1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng: lập kế hoạch thi công và chi phí cho công trình REE TOWER( kèm file đầy đủ)

104 647 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 16,17 MB
File đính kèm lập kh thi công.rar (14 MB)

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng: lập kế hoạch thi công và chi phí cho công trình REE TOWER( kèm file đầy đủ)Luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng: lập kế hoạch thi công và chi phí cho công trình REE TOWER( kèm file đầy đủ)Luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng: lập kế hoạch thi công và chi phí cho công trình REE TOWER( kèm file đầy đủ)Luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng: lập kế hoạch thi công và chi phí cho công trình REE TOWER( kèm file đầy đủ)

Trang 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI

1.6 Nội dung quản trị chi phí

CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH THI CÔNG VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHI PHÍ CHO THI CÔNG CÔNG TRÌNH REE TOWER–GÓI THẦU: HỆ THỐNG NHÔM KÍNH – SỐ 09 ĐOÀN VĂN BƠ, QUẬN 4, TP HCM

2.2 Gói thầu hệ thống nhôm kính – Công trình Ree Tower Trang 42

Trang 2

2.11 Công tác sản xuất Trang 87

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

1.1 Một số khái niệm liên quan đến xây dựng:

 Đầu tư xây dựng công trình: Là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở

giai đoạn hiện tại nhằm tạo ra tài sản cố định là công trình xây dựng đểsau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lời với một khoản thời giannhất định nào đó trong tương lai

 Hoạt động xây dựng: Là hoạt động trực tiếp hình thành công trình xây

dựng bao gồm các lĩnh vực:

 Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng

 Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình

 Thi công xây dựng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

 Các hoạt động khác liên quan đến xây dựng công trình (Sản xuất cấukiện, bán thành phẩm xây dựng )

 Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn, hoặc là người được giao quản lý sử

dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình

 Nhà thầu trong xây dựng: Là tổ chức cá nhân có đủ năng lực hoạt động,

năng lực hành nghề khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xâydựng

 Đấu thầu: Là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của

gói thầu, của bên mời thầu Bao gồm đấu thầu trong nước và đấu thầuquốc tế tại Việt Nam

 Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dụ án được phân

chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp

lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án

 Gói thầu trọn gói: Là gói thầu mà khi nhà thầu trúng thầu sẽ thực hiện

toàn bộ các công việc có liên quan đến nội dung công việc trong hồ sơ

Trang 4

mời thầu (Nội dung công việc, bản vẽ đấu thầu), và đơn giá cố định, vàtuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu.

 Vật liệu hiện đại: Là những loại vật liệu dùng trong sản xuất xây dựng

được tạo ra bằng việc ứng dựng khoa học kỹ thuật tác động vào cácnguyên liệu tự nhiên, ví dụ như: Kính, Đá Granite, đá nhân tạo, tấm ốp

 Mặt dựng: Là hệ thống tường bao che bên ngoài của công trình, sử dụng

chủ yếu các vật liệu theo kiến trúc hiện đại, kết cấu nhẹ, thi công nhanhnhư: Hệ thống tường kính, tường kính kết hợp tấm ốp nhôm, tường kínhkết hợp ốp đá Granite Ưu điểm: Thi công nhanh, kết cấu nhẹ, thẩm mỹ,tiết kiệm năng lượng khi sử dụng vận hành công trình, bảo trì sửa chữađơn giản nhanh gọn Nhược điểm: Chi phí giá thành cao, trình độ thi côngphức tạp, đòi hỏi trình độ thi công cao Nguyên vật liệu chính chủ yếu lànhập khẩu do trình độ sản xuất trong nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu về

kỹ thuật và chất lượng

1.2 Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng:

 Sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng có rất nhiều đặcđiểm riêng biệt khác với các sản phẩm của ngành sản xuất khác Nhữngđặc điểm của sản phẩm xây dựng lại tác động chi phối tới hoạt động thicông xây dựng và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chiếnlược phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến phát triển công nghệ xâydựng, phát triển vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng, ảnhhưởng đến cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật quản lý xây dựng

 Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng bao gồm:

Trang 5

 Sản phẩm xây dựng là công trình, nhà cửa được xây dựng và sủ dụng tạichỗ nhưng lại phân bố tản mạn khắp các vùng lãnh thổ Đặc điểm nàylàm cho sản xuất xây dựng phải lưu động và thiếu ổn định.

 Sản phẩm xây dựng đa dạng và phức tạp, có tính cá biệt cao về côngdụng, về chế tạo

 Sản phẩm xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địaphương nơi đặt công trình

 Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, thời gian xây dựng và sử dụngdài, nhu cầu về vốn đầu tư, lao động, vật tư máy móc thiết bị thi công rấtlớn

 Đòi hỏi phải tính toán kỹ lưỡng trước khi thiết kế thi công, tính toán kỹ

về mặt bằng, giải pháp kỹ thuật, vốn đầu tư, thời gian thi công, côngnghệ thi công áp dụng

 Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau, nhiềulực lượng khác nhau cùng hợp tác tạo thành, làm cho qua trình quản lýthi công xây dựng rất phức tạp

 Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quanxung quanh vị trí đặt công trình

 Đòi hỏi tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốcphòng

1.3 Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng

 Do sản phẩm xây dựng có những đặc điểm riêng biệt, nên sản xuất xâydựng cũng có những đặc điểm riêng

 Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng của ngườimua sản phẩm

Trang 6

 Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn:do sản phẩm gắnliền với nơi tiêu thụ, nên địa điểm sản xuất không ổn định dẫn đến việc

di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từ công trìnhnày đến công trình khác và nhiều khi trong cùng một công trình sự dichuyển cũng xảy ra liên tục

 Thời gian công trình xây dựng kéo dài: đặc điểm này dẫn đến tình trạng

ứ động vốn sản xuất trong các khối lượng thi công dở dang của cácdoanh nghiệp xây dựng

 Sản xuất tiến hành ngòai trời: nên chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đếncác họat động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây dựng

 Kĩ thuật thi công phức tạp, trang bị kĩ thuật tốn kém vấn đề trang bị kĩthuật của sản xuất xây dựng đòi hỏi những máy móc kĩ thuật phức tạp,hiện đại đắt tiền Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp xâydựng có thể lựa chọn một trong hai phương án sau: một là doanh nghiệp

bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công, hai

là đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng Điều này đòi hỏi doanhnghiệp phải có sự tính toán cụ thể và so sánh lựa chọn phương án đểđảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kịp thời đầy đủ

1.4 Chi phí xây dựng công trình:

 Khái niệm chi phí xây dựng công trình:Là toàn bộ chi phí cần thiết để

xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình.Được biểu thị bằng các chỉ tiêu:

 Tổng mức đầu tư ở giai đạn chuẩn bị đầu tư

 Tổng dự toán công trình, dự toán xây lắp hạng mục công trình, giá thanhtoán công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư

Trang 7

 Vốn đầu tư được quyết toán ở giai đoạn hoàn thành công trình.

 Được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉtiêu kinh tế kĩ thuật và các chế dộ chính sách của Nhà nước phù hợp vớinhững yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kì và được quản

lý theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước

1.5 Nội dung chi phí xây dựng công trình

 Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân

công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác Chi phí trực tiếp khác

là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựngcông trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ côngtrường, an tòan lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môitrường xung quanh

 Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc

các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần thiết để hòan thành một đơn vịkhối lượng công tác xây dựng

 Chi phí vật liệu trong đơn giá được tính đã bao gồm hao hụt vật liệutrong thi công, cước vận chuyển từ các hầm mỏ đến chân công trình,riêng những vật liệu nào không có trong Công bố giá của Sở Xây dựngthì tạm tính theo giá tham khảo trên thị trường

 Chi phí nhân công: Chi phí nhân công được tính trong bảng giá bao gồm

lương cơ bản, lương phụ, các khỏan phụ cấp có tính chất lương và các chiphí chế độ theo lương đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếpcho người lao động để tính cho một ngày công được xác định theo nguyêntắc sau: Cấp bậc thợ, trình độ tay nghề và kinh nghiệm thi công

Trang 8

 Chi phí máy thi công: Là chi phí sử dụng các lọai máy và thiết bị thi công

chính trực tiếp thực hiện, kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thànhmột đơn vị khối lượng công tác xây dựng bao gồm: chi phí khấu hao cơbản, chi phí khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiện liệu, động lực, tiền lươngcông nhân điều khiển phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và chiphí khác của máy

 Chi phí chung: Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lí doanh nghiệp, chi

phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chí phíphục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác

 Chi phí ngoài sản xuất:

Chi phí khấu hao TSCĐ gồm: khấu hao máy móc thiết bị thi công, phươngtiện vận tải, nhà xưởng, văn phòng; thực tế các DNXLGT khấu hao theothời gian sử dụng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC của bộ tài chính.Chi phí quản lý DN: Là các khoản chi phí liên quan gián tiếp đến bộ phậnthi công xây lắp, như: các chi phí phát sinh ở bộ phận văn phòng ( chi phíđiện, nước, điện thoai, fax, phí chuyển tiền, bưu phẩm, dụng cụ văn phòng,chi phí xe con, đi lại công tác văn phòng, hội nghị tiếp khách…)

Chi phí khảo sát đấu thầu công trình, chi phí nghiệm thu, quyết toán bảohành công trình…

 Phương pháp xác định chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng có thể xác

định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo cácphương pháp sau:

Trang 9

 Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình: Chi phí vật liệu, nhân

công và máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng

và đơn giá xây dựng công trình hoặc giá xây dựng tổng hợp của công trình

 Khối lượng công tác được xác định từ bản vẽ thiết kế kĩ thuật hoặc bản

vẽ thiết kế thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình,hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xâdựng trong đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp củacông trình

 Đơn giá xây dựng công trình có thể là đơn giá không đầy đủ (Chi phí vậtliệu, nhân công, máy thi công) hoặc giá đầy đủ (Chi phí vật liệu, nhâncông, máy thi công, chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhâp chịuthuế tính trước)

 Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỉ lệ % trên tổng chi phí vật liệu,nhân công và máy thi công

 Chi phí chung được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỉ

lệ % trên chi phí nhân công trong dự toán theo từng loại qui định đối vớitừng loại công trình

 Tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công và

bảng giá tương ứng:

 Khối lượng công tác xây dựng dùng để xác định chi phí xây dựng theogiá xây dựng công trình được xác định từ bản vẽ thiết kế kĩ thuật hoặcbản vẽ thiết kế thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của côngtrình, hạng mục công trình và được tổng hợp từ nhóm công tác xây dựng

để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình

Trang 10

 Chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công trong chi phí trực tiếp có thểxác định theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công vàbảng giá tương ứng.

 Tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công được xácđịnh trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công cho từngkhối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình

 Khi tính toán cần xác định rõ số lượng, đơn vị, chủng lọai, quy cách đốivới vật liệu, số lượng ngày công cho tùng cấp bậc thợ công nhân; sốlượng cá máy cho từng loại máy và thiết bị thi công theo thông số kĩthuật chủ yếu và mã hiệu trong bảng giá ca máy thi công của công trình

 Xác định chi phí xây dựng theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn

đầu tư: Đối với các công trình phụ trợ, cộng trình tạm phục vụ thi công

hoặc các công trình thông dụng, đơn giản, chi phí xây dựng có thể xác địnhtheo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ và suất chi phí xâydựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình

 Xác định chi phí xây dựng trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế

-kĩ thuật tương tự và đang thực hiện: Xác định chi phí xây dựng trên cơ

sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật tương tự và đang thực hiện vàquy đổi các chi phí về địa điểm xây dựng công trình, thời điểm lập dự toán

1.6 Nội dung quản trị chi phí trong Doanh nghiệp thi công xây lắp:

1.6.1 Lập phương án thiết kế tổ chức thi công:

 Xây dựng công trình cũng giống như sản xuất một sản phẩm công nghiệp,phải có thiết kế sản phẩm và quá trình tổ chức sản xuất ra sản phẩm theothiết kế Ngoài thiết kế kĩ thuật trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, cáccông trình chỉ có thể tiến hành xây dựng sau khi nhà thầu thiết kế bản vẽ thicông, có dự toán chi tiết theo khối lượng thực tế theo bản vẽ thi công được

Trang 11

duyệt Công tác thiết kế tổ chức thi công là việc làm đầu tiên của quá trình

tổ chức xây dựng công trình, nó chính là việc hoạch định những giải phápthi công dựa trên những điều kiện cho phép về kết cấu kĩ thuật, công trình

về điều kiện thổ nhưỡng khí hậu, thời gian thi công, về phương pháp kĩthuật thi công, khả năng cung cấp vật tư, về lao động, tài chính nhằm mụctiêu tổ chức quá trình thi công có hiệu quả nhất

 Căn cứ của thiết kế tổ chức thi công ( Tài liệu ban đầu )

- Những tài liệu có liên quan đến quá trình thiết kế tổ chức thi công xây lắpmột công trình là những căn cứ cơ bản, giữ một vai trò quan trọng đảm bảotính chính xác của công tác thiết kế bản vẽ thi công

- Hồ sơ thiết kế kĩ thuật công trình: đây là hồ sơ mời thầu do chủ đầu tưcung cấp được lập thông qua công ty tư vấn thiết kế có kinh nghiệm, nó là

cơ sở chủ yếu để xác định khối lượng công tác thi công, các yêu cầu của hồ

sơ mời thầu thực hiện công trình về công nghệ giải pháp, tiến độ thi công

- Tài liệu điều tra về địa chất và khí tượng thuỷ văn nơi công trình được xâydựng, đây là căn cứ quan trọng để lựa chọn đúng đắn các giải pháp tổ chứcthi công

- Khả năng sử dụng mặt bằng thi công vướng mắc về công tác giải phóngmặt bằng như: ruộng vườn, dân cư, đường điện hoặc rà phá bom mìn, cápquang , nguồn cung cấp điện và cung cấp nước cho quá trình thi công để

có biện pháp thi công phù hợp

- Nguồn cung cấp vật liệu trên thị trường Nếu có những vật tư được cungcấp theo thời vụ, hay phải nhập khẩu đòi hỏi phải có giải pháp cung cấp hay

dự trữ hợp lí Nếu vật liệu sẵn có trên thị trường và không bị biến động giálớn thì không cần dự trữ Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng rất lớn đến

Trang 12

lượng vốn lưu động, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tài chính của doanhnghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện và chi phí công trình.

- Điều kiện giao thông vận tải trong vùng và khả năng di chuyển đi lại trêncông trường (công trình giao thông nếu thi công hoàn toàn mới đi lại dichuyển rất khó khăn) là căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn các giải phápthi công Điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ cung cấp vật tư,thiết bị, ảnh hưởng đến vị trí và qui mô địa điểm tập kết vật tư, thiết bị choquá trình thi công và xây lắp các hạng mục công trình

1.6.2 Những nguyên tắc cơ bản thiết kế tổ chức thi công :

 Như tất cả mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường các doanh nghiệp xây dựng cũng phải quan tâm đến hiệu quả khi tổchức thi công, thiết kế tổ chức thi công là quá trình chủ động hoạch địnhcông nghệ xây dựng một công trình, hiệu quả của quá trình tổ chức thi côngđạt đến mức độ nào thì chất lượng của công tác thiết kế bản vẽ thi công cótác động quan trọng đầu tiên Vì vậy, khi tiến hành công tác này phải quántriệt những nguyên tắc cơ bản sau:

 Thiết kế tổ chức thi công phải đảm bảo tăng cường cơ giới hoá đồng bộcông tác thi công xây lắp Quá trình sản xuất xây lắp chỉ có thể đạt đượcnăng suất cao, rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao được chấtlượng công trình khi mọi khâu sản xuất đều được cơ giới hoá, hiện đại hoá

Vì vậy công tác hoạch định các giải pháp xây lắp công trình phải tăngcường áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá đồng bộ công tác thi côngxây lắp

 Tăng cường khả năng chuyên môn hoá trong quá trình thi công, chủ độngtạo điều kiện phân chia những loại công việc giống nhau về cấu tạo sảnphẩm về phương pháp sản xuất vào từng nhóm công việc như: nhóm thi

Trang 13

công nền, thi công móng, nhóm công việc cốt thép, nhóm công việc bêtông để tiện bố trí chuyên môn hoá thiết bị và công nhân kĩ thuật.

 Thiết kế tổ chức thi công phải tạo điều kiện thi công liên tục và bố trí côngviệc hợp lí cho thời gian khi thời tiết không tốt do mưa bão do thi côngxây dưng giao thông chủ yếu phải tiến hành ngoài trời Điều kiện tự nhiêncòn ảnh hưởng đến việc khai thác vật liêu: cát đá Ảnh hưởng đến giaothông vận chuyển vật tư, thiết bị và gây sự cố lún sụt, hư hỏng công trìnhđang thi công Để thi công được liên tục nhà quản trị cũng cần lưu ý hoạchđịnh về khả năng cung cấp công nhân kĩ thuật, khả năng đáp ứng nhu cầu

về vốn có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng công trình

 Các điều kiện kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào và chất lượng các hạngmục công trình xây lắp theo từng giai đoạn

1.6.3 Nội dung chủ yếu của thiết kế tổ chức thi công:

1.6.3.1 Xác định tiến độ thi công:

 Tiến độ thi công công trình bao gồm tổng tiến độ thi công và tiến độ thicông từng hạng mục giai đoạn

 Tổng tiến độ thi công là tổng thời gian xây dựng công trình, nó xác địnhthời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình xây dựng, đây cũng là thờihạn bắt đầu bàn giao đưa công trình vào sử dụng Như vậy thời gian thicông của từng giai đoạn không được phép kéo dài và tuỳ thuộc vào khốilượng công tác thi công mà xác định mức độ khẩn trương của từng côngviệc Dựa vào tổng tiến độ thi công mà xác định những nhu cầu cơ bản phảiđáp ứng cho xây dựng ở từng giai đoạn như phân phối vốn, xác định nhucầu vật tư, nhân lực và thiết bị cần sử dụng ở mỗi giai đoạn Từ khối lượngcông việc, tính chất công việc và thời hạn thi công cho phép mà lựa chọn

Trang 14

các biện pháp thi công cho phù hợp Trong từng biện pháp thi công phải lựachọn loại thiết bị phù hợp nhất về tính năng tác dụng, về công suất, thiết bị

có thích nghi với công trường hay không, có công nhân vận hành haykhông, loại thiết bị yêu cầu công ty đã có hay phải cân đối để thuê tài chính,thuê mua hoặc hợp đồng thuê lại của công ty khác Cũng từ cơ sở đó màxác định nhu cầu vật tư, nhiên liệu, năng lượng cho từng công việc ở mỗigiai đoạn thi công cụ thể

 Tiến độ thi công có thể lập theo sơ đồ ngang hay so đồ mạng, dựa vào thiết

kế kĩ thuật mà xác định khối lượng công việc cụ thể cho từng giai đoạn, từ

đó chỉ rõ tên và khối lượng của từng công việc, phân loại thi công, trình tựcủa công tác thi công và các nhu cầu vật chất khác

 Như vậy, tiến độ thi công là căn cứ rất cơ bản để tổ chức thi công xây lắp,người điều hành sản xuất trên công trường luôn luôn lấy việc thực hiệnđúng tiến độ làm mục tiêu hoạt động Thực hiện đúng tiến độ thi công sẽđạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao cho cả doanh nghiệp và chủ đầu tư

1.6.3.2 Thuyết minh về các giải pháp tổ chức thi công:

 Giới thiệu tóm tắt những đặc điểm cơ bản công trình sẽ được xây dựng, nêucác phương án, giải pháp kĩ thuật tổ chức thi công những phần việc chủ yếu

và phức tạp nhất, nêu rõ các phương pháp so sánh để lựa chọn phương ántối ưu nhất Thuyết minh rõ ràng việc tổ chức trang bị và sử dụng máy móccho thi công Nêu rõ về điều kiện cơ sở hạ tầng như điện nước, mặt bằng,dân cư, đường sá giao thông mà quá trình xây lắp công trình có thể sửdụng được

 Thuyết minh về việc tổ chức cung cấp những yếu tố vật chất đầu vào choquá trình phục vụ thi công, như số lượng cơ cấu nghành nghề lao động, số

Trang 15

lượng chủng loại các loại vật tư kĩ thuật cần cung cấp ở từng thời điểm cụthể, nói rõ về phương thức vận chuyển, tổ chức kho tàng bến bãi tập kết dựtrữ vật liệu Việc tổ chức công trình tạm, đảm bảo giao thông trong quátrình thi công và lán trại phục vụ công nhân Giải trình rõ các các biện phápđảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

 Nêu các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chủ yếu của phương pháp tổ chức thi côngnhư: lượng vốn đầu tư, vật tư thiết bị, lao động phục vụ cho dự án, thời hạnxây dựng lắp đặt công trình và thời hạn đưa công trình vào sử dụng

1.6.4 Lập kế hoạch, dự toán cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình thực hiện xây lắp công trình:

 Trong các chức năng quản trị, lập kế hoạch là chức năng quan trọng khôngthể thiếu đối với mọi doanh nghiệp Kế hoạch là xây dựng mục tiêu củadoanh nghiệp và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra

Dự toán cũng là một dạng kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ

rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ

sở các kĩ thuật dự báo

 Lập dự toán chi phí xây lắp là xác định toàn bộ chi phí để xây dựng mộtkhối lượng công trình hoặc hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã kí hợpđồng từ trước Chi phí để xây lắp công trình bao gồm: chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy móc thiết bị và chiphí nhân công, vì vậy nhằm quản trị chi phí trong quá trình thi công đượchiệu quả cần phải lập dự toán chi phí xây lắp

1.6.4.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

 Yêu cầu sử dụng vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào thiết kế và kết cấu côngtrình, ngoài ra các giải pháp tổ chức kĩ thuật thi công cũng chi phối nhiều

Trang 16

đến chủng loại và lượng tiêu hao của vật liệu Dự toán chi phí nguyên vâtliệu trực tiếp là phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết đểđáp ứng yêu cầu xây lắp đã được thể hiện trên dự toán khối lượng bản vẽ tổchức thi công Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định:

 Hồ sơ thiết kế

 Tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra

 Khối lượng thi công (A)

 Định mức nội bộ công ty (B)

 Phần trăm hao hụt vật liệu (C)

 Đơn giá nguyên vật liệu nhà cung cấp (D)

 Lượng vật liệu tồn kho

 Dự trữ vật liệu để thay thế khi bảo hành công trình (E)

 Và dự toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sẽ là:

Giá trị từng loại VL = A x B x (1+ C +E) x D (vnđ)

 Tổng giá trị vật liệu cho cả công trình:

Tổng giá trị vật liệu = ∑ Gía trị từng loại vật liệu

 Ngoài ra khi tính toán giá trị vật liệu cần phải xét đến yếu tố chênh lệch tỷgiá ngoại tệ, Đối với những dự án lớn thời gian thi công kéo dài cần phảitính đến yếu tố trượt giá đồng tiền

1 6.4.2 Dự toán chi phí nhân công:

 Chi phí nhân công bao gồm nhân công trực tiếp và nhân công gián tiếp

 Nhân công trực tiếp là các các bộ công nhân kỹ thuật tại công trường

Trang 17

 Nhân công gián tiếp là dội ngủ nhân công nhân viên quản lý ở văn phòng.

 Chi phí nhân công trực được tính theo:

Khối lượng thi công x Định mức nhân công nội bộ x Gía ngày côngtheo thời điểm x % Lãng công

 Chi phí nhân công gián tiếp:

Giá trị gói thầu x 1,5%

1.6.4.3 Dự toán chi phí máy móc thiết bị:

 Yêu cầu sử dụng máy móc thiết bị phục vụ thi công: chỉ tiêu này chủ yếuxác định số ca máy cần dùng cho thi công, số ca máy phụ thuộc vào khốilượng công việc phải thi công bằng máy và định mức sản lượng của mỗi camáy hay định mức thời gian làm bằng máy cho mỗi đơn vị khối lượng côngviệc

 Dự toán giá trị công cụ dụng cụ cầm tay phục vụ thi công: Dựa vào số liệutổng hợp của công ty từ các công trình có thiết kế gần tương đương màcông ty đã thi công cộng với phần trăm hao hụt hư hỏng khi sử dụng

 Gía trị máy thi công được tính theo:

 Khối lượng thi công x Định mức ca máy x Đơn giá ca máy x %hao hụt ca máy khi thi công

 Chi phí khấu hao giá trị thiết bị máy móc được tính bằng 1,5% giá trị hợpđồng

1.6.4.4 Dự toán vốn lưu động phục vụ thi công xây lắp công trình

 Dự toán vốn lưu động phục vụ thi công công trình chính là lập kế hoạchdòng tiền vốn lưu động phục vụ cho dự án bao gồm: khoản tạm ứng theo

Trang 18

hợp đồng, các khoản nghiệm thu thanh toán, các luồng tiền mặt và tiền gửingân hàng, tiền vay thu vào và chi ra phục vụ cho quá trình thi công muanguyên vật liệu, thuê máy móc thiết bị, trả lương và các chi phí khác.

 Khi lập dự toán vốn lưu động phải lưư ý:

 Khoản tạm ứng vốn 20% theo hợp đồng ( nếu có) và kế hoạch khấutrừ tạm ứng cho chủ đầu tư theo từng đợt thanh toán

 Dự đoán được thời gian nghiệm thu các hạng mục công trình thu hồivốn giảm áp lực vay vốn lưu động

 Loại trừ các khoản không chi tiền mặt trong quá trình thi công nhưkhấu hao tài sản cố định, vật tư do chủ đầu tư cung cấp

 Xây dựng số dư dự phòng tài chính cho các khoản khối lượng côngviệc phát sinh so với thiết kế hoặc biến động giá vật liệu, nhân công,nhiên liệu, máy móc thiết bị

 Cân đối giữa lãi suất ngân hàng và tốc độ tăng do trượt giá vật liệu đểlập vốn lưu động dự trữ vật liệu

1.6.4.5 Dự toán các chi phí khác phục vụ thi công:

 Chi phí phục vụ thi công tại công trường bao gồm các chi phí như: Điệnthoại, máy ảnh, an toàn lao động, vệ sinh, thuê láng trại nhà tạm, chi phívăn phòng phẩm, điện nước phục vụ thi công, chi phí trình mẫu

 Chi phí hoa hồng dự án

 Chi phí thưởng cho các cán bộ nhân viên dự án, thưởng khi trúng thầu

 Chi phí cho các bên như chủ đầu tư, giám sát

 Chi phí tham quan các dự án tương tự

 Chi phí thử nghiệm thực tế

 Những chi phí này được lấy từ số liệu các công trình tương tự đã thicông

Trang 19

Giám đốc DA

Đội thi công

1.6.5 Tổ chức thực hiện quản lý chi phí:

 Tất cả các dự án đều được triển khai theo mô hình quản lý chung củacông ty, Việc quản lý theo một sơ đồ điều hành dự án sẽ tạo điều kiệnthuân lợi cho Ban giám đốc công ty kiểm soát cùng lúc nhiều dự án

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu sản xuất và điều hành thi công dự án

 Ban chỉ huy công trường: Yêu cầu phải có chuyên môn kỹ thuật, tốithiểu năm năm năm kinh nghiệm thi công trong nhôm kính Giám đốc

dự án phải trên 10 năm kinh nghiệm điều hành dự án Điều hành toàn bộcông trường chịu trách nhiệm trước công ty về tiến độ và chất lượngcông trình, quan hệ trực tiếp với tư vấn giám sát, đại diện chủ đầu tư tại

dự án thực hiện toàn bộ các khâu từ hồ sơ kĩ thuật, tiến độ tổ chức thicông Giám sát và hướng dẫn các đội thi công của công ty thi công đúngthiết kế và chất lượng, tiến độ công trình Ban chỉ huy công trường chính

là bộ phận quản lí tại công trường

Trang 20

 Ban quản lý dự án là bộ phận trực tiếp điều hành thi công tại côngtrường, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về tiến độ thi công,chất lượng công trình và tiến độ thanh toán khối lượng thi công.

 Việc mua vật tư thi công sẽ do bộ phận vật tư công ty đảm nhiệm, Banquản quản lý dự án hàng tuần sẽ gửi yêu cầu vật tư vê cho bộ phận vật

tư, và sẽ được cấp trong đầu tuần tiếp theo Đối với các vật tư nhập khẩuthì phải lên kế hoạch trước tối thiểu là 1 tháng để bộ phận vật tư chuẩn

bị và tìm nhà cung cấp hợp lý

 Đội thi công (ĐTC): Là một đơn vị trực thuộc công ty có trách nhiệm thicông trực tiếp các công trình Đội thi công chỉ chịu trách nhiệm về mặtnhân công thi công

 Để nâng hiệu quả thi công, chống lãng công thi Ban quản lý dự án phải

có kế hoạch vật tư, máy móc thật nhân công thật sát với thực tế côngtrường, Tiến độ này cần phải cập nhật thường xuyên hàng tuần

 Đội thi công có thể trực thuộc công ty hoặc nhà thầu phụ khác

1.6.6 Thực hiện quản lý chi phí thi công:

6.6.1 Đối với công ty:

 Sau khi đấu thầu và trúng thầu công trình, bộ phận dự toán thi công sẽđưa ra bảng dự toán thật chính xác với thực tế thi công

 Dựa trên các dự toán này, Ban giám đốc công ty sẽ khoán lại việc thicông công trình cho từng Giám đốc dự án, Công ty sẽ trích lại tối đa10% lợi nhuận, còn lại sẽ khoán cho các giám đốc dự án Gi ám đốc dự

án sẽ chịu trách nhiệm thi công với tổng số tiền đó và điều hành thi công

và sẽ có phần lợi nhuận

Trang 21

 Tiền mua vật tư, công ty sẽ cho các giám đốc vay để mua vật tư, và hàngtháng Ban quản lý dự án sẽ thanh toán khối lượng thi công để hoàn trảtiền lại cho công ty.

 Khối lượng công tác thi công xây lắp: Là khối lượng thi công xây lắptính bằng hiện vật mà từng bộ phận, toàn đội thi công phải tiến hànhtrong kỳ Chỉ tiêu này được xác định từ tiến độ tổ chức thi công chi tiếtcủa từng phần việc, từ bản thiết kế chi tiết đã được duyệt Từ khối lượngcông tác thi công xây lắp có thể lập tiến độ những công việc phải tiếnhành theo trình tự thi công xây lắp

 Lượng vật liệu cần để thi công: Là lượng vật liệu cấp cho đơn vị thicông theo dự toán nguyên vật liệu có tính thêm lượng hao hụt và độ đầmnén trong quá trình thi công

 Giá vật liệu được các bộ phận cung cấp vật tư mua trực tiếp tại các nhàcung cấp theo giá thị trường

 Đối với các loại vật tư chính quyết định đến giá thành công trình thì nhàcung cấp phải cam kết không thay đổi giá so với lúc đấu thầu

 Lượng lao động, quĩ tiền lương căn cứ kế hoạch dự toán đã lập theo tiến

độ thi công từng hạng mục công việc để công ty cấp cho ĐVTC

 Số ca máy sử dụng thiết bị phục vụ thi công được huy động đến côngtrình theo tiến độ và dự toán chi phí máy đã lập

 Chi phí quản lí gián tiếp và các chi phí khác phục vụ điều hành thi côngtại dự án được cấp cho ĐVTC theo dự toán chi phí được duyệt

 Đối với cách quản lí này ban chỉ huy công trường và các bộ phận quản lícủa công ty phải chịu trách nhiệm quản lí chi phí cũng như giám sát chấtlượng tiến độ công trình của ĐVTC

Trang 22

 Đối với công tác sản xuất: Nhà máy sẽ nhận khoán lại và chịu tráchnhiệm hoàn toàn khâu sản xuất, Bộ phận thi công chỉ lắp đặt trên côngtrường

 Nhà máy sẽ căn cứ vào hồ sơ thiết kế, số liệu trắc đặt từ công trường vàtiến hành sản xuất, trước khi xuất xưởng sản phẩm được nghiệm thu bởicán bộ quản lý chất lượng của công ty, những sản phẩm nào đạt tiêuchuẩn của dự án thì mới được vận chuyển đến công trường lắp đặt

 Công ty sẽ tính toán mức lãi kế hoạch giao cho đội thi công trực tiếpquản lí từ khâu đầu vào cho đến khi kết thúc công trình, ĐVTC đượcquyền chủ động và cân đối về tài chính để thực hiện công việc được giao

và trích nộp cho công ty phần lãi kế hoạch đã đề ra Trong quá trình thicông ĐVTC sẽ căn cứ vào dự toán chi phí trong quá trình hoạch định dựtoán để quản lí chi phí thi công công trình

 Công ty sẽ hỗ trợ về công nghệ xe máy thiết bị vật tư khi ĐVTC yêucầu, khi kết thúc công trình hoặc từng hạng mục công việc công ty sẽtiến hành quyết toán giá trị thi công cho ĐVTC căn cứ vào khối lượng

do ban chỉ huy công trình và chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán sau khikhấu trừ toàn bộ kinh phí về vật tư thiết bị, chi phí khác mà ĐVTC đãnhận hoặc tạm ứng của công ty

 Đối với cách quản lí này bộ phận chỉ huy công trường không chịu tráchnhiệm về quản lí chi phí mà chịu trách nhiệm rất lớn về việc giám sát vàquản lí chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình của ĐVTC

1.6.6.2 Đối với Ban quản lý dự án:

 Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm về tiến độ thi công lắp đặt

 Hàng tháng phải trình hồ sơ tạm ứng và thanh toán khối lượng lên chủđầu tư

Trang 23

 Tiếp nhận các cấu kiện khung để lắp đặt trên công trường.

 Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc vói chủ đầu tư, tư vấn và quan hệ với cácnhà thầu khác trên công trường

 Là cầu nối giữa chủ đầu tư với công ty, chủ đầu tư có đánh giá cao nănglực công ty hay không đều dựa vào trình độ và khả năng làm việc củaban quản lý dự án

 Đảm bảo giao thông đi lại thông suốt trên công trường cho đơn vị và dâncư

 Bảo đảm an toàn lao động và cung cấp trang bị bảo hộ lao động cá nhâncho công nhân lao động

 Tuân thủ quy trình quy phạm trong quá trình thi công về tiến độ và chấtlượng công trình

 Mua bảo hiểm công trình, thiết bị và công nhân lao động

 Bảo quản tốt vật tư thiết bị trên công trường tránh tình trạng mất mát vàhao hụt

 Cuối ngày phải có báo cáo ngày về công ty

 Cuối tuần phải đưa ra kế hoạch vật tư thi công trong tuần tới về bộ phậnvật tư

 Phải tổ chức nghiệm thu các công việc đã làm, bao gồm nghiệm thu nội

bộ, nghiêm thu sản phẩm và nghiệm thu bàn giao

 Nghiệm thu hạng mục công trình chính là nghiệm thu chất lượnghạng mục công việc này để chuyển tiếp thi công cho hạng mục côngviệc tiếp theo theo thiết kế chi tiết bản vẽ thi công đã được chủ đầu tưchấp thuận

 Nghiệm thu công trình chính là nghiệm thu tổng hợp tất cả các hạngmục công trình sau khi có các chứng chỉ xác minh chất lượng công

Trang 24

trình đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn kĩ thuật ViệtNam quy định

 Thành phần tiến hành công tác nghiệm thu gồm: Đại diện chủ đầu tư,nhà thầu, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế

 Nghiệm thu công trình ngoài việc có ý nghĩa kết thúc một giai đoạncông việc để tiếp tục thi công giai đoạn công việc tiếp theo, còn làcông tác kết thúc một giai đoạn sản xuất thi công tạo ra sản phẩmhoặc bán thành phẩm để tiêu thụ và thanh toán vốn với chủ đầu tư.Nếu sản phẩm nhà thầu thực hiện không đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật,chất lượng thẩm mỹ theo đơn đặt hàng đã được quy định trong hợpđồng và hồ sơ mời thầu thì sản phẩm đó sẽ không được chấp nhậnthanh toán Khi đó ngòai khả năng không thu hồi được chi phí và vốn

đã bỏ ra mà nhà thầu còn phải tốn kém chi phí di dời tháo ra làm lạihết sức tốn kém về thời gian và tài chính làm tăng các khoản chi phíngoài dự toán của doanh nghiệp, công ty sẽ bị thua lỗ và mất uy tín

 Nghiệm thu kịp thời và bàn giao bảo hành công trình đúng thời giancông ty sẽ tiết kiệm được chi phí về lãi vay, giảm áp lực về vốn lưuđộng tạo điều kiện quay vòng vốn thi công các bước công việc tiếptheo kịp tiến độ hợp đồng đã kí

1.7 Tiến độ thi công xây dựng công trình:

 Khái niệm tiến độ thi công: Tiến độ ngang là dạng tiến độ thể hiện toàn

bộ nội dung công việc cần làm của công trình theo một trình tự thờigian, không gian và quy trình công nghệ thi công

 Nội dung tiến độ thi công: Nội dung của tiến độ thi công gồm có haiphần chính: tiến độ và mặt bằng

Trang 25

 Tiến độ được thành lập trên cơ sở biện pháp kĩ thuật thi công đãnghiên cứu kĩ, nhằm ấn định:

 Trình tự tiến hành công tác

 Quan hệ ràng buộc các dạng công tác với nhau

 Thời gian hoàn thành công trình

 Xác định nhu cầu nhân tài vật lực

 Mặt bằng: từng mặt bằng cho giai đoạn thi công (bao gồm: điệnnước, lán trại, kho bãi, vị trí máy móc, thiết bị …)

 Phương pháp xác định, lập tiến độ thi công:

Các bước cần thiết để lập thiết độ thi công:

 Muốn lập tiến độ thi công cho bất kì công trình nào, với bất kì hìnhthức mô phỏng bằng loại hình tiến độ nào, ta nên phân chúng thànhcác bước để tiến hành Các bước liên quan mật thiết với nhau:

 Bước 1: Phân chia công trình thành các yếu tố kết cấu và ấn định quátrình thi công cần thiết

 Bước 2: liệt kê các công tác phải thực hiện, lập danh mục từng loạichi tiết kết cấu và các vật liệu chủ yếu

 Bước 3: Lựa chọn biện pháp thi công các công tác chính, lựa chọncác máy móc thi công để thực hiện các công tác đó

 Bước 4: dựa vào định mức xác định số ngày công và số ca máy cầnthiết cho công trình

 Bước 5: ấn định trình tự trước sau thực hiện các quá trình xây lắp

 Bước 6: thiết kế tổ chức thi công các quá trình xây lắp theo dâychuyền (xác định tuyến công tác của mỗi quá trình, phân chia công

Trang 26

trình thành các đoạn công tác, tính số công nhân và máy móc cầnthiết cho mỗi đoạn)

 Bước 7: Sơ tính thời gian thực hiện các quá trình

 Bước 8: Thành lập biểu đồ sắp xếp thời gian của các quá trình saocho chúng có thể tiến hành song song kết hợp, bảo đảm kĩ thuật hợp

lý, số lượng công nhân, máy móc điều hoà và sau đó chỉnh lý lại thờigian thực hiện từng quá trình và thời gian hoàn thành toàn bộ côngtrình Bước này là bước điều chỉnh hợp lý tiến độ

 Bước 9: Lên kế hoạch vầ nhu cầu nhân lực, vật liệu, cấu kiện, bánthành phẩm…., kế hoạch sử dụng máy móc và phương tiện vậnchuyển

 Bước 10: Điều chỉnh và tối ưu hoá tiến độ

 Tính toán tổng hợp vật liệu – nhân công:

 Khi thiết kế tổ chức thi công, để tránh rối rắm, tăng độ phức tạp trongkhâu tính toán và thể hiện, người thiết kế cần lấy ra một số công tácchính (là công tác đòi hỏi nhiều nhân công, thiết bị máy móc, nhiềuthời gian thi công) để tính toán tổ chức biện pháp trước Các công táckhác sẽ giải quyết tuỳ thuộc vào cách giải quyết các công tác chínhnày

 Ước tính khối lượng công tác thi công: dựa vào bản vẽ thiết kế kỹthuật để ước tính khối lượng từ đó tính toán khối lượng vật liệu, nhâncông, máy thi công

 Tính toán cụ thể chi tiết: Khi có đủ hồ sơ thiết kế kĩ thuật và dự toán

đã được phê duyệt kèm theo, người ta lập kế hoạch tiến độ thi côngphải nghiên cứu kĩ và dựa vào các tiêu chuẩn định mức hiện hành để

Trang 27

tính toán, lập các biểu phân tích, tổng hợp vật liệu, nhân công cầnthiết kế xây dựng.

1.8 Một số khái niệm liên quan đến thương mại quốc tế:

1.8.1 Các khái niệm:

 L/C là chữ viết tắt Letter of Credit - thư tín dụng : có nghĩa là người mua

ký quỹ một số tiền ở ngân hàng bên mua để NH bên mua đảm bảo choviệc thanh toán (tương tự như là mình đặt cọc trước vậy) khi bên bángiao hàng đúng các điều khoản trọng L/C qui định thì ngân hàng sẽthanh toán tiền cho bên mua Nếu người bán thực hiện chưa đúng thì tùytrường hợp mà bên bán có quyền từ chối nhận hàng (bên mua phài trảphí bất hợp lệ cho bộ chứng từ)

 Giao dịch TT: Telegraphic transfer - điện chuyển tiền - có 2 loại TTtrước và TT sau

-TT trước là người mua chuyển tiền trườc cho người bán để sau đó mớinhận hàng (nguy hiểm cho bên mua - chỉ dùng khi thật sự tin tưởng -TT sau : sau khi nhận hàng bên mua mới thanh toán

 Gía SHIP: Tức giá bán tại cảng của Việt Nam, chưa bao gồm thuế nhậpkhẩu

 Gía FOD: Giá tại cảng bên bán hàng chưa bao gồm cước vận chuyển vềviệt nam

 Gía Ex - works: Là giá bán tại kho của bên bán, giá này chưa bao gồmcước vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu và các chi phí lưu kho

1.8.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển

Trang 28

1.8.2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng.

Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế

 Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhậnvận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủhàng XNK

Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư

Trang 29

 Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì

có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhậntrực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991) Trong trườnghợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trựctiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ,thanh toán các chi phí có liên quan

 Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thựchiện Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phảithoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng

 Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảngnhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thứcđó

 Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi,cảng

 Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phảixuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng vàphải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định nhữnghàng hoá ghi trên chứng từ

Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan

 Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trựctiếp làm

1.8.2.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK

Trang 30

+ Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưukho, bảo quản hàng hoá

 Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được

 Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:

 Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi củacảng

 Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xivẫn nguyên vẹn

 Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặckhông rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát)

b Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu

 Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàngqua cảng

 Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không quacảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trườnghợp hàng qua cảng

Trang 31

 Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá vớicảng

 Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tầu

 Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:

 Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:

+ Lược khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tầu,

do đại lý tầu biển làm được cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoatiêu

+ Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập,được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tầu. 

 Ðối với hàng nhập khẩu:

+ Lược khai hàng hoá

+ Sơ đồ xếp hàng

+ Chi tiết hầm tầu ( hatch list)

+ Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng

 Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoatiêu

 Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh

 Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếunại các bên có liên quan

 Thanh toán các chi phí cho cảng

c Nhiệm vụ của hải quan

 Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểmsoát hải quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu

Trang 32

 Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, vềthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

 Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành

vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá,ngoại hối, tiền Việt nam qua cảng biển

1.8.2.3 Trình tự giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển

a Ðối với hàng xuất khẩu

a.1 Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng

 Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơitrong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứkhông qua các kho của cảng Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc ngườiđược chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tầu Các bước giaonhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng

 Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành

 Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu

 Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầutầu xếp dỡ

 Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch

 Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tầu

 Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng

 Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giaonhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đóphải xếp hàng lên tầu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện)

 Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tầu(là cơ sở để cấp vận đơn) Biên lai phải sạch

 Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng

ký, đóng dâú

Trang 33

 Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quyđịnh

 Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểmcho hàng hoá (nếu cần)

 Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có) 

a.2.Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng

 Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàngngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK chocảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tầu

 Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc:

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưukho bảo quản hàng hoá với cảng

- Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ:

+ Danh mục hàng hoá XK (cargo list)

+ Thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp ( shipping order) nếu cần+ Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note)

- Giao hàng vào kho, bãi cảng

 Cảng giao hàng cho tàu:

- Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải:

+ Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểmnghiệm (nếu có

+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng

Trang 34

 Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu:

+ Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấylệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân vàngười áp tải nếu cần

+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tầu Việc xếp hàng lên tầu do côngnhân cảng làm Hàng sẽ được giao cho tầu dưới sự giám sát của đạIdiện hải quan Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm củacảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghivào Daily Report và khi xếp xong một tầu, ghi vào Final Report Phíatầu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet Việckiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện

+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên laithuyền phó (Mate?s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L)

 Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C,nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợpthành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiềnhàng.Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp mộtcách máy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trìnhtrong thời hạn hiệu lực của L/C

 Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm chohàng hoá (nếu cần)

 Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vậnchuyển, bảo quản, lưu kho

 Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có

a.3 Ðối với hàng XK đóng trong contaner:

* Nếu gửi hàng nguyên (FCL)

Trang 35

 Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note vàđưa cho đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargolist)

 Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container

để chủ hàng mượn

 Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình

 Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có)

đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container

 Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định,

trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu(thường là 8 tiếng trước khi tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhận

 Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao chongười chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD quy định

 Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc

đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tầu và yêu cầu cấp vận đơn.

 Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chungchủ

 Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến

b Ðối với hàng nhập khẩu

Trang 36

b.1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng

 Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thácđứng ra giao nhận trực tiếp với tầu

 Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu,chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:

+ Bản lược khai hàng hoá (2 bản)

+ Sơ đồ xếp hàng (2 bản)

+ Chi tiết hầm hàng (2 bản)

+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

 Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu

 Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quátrình nhận hàng như:

+ Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy tráchnhiệm cho tầu về những tổn thất xảy sau này

+ Biên bản dỡ hàng đối với tổn thất rõ rệt

+ Thư dự kháng đối với tổn thất không rõ rệt

+ Bản kết toán nhận hàng với tầu

 Làm thủ tục hải quan

Trang 37

 Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá

b.2 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng

 Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

 Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếuđóng gói đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O vàtìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O

 Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếuxuất kho Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủhàng

 Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:

+ Xuất trình và nộp các giấy tờ:

Tờ khai hàng NK

+ Giấy phép nhập khẩu

+ Bản kê chi tiết

+ Lệnh giao hàng của người vận tải

+ Hợp đồng mua bán ngoại thương

Trang 38

+ Một bản chính và một bản sao vận đơn

+ Giấy chứng nhận xuất xứ

+ Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có

+ Hoá đơn thương mại

+ Hải quan kiểm tra chứng từ

+ Kiểm tra hàng hoá

+ Tính và thông báo thuế

+ Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trongvòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan

 Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng cóthể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng

b.3 Hàng nhập bằng container

* Nếu là hàng nguyên (FCL)

 Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơngốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O

 Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá

(chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ

bị phạt)

 Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từnhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhậnD/O

 Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

Trang 39

* Nếu là hàng lẻ (LCL):

 Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặcđại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quyđịnh và làm các thủ tục như trên

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH THI CÔNG VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHI PHÍ CHO THI CÔNG CÔNG TRÌNH REE TOWER – GÓI THẦU HỆ THỐNG NHÔM KÍNH – SỐ 09 ĐOÀN VĂN BƠ, QUẬN 4, TP HCM

2.1 Giới thiệu về đơn vị thi công:

 Tên đăng ký: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ

và Sản Xuất Phi Kha.

 Trụ sở chính: 428 Nguyễn Văn Nghi – Gò Vấp – HCM

 Chi nhánh Hà Nội: 160 – Lê Đức Thọ - Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội

 Hiện tại công ty Phi Kha đang có hai nhà máy đang hoạt động:

- Nhà máy 1: Tại khu công nghiệp Tiên sơn - Bắc Ninh

- Nhà máy 2: Tại Hooc Môn – HCM

- Và một nhà máy đang trong quá trình xây dựng tại Khu côngnghiệp Hải Sơn – Long An

 Hiện nay công ty đang tạo ra hơn 200 việc làm cho các cán bộ kỹ sư,nhân viên, và khoảng 1000 lao động phổ thông tại các nhà máy và côngtrường

Trang 40

 Đối tác của Phi kha: Hiện nay công ty Phi kha đang hợp tác vớiSchueco, một tập đoàn hàng đầu của đức trong lĩnh vực thi công hệthống nhôm kính, cửa đi.

 Thế mạnh của Phi Kha: Được các nhà cung cấp Nhôm Và kính hỗ trợ vềmặt kỹ thuật, tổ chức tập huấn cho cán bộ công nhân viên, Được chiếckhấu so với giá thị trường, được mua hàng trả chậm từ nhà cung cấp vật

tư chính – Thời gián trả chậm có thể trên ba tháng, đây là thế mạnh củaPhi kha quyết định rất lón đến giá thành và tiến độ thi công lắp đặt

 Đội ngũ cán bộ kỹ sư lành nghề nhiều năm kinh nghiệm thi công tronglĩnh vực nhôm kính Công nhân được tập huấn về kỹ thuật lắp ráp, về antoàn lao động, Điều đó làm nên chất lượng công trình

 Năng lực hiện nay của công ty: Hiện tại công ty có thể cùng lức triểnkhai thi công từ 5 đến 10 công trình vói tổng giá trị lên đến 300 tỷ

 Các công trình Phi Kha đã thi công hoàn thiện: Sài Gòn Pearl, Cảng nàh

ga Bến Cầu Đá Tp Vũng Tàu, Trụ sở ngân hàng BIDV – Hà Nội,Crowne Plaza – Hà Nội và nhiều công trình tiêu biểu khác

Ngày đăng: 17/01/2018, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w