ từng hạng mục côngtrình , tổng tiến độ thi công công trình

2.1.3.4 Tổng mặt bằng thi công

- Vị trí hạng mục công trình chính

- Vị trí xây dựng nhà tạm, đường tạm, kho bãi…

- Vị trí đường vận chuyển trong khu vực thi công

2.2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT

2.2.1 Khái niệm

Thiết kế tổ chức thi công chi tiết là việc tính toán chi tiết để cụ thể hóa cácphương án, biện pháp và kỹ thuật thi công phục vụ tổ chức quá trình thi công.Thiết kế tổ chức thi công chi tiết được lập bởi các đơn vị thi công (nhà thầu), nóđược lập để dự thầu và để trình đơn vị chủ đầu tư phê duyệt trước khi tiến hànhthi công Thiết kế được lập dựa trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo đượcphê duyệt và điều kiện năng lực, kinh nghiệm của đơn vị thi công Do đó nó cũng

là tài liệu quan trọng làm căn cứ để triển khai thi công xây lắp, nghiệm thu vàhoàn thành công trình

2.2.2 Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết

- Căn cứ vào thiết kế bản vẽ thi công và thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo.

Trang 14

- Căn cứ vào các tài liệu điều tra khảo sát tại khu vực thi công về các mặt: mặt

bằng thi công, tình hình địa chất thủy văn, khả năng cung ứng vật tư…

- Căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc trong

hồ sơ mời thầu

- Căn cứ vào khả năng của đơn vị về các mặt: nhân lực, máy móc, thiết bị, tiền

vốn

- Căn cứ vào quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công.

2.2.3 Nội dung thiết kế tổ chức thi công chi tiết

2.2.3.1 Thuyết minh chung

- Điều kiện tự nhiên – xã hội khu vực thi công: địa hình, địa chất, khí tượng,thủy văn, tình hình kinh tế xã hội, dân cư khu vực thi công

- Thuyết minh chi tiết các phương án, biện pháp và kỹ thuật thi công cho từnghạng mục công việc, hạng mục công trình chính và phụ trợ

- Nguồn lực sử dụng cho quá trình thi công: các chủng loại máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, nhân lực phục vụ thi công, nguồn nguyên vật liệu khaithác và cung cấp cho quá trình thi công

- Phương án tổ chức bộ máy điều hành tại công trường

- Biện pháp và hệ thống quản lý chất lượng thi công, an toàn, vệ sinh môitrường, phòng chống cháy nổ

2.2.3.2 Khối lượng công tác

- Bóc tách, liệt kê khối lượng công tác, hạng mục công trình chính và phụ trợ,công trình tạm theo tiến độ thi công

- Bố trí chi tiết nguồn lực phục vụ thi công: máy móc thiết bị, nhân lực,nguyên vật liệu chi tiết về số lượng và khối lượng theo tiến độ thi công

2.2.3.3 Tiến độ thi công

- Tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục công việc, hạng mục công trình trongmối liên hệ về các ràng buộc công nghệ cũng như trình tự kỹ thuật thi côngyêu cầu

- Tiến độ huy động nguồn lực (theo tiến độ thi công): huy động máy móc thiết

bị, nhân lực, nguyên vật liệu và các tài nguyên khác

Trang 15

2.2.3.4 Tổng mặt bằng thi công

- Tổng mặt bằng thể hiện vị trí hạng mục công trình chính và phụ trợ, nhà tạm,đường tạm, kho bãi, các xưởng gia công cấu kiện…

- Mạng lưới hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ điều hành và thicông công trình

- Vị trí đường vận chuyển trong khu vực thi công, tập kết các thiết bị thi công

cơ giới

2.2.3.5 Trình tự lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết

Bước 1: Công tác chuẩn bị cho việc lập thiết kế

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế tổ chứcthi công chỉ đạo và các tài liệu có liên quan

- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực thi công có liên quan đếnphương án tổ chức thi công: điều kiện địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu,thủy văn; tập tục văn hóa, dân cư sở tại có ảnh hưởng đến quá trình thi công

- Khảo sát, nghiên cứu về khả năng cung cấp các nguồn lực cho thi công: laođộng, vật tư, máy móc thiết bị, các nguồn năng lượng…

Bước 2: Lựa chọn phương án, biện pháp tổ chức thi công

- Toàn bộ công trình được phân chia cụ thể thành các hạng mục công trình,

hạng mục công việc theo trình tự và kỹ thuật thi công yêu cầu

- Lựa chọn phương án, biện pháp thi công phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thi

công của từng hạng mục công trình, hạng mục công việc và các điều kiện tựnhiên, xã hội khu vực thi công

- Bố trí các mũi thi công.

Bước 3: Xác định khối lượng công tác

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và tiên lượng mời

thầu xác định chính xác các khối lượng công tác, hạng mục công trình theotrình tự công nghệ và kỹ thuật thi công yêu cầu

- Phân khai khối lượng thi công theo mũi thi công.

Bước 4: Xác định hao phí tài nguyên cần thiết cho thi công

Trang 16

- Căn cứ vào các khối lượng công tác, biện pháp tổ chức thi công, các địnhmức lao động, xe máy, vật tư của nhà thầu để xác định tổng nhu cầu tàinguyên theo từng hạng mục công việc và từng mũi thi công.

- Dự trù các yếu tố phát sinh, hao hụt

Bước 5: Bố trí tài nguyên, xác định tiến độ thi công từng hạng mục công việc

- Căn cứ vào mặt bằng tác nghiệp của từng công tác, khả năng huy động nhânlực và thiết bị để bố trí tài nguyên hợp lý cho từng hạng mục công việc

- Điều chỉnh lại bố trí tài nguyên phù hợp với tiến độ ở bước 6

Bảng 2.1 Bảng bố trí tài nguyên và tính tiến độ thi công của

ĐƠNVỊ

KHỐILƯỢN

G THICÔNG

ĐỊNHMỨC

NHUCẦU

BỐ TRÍTÀINGUYÊN

TIẾNĐỘTHICÔNG

Bước 6: Vẽ biểu đồ tiến độ thi công cho toàn công trình

Tiến độ thi công là thời gian thi công các hạng mục công trình, hạng mụccông việc và toàn bộ công trình trong mối quan hệ theo trình tự công nghệ và kỹthuật thi công yêu cầu Tiến độ thi công chi tiết phải đảm bảo các yếu tố:

- Trình tự công nghệ thi công hợp lý

- Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật thi công

- Thời gian hoàn thành trong phạm vi khống chế của từng hạng mục (nếu có)

và của toàn bộ công trình

- Thời gian hoàn thành sớm nhất có thể phù hợp với chi phí và yêu cầu rútngắn thời gian

- Nguồn lực sử dụng điều hòa hoặc trong phạm vi khống chế (nếu có)

Trang 17

Bước 7: Lựa chọn phương án thiết kế tổ chức thi công

Lựa chọn phương án thiết kế tổ chức thi công theo chỉ tiêu chi phí

Bước 8: Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện

- Biện pháp tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị, xe máy thi công

- Biện pháp tổ chức quản lý khoa học trong thi công xây lắp

- Biện pháp quản lý và hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng

- Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháynổ

2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO

1 → n) cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình

Đơn vị thi công sẽ tiến hành lần lượt quá trình này đến quá trình công nghệtiếp theo, hoặc từ khu vực này đến khu vực tiếp theo Khi đơn vị thực hiện đếncông việc cuối cùng tạo ra sản phẩm được hình thành và chuyển sang sản phẩmtiếp theo Cũng có thể công trình được chia làm nhiều khu vực, trên mỗi khu vựcđơn vị thi công thực hiện từ công việc chuẩn bị đến công việc hoàn thiện

Trang 18

2.3.1.2 Sơ đồ mô tả

Hình 2.3.1: Tổ chức thi công tuần tự

2.3.1.3 Chỉ tiêu biểu hiện

- Thời gian thi công:

Tj: thời gian thực hiện toàn bộ quá trình trên đoạn j

T: thời gian thực hiện toàn bộ quá trình

2.3.1.4 Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng

- Ưu điểm:

+ Lực lượng thi công không cần huy động nhiều

+ Việc chỉ đạo thi công tập trung, không căng thẳng

- Nhược điểm:

+ Thời gian thi công kéo dài

+ Không chuyên môn hóa dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, nhưngnếu chuyên môn hóa thì dẫn đến phải chờ đợi, gây lãng phí

+ Việc trang bị máy móc thiết bị cho đơn vị thi công phải đầy đủ cho tất

cả các quá trình, dẫn đến sử dụng không hết thời gian công suất củamáy móc thiết bị, gây lãng phí

+ Đơn vị thi công cần lưu động nhiều

Trang 19

+ Thích hợp với công trình có nhu cầu đưa ngay từng phần vào khai thác,

2.3.2.2 Sơ đồ mô tả

Hình 2.3.2: Tổ chức thi công song song

Trang 20

2.3.2.3 Chỉ tiêu biểu hiện

- Thời gian thi công:

+ Không chuyên môn hóa nên không khai thác hết khả năng người vàthiết bị máy móc

+ Khối lượng dở dang nhiều dẫn đến dễ phát sinh lãng phí và không đưađược từng phần công trình vào sử dụng sớm được

- Phạm vi áp dụng:

+ Thi công áp dụng đối với các công trình có quy mô lớn, trải dài theotuyến có nhu cầu sớm đưa công trình vào sử dụng Song để áp dụngphương pháp này đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức thi công, quản lýlao động, cung cấp vật tư, điều phối máy một cách chặt chẽ

2.3.3 Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền

2.3.3.1 Khái niệm

Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền là mỗi quá trình được giao chomột đơn vị chuyên nghiệp với thiết bị máy móc chuyên môn hóa thích hợp, lầnlượt thực hiện phần việc của mình trên từng khu vực từ 1→m, trên từng khu vựccác đội chuyên môn hóa ứng với từng quá trình lần lượt vào thi công theo trình tựcông nghệ đã định (từ 1→n) Khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thànhquá trình của mình trên mỗi khu vực là khu vực ấy hoàn thành Khi đơn vịchuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành quá trình của mình trên khu vực cuối cùngthì toàn bộ công trình hoàn thành

Trang 21

2.3.3.2 Sơ đồ mô tả

Hình 2.3.3: Tổ chức thi công dây chuyền

2.3.3.3 Chỉ tiêu biểu hiện

- Thời gian thi công:

T hđ =T kt +T ôđ +T th

Trong đó:

Thđ: thời gian hoạt động dây chuyền (thời gian thi công công trình)

Tkt: thời gian khai triển dây chuyền

Tôđ: thời gian ổn định dây chuyền

Tth: thời gian thu hẹp dây chuyền

2.3.3.4 Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng

+ Vật tư được cung ứng đều đặn

Trang 22

+ Nâng cao trình độ chỉ đạo thi công, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật.

- Nhược điểm:

+ Đơn vị thi công thường xuyên lưu động

- Phạm vi điều kiện áp dụng:

+ Trong thiết kế phải áp dụng định hình hóa, tiêu chuẩn hóa như vậy mới

áp dụng được một quá trình công nghệ sản xuất thống nhất, tạo điềukiện cho các dây chuyền chuyên nghiệp ổn định

+ Cố gắng áp dụng công nghiệp hóa xây dựng, cơ giới hóa các quá trìnhcông tác xây lắp Có như vậy mới khắc phục được ảnh hưởng của cácđiều kiện thời tiết khí hậu

+ Cần trang bị cho mỗi dây chuyền chuyên nghiệp những máy móc thiết

bị đồng bộ và cân đối đủ khả năng để đảm bảo tiến độ chung

+ Công nhân trong mỗi dây chuyền chuyên nghiệp phải thành thạo taynghề và có tính tổ chức kỷ luật cao, bảo đảm cho cung cấp vật tư,nguyên vật liệu và vận chuyển kịp thời theo yêu cầu của dây chuyềnchuyên nghiệp

+ Công tác điều khiển và chỉ đạo thi công và kiểm tra trong quá trình thicông phải sát sao, nhanh chóng, kịp thời nhằm đảm bảo mỗi khâu côngtác mỗi dây chuyền chuyên nghiệp hoàn thành khối lượng công tácđúng thời hạn quy định

+ Có các biện pháp để đối phó với tình huống dây chuyền thi công có thể

bị phá vỡ do các điều kiện thời tiết, khí hậu, máy hỏng

2.3.3.5 Phân loại dây chuyền

a) Theo kiểu dây chuyền đơn

- Dây chuyền nhịp nhàng đồng điệu: là dây chuyền mà mọi dây chuyền thànhphần (dây chuyền đơn) đều có nhịp bằng nhau và là hằng số trên mọi phânđoạn

- Dây chuyền nhịp nhàng khác điệu: là dây chuyền mà từng dây chuyền thànhphần đều có nhịp là một hằng số trên mọi phân đoạn nhưng các nhịp hằng đó

là khác nhau

Trang 23

- Dây chuyền nhịp nhàng nhịp bội (khác điệu bội số): là dây chuyền nhịpnhàng khác điệu, nhịp của dây chuyền thành phần tỷ lệ với nhau (một số dâychuyền thành phần có nhịp hằng là bội số của các dây chuyền đơn nhịp hằngcòn lại)

- Dây chuyền không nhịp nhàng đồng điệu: là loại dây chuyền mà trên từngdây chuyền thành phần có nhịp biến đổi, không là hằng số trên các phânđoạn, từng dây chuyền đơn là không nhịp nhàng Nhưng trên từng phân đoạnthì mọi dây chuyền đơn đều có nhịp bằng nhau, đồng điệu giữa các dâychuyền đơn trên từng phân đoạn

- Dây chuyền không nhịp nhàng không đồng điệu: các dây chuyền thành phần

là những đường gãy khúc (gồm nhiều đoạn thẳng gấp khúc, mỗi đoạn là mộtcông tác trên một phân đoạn) không song song với nhau, khi biểu diễn tiến

độ theo dây chuyền bằng sơ đồ xiên

b) Phân loại theo quy mô dây chuyền sản xuất

- Dây chuyền bước công việc:là một quá trình thi công gồm một số máy vàhoặc người, hoặc cả máy cả người để thực hiện bước công việc nào đó, màcác công việc này có liên quan chặt chẽ với nhau, các máy móc và ngườicùng làm việc với nhau trên cùng một vị trí, theo cùng một thời gian, làmxong vị trí này thì chuyển sang vị trí khác theo dây chuyền nhất định

- Dây chuyền chuyên nghiệp (dây chuyền đơn): là loại dây chuyền do một sốdây chuyền bước công việc có quan hệ với nhau về mặt công nghệ, thời gian

và không gian để thực hiện quá trình thi công đó

- Dây chuyền tổng hợp: là tập hợp các dây chuyền chuyên nghiệp mà sản phẩm do chúng tạo ra là một công trình có tính tổng hợp

2.3.3.6 Các tham số của dây chuyền

a) Tham số không gian

- Diện công tác: là khoảng không gian cần thiết đủ để người công nhân haynhóm công nhân tham gia vào các dây chuyền có thể thực hiện nhiệm vụđược giao theo quy trình kỹ thuật và quy định về an toàn lao động để đạtđược năng suất lao động cao Có 2 loại diện công tác là:

Trang 24

+ Diện công tác không hạn chế: cho phép triển khai đồng thời các loạicông tác trên toàn tuyến mà không bị hạn chế vì lý do mặt bằng thicông.

+ Diện công tác phụ thuộc (hạn chế): phụ thuộc vào mặt bằng thi côngcủa việc hoàn thành các công việc của dây chuyền trước đó

- Đoạn thi công và khu vực thi công: khi đối tượng thi công được phát triểntheo chiều dài, người ta chia đối tượng thi công thành các đoạn thi công Khiđối tượng thi công phát triển theo chiều rộng, người ta chia thành khu vực thicông Việc phân chia phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật công nghệcủa từng đoạn hay khu vực thi công, điều kiện địa hình khu vực thi công, hệthống giao thông công cộng và hệ thống đường vận chuyển trong khu vực thicông

- Chiều dài của dây chuyền:

+ Chiều dài của dây chuyền đơn: là chiều dài tối thiểu của làn đường màtrên đó tất cả các phương tiện thi công đồng thời có thể hoạt động được

để thực hiện nhiệm vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định.+ Chiều dài của dây chuyền tổng hợp: là chiều dài tối thiểu của làn đường

mà trên đó các dây chuyền đơn có thể đồng thời hoạt động

b) Tham số thời gian

- Nhịp dây chuyền (Kj): là khoảng thời gian thực hiện từng phân đoạn của dâychuyền bộ phận nào đó Đơn vị đo của nhịp dây chuyền thường là ca côngtác hoặc ngày làm việc

- Bước dây chuyền (Kb): là khoảng cách thời gian giữa sự bắt đầu của hai dâychuyền kề tiếp nhau

Trang 25

Hình 2.3.3: Các tham số của dây chuyền

- Thời gian gián đoạn kỹ thuật của dây chuyền (Tcn): hay còn gọi là thời gianngừng công nghệ của dây chuyền, là khoảng thời gian chờ đợi cần thiết doyêu cầu của công nghệ thi công

- Thời gian triển khai (Ttk): là thời gian cần thiết để lần lượt đưa toàn bộphương tiện sản xuất vào hoạt động theo đúng trình tự công nghệ

- Thời gian ổn định (Tôđ): được tính từ khi người và máy cuối cùng của dâychuyền cuối cùng bước vào hoạt động cho đến khi người và máy đầu tiên củadây chuyền đầu tiên kết thúc hoạt động thời gian ổn định càng lớn thì dâychuyền hoạt động càng có hiệu quả

- Thời gian thu hẹp (Tth): được tính từ khi người hoặc máy đầu tiên của dâychuyền đầu tiên kết thúc cho đến khi người hoặc máy cuối cùng của dâychuyền cuối kết thúc

- Thời gian hoạt động (Thđ): là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu hoạtđộng của đơn vị chuyên nghiệp trên đối tượng thi công đến thời điểm kếtthúc toàn bộ công việc của dây chuyền đang xét

c) Tham số tổ chức

Trang 26

- Tốc độ của dây chuyền: là chiều dài đoạn đường mà dây chuyền đơn hoặcdây chuyền tổng hợp hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định:

+ Tốc độ dây chuyền đơn:

V: tốc độ của dây chuyền

ti: thời gian hoạt động của dây chuyền thứ i

L: chiều dài của dây chuyền

- Số dây chuyền đơn: số dây chuyền đơn phụ thuộc vào khâu tổ chức Tuỳtheo trình tự công nghệ của quá trình tổng hợp của đối tượng thi công mà cóthể phân ra nhiều hay ít quá trình đơn Tuỳ số lượng máy móc thiết bị củađơn vị thi công nhiều hay ít mà bố trí số đơn vị chuyên môn hoá (dây chuyềnđơn) tương ứng

- Số dây chuyền tổ hợp thi công song song: trường hợp đối tượng thi công có

số đoạn công trình nhiều hoặc tuyến đường quá dài nhưng yêu cầu thời gianthi công gấp thì ta phải tổ chức nhiều dây chuyền tổ hợp thi công song song

2.3.4 Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp

2.3.4.1 Khái niệm

Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp là trên một đối tượng thi công vậndụng hai hoặc ba phương pháp tổ chức thi công (tuần tự, song song và dâychuyền)

Trang 27

2.4.1.1 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp

Là chỉ tiêu phản ánh tương đối toàn diện các mặt của phương án và là chỉtiêu có tính quyết định nhất Chỉ tiêu này được cấu thành bởi hai thành phần: giáthành công trình và vốn sản xuất

Trang 28

Eh: hệ số hiệu quả định mức của vốn sản xuất, hay lãi suất vốn vay để muasắm tài sản thi công i (chủ yếu là máy thi công).

Ki: vốn sản xuất để thực hiện phương án i

Hr: hiệu quả (hay thua lỗ) do rút ngắn (hay kéo dài) thời gian thi công

Thời gian thi công công trình là một chỉ tiêu quan trọng, được xác lập thôngqua thiết kế tổng tiến độ thực hiện.nếu thời gian thực hiện được rút ngắn (so vớiquy định của chủ đầu tư hoặc so với hợp đồng nhận thầu đã ký) thì hiệu quả kinh

tế đem lại do rút ngắn thời gian thực hiện được xác định theo công thức:

n: số năm xây dựng công trình

Vij: giá trị tài sản cố định thứ i được đưa vào sử dụng ở năm thứ j

Tcij: thời gian tham gia vào quá tình thi công của tài sản cố định thứ i, bắt đầu

từ năm thứ j đến khi tài sản thứ i bị đưa ra khỏi quá trình thi công

r: hệ số chiết khấu thanh toán

tij: khoảng thời gian tính từ năm bắt đầu xây dựng đến năm thứ j phải đưathêm tài sản cố định thứ i vào quá trình thi công

m: số tài sản cố định tham gia vào quá trình xây dựng

Vld: vốn lưu động bình quân năm sử dụng trong quá trình xây dựng

Tc: thời gian sử dụng vốn lưu động (thời gian thi công)

- Trường hợp thời gian thi công < 1 năm:

Trang 29

Vci: giá trị của tài sản cố định thứ i.

Tci: thời gian tham gia vào sản xuất của tài sản cố định thứ i

Tni: thời gian làm việc trong năm theo định mức thời gian làm việc của tàisản cố định thứ i

m: tổng số tài sản cố định tham gia vào sản xuất

Tc: thời gian thi công của phương án tính theo tháng

Tn: thời gian làm việc trong 1 năm theo định mức (có thể lấy 12 tháng)

A: trị số bình quân của mức chênh lệch về tình hình sử dụng tài nguyên thực

tế với mức sử dụng cân đối nhịp nhàng

+ Mức độ áp dụng kết cấu lắp ghép: chỉ tiêu này đánh giá trình độ côngnghiệp hóa trong thi công, được tính bằng giá trị kết cấu lắp ghép chiacho giá trị đối tượng lao động chưa dùng

Trang 30

+ Mức độ chi phí đầu vào tài nguyên.

- Chỉ tiêu liên quan đén việc sử dụng máy móc thiết bị thi công và các tài sản

cố định khác:

+ Hệ số cơ giới hóa công tác xây lắp:

K cg xl=Khốilượng côngtác xây lắptoànbộ Khốilượng côngtác chủ yếu+ Hệ số cơ giới hóa công tác lao động:

K cg lđ = Số côngnhânlái máy Toànbộsố côngnhân

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

H v =Giá trị côngtác xây lắp Vốncố định bìnhquân

- Các chỉ tiêu về sử dụng lao động:

+ Tổng chi phí ngày công xây lắp

+ Năng suất lao động bình quân 1 ngày công trình tính bằng giá trị

+ Tỉ lệ chi phí tiền lương công nhân trên giá thành xây lắp

- Các chỉ tiêu về chuyên môn hóa, hợp tác hóa:

+ Chỉ tiêu chuyên môn hóa:

K cmh = Khốilượng côngtác phù hợpchuyênmôn toànbộkhối lượng côngtác

+ Chỉ tiêu về hợp tác hóa thể hiện ở số lượng các đơn vị tham gia xâydựng công trình

- Các chỉ tiêu liên quan đến phương án sử dụng công trình tạm:

+ Tổng chi phí cho công trình tạm và tỉ lệ chi phí này so với giá thànhcông tác xây lắp, càng nhỏ càng tốt

+ Tỉ lệ diện tích chiếm dụng đất của công trình tạm so với công trìnhchính, càng nhỏ càng tốt

+ Trình độ tiến bộ của công trình tạm, thể hiện ở mức độ áp dụng các loạicông trình tạm, kiểu lắp ghép sử dụng luân chuyển, sử dụng các phươngtiện cơ giới dùng làm công trình tạm

Trang 31

- Các chỉ tiêu liên quan đến tổng thể tiến độ thi công: thời gian cho công tácchuẩn bị, xây dựng công trình chính, thời gian đưa các hạng mục công trìnhvào hoạt động từng đợt, thời gian hoàn thành và bàn giao toàn bộ.

- Các chỉ tiêu liên quan đến tổng mặt bằng thi công xây dựng

2.4.2 Phương pháp dùng chỉ tiêu không đơn vị đo

Phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo cho phép gộp tất cả các chỉtiêu có đơn vị đo khác nhau vào một chỉ tiêu tổng hợp và xếp hạng để lựa chọn.Nếu các chỉ tiêu chỉ có thể diễn tả bằng lời thì có thể đánh giá thông qua điểmcủa các chuyên gia, kể cả đánh giá về tầm quan trọng của các chỉ tiêu

Có nhiều phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp, trong đó phổ biến nhất làphương pháp Pattern và phương pháp so sánh cặp đôi các chỉ tiêu

Nhược điểm của phương pháp này là làm lu mờ một số chỉ tiêu chủ yếu, cóthể làm sai lệch do tính chủ quan khi chọn chỉ tiêu so sánh hay lấy ý kiến chuyêngia

Phương pháp này thường dùng để đánh giá phương án trong thi tuyển (đấuthầu), để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư, ít dùng

để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.4.3 Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng

Giá trị của phương án là vốn đầu tư, giá thành… Chỉ tiêu giá trị của phương

án là: công suất, tuổi thọ, chất lượng sản phẩm, độ an toàn, điều kiện lao động…

Phương án được coi là tốt nhất nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

Trang 32

Gj: chi phí của phương án j.

Sj: giá trị sử dụng tổng hợp của phương án j

Sđj: giá trị sử dụng tổng hợp của phương án j đạt được tính cho 1 đồng chiphí

Pij: chỉ tiêu i của phương án j đã làm mất đơn vị đo

Cij: chỉ tiêu i của phương án j chưa làm mất đơn vị đo

m: số chỉ tiêu

n: số phương án

Phương pháp này phù hợp khi cần so sánh các phương án có giá trị sử dụngkhác nhau Trong tổ chức thi công nó được áp dụng để xác định mức hiện đạihợp lý của các giải pháp kỹ thuật về mặt kinh tế; so sánh các phương án có giá trị

sử dụng khác nhau (khi chưa cần làm rõ chỉ tiêu lợi nhuận); xem mối tương quangiữa gia tăng chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm…

2.4.4 Các phương pháp toán học

Các phương pháp toán học thường được áp dụng để lựa chọn phương án theohướng tối ưu phù hợp với các mô hình toán đã có, đặc biệt là các thuật toán đãđược lập trình với sự trợ giúp về xử lý số liệu và tính toán của công nghệ tin học

Đó là phương pháp quy hoạch tuyết tính, quy hoạch động, quy hoạch phục vụđám đông, lý thuyết dự trữ, lý thuyết về mạng, lý thuyết xác suất…

Trong tổ chức thi công có thể áp dụng các thuật toán trên để giải quyết cácvấn đề như: bố trí vận chuyển, bố trí vị trí kho bãi, mạng ống dẫn, dự trữ vật liệu,lập kế hoạch tiến độ và tối ưu hóa kế hoạch tiến độ…

Trang 33

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VỀ TỔ CHỨC VÀ KỸ THUẬT 3.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

3.1.1 Ý nghĩa và nội dung công tác chuẩn bị

3.1.1.1 Ý nghĩa

Công tác xây dựng công trình chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thành toàn

bộ các công tác chuẩn bị về mặt tổ chức.Mục đích của việc chuẩn bị này là tạođiều kiện tốt nhất để thực hiện các công tác xây dựng chủ yếu, áp dụng kỹ thuậtthi công tiên tiến, bảo đảm tiến độ.Làm tốt công tác chuẩn bị sẽ bảo đảm cho thicông được liên tục, nhịp nhàng, rút ngắn thời gian, đảm bảo chất lượng và hạ giáthành sản phẩm

3.1.1.2 Nội dung

Giai đoạn đầu: chuẩn bị các hồ sơ về kỹ thuật, tài chính, hợp đồng và các tài

liệu khác, đồng thời tiến hành các biện pháp tổ chức cần thiết để bắt đầu công tácxây lắp và làm công tác chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai

- Lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết cho từng hạng mục và cho toàn bộ côngtrình

- Lập dự toán thi công theo các hạng mục và theo từng giai đoạn thi công

- Thiết kế các công trình nhà tạm, phụ trợ

- Giải quyết các vấn đề về cung cấp vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện đúcsẵn, bố trí kế hoạch vốn…

- Quyết định đơn vị thi công chính và các đơn vị nhận thầu phụ

- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan

Giai đoạn hai: chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật cho công trường.

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

- Tổ chức cơ sở sản xuất của công trường

- Đấu nối đường dây điện thoại, điện, nước…

- Chuẩn bị cán bộ thi công và phục vụ thi công

Giai đoạn sau: do nhà thầu thực hiện, được tiến hành trong thời gian thi

công

Trang 34

3.1.2 Công tác xây dựng nhà tạm

3.1.2.1 Khái niệm

Nhà tạm là những vật kiến trúc không nằm trong danh mục xây dựng côngtrình chính nhưng cần thiết cho hoạt động của công trường và được xây dựngbằng nguồn kinh phí riêng ngoài giá thành xây lắp công trình chính.Tùy loạihình, quy mô, địa điểm, thời gian xây dựng mà nhu cầu nhà tạm công trình có thểkhác nhau về chủng loại, số lượng, đặc điểm kết cấu, giá thành xây dựng

3.1.2.2 Các loại nhà tạm

- Theo chức năng phục vụ:

+ Nhà sản xuất: trong đó bố trí các quá trình sản xuất để phục vụ thi côngxây lắp công trình chính (các trạm xưởng phụ trợ, các trạm điện,nước )

+ Nhà kho công trình: dùng để bảo quản vật tư

+ Nhà phục vụ công nhân trên công trường: nhà ăn, nhà vệ sinh…

+ Nhà quản lý hành chính: nhà làm việc ban quản lý, bộ phận kỹ thuật, tàichính…

+ Nhà ở và phục vụ sinh hoạt công cộng: nhà ở gia đình, tập thể, nhà y tế,phục vụ văn hóa…

- Theo giải pháp kết cấu:

+ Nhà toàn khối cố định

+ Nhà lắp ghép có thể tháo dỡ và di chuyển được

+ Nhà tạm di động kiểu toa xe

3.1.2.3 Đặc điểm nhu cầu nhà tạm

- Nhu cầu về các loại nhà tạm rất khác nhau, nó không chỉ phụ thuộc vào khốilượng xây lắp mà còn phụ thuộc vào điều kiện xây dựng: nếu công trình xâydựng ở khu vực đã được khai thác thì nhu cầu nhà tạm bao gồm kho, nhàquản lý hành chính, nhà vệ sinh Nếu công trình xây dựng ở khu vực ít đượckhai thác, ngoài nhu cầu trên còn bổ sung thêm một phần nhà xưởng, sinhhoạt xã hội; còn nếu xây dựng ở khu vực mới thì bao gồm tất cả các loại trên

- Việc tính toán nhà tạm đối với nhà sản xuất và kho căn cứ vào khối lượngxây lắp và các nhu cầu sử dụng vật tư Đối với các nhóm quản lý hành chính,

Trang 35

nhà ở, vệ sinh thì tính toán dựa trên số lượng người hoạt động trên côngtrường.

3.1.2.4 Các nguyên tắc thiết kế bố trí nhà tạm

- Nhà tạm đảm bảo phục vụ đầy đủ, đảm bảo chất lượng việc ăn ở sinh hoạtcho công nhân

- Kinh phí xây dựng nhà tạm có hạn nên phải giảm tối đa giá thành xây dựng

- Kết cấu và hình thức của nhà tạm phải phù hợp với tính chất luôn biến độngcủa công trường

3.1.2.5 Các phương án xây dựng nhà tạm

- Tận dụng thuê nhà của nhân dân gần khu vực công trường

- Nhà lưu động

- Xây dựng nhà tạm bằng vật liệu địa phương như tranh, tre, nứa, lá…

- Xây dựng trước các công trình nhà cửa chính trước khi triển khai các côngtác xây dựng cơ bản khác

3.1.3 Công tác xây dựng đường tạm

3.1.3.1 Sự cần thiết của công trình đường tạm

Khi xây dựng công trình, có thể vận chuyển vật liệu, bán thành phẩm theocác đường đã có sẵn, hoặc theo đường tạm để phục vụ thi công Các đường tạmlàm mới sẽ hình thành nên một hệ thống đường tạm của công trường

Thời gian sử dụng đường tạm thường ít hơn thời gian xây dựng công trình.Tuy vậy, hệ thống đường tạm phải đảm bảo an toàn cho người, xe và hàng hóatrong quá trình khai thác, cũng như không để ảnh hưởng đến quá trình thi công

3.1.3.2 Phân loại đường tạm

- Đường công vụ: đường nối từ đường công cộng đến địa điểm thi công nhằmvận chuyển vật liệu, máy móc thiết bị… phục vụ thi công Đường công vụđược xây dựng khi địa điểm thi công công trình chưa có đường giao thông điqua

- Đường tránh: được xây dựng dọc theo tuyến đường cũ nhằm đảm bảo chogiao thông được liên tục trên các đoạn đường đang thi công, đồng thời để xe

cộ không thể đi lại trên các đoạn đang thi công

3.1.3.3 Các phương án đường tạm

Trang 36

- Tận dụng đường sẵn có.

- Làm đường mới

3.1.4 Tổ chức cung cấp năng lượng phục vụ thi công

3.1.4.1 Tổ chức cung cấp điện

Điện trong xây dựng được sử dụng vào mục đích:

- Điện trực tiếp phục vụ quá trình thi công, đun nóng vật liệu và hấp các cấukiện đúc sẵn

- Điện dùng thắp sáng công trường

- Điện dùng phục vụ sinh hoạt của công nhân, cán bộ ở khu vực lán trại

- Điện dùng cho công việc của bộ phận quản lý

Nguồn điện năng thường được lấy từ các trạm phát điện di động hoặc cốđịnh Nguồn điện chiếu sáng có thể lấy ở các mạng điện hiện có, nếu mạng này

đủ công suất và được đấu dây phù hợp với quy trình sử dụng Điện để chạy máylấy từ các đường dây điện cao thế thông qua các trạm hạ thế

Yêu cầu của việc cung cấp điện:

- Phải đảm bảo đủ theo nhu cầu

- Phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong khi sử dụng

- Phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

- Chi phí cho việc cung cấp điện phục vụ thi công là nhỏ nhất

Nhu cầu về điện sinh hoạt trên công trường

Tổng công suất lớn nhất cần thiết của trạm phát được xác định theo côngthức:

P=1,1 K nc( ∑P1 +∑P2)

Trong đó:

P: Tổng nhu cầu cung cấp điện trên công trường (KW)

1,1: Hệ số xét đến sự mất mát công suất trong mạng lưới

P1: công suất chiếu sáng trong phòng và các nhu cầu liên quan (KW)

P2: công suất chiếu sáng ngoài trời (KW)

Knc: hệ số nhu cầu, phụ thuộc vào số hộ dùng hoặc số động cơ hoạt động.Với các thiết bị chiếu sáng, trị số Knc = 0,8 – 1, trong đó trị số lớn nhất là

Trang 37

trường hợp dùng chiếu sáng bên ngoài Với các thiết bị động lực trị số Knc =0,2 – 1, trong xây dựng đường thường lấy Knc= 0,5 – 0,7.

3.1.4.2 Tổ chức cung cấp nước

Trong xây dựng, nước phục vụ cho thi công:

- Nước phục vụ cho sản xuất

- Nước phục vụ cho sinh hoạt

- Nước cho cứu hỏa, lau rửa máy móc

Nước sinh hoạt và sản xuất của công trường sẽ được lấy từ giếng khoan

a) Nhu cầu nước phục vụ sản xuất

Nước phục vụ cho sản xuất bao gồm nước phục vụ cho các quá trình thi công

ở hiện trường như rửa vật liệu hoặc vữa xây, trát, bảo dưỡng bê tông, tưới ẩm vậtliệu… và nước cung cấp cho các xưởng sản xuất và phụ trợ như trạm trộn độnglực, bãi đúc cấu kiện bê tông, các xưởng gia công…

Lượng nước dùng cho một ca sản xuất:

Q sx=1,2.∑q i d i K1

3600.n (lít/ giây)

Trong đó:

Qsx: lưu lượng nước dùng cho sản xuất tính ở ca tiêu thụ lớn nhất

K1: hệ số sử dụng nước sản xuất không đều, K1 = 1,5

1,2: hệ số nước dùng cho sản xuất chưa tính hết

qi: khối lượng công tác thứ i cần dùng nước

di: định mức sử dụng nước cho từng đơn vị tính qi (lít/ca)

n: số giờ dùng nước trong ngày (ca), lấy n=8 giờ

b) Nhu cầu nước sinh hoạt

Lưu lượng nước cần cho sinh hoạt trên công trường được tính:

Q sh=1,2 N 3600.n max d2K2(lít /giây)

Trong đó:

Nmax: số công nhân lớn nhất có mặt trên công trường

d2: tiêu chuẩn dùng nước cho một công nhân trên công trường (lít/ca)

Trang 38

c) Nước dùng cho sinh hoạt ở lán trại

Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt tại lán trại được tính:

Q ' sh= N d3K3

24.3600(lít /giây)Trong đó:

N: số người ở lán trại tại thời điểm cao nhất

d3: tiêu chuẩn dùng nước cho một công nhân một ngày ở khu vực lán trại(lít/ngày đêm)

K3: hệ số dùng nước không đều, K3 = 1,3

d) Nước dùng cho phòng hỏa (Q ph )

Được tính toán theo yêu cầu những điểm cần phòng hỏa trên công trường vàlán trại ở thời điểm nguy hiểm nhất

 Tổng lưu lượng nước cần dùng:

Q=Q sx +Q sh +Q ' sh +Q ph

3.1.4.3 Tổ chức cung cấp hơi nước

Trong xây dựng, nhu cầu hơi nước được dùng cho:

- Đun nóng nhựa bitum trong trạm gia công nhựa, bảo dưỡng kết cấu bê tông

- Hấp các cấu kiện bê tông, gỗ tà vẹt

- Chạy các máy hơi nước

Trong thực tế xây dựng đường thường sử dụng các loại nồi hơi thẳng đứng

cố định hoặc di động Năng suất nồi hơi có diện tích đốt nóng từ 10 đến 55m2 là

170 đến 675 kg/h Để chọn loại và số lượng nồi hơi, cần xác định tổng diện tíchcần đun nóng:

F=1,2.1,15 P

a

Trong đó:

F: tổng diện tích cần đun nóng (m2)

P: tổng số lượng nồi hơi yêu cầu (kg/h)

a: năng suất nồi hơi (kg/h.m2)

1,2: hệ số an toàn

1,15: hệ số xét đến tổn thất hơi nước trong đường ống

3.1.4.4 Tổ chức cung cấp khí nén

Trang 39

Trong xây dựng đường, không khí nén dùng để thổi rửa mặt đường cấp phối

đá dăm trước khi tưới nhựa dính bám

Nhu cầu khí nén cần cung cấp được xác định như sau:

d: đường kính trong của ống (mm)

p: áp suất chuẩn tương ứng với độ cao (kg/cm2)

3.2 TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT

3.2.1 Nguyên tắc cung ứng vật tư

- Đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho quá trình sản xuất về số lượng, chất lượng vàtiến độ

- Đảm bảo thỏa mãn yêu cầu sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và không

để ứ đọng vốn

3.2.2 Nội dung công tác cung ứng vật tư

Nội dung cụ thể của công tác cung ứng vật tư là:

- Xác định nhu cầu vật tư

- Tổ chức mua sắm vật tư

- Kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư

- Tổ chức bảo quản vật tư

- Tổ chức vận chuyển vật tư đến chân công trình

- Lập kế hoạch chi phí và hạ giá thành vận chuyển

- Trong những trường hợp nhất định tổ chức xây dựng có thể tự khai thác vàsản xuất vật liệu

Trang 40

3.2.3 Các hình thức tổ chức cung ứng vật tư

3.2.3.1 Tổ chức cung ứng vật tư có kho trung gian

Kho trung gian có loại phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp, có loại phục

vụ chung cho toàn công trình xây dựng Hình thức tổ chức loại kho này thườngdùng cho các loại vật tư dùng chung cho toàn doanh nghiệp, khi địa chỉ và tiến

độ sử dụng vật tư khó xác định trước, giá trị vật tư bé, công tác xây dựng xa cácđiểm cung ứng vật tư của thị trường tự do

3.2.3.2 Tổ chức cung ứng vật tư đến thẳng chân công trình

Hình thức này thường áp dụng cho các loại vật tư có địa chỉ và tiến độ sửdụng xác định, các loại kết cấu có kích thước lớn, các loại vật liệu có nhu cầu lớn

có thể để ngoài trời

Nhiều trường hợp việc cung ứng vật tư đến chân công trình có thể thực hiệntheo tiến độ giờ dựa trên tiến độ thi công và các hợp đồng cung cấp vật tư đã kýkết với các tổ cung cấp vật tư ngoài thị trường Hình thức này áp dụng phổ biếntrong nền kinh tế thị trường, mà ở đó các nhà thầu xây dựng cần giảm mạnh đếnmức tối đa chi phí bảo quản, dự trữ vật tư và khi các tổ chức bán vật liệu xâydựng phát triển mạnh trên thị trường

3.2.3.3 Tổ chức cung ứng vật tư theo hợp đồng xây dựng

Hình thức này được sử dụng phổ biến trong xây dựng vì phần lớn các côngtrình xây dựng đều được thực hiện theo hình thức hợp đồng đơn chiếc và khôngphải sản xuất hàng loạt như ở các ngành khác Khi tổ chức xây dựng không kýđược hợp đồng xây dựng thì sẽ không có kế hoạch cung ứng vật tư xây dựng.Trong từng hợp đồng việc cung ứng vật tư có thể đến thẳng công trình hoặc quakho trung gian chung cho toàn công trình

3.2.3.4 Tổ chức cung ứng vật tư đồng bộ

Theo hình thức này doanh nghiệp phải có một khâu tổ chức chuyên sắp xếpcác loại vật tư một cách đồng bộ theo chủng loại để đảm bảo cung cấp hiệu quảcho thi công Nếu vật tư được cung cấp với số lượng lớn nhưng không đồng bộthì sẽ không đem lại lợi ích cho thi công

3.2.4 Xác định vật tư dự trữ

3.2.4.1 Dự trữ thường xuyên

Ngày đăng: 28/06/2016, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w