Khái niệm về tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuất phức tạp ra thành các quátrình thành phần, trên cơ sở đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện p
Trang 1Mục lục
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ THIẾT KẾ TỔ
CHỨC THI CÔNG 3
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG 3
1.1.1 Khái niệm về sản xuất và tổ chức sản xuất 3
1.1.2 Khái niệm về tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông 3
1.1.3 Những nguyên tắc về tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông 4
1.1.4 Nội dung công tác tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông 6
1.1.5 Các phương pháp tổ chức sẩn xuất trong xây dựng giao thông 7
1.2 CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG 13
1.2.1 Thiết kế tổ chức xây dựng 13
1.2.2 Thiết kế tổ chức thi công chi tiết 17
1.3 TRÌNH TỰ LẬP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT 21
1.3.1 Công tác chuẩn bị thiết kế tổ chức thi công 22
1.3.2 Xác định công việc và thiết lập phương án công nghệ thi công để thực hiện từng bước công việc 23
1.3.3 Lựa chọn phương án công nghệ thi công và xác định thời gian thi công và lực lượng thi công cho từng công việc 24
1.3.4 Xây dựng phương án tổ chức thi công và lập kế hoạch tiến độ thi công toàn bộ công trình 28 1.3.5 Đánh giá phương án tổ chức thi công 29
1.3.6 Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện 29
1.4 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THI CÔNG 29
1.4.1 Chi phí vật liệu 29
1.4.2 Chi phí nhân công 30
1.4.3 Chi phí máy thi công 30
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 35 CÔNG TRÌNH: NÂNG CẤP_MỞ RỘNG ĐƯỜNG VÕ VĂN HÁT – PHƯỜNG LONG TRƯỜNG – QUẬN 9 – TP.HCM 35
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH THI CÔNG VÀ ĐƠN VỊ THI CÔNG 35
2.1.1 Giới thiệu chung về công trình 35
Trang 22.1.2 Khái quát về đơn vị thi công 38
2.2 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG, ĐỊNH VỊ TUYẾN CÔNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 44
2.2.1 Công tác chuẩn bị 44
2.2.2 Định vị tuyến công trình 46
2.2.3 Kế hoạch quản lý chất lượng 47
2.3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ 63
2.3.1 Khối lượng công tác 64
2.3.2 Công tác chuẩn bị phục vụ thi công 65
2.4 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT 69
2.4.1 Biện pháp thi công nền đường 69
2.4.2 Biện pháp thi công mặt đường 73
2.4.3 Biện pháp thi công bó vỉa 81
2.4.4 Lập kế hoạch tiến độ thi công 83
2.4.5 Lập tiến độ thi công 84
2.5 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN TOÀN GIAO THÔNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 86
2.5.1 Đảm bảo an toàn lao động 86
2.5.2 Đảm bảo an toàn giao thông 87
2.5.3 Đảm bảo vệ sinh môi trường 88
2.5.4 Đảm bảo phòng cháy chữa cháy 89
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THI CÔNG 90
3.1 CƠ SỞ XÁC LẬP CHI PHÍ THI CÔNG 90
3.2 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THI CÔNG CHO CÔNG TRÌNH 91
Trang 3CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ THIẾT KẾ
TỔ CHỨC THI CÔNG1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG
1.1.1 Khái niệm về sản xuất và tổ chức sản xuất
a Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động của con người tác động lên đối tượng lao động (tài nguyên)
để tạo lên sản phẩm phục vụ lợi ích của con người và nhu cầu của xã hội, thỏa mãn mụcđích của người sản xuất
b Khái niệm về tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuất phức tạp ra thành các quátrình thành phần, trên cơ sở đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tổ chứcphân công lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp, đồng thời tìm biệnpháp, phối hợp một cách hài hòa giữa các bộ phận tham gia trong các quá trình sản xuấttheo không gian và thời gian để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
Có thể chia công tác tổ chức thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ 1: Cần tìm biện pháp hợp lý về kỹ thuật sản xuất cho từng quátrình thành phần
Giai đoạn thứ 2: Cần tìm biện pháp hợp lý về mặt tổ chức lực lượng sản xuấttheo không gian và thời gian
1.1.2 Khái niệm về tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông
a Tổ chức sản xuất trong xây dựng
Tổ chức sản xuất trong xây dựng bao gồm toàn bộ các biện pháp tổ chức sản xuấtcủa các tổ chức xây dựng thuộc ngành, được tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng,giai đoạn xây dựng công trình đến khi kết thúc và bàn giao công trình đưa vào khai thác
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là việc tổ chức quản lý các hoạtđộng xây lắp, hoạt động sản xuất phụ và tổ chức các hoạt động phục vụ thi công xây lắpphục vụ sản xuất phụ
Trang 4Các doanh nghiệp xây dựng thuộc ngành bắt đầu tham gia vào quá trình đầu tư vàxây dựng kể từ thời điểm tham gia đấu thầu xây dựng ở giai đoạn thực hiện đầu tư Từthời điểm này, quá trình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xây dựng bao gồm các giaiđoạn: Giai đoạn chuẩn bị xây dựng, giai đoạn tổ chức thực hiện xây dựng công trình, tổchức sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
b Tổ chức thi công xây dựng công trình
Tổ chức thi công xây dựng công trình là việc tổ chức, sắp xếp giữa những người laođộng với công cụ lao động, đối tượng lao động cũng như giữa những người lao động vớinhau theo không gian và thời gian trên phạm vi công trường xây lắp một công trình đểhoàn thành 1 công trình cụ thể đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và mang lại hiệu quả caonhất cho doanh nghiệp
c Ý nghĩa về tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông
Tổ chức sản xuất xây dựng giao thông là một bộ phận quan trọng của hoạt độngxây dựng cơ bản Vì hiệu quả và chất lượng của công trình đã được thiết kế có được thểhiện đúng hay không còn tùy thuộc vào khâu sản xuất xây dựng quyết định
Tổ chức sản xuất xây dựng giao thông là một trong những hoạt động của quá trìnhsản xuất xã hội trong xây dựng.Nó đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện saocho phù hợp về mặt khoa học kỹ thuật của quá trình này Nhất là trong công cuộc đổi mớiquản lý kinh tế của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải luôn hoàn thiện khoa học về tổ chức sảnxuất nói chung và tổ chức sản xuất xây dựng nói riêng với tất cả những nét đặc thù của nó
Trong giai đoạn hiện nay, khi cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta còn non yếu, việctiết kiệm chi phí xã hội trong xây dựng sẽ mang một ý nghĩa to lớn cho xã hội, đồng thờimang lại hiệu quả kinh tế cho chính tổ chức xây dựng
1.1.3 Những nguyên tắc về tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông
Mục đích của tổ chức sản xuất là hiệu quả, tức là sản xuất kinh doanh phải có lãi đểsản xuất tồn tại và phát triển
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng giao thông có đặc thù riêng, vì sản phẩm của nó không thể bán ở bất kỳ thị trường nào, mà sản phẩm của nó được mua với giá định trước.Vì vậy lãi của sản xuất xây dựng đồng nghĩa với tiết kiệm chiphí sản xuất xậy dựng Muốn cho sản xuất kinh doanh trong xây dựng có hiệu quả, việc tổ chức sản xuất kinh doanh phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
a Phải đảm bảo tính cân đối của quá trình sản xuất
Có nhiều cách khác nhau về tính cân đối: Cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối giữa nhu cầu và tiềm năng
Trang 5Xét theo quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm xây dựng thì tính cân đối bao gồm: cân đối bên ngoài và cân đối bên trong của quá trình sản xuất.
Cân đối bên ngoài của quá trình sản xuất được thể hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nếu đảm bảo tính cân đối này thì sản phẩm sản xuất ra chắc chắn sẽ tiêu thụ được
Các cân đối bện trong bao gồm: Cân đối về thời gian lao động, cân đối về sốlượng lao động theo trình độ và tay nghề, cân đối về chi phí tư liệu lao động trong cơ cấu của quá trình sản xuất Các cân đối này luôn luôn thay đổi do sự tác động của tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong tổ chức và quán lý quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Vì vậy muốn
tổ chức sản xuất tốt luôn luôn phải đảm bảo tính cân đối này
Tính cân đối còn thể hiện tính hiện thực của giải pháp tổ chức sản xuất, tức là thôngqua việc tính toán các yêu cầu về cân đối, người ta có thể tin tưởng rằng những giải pháp nêu ra có thể thực hiện được
Trong công tác tổ chức xây dựng, các cân đối phải thể hiện: Cân đối theo không gian và cân đối theo thời gian:
Cân đối theo không gian: Tính cân đối theo không gian là sự sắp xếp hợp lý nơi làm việc của các bộ phận tham gia trong quá trình sản xuất, sự sắp xếp hợp lý mặt bằng thi công: Kho, bãi tập kết vật liệu và nơi làm việc của các bộ phận, đồng thời phải cân đối về khả năng sản xuất để tạo ra sản phẩm khác nhau ở từng địa điểm khác nhau Đó
là sự bố trí hợp lý về nới làm việc của các máy móc thi công và những người lao động làmnhững công việc khác nhau ở các vị trí khác nhau để đảm bảo cho người và máy móc thiết
bị phát huy tối đa năng lực hoạt động của mình nhằm nâng cao năng suất lao động của học
và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của toàn đơn vị
Cân đối theo thời gian: Là sự hợp lý về tiến độ thực hiện các công việc khác nhau của các bộ phận khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm
b Đảm bảo tính song song của quá trình sản xuất
Tính song song của quá trình sản xuất là các công việc cần thiết khác nhau ở các nơi làm việc khác nhau được tiến hành đồng thời hoặc các hạng mục công trình khác nhauhay các chi tiết khác nhau của sản phẩm đồng thời được các đơn vị khác nhau tiến hành thicông hay chế tạo
Đảm bảo tính song song của quá trình sản xuất sẽ góp phần rút ngắn thời gian xây dựng để sản phẩm xây dựng sớm đưa vào bàn giao thanh toán
Trang 6c Đảm bảo tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất
Sự nhịp nhàng của quá trình sản xuất thể hiện việc phối hợp ăn khớp giữa từng người, từng bộ phận tham gia trong quá trình sản xuất theo thời gian ở những nơi làm việc, giữa những tổ, đội sản xuất và trong toàn doanh nghiệp
Phá vỡ sự nhịp nhàng của quá trình sản xuất do kết hợp thao tác không đúng sẽ làmsai chế độ công nghệ, rối loạn quá trình thường dẫn đến thời gian chờ đợi làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất
d Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất được coi là liên tục khi bước công việc sau được bắt đầu thực hiện ngay sau khi bước công việc kế trước kết thúc
Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất sẽ không để xảy ra sự gián đoạn sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất tạo ra sản phẩm
Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất sẽ tận dụng được lực lượng lao động
và thời gian lao động, loại trừ những rối loạn trong quá trình sản xuất
Để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, chúng ta cần áp dụng chế độ mộtngười có thể thực hiện được nhiều công việc khác nhau và vận dụng được nhiều máy móckhác nhau Đối với tư liệu lao động phải xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng Kế hoạchbảo dưỡng, sửa chữa, đồng thời phải có kế hoạch cung cấp nhiên liệu… để nâng cao hiệuquả sử dụng
1.1.4 Nội dung công tác tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông
Tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông là sự kết hợp sức lao động với tư liệusản xuất cho phù hợp với các đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất nhằm tạo ra nhữngtiến trình tối ưu của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
Nội dung cơ bản của tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông bao gồm nhữngvấn đề chủ yếu sau:
Tổ chức nghiên cứu những vấn đề về quản lý sản xuất xây dựng như: Xâydựng các nguyên tắc, chức năng và phương pháp quản lý; tổ chức bộ máy quản lý sản xuấttrong xây dựng giao thông; lựa chọn các phương pháp tổ chức sản xuất trong xây dựnggiao thông
Tổ chức khảo sát phục vụ xây dựng, tổ chức nghiên cứu lựa chọn biện phápxây dựng giao thông
Tổ chức công tác chuẩn bị xây dựng các công trình giao thông như: Chuẩn
bị mặt bằng xây dựng, tổ chức xây dựng công trình tạm phục vụ thi công, tổ chức cungcấp điện, nước, hơi nén…
Trang 7 Tổ chức công tác xây lắp công trình bao gồm: Lựa chọn các phương pháp tổchức xây dựng, lập và quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng.
Tổ chức lao động khoa học, ở tổ, đội xây dựng và trên phạm vi toàn bộdoanh nghiệp
Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật và kho bãi để phục vụ xây dựng
Tổ chức quản lý sử dụng và sửa chữa máy thi công
Tổ chức vận chyển trong xây dựng
Tổ chức cơ sở sản xuất phụ và phụ trợ
Tổ chức kiểm tra chất lượng xây dựng
Tổ chức nhiệm thu và bàn giao thanh toán
1.1.5 Các phương pháp tổ chức sẩn xuất trong xây dựng giao thông
Như đã nêu ở trên công tác tổ chức sản xuất là sự lựa chọn và sắp xếp một loạt cácbiện pháp tổ hợp về: lực lượng lao động, máy móc, vật tư và các nguồn lực cần thiết choviệc xây dựng các công trình giao thông Đồng thời xác định rõ thứ tự sử dụng và mốiquan hệ tương hỗ giữa chúng trong suốt thời kỳ sản xuất để tạo nên sản phẩm xây dựngđạt tiêu chuẩn chất lượng với hiệu quả kinh tế tốt nhất Nghĩa là tạo điều kiện nâng caonăng suất lao động, tiết kiệm các chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinhdoanh
Muốn sản xuất kinh doanh trong xây dựng có hiệu quả tốt cần phải đưa ra cácphương án tổ chức và quản lý xây dựng phù hợp với điều kiện của tổ chức xây lắp và điềukiện thực tế trong khu vực thi công Mỗi công trình giao thông với thiết kế như nhaunhưng ở mỗi địa điểm khác nhau, do các tổ chức xây lắp thực hiện khác nhau sẽ có cácphương án về tổ chức khác nhau, phối hợp các khâu trong sản xuất theo không gian vàthời gian cũng theo cách khác nhau, yêu cầu về tổ chức cung ứng các nguồn lực cho sảnxuất cũng khác nhau và dẫn đến kết quả và hiệu quả của sản xuất cũng khác nhau
Chính vì vậy cùng một đối tượng thi công nếu chúng ta nghiên cứu kỹ về các điềukiện liên quan đến tổ chức xây dựng, từ đó lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý
sẽ dẫn đến kết quả tốt của công tác xây dựng công trình
Các phương pháp tổ chức sản xuất cơ bản thường được sử dụng trong sản xuất xâydựng giao thông gồm: Phương pháp thi công tuần tự, phương pháp thi công song song,phương pháp thi công dây chuyền và phương pháp thi công hỗn hợp
a Phương pháp thi công tuần tự
Bản chất của phương pháp tuần tự là: Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được phânchia ra thành các quá trình thành phần theo trình tự công nghệ Đơn vị thi công sẽ tiến
Trang 8hành lần lượt từ quá trình công nghệ này đến quá trình công nghệ tiếp theo, khi đơn vịthực hiện hoàn thành quá trình công nghệ cuối cùng tạo ra sản phẩm hoàn thiện thì đơn vịnày chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
Đối với hoạt động xây dựng, người ta thường sử dụng phương pháp này bằng cách:
Chia đối tượng thi công công trình ra nhiều quá trình thành phần (cũng cóthể chia công trình thi công được chia ra nhiều khu vực thi công hoặc nhiều hạng mụccông trình) Trên một khu vực thi công hoặc một hạng mục công trình, bố trí một đơn vịthi công lần lượt tiến hành thực hiện tất cả các công việc từ khâu chuẩn bị đến khâu hoànthiện Khi mọi công việc của khu vực này (hoặc hạng mục công trình) được hoàn thành thìđơn vị chuyển đến thực hiện ở khu vực hoặc hạng mục tiếp theo
Khi công việc cuối cùng ở khu vực cuối cùng (hoặc hạng mục cuối cùng)được hoàn thành thì quá trình thi công kết thúc
Phương pháp tổ chức thi công tuần tự được mô tả như sau:
T1
(2)(1)
Km
Hình 1.1 Tổ chức thi công tuần tựGhi chú: (1) là công tác chuẩn bị xây dựng
(2) là công tác xây dựng(3) là công tác hoàn thiện
Tổ chức theo phương pháp này có đặc điểm sau:
Trang 9 Tiến độ thi công trên mỗi khu vực hoàn toàn độc lập với nhau.
Thời gian thi công xây dựng kéo dài
Nếu gọi thời gian xây dựng của một khu vực hoặc hạng mục công trình là ti, khi đóthời gian thực hiện toàn bộ công trình là TTC được xác định:
TTC = ∑ti (1.1)
Khó tổ chức thành đội chuyên môn hóa
Yêu cầu cường độ sử dụng tài nguyên theo thời gian không lớn
b Phương pháp thi công song song
Bản chất của phương pháp này là: Chia quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm thànhcác quá trình thành phần, mỗi quá trình thành phần do một đơn vị hoặc cá nhân thực hiện
ở các nơi làm việc khác nhau, không phụ thuộc vào nhau Khi đơn vị độc lập cuối cũnghoàn thành quá trình công nghệ cuối cùng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì quá trình sảnxuất sản phẩm kết thúc Quá trình sản xuất sẽ lặp lại nếu muốn sản xuất sản phẩm khác
Trong xây dựng người ta áp dụng phương pháp này như sau:
Chia đối tượng thi công ra những khu vực hoặc những phân đoạn thi công.Mỗi khu vực hoặc mỗi phân đoạn đó do một đơn vị xây dựng độc lập đảm nhiệm Nhữngcông việc ở mỗi khu vực hoặc mỗi phân đoạn được các đội tiến hành tuần tự từ các côngtác chuẩn bị đến công tác hoàn thiện, công việc của các đơn vị ở mỗi khu vực độc lậpnhau không phụ thuộc vào nhau
Khi đơn vị độc lập cuối cùng hoàn thành công việc cuối cùng của mình trênkhu vực mình đảm nhận thì quá trình thi công xây dựng công trình được kết thúc
Phương pháp tổ chức thi công song song được mô tả như sau:
T
Trang 10t3 = ti max
t2
t1
Đội 1 Đội 2 Đội 3
Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Km
Hình 1.2 Tổ chức thi công song songPhương pháp thi công song song có đặc điểm sau:
Thời gian thi công rút ngắn, có khả năng sớm đưa toàn bộ công trình vào sửdụng
Cường độ sử dụng lao động, xe máy, vật tư lớn trong khoảmg thời gianngắn
Khó hình thành được các đội chuyên nghiệp
Thời gian thi công toàn bộ công trình được xác định:
TTC = Max{ti} (1.2) Phạm vi áp dụng: Phương pháp này được áp dụng với công trình có khối lượngcông tác lớn, trải dài theo tuyến, có nhu cầu sớm đưa toàn bộ công trình vào sử dụng.Song để áp dụng được phương pháp này đòi hỏi có biện pháp tổ chức thi công và quản lýlao động, cung cấp vật tư chặt chẽ
c Phương pháp thi công dây chuyền
Bản chất của phương pháp thi công theo dây chuyền là: Quá trình sản xuất tạo rasản phảm được chia thành nhiều quá trình thành phần theo đặc điểm công nghệ sản xuất.Mỗi quá trình thành phần do một đơn vị chuyên nghiệp được trang bị kỹ thuật phù hợp, cótrình độ chuyên môn nhất định đảm nhiệm Khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoànthành quá trình thành phẩm của mình để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh thì quá trình sảnxuất tạo nên sản phẩm được kết thúc
Trong các ngành sản xuất công nghiệp đã từ lâu chứng tỏ rằng tổ chức sản xuấttheo phương pháp dây chuyền đã mang lại hiệu quả cao vì nó đã phát huy được những ưuđiểm của hai phương pháp thi công trên
Trang 11Trong xây dựng người ta sử dụng phương pháp dây chuyền như sau:
Quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm xây dựng được chia ra thành các quátrình thành phần hay nhiều loại công việc theo trình tự công nghệ nhất định Mỗi một quátrình hoặc công việc đều do một đơn vị thi công chuyên nghiệp có trang bị nhân lực vàmáy móc thi công thích hợp đảm nhận Khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thànhcông việc cuối cùng của mình thì toàn bộ quá trình thi công công trình kết thúc
Phương pháp tổ chức thi công xây dựng theo phương pháp dây chuyền được
mô tả như sau:
Ghi chú: Dây chuyền viết tắt DC
Dây chuyền 1: Đơn vị làm công tác chuẩn bị mặt bằng thi công.Dây chuyền 2: Đơn vị thi công nền đường
Dây chuyền 3: Đơn vị thi công mặt đường
Dây chuyền 4: Đơn vị làm công tác hoàn thiện
TTK: Thời gian triển khai của các dây chuyền
THT: Thời gian hoàn tất của các dây chuyền
THĐ: Thời gian hoạt động (Thời gian thi công xây dựng công trình).Trong sản xuất công nghiệp, nếu tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền,lực lượng sản xuất cố định, còn sản phẩm thì di chuyển Nhưng trong xây dựng thì ngượclại, đối tượng xây dựng thì cố định, con người và máy móc thiết bị thi công thì di chuyển
Trang 12Trong sản xuất công nghiệp khi tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền thìlực lượng sản xuất phát triển rồi duy trì trong thời gian lâu dài, còn trong sản xuất xâydựng thì ngược lại, lực lượng sản xuất phát triển rồi ổn định trong thời gian ngắn sau đógiảm dần, đôi khi không có thời gian ổn định.
=>Vì vậy trong xây dựng, khi thiết kế tổ chức thi công theo phương pháp dâychuyền gặp trường hợp này người tổ chức cần cân nhắc, so sánh phương pháp tổ chức thicông theo phương pháp thi công dây chuyền với phương pháp khác
Tính chuyên môn hóa cao, nên năng suất lao động cao
Thời gian thi công xây dựng được rút ngắn
TTC = THĐ (1.3)Phạm vi áp dụng: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để thi công xây dựngcông trình có khối lượng công tác xây dựng lớn, trải dài trên tuyến, có yêu cầu chuyênmôn hóa, có yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng
d Phương pháp thi công hỗn hợp
Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp là phương pháp thi công có sự kết hợp giữamột phương pháp nêu trên với một hoặc hai phương pháp còn lại Trên thực tế thi công, sựkết hợp hết sức đa dạng, có thể ở đoạn thi công này (hoặc hạng mục này) sử dụng phươngpháp thi công tuần tự, ở đoạn kia (hạng mục kia) sử dụng phương pháp thi công dâychuyền
Phương pháp hỗn hợp thường được áp dụng rộng rãi để thi công công trình có quy
mô tương đối lớn, có yêu cầu đưa từng phần vào sử dụng
Phương pháp thi công hỗn hợp thi công đường ô tô được mô tả như sau:
T
Đ.3Đ.1
Trang 13Hình 1.4 Tổ chức thi công theo phương pháp hỗn hợp.
Ghi chú: ĐC1, ĐC2: Đội thi công cống trên đoạn 1 và 2
ĐN1, ĐN2: Đội thi công nền đường trên đoạn 1 và 2
Đ1: Đội thi công lớp móng đường
Đ2: Đội thi công lớp mặt đường
Đ3: Đội hoàn thiệnTrên đoạn 1 và 2 đội thi công cống 1 và đội thi công cống 2 thi công tuần tự trênđoạn 1 và 2 và tổ chức thi công song song trên 2 tuyến L1 và L2
Hai đội ĐN1 và ĐN2 thi công nền đường song song trên hai đoạn tuyến
Ba đội chuyên nghiệp Đ1, Đ2, Đ3 thi công theo phương pháp dây chuyền
1.2 CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG
1.2.1 Thiết kế tổ chức xây dựng
Thiết kế tổ chức xây dựng còn gọi là thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo là tài liệuđược lập ra nhằm giải quyết các vấn đề thi công có tính nguyên tắc Nó không đi sâu vàocác quá trình thi công cụ thể
Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo phải được tiến hành đồng thời cùng với thiết kế
kỹ thuật, nhằm đảm bảo mối liên hệ phù hợp giữa các giải pháp quy hoạch không gian,giải pháp thiết kế kết cấu, giải pháp công nghệ với giải pháp về tổ chức và kỹ thuật thicông xây dựng
Thiết kế tổ chức xây dựng do tổ chức nhận thầu chính về thiết kế lập cùng với thiết
kế kỹ thuật (hoặc thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công) hoặc có thể do đơn vị thiết kế chuyên
Trang 14môn hóa khác thực hiện thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo theo hợp đồng kinh tế, nhưngphải được sự chấp thuận của tổ chức nhận thầu thiết kế chính.
Thiết kế tổ chức xây dựng là căn cứ để lập tổng dự toán công trình xây dựng
Thiết kế tổ chức xây dựng là cơ sở để lập kế hoạch nhu cầu vốn đầu tư xây dựng,khối lượng công tác xây lắp, kế hoạch nhu cầu vật tư và nhu cầu lao động
Thiết kế tổ chức xây dựng còn làm cơ sở để tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng,bao gồm các công tác giải phóng mặt bằng xây dựng và tổ chức đấu thầu xây dựng
b Các căn cứ lập thiết kế tổ chức xây dựng
Căn cứ vào dự án đầu tư đã được duyệt, đặc biệt là các giải pháp nêu trong tài liệuthiết kế cơ sở của dự án
Căn cứ vào giải pháp thiết kế kỹ thuật được chọn: Các giải pháp về kỹ thuật, về kếtcấu, khối lượng công tác, giải pháp về sử dụng vật liệu và yêu cầu về chất lượng xây dựng,yêu cầu về máy móc thiết bị để xây lắp các hạng mục công trình chính
Căn cứ vào tài liệu điều tra, khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và khí hậu khuvực xây dựng
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội tại địa điểm xây dựng, điều kiện mặt bằng thicông, điều kiện giao thông công cộng ở khu vực thi công
Căn cứ vào quy trình công nghệ thi công, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiệnhành
Căn cứ vào trình độ thi công và khả năng trang bị máy móc, thiết bị ở mức trungbình tiên tiến của các đơn vị thi công trong ngành
Căn cứ vào khả năng phối hợp giữa các đơn vị nhận thầu xây lắp về các mặt: Vật
tư, nhân lực, xe máy và thiết bị thi công để phục vụ các yêu cầu của công trình
Trang 15Căn cứ vào khả năng và các điều kiện cung cấp các nguồn lực cho thi công trongvùng.
Căn cứ vào các tài liệu liên quan đến khả năng cung cấp nhân lực và khả năng bảođảm đời sống cho cán bộ, công nhân trên công trường
Căn cứ vào các tài liệu liên quan về nguồn cung cấp điện nước, khí nén, hơi hàn,đường liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, đường vận chuyển nội bộ
Các hợp đồng kí kết với nước ngoài về vật tư, thiết bị
Căn cứ vào định mức nhà nước về định mức hao phí lao động, định mức hao phímáy móc thiết bị thi công, định mức tiêu dùng vật liệu, vật tư, nguyên liệu và các thông tư,văn bản hiện hành có liên quan đến công tác tổ chức thi công
c Nội dung của thiết kế tổ chức xây dựng
Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo được phản ánh bằng tài liệu, hồ sơcủa nó
Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
Kế hoạch tiến độ xây dựng: Xây dựng kế hoạch tiến độ thi công chung toàn
bộ công trình trên cơ sở sơ đồ công nghệ xây dựng các hạng mục công trình và các yêucầu xây dựng công trình của chủ đầu tư để xác định:
+ Trình tự và thời hạn tiến hành các công việc ở giai đoạn chuẩn bị xâydựng
+ Trình tự và thời hạn xây dựng các công trình phụ trợ
+ Trình tự và thời hạn xây dựng các hạng mục công trình và toàn bộcông trình
+ Tiến độ về nhu cầu vốn đầu tư và khối lượng công tác xây lắp thựchiện theo các giai đoạn xây dựng và theo thời gian
Tổng thể mặt bằng xây dựng:
+ Phần này được thể hiện trên bản vẽ bao gồm: Bình đồ tổng thể, trong
đó thể hiện:
Vị trí các công trình vĩnh cửu, các công trình tạm
Vị trí các công trình phục vụ thi công: Như hệ thống cung cấp nước,thoát nước, cung cấp điện …
Vị trí các kho bãi, vị trí tập kết các máy móc thi công, hệ thốngđường vận chuyển
Trang 16 Vị trí các công trình phải giữ lại, những công trình phải phá bỏ trongtừng giai đoạn xây dựng công trình.
Sơ đồ bố trí mạng lưới cọc mốc cơ sở …
Sơ đồ tổ chức công nghệ để xây dựng các hạng mục công trình chính và mô
tả các biện pháp thi công các công việc đặc biệt phức tạp
+ Nội dung này được thể hiện bằng các bản vẽ mô tả trình tự công nghệthi công xây dựng cho các công việc phức tạp, các hạng mục công trình chính về sơ đồ dichuyển máy móc thiết bị, trình tự thi công xây dựng, trình tự lắp ráp các chi tiết, cấu kiện
và biện pháp bảo đảm an toàn lao động …
Khối lượng công tác
+ Lập biểu thống kê khối lượng công tác kể cả phần việc lắp đặt cácthiết bị công nghệ, trong đó phải tách riêng khối lượng công việc theo hạng mục côngtrình và theo giai đoạn xây dựng Phải thể hiện được đầy đủ khối lượng công tác cần thựchiện kể từ khi chuẩn bị xây dựng đến khi hoàn thành công trình đủ điều kiện đưa vào khaithác Cụ thể:
Liệt kê khối lượng công tác chuẩn bị
Liệt kê khối lượng công tác xây lắp, công tác vận chuyển
Dự kiến phân khai khối lượng công tác theo tháng, quý, năm
Xác định nguồn lực cho thi công
+ Phải xác định được toàn bộ nhu cầu các nguồn lực chủ yếu cần thiếtcho thi công xây dựng công trình Cụ thể:
Xây dựng được biểu tổng hợp về nhu cầu các chi tiết, cấu kiện, bánthành phẩm Vật liệu và các thiết bị xây dựng theo từng hạng mục công trình và theo từnggiai đoạn xây dựng
Biểu nhu cầu về xe máy và thiết bị cho thi công
Biểu nhu cầu nhân lực cho thi công
Sơ đồ bố trí mạng lưới cọc mốc cơ sở, độ chí xác, phương pháp và trình tựxác định mạng lưới cọc mốc
+ Đối với công trình đặc biệt quan trọng và địa hình phức tạp phải cóchỉ dẫn riêng
Bản thuyết minh
+ Yêu cầu bản thuyết minh về phương án thiết kế tổ chức xây dựngphải nêu lên:
Trang 17 Tóm tắt đặc điểm xây dựng công trình.
Điều kiện tự nhiên xã hội khu vực thi công như: Tình hình khí hậu,địa chất, thủy văn khu vực thi công, tình hình dân cư và tình hình giao thông khu vực thicông Vấn đề đảm bảo trong quá trình thi công
Yêu cầu về thời hạn thi công và khả năng triển khai lực lượng thicông
Điều kiện mặt bằng thi công và phân bố khu vực côngtrường
Cơ sở lựa chọn phương án thi công, đồng thời phải chứng tỏ phương
án thi công được chọn là hợp lý nhất Luận cứ về lựa chọn máy móc thiết bị thi công, hìnhthức tổ chức, sử dụng máy móc thi công, các vấn đề sửa chữa duy tu máy móc thiết bị thicông
Thuyết minh về tổ chức lao động: Bao gồm các yêu cầu về số lượngchất lượng lao động, hình thức tổ chức lao động, hình thức hợp tác với các đơn vị thi côngkhác
Thuyết minh về tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho xây dưng baogồm: Yêu cầu về số lượng, chất lượng vật tư, thời gian cung cấp, hình thức tổ chức vậnchuyển bảo quản, và hệ thống kho bãi …
Thuyết minh về cơ sở kỹ thuật phục vụ thi công, các cơ sở sản xuấtphụ và phụ trợ Công tác cung cấp điện nước và khí nén và các năng lượng khác phục vụthi công
Công tác tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý công trường vàbiện pháp bảo đảm đời sống cho người lao động
Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và công tác bảo hộ lao động,biện pháp bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái
Quy trình vận hành và bảo trì công trình
Xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của phương
án thi công được chọn như: Nhu cầu vốn đầu tư thời gian thi công, giá trị khối lượng côngtác xây lắp và hoàn thành bàn giao, giá trị các loại tài sản cố định tham gia vào thi công,năng suất lao động bình quân, hao phí lao động và hao phí vật tư chủ yếu…
d Thẩm duyệt thiết kế tổ chức xây dựng
Thiết kế tổ chức xây dựng công trình được xết duyệt cùng với thiết kế kỹthuật vì nó là bộ phận của hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Cơ quan thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật đồng thời là cơ quan thẩm duyệt thiết
kế tổ chức xây dựng
Trang 18 Thủ tục và trình tự thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật cũng là thủ tục và trình tựxét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng.
1.2.2 Thiết kế tổ chức thi công chi tiết
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết hay còn gọi là thiết kế tổ chức thi công thực hiện
là tài liệu bố trí các phương án bố trí, phối hợp, sắp xếp một cách hài hòa các lực lượng thicông, các phương tiện thi công về mặt không gian và thời gian, sao cho tiết kiệm tối đacác chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình và thời hạn thi công
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết do tổ chức nhận thầu xây lắp thực hiện nhằm mụcđích để hướng dẫn và quản lý đơn vị thi công ở công trường
Đối với công trình có quy mô lớn, việc tiến hành thi công do nhiều đơn vị thực hiệnthi công, thì việc thiết kế tổ chức thi công do đơn vị nhận thầu chính chịu trách nhiệmchung
Đối với các công việc xây lắp riêng rẽ do tổ chức xây lắp riêng rẽ thực hiện thì tổchức đó chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức thi công cho các công việc mình làm, nhưng tổchức nhận thầu chính vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả của phương án thi công
Tổ chức nhận thầu chính có thể tiến hành ký hợp đồng với các cơ quan thiết kếkhác để lập thiết kế tổ chức thi công khi cần thiết, nhất là đối với các công trình quantrọng, thiết kế kỹ thuật phức tạp
a Mục đích lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết nhằm cụ thể hóa những gì có trong thiết kế tổchức thi công chỉ đạo để trực tiếp hướng dẫn thi công cho các đơn vị tại hiện trường
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết nhằm lựa chọn được phương án tổ chức thi cônghợp lý cho nhà thầu xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư về thời gian xâydựng, khối lượng công tác xây dựng, chất lượng công trình xây dựng, phù hợp với điềukiện mặt bằng thi công, trình độ trang bị kỹ thuật của đơn vị thi công và phù hợp với điềukiện cung cấp các nguồn lực cho thi công của đơn vị thi công
Phương án thiết kế tổ chức thi công chi tiết phải đảm bảo phương án thi công đưa
ra thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trên cơ sở rút ngắn thời gian xây dựng, hạ giáthành, nâng cao chất lượng xây lắp và đảm bảo an toàn lao động
Khi lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết, ngoài việc dựa vào yêu cầu của Chủ đầu
tư về khối lượng công tác, yêu cầu kỹ thuật, thời hạn thi công, còn phải dựa vào trình độ tổchức, trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng cung cấp các nguồn lực cho thi công của đơn
vị thi công
Trang 19b Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo, bản vẽ thicông và tổng dự toán xây dựng đã được cấp thẩm quyền xét duyệt
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư về: Khối lượng công tác, yêucầu về kỹ thuật chất lượng xây dựng, tiến độ thực hiện, thời điểm nghiệm thu, giá trị hợpđồng …
Căn cứ vào tài liệu điều tra, khảo sát thăm dò địa điểm và khu vực thi công, đặcbiệt là điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực thi công, yêu cầu về thời điểm khởi công và thờiđiểm kết thúc thi công và điều kiện mặt bằng thi công
Căn cứ vào khả năng trang bị kỹ thuật và trình độ tổ chức thi công của tổ chức thicông, khả năng cung cấp các nguồn lực cho thi công như khả năng cung cấp máy mócthiết bị, cung cấp vật tư nhân lực …
Căn cứ vào hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị, cấu kiện, vật liệu … với các đơn vịcung ứng
Căn cứ vào khả năng phối hợp thi công giữa các đơn vị nhần thầu xây lắp với đơn
vị nhận thầu chính
Căn cứ vào quy trình quy phạm thi công, các định mức hao phí nội bộ của nhà thầu,các thông tư văn bản có liên quan đến công tác thiết kế tổ chức thi công
c Nội dung thiết kế tổ chức thi công chi tiết
Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chi tiết bao gồm thiết kế tổ chức thi công ởgiai đoạn chuẩn bị và thiết kế tổ chức thi công ở giai đoạn xây lắp chính cụ thể như sau:
Nội dung thiết kế tổ chức thi công ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng gồm có:
Tiến độ thi công các công tác trong giai đoạn chuẩn bị:
+ Phải xây dựng được tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng,bao gồm công tác xây dựng cầu tạm, đường tạm, kho bãi, hệ thống kỹ thuật phục vụ thicông như điện, nước, khí nén, thông tin, công trình phụ và phụ trợ, nhà tạm, lán trại, nhàlàm việc cho bộ máy quản lý… Tiến độ thi công ở giai đoạn chuẩn bị có thể được lậptheo hình thức sơ đồ ngang hoặc sơ đồ mạng
Lịch cung ứng các chi tiết, cấu kiện, vật liệu xây dựng, xe máy, thiết bị thicông cần đưa về công trình trong giai đoạn chuẩn
Tổ chức mặt bằng công trường trong đó phải xác định được:
+ Vị trí xây dựng các loại nhà tạm và công trình phụ trợ
Trang 20+ Vị trí các mạng lưới kỹ thuật phục vụ cho thi công cần thiết trong giaiđoạn chuẩn bị ở trong và ngoài phạm vi công trường, trong đó cần chỉ rõ vị trí và thời hạnlắp đặt các mạng lưới này để phục vụ thi công.
+ Sơ đồ bố trí cọc mốc, san nền để xây dựng công trình tạm, và mạnglưới kỹ thuật, các yêu cầu về độ chính xác và danh mục thiết bị đo đạc
Bản vẽ thi công bao gồm:
+ Bản vẽ thi công các nhà tạm và các công trình phụ trợ
+ Bản vẽ thi công hoặc sơ đồ lắp đặt hệ thống thông tin, điện, nước…
Thuyết minh vắn tắt về biện pháp thi công các công trình trong giai đoạnchuẩn bị
Nội dung thiết kế tổ chức thi công chi tiết trong giai đoạn xây lắp chính gồm có:
Tiến độ thi công xây dựng trong đó cần xác định:
+ Khối lượng công tác và biện pháp thi công hợp lý đối với từng côngtác xây lắp theo phân đoạn thi công và trình tự thực hiện công nghệ xây lắp đối với từnghạng mục công trình
+ Xác định trình tự và thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu, thời điểmkết thúc từng công trình xây lắp của từng hạng mục công trình
Xác định nhu cầu khối lượng và chất lượng, thời hạn cung cấp về: Lao động,vật tư, máy móc thi công chủ yếu
Mặt bằng thi công trong đó thể hiện rõ:
+ Vị trí tuyến đường tạm và vĩnh cửu, bao gồm các đường cho xe cơgiới, cho xe thô sơ, cho người đi bộ: Các tuyến đường chuyên dùng, đường di chuyển cầncẩu, đường di chuyển búa đóng cọc…
+ Vị trí hệ thống kỹ thuật phục vụ cho thi công như điện, nước, khí nén,hơi hàn…
+ Vị trí các kho bãi chứa vật liệu, cấu kiện, xe máy và thiết bị thi côngchủ yếu
+ Vị trí nhà tạm và công trình phụ trợ phục vụ cho yêu cầu thi công,cho sinh hoạt của công nhân trên công trường
Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, phòng cháý, nổ, vệ sinh môitrường
Các biện pháp kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, chất lượng xây lắp
Lịch nghiệm thu từng bộ phận công trình và toàn bộ công trình
Trang 21 Thuyết minh thi công trong đó chỉ rõ:
+ Phải luận cứ được các biện pháp tổ chức thi công và kế hoạch tiến độthi công được lựa chọn để đưa ra thực hiện
+ Thuyết minh tính toán so sánh lựa chọn biện pháp thi công và phương
án tiến độ thi công
+ Biện pháp bảo vệ và vận hành các hệ thống kỹ thuật phục vụ cho quátrình thi công
+ Luận cứ các biện pháp bảo đảm chất lượng xây dựng, các biện phápbảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường…
+ Thuyết minh các biện pháp tổ chức lao động, vấn đề trang bị công cụlao động cho các tổ đội sản xuất
+ Các biện pháp giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng,công tác phòng hộ lao động…
+ Các bảng, biểu nhu cầu nhân lực cho thi công và các biện pháp tổchức thực hiện
+ Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của các phương pháp
tổ chức thi công được chọn
Các bản vẽ:
+ Các bản vẽ thể hiện công nghệ xây dựng cho các công việc phức tạp,
sơ đồ di chuyển máy móc thiết bị, lực lượng lao động
+ Mặt bằng thi công trong đó thể hiện rõ vị trí kho bãi, đường vậnchuyển, sơ đồ cung cấp điện, nước khí nén
+ Bình đồ bố trí mốc cao đạc để kiểm tra vị trí, lắp đặt các kết cấu côngtrình
d Thẩm duyệt thiết kế thi công chi tiết
Tài liệu thiết kế tổ chức thi công chi tiết do thủ trưởng đơn vị nhận thầu xây lắpchính xét duyệt và phải được sự chấp thuần của Chủ đầu tư
Đơn vị nhận thầu xây lắp chính chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình thi côngcông trình trước pháp luật và trước Chủ đầu tư về chất lượng xây dựng và những điềukhoản cam kết trong hợp đồng xây dựng đã ký kết giữa Chủ đầu tư và đơn vị nhận thầuxây lắp
Các thiết kết tổ chức thi công thành phần do tổ chức nhận thầu phụ lập thì đượcGiám đốc tổ chức nhận thầu phụ duyệt và được Giám đốc nhà thầu chính chấp thuận
Trang 22Nhà thầu xây dựng chỉ được triển khai thi công công trình sau khi có thiết kế tổchức thi công được duyệt.
1.3 TRÌNH TỰ LẬP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT
Để đảm bảo chất lượng của tài liệu thiết kế tổ chức thi công, công tác thiết kế tổchức thi công chi tiết được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị thiết kế tổ chức thi công
Bước 2: Xác định công việc và thiết lập phương án công nghệ thi công đểthực hiện từng bước công việc
Bước 3: Lựa chọn phương án công nghệ thi công và xác định thời gian thicông và lực lượng thi công cho từng công việc
Bước 4: Xây dựng phương án tổ chức thi công và lập kế hoạch tiến độ thicông toàn bộ công trình
Bước 5: Đánh giá phương án tổ chức thi công
Bước 6: Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện
Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu chi tiết từng nội dung trên:
1.3.1 Công tác chuẩn bị thiết kế tổ chức thi công
a Nghiên cứu các tài liệu ban đầu
Mục đích của bước này là nghiên cứu xác định các thông tin ban đầu cần thiết phục
vụ cho thiết kế tổ chức thi công và công tác điều khiển thi công sau này Các tài liệunghiên cứu ban đầu bao gồm:
Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công chủ đạo Đốivới thiết kế tổ chức thi công chủ đạo thì phải nghiên cứu dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật vàcác vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức xây dựng
Nghiên cứu tài liệu thiết kế nhằm xác định chỉ tiêu khối lượng công tác cầnthực hiện và yêu cầu chất lượng đối với từng loại công việc, các chỉ tiêu tạo nên sản phẩmxây dựng Từ đó kết hợp với năng lực của tổ chức xây dựng mà đưa ra các giải pháp thicông hợp lý, phù hợp với yêu cầu đề ra với chất lượng sản phẩm, thời gian bàn giao sảnphẩm và hiệu quả của công tác là lớn nhất Khi nghiên cứu tài liệu thiết kế cần xem xétcác mặt sau:
+ Nghiên cứu thiết kế cấu tạo, kết cấu từng bộ phận công trình và yêucầu của vật liệu có phù hợp với khả năng cung cấp của địa phương và trên thị trường trongkhu vực xây dựng hay không
Trang 23+ Nghiên cứu tổng thể mặt bằng thiết kế trong đó thể hiện rõ vị trí, hìnhdạng, kích thước của các công trình đơn vị, các hạng mục công trình hiện có và sẽ xâydựng Các loại đường ống, đường cáp ngầm hoặc nổi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thốngđiện, đường dây thông tin, hệ thống đường giao thông hiện có và sẽ xây dựng trên mặtbằng.
+ Nghiên cứu các giải pháp xây dựng trong thiết kế cơ sở hoặc giảipháp thi công chỉ đạo trong đó thể hiện rõ các biện pháp thi công chủ yếu đối với các hạngmục công trình và biện pháp thi công tổng thể toàn bộ công trình
+ Nghiên cứu phát hiện các sai sót trong thiết kế kỹ thuật và các giảipháp thi công chỉ đạo để kịp thời kiến nghị đề xuất với chủ đầu tư, cơ quan thiết kế xâydựng để chủ động sửa đổi bổ sung trước khi thi công
b Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và xã hội tại khu vực xây dựng công trình
Nghiên cứu về vấn đề tự nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
Nghiên cứu địa hình, khí hậu, thời tiết, thủy văn khu vực thi công liên quanđến việc xác định thời điểm thi công, thời gian thi công đối với từng hạng mục công trình
Vị trí các công trình xây dựng với các công trình liên quan trong khu vựcxây dựng
Nghiên cứu hệ thống giao thông trong khu vực xây dựng, khả năng pháttriển của khu vực xây dựng để từ đó có phương hướng xây dựng công trình tạm, đườngtránh, đường tạm và thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
Nghiên cứu điều kiện xã hội có liên quan đến công tác tổ chức thi công như:Tình hình dân cư khu vực thi công, tình trạng đi lại của dân cư, tình trạng mạng lưới giaothông trong khu vực thi công và yêu cầu bảo đảm giao thông trong khi thi công
Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, tình hình an ninh, tình hình dân cư,phong tục tập quán của địa phương, tình hình giá cả sinh hoạt và các điều kiện có liênquan đến công tác tổ chức ăn uống, sinh hoạt của công nhân trên công trường
c Nghiên cứu khả năng cung cấp các nguồn lực cho thi công
Nghiên cứu khả năng huy động nguồn nhân lực cho thi công của đơn vị nhận thầu
và khả năng huy động lao động của địa phương nếu cần thiết
Khả năng cung cấp vật liệu xây dựng, vị trí nguồn cung cấp, chất lượng các loại vậtliệu đó, phương thức vận chuyển, giá cả vật liệu, cấu kiện tại nơi sản xuất, phương thứcbán hàng, thể thức thanh toán.…
Nguồn cung cấp máy móc thiết bị thi công, khả năng huy động máy móc thiết bị thicông
Trang 24Xác định khả năng cung cấp điện nước phục vụ thi công.
Xác định về khả năng, trình độ tổ chức xây dựng của đơn vị thi công để làm cơ sởcho việc đưa ra các biện pháp thi công hợp lý đối với từng hạng mục công việc và toàn bộcông trình
d Xác định các điều kiện khống chế của Chủ đầu tư
Nghiên cứu các điều kiện khống chế của chủ đầu tư về thời hạn thi công, yêu cầu
về kỹ thuật chất lượng xây lắp, khả năng cung cấp của chủ đầu tư về tài chính, vật liệumáy thi công, lịch nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu toàn bộ công trình
1.3.2 Xác định công việc và thiết lập phương án công nghệ thi công để thực hiện từng
bước công việc
Nội dung của bước này bao gồm:
a Phân loại quá trình thi công công trình từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện thànhcác công việc (hoặc nhóm công việc) thành phần
Chia toàn bộ công trình thành các hạng mục công trình, mỗi hạng mục côngtrình lại chia thành các công việc theotrình tự công nghệ thực hiện
b Xác định khối lượng công tác của từng công việc hoặc nhóm công việc
Dựa vào tài liệu thiết kế, dựa vào quy trình, quy phạm thi công, điều kiệnmặt bằng thi công và các yêu cầu kỹ thuật thi công ta xác định được nội dung công việc vàkhối lượng công tác cần thực hiện cho từng công việc hoặc nhóm công việc
c Thiết lập phương án công nghệ thi công cho từng công việc hoặc nhóm côngviệc thành phần
Đối với mỗi công việc hoặc nhóm công việc thành phần được xác định ởtrên ta phải: Dựa vào yêu cầu kỹ thuật, khối lượng công tác, điều kiện mặt bằng thi công,khả năng trang bị kỹ thuật của đơn vị thi công mà đưa ra tất cả các biện pháp kỹ thuậtcông nghệ có thể đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng xây dựng từ đó lựa chọnđược biện pháp thực hiện hợp lý nhất
1.3.3 Lựa chọn phương án công nghệ thi công và xác định thời gian thi công và lực
lượng thi công cho từng công việc.
Phương án công nghệ thi công cho một công việc được gọi là hợp lý khi nó đápứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng thi công, phù hợp với điều kiện mặt bằng thi công, phù
Trang 25hợp với khả năng cung cấp của đơn vị thi công với chi phí để thực hiện một khối lượngcông tác là nhỏ nhất.
Để lựa chọn phương án công nghệ thi công cho từng công việc, chúng ta xem xétcác trường hợp sau đây:
a Trường hợp thi công bằng thủ công
Trường hợp thi công bằng thủ công, cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xác định biện pháp thi công
+ Đối với trường hợp thi công bằng thủ công ta dễ dàng xác định biệnpháp thi công để thực hiện công việc đang xét trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật, chất lượng củađối tượng thi công và điều kiện mặt bằng thi công
Bước 2: Xác định hao phí cần thiết cho thi công
+ Sau khi xác lập được biện pháp thi công có thể cho công việc đangxét, ta cần xác định hao phí lao động cần thiết để thực hiện thi công
+ Hao phí nhân công để thực hiện khối lượng công tác đề ra được xácđịnh theo công thức:
HNC = ∑Q j * d
NCj Hoặc HNC = ∑Q j /D
Nj (công)(1.4)Trong đó: HNC: Hao phí lao động cần thiết để thực hiện công việc đang xét
Qj: Khối lượng công tác thứ j
dNCj: Định mức hao phí nhân công để thực hiện loại công việc j
DNj: Định mức năng suất lao động để thực hiện công việc thứ j
J: Công việc thành phần trong nhóm công việc đang xét
Bước 3: Xác định thời gian thi công và lực lượng thi công
+ Thời gian thi công và lực lượng thi công cho công việc đang xét đượcxác định trên cơ sở: Điều kiện mặt bằng thi công, yêu cầu kỹ thuật công nghệ thi công và khả năng cung cấp nhân lực cho thi công
+ Xác định thời gian thi công và lực lượng thi công cho một công việc
có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu hao phí lao động là một số công nhất định thì thời gian thi công và lực lượng thi công có mối quan hệ phụ thuộc với nhau
+ Thông thường dựa vào yêu cầu công nghệ thi công, điều kiện mặt bằng thi công và khả năng huy động nhân lực mà người ta ấn định trước số người làm việctrong ca công tác để thực hiện công việc đang xét
+ Khi đó thời gian thi công của công việc đang xét sẽ là:
Trang 26t = Hnc/ N (ca) (1.5)Trong đó: t là thời gian thực hiện công việc đang xét tính bằng số ca công tác,nếu mỗi ngày làm việc một ca thì số ngày làm việc chính bằng số ca.
N Là số nhân công được bố trí làm việc trong một ca
Bước 4: Đánh giá biện pháp thi công vừa chọn
+ Đánh giá biện pháp thi công cho một hạng mục nào đó phải dựa vàođiều kiện mặt bằng thi công và khả năng cung cấp nguồn lực cho đơn vị thi công Trongtrường hợp có nhiều phương án biện pháp thi công thì phải so sánh đánh giá chọn phương
án hợp lý nhất
b Trường hợp thi công bằng cơ giới
Để lựa chọn phương án công nghệ thi công và xác định thời gian thi công, lựclượng thi công cho từng công việc trong trường hợp thi công bằng cơ giới, chúng ta có thểtiến hành theo một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp thứ nhất: Để lựa chọn phương án thi công cho từng công việc,
chúng ta cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thiết lập phương án công nghệ thi công và xác định máy chủ đạo+ Thiết lập các phương án công nghệ thi công: Dựa vào yêu cầu kỹthuật công nghệ thi công của công việc đang xét, điều kiện mặt bằng thi công, khả nănghuy động máy thi công của đơn vị thi công đang xét mà đưa ra tất cả phương án công nghệ
có thể
+ Xác định máy chủ đạo của tổ công tác:
Việc xác định máy chủ đạo phải dựa vào tính chất công việc và vaitrò của máy trong tổ hợp máy
Máy chủ đạo là máy quyết định toàn bộ năng suất của tổ công tác.Như vậy trong một tổ hợp máy thi công, máy nào có tính quyết định đến mọi hoạt độngcủa ca công tác được gọi là máy chủ đạo
Máy chủ đạo là máy có đơn giá cao nhất: Trong trường hợp có một sốmáy đều có tính quyết định đến năng suất của tổ công tác thì máy chủ đạo là máy trong số
đó nhưng có đơn giá ca máy lớn nhất
Bước 2: Xác định hao phí cần thiết cho từng phương án công nghệ thi công
Trang 27+ Hao phí máy thi cơng (i)để thực hiện tồn bộ khối lượng cơng tác Qiđược xác định theo cơng thức chung sau:
HMTCi= ∑Q i * d
MTCi (ca) hoặc HMTCi= ∑Q i /D
Trong đĩ: HMTCi: Số ca hao phí máy thi cơng (i)
Qi: Khối lượng cơng tác do máy thứ (i) đảm nhiệm
dMTCi: Định mức hao phí máy thi cơng loại (i) để thực hiện một đơn vịkhối lượng cơng tác (ca/m2; ca/m3)
DMTCi: Định mức năng suất máy thi cơng loại (i) (m2/ca; m3/ca…)
Bước 3: Xác định thời gian thi cơng và lực lượng thi cơng cho từng phương
án cơng nghệ thi cơng
+ Xác định thời gian thi cơng (tj)
Để xác định thời gian thi cơng của cơng việc (j) đang xét, ta phải dựavào khối lượng cơng tác cần thực hiện và năng suất của tổ hợp máy
Thời gian thi cơng của tổ hợp máy sẽ bằng thời gian làm việc củamáy chủ đạo
Thời gian thi cơng (t j) =
Khối lượng công tác công việc ( j)
+ Xác định lực lượng thi cơng trong một ca cơng tác:
Lực lượng thi cơng gồm cĩ máy chủ đạo và các máy phụ
Số ca hao phí của máy phụ (i) được xác định trên cơ sở tổng khốilượng cơng tác và định mức năng suất của máy phụ (i)
Số lượng máy phụ (i) làm việc trong một tổ hợp máy được xác địnhtrên cơ sở khối lượng cơng tác một ca và định mức năng suất của máy phụ (i)
Số lượng máy phụ thứ (i) trong một ca cơng tác được xác định nhưsau:
Số máy phụ (i) =
Khối lượng công tác 1 ca (năng suất của máy chủ đạo )
Năng suất máy phụ (i)
Trang 28 Phương án công nghệ thi công được gọi là hợp lý khi: Đáp ứng yêucầu công nghệ thi công, phù hợp với điều kiện mặt bằng thi công và khả năng huy độngmáy móc thiết bị, của đơn vị thi công với chi phí thi công để thực hiện toàn bộ khối lượngcông tác đề ra là nhỏ nhất.
Để có thể so sánh lựa chọn phương án công nghệ thi công ta tiếnhành các bước sau:
Tính toán chi phí thi công theo từng phương án côngnghệ: Dựa vào kết quả tính toán về thời gian thi công và lực lượng thi công trong một cacông tác của từng phương án công nghệ, chi phí ca máy và đơn giá nhân công, ta xác địnhđược tổng chi phí thi công cho mỗi phương án công nghệ thi công
So sánh lựa chọn phương án công nghệ thi công:Phương án được chọn là đáp ứng yêu cầu công nghệ thi công, phù hợp với điều kiện mặtbằng thi công và khả năng cung cấp của đơn vị, có tổng chi phí thi công để thực hiện khốilượng công tác nhất định là nhỏ nhất hoặc phương án có chi phí thi công cho một đơn vịkhối lượng công tác là nhỏ nhất Trong trường hợp chung hàm mục tiêu có dạng:
tk là thời gian thi công của công việc đang xét theo phương án (k)
CNC,k là chi phí nhân công của phương án (k)
Ci.k là chi phí ca máy thi công của lọai máy thứ (i) theo phương án (k)
Ni,k là số máy thi công thứ (i)thực tế sử dụng trong một ca củaphương án (k)
∑
i=1
M
là tổng chi phí máy thi công trong 1 ca công tác
Phương pháp 2: Lựa chọn phương án công nghệ thi công và xác định thời gian thi
công, lực lượng thi công cho từng công việc bằng phương pháp chọn tổ hợp máy thi cônghợp lý
Trình tự phương pháp này tiến hành như sau:
Bước 1: Thiết lập phương án công nghệ thi công cho công việc đang xét
Bước 2: Xác định máy chủ đạo và khối lượng công tác cần thực hiệntrong một ca
+ Xác định máy chủ đạo
+ Xác định khối lượng cần thực hiện trong một ca
Trang 29 Bước 3: Lựa chọn tổ hợp máy thi công hợp lý để thực hiện công tác đang xét+ Sau khi thiết lập các phương án công nghệ thi công, chúng ta cần tínhtoán lựa chọn tổ hợp máy thi công hợp lý để đưa ra thi công.
+ Tổ hợp máy thi công được gọi là hợp lý khi: Đáp ứng yêu cầu côngnghệ thi công, phù hợp với khả năng cung cấp của đơn vị thi công và điều kiện mặt bằngthi công với chi phí thi công cho một đơn vị thi công là nhỏ nhất
+ Hàm mục tiêu so sánh lựa chọn tổ hợp máy thi công là:
Zk = (CM,k+ CVL,k + CNC,k + CKhác,k )/Qk => min (1.10)Trong đó: Zk là chi phí thi công cho một đơn vị sản phẩm của phương án (k)
CM,k là tổng chi phí máy thi công cho một ca công tác theo phương án(k) để thực hiện công việc đang xét
CVL,k là tổng chi phí vật liệu cho một ca công tác theo phương án (k)
để thực hiện công việc đang xét
CNC,k là tổng chi phí nhân công phục vụ cho một ca công tác theophương án (k) để thực hiện công việc đang xét
CKhác,k là chi phí khác phục vụ cho thi công ngoài ba loại chi phí nêutrên của phương án (k)
Qk là khối lượng công tác cần thực hiện trong một ca theo phương án(k)
Bước 4: Xác định thời gian thi công và lực lượng thi công
1.3.4 Xây dựng phương án tổ chức thi công và lập kế hoạch tiến độ thi công toàn bộ
công trình
Phương án tổ chức thi công toàn bộ công trình được phản ánh bằng kế hoạch tiến
độ thi công công trình Như vậy mục đích của bước này là phải thiết lập được sự phối hợphợp lý về không gian và thời gian giữa lực lượng thi công và thời gian thi công của cáccông việc riêng rẽ với nhau để thi công công trình đạt được mục đích của tổ chức xâydựng
Về nguyên tắc có thể đưa ra nhiều phương án thi công có thể đáp ứng với yêu cầuchất lượng thi công, thời gian thi công và lực lượng thi công, sau đó tính toán lựa chọnphương án tổ chức thi công hợp lý nhất, mang lại hiệu quả cao nhất
Trang 301.3.5 Đánh giá phương án tổ chức thi công
Tính toán so sánh và lựa chọn phương án tổ chức thi công là việc tính toán các chỉtiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết cho từng phương án sau đó tùy thuộc vào mục đích xâydựng công trình mà sử dụng các chỉ tiêu phù hợp để so sánh lựa chọn phương án
Phương án tổ chức thi công được gọi là hợp lý khi:
Phương án thi công đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về khối lượng, chấtlượng xây dựng và thời gian xây dựng
Phương án tổ chức thi công phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội tạikhu vực thi công, đồng thời phải phù hợp với khả năng cung cấp các nguồn lực của đơn vịthi công trên cơ sở tận dụng tối đa khả năng trang bị kỹ thuật hiện có và khả năng huyđộng các nguồn lực cho thi công của đơn vị thi công
Phương án tổ chức thi công phải mang hiệu quả kinh tế cao nhất
1.3.6 Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện
Bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Xác định nhu cầu nguồn lực cần thiết cho thi công công trình và các biệnpháp tổ chức cung cấp các nguồn lực đó
Xây dựng các biện pháp tổ chức hướng dẫn và giám sát kỹ thuật
Xây dựng các biện pháp kiểm tra chất lượng vật tư kỹ thuật, chất lượng sảnphẩm xây dựng
Xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và bảo hộ lao động, biệnpháp tổ chức công trường và quản lý sản xuất, công tác điều độ sản xuất…
Xây dựng các biện pháp phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài nguyên, môitrường sinh thái
1.4 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THI CÔNG
1.4.1 Chi phí vật liệu
Bao gồm toàn bộ giá trị các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luânchuyển, các cấu kiện chi tiết, bán thành phẩm… trực tiếp hình thành sản phẩm hoặc giúpcho việc hình thành sản phẩm
Chi phí vật liệu=khối lượng từng loại vật liệu x đơn giá xây dựng từng loại vật liệu
1.4.2 Chi phí nhân công
Bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ trợ phụ cấp lương có tính ổn định vàkhông ổn định của công nhân trực tiếp xây dựng tính theo đơn giá xây dựng cơ bản
Tiền lương công nhân vận chuyển ngoài công trường tính vào giá vật liệu
Trang 31 Tiền lương công nhân sản xuất phụ tính vào giá thành sản phẩm phụ.
Tiền lương công nhân lái máy tính vào chi phí máy thi công
1.4.3 Chi phí máy thi công
Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việctrong một ca
Các khoản mục chi phí được tính vào giá ca máy bao gồm: Chi phí khấu hao, chiphí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy và chi phíkhác của máy
Công thức tổng quát xác định giá ca máy (CCM):
Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của máy và thiết bịthi công trong thời gian sử dụng, được xác định theo công thức:
máy tính đến thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy,thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu(nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử,các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy Nguyên giá đểtính giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với loại máy đưa vào thi công xâydựng công trình và điều kiện cụ thể của công trình
Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy và thiết bị sau khi thanh
lý được tính trước khi xây dựng giá ca máy và được xác định là giá trị thu hồi đối với máy
và thiết bị có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên thì được tính nhỏ
hơn (hoặc bằng) 5% giá tính khấu hao Không tính giá trị thu hồi với máy và thiết bị có
nguyên giá nhỏ hơn 10.000.000 đồng (mười triệu đồng)
Trang 32Định mức khấu hao năm là định mức về mức độ giảm giá trị bìnhquân của máy do hao mòn (vô hình và hữu hình) sau một năm sử dụng Định mức khấuhao năm tính theo tỷ lệ % so với giá trị phải khấu hao (nguyên giá trừ giá trị thu hồi) Địnhmức khấu hao năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với tuổi thọ kinh tế của máy vàthời gian sử dụng của từng loại máy tại công trình.
Số ca năm là số ca máy làm việc bình quân trong một năm được tính
từ số ca máy làm việc trong cả đời máy và số năm trong đời máy Trong quá trình tính giá
ca máy, số ca năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với đặc tính và quy trình vậnhành của từng loại máy, khối lượng thi công của công trình, quy mô công trình, tiến độ thicông và các điều kiện cụ thể khác
Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi để sửa chữa, bảo dưỡng
máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn
của máy
Công thức tính CSC:
kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy và các quy định có liênquan tương ứng với số ca năm Trong định mức sửa chữa năm chưa tính chi phí thay thếcác loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy và thiết bị có giá trị lớn mà sự hao mòncủa chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của đối tượng công tác như cần khoan, mũikhoan
Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu,năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các loạinhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ lai,dầu truyền động
Công thức tính CNL:
CNLC = định mức nhiên liệu năng lượng * giá nhiên liệu năng lượng (1.15)
Trang 33Định mức nhiên liệu, năng lượng (lít/ca, kWh/ca, m3/ca): Định mứctiêu hao các loại nhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra độnglực cho máy làm việc trong một ca.
Giá nhiên liệu, năng lượng: Giá (trước thuế) các loại xăng, dầu, điệnhoặc khí nén (đ/lít, đ/kWh, đ/m3) tính theo mức giá tại thời điểm tính và khu vực xâydựng công trình
CNLP: Chi phí nhiên liệu, năng lượng phụ
Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phùhợp với lượng nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong ca và giá nhiên liệu, năng lượng trênthị trường ở từng thời điểm
Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính trong giá ca máy là khoản chi về tiềnlương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của người điều khiển máy theoyêu cầu kỹ thuật
Tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy được xác định phù hợp với mặtbằng giá của thị trường lao động phổ biến ở từng khu vực, tỉnh theo từng loại thợ và điềukiện cụ thể của công trình: Khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và cácyêu cầu khác
Công thức tính CTL:
CTL = (Tiền lương cấp bậc+Các khoản lương phụ và phụ cấp lương) /Số công một tháng
(1.17)
Trang 34Trong đó: Tiền lương cấp bậc là tiền lương tháng của thợ điều khiển máy.
Các khoản lương phụ và phụ cấp lương là tổng số các khoản lươngphụ, phụ cấp lương tháng tính theo lương cấp bậc và lương tối thiểu, một số khoản chi phí
có thể khoán trực tiếp cho thợ điều khiển máy
Số công một tháng là số công định mức thợ điều khiển máy phải làmviệc trong một tháng
Thành phần, cấp bậc thợ (hoặc một nhóm thợ) trực tiếp vận hành máy được xácđịnh theo yêu cầu của quy trình vận hành của từng loại máy, thiết bị và tiêu chuẩn cấp bậccông nhân kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể
Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy và thiết bị để thực hiện một sốloại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện và kết cấuxây dựng, ) mà chi phí nhân công điều khiển máy này đã tính trong định mức dự toán(hao phí nhân công) thì không tính trong giá ca máy
Chi phí khác được tính trong giá ca máy là các khoản chi đảm bảo cho máy hoạtđộng bình thường, có hiệu quả tại công trình
Công thức tính CCPK:
các hoạt động của máy trong một năm được tính theo tỷ lệ % so với nguyên giá, bao gồm:
máy
công trình
Định mức chi phí khác năm tối đa của từng nhóm máy được quy định như sau:
cẩu lao dầm, xe bơm bê tông tự hành, máy phun nhựa đường, các loại phương tiện thuỷ:6%
Trang 35 Máy cầm tay, tời điện, pa lăng xích, máy bơm nước chạy điện có công suấtnhỏ hơn 4 kW, máy gia công kim loại, máy chuyên dùng trong công tác khảo sát xâydựng, đo lường, thí nghiệm: 4%.
Chi phí cho các loại công tác xây dựng nhà bao che cho máy, nền móngmáy, hệ thống cấp điện - nước - khí nén tại hiện trường phục vụ cho việc lắp đặt, vận hànhcủa một số loại máy như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục dichuyển trên ray, thì được lập dự toán riêng theo biện pháp thi công và tính vào chi phíkhác của công trình
Trang 36CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH: NÂNG CẤP – MỞ RỘNG ĐƯỜNG VÕ VĂN HÁT – PHƯỜNG
LONG TRƯỜNG – QUẬN 9 – TP.HCM 2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH THI CÔNG VÀ ĐƠN VỊ THI CÔNG
2.1.1 Giới thiệu chung về công trình
a Phạm vi công trình
Tên công trình: Nâng cấp-mở rộng đường Võ Văn Hát – Phường Long Trường
Vị trí: Phường Long Trường- Quận 9- TP.HCM
Lý trình:
Đầu tuyến: Giao với đường Lã Xuân Oai
Cuối tuyến: Giao với đường Võ Văn Hát nhựa
Chiều dài tuyến chính: 1487,66m
b Quy mô công trình
Quy mô xây dựng, các thông số kỹ thuật chủ yếu:
Chiều dài tuyến đường chính: 1487,66m
Kết cấu áo đường:
BTNN hạt mịn dày 6 cm, Eyc = 120 Mpa, K>0,98
Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1kg/m²
Cấp phối đá dăm loại I lớp trên dày 18cm, lu lèn Eđh >=110Mpa, K>=0,98
Cấp phối đá dăm loại I lớp dưới dày 18cm, lu lèn Eđh>=81Mpa, K>=0,98
Đào khuôn đường, bù cao độ bằng cấp phối đá dăm loại1, lu lènEđh>=50Mpa, K>=0,98
Nền đường:
Đắp đất tận dụng ngoài phạm vi mặt đường, lu lèn đạt K>=0.95
Vé hữu cơ dày 20cm, đắp trả lại bằng cấp phối thiên nhiên, lu lèn k>=0,90
Trang 37 Vạch sơn giảm tốc: Bao gồm 5 vạch chạy song song rộng bằng nhau bằng15cm, chiều dài vạch sơn là 6m và cách nhau 40cm Sơn dày 0.8cm.
Tuyến cống phải:
+ Bên phải tuyến đoạn từ Km1+110 đến Km1+480 được bố trí hệ thốngcống dọc F600 để tránh hệ thống cấp nước và nhà dân bên trái tuyến
+ Đoạn từ Km0+18.0 đến Km0+892: Cống F600+ Đoạn từ Km0+892 đến Km1+110: Cống F800+ Đoạn từ Km1+110 đến Km0+480: Cống F600+ Tương ứng các hố ga có thiết kế cống F400 ngang đường để thu nước
và dẫn về hệ thống thoát nước chính Trong đó tại hố ga HGT3 có cống F800 ngangđường và HGT20, HGT33 có cống F100 ngang đường để dẫn nước thoát ra mương hiệnhữu
Trang 38c Hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng
Để thực hiện tốt các hạng mục công trình trong quá trình thi công nhằm đảm bảochất lượng công trình theo yêu cầu bên mời thầu, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu nêutrong yêu cầu kỹ thuật, chúng tôi luôn tham khảo và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng sau:
Phần thiết kế:
1 22TCN 51 – 1984: Thoát nước Mạng lưới bên ngoài và công trình.Tiêuchuẩn thiết kế
2 TCVN 4449 – 1987: Quy hoạch xây dựng đô thi – Tiêu chuẩn thiết kế
3 20TCN 104 – 2007: Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế
4 TCVN 4054 – 2005: Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô
5 22TCN 211 – 2006: Quy trình thiết kế áo đường mềm
6 22TC 18 – 1979: Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn
7 TCXDVN 356-2005: Kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
8 TCXDVN 338 – 2005: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
9 TCXD 266 – 2002: Đường và hè phố – Nguyên tắc cơ bản xây dựng côngtrình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
10 TCXDVN 259 - 2001: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường,đường phố, quãng trường đô thị
11 22TCN 220 – 1995: Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ do mưa rào
12 TCVN 4088 – 1985: Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng
13 22TC 237 – 2001: Điều lệ báo hiệu đường bộ
14 TCVN 5664 – 1992: Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật nội địa Việt Nam banhành kèm theo Quyết định số 347/QĐ ngày 3/5/1992 của UBKH Nhà nước
Các tiêu chuẩn về vật liệu:
1 TCVN 349 – 2005: Cát xây dựng Yêu cầu kỹ thuật
2 TCVN 1771 – 1987: Đá dăm dùng trong xây dựng Yêu cầu kỹ thuật
3 TCN 2682 – 1999: Xi măng pooclăng Yêu cầu kỹ thuật
4 TCVN 249 – 1998: Bê tông nhựa nóng hạt trung và hạt mịn
5 TCXD 302 – 2004: Nước trộn bê tông và vữa Yêu cầu kỹ thuật
Trang 396 TCVN 5440 – 1991: Bêtông Kiểm tra và đánh giá độ bền.
7 TCVN 6025 – 1995: Bê tông Phân mác theo cường độ nén
12 TCVN 5043 – 1991: Mối hàn Phương pháp kéo thử
13 TCVN 5759 – 1993: Thép cacbon cán nóng dùng cho xây dựng Yêu cầu
kỹ thuật
14 TCVN 127 – 1985: Cát mịn làm bê tông và vữa xây dựng, hướng dẫn sửdụng
15 TCVN 7570 – 2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa
16 TCVN 4314 – 2003: Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật
17 22TCN 334 – 2006: Tiêu chuẩn cấp phối đá dăm
18 TCVN 5828-1994: Đèn chiếu sáng đường phố – yêu cầu kỹ thuật
2.1.2 Khái quát về đơn vị thi công
Bê tông nhựa hạt mịn
Nhựa dính bámCấp phối đá dăm loại I lớp trên
Cấp phối đá dăm loại I lớp dưới
Đất và cát
Trang 40a Khái quát chung về đơn vị dự thầu
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DỊCH
VỤ CÔNG ÍCH QUẬN THỦ ĐỨC
Trụ sở: 11 Khổng Tử, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Tel: 08.37228122
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 0301482692 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hồ Chí Minh, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 22 tháng 05 năm 2012
Người đại diện theo Pháp Luật: Đào Văn Kiệt
Mã số thuế: 0301482692
Ngày đăng ký kinh doanh: 24/10/1998
Vốn điều lệ: 12.994.258.000 đồng Vốn CSH (tính đến 31/12/2012): 32.327.888.085đồng
b Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh chính:
Quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình giao thông, công trình đô thị và côngtrình công cộng (cầu đường bộ, thoát nước, chiếu sáng công cộng, vệ sinh đô thị )
Xây dựng công trình giao thông, công trình đô thị và công trình công cộng
Xây dựng công trình dân dụng
Quản lý, cho thuê và bảo dưỡng, nâng cấp nhà thuộc sở hữu nhà nước
Vệ sinh đô thị
Thu gom rác thải độc hại và không độc hại
Ngành nghề kinh doanh phụ trợ:
Gia công cấu kiện đúc sẵn
Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng Giám sát công tác XD và hoànthiện công trình XD dân dụng Thiết kế kết cấu công trình cầu, đường bộ Giám sát công tác
XD và hoàn thiện công trình cầu đường bộ Khảo sát địa hình xây dựng công trình Thiết kế xâydựng công trình giao thông (cầu, đường bộ) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đôthị
Ngành nghề kinh doanh khác: Sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thủy
bộ và hợp đồng vận tải công cộng
c Cơ cấu bộ máy tổ chức – quản